Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 30 31 32 33 34 ... 98
Send Topic In ra
Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương (Read 124695 times)
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #465 - 01. Oct 2008 , 09:57
 
Thân Chào anh Cóc nhiều tên và cô KaHát

Chị Kahát mang... cho anh Cóc nhiều tên mà chả thấy gi hết.  Thôi nè để TL mang đồ nhậu đến cho anh nè anh L

...

...

...

...


Happy nhé anh Cóc và chị KaHát
Back to top
 
 
IP Logged
 
tranvanluong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 766
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #466 - 01. Oct 2008 , 11:45
 
Tuyet Lan wrote on 01. Oct 2008 , 09:57:
Thân Chào anh Cóc nhiều tên và cô KaHát

Chị Kahát mang... cho anh Cóc nhiều tên mà chả thấy gi hết.  Thôi nè để TL mang đồ nhậu đến cho anh nè anh L

...

...

...

...


Happy nhé anh Cóc và chị KaHát


Cám ơn chị TL nhiều lắm.

Phen này Cóc hẳn chết quay lơ, Huh
Tôm bé tôm to thấy muốn khờ. Shocked
Rượu trắng, rượu vàng, ôi đủ cả ,
Tha hồ nhậu xỉn để làm thơ.  Grin Wink(thơ con cóc í) Wink Smiley


Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #467 - 03. Oct 2008 , 09:13
 
tranvanluong wrote on 01. Oct 2008 , 11:45:
Cám ơn chị TL nhiều lắm.

Phen này Cóc hẳn chết quay lơ, Huh
Tôm bé tôm to thấy muốn khờ. Shocked
Rượu trắng, rượu vàng, ôi đủ cả ,
Tha hồ nhậu xỉn để làm thơ.  Grin Wink(thơ con cóc í) Wink Smiley





Đúng đấy anh Cóc nhiều tên
Tôm bé tôm to mơì anh xơi
Có cả rượu trắng rượu vàng - ôi thích nhỉ
Nhưng - chết quay lơ. thì anh Cóc ơi chớ chớ xin đừng 

anh Cóc a
TL


Back to top
« Last Edit: 03. Oct 2008 , 09:15 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
tranvanluong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 766
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #468 - 03. Oct 2008 , 09:40
 
Tuyet Lan wrote on 03. Oct 2008 , 09:13:
Đúng đấy anh Cóc nhiều tên
Tôm bé tôm to mơì anh xơi
Có cả rượu trắng rượu vàng - ôi thích nhỉ
Nhưng - chết quay lơ. thì anh Cóc ơi chớ chớ xin đừng  

anh Cóc a
TL




Chị TL ui,

Sao chết đuợc đây hỡi chị Lan,
Khi tôm, rượu, thịt vẫn trên bàn. Tongue
Trưa chiều sáng tối ngồi ăn mãi,  Sad Cheesy
Cóc mập thù lù chớ có than !  Wink Smiley

Cóc dại chi mà chết  Grin Cheesy

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #469 - 06. Oct 2008 , 10:25
 
tranvanluong wrote on 03. Oct 2008 , 09:40:
Chị TL ui,

Sao chết đuợc đây hỡi chị Lan,
Khi tôm, rượu, thịt vẫn trên bàn. Tongue
Trưa chiều sáng tối ngồi ăn mãi,  Sad Cheesy
Cóc mập thù lù chớ có than !  Wink Smiley

Cóc dại chi mà chết  Grin Cheesy



Anh Lương ơi,

Khi nào mà anh mập thù lù được thì nhớ chụp 1 tấm hình cho cả nhà chiêm ngưỡng vói nhé  Cheesy
Hay là anh muốn giữ cho khỏi có những đường cong (phệ  Tongue) thì để My lại thắc mắc lẩm cẩm thơ văn cho anh nhịn trưa đi lang thang tìm sách vậy .  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
tranvanluong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 766
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #470 - 06. Oct 2008 , 12:08
 
Quote:
Anh Lương ơi,

Khi nào mà anh mập thù lù được thì nhớ chụp 1 tấm hình cho cả nhà chiêm ngưỡng vói nhé  Cheesy
Hay là anh muốn giữ cho khỏi có những đường cong (phệ  Tongue) thì để My lại thắc mắc lẩm cẩm thơ văn cho anh nhịn trưa đi lang thang tìm sách vậy .  Wink


Cám ơn chị Đặng Mỹ. Khi nào tôi thù lù sẽ báo cáo ngay để chị cho chạy thể thao buổi trưa (thực tình là xe chạy nên chỉ có cái xe bị gầy còn tài xế vẫn "phì nhiêu" ) Grin Wink Cheesy

L
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #471 - 06. Oct 2008 , 20:54
 
tranvanluong wrote on 06. Oct 2008 , 12:08:
Cám ơn chị Đặng Mỹ. Khi nào tôi thù lù sẽ báo cáo ngay để chị cho chạy thể thao buổi trưa (thực tình là xe chạy nên chỉ có cái xe bị gầy còn tài xế vẫn "phì nhiêu" ) Grin Wink Cheesy

L


Anh Lương à, cái xe nó chạy chứ anh không phải chạy nhưng anh bỏ 1 bữa trưa còn hạ cholesterol tốt gấp mấy chạy  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
tranvanluong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 766
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #472 - 07. Oct 2008 , 05:14
 
Quote:
Anh Lương à, cái xe nó chạy chứ anh không phải chạy nhưng anh bỏ 1 bữa trưa còn hạ cholesterol tốt gấp mấy chạy  Wink



Vừa chạy vừa ăn đó chị ơi,
Cái mồm chép chép phút nào ngơi, Tongue
Tôm hùm mới hết vài ba trự,
Bíp tếch dăm cân Cóc lại xơi  Grin Cheesy

Cóc đai ớt  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
tranvanluong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 766
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #473 - 09. Oct 2008 , 04:52
 
Kính gửi quý vị trưởng thượng và quý anh chị con cóc Thiền cuối tuần.

Dạo:
    Đêm dài, vọng tưởng lung linh,
Một tay khẽ vỗ, rung rinh đất trời
.


Cóc Thiền cuối tuần:


         夜 靜
雲 泣 燈 殘 月 久 眠,
遊 僧 閉 目 坐 藍 前.
寡 蛩 喞 喞 招 孤 影,
甘 雨 飄 飄 落 廢 田.
妙 法 維 摩 還 寂 默,
高 床 鄧 隱 永 安 然.
僧 袍 獨 袖 輕 輕 動,
隻 手 鳴 聲 振 大 天.
          陳文良



Âm Hán Việt:

                Dạ Tĩnh

Vân khấp, đăng tàn, nguyệt cửu miên,
Du tăng bế mục tọa lam tiền .
Quả cùng tức tức chiêu cô ảnh,
Cam vũ phiêu phiêu lạc phế điền.
Diệu pháp, Duy Ma hoàn tịch mặc,
Cao sàng, Đặng Ẩn vĩnh an nhiên.
Tăng bào độc tụ khinh khinh động,
Chích thủ minh thanh chấn đại thiên.
               Trần Văn Lương


Dịch nghĩa:

            Tĩnh Lặng Của Đêm
Mây khóc, đèn tàn, trăng đã ngủ từ lâu,
Ông tăng vân du (đang) nhắm mắt ngồi trước chùa.
Con dế góa ti tỉ gọi bóng lẻ,
Mưa ngọt nhẹ nhàng rơi xuống ruộng hoang.
Pháp huyền diệu,  Duy Ma Cật vẫn im lìm lặng lẽ, (1)
Giường cao, Đặng Ẩn Phong luôn an nhiên tự tại.(2)
Ống tay áo đơn độc của chiếc tăng bào nhẹ lay,
Tiếng kêu của bàn tay đơn lẻ làm rung động đất trời. (3)


Ghi chú:

(1)  Bích Nham Lục, tắc 84 , Duy Ma Bất Nhị:

(Văn Thù Sư Lợi (Manjusri) vâng lệnh Đức Phật đi thăm Duy Ma Cật (Vimalakirti) đang nằm bệnh ở Tỳ Da Ly).

        Duy Ma Cật hỏi Văn Thù Sư Lợi:
        - Thế nào là Bồ tát nhập bất nhị pháp môn?
        Văn Thù Sư Lợi:
        - Theo ý tôi thì nơi tất cả các pháp, vô ngôn vô thuyết, vô thị vô thức, ly ngôn vấn đáp, đó chính gọi là nhập bất nhị pháp môn.
        Rồi Văn Thù Sư Lợi hỏi lại Duy Ma Cật:
        - Chúng tôi ai cũng nói cả rồi, giờ xin nhân giả nói thế nào là Bồ tát nhập bất nhị pháp môn.
         (Duy Ma Cật im lặng -- Thiền sử gọi đây là sự im lặng sấm sét).

        Sư (Tuyết Đậu) nói:
        - Duy Ma Cật nói gì vậy?
        Lại bảo:
        - Khám phá xong rồi.

(2) Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 3, truyện Thiền Sư Đặng Ẩn Phong

       Sư (Đặng Ẩn Phong) đến Qui Sơn, vào nhà tăng lên đầu phản gỗ ngồi, cổi bỏ y bát. Qui Sơn (Linh Hựu) nghe tin sư thúc tới, sửa soạn oai nghi xuống chào . Sư thấy Qui Sơn, bèn làm bộ nằm xuống . Qui Sơn trở về phương trượng, Sư lại ra đi.
       Một khoảng thời gian sau đó, Qui Sơn hỏi thị giả:
       - Sư thúc còn đó không?
       Thị giả bạch:
       - Đã đi rồi.
      Qui Sơn :
       - Khi đi có nói câu gì không?
      Thị giả:
       - Chẳng có nói câu nào cả.
      Qui Sơn:
       - Đừng nói không có câu nào, tiếng kia vang rền như sấm.

(3) Tiếng vỗ của một bàn tay
       Đây là công án Chích Thủ Diệu Thanh rất nổi tiếng của Bạch Ẩn Huệ Hạc (Hakuin Ekaku, 1686-1769), một trong những Thiền Sư lớn của tông Lâm Tế Nhật Bản.

Công án :
       Bạch Ẩn Thiền Sư : "Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay ?"
                               hay :  "Hãy nghe tiếng vỗ của một bàn tay."

Cùng với công án chữ Vô của Triệu Châu, công án này đã được dùng làm phương tiện khai ngộ cho rất nhiều môn đệ Thiền.


Phỏng dịch thơ:

         Đêm Tĩnh Lặng

Mây héo, trăng đèn bỏ chốn chơi,
Trước sân, tăng tĩnh tọa quên lời.
Hồn đơn, dế góa âu sầu gọi,
Đồng vắng, mưa mềm lác đác rơi.
Diệu pháp, Duy Ma còn lặng nín,
Thiền sàng, Đặng Ẩn vẫn nằm ngơi.
Tăng bào nửa mảnh vừa lay nhẹ,
Tiếng vỗ một tay dậy đất trời.
            Trần Văn Lương
               Cali, 10/2008



Lời tán lếu của Phi Dã Thiền Sư:
     Cô chưởng nan minh, một bàn tay vỗ làm sao kêu, gã họ Trần rõ là vớ vẩn!
     Ơ hay, tiếng gì mà ầm ầm như tiếng sấm thế này? Lão tăng mơ ngủ chăng?

Lời bàn ngang của Thiền Sư Không Mật:
      Ối dào! Cái lão Phi Dã này, sao lão không chịu khó im đi một tí cho thiên hạ nhờ. Lão cứ ồn ào mãi thế này thì làm sao thiên hạ nghe được tiếng sấm kia cơ chứ?         
      Khẩu nghiệp, than ôi!
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #474 - 10. Oct 2008 , 07:45
 
tranvanluong wrote on 09. Oct 2008 , 04:52:
(


....
3) Tiếng vỗ của một bàn tay:  
  Đây là công án Chích Thủ Diệu Thanh rất nổi tiếng của Bạch Ẩn Huệ Hạc (Hakuin Ekaku, 1686-1769), một trong những Thiền Sư lớn của tông Lâm Tế Nhật Bản.

Công án :
  Bạch Ẩn Thiền Sư : "Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay ?"  
      hay :  "Hãy nghe tiếng vỗ của một bàn tay."

Cùng với công án chữ Vô của Triệu Châu,
công án này đã được dùng làm phương tiện khai ngộ cho rất nhiều môn đệ Thiền.
 


Anh Lương ơi,

My cứ đọc đi đọc lại nãy giờ để coi cái đầu đặc kịt của My có vỡ ra được chút gì không  Undecided.
Chỉ riêng đoạn trên thôi, anh có thể nói rõ thêm được không ạ ?
Anh nhắn dùm Thiền Sư Không Mật là ngài có đưỢc ghép  mật chưa mà cứ tì tì ăn chất béo và tu... rượu  Huh Grin


Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2008 , 07:48 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
tranvanluong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 766
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #475 - 10. Oct 2008 , 09:44
 
Quote:
Anh Lương ơi,

My cứ đọc đi đọc lại nãy giờ để coi cái đầu đặc kịt của My có vỡ ra được chút gì không  Undecided.
Chỉ riêng đoạn trên thôi, anh có thể nói rõ thêm được không ạ ?
Anh nhắn dùm Thiền Sư Không Mật là ngài có đưỢc ghép  mật chưa mà cứ tì tì ăn chất béo và tu... rượu  Huh Grin




Chị Đặng Mỹ mến,
Có nhiều cách để đạt được đến giác ngộ (illumination). Tu tập công án là một. Tôi xin paste lại đây bài trong wikipedia nói về Công án, hy vọng giải đáp phần nào thắc mắc của chị :


"
Công án (zh. gōng-àn 公案, ja. kōan) có nguyên nghĩa là một án công khai, quyết định phải trái trong quan phủ. Trong Thiền tông, thuật ngữ quan trọng này chỉ một phương pháp tu tập thiền định đặc biệt.

Công án có thể là một đoạn kinh, một kinh nghiệm giác ngộ, một câu chuyện về một vị sư, một cuộc đàm thoại, vấn đáp hay một cuộc pháp chiến. Nhưng chúng có chung một điều là đề cập đến thể tính của vạn vật. Đặc trưng của công án là thường thường nghịch lí, "nằm ngoài phạm vi của lí luận". Công án không phải là "câu đố" thông thường vì nó không hề được giải đáp bằng lí luận, muốn hiểu nó phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức.

Khoảng giữa thế kỉ thứ 10, Thiền tông bắt đầu dùng công án như phương tiện để giáo hoá và các thiền sinh sử dụng chúng làm đối tượng quán tưởng trong lúc thiền. Vì lời giải của công án thường nằm ngoài lí luận, nên thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy và bị buộc phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lí luận nhị nguyên. Với tâm thức này, thiền sinh có một kinh nghiệm trực tiếp về thể tính. Phương tiện công án được phổ biến trong các dòng thiền Lâm Tế tông, Tào Động tông ở Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta cho rằng, gom góp lại có tất cả khoảng 1700 công án - một con số mang giá trị trừu tượng - và trong số đó 500-600 ngày nay còn được lưu hành tại Nhật. Phần lớn các công án được ghi lại trong các tập như Vô môn quan, Bích nham lục, Thong dong lục, Lâm Tế lục.

Người ta thường nhắc đến việc sử dụng công án làm phương tiện tu tập trong tông Lâm Tế nhưng chính tông Tào Động cũng thường hay sử dụng. Các vị Thiền sư sau này khuyến khích môn đệ của mình tham quán công án nhằm cản trở tâm thức của thiền sinh trở lại tâm trạng của phàm phu - sau khi đã nếm được mùi vị giác ngộ lần đầu, có thể gọi là "lần đầu thấy đạo". Ngoài ra, việc quán công án cũng giúp thiền sinh phát triển và mở rộng kinh nghiệm giác ngộ cho đến lúc tỉnh ngộ triệt để, được thầy ấn khả.

Khi trắc nghiệm sự chứng ngộ của môn đệ trong lúc tu tập công án cấp cao, các vị Thiền sư thường đặt ra những câu hỏi đặc biệt, hỏi ngang dọc, hỏi về sự liên hệ của công án (thiền sinh đang quán) với giáo lí Đại thừa, đặt những câu hỏi mới, khác biệt (tạp tắc 雜則, ja. zassoku) song song với công án gốc (bản tắc 本則, ja. honsoku) và vì vậy, công án chính được sáng rọi cùng tận bằng nhiều cách khác nhau. Điều dĩ nhiên là thiền sinh không thể tham quán tất cả 1700 công án nhưng một số tương đối lớn được tham quán và thiền sinh được trắc nghiệm tường tận.
"



Còn chuyện rượu thịt thì 2 xừ Phi Dã và Không Mật bảo với tôi là : "Sắc sắc không không, rượu không phải là rượu mà cũng có thể là rượu, hoặc vừa là rượu vừa không là rượu, hoặc vừa chẳng phải rượu vừa chẳng phải không là rượu."  Tongue Embarrassed
Thành ra có uống cũng như không uống vậy  Tongue  Cheesy Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #476 - 10. Oct 2008 , 19:42
 
tranvanluong wrote on 10. Oct 2008 , 09:44:
Chị Đặng Mỹ mến,
Có nhiều cách để đạt được đến giác ngộ (illumination). Tu tập công án là một. Tôi xin paste lại đây bài trong wikipedia nói về Công án, hy vọng giải đáp phần nào thắc mắc của chị :


"
Công án (zh. gōng-àn 公案, ja. kōan) có nguyên nghĩa là một án công khai, quyết định phải trái trong quan phủ. Trong Thiền tông, thuật ngữ quan trọng này chỉ một phương pháp tu tập thiền định đặc biệt.

Công án có thể là một đoạn kinh, một kinh nghiệm giác ngộ, một câu chuyện về một vị sư, một cuộc đàm thoại, vấn đáp hay một cuộc pháp chiến. Nhưng chúng có chung một điều là đề cập đến thể tính của vạn vật. Đặc trưng của công án là thường thường nghịch lí, "nằm ngoài phạm vi của lí luận". Công án không phải là "câu đố" thông thường vì nó không hề được giải đáp bằng lí luận, muốn hiểu nó phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức.

Khoảng giữa thế kỉ thứ 10, Thiền tông bắt đầu dùng công án như phương tiện để giáo hoá và các thiền sinh sử dụng chúng làm đối tượng quán tưởng trong lúc thiền. Vì lời giải của công án thường nằm ngoài lí luận, nên thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy và bị buộc phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lí luận nhị nguyên. Với tâm thức này, thiền sinh có một kinh nghiệm trực tiếp về thể tính. Phương tiện công án được phổ biến trong các dòng thiền Lâm Tế tông, Tào Động tông ở Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta cho rằng, gom góp lại có tất cả khoảng 1700 công án - một con số mang giá trị trừu tượng - và trong số đó 500-600 ngày nay còn được lưu hành tại Nhật. Phần lớn các công án được ghi lại trong các tập như Vô môn quan, Bích nham lục, Thong dong lục, Lâm Tế lục.

Người ta thường nhắc đến việc sử dụng công án làm phương tiện tu tập trong tông Lâm Tế nhưng chính tông Tào Động cũng thường hay sử dụng. Các vị Thiền sư sau này khuyến khích môn đệ của mình tham quán công án nhằm cản trở tâm thức của thiền sinh trở lại tâm trạng của phàm phu - sau khi đã nếm được mùi vị giác ngộ lần đầu, có thể gọi là "lần đầu thấy đạo". Ngoài ra, việc quán công án cũng giúp thiền sinh phát triển và mở rộng kinh nghiệm giác ngộ cho đến lúc tỉnh ngộ triệt để, được thầy ấn khả.

Khi trắc nghiệm sự chứng ngộ của môn đệ trong lúc tu tập công án cấp cao, các vị Thiền sư thường đặt ra những câu hỏi đặc biệt, hỏi ngang dọc, hỏi về sự liên hệ của công án (thiền sinh đang quán) với giáo lí Đại thừa, đặt những câu hỏi mới, khác biệt (tạp tắc 雜則, ja. zassoku) song song với công án gốc (bản tắc 本則, ja. honsoku) và vì vậy, công án chính được sáng rọi cùng tận bằng nhiều cách khác nhau. Điều dĩ nhiên là thiền sinh không thể tham quán tất cả 1700 công án nhưng một số tương đối lớn được tham quán và thiền sinh được trắc nghiệm tường tận.
"



Còn chuyện rượu thịt thì 2 xừ Phi Dã và Không Mật bảo với tôi là : "Sắc sắc không không, rượu không phải là rượu mà cũng có thể là rượu, hoặc vừa là rượu vừa không là rượu, hoặc vừa chẳng phải rượu vừa chẳng phải không là rượu."  Tongue Embarrassed
Thành ra có uống cũng như không uống vậy  Tongue  Cheesy Wink



Thân Chào anh Lương

Cám ơn anh đã cho đọc 1 bài thơ thật hay - lại thêm 1 bài nói về những công án thiền - TL không ở bên giòng Thiền nên đây cũng la dịp để TL học hỏi chút đỉnh về Thiền.   
Cám ơn anh L nhiều nhé
TL

Back to top
 
 
IP Logged
 
tranvanluong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 766
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #477 - 13. Oct 2008 , 06:14
 
Tuyet Lan wrote on 10. Oct 2008 , 19:42:
Thân Chào anh Lương

Cám ơn anh đã cho đọc 1 bài thơ thật hay - lại thêm 1 bài nói về những công án thiền - TL không ở bên giòng Thiền nên đây cũng la dịp để TL học hỏi chút đỉnh về Thiền.  
Cám ơn anh L nhiều nhé
TL



Chị TL mến,
Cám ơn chị đã đọc và feedback.
Rất vui khi giúp được chị giải trí một chút . Smiley
Hy vọng là 2 Me xừ Phi Dã và Không Mật không ồn ào làm phiền mọi người  Tongue Cheesy Grin
L

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #478 - 14. Oct 2008 , 12:42
 
tranvanluong wrote on 10. Oct 2008 , 09:44:
Chị Đặng Mỹ mến,
Có nhiều cách để đạt được đến giác ngộ (illumination). Tu tập công án là một. Tôi xin paste lại đây bài trong wikipedia nói về Công án, hy vọng giải đáp phần nào thắc mắc của chị :


"
Công án (zh. gōng-àn 公案, ja. kōan) có nguyên nghĩa là một án công khai, quyết định phải trái trong quan phủ. Trong Thiền tông, thuật ngữ quan trọng này chỉ một phương pháp tu tập thiền định đặc biệt.

Công án có thể là một đoạn kinh, một kinh nghiệm giác ngộ, một câu chuyện về một vị sư, một cuộc đàm thoại, vấn đáp hay một cuộc pháp chiến. Nhưng chúng có chung một điều là đề cập đến thể tính của vạn vật. Đặc trưng của công án là thường thường nghịch lí, "nằm ngoài phạm vi của lí luận". Công án không phải là "câu đố" thông thường vì nó không hề được giải đáp bằng lí luận, muốn hiểu nó phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức.

Khoảng giữa thế kỉ thứ 10, Thiền tông bắt đầu dùng công án như phương tiện để giáo hoá và các thiền sinh sử dụng chúng làm đối tượng quán tưởng trong lúc thiền. Vì lời giải của công án thường nằm ngoài lí luận, nên thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy và bị buộc phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lí luận nhị nguyên. Với tâm thức này, thiền sinh có một kinh nghiệm trực tiếp về thể tính. Phương tiện công án được phổ biến trong các dòng thiền Lâm Tế tông, Tào Động tông ở Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta cho rằng, gom góp lại có tất cả khoảng 1700 công án - một con số mang giá trị trừu tượng - và trong số đó 500-600 ngày nay còn được lưu hành tại Nhật. Phần lớn các công án được ghi lại trong các tập như Vô môn quan, Bích nham lục, Thong dong lục, Lâm Tế lục.

Người ta thường nhắc đến việc sử dụng công án làm phương tiện tu tập trong tông Lâm Tế nhưng chính tông Tào Động cũng thường hay sử dụng. Các vị Thiền sư sau này khuyến khích môn đệ của mình tham quán công án nhằm cản trở tâm thức của thiền sinh trở lại tâm trạng của phàm phu - sau khi đã nếm được mùi vị giác ngộ lần đầu, có thể gọi là "lần đầu thấy đạo". Ngoài ra, việc quán công án cũng giúp thiền sinh phát triển và mở rộng kinh nghiệm giác ngộ cho đến lúc tỉnh ngộ triệt để, được thầy ấn khả.

Khi trắc nghiệm sự chứng ngộ của môn đệ trong lúc tu tập công án cấp cao, các vị Thiền sư thường đặt ra những câu hỏi đặc biệt, hỏi ngang dọc, hỏi về sự liên hệ của công án (thiền sinh đang quán) với giáo lí Đại thừa, đặt những câu hỏi mới, khác biệt (tạp tắc 雜則, ja. zassoku) song song với công án gốc (bản tắc 本則, ja. honsoku) và vì vậy, công án chính được sáng rọi cùng tận bằng nhiều cách khác nhau. Điều dĩ nhiên là thiền sinh không thể tham quán tất cả 1700 công án nhưng một số tương đối lớn được tham quán và thiền sinh được trắc nghiệm tường tận.
"


Anh Lương Ơi,

Cám ơn Anh chỉ dẫn , dù My đọc cũng hiểu lơ mơ thôi. Nghe được tiếng hét thinh lặng, tiếng vỗ của một bàn tay,  đúng là đã vượt lên trên, thoát ra khỏi cái lý lẽ bình thường để sang một cấp bậc khác của nhân thức  rồi. Làm sao để có thể đạt được như vậy  Huh



Quote:
Còn chuyện rượu thịt thì 2 xừ Phi Dã và Không Mật bảo với tôi là : "Sắc sắc không không, rượu không phải là rượu mà cũng có thể là rượu, hoặc vừa là rượu vừa không là rượu, hoặc vừa chẳng phải rượu vừa chẳng phải không là rượu."  Tongue Embarrassed
Thành ra có uống cũng như không uống vậy  Tongue  Cheesy Wink



Ở đây có người giữ danh hiệu Cối Chày rồi, chắc anh muốn canh tranh phải không ạ
Back to top
« Last Edit: 14. Oct 2008 , 12:45 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
tranvanluong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 766
Re: Hang Cóc Thơ - Trần Văn Lương
Reply #479 - 15. Oct 2008 , 05:00
 
Quote:
Ở đây có người giữ danh hiệu Cối Chày rồi, chắc anh muốn canh tranh phải không ạ


Chị Đặng Mỹ ui,
Tôi hỏi 2 xừ Thiền sư Phi Dã và Không Mật đó thì 2 xừ ấy cười cười và bảo : Đó là Tứ cú của Thiền tông đấy, chứ 2 xừ ấy không có ý muốn cạnh tranh mí ai cả vì

Tu hành nào dám cạnh tranh ai , Undecided
Tại cái tội già lại nói dai  Tongue Wink
Ai muốn Cối Chày xin nhượng hết,
Chỉ mong tôm thịt mí vài chai  Grin Cheesy Smiley

Mặn là chay, chay là mặn  Huh  Cheesy Wink. Thiện tai!  Tongue Grin

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 30 31 32 33 34 ... 98
Send Topic In ra