Tôi đi dạy trường Mỹ...

 

 

                                                       Thu Lê ( gs. LêVăn Duyệt )

 

(Bài này đă được đăng ở báo Liên Trường 2004)

 

            Khi tôi sang đất Mỹ theo làn sóng tỵ nạn năm 1975, tôi không hề nghĩ là ḿnh sẽ tiếp tục nghề dạy học, nhất là lại dạy học sinh Mỹ.  Sáu tháng đầu, khi các trường học ở Hoa kỳ, nhất là California, đang lúng túng không biết phải làm ǵ với các học sinh Việt Nam bất th́nh ĺnh kéo nhau vào ngưỡng cửa trường, t́m được những người như tôi chắc họ phải mừng lắm.  Tôi có việc ngay, cùng với một cô giáo Mỹ, lo phụ trách lớp dậy Anh ngữ cho khoảng 20 con emViệt Nam đủ cỡ tuổi ở vùng Ventura.  Sau 6 tháng khi khóa học chấm dứt, các em được gửi về trường để nhập vào ḍng chính (main tream), tôi được nhận vào dậy toàn thời gian ở trường trung học tráng niên Ventura (Ventura Adult High School) giúp đở các học sinh Mỹ tuổi từ 16 trở lên.  Các học tṛ của tôi đa số ở tuổi 18, 20 là những học tṛ không theo được những qui tắc g̣ bó của các trường trung học thường (học từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều), muốn tà tà đi làm thêm, thích vui chơi, không có mộng đi học tiếp đại học, hoặc thiếu một hai lớp  và có thể là không có đủ số lớp để tốt nghiệp cùng với các bạn.  Tôi có đủ các thành phần học sinh và nhận thấy dậy ở trường này “gay go” hơn ở các trường trung học thường v́ các học sinh đa số thuộc loại “ch́”, không được ngoan như học sinh các trường kia.  Ngoài ra cũng có những học sinh lớn tuổi, cỡ 30, 40 hay già hơn. Có vài ông bà nội ngoại tuổi 50, 60 muốn trở lại trường thực hiện giấc mơ lúc c̣n trẻ chưa đạt được (học hết trung học) để cảm thấy hănh diện với con cháu. Một bà quyết định đi học lại để làm gương cho 2 đứa cháu ngoại mà bà đang nuôi sau khi bố mẹ chúng ly dị nhau và mỗi người một ngả.  Có bà lấy chồng lúc chưa học hết trung học, ở nhà giúp chồng nuôi con khôn lớn. Lúc đứng tuổi th́ chồng bỏ đi theo người trẻ hơn.  Bà bị ném ra ngoài đời không có một nghề ǵ, phải đi học lại để hy vọng đi làm.

 

            Trong thời gian 25 năm dạy trường tráng niên Ventura, tôi đă học được rất nhiều, biết nhiều về đời sống và cơ cấu gia đ́nh Mỹ, biết nhiều về thanh thiếu niên cùng cỡ tuổi của các con ḿnh.  Hàng ngày tiếp xúc với bọn trẻ Mỹ, tôi để ư, cảm nhận nhiều hơn những sự khác biệt về văn hóa, nhận biết về chính ḿnh và văn hóa ḿnh, ư thức được sự khác biệt của cá nhân tôi trong môi trường văn hoá Mỹ. Những buồn phiền bực bội lúc đầu, cùng những cố gắng hội nhập hay vùng vẫy để vượt qua những khó khăn do cái “khác”của ḿnh trong hoàn cảnh mới cũng để lại nhiều kỷ niệm vui buồn. 

 

            Tôi nghĩ là ai ở vào thời điểm đó  (1975) bỗng nhiên phải rờ́ bỏ quê hương sang một nơi xa lạ đều gặp khó khăn trong vấn đề hội nhập.  Khi tôi có việc ngay, tôi tự  cho là may mắn đă được tiếp tục theo đuổi nghề dạy học mà tôi vẫn cho là một nghề cao đẹp và lư tưởng.  Nhưng nếu chỉ kiếm được một việc ǵ làm văn pḥng hoặc “phía trong hậu trường sân khấu”, không phải tiếp xúc với đám đông th́ chắc là thoải mái về tinh thần hơn, hoặc là không thấy rơ việc hội nhập trở thành một vấn đề.  Hoặc nếu chỉ ở nhà trong sự bao bọc của gia đ́nh nhỏ th́ cũng cảmthấy an toàn và đở bị khắc khoải, dằn vặt cùng cảm tưởng cô đơn thấy ḿnh không giống ai.  Đấy có thể cũng chỉ là tâm sự của riêng tôi.

 

            Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học tṛ Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi c̣n dạy ở trường Lê văn Duyệt.  Tôi c̣n nhớ một buổi họp mặt cuối năm ở Ventura mà tôi tham dự lần đầu tiên do học tṛ của 3 lớp tổ chức chung.  Mỗi người, thầy cũng như tṛ, đều mang một món ăn để góp vào.  Tôi cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi thấy học tṛ xếp thức ăn ra bàn, vắn tắt tuyên bố nhập cuộc, rồi tự động xếp hàng lấy đồ ăn, rồi kéo nhau ra ngồi từng nhóm, từng cặp.  Chẳng ai phải mời ai, tṛ không thắc mắc ǵ đến các thầy cô, không nhường thầycô lấy đồ ăn trước nói ǵ đến việc lấy đồ ăn cho thầy cô. Chả có lời “phi lộ”. Cũng chẳng thấy ai yêu cầu ai hát hay làm cái ǵ cho  vui.  Ông phụ tá hiệu trưởng và cũng là giáo sư cố vấn bước vào trễ, chả thấy ai đứng lên mời mọc ǵ.  Ông nh́n quanh, thấy một học sinh chắc là ông đang kiếm đang ngồi ăn một ḿnh.  Ông lại gần, quỳ khuỵu một chân xuống để được nói chuyện với con nhỏ và nh́n thấy mặt nó trong khi con nhỏ vừa tiếp tục ăn vừatrả lời. Nói xong ông đứng lên, cầm đĩa giấy để lấy đồ ăn và đi t́m đồng nghiệp đang ngố ở cuối pḥng.  Tôi đứng đó, cứ nghĩ hoài về những ngày c̣n ở trường Lê văn Duyệt với những bữa tiệc tất niên vui nhộn, sửa soạn tưng bừng, và thầy tṛ thân thương, thấy ḿnh lạc lơng và buồn ghê gớm.  Những ǵ trước mắt tôi không phải là dở, là sai, là tệ.  Nó chỉ nhắc nhở tôi là tôi “khác”.  Mấy đứa ngồi ăn với nhau, rồi bỏ ra ngoài hút thuốc. Thế mà cũng gọi là party!  Hôm đó tôi chẳng ăn ǵ mấy v́ ...chả có ai mời, và cũng không cảm thấy tự nhiên ăn uống đi lại.  Tôi biết văn hóa tôi đă cho tôi quá nhiều “self-consiousness”, quá nhiều thắc mắc sợ thiên hạ nghĩ về ḿnh như thế nào, và cũng cho nhiều sự rụt rè nhút nhát (inhibitions), nhưng biết làm sao đây? Làm sao ḿnh có thể thay đổi một sớm một chiều được?

 

            Những tuần lễ đầu tiên dạy trường Mỹ, tôi thật lúng túng v́ không làmsao nhớ nổi tên và mặt mũi mấy đứa học tṛ.  Ḿnh không có thói quen nh́n thẳng vào mặt người đối thoại lúc nói chuyện, chỉ thoáng thấy đứa nào cũng da trắng giống nhau, và đứa nào cũng cao lớn hơn tôi. Tôi than thở với đồng nghiệp, “Tôi không thể nhớ nổi mấy  đứa này.  Chúng nó đều giống nhau.”  Các bạn Mỹ của tôi phá lên cười bảo, “ We think you Asians look alike, too!”  Sau này lâu dần mới phân biệt được mầu mắt, mầu tóc và tên họ.  Chẳng hạn như tên Lopez th́ biết là gốc Tây Ban Nha, La Belle là gốc  Pháp, Bruno là gốc Ư, vân vân... 

 

            Tuy gọi là trường trung học tráng niên nhưng đa số là học tṛ dưới18 tuổi.  Các học sinh đến học vào giờ khác nhau tùy theo sự thuận tiện của họ, nhưng phải đến theo đúng giờ đă định.  Một hôm, cô học tṛ tóc vàng rất trẻ của tôi đến trễ, tới bàn giấy của tôi và nói, “ Bà Lê ạ, tôi đi trễ v́ tôi kiếm măi mới được người trông con cho tôi.”  Tôi vui vẻ chấp nhận, “ Không sao em. Mà em c̣n trẻ thế mà đă có gia đ́nh rồi à?” (It’s ok, dear.  Oh, you’re married?  You’re so young!)  Cô bé tṛn mắt nh́n tôi có vẻ ngạc nhiên,  “No, I’m not.  Why did you say that?”  Lúc đó tôi mới nhận ra là ḿnh đă nói một câu “lăng nhách”v́ cứ đem cái đầu óc cổ hũ Việt Nam của tôi ra mà phán đoán.  Ở Việt Nam th́ ai nói về con ḿnh một cách hồ hởi như thế`th́ phải là có chồng con cưới hỏi đàng hoàng, c̣n không th́ dấu nhẹm đi chứ.

 

 Lại nhớ đến vốn liếng Anh ngữ của ḿnh lúc c̣n đi học, những lỗi lầm về văn phạm hay văn hóa mà ngay cả bây giờ, những lúc xuất kỳ bất ư tôi vẫn mắc phải hoặc c̣n thấy ở bạn bè người Việt dù ở Mỹ đă lâu năm.   Hồi tôi sang Mỹ học trước năm 75, tôi c̣n nhớ người bạn Việt của tôi viết 1 mảnh giấy nhỏ cho tên bạn cùng lớp, bắt đầu rất trịnh trọng, “Dear Mr. John,...” không biết rằng khi đă thân mật gọi tên John th́ không cần Mr. ǵ cả và nếu muốn dùng Mr. hay Mrs. th́ phải dùng với tên họ như  Mr. Jones, Mrs. Phạm, Mr. Trần, v.v.  Chắc anh bạn cũng chỉ chú mục vào chuyện dịch như ḿnh vẫn thường gọi ông Ba, bà Tám chứ không biết “dịch là phản dịch”!

 

Cũng vấn đề “mắc dịch” đó, ḿnh hỏi người ta, “Cô có chồng chưa?” bằng câu, “Are you married yet?” hoặc khi bị hỏi câu đó th́ các cô gái Việt hay trả lời “No, not yet” thay v́ “Are you married?” và  câu trả lời đơn  giản, “No, I’m not.” hay “Yes, I am.”  Câu trả lời “No, not yet” bao hàm một sự hứa hẹn rất là ....văn  hoáViệt rằng,      “Tôi chưa có chồng và con gái lớn ai không phải lấy chồng!”

 

Rố lại có vấn đề lủng củng trong việc trả lời “có”hay “không”.  Tiếng Việt ḿnh, nhất là ở miền Nam, cái ǵ cũng trả lời “Dạ” cả th́ biết đâu mà đoán.  Chẳng hạn ḿnh hỏi, “You don’t like it, do you?” (Chị không thích cái đó phải không?) th́ thế nào các bà giáo Mỹ cũng được nghe câu trả lời từ học tṛ Việt, “Yes,  I don’t like it.” làm bà giáo Mỹ lại ngẩn  mặt  ra, không biết rằng cô học tṛ Việt muốn nói, “Dạ, tôi đồng ư với điều bàn nói, tôi không thích nó.” trong khi đáng lẽ phải trả lời, “No, I don’t like it.” hay “Yes, I do.”  Đến chữ  “can”và “can’t” th́ c̣n..mê hồn trận hơn nữa.  Bà giáo Mỹ luôn luôn phải hỏi lại “You can or you cannot?”  Cũng có rất nhiều lần, không chú mục vào việc làm, tôi xếp hồ sơ học tṛ theo tên gọi như trong tiếng Việt, và báo hại khi cần đến t́m hoài không ra.

 

Nhiều khi ḿnh cũng có quan niệm người Mỹ rất là tự nhiên, rất là “casual” nên có khuynh hướng lạm dụng sự thân mật đó.  Tôi c̣n nhớ có lớp Anh ngữ dạy buôỉ tôí, một học viên cứ gọi co âgiáo nheo nhéo, “Linda, Linda, I want to say..”.  Thực sự, ở trường học, các tṛ luôn luôn phải gọi thầy cô bằng Mr. hay Mrs. chứ không được gọi tên trống không.   Họ của tôi là Lê nên các học tṛ gọi tôi  là Mrs. Le (đọc là “lay”chứ không phải là Lee).  Một hôm đến trường, nh́n vào bảng tên tôi vẫn để trên bàn, thấy có tṛ nào nghịch đă viết thêm chữ Z (đọc là zee) vào sau tên của tôi!

Những ngày dậy ở VN tôi không hề hoặc không phải nghĩ về pháp lư như ở đây. Lúc nào cũng ngại làm không đúng luật, sợ bị kiện.  Nhưng dù có lưu tâm đến đâu, ḿnh được tôi luyện trong “ḷ”cũ, vẫn không tiên đoán hay nghĩ ra được những chuyện sẽ xẩy ra.  Chỉ học dần bằng những kinh nghiệm sống!  Tôi c̣n nhớ lần trả lời điện thoại một phụ huynh hỏi con trai bà có đi học không.  Tôi xem sổ lớp và trả lời “không”.  Ngày hôm sau vào lớp, tên học tṛ vắng mặt hôm trước gặp tôi “cà khịa”,  “Bà không có quyền bảo mẹ tôi là tôi không có mặt ở trường? Tôi đă trên 18 tuổi, tôi đi đâu ở  đâu là chuyện của tôi chứ?”  Lúc đó tôi mới khựng lại, nhận ra rằng đây là trường học tráng niên, người ta làm ǵ là chuyện riêng của người ta, không ai có quyền “xía vô” kể cả cha mẹ.  Lần sau, tôi khôn hơn một chút, có ai gọi vào hỏi về học sinh trên 18 tuôỉ, tôi trả lời,  “Bà cứ để lại lời nhắn, nếu anh ta có ở đây th́ tôi sẽ chuyển.” Như vậy, ḿnh không khẳng định là có ở đây hay không mà vẫn phụng sự người gọi như yêu cầu.

 

Có những lần, tôi biết chắc tên học tṛ đó đang dùng thuốc ghiền v́ cứ nh́n hắn ngố cả giờ mà không giở một trang sách, mắt th́ đỏ ngầu như người thiếu ngủ, lại gần th́ ngửi thấy mùi hăng hắc. Nhưng tôi phải rất thận trọng không buộc tội khi không có quả tang có thuốc trong người, mà chỉ có thể viết vào hồ sơ là “I observe his eyes are  glassy..,”chứ không viết là “He is on drug”, ḿnh có thể bị kiện lại đến..tam toà!

 

Tôi thấm thía được cái quyền tự do và trọng cá nhân người ở xứ Mỹ.  Tôi c̣n nhớ trước khi dạy đám trẻ em VN năm 75, cô giáo dạy cùng với tôi đưa tôi đi gặp tất cả các em nhỏ sẽ vào học, kể từ 6 tuôỉ trở lên, hỏi ư kiến  các em, bảo cho biết về chương tŕnh, hỏi có muốn học không, nghĩ thế nào.  Tôi lẽo đẽo theo cô Eileen, nghĩ thầm trong bụng, “Con nít biết ǵ mà cũng bầy đặt hỏi ư kiến.”  Ở nhà ḿnh con trẻ hỏi ǵ là bị mắng tơí tấp, không được nói leo, nói ǵ đến việc hỏi ư kiến.  Bây giờ th́ đă quen rồi, tuy vẫn nghĩ  con trẻ ở đây được nhiều “quyền”quá, được trọng quá và tất nhiên  là được bảo vệ tối đa chỉ v́ chúng nhỏ hơn ḿnh, không tự lo được.  Đây có phải là niềm kiêu hănh của một văn minh dân chủ, một văn hoá mà con người rất kiêu hănh v́  được “born free” với  tự do cá nhân bất khả xâm phạm.  Tôi không khỏi nghĩ tới các thầy cô VN (trong đó có cả tôi) đă có những lúc trừng phạt cả lớp v́ một vài em nói chuyện và tiếc là ḿnh chẳng c̣n được áp dụng lối phạt “hội đồng” đó với học tṛ Mỹ!  Tôi phải tập không giận dữ hay to tiếng với học sinh nào trước mặt cả lớp v́ không v́ lư do ǵ những đứa kia không làm lỗi mà phải nghe hay nh́n thấy sự đụng độ.  Nếu cần  “chỉnh”một học sinh nào, tôi (phải học) rất nhẹ nhàng, từ tốn, “ngoắc” hắn ra ngoài hành lang nói nhỏ, rồi hoặc là cảnh cáo rồi bỏ qua, hoặc là viết referral cho hắn cầm lên văn  pḥng gặp giáo sư cố vấn.  Và nếu hắn được gửi trả về lớp, ḿnh lại coi như không xảy ra chuyện ǵ, phải cho hắn một  “second chance” chứ không được  trù  ẻo hắn  cả khoá học. Tôi phải nhận rằng người Á đông ḿnh nói chung rất nóng nảy, và v́ vậy những sự đụng độ nhiều khi trông không được đẹp lắm.  Người xứ văn minh có những lối cư xử trầm hơn và tất nhiên là có điểm bất lợi là v́ không “xả”ra ngoài nhiều nên dễ bị đau bao tử hơn v́ tích tụ ấm ức trong ḷng!  Cũng phải nhận là có trầm tĩnh, tôi giải quyết được nhiều điều dễ dàng hơn, có kết quả hơn là trong lúc nóng nẩy hay căng thẳng thần kinh.  Và cũng v́ coi trọng con trẻ –cũng là những cá nhân biết suy nghĩ như ḿnh, tôi thông cảm với các con tôi hơn nhất là khi thấy chúng đang bị giằng co giữa 2 nền văn hoá, hấp thụ ở trường và ở nhà.  Tôi nhận ra rằng các con tôi ở trường tới 7, 8 tiếng đồng hồ và gặp tôi nhiều lắm là 3 giờ một ngày, và khi ở trường th́ chúng đang được học thế nào là tự do, dân chủ, quyền cá nhân, v.v. Tôi nh́n các học tṛ Mỹ của tôi, nghĩ đến các con tôi, thấy cách ǵ con tôi cũng “ngoan” hơn các học tṛ    Mỹ, nên tôi trở nên dễ dăi, thông cảm vơí các con hơn, có lẽ khá hơn h́nh ảnh bà giáo già khó tính đeo kính trễ xuống sống mũi mà mọi người thường tưởng tượng!

 

Những năm dạy trường Mỹ đă luyện cho tôi quên được cái tôi to tướng ( big ego) của người làm thầy ở VN.  Hố đó tôi luôn luôn mang ư tưởng “thầy” là phải biết tất cả và cảm thấy bối rối hổ thẹn khi học tṛ hỏi cái ǵ mà tôi không trả lời được.  Quan niệm “thầy”ở xứ này không khác hơn một người làm công xưởng.  Thầy chỉ là một người đi t́m tài liệu (resource person) nên ḿnh có thể thơ thới hân hoan mà tuyên bố, “Tôi không biết.  Để tôi t́m xem và sẽ cho em biết sau.”  Nói như vậy, chứ thực tế th́ ḿnh cũng không đủ tự tin nếu cái ǵ ḿnh cũng không biết. Vậy nên trong những năm đầu tiên, tôi phải đem tất cả sách vở các môn về nhà ôn lại hoặc đọc trước (tôi phải giúp học sinh về bất cứ môn nào họ cần).  Những môn toán th́ không có ǵ khó v́ người Việt vốn giỏi toán, nhưng nói đến lịch sử văn chương th́ tôi chỉ biết sơ sơ nếu không muốn nói là mù mờ.

 

Có lẽ không xứ nào lại áp dụng luật pháp kỹ càng như nước Mỹ, mà ḿnh th́ không quen nghĩ đến luật pháp, cứ làm bừa đi theo phản ứng tự nhiên, hoặc không hề nghĩ đến khía cạnh luật pháp khi hành xử.  Có những lúc học tṛ tôi trốn học.  Giá chúng nó lẳng lặng mà đi th́ dễ cho tôi hơn.  Ḿnh cứ  việc báo cáo cho cha mẹ (nếu nó dưới 18 tuổi). Chúng nó tự  làm là trách nhiệm ở chúng nó nếu có chuyện ǵ xẩy ra trong lúc trốn học).  Đàng này nó lại ra xin phép, “Mrs. Le, can I leave early today to go to the beach?  It’s beautiful outside.” th́ tôi phải làm sao?  Trả lời,  “Of course, not.” hay bằng ḷng cho nó đi?  Cách nào th́ ḿnh cũng lănh phần trách nhiệm v́ nó đă cho ḿnh biết.  Ḿnh không cho nó đi nhưng phải canh chừng đừng để nó trốn đi, lỡ có chuyện ǵ giữa đường là ḿnh lănh đủ!

 

Người Mỹ rất sợ làm cho ai bực ḿnh hay giận dữ và khả năng chịu đựng rất thấp. Bao nhiêu chuyện bắn giết ở các nơi đều là kết quả của những nóng giận âm ỉ tích lũy từ bao giờ.  Thành thử ai cũng ngại bị than phiền.  Một phụ huynh gọi tôi nói là con bà phải làm nhiều bài quá, hoặc được điểm thấp quá làm cho nó “feel bad” th́ tôi phải làm sao?  Một nữ sinh khác vào lấy bài về nhà làm v́ đau không đi học được. Ḿnh thông cảm, cho nó mang sách vở về nhà, và thực ḷng muốn an ủi vỗ về nó.  Chẳng may nó lại cao lớn hơn bà giáo.  Bà giáo chỉ định vỗ vai hay lưng nó mà lại thành vỗ phía lưng dưới của nó, và nó về nhà than phiền là bà giáo “touched me inappropriately”!  Bà giáo nghĩ sao đây?  Tôi vừa buồn vừa giận, lại nhớ tới câu chuyện anh bạn kể hồi mới sang đi làm phụ giáo.  Chắc là đầu óc c̣n vương vấn đến quê hương, đi mà đầu óc để đâu đâu, và cũng c̣n đầy cung cách VN, đi vào pḥng vệ sinh dành cho học tṛ (pḥng nào chẳng thế, cần ǵ phải vào pḥng giáo sư) rồi bị học sinh than phiền là cố t́nh “exposed himself”!

 

Tất cả những hiểu lầm tai hại trên đều là do những khác biệt cá nhân, những khía cạnh văn hoá mà chỉ không may một chút là chuyện nhỏ thành chuyện lớn. Tôi đi dậy ở Ventura đúng 25 năm, bây giờ về hưu rồi, ngoảnh nh́n lại thấy giật ḿnh và mừng là ḿnh đă không gặp chuyện ǵ quá đáng và oan uổng chỉ v́ sự khác biệt của ḿnh.

 

Ngày tháng trôi qua, tôi cũng quen dần và hội nhập với nền văn hoá mới; đồng thời v́ tiếp xúc nhiều với tuổi trẻ Mỹ, tôi hiểu họ  hơn, tôi hiểu tôi hơn, trân quí ǵn giữ di sản văn hoá của tôi và  thông cảm với những cái của họ.  Đầu óc tôi phóng khoáng hơn khi đối đầu với các khác biệt.  Ngoài những khó khăn phải vượt qua để tồn tại trong môi trường Mỹ, tôi cũng có nhiều kỷ niệm với học tṛ tôi.  Nhưng thành thực mà nói, t́nh cảm đó không sâu đậm như t́nh thầy tṛ VN.  Nó chỉ lướt đi v́ mọi người đều bận chạy theo cuộc sống, theo ḍng đời.  Một văn hoá coi tự do cá nhân, sự riêng tư là trọng, lại đầy đủ về phương diện vật chất, ít  ai phụ thuộc vào ai về phương  diện kinh tế th́ con người khó mà đến gần nhau.  Ngay cả trong cộng đồng người Việt chúng ta, có  lẽ những h́nh ảnh các bà nội ngoại lễ mễ đem quà khi đến thăm các cháu và h́nh  ảnh các cháu chờ bà, tranh nhau cái bánh kẹp bây giờ chỉ c̣n là kỷ niệm...

 

Nhưng tôi không quên được những năm đi dậy trường Mỹ, món quà đầu tiên tôi nhận được vào một dịp lễ Giáng sinh là từ một người học tṛ gốc Á châu.

 

 

 

                                                                     Thu Lê        11/4/03