Trích nhật báo Người Việt, số 6838 ngày 27 tháng 8 năm 2004.

 

KINH NGHIỆM NHÀ GIÁO

 

GS Vũ Ngọc Mai

     

Cô Vũ Ngọc Mai nguyên là Giáo sư Trường nữ Trung Học Lê Văn Duyệt ở Saigon. Định cư tại Hoa Kỳ, tuy tuổi đă cao nhưng cô vẫn theo đuổi sách đèn và dạy học tại Học khu Long Beach.  Từ năm 1996 đến 1999 và từ năm 2002 đến nay, cô đảm nhận Hiệu Trưởng Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam.

Đóng góp cùng quư thầy cô trong Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California, cô có mặt trong những Khóa Huấn Luyện & Tu Nghiệp Sư Phạm để yểm trợ qua một số công tác, bài viết và tham gia trong Ban Giảng Huấn.

Hiện nay, cô là thành viên Hội Đồng Quản Trị và Trưởng Tiểu Ban Giải Thi Viết Văn của Giải Khuyến Học.

Trong Khóa HL & TNSP Kỳ 16 vào tháng 8 vừa qua, cô đă gặp gỡ các khóa sinh tham dự để trao đổi kinh nghiệm với nhau để công việc giảng dạy tiếng Việt cho con em tại hải ngoại được hiệu quả hơn – VTrD.     

 

 

 

       Hàng năm các Trung Tâm Việt Ngữ Miền Nam California vẫn tổ chức Khóa Huấn Luyện và Tu Nghiệp Sư Phạm cho giáo chức dạy Việt Ngữ từ khắp nơi về tham dự.   Đây là một đóng góp rất đáng đề cao của Ban Tổ Chức.   Khóa học đă được sự hưởng ứng đông đảo của học viên và sự yểm trợ của cộng đồng.   

         Từng đến với Khóa Tu Nghiệp Sư Phạm trong suốt 8 năm qua, tôi không khỏi vui mừng khi nh́n thấy tận mắt những nỗ lực giữ ǵn tiếng Việt của tất cả các lứa tuổi từ 15 đến 86.   Mỗi năm tôi thấy Thầy Phan Ngô yếu đi một chút song ḷng yêu tiếng Việt th́ vẫn không bao giờ suy giảm.  

Chúng ta đă mang cái tâm t́nh ấy đến với Lớp Tiếng Việt trong suốt trên hai mươi năm qua.   Hôm nay tôi muốn ghi lại những ư kiến trong cuộc thảo luận của các khóa sinh trong lớp tôi, sau đó thử rút ra một số kinh nghiệm hữu dụng cho hành trang nhà giáo Việt Ngữ nơi đây.   

Làm thầy Việt Ngữ tại hải ngoại không dễ dàng và đơn giản như người ta thường nghĩ, cho dù đó chỉ là một việc thiên nguyện không thù lao.   

Thật vậy, bất cứ làm một việc ǵ chúng ta cũng muốn đạt được kết quả tốt đẹp.   Đứng trước lớp học, mỗi lời thầy cô nói ra đều là khuôn vàng thước ngọc cho biết bao mái đầu xanh đang chuyên cần lắng nghe.  Cho nên, tất cả chúng ta đều muốn trở thành những người thầy hội đủ một số điều kiện thích hợp cho việc dạy tiếng Việt cho trẻ nhỏ nơi đây.   Điều khó hơn nữa là chúng ta phải t́m ra một số phương cách giúp cho các cháu yêu thích tiếng Việt, yêu thích trường học mà không cần cha mẹ phải nhắc nhở hay bắt buộc.

Trước hết, người thầy cần hiểu biết về tâm lư trẻ em.   Càng khôn lớn, các em càng thoát dần sự bao bọc của phụ huynh để xây dựng một ư thức hiện hữu về bản ngă, về cái “tôi” của chính ḿnh.  Tuổi trẻ thích độc lập, ưa t́m ṭi, thí nghiệm những điều mới lạ, và chịu ảnh hưởng của bạn bè.

Tuổi trẻ cũng có những nhu cầu như:  nhu cầu được chấp nhận, được coi là phần tử của nhóm, muốn trở thành người tự tin, được thành đạt nơi học đường, nhu cầu vươn lên…

Sau khi đă hiểu tâm lư và nhu cầu của từng em th́ việc giáo dục các em trở nên khá dễ dàng.  Nội dung bài học cần được gắn liền với đời sống thực tế, sao cho các cháu cảm thấy gần gụi và sẵn sàng tham gia các sinh hoạt trong lớp.

Bên cạnh phần tâm lư, thầy cô cũng cần thông thạo tiếng Anh nũa.   Mặc dầu chúng ta luôn khuyến khích các em nói tiếng Việt, song cũng có những từ ngữ phải được cắt nghĩa bằng tiếng Anh v́ không phải tất cả  học sinh đều có tŕnh độ tiếng Việt ngang nhau.

Trong phần thảo luận và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, khóa sinh Nguyễn Tiến Sĩ thuộc Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam tại Westminster đă cho rằng:  “Về tiếng Việt, thầy cô không bị trở ngại.  Song nếu các em được sinh ra ở Anh, Canada, ở Mỹ chẳng han, và là công dân những nước ấy, th́ tiếng Việt đă trở thành một sinh ngữ.  Do đó, người thầy cần có khả năng Anh Văn trước, kế đến là khả năng sư phạm.” 

Đó là những điều kiện khá lư tưởng và thật hiếm quí, nhất là ở những tiểu bang ngoài Cali, nơi chỉ có thưa thớt người Việt Nam.  Theo thầy Nguyễn Dũng, Trường Việt Ngữ Văn Lang tại Portland, Oregon th́ “số người có sư phạm rất ít, trái lại, giáo viên không được huấn luyện chuyên nghiệp, có khó khăn về vấn đề tài liệu và môn Văn phạm.”  Thầy cũng đề nghị khóa học nên được kéo dài hơn, v́ thời gian 3  ngày thật quá ngắn ngủi cho những điều muốn học. 

Cô Lê Minh thuộc Trung tâm Hồng Bàng c̣n hăng hái hơn với đề nghị “bắt buộc giáo viên mỗi năm phải đi tu nghiệp càng đông càng tốt.”  Cô c̣n muốn khóa tu nghiệp kéo dài trong 5 ngày, hoặc tổ chức vào 2 cuối tuần thay v́ chỉ có một như hiện nay.

Cô Hoàng thị Thịnh, Trung Tâm Việt Ngữ Về Nguồn tại San Jose, cho rằng “thời gian kéo dài th́ tốt nhưng không công b́nh cho những người ở xa.” Cô thấy ưu điểm của trường Việt Ngữ là “đa số học sinh rất ngoan, và giáo viên đă góp phần trong việc dạy dỗ con em” song trường cô cũng có sự bất tiện là v́ thiếu lớp nên không thể phân chia theo lứa tuổi v́ theo cô “lứa tuổi khác nhau th́ sự tiếp thu cũng sẽ không đều nhau.”

Theo tôi, mặc dù không đủ lớp, vào đầu niên khóa, chúng ta vẫn có thể cho học sinh thi xếp lớp để cho các em vào những lớp thích hợp nhất cho tŕnh độ và lứa tuổi của các em.  Nếu sau đó thầy cô nhận thấy tŕnh độ vẫn chưa thích hợp với một vài em th́ họ có thể đề nghị lên Ban Giám Hiệu để cho những em này lên hoặc xuống lớp.   Tưởng cũng cần nói thêm rằng, tŕnh độ cao hay thấp c̣n tùy thuộc vào yếu tố thời gian các em bắt đầu học Việt Ngữ mà không chỉ căn cứ vào tuổi tác mà thôi.

Khi bàn đến phương cách giúp cho lớp học thành công và có thể lôi cuốn được sự chú ư của học sinh, không khí thảo luận đă sôi động hẳn lên.  Khóa sinh Thảo Đỗ, giáo viên lớp 4 Trường Tustin,  cho rằng người thầy luôn phải có những “chương tŕnh back-up activities, với khoảng nửa tiếng sinh hoạt, nhất là vào những dịp lễ tết.”   Cô muốn nói đến các tṛ chơi bingo, game có tính cách giáo dục… Ngoài ra, giáo viên nên khen ngợi học sinh “bằng lời và bằng phần thưởng.”  Khi được thưởng, học sinh lên pḥng Hiệu Trưởng để chọn những món ḿnh ưa thích.   Đây là một cách nâng cao ḷng tự tin và sự hănh diện của các em.  Nhờ vậy mà lớp học của cô luôn sinh động, và đă có “95% các em làm bài tập ở nhà  ‘homework’  hàng tuần” 

Cô Nguyễn Thanh Hồng, Giáo viên Lớp 5 Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, đă giúp các em yêu thích tiếng Việt bằng cách tạo ra một không khí thân mật, gần gụi với học sinh, cho thực hành tại lớp những điều vừa học, và dùng một hệ thống câu hỏi để giúp học sinh hiểu bài.   Cô cũng ra đề Tập Làm Văn cho các em tập viết thêm ở nhà.  

Cô Hoàng thị Thịnh đến với từng em, hỏi han, sửa cách đặt câu và lỗi chính tả.  Theo cô, có sư phạm không hoàn toàn là điều kiện đủ mà “đầu năm phải có training.  Nên mời những người thích dạy học làm phụ giáo, huấn luyện thêm cho họ trong 1, 2 năm, sau đó th́ họ có thể trở thành giáo viên của trung tâm rồi.”

Cô Lê Minh của Trung Tâm Hồng Bàng th́ tuần nào cũng như tuần nấy, “cám ơn các em (đă đi học tiếng Việt) và cám ơn cha mẹ các em” (đă đưa đón các em ).  Những lời cám ơn nghe mới thấm thía và dễ thương làm sao!

Cô Lê Minh c̣n thêm:  “Cần nhất là tinh thần.”  Vâng, 2 tiếng tinh thần đă gắn liền với trái tim, với tấm ḷng của người thầy, mà theo tôi, đó là chất lửa trong ḷng, sự hăng say, nỗi hăm hở truyền dạy những ǵ hay đẹp nhất, lư tưởng nhất cho tuổi trẻ Việt Nam thêm phần hănh diện khi t́m về với nguồn cội của chính ḿnh.

Thêm vào đó, một trong những đức tính của người thầy là sư tích cực trong việc soạn bài và giảng bài.   Trong lớp học, người thầy cần tránh độc thoại mà trái lại, nên khuyến khích tối đa sự tham gia phát biểu của học sinh, bằng những câu hỏi gợi ư, bằng những lời khen ngợi hoặc phần thưởng nho nhỏ…

Người thầy nên theo nguyên tắc đọc đúng từ cái dấu hỏi, dấu ngă cho đến phân biệt giữa s và x, giữa tr và ch, giữa r và d hoặc gi, có g hoặc không g...  Khi đọc chính tả, chúng ta nên cố gắng quên đi cái điạ phương Bắc- Nam-Trung của ḿnh để chú tâm đọc cho đúng ngơ hầu giúp học sinh viết đúng.  Đươc như vậy, chúng ta đă tránh cho học sinh sự bối rối trong khi viết, v́ chúng ta phải công nhận rằng chính tả là một môn học rất khó đối với các em được sinh ra và lớn lên ở đây.  

Bên cạnh việc đọc đúng, người thầy c̣n phải đọc hay nữa.   Lư do là v́ đọc đồng nghĩa với diễn cảm, lchuyên chở ư và lời cách nào để học sinh cảm nhận được giá trị của bài văn.  Người thầy cần đọc to, rơ ràng, chậm răi và truyền cảm để lôi cuốn sự chú ư và ḷng yêu bài văn ngay từ phút đầu.   Theo thiển ư, người thầy không chỉ dạy bằng miệng với nụ cười và lời hay ư đẹp, mà c̣n diễn tả bằng mắt với cái nh́n biểu lộ t́nh cảm vui buồn, yêu ghét, hay dở,  và cả bằng cử chỉ, điệu bộ nữa.  Sự vận dụng ngũ quan một cách hồn nhiên của mỗi thầy cô sẽ giúp cho lớp học luôn linh hoạt mà không buồn chán như khi chúng ta chỉ cố gắng nhồi nhét vào đầu học sinh những điều mà các em không mấy quan tâm đến. 

Nhưng ngoài năng khiếu của mỗi nhà giáo, thầy cô nên dùng trợ huấn cụ để làm cho bài giảng thêm rơ ràng, giúp học sinh lănh hội mau hơn, và nhớ lâu hơn.  Trợ huấn cụ nơi đây thật đủ thứ:  bản đố, tranh vẽ, h́nh ảnh, âm nhạc, CD, slide, video, overhead projector…Giáo viên cũng có thể tự làm lấy và “sáng chế” ra những học cụ theo ư riêng của ḿnh dựa theo nội dung bài giảng.

Tại những lớp lớn như cấp 7 và 8, thầy cô có thể cho học sinh làm bích báo, soạn bài thuyết tŕnh cá nhân hoặc toàn đội, ra những đề tài tranh luận để gây sự thích thú cho cả lớp.   Thầy cô có thể kêu gọi phụ huynh giúp đỡ t́m tài liệu với con em, và sự tham dự của phụ huynh vào các buổi thuyết tŕnh tại lớp.   

Ngoài ra, thầy cô giỏi c̣n có nhiều đức tính khác nữa, chẳng hạn như sự ḥa đồng, sự thông cảm, tính vui vẻ, hài hước, cái khả năng biến một lớp học tẻ nhạt thành vui nhộn:  đó chính là nghệ thuật dạy học của người thầy.  Do đó, cần để ư từ lời nói, giọng đọc đến cách nh́n, dáng đi và trang phục…Khi đă gây được sự thích thú cho học sinh rồi th́ các em sẽ mong đợi giờ học, vâng lời và sẵn sàng làm theo lời dạy dỗ của thầy cô.

Trong phần linh tinh, thầy Lê Công Thịnh đă tâm sự với chúng tôi rằng “xưa kia tôi đi sinh hoạt thiếu nhi, rồi vào Đại học, rồi tự học hoài, và rồi đi làm thầy Việt Ngữ.”  Điều này chứng tỏ rằng, không cần có sư phạm, nhưng với quyết tâm học hỏi th́ trở thành thầy cô giáo Việt Ngữ không phải là điều quá khó khăn.    Tôi đă thấy rất nhiều thiếu nhi thánh thể thoạt tiên là học sinh lớp Việt Ngữ, khi lớn lên làm phụ giáo, rồi bước vào nghề như thầy cô của ḿnh, sau khi đă đi dự một vài Khóa Tu Nghiệp Sư Phạm.   Đây cũng là một điều đáng mừng v́ chúng ta biết chắc rằng công việc duy tŕ tiếng Việt và văn hóa Việt đang được các thế hệ trẻ tiếp nối.

 Thầy Thịnh có một thắc mắc:  “làm cách nào dạy học sinh nhận dấu lẹ hơn.” Cô Hoàng thị Thịnh đă góp ư như sau “các em phải có căn bản ở lớp dưới,” nghĩa là chúng ta phải dạy học sinh về dấu giọng thật kỹ trước khi các em có thể lên những lớp cao hơn.   Đây là một quá tŕnh học hỏi cần nhiều kiên nhẫn và thời gian ôn tập.

Khóa sinh Trần Kim Hồng đă nêu lên một vấn đề khó khăn khi có một em “ngỗ nghịch, hay bỏ lớp đi ḷng ṿng.”  Tôi đă góp ư bằng cách đề nghị cho em làm trưởng ban trật tự trong lớp, giao chút trách nhiệm cho em cảm thấy ḿnh quan trọng, được sự tin cậy của cô giáo và bạn bè mà bớt xao nhăng việc học đi.   Người viết đă gọi đùa phương cách này là “dĩ độc trị độc.”  Đa số học viên đồng ư với tôi, và đă đưa ra một vài thí dụ để chứng minh điều họ tin là đúng.

Tuy nhiên, thầy Nguyễn Dũng cũng nêu ra vấn đề áp dụng kỷ luật nếu cần, gồm 3 bước:  “cho làm việc với giám thị, mời cha mẹ đến nói chuyện, cho nghỉ nếu cả 2 giải pháp đầu đều không có hiệu quả.”  Và theo cô Hoàng Thịnh th́ “không nên để con sâu làm rầu nồi canh.”

Trên đây là một số ư kiến và kinh nghiệm của người thầy Việt Ngữ.   Những kinh nghiệm này phần lớn nhấn mạnh vào những đức tính, những nỗ lực, những phương pháp, cũng như vai tṛ và tâm t́nh của người thầy Việt Ngữ nơi hải ngoại.     

Mười sáu Khóa Huấn Luyện và Tu Nghiệp Sư Phạm đă là những dịp rất tốt để bổ túc cho Giáo Viên Việt Ngữ một số vốn kiến thức, và đồng thời giúp cho hành trang của nhà giáo thêm phong phú trên con đường thực hiện lư tưởng “lưong sư hưng quốc.”