LÁ THƯ TÂM T̀NH ĐẦU NĂM 2006

    TỪNG BƯỚC THẢNH THƠI

   Giáo sư  THU LÊ

 
 

Em thương,
 
Hồi cuối tháng 9, khi tôi vào Lộc Uyển để dự một khoá thiền 4 ngày trở về, em có hỏi tôi là đi thiền có “vui” không?  Tôi không biết trả lời như thế nào và câu hỏi đó vẫn vương vấn ở trong đầu tôi từ mấy tháng nay.  Muốn kể cho em nghe trên vườn nhà LVD những điều tôi cảm nhận th́ lại ngại ngần v́ tôi không phải chỉ muốn chia sẻ với em mà muốn chia sẻ với tất cả các bạn, các em khác, cả những người có những niềm tin tâm linh khác, nghiă là có thể đến nhà thờ hay một nơi tôn nghiêm nào chứ không phải là nhà chùa.  Tôi cho rằng những nhận xét và cảm nghĩ của tôi trong mấy ngày tại Lộc Uyển (Deer Park Monastery) có thể chia sẻ với bất cứ ai muốn hướng về tâm linh, và đang muốn thực tập phát triển tâm linh, để tự giúp ḿnh sống an hoà trong cuộc đời vội vă của một nền văn minh vật chất.
 
Lộc Uyển được bao bọc bởi hai dăy núi dài thoai thoải như hai con voi nằm đâu mặt vào nhau, với thiền đường Thái B́nh Dương ở giữa, nằm trên 1 ngọn núi thấp đă được san phẳng, tách biệt hẳn với thế giới ồn ào bên ngoài.  Những rừng sồi, thác nước nho nhỏ chảy róc rách đó đây, núi rừng thơm mát xanh, trăm loài hoa mọc tự nhiên thay nhau nở suốt hai mùa xuân hạ....Những người đă vào thăm nơi này thường không thể không leo tận đỉnh núi Vạn Thạch Liên, ngồi ngang với những đám mây mù buôỉ sáng,  ăn sáng (trong yên lặng) và nh́n mặt trời lên và nh́n xuống “hạ giới” dưới kia....
 
Tôi vào Lộc Uyển không để tụng kinh gơ mơ, cũng không cầm thật nhiều hương để cầu đấng từ phụ gia hộ cho gia đ́nh tôi ...ăn nên làm ra, tai qua nạn khỏi, hoặc thêm người thêm của, như ngày xưa c̣n nhỏ vẫn thường theo mẹ đi chùa và nghe mọi người rầm ŕ khấn vái.  Chắc em sẽ hỏi tôi làm những ǵ ở đó từ sáng đến tối?  Này nhé, những hoạt động chính trong ngày, ngoài 3 bữa ăn chay buổi sáng, trưa và tối, gồm những buổi thiền toạ lúc sáng sớm hoặc thiền hành trong khuôn viên Lộc Uyển giữa rừng núi bao la bát ngát, nghe pháp thoại, thông thường có phần vấn đáp sau đó, nghỉ ngơi buôỉ trưa hay gặp gỡ các bậc thầy để hỏi riêng các điều thắc mắc.  Buổi chiều chia thành từng nhóm nhỏ để pháp đàm, chia sẻ những thắc mắc có liên hệ đến bài pháp thoại buổi sáng, và đời sống hàng ngày.  Đây là lúc tôi mới nhận ra rằng mỗi người trong chúng ta đều có những ưu tư, thắc mắc mà thường ngày không biết chia sẻ cùng ai. Buôỉ tôí cũng có họp nhau sinh hoạt với tăng chúng, ca hát hay nói chuyện trong t́nh thân mật với tăng thân (nhóm người cùng tu tập với nhau).
 
Buổi sáng, tôi rời khỏi pḥng lúc 5:30 khi trời c̣n tối mù sương với tiếng đại hồng chung lanh lảnh phá tan sự tịch mịch, đi bộ qua ngọn đồi phía dưới đến thiền đường Thái B́nh Dương, rất yên lặng ngồi vào chỗ của ḿnh, tậpthở với lời chỉ dẫn nhẹ nhàng của 1 vị thày qua máy vi âm.  Ngồi yên lặng, quán chiếu về ḿnh, về người, về những mối quan hệ của ḿnh với nhau, về sự vô thường của đời sống, về giá trị của những giây phút hiện tại.  Khi ḿnh chú tâm theo dơi hơi thở vào ra của ḿnh, tâm ḿnh trở nên trống rỗng, chẳng nghĩ cái ǵ khác, ḷng tự nhiên lắng xuống, như một ly nước táo vùa xay, đặt lặng yên trên bàn để những cặn lần lần lắng xuống đáy ly.  Phần nước ở trong trên là tâm, là sáng suốt, là chánh niệm, và quán chiếu hơi thở là trở về với chánh niệm, với tự thân.   Những bước đi trong thiền hành cũng vậy, ḿnh đi trong yên lặng với những bước vững vàng, kiểm soát hơi thở vào ra, ngắm nh́n hoa cỏ bên đường, ư thức sự sống, sự có mặt của vạn vật, của những người thân quanh ḿnh.  Tôi thấy tôi đă trở về với tôi, trong giây phút này.  Tôi thấy tôi chậm lại, tôi thấy tôi đang b́nh yên, tôi thấy tôi đang an lạc và hạnh phúc.  Cái hạnh phúc trong tôi, trong lúc này có phải là v́ tôi xa hẳn cuộc sống thường ngày đầu tắt mặt tối, hăm hở làm, sống, và hưởng thụ hay là v́ tôi đang nhận diện sự có mặt của tôi trong giây phút này, ư thức được và trân quí những cái quanh tôi mà tôi đang có?  Và nếu cuộc sống có quá nhiều thứ ràng buộc, lôi cuốn ḿnh như gịng thác lũ, như chiếc lá rớt xuống giữa gịng sông trôi không có lúc nào ngừng nghỉ, th́ lúc nào là lúc nh́n ra chân hạnh phúc và an lạc??
 
Vậy phải buông bỏ những ǵ để sống cho an lạc hả em?  Như người chủ trại bỏ đi đàn ḅ của ḿnh chăng?  Không thể được, chúng ta phải sống, chúng ta đang có một đời sống với những trách nhiệm, bổn phận, tranh đấu, nhiệt thành và cả đam mê...  Vậy chúng ta bỏ ǵ??  Có phải là buông bỏ những tạp niệm, tạp khí, những ràng buộc ham muốn không cần thiết  mà cuộc sống thực tế vật chất đang “vật” chúng ta?  Không ai nói cho ḿnh biết ḿnh phải bỏ những ǵ.  Ḿnh phải tự ư thức thôi và những cái ǵ c̣n lại cho ḿnh chính là những giây phút hiện tại mà ḿnh đang tận hưởng, bởi v́ quá khứ th́ đă qua rồi mà tương lai th́ chưa tới.
 
Hăy lấy yếu tố thời gian làm thí dụ.  Đời sống hàng ngày của tôi, một người đă về hưu, mà sao thấy đa đoan!  Bận từ 6 giờ sáng ra khỏi giường tất bật cho đến 10 giờ đêm, rất ít khi được ngả lưng vào buổi trưa đúng với tiêu chuẩn của một người về hưu ngày rộng tháng dài.  
Ngày tháng của tôi chẳng rộng chằng dài (đủ) chút nào. Và chẳng ai hiêủ tôi khi tôi cứ nói là tôi bận lắm. Tôi có bận thực hay không?  Đây nhé, dậy lúc 6 giờ sáng, tôi đi thẳng vào bếp, xay đủ 4 ly sinh tố rau quả cho 2 vợ chồng tôi và và 2 vợ chồng đứa con gaí đang ở với chúng tôi, lo sửa soạn đồ ăn sáng cho cháu ngoại và vào giường đánh thức cháu dậy khi bố mẹ chúng đă ra khỏi nhà để đi làm.   Sau màn dỗ dành ăn uống , thay quần  áo, hai vợ chồng tôi cùng đưa cháu đi học rồi tiện đường về đi thẳng vào nơi tập thể dục.  Tôi đă hứa từ đầu xuân năm trước là phải tự chăm lo cho ḿnh “v́ chẳng ai lo cho ḿnh bằng ḿnh cả” và tôi đă giữ lời hứa đó, và cũng thấy sự cố gắng được đền bù.  Năm nay tôi khoẻ hơn mọi năm, không c̣n đau chân, có bị cảm cúm chỉ đúng 3 ngày không kéo dài hơn, và cũng không ho cả tháng như mọi lần.  Khi ra khỏi chỗ tập thể dục th́ đăø 10:30 sáng.  Nếu đi mua vặt vănh hay đi 2 caí chợ th́ về đến nhà đă gần 12 giờ trưa.  Bỏ rau thịt cá ra, cắt, gói, xếp vào tủ lạnh xong xuôi th́ đă lại sắp đến giờ đi đón cháu.  Lại một màn sửa soạn đồ ăn để con nhỏ có cái ǵ ăn trên đường về.  Tôi biết con bé cháu tôi ít chịu ăn ǵ ở trường, nó rất khảnh ăn và lại hay maỉ chơi.  Đồ ăn để trong hộp mang theo thường là thấy đem về c̣n nguyên hoặc là ăn rất ít. Ngồi trên xe có đồ ăn ngay, cô nàng mở máy ăn v́ cũng chẳng có đồ chơi ǵ để mà...mải chơi.  Trông thấy trẻ con ăn được sao mà thích thế.  Con cháu 7 tuôỉ cười bảo bà: “ Đây là cái roving restaurant hả bà?” và bà bảo không phải đâu, đây là cái restaurant on wheels!
 
Về đến nhà th́ ḿnh thấy ḿnh đóng đủ thứ vai:  vừa sửa soạn bữa cơm chiều, vừa dạy cháu học khi hắn làm homework, vừa phải chơi với hắn khi hắn làm xong bài, vừa nghe hắn đọc vừa đọc cho hắn nghe.  Trông thâư bộ mặt ngáp ngủ th́ lại phaỉ dụ cho hắn lên giường, hoặc doạ nạt để hắn ngừng chơi và leo lên giường, chơi một vài ván bài UNO với bà rồi bà lại trở thành ca sĩ, ru em ngủ.  Em ngủ rồi, bà nó lại lồm cồm trở dây ra nấu ăn cho bữa chiều.  Phaỉ tận dụng thời gian nó ngủ th́ ḿnh có làm ǵ mới làm được, giấy tơ, thư từ  trả nợ.....TV tôi xem rất ít ( có khi vừa ngồi xuống xem th́ bị nó chạy ra đ̣i xem cartoons) sách báo tôi đọc vào ban đêm, đọc trong nửa giờ đạp xe ở pḥng tập, hay trên xe hơi nêú ông xă tôi lái xe hoặc bất cứ ngồi lê la ở chỗ nào như văn pḥng bác sĩ, nha sĩ.   Ăn uống xong bữa cơm chiều th́ đă là 8, 9 giờ tối.  Tôi mệt hết xí guách và chẳng muốn làm cái ǵ nữa, nhất là hôm nào cháu lại chui vào pḥng bà để ...sleep over th́ lại phaỉ lên giường sớm hơn ( giờ con nít mà) và ông ngoại lại ..bắn sang pḥng khác cho rộng chỗ!  và báo hại đi ngủ sớm th́ 3,4 giờ sáng đă đủ dosage rồi, lại ṃ dậy, cứ như vạc ăn đêm.  
 
Tôi đang phàn nàn đấy ư?  H́nh như có, v́ từ hồi các con đến ở ...nhờ chúng tôi để chúng nó xây nhà lại, th́ tôi cứ than thở với ông xă là tôi chẳng làm được cái ǵ nên hồn.  Nhưng tôi tự hỏi ḿnh c̣n cần làm cái ǵ nữa đây, chơi với cháu cũng là làm và  phaỉ làm cho hết ḿnh chứ.  Mai kia nó về nhà nó và ḿnh hết việc th́ tha hồ mà làm ǵ cho ...nên hồn, hay là lại ngồi thờ thẫn như ...mất hồn?  Ḿnh sống ràng buộc với con cháu nhiều quá, mà ở xứ Mỹ rộng lớn này chắc chẳng thể nào sống túm tụm như ở VN, và các con ḿnh lớn lên ở xă hội này cũng thấm nhuần ít nhiều văn hoá Mỹ, cũng thích đời sống riêng tư, và cũng hăm hở sống cho những nhu cầu vật chất.  Tôi tự bảo, ḿnh phải thay đổi quan niệm, phải “let go” th́ cuộc đời mới an nhiên tự tại được và tất nhiên là phải “an trú trong hiện tại” nghiă là ..hăy chơi vơí cháu bây giờ cái đă rồi tính sau!  Tôi cũng nhận thấy khi ḿnh giữ cho ḿnh bận rộn, làm việc này việc khác th́ ḿnh ít đ̣i hỏi, trách móc con cháu là đă không có th́ giờ nghĩ tới ḿnh!  V́ vậy, đôi khi tôi cũng phải thay đổi không khí bằng cách ra khỏi nhà đi làm thông ngôn cho các bệnh nhân VN tại các nhà thương vùng LOS.  Cố gắng thu xếp th́ giờ để đi vào những lúc cháu ở trường trong khoảng từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều và tất nhiên là phải bỏ thể dục và công việc chạy vặt hay chợ búahay làm vườn.  Và thời gian cháu ở trường, nếu không phaỉ đi chợ hoặc đi đâu th́ tôi tiêu th́ giờ vào công việc dịch những tài liệu y tế hoặc của các cơ sở xă hội để cũng có dịp dùng đầu óc cho đỡ bị ...rỉ sét!
Một ngày của người về hưu mà c̣n như thế th́ một ngày của em, của những người trẻ tuổi c̣n trong “work force” th́ co giăn ra sao?? Vậy chúng ta buông bỏ cái ǵ và níu kéo cái ǵ đây?  Thật là một câu hỏi khó trả lời.
 
Tôi chỉ muốn nói một cách dản dị là chính cái “trở về với hơi thở” đă giúp tôi ư thức được cái tôi đang làm, giúp tôi chậm lại, bước đi những bước thảnh thơi, vững chăi, trở về với chánh niệm, giúp tôi “rửa chén để mà rửa chén” (tận hưởng cái thú rửa chén) chứ không vội lo rửa chén cho xong để c̣n làm cái khác, giúp tôi an hưởng những phút hiện tại đó mà không vội vă, hăm hở, âu lo, bồn chồn, phúng phí sức lực vào những tạp niệm của đời sống mà chúng ta không chối bỏ được.  Và nếu như vậy th́ đi tu thiền chẳng phải là bỏ nhà bỏ gia đ́nh đi tu, và tôi không chỉ “thiền” khi tôi ở Lộc Uyển, mà tôi phải “thiền” trong đời sống hàng ngày của tôi, có phải vậy không em?  Lộc Uyển hay một nơi nào đó chỉ là nơi nương tựa, để nhắc nhở bài thực tập cho tôi mà thôi.  
 
Đây không phaỉ là lần đầu tiên tôi dự một khoá thiền.  Đă có lần tôi đi một ngày “tỉnh thức”(mindfulness) cho người Mỹ ở một trại ở Santa Monica.  Với những người ngoại quốc có truyền thống và căn bản văn hoá tôn giáo khác nhau, cách hướng dẫn thiền tập có hơi khác, không g̣ bó vào khuổn khổ văn hoá Việt mà mở rộng để t́m một mẫu số chung về tâm linh cho tất cả mọi người.  Những người này cũng được học cách thực tập chánh niệm để nhận diện sự b́nh an cho tự thân trong cuộc sống hàng ngày, bằng cách thở sâu hơn để được thảnh thơi hơn, và tập sống sâu sắc hơn trong giây phút hiện tại.
 
Không biết tôi có làm em bị vào “mê hồn trận” khi tôi kể với em những điều trên không?  Thật ra th́ cũng khó hiểu được nếu không đích thân trải qua những kinh nghiệm đó.  Thôi th́ cứ viết cứ nói, cũng chỉ là một tấm ḷng chia sẻ thành thật nhân dịp đầu năm với những kỳ vọng mới, niềm tin mơí cho một cuộc sống an lạc, hạnh phúc.  Để có được cuộc sống an lạc hạnh phúc đó, tôi tập trở về với hiện tại, bước từng bước vững chăi thảnh thơi, lắng nghe để hiểu người kỹ hơn, nh́n kỹ để yêu thương người hơn, quán chiếu sự vô thựng của cuộc sống để trân quí hiện tại.  Tôi tập ngố ăn cơm trong an lạc, nh́n ngươi thân của ḿnh, nghĩ đến công của người đă tạo ra thức ăn tôi đang thưởng thức.  Tôi học phương pháp Soi Sáng để hiểu rơ ḿnh hơn, hiểu người thân của ḿnh hơn với những điểm c̣n yếu kém và những điểm tích cực của người đó và biết ḿnh nên làm ǵ và không nên làm ǵ để giúp họ.  Tôi cũng học phương pháp Làm Mơí để tháo gỡ những hiểu lầm buồn giận lẫn nhau, phương pháp Tưới Hoa để nhận diện những đức tính tốt những tài năng của người xung quanh, có “mắt thương nh́n cuộc đời” để nh́n mọi ngựi với tâm không lên án hay trách móc.
Mong các bạn và các em bước vào năm 2006 với những bước VỮNG CHĂI và THẢNH THƠI.
 
Thu Lê                  
 2/8/ 2006