LÁ THƯ TÂM T̀NH (3)

 

 

Dậy Trẻ Nói Tiếng Việt ở Nhà

 

 

“Quyên ơi, con đă uống sữa chưa?”

“I did.”

“Con có muốn ăn bánh ngọt không?”

“No, I don’t like it.”

“Nói tiếng Việt, Quyên.  Nói ‘Dạ không, con không thích.’, nghe chưa?”

“Uh, uh... Yes, I do.”

“Đấy, lại tiếng Anh.  Nói tiếng Việt: ‘Dạ, con nghe.’  Bữa nay ở trường có ǵ lạ?”

Quyên đứng im, nh́n bà ngoại rồi nh́n xuống đất, rồi nh́n bà ngoại, cười, “ I was the calendar girl.”

“Con chỉ cuốn lịch và nói ngày tháng hôm nay cho cả lớp nghe?”

“Ya, I sure did.  They laughed at me.”

“Tại sao chúng nó cười con?”

“I don’t know.”

“Thế hôm nay là ngày mấy?”

“Today is Wednesday, December 2.”

“Ờ, hôm nay là thứ tư, ngày 2 tháng December, à...tháng 12.”

 

 

Chị thân mến,

 

Chị hỏi cháu ngoại em bây giờ mấy tuôỉ và ra sao?  Th́ em gửi chị và các em ở nhà mẫu đối thoại trên đây.  Cháu Quyên vừa được 6 tuổi và đang học lớp 1.  Cháu thật là may mắn v́ ngay từ lúc lọt ḷng mẹ tới giờ, ngoài cha mẹ cháu, cháu chỉ có 2 người trông nom cháu:  Chị Vân bạn em và em.  Hai bà ngoại giả và thật đều ở trong nghề giáo th́ chị phải biết cháu được dạy dỗ “giỏi” như thế nào rồi!  Cháu nói tiếng Việt rành rẽ, lúc 2 tuổi rưỡi đă thuộc hết phần đầu của truyện Kiều dù chỉ đọc như ... vẹt!.  Thật là ngộ ngĩnh khi nh́n cháu đạp xe 3 bánh quanh nhà, cái miệng xinh xinh vừa đọc, “...  Trải qua một cuộc bể dâu.  Những điều trông thấy mà đau đớn ḷng...” hay đọc câu “...V́ tầm tôi phải chạy dâu.  V́ chồng tôi phải qua cầu đắng cay...”của bài “Trăng sáng ườn chè”.  Rồi Quyên quay lại hỏi bà ngoại, “Chồng cây ǵ hả bà?” v́ cháu chỉ mới biết chữ  ‘trồng” (cây) và cũng nh́n bố và ông ngoại trồng cây ở nhà, làm em mắc cười bể bụng...  Hai bà giáo đua nhau dậy cháu tiếng Việt và thấy thật thích thú và kiêu hănh dạy đứa cháu này.

 

Những ngày đầu tiên đi học vườn trẻ th́ cháu cứ bám chặt lấy bà mà khóc như mưa:  “Bà ở đây với Quyên.”  Em đoán chừng con nhỏ sợ v́ không biết một chữ tiếng Anh nào.  Thế là hai bà phải chia nhau đưa đón con nhỏ và phảụi ngồi ở góc lớp học để...hỗ trợ tinh thần.  Ngồi như thế mất một tháng th́ mọi sự êm xuôi, đi đến trường vui vẻ.  Mấy tháng sau th́ bắt đầu thấy cháu sổ tiếng Anh ra và bây giờ th́ như chị thấy mẫu đối thoại ở trên đó.

 

Mới đầu em c̣n la con nhỏ là không được nói tiếng Anh ở nhà, phải nói tiếng Việt.  Nhưng cháu cứ ...lờ đi.  B́nh thường cháu cũng giống bố mẹ, không nói nhiều như những đứa trẻ khác.  Bây giờ đă đi học, bắt đầu nói th́ cứ mỗi lần mở miệng, thấy cũng vui cưả vui nhà th́ lại bị mắng, em cũng thấy tội nghiệp và ngại cháu sẽ im luôn nên đành “give up” không mắng nữa.  Nhưng vẫn giữ vững lập trường là cứ nói tiếng Việt mặc dầu cháu cứ trả lời bằng tiếng Anh trơn tru, nghĩa là con nhỏ hiểu 100% thứ tiếng Việt của em, chứ không ngô nghê ngớ ngẩn ǵ cả.  Theo lư thuyết học sinh ngữ th́ ḿnh biết là “nhận” (receptive skills _ nghe, đọc) th́ bao giờ cũng dễ hơn là “sản xuất” (productive skills _ nói, viết).  Thành thử ḿnh hiểu là con bé không muốn đứng đó mà “nặn” ra từng chữ Việt để trả lời và thời gian ở trường nhiều hơn ở nhà chắc đă làm cho nó “nghĩ” bằng tiếng Anh rồi.

 

 Nhưng con trẻ học sinh ngữ cũng có cái khả năng “đóng” ngăn kéo (của bộ óc) này, “mở” ngăn kéo kia và có thể học nhiều thứ một lúc được chứ.  Chắc cháu em không hoặc chưa có cái khả năng đó chăng?  Hoặc giả cháu biết là 2 bà đều hiểu tiếng Anh của cháu nên chả tội ǵ mà phải cố gắng và cũng không sợ bị..bỏ đói v́ thiếu....“thông cảm” với bà.  Có lúc em nghĩ giả dụ 2 bà mù tịt không biết một chữ tiếng Anh nào th́ có lẽ lại hay hơn chăng v́ cháu sẽ bắt buộc phải nói tiếng Việt với em.  Rồi cũng tại em hay quên nữa, cứ thêm mắm thêm muối, một tư tiếng Anh chỗ này, một dúm ở chỗ kia.  Nhưng chị ơi, những khi giúp cháu làm bài ở nhà, nhất là những phần toán khó đối với cháu th́ thấy rơ ràng là không nên đem cháu vào mê hồn trận, nếu cứ giảng bằng tiếng Việt trong khi bà giáo ở trường giảng bằng tiếng Anh.  Làm như thế ḿnh không “reinforce” được những điều dạy ở trường trong ngày đó.  Chị nghĩ có phải không?

 

Thế là em vẫn cố gắng phần em.  Bà Vân cũng vậy và hy vọng cháu sẽ vẫn được nghe, và hiểu được tiếng Việt dù là cái vốn liếng tiếng Việt đó chỉ trong phạm vi ăn uống và các hoạt động ở nhà.  Em tự an ủi, như vậy cũng c̣n hơn không chị nhỉ?  Em không biết chị và các em của chị có vấn đề ǵ với các cháu nhỏ ở nhà như em không, có gặp phaỉ khó khăn này trong việc dạy tiếng Việt cho con cái không? Ngựi ta bảo ḿnh cứ giữ vững lập trường, cứ nói tiếng Việt, cứ khuyến khích các con tham dự những sinh hoạt của cộng đồng Việt, th́ rồi sau này các cháu lớn hơn, cỡ 17, 18 tuổi th́ rồi cũng sẽ ..về nguồn.  Em cũng hy vọng thế  nhưng những người ở xa cộng đồng Việt th́ làm thế nào mà tham dự những hoạt động của cộng đồng?

 

 Mẫu đối thoại ở trên cho chị và các em thấy tiếng Việt của cháu em đi về đâu rồi , phải không?  Chị và các em ở nhà bảo em phải làm sao đây????

 

 

 

                                                                                                            Giáo Sư THU LÊ