Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 66 67 68 69 70 ... 93
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 100789 times)
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1005 - 23. Jul 2014 , 10:44
 
  TV cám ơn bạn hiền TL đã vào đây chia xẻ bài viết buồn và hay quá.
 
  Giửa tuần , Tv mang bài thơ tếu , để thay đổi không khí nhé.

  CỤ BA BÚA 70 TUỔI CHẲN
  CƯỚI CÔ VỢ NHỎ NHẮN 20
  2 NĂM SAU , MẶT CỤ THẬT TƯƠI
  CÔ VỢ ĐÃ THÀNH " NGƯỜI SẢN PHỤ  "
HÔM VỢ SANH , Y TÁ HỎI CỤ
Ở TUỔI NẦY MÀ CỤ CÒN GÂN
CỤ LÀM SAO NHƯ CÓ PHÉP THẦN
CỤ CHỈ CƯỜI , CÁI THÂN THÌ LẢO
NHƯNG CÁI MÁY VẪN HOÀN HẢO
1 NĂM SAU , " TÁI ĐÁO BẢO SANH "
CÔ VỢ LẠI ÔM BỤNG CHÌNH ÌNH
BẦU ĐÃ DÍNH , CÒN MAU HƠN TRƯỚC
Y TÁ NHÌN CỤ THÁN PHỤC
QUẢ CỤ LÀ 1 BỰC PHI THƯỜNG
CỤ BA NÓI VỚI GIỌNG NHÚNG NHƯỜNG
VẪN LÀ MÁY BÌNH THƯỜNG , CHẠY KHOẺ
NĂM SAU NỬA , CÔ VỢ LẠI ĐẺ
ÔNG CỤ MẶT HỂ HẢ , HÂN HOAN
BẢO Y TÁ CỤ VẪN CÒN NGON
CÔ Y TÁ NHẸ NHÀNG BẢO CỤ
DẠ ĐÚNG VẬY , NHƯNG DẦU ĐÃ CỦ
CỤ CẦN THAY...CHÁU NÓ ĐEN THUI.

LƯỢM VẶT

...

  Thân mến chúc cả chợ những ngày an bình , như ý.

  TVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1006 - 24. Jul 2014 , 18:39
 
(Lụm trên net)
Điều tồi tệ của đất nước Sanh-ga-po


Lang thang tại Sanh-ga-bo trong mấy ngày vừa qua,  nhựng tui thấy đất nước này có những điều vô cùng tồi tệ. Kể ra chút cho pà kon nghe chơi:
...

1- Đầu tiên dễ nhận thấy đó là trên khắp con đường của Sanh không hề có bóng dáng cảnh sát. Điều này đã tạo nên một sự đơn điệu vô cùng to lớn cho đường phố. Trong khi ở Việt Nam ta đâu đâu cũng có bóng dáng của Cảnh sát giao thông. Đôi khi 1 cột đèn mà tề tựu đến những 4,5 anh - vừa Giao Thông, vừa Xung Kích vừa Cơ Động. Màu áo vàng hòa quyện màu áo xanh thật là đẹp mắt. Khi tui hỏi người Sanh "Sao không thấy cảnh sát trên đường?", thì họ trợn mắt ngạc nhiên "Cảnh sát ngoài đường để làm gì? Dân tao ý thức, đất nước tao an toàn mà. Mày có ra đường một mình 2h khuya cũng không sao đâu". Chưa thỏa mãn tui gặng tiếp" Ok dân mày tốt, nhưng rủi dân nước khác nó tới làm bậy thì seo?". Nghe xong thằng Sanh nó cười hô hố "Ở Sanh cướp giật là tội nặng lém. Tù cho mọt gông luôn, thậm chí có thể lên tới tử hình á. Mày dám hông?". CHỦ QUAN. Một đất nước hết sức là chủ quan!



2- Thứ hai đó là ở Sanh không có rác. Cha mạ ơi cái gì mà kiếm miếng rác đỏ con mắt không ra. Một đất nước láng o như vại thì những ngành nghề như móc bọc, ve chai, lụm rác, phế liệu... sẽ đi về đâu? Xin hỏi sẽ đi về đâu ???

...

3- Ở những nơi công cộng tại Sanh người ta hay đặt những máy nước uống để dân du lịch hay người đi đường đều có thể tấp vào hứng uống. Gì chớ vụ này tui thấy Chánh phủ Sanh quá là dại dột. Vì nếu cứ cho uống chùa như vại thì còn ai bỏ tiền mua nước uống đóng chai nữa? Và như vại đất Sanh sẽ thất thoát một khoản thu khổng lồ từ ngành công nghiệp nước giải khát. Quá dại, quá dại!

...


4- Đa phần Toi-lết công cộng ở Sanh đều đẹp và sạch sẽ, như cái hềnh tui chộp mới nhìn cứ tưởng Toi-lết khách sạn 5 sao. Đây là một sự LÃNG PHÍ vô cùng nghiêm trọng. Hết chiện đi đổ tiền đầu tư trang trí cho mấy cái Toi-lết.

...


5- Toi-lết công cộng ở Sanh họ có hẳn một phòng vệ sinh riêng cho Mẹ và Baby. Trong đó họ sẽ thiết kế thêm một cái ghế con cho Baby ngồi để Mẹ có thể thoải mái đi vệ sinh mà không vướng bận con nhỏ. Đây là sự chu đáo hết sức ấu trĩ vì sướng quá sẽ sanh tệ. Cứ cái đà này kỹ năng chăm con của các bà Mẹ dần dần sẽ bị thui chột một cách nghiêm trọng cho coi.

...


6- Cái vụ cuối cùng mới đỉnh nè. Bữa tui đi uống nước với mấy người Sanh. Uống xong thì họ chồm tới xin tui cái khoen lon Coca cola. Tui hỏi xin làm giề thì họ hào hứng cho biết "Tụi tao gom góp cái khoen này để ủng hộ giúp đỡ cho mấy trường học. Vì Nhà trường sẽ bán nó để gây quỹ học đường. Và những khoen này sau đó sẽ được tái chế phục vụ việc sản xuất chân tay giả cho người tàn tật. Tụi tao làm như vậy nhà trường vừa có quỹ mà người tàn tật cũng đã gián tiếp được giúp đỡ". Úi giời ơi, tưởng đâu Sanh-ga-bo nó giàu có lém, ai ngờ nó KEO KIỆT thấy mà ghê. Có cái khoen lon mà cũng đi gom góp ... Túm tới túm lui đi đâu cũng thấy chỉ có Xứ Ta mới đúng nghĩa là thiên đường. Nhệ! Hề hề hề!

Huỳnh Lộc Bích-Huyền
Back to top
« Last Edit: 24. Jul 2014 , 18:39 by Ngố »  
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1007 - 24. Jul 2014 , 18:51
 
...

Anh Sháu ui, em ngộ biết rành tiếng Việt nhưng đọc tấm biển này nó hỏng hiểu, nhờ anh Sháu giải thích dùm nó nhang.Grand merci anh Sháu
  Cry
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1008 - 25. Jul 2014 , 20:43
 
Triết Lý :Thằng ăn cắp

Ở một làng nào đó bên xứ Ấn Độ, có một thương gia nghèo. Ðời sống khó khăn, nạn cường hào ác bá quá đỗi lộng hành khiến bác ta sống không nổi, phải bỏ đi một xứ xa sinh sống. Sống nơi đất khách quê người lâu ngày, lòng riêng vẫn tủi. Lại thêm tuổi đà xế bóng, tính ganh đua, lòng ham muốn cũng mỏi mòn. Một hôm chạnh nhớ cố hương, bác quyết định trở về. Bán hết tài sản lấy tiền mua vàng, gói vào một túi vải giấu trong túi hành lý khoác vai, bác lên đường về quê hương.


Trong vùng quê người thương gia, giữa một cánh đồng, dân trong vùng xây một ngôi chùa nhỏ để các nông phu buổi trưa ghé vào lễ Phật và nghỉ ngơi. Một cây bồ đề lâu năm che bóng rợp xuống một sân nhỏ lát gạch, một cái giếng khơi, nước mát và trong vắt, cũng là nơi cho khách bộ hành ghé chân nghỉ ngơi, giải khát, hoặc đôi khi ngủ qua đêm trong chùa. Chùa không có người coi. Phật tử trong chùa đều là nông dân. Lúc rảnh việc thì tự ý tới làm công quả quét tước, dọn dẹp, chăm sóc cho đám cây cỏ sân chùa lúc nào cũng hương khói quanh năm.






Sau nhiều ngày lặn lội đường xa, người thương gia về gần đến làng cũ. Trời đã xế trưa, nắng gắt. Ði ngang qua chùa, bác ghé vào nghỉ chân dưới gốc bồ đề. Ra giếng nước giải khát, rửa ráy sạch sẽ xong, bác vào chùa lễ Phật. Trong chùa vắng lặng. Bác thắp hương quỳ trước bàn thờ Phật. Ngước nhìn lên, nét mặt đức Thế Tôn vẫn trầm mặc như xưa nay, hơn mười năm qua không có gì thay đổi. Cảnh vật như đứng ngoài thời gian. Lễ xong, người thương gia rời chùa. Thấy bóng chiều đã ngả, đường về còn khá xa, bác liền rảo bước, bỏ quên túi hành lý trong chùa.

Buổi chiều hôm đó, một nông dân nghèo khổ trở về làng sau một ngày làm việc ngoài đồng. Ngang qua chùa, ngày nào cũng vậy, bác ghé vào lễ Phật trước khi trở về nhà. Lễ xong, bác trông thấy một túi vải to để gần bàn thờ.


Bác ta nghĩ thầm: “Không biết túi vải của ai đi lễ đã bỏ quên. Nhỡ có người tham tâm lấy mất thì tội nghiệp cho người mất của. Âu là cứ mang về nhà rồi bảng thông báo để trả lại cho người ta.”

Về đến nhà, bác nông dân gọi vợ con ra, trỏ vào túi vải, nói:

- Ðây là vật người ta bỏ quên trong chùa. Nay mình cứ tạm kiểm kê rõ ràng, đầy đủ, mai mốt có người đến nhận đúng thì trả lại cho người ta.

Giở ra xem, thấy có gói vàng to, người nông dân nghiêm giọng dặn vợ con:

- Vàng của người ta là một vật rất nguy hiểm. Nó làm nảy lòng tham. Mọi điều bất chính, bất lương, mọi sự đau khổ cũng từ đó phát sinh. Mẹ con mày chớ có dúng tay vào mà khốn!

Bác cất cẩn thận vào rương, khóa lại.



Người thương gia rảo bước về gần đến làng, nhìn xa xa ráng chiều êm ả, những làn khói bếp vương vấn trên rặng tre quen thuộc. Cảnh xưa vẫn còn trong trí bác so với nay như không có gì thay đổi sau hơn mười năm xa cách.

Vừa đến cổng làng, người thương gia mới sực nhớ đã bỏ quên túi hành lý ở chùa. Lo sợ, hốt hoảng, bác vội quay lại con đường cũ, vừa chạy vừa kêu:

- Khổ thân tôi! Thế là tôi mất hết cả sản nghiệp dành dụm từ hơn mười năm nay! Bao nhiêu công lao trôi sống trôi biển cả rồi! Khổ thân tôi chưa!

Người đi đường ai thấy cũng ngạc nhiên.

Tới chùa thì cảnh vẫn vắng tanh, bên trong chỉ có một cụ già đang lễ Phật. Người thương gia vội túm lấy cụ già, hốt hoảng hỏi:

- Túi đồ của tôi đâu? Vàng của tôi đâu?

Cụ già ngạc nhiên:

- Túi đồ nào của bác? Vàng nào của bác?

- Thì cái túi hành lý tôi để quên hồi xế trưa trong chùa này!

Cụ già vẫn bình thản:

- Quả thật lão không thấy túi đồ của bác. Lão đã sống thanh đạm cả đời, nỡ nào trong chốc lát vứt bỏ lương tâm mà tham của người. Bác cứ bình tĩnh. Của mất, có duyên còn có ngày lấy lại, vô duyên thì của cầm trong tay cũng mất. Túi đồ của bác đã thất lạc, bác lại mất luôn cả cái tâm công chính, đỗ vấy cho người là cớ làm sao?


 
 


Gần đây có một xóm làng, buổi chiều nông dân thường lễ Phật trước khi về nhà. Bác thử tới đó hỏi xem. Thói thường, thấy vàng là tối mặt lại. Nhưng cũng còn tùy. Cũng còn có nhiều người tốt.

Người thương gia nghe ra, nhận thấy mình vô lý, bèn xin lỗi cụ già rồi theo lời chỉ dẫn, tiếp tục đi tìm. Tới làng, ông ta hỏi nhiều người mà không ai biết. Nghĩ rằng sản nghiệp dành dụm trong mười năm của mình nay phút chốc như chiếc lá vàng rơi theo gió đưa, biết đâu là bờ bến mà tìm! Ðành phó mặc cho bước chân tình cờ may rủi. Khi tới cuối làng, giữa vườn cây cối um tùm có một căn nhà lá nhỏ tồi tàn. Trước cửa treo một tấm bảng đen, với hàng chữ trắng viết to: “Tôi có nhặt được một túi vải bỏ quên trong chùa. Ai là chủ xin tới nhận lại.”

Người thương gia mừng quýnh đập cửa, gặp anh nông dân ra mở hỏi:

- Bác là chủ túi đồ bỏ quên trong chùa?

- Vâng, chính tôi. Tôi đã để quên trong chùa hồi xế trưa nay. Xin cho tôi nhận lại.

- Nếu đó là của bác thì bác phải nói xem túi đồ của bác như thế nào? Trong đựng những gì?

Người thương gia trả lời:

- Ðó là túi vải, trong đựng một ít lương khô đi đường.

Người nông phu nói:

- Thế thì không phải túi đồ của bác.

- Thú thật với bác, cũng còn một số vàng trong một gói vải khác màu đỏ.


Người nông phu nghe tả đúng các đồ vật và số lượng vàng đựng trong túi vải, biết chắc người tới hỏi là chủ nhân bèn mở rương ra, nói với người thương gia:

- Quả thật đó là túi đồ của bác. Xin mời vào nhận.

Người thương gia nhận đủ số vàng, lòng vui khôn tả. Bác thấy cảnh nhà người nông dân nghèo nàn mà lại không có lòng tham, để tỏ lòng biết ơn, bác chia đôi số vàng gói vào một miếng vải đưa cho người nông dân. Bác nói:

- Vàng của tôi tưởng đã mất, may sao lại gặp tấm lòng quý của bác. Tôi xin biếu bác một nửa để tỏ lòng thành thật biết ơn.

Người nông dân ngạc nhiên:

- Trả lại món vật không phải của mình chỉ là một việc bình thường, có ơn gì mà được đền?

- Bác đã làm một điều thiện. Ðược đền ơn là đúng lẽ.

- Làm việc thiện là nghĩa vụ tự nhiên. Đạo lý xưa nay vẫn dạy như vậy.


Đó không phải là cái cớ để đòi hay nhận tiền thưởng. Cũng như lòng yêu dân tộc, yêu tổ quốc không phải là cái cớ để được trả công. Vàng của bác do công sức làm ra thì bác hưởng. Tôi có góp công lao gì vào đó mà chia phần? Thôi, xin bác hãy để tôi được sống yên vui trong cái nghèo của tôi hơn là sống giàu có nhờ vào của cải người khác. Như thế cũng là một cách ăn cắp.
 





Người thương gia không còn lý lẽ gì để nói thêm bèn khoác hành lý lên vai, bất thần vất gói vải đựng nửa số vàng lên bàn rồi bỏ chạy. Ý định của ông ta là bắt buộc bác nông dân phải nhận sự đền ơn, nhưng bác nông dân vội nhặt gói vàng rồi đuổi theo, miệng hô hoán:

- Bớ người ta, thằng ăn cắp! Bắt lấy thằng ăn cắp.

Dân trong làng nghe tiếng hô hoán liền đuổi theo bắt được người thương gia dẫn trở lại trước mặt bác nông dân, hỏi:

- Hắn đã ăn cắp vật gì của bác?

- Hắn định ăn cắp cái tâm công chính và chân thật mà tôi có được từ ngày tôi học Phật!



Những người làm việc công mà đòi trả ơn, làm việc thiện chỉ do tư lợi, làm việc nước cốt vì quyền hành địa vị... thảy đều không hiểu chuyện nầy!!

Nguồn : E-mai 1 người bạn
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1009 - 28. Jul 2014 , 00:08
 
Ngố wrote on 24. Jul 2014 , 18:51:
...

Anh Sháu ui, em ngộ biết rành tiếng Việt nhưng đọc tấm biển này nó hỏng hiểu, nhờ anh Sháu giải thích dùm nó nhang.Grand merci anh Sháu
  Cry

HeHeHe Anh Sháu cũng thua luôn , văn hoá XHCN đó mà !
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1010 - 28. Jul 2014 , 00:13
 

...

PHƯỢNG HỒNG


Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?
Chùm phượng vỹ em cầm là tuổi tôi mưới tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng - mối tình đầu

Mối tình đầu của tôi có gì ?
Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về

Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp
Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ lên cây
Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay ...

Mối tình đầu của tôi có gì ?
Chỉ một cây đàn nhỏ
Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
Ai cũng hiểu - Chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi ...
Thành câm
Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng
Em hái mùa hè trên cây
Chở kỷ niệm về nhà
Em chở mùa hè đi qua, còn tôi đứng lại
Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa .


Thành phố đã vào mùa mưa. Trên tầng không, phượng đã  bắt đầu chớm nụ và dàn đồng ca nhà ve chỉ chờ đến lúc được cất lên những  thanh âm báo hiệu mùa sang.

Đâu đó trong từng lớp học, bạn bè chuyền tay nhau lưu  bút - họ gửi vào đó tất cả những kỷ niệm yêu thương của một thời cắp  sách; những trăn trở, lo âu của mùa thi đang đến gần, và họ gửi vào nhau  những tin yêu, hy vọng về một một tương lai đang nẩy mầm trên từng khát  vọng.

Nhưng không phải cô cậu học trò nào cũng bày tỏ được nỗi lòng trên những  trang lưu bút, dù họ có quá nhiều điều để nói về những năm tháng bên  nhau dưới mái trường. Và thế là, những bài thơ ra đời. Thơ của tuổi học  trò, thơ của những người đã đi qua thời hoa mộng - một lần ngoái nhìn,  một lần tìm về những rung động thuở nào để được sống hồn nhiên, vô tư.  Và để một lần nói với ai đó của ngày xưa rằng, thuở ấy...

Thuở ấy có chàng thư sinh mười tám tuổi, một ngày bất  chợt nhận ra mình đã lớn và trái tim mách bảo dường như có chút gì đó mơ  hồ vừa đến. Cảm xúc thật mới lạ, hân hoan nhưng cũng đầy lo sợ. Chàng  ta sợ rằng, rồi điều đó cũng theo mùa mà ra đi:

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
em chở mùa hè của tôi đi đâu?
chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
thuở chẳng ai hay thầm lặng - mối tình đầu.

Có lẽ vì "chẳng ai hay" nên cậu học trò phải tự bộc  bạch đấy thôi. Điều ngại ngùng không dám nói là một mối tình đầu đang  rực cháy như màu hoa phượng. Tuổi mười tám của ai mà chẳng thế, làm sao  không nao lòng trước màu hoa đỏ thắm đầy quyến rũ!

Bằng nhiều cách nói, mối tình thời học trò bao giờ cũng  được ví von bằng những hình ảnh rất thơ mộng. Trong đoạn đầu của bài  thơ - với lối so sánh liên hoàn, từ hoa phượng đến mùa hè, rồi đến tuổi  mười tám, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã gợi lên một hình dung về thời hoa  mộng rất đẹp đẽ và cũng rất lãng mạn. Dùng hình ảnh "hoa phượng", "tiếng  ve" để nói thay cho mùa hè thì người cầm bút nào cũng dễ dàng nói được,  nhưng vẽ ra không gian "Em chở mùa hè của tôi đi đâu?" thì đó là một  nét tạo hình bằng chữ rất riêng của nhà thơ họ Đỗ.

Chàng thư sinh tự hỏi, mà cũng là một cách thổ lộ cho người khác biết rằng mình đang yêu:

"Mối tình đầu của tôi có gì?" - Cánh cửa tâm hồn đã hé mở, gợi lên nhiều băn khoăn, bối rối và điều kỳ diệu cũng bước ra từ đó:

Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp
là áo người trắng cả giấc ngủ mê
là bài thơ cứ còn hoài trong cặp
giữa giờ chơi mang đến lại... mang về.

Những dư vị ngọt ngào, trong lành thường chất đầy ở mối  tình đầu tiên - mối tình học trò - hay, đó chính là những cảm xúc lấp  lửng giữa tình bạn và tình yêu - là sự đan xen giữa mộng mơ và thực  tế... Và vì lẽ đó, "người trong cuộc" luôn nghĩ về nó như một báu vật  thiêng liêng, sợ đến nỗi không dám chạm vào. Chỉ một tà áo bay qua đã  "trắng cả giấc mơ", thì ở cái tuổi không trẻ con mà cũng chẳng người lớn  ấy, họ có quyền mơ mộng và thậm chí lý tưởng hóa tình cảm của mình cũng  là điều dễ hiểu. Hình ảnh cậu học trò với bài thơ "mang đến lại... mang  về" phản ánh đúng tâm trạng của lứa tuổi đang lớn, ngập ngừng, sợ sệt  rất đáng yêu!

Tự nhận mình là một anh chàng tội nghiệp, cộng với cái  vẻ bối rối ban đầu, chắc hẳn không nói ra, chúng ta cũng biết anh chàng  tội nghiệp này muốn "khắc nỗi nhớ" gì vào cây rồi!

Kỷ niệm không hẳn chỉ có khi chúng ta đã đi qua nó,  nhất là những ai đang là học trò đứng trước mùa chia tay. "Người con gái  mùa sau biết có còn gặp lại?". Có phải càng luyến tiếc, kỷ niệm lại  càng đong đầy, ùa về? Tâm trạng của người sắp xa trường, xa thầy cô, bè  bạn và xa cả những tình cảm riêng tư mà họ nâng niu bấy lâu giờ khác nào  như những viên đá tan ra trong ly nước mùa hè?

Mối tình đầu của tôi có gì?
chỉ một cây đàn nhỏ
rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu
nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi... thành câm.

Thật đến tội làm sao! Cậu học trò đã tìm đủ mọi cách để  phát đi những tín hiệu từ trái tim mình hòng mong tìm được sự liên  thông đến tâm hồn người kia, nhưng... bài thơ cứ "còn hoài trong cặp" và  lời hát "ngọng nghịu mãi... thành câm" thì hóa ra đó chỉ là một mối  tình âm thầm bị bỏ lửng đến phút chót mà vẫn không có câu trả lời.

Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng
em hái mùa hè trên cây
chở kỷ niệm về nhà
em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại
nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa.

Suốt bài thơ, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã không dùng một  tiếng ve nào để đánh động mùa hạ, mà anh đã đưa mọi người trở về cái mùa  yêu dấu ấy, cùng với những kỷ niệm trinh nguyên thời áo trắng bằng  những cảm xúc rất chân thật, ngẫu nhiên bật ra từ một buổi sáng cà phê  bên đường... khi anh nhìn thấy người ta đốn bỏ những cây phượng để đề  phòng bất trắc trong mùa mưa. Một cô công nhân chạy xe đạp, một người  đàn ông chạy xe mobylette cà tàng vội nhặt những cành phượng rơi dắt lên  xe và cảm thấy như mình đang chở cả một mùa hạ...

Vâng, thật bất ngờ làm sao! Chúng ta cứ nghĩ đó là một  bài thơ được viết ra từ một câu chuyện có thật, nhưng... thì ra nhà thơ  Đỗ Trung Quân đã mượn chuyện nay để nhớ chuyện xưa và đó không chỉ là  những hồi ức của riêng nhà thơ, mà bất cứ ai trong chúng ta cũng thấy ít  nhiều bóng dáng mình trong đó. Nghe lại bài thơ, một lần nữa chúng ta  lại được tận hưởng những dư vị của kỷ niệm. Chút tình đầu - dù đã có,  hoặc sẽ đến, cũng mãi là những kỷ niệm đẹp thật khó nguôi quên!

Bùi Thanh Tuấn


Back to top
 
 
IP Logged
 
saurieng
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 6
Re: Chợ Chiều
Reply #1011 - 28. Jul 2014 , 10:11
 

...

Lòng Kiên Trì



    Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm _ đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng “cần nâng đỡ” mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là “trơ nhạc”. Một trong những học sinh đó là Robby.

   Robby đã 11 tuổi khi mẹ cậu thả vào lớp trong bài học dương cầm đầu tiên. Tôi thích những học sinh (đặc biệt là những cậu bé) bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn, và nói điều đó với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ cậu luôn luôn mơ ước được nghe cậu chơi dương cầm. Vì vậy tôi đã nhận cậu vào học. Thế là Robby bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên và tôi nghĩ rằng đó là sự cố gắng vô vọng. Robby càng cố gắng, cậu càng thiếu khả năng cảm thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ. Nhưng cậu rất nghiêm túc trong việc ôn lại những bài học và những bản nhạc sơ đẳng mà tôi yêu cầu cất cả các học sinh của mình đều phải học.

   Sau nhiều tháng ròng rã, cậu miệt mài cố gắng và tôi vẫn cứ lắng nghe và cố động viên cậu. Cứ hết mỗi bài học hàng tuần, cậu luôn nói: “Một ngày nào đó mẹ em sẽ đến đây để nghe em chơi đàn”. Nhưng điều đó dường như vô vọng. Cậu không hề có một năng khiếu bẩm sinh nào. Tôi chỉ thấy mẹ cậu (một phụ nữ không chồng) ở một khoảng cách khá xa khi thả cậu xuống xe và chờ cậu trong một chiếc xe hơi cũ mèm khi đến đón cậu. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ ở lại lâu.

  Thế rồi một ngày nọ Robby không đến học nữa, tôi định gọi điện cho cậu nhưng thôi, bởi vì cậu không hề có chút năng khiếu nào, có lẽ cậu đã quyết định theo đuổi một con đường khác. Tôi cũng vui khi cậu không đến nữa. Cậu làm cho sự quảng bá trong việc dạy dỗ của tôi mất ưu thế! Vài tuần sau đó, tôi gởi đến nhà những học sinh của mình các tờ bướm thông báo cho buổi diễn tấu sắp tới. Trước sự ngạc nhiên của tôi, Robby (cũng đã nhận một tờ bướm) hỏi xem cậu có được tham dự biểu diễn hay không. Tôi bảo với cậu, buổi diễn chỉ dành cho học sinh đang học, vì cậu đã thôi học nên cậu sẽ không đủ khả năng thực hiện. Cậu nói rằng mẹ cậu đang ốm và không thể chở cậu đi học nữa, nhưng cậu vẫn luôn luyện tập. “Cô Hondorf… cô cho em diễn một lần thôi…”, cậu nài nỉ. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi cho phép cậu chơi trong buổi trình tấu đó. Có thể là cậu đã tha thiết quá, hoặc là một điều gì đó trong tôi đã bảo mách tôi rằng điều đó là đúng.

   Đêm biểu diễn đã đến. Trong hội trường đông nghịt những phụ huynh, bạn bè và họ hàng. Tôi bố trí cho Robby ở cuối chương trình trước khi tôi xuất hiện để kết thúc và cảm ơn những học sinh đã trình diễn. Tôi nghĩ rằng tất cả những rủi ro mà cậu có thể gây ra cũng là lúc kết thúc và nếu có bề gì thì tôi cũng có thể “chữa cháy” cho sự biểu diễn yếu kém của cậu bằng tiết mục “hạ màn” của tôi. Và buổi biểu diễn trôi qua không một trở ngại nào. Những học sinh đã luyện tập nhuần nhuyễn và trình bày rất tốt. Thế rồi Robby bước ra sân khấu. A? quần cậu nhàu nát và mái tóc như tổ quạ.

“Tại sao cậu lại không ăn vận như những học sinh khác nhỉ? Tôi nghĩ “Tại sao ít ra mẹ cậu lại không chải tóc cho cậu vào cái đêm đặc biệt như thế này chứ? ”

   Robby mở nắp đàn lên và bắt đầu. Tôi ngạc nhiên khi thấy cậu tuyên bố rằng cậu chọn bản Concerto số 21 cung Đô trưởng của Mozart. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe những gì tiếp theo đó. Những ngón tay của cậu lấp lánh, nhảy múa trên những phím ngà. Cậu đã chơi những giai điệu từ nhẹ nhàng êm dịu đến hùng tráng… thật có hồn và đầy điêu luyện trong sự phối âm tuyệt diệu của nhạc Mozart. Chưa bao giờ tôi nghe một đứa trẻ ở tuổi ấy trình bày nhạc Mozart hay đến thế. Sau 6 phút rưỡi cậu đã kết thúc trong một âm thanh huy hoàng mạnh mẽ và mọi người đều đứng lên vỗ tay. Không nén được lệ tràn trong mắt, tôi chạy lên sân khấu và vòng tay ôm lấy Robby trong hạnh phúc: “Cô chưa bao giờ nghe em chơi hay như thế Robby ạ. Làm sao em có thể làm được điều đó? “. Robby giải thích qua chiếc micro “Thưa cô Hondorf… cô có nhớ là em đã kể rằng mẹ em đang ốm? Thực ra, mẹ em đã bị ung thư và qua đời sáng nay. Mẹ em bị điếc bẩm sinh vì vậy đêm nay là đêm đầu tiên mẹ em nghe thấy em đàn. Em muốn làm điều gì đó thật là đặc biệt”.

  Tối hôm ấy, trong hội trường không đôi mắt nào không nhỏ lệ. Khi những người ở Trại Xã Hội đưa cậu từ sân khấu trở về trại mồ côi tôi nhận thấy mắt họ đỏ và sưng mọng. Tôi chợt nghĩ, đời tôi nhiều ý nghĩa biết bao khi đã từng nhận một học sinh như Robby. Không, tôi chưa bao giờ nhận một học sinh nào “cần nâng đỡ”, nhưng đêm đó tôi trở thành người được nâng đỡ bởi Robby. Cậu là thầy của tôi và tôi chỉ là một học trò. Bởi vì cậu đã dạy cho tôi ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính con người của chúng ta và điều đó có thể tạo ra cho người khác một cơ hội mà chúng ta không biết vì sao. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi sau này tôi biết Robby bị chết trong vụ nổ bom điên rồ tại tòa nhà Alfred P. Murrah Federal ở thành phố Oklahoma vào tháng 4 năm 1995 nơi cậu đang biểu diễn.


Theo Nhị Tường/Reader’s Digest



Back to top
« Last Edit: 28. Jul 2014 , 10:13 by saurieng »  
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #1012 - 28. Jul 2014 , 13:43
 

Lạc Đạn Tỏ Tình



Đang ngồi học thì con bé ngồi bàn bên quăng qua cho mẩu giấy.

Mở ra xem thì thấy "Mình thích bạn, mình hẹn hò nha".

Ôi trời, khỏi phải nói, tâm trạng lâng lâng, mình thích con bé từ đầu năm học cơ.

Mình quay sang cười mỉm với con bé một cái thật tình cảm.

Con bé e thẹn nói khẽ:

- Anh đưa cho anh ngồi bên giùm em.

Khỏi phải nói mình tức thế nào, vò nát mảnh giấy quăng thẳng vô mặt thằng ngồi kế bên.

Nó ngơ ngác mở ra xem, cũng y như mình, khoái chí, cười tủm tỉm rồi bảo:

- Thích tôi sao không nói sớm, tôi cũng thích ông lâu rồi, mà ngại.
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #1013 - 28. Jul 2014 , 13:49
 
...

Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng



Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng
Mười năm dài mộ mẹ chẳng ai trông
Cỏ có cao hơn nỗi nhớ trong lòng...
Ðất có lạnh hơn mùa đông Bắc Mỹ

Hải Vân đứng ngậm ngùi bao thế kỷ
Chảy về đâu lai láng nước Thu Bồn
Thuở học trò tôi hay đứng ven sông
Nghe nước vỗ dưới chân cầu Vĩnh Ðiện

Còn chăng nhỉ những con đường kỷ niệm
Những bạn bè dăm đứa lạc nơi đâu
Tóc chưa xanh mà đã vội hoen màu
Thời ly loạn tìm nhau trong ký ức

Cho tôi ghé thăm trường Trần Quý Cáp
Những màu rêu gạch ngói cũ còn chăng
Bài thơ xưa còn đọng dấu bên thềm
Tôi vẫn viết nhưng thơ buồn hơn trước

Ðường Phố Hội chưa mưa đà ngập nước
Những căn nhà lụp xụp nối vai nhau
Ðình Cẩm Phô, khu Khổng Miếu, Chùa Cầu
Tên nghe lạ nhưng vô cùng tha thiết

Cho tôi ghé bến xe đò Nam Phước
Lần cuối cùng em đến tiễn tôi đi
Giờ chia tay sao chẳng nói năng gì
Nghìn năm để mây buồn vương trong mắt

Bao giờ nhỉ tôi về thăm Núi Quế
Ðứng bên cầu Chợ Ðụn nước trôi xuôi
Mùa sim lên tím rực cả lưng đồi
Hương ngây ngất tôi mộng thành thi sĩ

Ai đứng đó bên kia bờ Giao Thủy
Khăn lụa vàng còn chít ở ngang vai
Nghiệp tầm tơ khuya sớm vẫn đeo hoài
Nghề canh cửi chắc còn nhiều cực khổ

Trái tim tôi có một dòng máu đỏ
Sẽ một ngày chảy đến tận Câu Lâu
Nước sông Thu dù lụt lội đục ngầu
Nghe vẫn ngọt như bòn bon Ðại Lộc

Bao giờ nhỉ tôi trở về Ðà Nẵng
Nghe ngàn khơi thổi lạnh xuống sông Hàn
Bến Bạch Ðằng còn những chuyến đò ngang
Ngày hai buổi nối cầu qua An Hải

Em Trường Nữ có bao giờ trở lại
Thả tơ tình trêu chọc đám con trai
Ðường Hùng Vương thuở ấy rất là dài
Sao quá ngắn trong những chiều chung bước

Mây có trắng trên đỉnh chùa Non Nước
Mưa có buồn giăng kín núi Tiên Sa
Về chưa em sương phủ xuống Sơn Chà
Còn chăng nhỉ dấu chân tình trên cát

Tôi một dạo hay ôm đàn đứng hát
Bài ca buồn tiếng quốc vọng đêm khuya
Quảng Nam ơi khúc ruột đã chia lìa
Chiều viễn xứ ngậm ngùi cho non nước

Tôi đã bảo thơ tôi buồn hơn trước
Ðời lưu vong chưa hẹn buổi quay về
Câu hỏi nầy chỉ hỏi để tôi nghe
Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng.


Trần Trung Đạo
Back to top
« Last Edit: 28. Jul 2014 , 13:50 by macco »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1014 - 28. Jul 2014 , 19:21
 
Ngố giỏi quá , lâu lâu vào đây cho cả nhà biết 1 chút về nước Sang và ngôn ngử gì ở VN .... chị cũng chịu thua luôn đấy .

...

  Rảnh , vào đây tha hồ đá banh với chị nhang.

CHị TVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1015 - 28. Jul 2014 , 19:30
 
...

Bạn hiền TL và gia đình vẫn thân tâm an lạc và hay đi Chùa thường xuyên phải không?
Cám ơn mợ đã cho cả nhà đọc bài viết , thật hay.

TVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1016 - 28. Jul 2014 , 19:36
 
...

  Phượng Hồng của anh KL tặng chợ chiều thật lãng mạn và làm cho những cô học trò thuở nào...ngẩn ngơ.
TVMS cám ơn anh Kl đã mang 1 món quà tinh thần quý hiếm cho cả nhà nhé.
Hy vọng tuần lể mới , anh Shaw' KL và tất cả an vui và rảnh rổi đi chợ chiều cho mùa hè thêm rộn ràng.

...

Em TVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1017 - 28. Jul 2014 , 19:54
 
  Lâu quá không thấy Sầu Riêng , TVMS rất cám ơn và thật cảm động vớI bài viết Lòng kiên trì của cậu bé Robby.

...

...

...

TVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1018 - 28. Jul 2014 , 20:16
 
...

...

Lạc đạn tỏ tình là liều thuốc bổ free thật vui. Em cám ơn chị Macco đã chia xẻ và bài thơ với các cô cậu học trò xứ Quảng ngày nào vẫn mãi mãi trong lòng , và mong ngày hội ngộ chăng ?

...

Em TVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1019 - 29. Jul 2014 , 00:30
 

Thanks Tuý Vân lúc nào cũng vui vẻ , sốt sắng với mọi anh chị em...Tuý Vân mà không alô alô nhiều lúc anh cũng wên cả đường dìa.....vì đi lạc...
...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 66 67 68 69 70 ... 93
Send Topic In ra