Những Ngày Vui Qua Mau.....

 

                                             Thu Lê

 

 

1.       ... Một ngày hội ngộ

 

Nửa năm sau khi “về vườn” (và làm vườn) tôi bắt đầu những ngày tháng rong chơi.  Giữa tháng 12, 2000 chúng tôi đi nửa ṿng trái đất tới Melbourne dự đám cưới một người cháu và hẹn gặp bà con LVD ở đó.  Bao nhiêu năm bận đi làm, tôi không liên lạc thư từ ǵ với ai, chỉ biết là có cô Phượng Oanh, cô Châm và cô Hoà ở Úc và phaỉ nhờ LVD Anh Thư liên lạc hộ với các em LVD.  Điện thư của Thư viết mấy tuần trưoớc khi tôi đi Úc, “ Chị Thu ơi (Thư gọi tôi bằng chị v́ tôi cũng là bạn của gia đ́nh), chúng em hẹn gặp chị ngày chủ nhật 17 tháng 12 nhé.  Cũng gần Giáng sinh rồi, nên cũng sợ mọi người khó đi được.  Nếu đông th́ ḿnh rủ nhau đi tiệm, c̣n không th́ họp mặt ở nhà em...”

 

Ngày Chủ nhật, chúng tôi đến thăm cô Châm trước rồi rủ nhau đến nhà Anh Thư gần đó.  Cô Châm và thầy thật niềm nở, vui vẻ như biết nhau đă lâu tuy hố c̣n dạy ở LVD th́ tôi dạy buôỉ sáng, cô Châm dạy buổi chiều.  Cô Châm và thầy về hưu đa ơlâu, sáng sáng đi dạo và ở nhà chăm sóc nhà cửa, vui cùng con cháu.  Chúng tôi vừa đến nhà Anh Thư th́ đă thấy vợ chồng Việt Hương & Ái cùng các con ở đó.  Anh Thư vẫn c̣n nguyên những nét ngày xưa nhưng đẹp rạng rỡ.  Việt Hương vẫn nhỏ bé hiền hoà, trông th́ khó mà tưởng tượng là cô bé làm việơc ra ǵ, có con lớn và đă có cháu nội.  Vợ chồng Việt Hương thật chí t́nh, lặn lội từ Canberra tới từ hôm trưóc, định rủ vợ chồng Anh Thư và chúng tôi đi Philip Island nghỉ 1, 2 ngày v́ h́nh như có mượn được căn nhà nghỉ mát ở đó.  Đến Melbourne mới biết là chúng tôi đă được bà con dự định cho đi đảo rồi và Anh Thư th́ cũng bận đi làm không nghỉ được.  Tôi nghe mà cứ tiếc hùi huị.  Các em Bạch Yến và Lê Thanh đến họp mặt sau đó.  Yến không học tôi ngày trước nhưng Lê Thanh th́ nhớ có học cô Thu.  Tôi th́ biết là ḿnh không nhớ nổi em nào học năm nào, chỉ thấy ḷng xốn sang, tràn đầy h́nh ảnh quăng đời đi dậy học ở VN.  Sang Mỹ dạy 25 năm tiếp theo, tôi không thấy ḿnh giữ được mấy h́nh ảnh thân thương tŕu mến.  Chẳng biết có phải ḿnh đă cằn côĩ, mất đi tính t́nh mơ mộng, hồn nhiên của tuổi trẻ, và chỉ suy nghĩ tính toán cách làm việc nào cho có hiệu năng, work work work, để “survive” thôi chăng?  Cũng có nhiều lần tôi gặp lại học tṛ Mỹ mà tôi đă dậy những năm trước.  Phần lớn đều ngơ đi làm như không nhận ra tôi (Do all Asians look alike?!) .  Chỉ có vài người chào hỏi th́ đều là những học viên già hay đă đứng tuổi. Và tôi cũng nhớ món quà đầu tiên mà tôi nhận được trong mấy năm đầu đi dạy học trường Mỹ lại là từ một học sinh Á châu.  Chuyện dành th́ giờ để đi gặp lại 1 thầy cũ ḿnh đă học hay chỉ biết cách đây 35 năm th́ tôi chắc chỉ có thầy tṛ Việt Nam hay học sinh Á châu mà thôi.

 

         Các em Bạch Yến và Lê Thanh đều có gia đ́nh con cái.  Thinh, ông xă của Yến về sau cũng tới họp mặt và lại c̣n mất công đưa chúng tôi về khách sạn khi tiệc tàn.  Các con của Lê Thanh c̣n nhỏ nên em cũng c̣n vất vả.  Cô Phượng Oanh và thầy lục tục đến sau.  Dù tôi đă gặp lại cô Oanh mùa hè năm trước ở Cali mà cũng vẫn mừng mừng tủi tủi.  Cô Oanh đi tới đâu là đem cả một trời âm thanh réo rắt tới đó.  Các em LVD ở gần cô chắc cũng đuợc vui và an uỉ nhiêù.

 

Cả bọn cùng thưởng thức tài nấu nướng của các em, nhất là cuả đầu bếp chính Anh Thư và bếp phụ Việt Hương.  Tôi chưa bao giờ ăn thực thà đến thế.  Có lẽ tại ăn nhiều, no quá nên lúc hát theo cô Oanh tôi lên giọng không nổi chứ “cô ca cô la” vốn là nghề của tôi mà!

 

Điện thư của Thư không nói rơ là buổi họp có thể kéo dài nên tôi lại nhận lời đi thăm một nơi khác vào buổi tôí.  Từ trưa đến 5 giờ chiều tưởng là nhiều lắm mà thấy chưa nói được ǵ đă phải đi về.  Tôi cứ tiếc hùi hụi không được ở đến tôí để vui với các em v́ V. Hương cũng c̣n ở nhà Anh Thư cho đến ngày hôm sau. Nhưng cũng c̣n điều an ủi là tôi có dịp di chơi với Anh Thư  3 ngày sau đó trước khi tôi trở về Mỹ.  Hai chị em đi lang thang ở một mall ở Melbourne, kể chuyện ngày xưa tôi c̣n nhớ có đến thăm chị em của Thư ở...gần nhà thương điên Biên Ḥa (ư quên, ở một khu cư xá gần đó).  Yến ơi, cảm ơn em đă gửi cho xem mấy tấm h́nh em chụp ở Ai cập.  Việt Hương ơi, th́ giờ đâu mà làm thơ nhiều và hay thế?  Anh Thư ơi, có c̣n may áo self-designed không?  Thanh ơi, đừng quên thăm cô và cô Tố Nga khi nào em có dịpsang Mỹ nhé!

 

Việt Hương nói đúng, tôi cảm thấy vui v́ nghĩ là từ giờ trở đi sẽ có dịp gặp nhau nhiều hơn, sẽ ôn lại ngày xưa tháng cũ, v́ làm như thể chỉ những ngày xưa ấy là ghi nhiều nét đậm trong kư văng...

 

 

5/30/2001                                       

 

 

II.       Một ngày Đáng Nhớ...

 

3/18/01

 

Tôi hẹn với Tuyết Nga từ trước khi tôi về hưu là mong một ngày đẹp trời nào đó sẽ cùng em đi lang thang, chẳng cần có mục đích ǵ.  Cư định, rồi khất hoài, (không đến nỗi “em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé”), rố lại tính mà không được.  Sau cùng tôi phải “book” vơí cô chủ tịch hội LVD trước 3 tuần để có ngày hôm nay.

 

Từ hồi tôi nghỉ dạy, đi đâu cũng có ông xă kè kè làm công việc lái xe.  Hôm nay đi một ḿnh, lại có xe mới (sau khi xe cũ bị đụng nát trên xa lộ mà người không nát), tôi lái xe đến Orange County tự nhiên cũng thấy loạng choạng và hơi “rét”!  Xe mới chưa nghiên cưú hết các nút điều khiển, mặc dù có hệ thống bản đồ điện toán chỉ đường, tôi không hẳn là tin máy mà cũng không hẳn là tin tôi, nên rút cuộc vẫn lạc đường.  Đi hoài không tới, quá Anaheim, qua Cypress, vào đến La Palma t́ tôi quyết định ra khỏi xe gọi điện thoại cho Tuyetá Nga.  Lúng túng thế nào, lúc ra khỏi xe c̣i báo động tự nhiên “chu chéo”lên.  Tôi không biết làm thế nào để cho nó tắt.  Chỗ trạm xăng ngay gần trạm điện thoại ( tôi không có điện thoại cầm tay) có mấây người đang đổ săng, họ chỉ trừng mắt nh́n tôi rồi lại tiếp tục đổ săng.  Tôi luống cuống sờ nắn mấy cái nút trong xe, rủa thẩm, “Đồ quỉ, có im đi không?”  Xong mới thấy ḿnh lẩm cẩm v́ nếu chỉ ấn mấy cái nút mà c̣i báo động im được th́ có hệ thống báo động làm ǵ cho kẻ gian nó cười! Tôi vừa sợ, vưà ngượng, cứ mặc kệ cái xe “già mồm” , chạy ra trạm điện thoại để gọi cho Nga và than thở t́nh cảnh.  Cái xe kêu chán rố im.  Tôi mừng quá, chạy vào xe định đi tiếp.  Nào ngờ lúc mở cửa xe để ngồi vào th́ nó lại ré lên (chắc lại tưởng có kẻ gian nữa).  Lần này tôi tỉnh bơ, cứ tiếp tục lái tới nhà Tuyết Nga trong khi xe tiếp tục ca cải cách!  Đi được một quăng th́ c̣i báo động laị im và cũng là vưà lúc xe tôi tới cổâng khu nhà Tuyế Nga ở.  Tôi phải xuống xe bấm mấy nút ở cổng nó mới mở cho tôi vào.  Lúc trở lại xe, cái c̣i lại kêu inh ỏi.  Thật không ǵ mắc cỡ hơn, ḿnh đến một khu khang trang, yên tĩnh và lịch sự mà ḿnh chào hỏi một cách ồn ào như vậy.  Nhà cô chủ tịch ở tận phía trong mà Nga cũng nghe thấy tiếng c̣i chào mừng, biết là cô giáo đến thăm th́ phải có “thanh la chũm chọe” dọn đường!  Xe vào tới cửa mà c̣i chưa chịu ngừng.  Làm như thể là “đồng thanh tương ứng”, c̣i bào động của một xe truck hàng xóm của Nga cũng hoà điệu luôn.  Nhưng chủ nhân chiếc xe truck chạy ra liền và chả hiểu họ làm ǵ mà chỉ vài dây sau là xe của họ im ngaytrong khi xe tôi vẫn tiếp tục inh ỏi.  Hai “thầy tṛ”ụ vội lấy cuốn cẩm nang của xe ra, hy vọng có thấy nói ǵ đến c̣i bào động.  Đang lúng túng th́ em trai của Nga ghé qua, tôi bèn nhờ xem hộ.  Lạ thay lúc cậu em mở cửa xe th́ nó lại sợ không kêu nữa.  Mở ra mở vào mấy lần cũng không thấy ǵ.  Thế là tháo nạn.  Tôi đành để xe ở nhà Tuyết Nga không dám đụng tới nó suốt buổi, cũũng chẳng biết lư do tại sao c̣i lại kêu như vậy.  (Sau này mới khám phá ra là tôi đă để 2 chià khoá vào trong ví tay của tôi.  Lúc khởi hành từ nhà th́ thọc tay vào ví lấy phải ch́a valet không có nút bấm c̣i báo động.  Lúc đi gọi điện thoại cho Nga, tôi thọc tay vào ví t́m bạc cắc, và chắc đă đụng phải chùm chià khoá có c̣i báo và vô t́nh activate c̣i báo động.  Khi cậu em của Nga đến th́ tôi cũng lại thọc tay vào ví lấy ch́a khóa và lại vô t́nh tắt c̣i, chứ chẳng phải cái c̣i nó sợ cậu em hơn ...sợ tôi!)

 

         Sau cơn hoạn nạn, hai thầy tṛ hả hê ngố tán gẫu.  Căn nhà của Tuyết Nga mới, đẹp và tươi vui với ánh nắng mùa xuân chan hoà trong pḥng khách, cành hoa lan mầu nâu lộng lẫy và thoảng mùi thơm chocolate.  Tôi đi một ṿng “tham quan” trên gác, dưới nhà, khu vườn xinh xắn và cũng có một vài thứ hoa mà tôi gọi là loài hoa “khéo vẫy vùng” (thành riêng!), nghĩa là cứ đến nhà ai thấy có cái ǵ ḿnh thích là xin 1 cành, 1 nhánh, 1 gốc mang về giấm vào chậu.  Thường là cây lên tốt.  Vài tháng sau có ai tới thăm là đă được khoe thành quả của ḿnh.  Đây là ...”hoa cô Nga, quỳnh Mỹ cô Hải”...lá thè lè dài ngoẵng nhưng đủ cả các loại bông đỏ to, đỏ nhỏ, hồng tiá, cánh sen...rất đẹp.  Cuốn sách ghi các món ăn góp nhặt của tôi cũng có những tên tương tự như “gị chị Niệm,  đùi chị Hoan ( đùi gà quay kiểu chị Hoan)....

 

         Buôỉ trưa, hai “cô tṛ” rủ nhau đi “đổ săng” ở một tiệm cơm Thái đặc biệt.  Tôi ở xa vùng ánh sáng đô thành (Santa Ana) nên ít khi được biết chỗ ăn ngon.  Mỗi lần tới đây cứ như là nhà quê ra tỉnh, ăn ǵ cũng thấy ngon và cứ nh́n thiên hạ ra vào tấp nập là thấy ḿnh rộn lên một niềm vui không đâu.  Tôi thây trân quí những giờ phutù như thế này, được nói chuyện với các em, những lớp người trẻ hơn tôi, biết các em nghĩ ǵ, và cũng được nh́n thấy là ḿnh “khác” và do đó thông cảm với mọi ngựi hơn.  Tuyết Nga chắc cũng được dịp nh́n các cô các thầy qua tôi, dù đă ở đây 25 năm, vào nếp sống Mỹ, những vẫn giữ khuôn mẫu cũ của người đàn bà Việt, sống một đời ràng buộc với gia đ́nh, chồng con rồi đến cháu, chứ không cho chỉnh bản thân ḿnh như một cá nhân, như phụ nữ Mỹ.

 

         Sau bữa cơm trưa, chúng tôi tạt vào xem văn nghệ Hai Bà Trưng được một lúc. Có đến cả mười năm nay tôi không đi dự lễ Hai Bà,  cũng không thấy cái ǵ khác và không lấy ǵ làm đông.  Ra đến ngoài đường trời nắng chang chang, khát nước khô cả cổ, bèn rủ nhau đến chè Cali mua một  mớ về nhà.  Lúc về đến nhà Nga th́ đă sẩm tối, tôi vội về v́ sợ lạc đường.

 

         Thế là một ngày lại qua mau.  Nhưng không phải một ngày như mọi ngày.  Tôi nghĩ đến bài hát có câu ǵ tôi nhớ không rơ lắm, h́nh như là “ Một ngày không có em là một ngày xa vắng thêm..”  Tôi muốn đổi lại vài chữ để tặêng người em gái Tuyết Nga, “Một ngày vui có em là một ngày tôi khó quên...”.  Không chừng chính câu này có trong bài hát đó chăng?

 

 

 

III.      Và Những Ngày Khó Quên .....

 

Sau lần để ông xă ở nhà đi chơi mảnh với Tuyết Nga, tôi thấy ḿnh nên đi chơi như the ánày luôn luôn th́ mới khá được!  Được lái xe cho quen, đỡ “rét”, được dùng đầu óc tính toán đường đi, và nhất là đuợc sống lại những ngày xưa.

....................................................................................................................................................

 

Tôi đang đứng giữa nhà bếp của cô Tố Nga, gắp đu đủ bào ra điă và cắt thịt ḅ khô ướp mai quế lộ lên trên.  Cô Dung em của cô Nga đang o bế nồi bún măng mà bà chị đă “order” cho buổi họp mặt này.  Cô Nga, tuy người nhỏ nhắn và ăn ít, vẫn c̣n lo đói nên thêm món mắm tôm chua ăn mệt nghỉ.  Các cô Ngọc Mai, Thanh Hải, Hồng Nhung phụ trách mang đồ phụ tùng rau cho món mắm.  Tôi nh́n các cô (cùng đồ ăn) ḷng tràn ngập niềm vui.  Hôm nay chỉ thiếu cô Ngô Vân c̣n bận đi họp mặt với người “xử Huệ”!  Các cô ở nơi đô hội gặp nhau luôn được.  Tôi ở nơi khỉ ho c̣ gáy,môĩ năm may mắn gặp các cô được một lần nếu các cô chịu đi nghỉ hè oở nhà tôi.  Có năm tôi bận rộn chuyện nhà, thế là không gặp.  Gần đây, tôi chợt nghĩ nếu cứ mấy năm mới gặp một lần  th́ gặp nhau độ 3, 4 lần nữa th́ cái già sồng xộc đến c̣n chi là đời?  Bao nhiêu năm nay tôi vẫn gặp các cô mà có biết nhà các cô ở đâu.  Bây giờ nhờ ..mất dậy và vô lương (no teaching, no salary) tôi đang ăn dầm ở dề ở nhà cô Nga đây.

 

         Các “bà già giết giặc” gặp nhau chuyện nổ như pháo, ăn cũng như ...hùm.  Ăn xong, cô Nga c̣n định biểu diễn món thạch hoa, nhưng mọi người đồng ư là để tư nữa, và rủ nhau ra vườn để “càn quét”.  Vườn nhà cô Nga thật dễ thương, có đủ thứ và tôi đoán cũng có nhiều cây thuộc loại “khéo vẫy vùng”.  Tôi đi tha thẩn hết các góc vườn, và sau khi tham quan xong th́ tôi đă có một số cây “khéo vẫy vùng” để ở một góc, chờ đợi được đem về Ventura.  Các bà càn quét xong, mải lo đem “chiến lợi phẩm” về, quên luôn món thạch hoa.  Tôi ở nhà cô Nga thêm 2 ngày nữa, đang lo phải lănh đủ.

 

         Ngày hôm sau chủ nhật tôi cùng cô Nga đi thăm LVD Đoàn Kim Điiịnh.  “Phi ăn uống bất thành hội họp”, tôi gặp lại cô Hải đang cố vấn cho Kim Định làm món mắm và rau.  Cô em này cứ muốn để dành nửa lọ mắm cho lần sau.  Cô Hải và tôi th́ thấy chưa đủ v́ nồi mắm chưa lên mùi (!) bèn chờ lúc Định đi đón con, đổ nốt cả lọ mắm vào nồi.  Lúc Kim Định về, cô Hải thản nhiên bảo lỡ tay đánh đổ hết cả rồi.  Định không tin cứ ngược xuôi t́m lọ mắm trong khi cả bọn cứ nh́n nhau cười tủm! Lần đầu tiên gặp gia đ́nh K. Định mà sao thấy tự nhiên thân thương như biết tự bao giờ.  Định chạy lăng săng, cái đầu hơi cúi, trông rất có duyên.  Tôi cứ liên tươngũ tới h́nh ảnh “gà mắc đẻ”, định gán cho cô học tṛ, nhưng lại sợ thầy tṛ lâu không gặp mà ḿnh trêu chọc như vậy dám mất phần ăn lắm nên lại im.  Ăn xong được nghe tiếng dương cầm thánh thót của Christine và Peter các con của Định.  Trên đường về bọn tôi ghé qua nhà cô Hải xem hoa quỳnh lè lưỡi!

 

         Buồi sáng thứ hai, 2 bà già tiếp tục cuộc hành tŕnh đến thăm cô Thưởng.  Cô Thưởng có cái vẻ an nhiên tự tại , an hưỏng tuổi vàng bên các con cháu.  Chúng tôi nhè đúng buôỉ trưa nhào tới nên được cô cho ăn bữa cơm chay.  Đang lẽ phải ăn trong yên lặng (gọi là ăn trong chánh niệm) th́ lại vừa ăn vừa nói, c̣n gói cả cây tía tô kinh giới mang về.

 

         Thời gian ở chơi với cô Tố Nga 2 ngày phải nhận là “quality time”.  Thực sự là được nói chuyện, chia sẻ những cảm nghĩ về cuộc đời, những thăng trầm của đời sống, những kinh nghiệm làm giầu cho tâm linh ḿnh.  Tôi chợt nhận ra rằng tôi cũng như mọi ngựi đều có những ước muốn, khát vọng được chia sẻ và yêu thương và trong cái vỏ ngoài có thể là rất cứng dắn và ít bộc lộ của người đời lại có thể là cà một tâm t́nh nhẹ nhàng, đằm thắm, nhưng khó thấy v́ cuộc sống hối hả máy móc, chạy theo thời gian....

        

         Ước ǵ nắm được thời gian lại

         Cho cỏ cây thêm một chút t́nh...

 

Tôi trở về Ventura sau những ngày cuối tuần vưà rồi, thấy ḿnh nhẹ nhàng và đầy ắp những h́nh ảnh tươi vui...Những ngày vui qua mau nhưng là những ngày đă vào trong kỷ niệm.....

 

 

                                                               Thu Lê

                                                               5-30-2001