Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 67 68 69 70 71 ... 93
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 100767 times)
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1020 - 29. Jul 2014 , 07:54
 
khieulong wrote on 29. Jul 2014 , 00:30:
Thanks Tuý Vân lúc nào cũng vui vẻ , sốt sắng với mọi anh chị em...Tuý Vân mà không alô alô nhiều lúc anh cũng wên cả đường dìa.....vì đi lạc...
...




Cám ơn anh Sháu.Cạn tàu ráo máng rùi anh Sháu ui! Roll Eyes
Em ngộ
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1021 - 29. Jul 2014 , 21:18
 
khieulong wrote on 29. Jul 2014 , 00:30:
Thanks Tuý Vân lúc nào cũng vui vẻ , sốt sắng với mọi anh chị em...Tuý Vân mà không alô alô nhiều lúc anh cũng wên cả đường dìa.....vì đi lạc...
...


  Cũng nhờ Mây Say bay tung tăng khắp mọi nơi , nên hôm nay anh Shaw' và Ngố mới xức hiện ( chắc phải hello , hello hoài hoài...hi.hi..
   2 câu thơ tuy ngắn  , nhưng đầy đủ ý nghỉa , và trúng phóc " tim đen " của Mây Say đấy.
   Xin cám ơn anh Shaw' nhiều thật nhiều nhang.

...

  HY vọng cả chợ mọi ngày như mọi ngày....an bình.

Em TVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1022 - 29. Jul 2014 , 21:27
 
Ngố wrote on 29. Jul 2014 , 07:54:

Cám ơn anh Sháu.Cạn tàu ráo máng rùi anh Sháu ui! Roll Eyes
Em ngộ


  Chúc em Ngố dể xương đừng cạn tàu ráo máng mà phun thơ ào ào như thuở nào nha.( để chị hối lộ nè ).

...

...

  Tặng hoa nhà Mạ Vân và mới " quắt "  xe bán cà rem sugar free  , tặng cả chợ tha hồ mà ăn,  cho mùa hè bớt...rực rở ( vì nóng quá ).

  Chị TVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1023 - 01. Aug 2014 , 17:09
 
Nước mắt trông theo


Như cơn gió lốc, thằng Tùng mở bung cửa, chạy thẳng tới bàn thờ, quơ tay cầm cái bọc nylon mở ra, lựa lấy cái áo thung màu olive của nó ôm vào ngực, và cũng lại như lúc vào, nó quay lưng chạy ra sân, phóng đi mất hút. Bà Thắng nãy giờ im lặng nhìn con trai, chưa kịp lên tiếng đã thấy nó bỏ đi. Bà hốt hoảng gọi với theo: “Tùng, Tùng ơi! Con về sao lại đi Tùng ơi.” Bà cũng vụt đuổi theo nó, vấp ngã ngay ngưỡng cửa.

Mở bừng mắt, ngồi bật dậy, thở dốc, bà Thắng nhìn ra tấm cửa bằng phên liếp, đã bị cơn gió lùa thổi bung, nằm trên nền nhà đất ẩm. Trời mưa rả rích, cơn mưa rừng đến từ lúc nào bà Thắng đâu có biết. Bà bị bệnh đã hơn mười ngày nay, ho như xé phổi, từng cơn, từng cơn vật vã thể xác. Toàn thân chỗ nào cũng đau, các khớp xương, bắp thịt và đầu cũng vậy, bà cảm thấy như hàng trăm con dòi, con bọ đang ăn trong óc bà. Nhức buốt vô cùng, bà quá khổ vì chứng bệnh đang hành hạ mình. Bà Thắng nhìn lên bàn thờ, cái bọc nylon, gói chiếc áo thung nhà binh của con trai vẫn còn nguyên chỗ cũ, bụi phủ... Bà nhận ra là sự trở về của thằng Tùng - đứa con trai độc nhất của bà - chỉ là giấc mơ đau đớn như thân xác bà đang chịu đựng lúc này.

Mất thật rồi! Không còn cách nào và chẳng còn ai có quyền phép gì để mang trả cho bà đứa con ngàn triệu lần yêu thương được nữa. Ba mươi năm rồi còn gì! Bà bỏ Saigon lên khu kinh tế mới Cẩm Ðường, để đợi mong con về với mẹ, mà vẫn biệt tăm. Hơn ba chục năm còm cõi, lao khổ để nuôi cái hy vọng ngọt ngào, ôm đứa con trai vào lòng mà vò tóc nó, xoa tới tấp trên cái đầu hớt tóc kiểu bàn chải của “thằng chó.” Như những lần nó về trước đây.

Ba mươi ba năm rồi con ơi! Tùng ơi! Mẹ ngắt từng hơi thở cố dành lại, để chỉ mong được nhìn thấy con về với mẹ một phút, một giây thôi, đủ thỏa lòng mẹ rồi Tùng ơi! Vậy mà con vẫn biệt mù tăm tích. Con chết thật rồi phải không? Sao lại như thế được nhỉ? Sao lại có chuyện con bỏ mẹ mà đi, ba mươi ba năm rồi không ghé về thăm mẹ được một giây? Tại sao thế. Tại sao con tôi bị biệt tích? Ai đem nó đi biệt?

Bà cố dằn cơn ho và chịu đựng cơn đau để đứng dậy, quơ chân tìm đôi dép Nhật, chỉ còn cái đế, quai cũng đã đứt, được thay bằng sợi dây dừa. Bà Thắng đưa tay với cây gậy dựng ở đầu giường, chậm chạp từng bước nặng nhọc, đi tới bàn thờ, bà ngước mắt nhìn hai tấm hình chồng và con trai. Hình ông Thắng quá cũ, vàng mốc, góc trái đã tróc mất mảng màu đen trên cái cổ áo vét của ông; kế bên là thằng Tùng, nó đâu có chụp hình bao giờ, bà phải lục trong cái rương đựng quần áo của nó, tới tận đáy mới tìm thấy cái hình nó chụp lúc nó mới đăng lính. Hình làm hồ sơ, nên có cái bảng ghi số quân để ngang ngực, hình nhỏ bằng hai ngón tay.

Thật ra bà đâu có thờ thằng Tùng, nó chưa chết mà, nó chỉ bỏ đi đâu đó, sau lần nó về nhà lần cuối cùng trong sự hốt hoảng, để thăm bà mấy phút. Bà còn nhớ nó vội vàng cởi cái áo thung màu olive đang mặc, để thay cái khác. Chiếc áo bẩn bà đã giặt sạch đợi con về lấy đã hơn ba mươi năm, vẫn còn để trên góc trái bàn thờ. Làm sao bà quên được buổi chiều sầu thảm ấy.

Tất cả mọi con đường đều ùn ùn dòng người, dòng xe xuôi ngược. Tiếng còi, tiếng súng từ xa, gần, dội lên từng chặp. Khu Thị Nghè, nơi bà ở, mọi người đang cuồn cuộn chạy vào nội ô, hơn một lần nơi này đã bị giặc chiếm, nhà cháy, người chết. Ðánh nhau cả tuần lễ mới hết. Bây giờ đang đánh nhau bên kia cầu xa lộ. Bà Thắng cảm thấy như nghẹt thở, đứng lên ngồi xuống hàng chục lần, tâm trạng phân vân, muốn theo mọi người tạm xa nhà ít bữa, nhưng bà suy nghĩ mãi mà cũng chưa quyết định được là đi hay ở. Và, bất chợt bà nghe tiếng xe ngừng ngoài đầu ngõ, thằng Tùng chạy vội vào nhà, nó nói: “VC đã đến gần lắm rồi má! Tụi con đang đánh với chúng nó ngoài xa lộ, má liệu đi đâu đó đi. Không chừng nó sắp pháo kích vào khu nhà mình đó, ở nhà nguy hiểm lắm má!”

- Ừ, từ từ chút nữa má sẽ tính, mày ăn gì chưa, má lấy cơm cho con ăn nha?

- Thôi má ơi, lẽ ra con đâu có ghé nhà được, đang đánh mấy cái chốt của nó, hết đạn M-79, đợi mãi không có ai tiếp tế, gọi máy họ cũng chỉ nói chờ. Ông đại úy, con và hai người nữa chạy về phía sau, chỗ mấy đơn vị phòng thủ nội ô xin đỡ ít trái. Con phải đi ngay, tụi nó đợi ở “ngoải.”

Thằng Tùng chỉ kịp thay chiếc áo lót, uống ly nước rồi tất tả chạy đi. Nó chẳng quay lại nhìn mẹ một lần. Lúc đó là 12 giờ 45 phút ngày 28 tháng 4. Ðến tận bây giờ, bà héo hắt đợi con về, niềm mơ ước được nhìn đứa con trai vàng ngọc của bà, bước qua ngưỡng cửa căn nhà đã từng giây hiển hiện trong mọi ý nghĩ của bà.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 - Bà nhớ rất rõ - Tiếng súng vẫn còn nổ nhịp nhàng từng lúc. Tiếng lớn tiếng nhỏ, rộ lên rồi lại im. Tuy đã gần nhưng vẫn còn ở bên kia cầu xa lộ, chưa bắn nhau trên đường phố. Rồi, bỗng dưng bà nhe radio đọc lệnh buông súng, chờ bàn giao. Sao thế nhỉ? Như vậy là QLVNCH thua rồi! Những người lính như con bà thất trận rồi chứ còn gì nữa!

Bà Thắng đóng kín cửa, cố đẩy chiếc bàn học của thằng Tùng ở góc nhà, chẹn ngang cửa ra vào, đề phòng trong lúc hỗn quân, hỗn quan bọn mất dậy đi hôi của, mặc dù nhà bà chẳng phải là nhà giầu. Khoảng chừng 1 giờ sau khi radio đọc lệnh đầu hàng, bà Thắng lắng nghe động tĩnh, không xẩy ra sự gì, bà mở cửa nhìn ra phía đại lộ, thấy mọi người cũng đang rụt rè rời nhà đi ra ngoài, bà cũng đi theo. Ðến lộ, bà nhận ra mọi sự đã sụp đổ thật rồi. Những chiếc xe tăng, những con người lạ hoắc, mũ tai bèo, quần áo coi dị hợm đối với bà đang chĩa mũi súng từ từ tiến vào thành phố Saigon, thủ đô VNCH, bà tự hỏi vậy là VC chiếm mất nước mình thật rồi sao? Thế những người Iính Cộng Hòa đi đâu hết? Thằng Tùng của bà nữa, đơn vị của nó “bàn giao” xong chưa? Mà sao mãi vẫn chưa thấy nó về.

Có tiếng chân bước vội vã sau lưng, quay lại bà nhìn thấy lác đác mấy người lính VNCH, đã bỏ quân phục, có người ở trần, người thì áo chemise chẽn, bó chặt lấy thân, quần xà lỏn - áo quần vừa xin được của ai đó. Họ đang đi lầm lũi từng bước thất thểu, có người khóc không thành tiếng. Họ dùng những con đường hẻm ngang dọc để tìm về gia đình. Trời bỗng dưng tối sầm, mây xám giăng ngang, và những giọt mưa rơi đây đó trên mặt đường, không gian dường đang khóc ở trên cao.

Bà Thắng chợt nghe có tiếng nói nhỏ bên cạnh, hai người đàn bà vừa ghé tai nhau thì thào lúc vượt qua mặt bà. Họ đi như chạy về phía trước: “Tội nghiệp quá chị Năm ơi! hai người lính đó không biết “uýnh” ở đâu mà một người bị thương, họ dìu nhau dìa tới đầu hẻm 295. Hai người ngồi lại, họ lấy súng tự bắn nhau, tự vận chết hết trơn rồi!”

Bà Thắng chột dạ, nghĩ nhanh đến thằng Tùng, bà cố dằn cơn hồi hộp, bước vội về phía con hẻm 295. Kia rồi, hai ngươi lính nằm trên lề đường, họ mặc đồ rằn ri, bà Thắng càng hoảng hốt hơn, bước vội tới gần. Bà thở một hơi thật dài, nỗi lo âu vuột khỏi lồng ngực. Một chút mừng lóe nhanh trong óc. Hai người lính BÐQ nằm chết bên nhau trong tư thế một nằm ngửa, một nằm nghiêng gối đầu lên bụng bạn. Họ đã chết nhưng mắt vẫn mở, trời cao mây xám vẫn bay trong lòng con ngươi. Bà Thắng bỗng nhận ra mình tàn nhẫn, vô duyên. Ai chết miễn không phải con bà là được.

Bà tự sỉ vả mình thật nặng. Bà khấn thầm trong lòng, “Lậy Trời, lậy Phật xin gia hộ độ trì cho hai người lính này chết thảm ở đây. Làm sao bây giờ, ai lo cho họ? Gia đình họ ở nơi nào? Hai người lính tuổi còn trẻ, nhỏ hơn cả thằng Tùng nữa. Tại sao họ lại tự bắn để cùng chết trong lúc giặc đang vào thành phố như thế này.”

Bỗng một loạt đạn nổ ròn, chiếc xe jeep VNCH cắm cờ Việt Cộng thắng gấp, thêm một tràng liên thanh nữa, mọi người chạy dạt ra, có người co chân nhảy sát vào hiên nhà, người thì té lăn xuống mặt đường. Một toán “VC con” nhảy xuống xe, tay trái đeo băng đỏ, tay phải cầm súng M.16. Mấy thằng mất dạy, lũ cỏ đuôi chó, trộm cắp biến thành Việt Cộng! Một thằng trong bọn khoác khẩu M.16 lên vai phải, thêm cây súng lục của Cảnh Sát nhét lưng quần trước bụng. Chắc nó là thằng chỉ huy nên cất giọng lấy oai:

- Ðồng bào nghe đây, giải phóng rồi, nhà nước độc lập rồi. Mừng cách mạng thành công. Yêu cầu đồng bào giải tán, ai về nhà nấy sinh hoạt bình thường. Hai thằng lính ngụy ác ôn này chết là đáng lắm, chúng nó nợ máu nhân dân thì phải trả.

Chẳng ai nói một lời, lặng lẽ trở về nhà. Bầu trời xám hơn, mây xuống thấp, luồng gió lạnh thổi áo bà Thắng bay lất phất, dường như mùa thu bỗng có trong ngày hôm nay. Trên đường quay lại nhà, bà nghe tiếng một ông già:

- ÐM. Mấy thằng chó đẻ, mới hồi hôm tao thấy tụi khốn nạn này còn lạng quạng chỗ chợ Thị Nghè, rình móc túi, giựt giọc, bữa nay đã là cách mạng. Thiệt hết biết! ÐM. tụi bay mà không có súng trên tay, tao dộng thấy con đĩ mẹ tụi bay.

Bà Thắng không dám ngoái nhìn lại coi ai đang nói sợ bị vạ lây, bà đi nhanh về nhà để chờ con trai. Bà nuôi hy vọng thằng Tùng sẽ được yên thân, nó chỉ là trung sĩ không phải quan.

***

Chiến tranh mỗi ngày một gần hơn với làng cô Ngân. Máy bay Tây đảo qua, đảo lại trên vùng quê thường hơn. Dường như ngày nào cũng có con “bà già” bay vè vè trên trời dòm xuống vùng ruộng chiêm trũng này, lần nào cũng vậy hễ bà già vòng vòng từ 10 đến 15 phút là sau đó đại bác từ trên phố phủ bắn về, từ đồn Cầu Họ bắn qua, ít nhất cũng cả chục tiếng nổ. Thôn xóm của Ngân chẳng ai dám ra đồng mà làm lụng đông đúc nữa, đã có lần dưới xóm Thủy, đạn đại bác rơi trúng ngay chỗ mấy người đàn bà đang ngồi nghỉ trên bờ ruộng, chết cả sáu người.

Gia đình Ngân thuộc loại khá giả trong làng, trong tổng, vì cha cô là lý trưởng và cũng là một nhân vật có vai vế trong làng. Ruộng vườn cung cấp thóc lúa cho gia đình cô mỗi vụ đủ dùng, còn dư ra ít nhiều. Nhưng năm nay thì cả làng đang bị đói, gia đình Ngân cũng trong số ấy. Bố mẹ Ngân có hai người con. Anh Trọng của Ngân, đi kháng chiến ngay từ buổi đầu. Trọng học, thi đậu bằng thành chung, làm việc tại Nam Ðịnh và cũng tại đó Trọng cùng đồng đội vào ATK (an toàn khu) luôn, chưa ghé về nhà lần nào.

Thỉnh thoảng, ông bà Lý Thạc - Bố mẹ Ngân - nhận được mẩu nhắn tin từ đâu đó là tình hình chưa cho phép. Bao giờ kháng chiến thành công, con trai ông bà sẽ về nhà. Ngoài ra còn có câu kèm theo “Thầy đẻ sốt sắng ủng hộ kháng chiến càng nhiều càng tốt, hãy hy sinh bây giờ, tiền bạc, lương thực có đầy đủ thì quỹ nuôi quân mới dễ dàng chăm lo cho bộ đội, có đủ sức mà đánh giặc Pháp và tay sai Việt gian. Ông bà Lý Thạc có hỏi gì thêm cũng chỉ được người liên lạc cười tự đắc trả lời: “Cụ đừng lo gì cả, anh ấy đi kháng chiến là anh hùng chứ có phải đi làm nô lệ cho Tây như trước đâu. Cụ nên mừng và đóng góp cho quỹ kháng chiến nhiều hơn nữa mới phải. Các đồng chí ấy được đảng chăm lo, giáo dục, soi đường cho mọi người tiến lên, dưới ánh sáng của cách mạng. Cụ phải tuyệt đối tin tưởng, chao đảo là hỏng đấy.”

Riêng bà vì nhớ con có gặng hỏi cách nào cũng không bao giờ biết Trọng đang làm gì và ở đâu. Ðó là nguyên tắc bảo mật của mọi cuộc kháng chiến. Ông bà Thạc và Ngân có xin liên lạc viên cho gởi ít chữ cho Trọng cũng không được - Tuyệt đối không đem theo một mẩu giấy dù là chỉ một chữ - Chẳng may bị lọt vào tay giặc thì khốn. Tất cả chỉ là lời nhắn mà thôi, tuy nhiên nếu có muốn gởi tiền hay thuốc tây trị bịnh thì được. Tốt nhất là gởi tiền, dễ mang và không nguy hiểm. Tiền gởi cho thân nhân kháng chiến mà nhiều thì công cuộc kháng chiến càng mau chóng thành công.

Làng của Ngân có tên là làng Tán, các con đường Hà Nội, Nam Ðịnh gần 4 kí lô mét, sâu mãi trong cánh đồng chiêm, lụt lội là chuyện xẩy ra hàng năm. Chỗ nào cũng chỉ thấy mênh mông nước trắng. Cây lúa cứ phải ngoi lên theo mực nước để trổ đòng, kết trái. Mùa gặt mới là nỗi cực nhọc. Người thợ gặt phải kéo theo chiếc thuyền, khi cắt lúa, phải dìm mình xuống nước dùng liềm cắt ngầm, rồi xếp lúa lên. Khi thuyền đầy kéo tới một gò cao hay con đường bờ. Những người có nhiệm vụ vận chuyển đã đón sẵn, bó thành từng bó, gánh về làng. Chịu lạnh, chịu cho đỉa đeo như thế cả tháng, mỗi ngày từ sáng đến chiều. Mọi hoạt động của chính quyền kể như không có và không cần biết đến. Thỉnh thoảng từ trên phố phủ (huyên lỵ), mới mở một cuộc hành quân ruồng xét. Mỗi lần như vậy, máy bay bà già quần quần trên trời, nghiêng qua ngó lại, đại bác bắn dọn đường sau đó mới là những tốp lính từ từ băng đồng tiến vào làng, vừa đặt chân tới bìa làng là mấy ông tây bắn như vãi đạn, bờ tre, gốc dứa, ao cá cũng bắn, vừa bắn vừa cười coi như là một trò vui.

Ðã không ít người bị đạn lạc như bà Quản Trúc, người cô góa bụa, mù lòa của Ngân, nghe tiếng súng nổ phía chuồng heo, sợ heo chết hay bị bắt mất, bà Quản Trúc lần mò ra sân, mới lò dò được vài bước, bà bị một viên đạn từ đâu đó chui thẳng vào hốc mắt, phá toang hoác ra sau gáy. Bà Quản không kêu được một tiếng, ngã vật xuống chết tức khắc. Óc, máu chảy đầy một vũng, mấy con chim trên cành sà xuống mổ ăn lia lịa. Vì vậy, mỗi khi có tiếng súng nổ là mọi người đều tản mỏng để trốn. Ðàn bà con gái, đàn ông tuổi sồn sồn chạy ra cánh đồng, ngâm mình trong ruộng lúa để lính Tây không thấy. Nếu để bị bắt gặp thì chuyên chẳng lành sẽ đến ngay. Hãm hiếp và chết chóc tới tức thì...

Sau này lập tề, trên huyện cho dựng một đồn do lính Quốc Gia trấn giữ, ngay ngã ba đường số 1 và con lộ nhỏ đi vào chợ huyện. Cũng chẳng hơn gì, tuy không phá phách bắn bừa như những anh lính Tây, nhưng có khi cả tháng họ mới vào làng, tập họp dân chúng, nói năm điều ba bốn chuyện, giải thích điều này việc kia chừng vài tiếng đồng hồ, họ rút trở về đồn. Chuyện cũ vẫn như cũ! Có nghĩa là ngôi làng Tán của gia đình Ngân tuy ở vùng tề, thực tế nó chính là con mắt của ATK. Cán bộ, liên lạc, từ chiến khu, liên khu luôn luôn có mặt, không kể ban đêm, ngay cả ban ngày họ cũng tổ chức những buổi học tập. Phát động phong trào tích cực góp quỹ kháng chiến, ngày càng nhiều hơn. Hũ gạo nuôi quân cứ tăng dần, mỗi gia đình phải tự giác tăng số lượng đóng góp. Thuế nông nghiệp cũng đã bắt đầu tăng gấp hai. Cuộc sống của gia đình Ngân đã đến mức bần hàn.

Trước kháng chiến, dù chỉ có trên sáu mẫu ruộng, ông Lý Thạc, canh tác bằng cách thuê người làm công, tất cả mọi việc từ gieo mạ, cấy gặt đều thuê người. Bây giờ an ninh không có, đạn bom ưng nổ là nổ. Thanh niên đi lên chiến khu, đi bộ đội và cũng có cả di lính Quốc Gia nữa nhưng rất ít và thân nhân của các người này sống không nổi trong làng cũng đã phải bỏ đi phiêu bạt nơi thành phố hay chốn nào đó để tránh bị khủng bố. Với tất cả sự cố gắng, ông bà Thạc cũng chỉ canh tác được hai mẫu ruộng, còn lại thì đành bỏ hoang. Lúa thu được từ mỗi vụ mùa, đóng thuế đã gần hết chỉ còn lại chút ít ăn cầm chừng, chống đói.

Bà Thạc phải ra đồng cùng với Ngân hai mẹ con mò cua bắt ốc. Tát nước chỗ này be bờ chỗ kia để vớt mớ tép, mớ cá lẹp. Về, nếu nhiều thì đem bán bớt còn để lại một ít kho mặn. Ðiều may mắn là nhà ông lý Thạc đất khá rộng, trong vườn trồng cây ăn trái cũng khá nhiều, để thay gạo, bà Thạc đã kho cá với mít non, rồi lại đổi món, nấu chuối xanh - gọi là ốc nấu chuối cho sang. Vài ba con ốc, ít lá tía tô, nấu nguyên cả nải chuối. Ăn xong có bữa ông Thạc nói đùa với vợ: “Hình như bà bỏ đá tảng vào bụng tôi, sao thấy nặng quá.” Bà Thạc thở dài: “Cơ ngơi này chắc mình còn đói khổ nữa chư chưa thôi đâu ông ơi! Tháng sau nghe đâu lại có lệnh thâu thêm thuế thịt nữa đấy. Mỗi gia đình bổ đồng 40 cân thịt quy ra tiền mỗi năm. Cán bộ nông nghiệp sắp về làng dạy cách nuôi gà vịt, lợn để cho chúng mau lớn, nặng cân mà nộp thuế nuôi quân kháng chiến.

- Nếu thế chỉ còn nước chết thôi.

- Chết được thì may quá!

***

Ðời sống của dân làng trầm xuống, tất cả mọi thứ đều cạn kiệt. Mấy năm trước còn có rơm rạ để đun nấu, giờ đây cũng hết, thay vào đấy là thân cây chuối, chẻ dọc phơi khô. Lúc đun nấu chỉ có lửa không có than để ủ, cháy xong là tàn luôn. Người trong làng, gặp nhau ngoài ngõ,ngoài đồng, chẳng ai muốn chào hỏi hay chuyện trò giây lát. Vì đã xẩy ra trường hợp, cơ cực quá, thuế không đủ đóng, than thân trách phận, kháng chiến nghe được cho người về dẫn đi một năm sau mới được tha về - Mặt xanh nanh vàng, cậy răng cũng không dám thở dài nữa.

Hai mẹ con Ngân từ sáng sớm đã ra ruộng để quơ cào tôm tép, bắt được bà lựa những con ngon, béo mập, mang lên chợ huyện bán, kiếm chút đỉnh tiền lời. Chẳng có gạo, bà mua khoai lang, về ăn giặm thêm với mít non luộc. Khóc mãi đã cạn nước mắt, bà Thạc quắt queo như thân cây khô. Ông Lý Thạc thì gần như thành tượng đá, sáng, trưa, chiều, tối ông lẩn quẩn với những cây mít, cây hồng, cây cam, cây khế ngọt. Những thứ cây này trở thành vô duyên vì bán chẳng ai mua, ăn trừ bữa không được. Chỉ còn quả mít, nải chuối thì lại càng không dám bán. Quét chỗ này, nhặt lá khô chỗ kia chán rồi ông vào nhà nằm như vô hồn trên chiếc tràng kỷ, vắt tay lên trán lặng ngắt hàng giờ.

Cuối Thu năm 1952, những cơn gió xa từ phương Bắc đã thổi về heo hắt, cây đã trụi lá, khom lưng chịu nổi cô quạnh. Buổi sáng vừa thức dậy, Ngân đang chuẩn bị cái giỏ, sợi dây lạt quấn ngang lưng, ống vôi trộn mồ hóng trừ đỉa, để sẽ qua đồng làng Gai bên cạnh để mò cua, vạt tép như mọi ngày.

- Ngân ơi, lên đây thầy bảo cái này. Ông Lý Thạc gọi con gái.

Ngân từ nhà ngang bước lên đã thấy bố mẹ đang ngồi trên cái chõng tre vẫn được dùng làm bàn ăn, bà Thạc nói:

- Vào đây con, ngồi xuống nghe thầy con dặn.

Ngân ngồi xuống kế bên mẹ, ngạc nhiên và lo lắng không hiểu chuyện gì mà lại lạ như sáng nay thế này. Ông Lý Thạc cất tiếng, giọng trầm, rè, xúc động:

- Thầy đẻ quyết định hôm nay cho con lên ở trên nhà cô Cửu Phúc. Cô ở trên phố Phủ đang bán tạp hóa cũng đỡ không đói con ạ. Thầy đã liên lạc được, cô Cửu nhắn về cho con lên ngay, phụ với cô buôn bán và lâu lâu lên tỉnh cất hàng với cô.

- Thầy đẻ! Con chả biết ra sao cả, con lên cô Cửu thì thầy đẻ ở nhà với ai. Thôi, cho con ở nhà khi nào quá lắm hẵng hay thầy ạ!

Ông Lý Thạc gằn từng tiếng quyết định: “Con phải đi ngay sáng nay, đẻ con sẽ đi cùng nhưng đến bìa quốc lộ thì đẻ về, con cứ dọc quốc lộ đi thẳng đến nhà cô Cửu. Ði ngay bây giờ, lấy quần áo nhét vào trong cái giỏ cua ấy và con mặc thêm cái áo nữa vào bên trong.

Quay sang vợ, ông nói tiếp: Bà đi với con, cứ xuôi về phía làng Gai, bắt vài con tôm con cá gì đấy, rồi hai mẹ con đi sang đồng An Tập một khoảng xa xa hãy đổ ngược ra phía quốc lộ. Cẩn thận. Chúng nó bắt gặp, chặn lại là hỏng hết.

- Con đã nói cho con ở nhà, đói khổ bao nhiêu con cũng chịu, con đi bỏ thầy đẻ làm sao đành!

- Con nghe thầy nói lời cuối cùng này, nếu con cứ nhất định cãi, thầy sẽ thắt cổ chết cho con xem, thà tao chết trước khi cớ sự xẩy đến cho mày.

Ngân lau nước mắt, khóc rấm rứt. Bà Thạc giọng ướt đẫm và nghẹn: “Con ơi, mày không lên cô Cửu thì cả nhà mình cùng chết. Mấy hôm trước thằng mõ Xòe nó lẻn đến nói cho thầy biết là cuối tháng này, làng mình phát động đợt dân công 6 tháng, những người đi dân công đợt đầu có tên con đấy. Mõ Xòe bây giờ là trưởng ban thông tin, nó thương nể thầy con nên cho hay để tính. Lộ ra thì thằng Xòe ốm đòn, rồi còn ở tù nữa, nhà mình cũng nguy con ạ!”

Ông Lý Thạc đã đứng sau lưng con gái từ bao giờ. Không khóc nhưng mắt ông đỏ lên, đưa tay xoa đầu con, ông nói như mất hơi:

- Con lên ở với cô Cửu Phúc (cô Phúc là em gái ông, chồng được phong hàm cửu phẩm của nhà vua), cố mà giữ gìn, để xem tình hình thế nào đã, thầy đẻ sẽ nhắn cho con sau. Thôi hai mẹ con đi đi.

Ông Thạc quay lưng bước vội về phía trường kỷ, ngồi vật xuống. Ngân và mẹ cùng lau nước mắt, thu xếp đồ đạc, Ngân mặc thêm chiếc áo, nhét vào giỏ cái quần. Mấy thứ vặt vãnh Ngân để lại cho mẹ. Có nhiều nhặn gì đâu, mấy năm rồi không may thêm được cái áo.

Mẹ con bà Thạc giữ vẻ bình thản như mọi ngày, đi về hướng xóm Thủy để sang cánh đồng làng Gai. Hai người lội xuống ruộng, như hai cái xác giữa đồng nước.

Con lộ nhựa, đường xe lửa đã ở trước mặt. Bà Thạc vịn tay con gái leo lên lề đường, bà và Ngân dõi mắt nhìn quanh. Cả hai chiều Nam Bắc đều vắng bóng người. Con đường sắt chạy cặp bên quốc lộ hiện mầu hoen rỉ lâu rồi, không một chuyến tầu xuôi Nam, ngược Bắc. Ngân nhìn theo hai thanh ray song song bên nhau, chặp lại ở nẻo xa hút mắt. Con chim cu gáy duy nhất đậu trên sợi dây thép, gật gù theo nhịp võng đưa của gió.

- Này Ngân! Mẹ phải về nhá, con cứ đi thẳng lên nhà cô Cửu, em Long đón con ở đầu phố phủ. Mẹ về không thầy mày lại mong. Cố giữ gìn sức khỏe, đừng để cô Cửu giận con ạ!

- Mẹ đi với con một quãng nữa - Ngân cố níu kéo.

- Ði mãi cũng vậy thôi, ngày một ngày hai thầy đẻ sẽ gọi con về ấy mà.

Nói xong, bà Lý Thạc bước trở lại ruộng nước. Ngân chết lặng dõi theo thân hình còm cõi của mẹ đang ngâm mình sâu dần xuống nước, trên cánh đồng mênh mông hoang vắng. Không kìm được nữa, Ngân vật mình nằm gục trên gờ đá, khóc thành tiếng, gọi trong nỗi đau xé lòng: “Ối thầy ơi, đẻ ơi! Trời ơi sao lại khổ thế này!”

Lịm đi như vậy bao lâu không biết, lúc nhìn lên, Ngân không thấy mẹ trên đồng chiêm trũng nữa. Có lẽ bà đã về đến nhà, hay còn rán mò thêm vài con ốc về nấu chuối ở đâu đó tuốt mãi trong ruộng đồng làng Tán. Từng mũi kim đâm vào lòng, Ngân mường tượng ra cảm giác lần giã biệt mẹ cha là muôn trùng, là miên viễn. Từng bước thấp cao, màn nước che mắt, Ngân đi về phía nhà cô Cửu Phúc trên phố phủ.

Như đã linh cảm lúc ra đi. Thầy đẻ Ngân cũng không còn ở làng nữa. Ngân không về, không dám về, nhưng được người làng nhắn với cô Cửu Phúc: Nửa năm sau ngày Ngân lên ở trên phố phủ, có người từ ATK về nói với ông bà Lý Thạc, kháng chiến cho hắn ta về đem ông bà vào vùng tự do, an ninh hơn và đồng chí Long Vân (bí danh của Trọng) yên tâm phục vụ kháng chiến hơn (?). Rồi biền biệt từ đó.

Ngày tháng qua đi trong nỗi cô quạnh của Ngân. Nỗi nhớ về cha mẹ không sôi sục, vật vã trong tâm tưởng như buổi đầu, nhưng vẫn là những se sắt, cay xót lúc một mình. Nửa khuya chợt thức giấc vì vẳng nghe tiếng mẹ gọi, tiếng cha kêu đi hái cho ông một ít lá chè xanh ngoài vườn để nấu ấm nước buổi sáng. Dường như tất cả đã hóa vôi, kết khối ở linh hồn.

Ngân sống đều đặn với công việc hàng ngày. Cô Cửu Phúc thương cháu, dưng không thành côi cút, cô lấy cơ giường rộng, ngủ một mình lạnh. Bà kêu Ngân ngủ chung với cô. Hai cô cháu rù rì nói chuyện, mục đích cho Ngân nguôi ngoai nỗi cô tịch.

Và, rồi Ngân lấy chồng. Thằng Long con cô Phúc rủ thầy giáo Thắng về nhà chơi. Thầy Thắng được bổ về dạy trường tiểu học của huyện. Ông dạy lớp Nhất. Các lớp còn lại phần ông giáo Quảng và cô giáo Nơ, người địa phương. Cách một hai tuần Long lại rủ ông Thắng đến chơi, ở lại ăn cơm với gia đình. Long cố ý đẩy đưa cho Ngân và ông Thắng nói chuyện với nhau, sau vài lần như vậy, cả nhà cùng nhận ra Thắng và Ngân đã thân nhau. Ðôi lúc họ nói chuyện có vẻ riêng tư. Ngân đã chịu nói nhiều hơn, dáng tư lự, trầm lặng đã vơi bớt phần nào khi có Thắng và Long, đặc biệt khi chỉ có một mình Thắng.

Cả huyện Bình Lục có ba người được nể trọng: ông Thiếu Úy Bình, trưởng đồn quân đội, trấn giữ phía Nam của phố phủ. Ngả Bắc đã có một đồn Tây, do ông quan hai Tây làm sếp bốt, người thứ hai là Long, con bà Cửu Phúc, đang làm việc trên tỉnh và thứ ba là thầy giáo Thắng, người đang cố gắng đem chút chữ nghĩa cho đám trẻ con trong vùng và ông là người có bằng Thành Chung. Hai hoặc ba tuần họ gặp nhau một lần. Long từ trên tỉnh về, mời ba người bạn đến nhà mình ăn cơm.

Ngân trở thành bà Thắng - bà giáo Thắng - không ở nhà cô cửu Phúc nữa, về với chồng nhà ở gần trường tiểu học, mỗi ngày bà Thắng (Ngân) vẫn ra phụ bán hàng cho cô Cửu Phúc, theo ý chồng và cũng một phần cô Cửu Phúc đã yếu nhiều vì tuổi cao.

Một năm sau - đầu 1954 - ông bà giáo Thắng có đứa con đầu lòng, ông đặt cho nó tên là Tùng, vì muốn nó có cuộc đời đẹp như cây tùng, cây bách. Nhưng rồi một ngày oan nghiệt lại phủ xuống đời Ngân. Ðúng ngày đầy tháng của thằng Tùng. Bà đã chuẩn bị một bữa tiệc nhỏ để mừng nó và cũng để cầu xin Trời cho thằng con mau lớn, khỏe mạnh. Tiệc đã bày sẵn trên bàn, Long, Thắng, Ngân và cô Cửu chờ mãi vẫn không thấy Thiếu Úy Bình đến.

Long đưa ý kiến hai người xuống đồn mời Bình như vậy hắn mới chịu đi, không chừng cu cậu còn đang bài bạc hay có gì trong đồn. Ra đến cửa, Thắng còn quay lại dặn vợ, chỉ lâu chừng 15 phút sẽ quay về tới nhà. Mười lăm phút, 1 giờ, rồi đến xế chiều, chẳng thấy chồng và Long về, bà Thắng sốt ruột và lo, nhờ cô Cửu trông giùm thằng Tùng để đi tìm Thắng, Long. Ði đến tận đồn binh của Thiếu Úy Bình, bà Thắng cũng không biết tin tức gì của chồng. Hỏi trong đồn thì bà được biết, sáng sớm nay Thiếu Úy Bình đã đi cùng 6 người lính về tỉnh rồi, ông Thắng và Long không đến đây.

Gần trưa hôm sau, cả phố phủ nhốn nháo: Hai người đàn ông bị cắt cổ chết, treo ở cây đa đầu làng An Tập, cách đồn Cầu Họ chừng bốn năm trăm mét. Lính Tây kéo xuống, Thiếu Úy Bình dẫn theo một trung đội tới đầu làng An Tập. Bà Thắng, cô Cửu Phúc cũng đã có mặt.

Thầy giáo Thắng và Long bị giết cắt đứt cổ, treo ngược trên cành đa, bản án viết tay nguệch ngoạc ghim trên ngực áo: “Tội danh Việt gian, thì thụt với bọn lính tay sai để làm gián điệp. Nhân dân cần phải trừng trị những kẻ phản quốc như hai tên Việt gian này.”

Tang ma cho cho Long và thầy giáo Thắng xong, một tháng sau, theo lời khuyên của Thiếu Úy Bình, Ngân đưa con về Hà Nội. Bình sẽ gởi Ngân đi theo chuyến xe liên lạc, đến vào cuối tuần, Bình cũng viết thư cho vợ dặn dò, tìm mọi cách giúp đỡ cho Ngân (bà Thắng) có việc làm để nuôi con, cần nhất là lo giấy tờ tùy thân cho bà.

Bà Thắng được nhận vào bán vé cho rạp ciné Hà Nội trên phố Huế, đối diện với chợ Hôm. Công việc tương đối dễ dàng, có giờ chăm nom cho thằng Tùng. Nó có khuôn mặt của ông Ngoại. Riêng cặp mắt là bản sao của cha nó, thầy giáo Thắng.

***

Ðất nước chia hai - Quốc Gia, phía Nam; Việt Minh, phía Bắc (Cộng Sản VN đã hiện nguyên hình). Lần thứ hai, bà Thắng nghe lời khuyên của vợ chồng Bình đi Hải Phòng rồi xin di cư. Di cư là phiêu lưu vào nơi xa lạ, chẳng một người thân, nhưng suy cho cùng nếu ở lại thì bà cũng chẳng còn ai nữa. Trơ trọi hai mẹ con.

Trong tận cùng của đau khổ, đau xót, còn bừng bừng nỗi thù hận, bà Thắng tự hỏi tại sao tai ương, thảm nạn lại liên tiếp giáng xuống gia đình bà, úp cái bàn tay nhếch nháp, dơ bẩn xuống đời bà, tại sao? Trời, Phật, Thánh, Thượng Ðế hay gì gì nữa thuộc về linh thiêng ngủ ở đâu. Có liếc mắt nhìn về cõi trần để thấy bè lũ yêu tinh, quỷ dữ nó múa may, nhảy nhót. Chúng muốn đâm chém, giết ai thì chỉ đưa dao cắt cổ là xong. Hận thù chất ngất. Bà Thắng trách cả chồng: “Tại sao anh lại thật thà, ngây ngô đến thế, những con chó hoang rình rập, cắn trộm, uống máu người ta. Anh ỷ y, vô tình, để bây giờ con không có cha, vợ mất chồng. Mẹ con em biết làm gì để sống đây!” Những câu tự hỏi, những chữ tại sao ấy đã tích tụ, đã cô đặc lại thành một quyết định dứt khoát: Di cư vào Nam, rồi thì ra sao cũng được.

Vào đến Saigon, nơi mà lúc còn nhỏ ở quê nhà, bà Thắng thường nghe người làng nói là đi “Tân thế giới.” Với tuổi 22 đã trở thành góa phụ, bế đứa con chưa đầy một năm tuổi. Bơ vơ, ngoái nhìn quê cũ chẳng thấy đâu mà chỉ là mây xám cuối trời. Bà Thắng đã dằn tất cả mọi khổ đau, mọi ưu phiền để đứng thẳng lưng, tính toán với thực trạng, cách nào để nuôi con, nuôi thân, bà hỏi ý kiến vợ chồng ông Bình. Ông bà quyết định: “Chị không thể đi đâu được hết. Nơi này tứ cố vô thân, con chị còn nhỏ dại, chị làm gì để sống? Thằng Tùng lúc chị mới sanh cháu, tôi nhận lời bạn tôi đỡ đầu và lo cho nó như một đứa con ruột, ít nhất là về phương diện tinh thần. Bây giờ cũng vậy, vợ chồng tôi mời chị về nhà tôi ở, tại Thị Nghè. Rất may là tôi thuê được căn nhà một mà là hai; một chính, một phụ nằm thẳng góc với nhau. Chị đem cháu về ở chung với vợ chồng tôi, không phải lo gì chuyện nhà cửa, xin nhường chị căn phụ, nhỏ hơn một chút, vì tôi có 3 cháu nên ở căn lớn. Và, chị không được nói đến chuyện tiền bạc. Tôi thuê giá rẻ lắm, hơn nữa xin cho tôi giữ lời hứa với anh Thắng, để bạn tôi yên lòng nơi chín suối.”

***

Thằng Tùng lớn dần theo thời gian. Bà Thắng từ lâu vẫn đành nương nhờ vào lòng hào hiệp của bạn chồng. Bà tự nhủ thầm: Lúc ban đầu thôi, sau sẽ tính. Chẳng dè chữ “sau rồi sẽ tính” mấy chục năm vẫn chưa tính được. Từ lúc còn là góa phụ 22 tuổi, tóc xanh da mịn, bà cương quyết tôn thờ hình ảnh ông giáo Thắng. Người chồng vô vàn thương yêu. Con người từ tốn, say mê sách báo đến nhịn ăn để đọc cho xong cuốn sách. Hơn nữa ông Thắng đến với bà như một cái phao được để vào tay người đang chới với giữa dòng nước xoáy. Bà chỉ nung nấu một lòng sao cho thằng Tùng có cuộc đời xứng đáng để cha nó kiêu hãnh từ cõi âm nhìn về con mình.

Nhớ lại có lần, bà thấy bất tiện nếu cứ ở căn nhà này mãi, dù có riêng biệt nhưng vẫn là nhà ông bà Bình. Bà lấy cớ thằng Tùng đã lớn và muốn gần chỗ buôn bán, ngỏ ý xin ông bà Bình cho mình dọn ra ở riêng. Ông bà Bình (ông Bình đã giải ngũ, về phục vụ ngành cũ: công chức Bộ Quốc Gia Giáo Dục) nhất định không đồng ý. Cuối cùng ông Bình quyết định:

- Chị Thắng, ý kiến của tôi thế này nhé. Muốn để chị và cháu Tùng ở đây lâu dài, tôi còn có thể dạy nó học thêm. Căn nhà chị đang ở đó là của mẹ con chị, chúng tôi bán cho chị, không định giá, chỉ cần chị đưa cho chúng tôi chút ít thôi, một vài trăm là được. Căn nhà đó sẽ là tài sản của mẹ con chị, khỏi phải đắn đo suy nghĩ gì hết. Chị đã biết là cả căn nhà trên chúng tôi đã mua được từ 7 năm nay rồi, bây giờ chia lại cho chị căn xép là hợp lý nhất, chị không cần đắn đo gì nữa.

Căn nhà đã trở thành tài sản của mẹ con bà Thắng với giá một ngàn tiền VNCH thời đó. Khi Tùng đã tới tuổi trưởng thành, đã đậu bằng Trung Học Phổ Thông. Và, đến lượt nó quyết định cho chính mình:

- Mẹ!

Mẹ cho phép con nói với mẹ chuyện quan trọng nhé.

Bà Thắng chắc mẩm trong bụng. “Có lẽ thằng con nhà này muốn lấy vợ đây, bực mình quá mới nứt mắt mà đã ‘tọt tẹt.’” Nhưng không phải vậy. Tùng nói chậm từng tiếng:

- Mẹ cho con đi lính nha mẹ!

Bà Thắng sửng sốt:

- Mày nói gì? Ði lính hả? Con ơi, tuổi con còn nhỏ, đang học dở dang, sao lại tính chuyện lính tráng hả con? Học thêm vài năm nữa đã con ơi.

- Con đủ tuổi rồi, mẹ cho con đi Hạ Sĩ Quan, học ở Nha Trang có mấy tháng à, nhanh lắm mẹ ơi!

- Vẫn biết thế nhưng mẹ muốn con học xong Tú Tài đã. Mai mốt hết đánh nhau có mảnh bằng cũng đỡ cực hơn con ạ. Mẹ không bao giờ có ý cản con việc đi lính, nhưng có bằng cao cũng đỡ hơn nhiều.

- Con không đi học được nữa đâu, tại mẹ không đi học, không thấy đó. Trường học bây giờ chán lắm. Thầy giáo cũng đi lính, bạn bè con cũng mặc đồ lính hết trơn rồi. Con bây giờ học cũng hết muốn vô rồi. Ðàng nào cũng phải đi, mẹ cho con nộp đơn nhé. Hơn nữa con nghe bố Bình nói đi nói lại nhiều lần: “Tùng, sau này nếu có thể, con hãy cố tìm xem thằng nào đã dùng dao cắt cổ cha con. Cha con chưa hề làm một việc gì gọi là tội ác, không dính một tí nào đến quân đội. Chỉ là một ông thầy giáo dạy học cho lũ trẻ con nghèo, vậy mà chỉ vì cha con là bạn của bố, thỉnh thoảng xuống chỗ bố ngồi chơi, lấy báo về đọc, vì bố được tiếp tế báo hàng tuần. Chỉ có thế thôi mà chúng nó kết án là Việt gian, là gián điệp, cắt đứt cuống họng, treo lên cây đa đầu làng...” Mẹ cho con đi lính đi! Biết đâu con lại gặp ngay cái thằng đã giết cha con.

Hình ảnh người chồng yêu quý hiện về trong tâm tưởng, nhìn ra con hẻm, bà mường tượng ông Thắng về đứng ở đó, nhìn con cười với nét cười nhẹ và âu yếm.

Chiến tranh ngày càng hung dữ. Bom đạn vang vọng về từng giờ, nghe radio bà biết mặt trận càng ngày càng lớn, đánh nhau bằng mọi thứ súng. Thằng Tùng nhập ngũ, ra trường, lên mặt trận đã được mấy năm rồi. Nó xin đi Biệt Ðộng Quân. Lần thứ nhất về phép, nó đưa cánh tay áo trái, với cái đầu con beo đen may trên đó, nói với bà:

- Mẹ thấy ngon không? Ði thứ lính này đánh mới “đã,” ở binh chủng này con hy vọng tìm ra thằng đã cắt cổ ba con. Dù có bắt được thằng đó hay đồng bọn, thì cũng cùng một loài với nhau. Tất cả chúng nó đều là dã thú, không có nhân tính. Con cho rằng tất cả chúng nó đều đáng bị xử như nhau. Có điều những người lính VNCH chúng con, không đành lòng xử man dại như chúng nó mẹ ơi!

- Mẹ cũng nghĩ vậy, chẳng lẽ mấy chục triệu con người đều biến thành thú hết hay sao. Cũng có người bị kềm kẹp, bắt buộc phải làm những việc bất nhân, dã thú. Thù là thù mấy thằng chỉ huy; mấy thằng cha ông nhà chúng nó thôi. Nên ăn ở sao cho có đức con ạ!...

Cuối cùng thì tất cả những thằng tội phạm, phạm tội cắt cổ ông Thắng, treo ngược thây trên cành đa, đang lũ lượt kéo nhau vô Saigon.

Mặt mũi vênh váo.

.......

Mưa đã dứt, khu kinh tế mới Cẩm Ðường nằm kẹt giữa vùng rừng núi, cao su và một trại tù lao động dành cho những ông quan chế độ VNCH, bị đầy ải hành hạ. Nắng mai đã dàn trải đều khắp không gian trong, đẹp. Ðồi Thới Dao cũng đang thoải mái phơi mình hong khô thân xác. Thật xa nơi mạn Bắc, ngọn núi Chứa Chan vẫn ẩn trong mây, ngủ vùi cô tịch.Và, cũng trong cái nắng mai rực rỡ, nồng ấm buổi sáng hôm ấy. Người hàng xóm đã phát giác bà Thắng nằm chết trong nhà, trượt dài trên nền đất. Tấm liếp cửa phủ kênh một nửa trên xác bà.

Ba mươi ba năm khổ đau - thù hận.


Trần Phương Khanh
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #1024 - 03. Aug 2014 , 15:34
 


                  
    "Hồi Trống Tự Do"


          Mời nghe bản nhạc Hồi trống tự do . Do 2 vợ chồng Mỹ Việt. Chồng thồi sáo vợ đứng hát .

          Thấy quê hương VN của người ta điêu linh `hát để kêu gọi người dân Viêt hãy đứng lên.

               Chồng Mỹ vợ Việt trình diễn, hay và lạ! 

Hồi Trống Tự Do - Lê Hoàng Trúc

https://www.youtube.com/watch?v=NqyQi4BnRj4&feature=youtu.be&app=desktop

  Trúc Lê không phải ca sĩ cũng chẳng phải nhạc sĩ. Trúc Lê là một Người Việt xa quê hương.
Trong giai đoạn nước nhà và dân tộc đang trên đà bế tắt, nhân dân oán hận khắp nơi, giặc Tàu lại mưu mô xâm chiếm và đang chiếm.
Tôi là một người con dân nước Việt nhưng tôi cũng chẳng giúp gì được cho mọi người mặc dù trong lòng tôi tràn đầy khao khát mong mọi người được tự do trên hai chữ “ Nhân Quyền”.
Thật nát lòng, hôm nay tôi viết ca khúc này để gởi đến tất cả các bạn Việt Nam hãy vững chí hiên ngang và dũng cảm mà đứng lên dành tự do cho chính mình, chính dân tộc mình.
Tức nhiên là trong tôi vẫn có nhiều khiếm khuyết mà tôi không nhìn thấy. Sau khi nghe bài hát này, xin các bạn hãy gởi đến cho những người thân người quen cùng nghe.

Le Hoang Truc.





Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #1025 - 03. Aug 2014 , 15:43
 

...

Những ông chồng sợ vợ


Một ông hay bị bạn bè chê cười vì sợ vợ, ông ta bèn tìm đến một người bạn và hỏi làm thế nào để hết sợ. Bạn ông ta khuyên: - Ông thử uống rượu vào xem, có chút men sẽ làm ông tự tin hơn khi đứng trước bà ấy. Vài ngày sau, ông chồng gặp lại bạn và than: - Thôi, thôi! Tôi chẳng dám làm theo cách ấy nữa đâu. Hôm trước, tôi thử uống rượu và nhìn bà ấy thành hai, nỗi sợ của tôi còn tăng gấp đôi.

·.¸¸.·´´¯`··._.·~~~'~'~~  ~~'~'~~`·.¸¸.·´´¯`··._.·

Sư cụ ngồi đàm đạo với mấy người khách, có người hỏi: - Trong đám ta đây ai là người sợ vợ nhất? Chưa ai dám đáp thì sư cụ đã nhận ngay: - Kể sợ thì tôi đây sợ nhất! Mọi người lấy làm lạ mới hỏi: - Sư cụ có vợ đâu mà sợ? - Tôi sợ đến nỗi không dám lấy vợ.

·.¸¸.·´´¯`··._.·~~~'~'~~  ~~'~'~~`·.¸¸.·´´¯`··._.·

Chồng cãi nhau với vợ. Sau khi chuẩn bị hành trang để ra đi, anh ta liền nói lời từ biệt: - Tôi tự nguyện đi làm nhà du hành vũ trụ đây. Thà va đập vào các thiên thể, hy sinh ở một hành tinh bí ẩn nào còn hơn cãi cọ suốt đời thế này với cô! Nói rồi anh ta đi ra và đóng sập cửa lại. Nhưng chỉ một phút sau đã quay vào nói: - Cô thế mà may! Ngoài phố trời mưa.

·.¸¸.·´´¯`··._.·~~~'~'~~  ~~'~'~~`·.¸¸.·´´¯`··._.·

Một anh chàng ra vẻ ta đây là người không sợ vợ, hung hổ tuyên bố với bạn bè rằng: - Vợ tôi ý à, hư là tôi vả cho gãy hết cả răng ấy chứ. - Chà, thế bây giờ xin được hỏi rằng, răng vợ cậu là thật hay giả? - Thật 100% - Còn răng của cậu? - Có cái nào còn là thật đâu!

·.¸¸.·´´¯`··._.·~~~'~'~~  ~~'~'~~`·.¸¸.·´´¯`··._.·

Có anh nọ xưa nay rất là sợ vợ. Vợ nó quát tháo thế nào, anh ta cũng ngậm miệng, không dám cãi một lời. Anh ta đi đánh bạc, mãi xẩm tối mới về. Thổi cơm ăn xong, chị vợ ngồi chờ chồng mỏi mắt. Chị ta tức lắm. Khi anh chồng vừa mới ló mặt vào ngõ, chị ta đã chạy ra túm ngực lôi vào nhà, gầm rít. Anh ta vừa gỡ tay vợ túm ngực, vừa kêu xin: - Bỏ tôi ra! Tôi xin bu nó! Chị vợ được thể càng làm già, túm luôn tóc ấn đầu anh ta xuống. Anh ta liền vung tay gạt ngã chị vợ, tát cho luôn chị vợ mấy cái, rồi trợn mắt, quát: - Người ta đã sợ thì để cho người ta sợ chứ!

·.¸¸.·´´¯`··._.·~~~'~'~~  ~~'~'~~`·.¸¸.·´´¯`··._.·

Vào một ngày đông lạnh lẽo, cô người mẫu phàn nàn với họa sĩ là quá lạnh nên không thể khỏa thân được. - Cô nói đúng, vậy hãy mặc quần áo vào, chúng ta ngồi uống cà phê một chút - Họa sĩ nói. Một lúc sau, đột nhiên có tiếng gõ cửa gấp gáp, ông họa sĩ tái mặt, cuống quýt giục người mẫu: - Nhanh lên, cởi quần áo ra, vợ tôi đấy!

·.¸¸.·´´¯`··._.·~~~'~'~~  ~~'~'~~`·.¸¸.·´´¯`··._.·

Chàng trai đi chơi về muộn, tâm sự với bạn: - Ước gì lúc này tớ được là con chuột nhỉ! - Sao ông có ý muốn lạ lùng vậy? Làm người chẳng sướng hơn sao? - Đúng thế. Nhưng vì chuột là con vật duy nhất mà vợ tớ sợ.

·.¸¸.·´´¯`··._.·~~~'~'~~  ~~'~'~~`·.¸¸.·´´¯`··._.·

Dưới địa ngục, Diêm Vương tập hợp tất cả đàn ông lại và nói: - Ai sợ vợ đứng sang 1 bên!!!. Tất cả lũ lượt kéo nhau sang bên "sợ vợ" chỉ còn đúng 1 người đàn ông đứng ở bên "không sợ vợ". Diêm Vương lại gần vỗ vai anh ta và nói: - Anh đúng là 1 người đàn ông dũng cảm và gan dạ. Vì sao anh lại không sợ vợ? Anh ta trả lời: - Dạ thưa vợ tôi dặn không được tụ tập ở chỗ đông người

·.¸¸.·´´¯`··._.·~~~'~'~~ ~~'~'~~`·.¸¸.·´´¯`··._.·



Hai người cùng sợ vợ, lâu ngày thành bệnh, một người khạc ra đờm đỏ, một người khạc ra đờm xanh. Họ rủ nhau đi tìm thầy chạy chữa. Thầy bảo: - Ðờm đỏ, may còn hi vọng, chứ đờm xanh thì chịu, không sao chữa được nữa. Nên về mà lo hậu sự đi thôi. Cả hai cùng hỏi thầy: - Sao đờm xanh, đờm đỏ lại khác nhau như thế? Thầy nói: - Ðờm đỏ tự phổi ra, họa còn có phương cứu chữa, chứ đờm xanh là mật vỡ mất rồi, còn chữa thế nào cho lành được. (Vỡ mật vì sợ vợ)

·.¸¸.·´´¯`··._.·~~~'~'~~  ~~'~'~~`·.¸¸.·´´¯`··._.·

Trời bên ngoài đang giông tố dữ dội, bà chủ tiệm bánh mì định đóng cửa đi về thì có một người đàn ông đội mưa gió chạy vào để mua một ổ bánh mì thịt. Bà chủ tiệm ái ngại hỏi: – Ông có vợ rồi phải không? – Thì đúng là có vợ rồi. Bộ bà nghĩ, mẹ tôi nỡ sai tôi đi mua một ổ bánh mì trong trời giông bão như thế này sao?




Xét Mình Xưng Tội
Cha xứ khuyên giáo dân là cần phải xét mình kỹ lưỡng trước khi xưng tội.
Một ông chồng chia sẻ kinh nghiệm về cách thức xét mình như sau:
- "Tôi chỉ cần chọc vợ tôi một câu, vợ tôi sẽ nổi xung lên và đọc cho tôi nghe một lô các thứ tội mà tôi đã làm. Tôi chỉ việc lắng nghe và nhớ lấy. Thế là xong công việc xét mình, vừa mau lại vừa đúng".




Người đầu tiên



Sau buổi lễ, cha xứ hỏi các con chiên phái nam: "Những ai trong số các con thường bị vợ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay thì đứng dậy". Tất cả đàn ông đều đứng dậy, chỉ một người vẫn ngồi yên tại chỗ.
Cha đạo lại gần anh ta thân mật nói:
Chúa dạy các con phải yêu thương nhau. Vợ chồng phải thuận hòa và nhường nhịn nhau. Con thật đáng khen. Tiếc là trên đời người như con rất ít. Con chính là người như thế đầu tiên ta gặp.
Người đàn ông nọ bùi ngùi: "Thưa cha, con không dám nhận lời khen của cha".
"Sao vậy? Con của ta", vị cha xứ hỏi.
"Số là con bị vợ đánh què, không thể đứng dậy được", người đàn ông...
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1026 - 03. Aug 2014 , 22:05
 
  Tuần lể mới , tháng 8 đang đến với chúng ta. Thân mến chúc tất cả những lời chúc tốt đẹp .
  TVMS cám ơn bạn hiền TL , Chị Macco đã cho cả nhà thưởng thức bài viết cảm động , giọng hát và tiếng sáo của 2 vợ chồng VIệt Mỹ , cùng những liều thuốc bổ FREE , cười quá chừng chừng đây.

   TVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1027 - 04. Aug 2014 , 22:45
 
...

...

Mừng sinh nhật thứ 80 của THái Thanh tháng 8-5-2014.
Tên thật là Phạm thị Băng Thanh , sanh tại Hà Nội.
1955 Thái Thanh theo chị là Quang Thái đi hát vùng kháng chiến
1956 kết hôn với Lê Quỳnh và ở gần chợ Thái BÌnh.
  1965 ly dị sau khi có 3 con gái là LÊ Thị Ái Lan 1957
Lê Xuân Việt 1958 , Lê thị Quỳnh Giao 1960 , Lê thị Thanh Loan 1962 , Lê Đại 1964.
  TT hát trong ban Thăng Long. 1950 đã là Đệ nhất danh ca , hay hát nhạc tiền chiến , nhạc miền nam 1954-1975.
  TT đến MỶ năm 1985 và giải nghệ 2002.

  Theo Media.

...

Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1028 - 05. Aug 2014 , 12:40
 

...

Nhìn Lui Một Định Mệnh

Phạm Ngũ Yên


1.
Mười tám năm tôi xa quê và ba mươi ba năm Vũng Tàu của tôi đã phai nhạt màu xanh. Muối của biển có còn mặn mà hay phôi pha vì mỗi mùa giông bão? Ngọn hải đăng mỗi đêm có còn soi rọi những hướng đi về tương lai cho những chiếc tàu đã không còn tay lái? Nghe nói con đường chạy quanh Núi Lớn, Núi Nhỏ đã khang trang hơn vì nhu cầu du lịch, nhưng tấm lòng của người dân đang cạn hẹp và ngổn ngang những gai góc tình người.

Mẹ tôi không còn cách đây nhiều năm. Khi bà mất tôi không thể về. Có những lầm lỗi mà chúng ta có thể quên được, nhưng có những lầm lỗi không bao giờ san sẻ hay bị đồng hóa dù chúng ta biện minh bằng những lý do nào đi nữa. Suốt đời tôi sẽ hối hận vì điều này. Và mọi thành công sau này nếu tôi vươn tay tới được, sẽ nặng trĩu lòng thống hối. Nó sẽ làm lem luốt mọi mùi thơm và mọi vinh quang trên những vòng nguyệt quế.

Có biết bao nhiêu người Từ Mẫu đã hụt hơi đi bên cạnh bước chân thơ dại của con mình? Có biết bao nhiêu người Mẹ còn giữ cho đời một chút màu xanh hi vọng? Mẹ tôi là một trong những người Mẹ đó. Bà đã ươm trong hồn tôi, từ ngày thơ ấu những hơi thở tươi mát như gió biển. Bà không đủ giàu để mua tặng tôi chiếc vé xe mộng ước để chạy đuổi theo những thành phố hào nhoáng vật chất. Nhưng bà đã đặt tôi trang trọng trên chỗ ngồi của lòng can đảm - để từ đó đi xuống đời bằng bước đi chân cứng đá mềm.

Trên đất nước tạm dung nơi đây có ngày lễ Mẹ. Người Mỹ thích cho thế giới thấy sự hiếu thảo của họ, dù chung quanh vùng Down Town có những căn nhà Nursing Home. Có bao nhiêu chiếc ghế xích đu đong đưa nỗi cô đơn của những ông bà già, như đong đưa niềm hi vọng? Ở đó cũng còn có người trợ tá đút cơm cho những người không còn trí nhớ suốt ngày cười nói như một đứa trẻ, trong khi màn ảnh truyền hình chiếu đi chiếu lại những bộ phim tình yêu. Những quảng cáo thuốc tăng cường sinh lực. Mọi điều có vẽ như một mặt khác của đời sống. Nó trùng lấp, hỗn độn và đầy gai góc. Và chúng ta nhìn vào bức tranh đó, chúng ta sẽ thấy rõ tương lai của chúng ta ra sao.

Những đứa con của Hợp Chũng Quốc Hoa Kỳ thích vinh danh những người Mẹ. Hãy để cho chúng có việc để làm và có một sự bận rộn dể thương bên cạnh những căng thẳng nhà xe, cơm áo.

“Có phải nơi kia là phố tôi sinh
Có sương sớm đọng trên đèn muộn
Ðâu? Ðâu có ngụm đèn xanh
Rèm che nhòe cửa sổ
Nín đi thôi. Nín đi thôi các đại lộ nhiều cây...” (Trần Dần)

Ðêm mênh mang những cánh gió rượt theo vòng lăn của bánh xe và con đom đóm bay dật dờ trong đám cỏ. Không lâu nửa con gái tôi sẽ trưởng thành. Nhưng chắc còn lâu nó mới hiểu tường tận về bà nội của nó nơi một góc phố mà ba nó sinh ra. Trong khi nền văn hóa tại đây không dạy cho nó cái cảm giác về sự ràng buộc mật thiết của tình mẫu tử. Nên nó sẽ đi vào đời với một đóa hồng rất hời hợt ngày Mother‘s Day. Một lần tôi chỉ cho nó tấm hình chụp chung với bà Nội, lúc nó mới vừa bốn tuổi. Khi chúng tôi về thăm lại Ðà Lạt. Bà Nội nó đội khăn mỏ quạ và trông có vẽ “quê mùa” dưới mắt nó. Nhưng với tôi, cuộc đời sẽ không lớn lao và văn minh được nếu không có những chiếc khăn mỏ quạ. Từ những vuông khăn đó, mồ hôi và nước mắt khổ đau đã được lau khô. Hạnh phúc và niềm vui cũng gói ghém trong đó. Chúng tôi, cùng khôn lớn theo màu thời gian phai mờ trên từng sợi vải và tương lai phồng căng trên đó như một cánh buồm.

Những chiếc khăn mỏ quạ che kín những vai đời, trong khi nắng gió làm già háp mộng ước thời niên thiếu. Tôi lớn lên theo những mùi thơm ngào ngạt toát ra từ nổi buồn, như hóa thân của thời gian . Chiếc khăn cũng vậy. Nó bạc màu theo tuổi già của Mẹ tôi. Nhưng sao tôi vẫn thấy nó chứa đựng bao điều mới mẽ.

2.
Gần tới mùa tựu trường. Gió thu hiu hắt những hồi tưởng. Khi tôi còn là học sinh trọ học bất đắc dĩ trên thành phố Sài Gòn. Vũng Tàu của tôi là một tỉnh nhỏ, khi học xong Trung Học đệ nhị cấp phải về thành phố để thi Tú Tài. Một người bạn cùng lớp đã rũ tôi lên nhà bà cô của anh để chuẫn bị ngày thi. Căn gác trọ nằm trên đường Nguyễn Cư Trinh. Căn nhà số 105 ngày đó là một nhà gỗ hai tầng. Phía dưới dùng làm kho chứa đồ. Tầng trên dùng làm sinh hoạt cho cả gia đình.

Ðó là những năm của thập niên 60. Lúc đó bến xe đò lục tỉnh nằm hai bên đường Nguyễn Cư Trinh, chưa dời ra ngoại ô. Mỗi tháng thay đổi vị trí chỗ đậu xe một lần. Tháng trước xe về đậu bên này đường. Tháng sau về đậu phía bên kia. Sự huyên náo, ồn ào chia đều cho hai bên và người dân hai khu phố quen thuộc với những hoạt cảnh mỗi ngày. Từ một buổi sáng nào đó, trên căn gác trọ số 105, tôi nhìn xuống con đường và những đời xe tất tả, xuôi ngược, tôi thấy hết nhịp sống của Sài Gòn. Mọi loại xe đều hiện diện trong ngần ấy không gian chật chội, giữa những tiếng động nhức nhối. Tiếng kèn xe, tiếng máy nổ chờ lăn bánh, tiếng rao hàng, tiếng cải cọ, tiếng đồ vật rơi đổ, tiếng một con chó gầm gừ do bị đánh bởi một bà bán hàng ế ẩm, tiếng chọc ghẹo, tỏ tình sỗ sàng từ những người lơ xe bạt mạng giang hồ với các cô gái bán hàng. Xen lẫn giữa mùi thơm của cà phê, của hủ tiếu và hơi thuốc lào là mùi cống rãnh nghẹt ứ, mùi rác rến tùy tiện.

Cái nhịp đời đó không bao giờ nằm im trong trí nhớ tôi. Nó vẫn sừng sững dù nhiều năm bể dâu biến động. Vì nó đánh dấu một mối tình mới lớn. Người con gái của hơn bốn chục năm về trước mà tôi từng yêu khi về sống tại Sài Gòn. Căn gác ván cũ kỹ, (sau này được xây ba tầng gạch, nhưng vẫn chật chội bề ngang) mỗi đêm tôi về nghe lại tiếng cười và tiếng nói chuyện của những cô gái con bà chủ nhà người Bắc. Nhà không có đàn ông. Những bữa cơm tối muộn màng vì mọi người bận bán hàng ở chợ Thái Bình, tôi đói bụng lén xuống đường kiếm món gì ăn đỡ dạ. Tôi biết buồn và biết đau khổ từ những ngày đó. Và cũng biết thêm những thôi thúc giang hồ theo tiếng kèn xe. Nơi căn gác còn có thêm một bà cô mù suốt ngày ngồi một mình, nghe tiếng bước chân chúng tôi lên gác mà mừng rỡ. Tôi biết bà thương tôi và kỳ vọng ở tôi một chàng cháu rể không cứng đầu. Những con mèo tam thể ẻo lả nằm quấn quít cạnh bà trong khi tôi lắng nghe bà kể lể chuyện đời. Ðôi lúc câu chuyện của bà bị ngắt quãng vì tiếng cãi lộn bên dưới. Những tiếng chửi thề và nhiếc móc đay nghiến nhau của những đôi vợ chồng vọng lên căn gác, như những vết cắt đau điếng làm cho đời sống thêm sần sượng, gai góc. Cái góc phòng chật hẹp và bề bộn những tiếng động đó nhưng đại diện cho một Sàigòn lớn lao.

Bây giờ, một vài người nơi căn nhà 105 đó vẫn còn. Những người lớn thì đã mất vì thời gian -trong đó có bà cô chủ nhà và bà cô mù. Một trong ba người con gái nơi căn gác đó vẫn không chịu có chồng và sống thui thủi một mình bên những ngày tháng rời rộng khổ đau nhưng thiếu vắng hơi thở hạnh phúc. Tôi chắc như vậy vì sau một cuộc đổi đời mọi đời sống đều như vậy. Tôi không biết trong tâm hồn người con gái lở thì đó có bao nhiêu hình ảnh của tôi, có bao nhiêu khoảng trống cho một kẻ giang hồ như tôi cư ngụ? Nhưng với tôi, tình yêu tự nó thu xếp những chổ trú trong tim. Nó giống như những chuyến xe đò mỗi chiều về tìm bến đậu. Có một lúc nào, tự chính nó, vì bận rong chơi trên đường dài, lúc tàn cuộc quay về, sẽ mất hẳn một chỗ nằm khiêm tốn qua đêm. Chỉ tội nghiệp cho những quang gánh chất đầy mộng ước, bị bỏ quên dưới gầm xe vì không có người thu nhặt, phải chờ đến bình minh...

Một buổi chiều chủ nhật, trước ngày thi một ngày trời đổ mưa. Mưa dai dẳng từ buổi trưa, kéo dài đến chiều tối. Tiếng mưa gõ buồn bã trên các mái tôn cũ nghèo. Trên những mâm cơm tức tửi nỗi cơ hàn. Tôi đứng trú mưa giữa hành lang nối liền hai dãy nhà, lòng trống trãi một quạnh hiu. Vẵng đâu đây từ một chiếc radio, tiếng hát Phương Dung vọng xuống. Bài “Nỗi Buồn Gác Trọ”.

Tiếng hát ráo hoảnh giữa những dòng mưa. Tiếng hát chạy thêng thang trên những lòng đường bên dưới. Con nhạn trắng Gò Công giữa những thập niên 60, vừa vươn cánh bay xa khỏi ruộng lúa và những bờ sông phèn lợ phù sa để bay về thành phố. Tiếng hát chơn chất miền nam đôi lúc bay cao như cánh diều, đôi lúc la đà như sương mỏng.

Bâng khuâng gác vắng khêu tim đèn đêm
Nhớ nhung đi vào quên
Sông sâu cố nhân ơi đi về đâu
Gởi hồn chìm vào đôi mắt
Ái ân chưa trọn để ngàn đời nhớ nhau...
Phố nhỏ đường mưa trơn lối về
Trăng sầu nhân thế đọng hoen mi
Có ai ngồi đếm mùa nhung nhớ
Nỗi niềm đầy lại vơi
Mỗi mùa tiển đưa một người...”

Nàng hát cho ai nghe giữa một lòng mưa hắt hiu như vậy? Không phải cho tôi nhưng sao tôi cảm giác được nỗi chông chênh gập ghềnh, một mai khi bước xuống cuộc đời. ”Mỗi mùa tiễn đưa một người...”

Tôi không biết sáng mai tôi có thể hoàn tất những bài thi hay không, nhưng chưa gì tôi đã hình dung ra ngày niêm yết danh sách không có tôi đứng lẫn lộn giữa đám đông để rà soát tên mình. Lũ lượt những đứa học trò vượt qua biển dâu. Cũng như có những đứa học trò cam tâm chấp nhận ngày đi lính. Tôi là một trong những số đó. Ngày thi tôi nạp bài thật sớm và không buồn ký tên vào phiếu hồ sơ. Những quỹ tích, hàm số biến mất không để lại dấu vết trong đầu. Những bào tử, những bộ phận tim gan phéo phổi con người cũng vậy. Chỉ còn lại tiếng hát trong vút mượt mà nhưng đậm một một tình yêu tan vỡ. Người con gái đó chắc không biết tiếng hát của mình từ một buổi chiều mùa hạ đã làm cháy bỏng một đời trai. Nàng cũng không biết giọng ca ướt sũng lời mưa của mình đã níu chân một đứa con trai đứng lại bên ngoài cổng thiên đường. Sáng mai, sẽ có một người thu vén một chổ ngồi trên chuyến xe đò để xuôi giạt về quê. Chắc nỗi buồn sẽ lớn lao và làm cay mắt. Nhưng bù lại, đời sống cũng vừa thu nhập một vốn liếng khác, là sự lãng mạn ngọt ngào.

Nhiều chục năm sau, tôi vẫn luôn ngưỡng mộ về một giọng hát chơn chất đó như ngày nào chưa trưởng thành. Nếu một tiếng hát hay một bài ca đều phảng phất một định mệnh, thì tại sao chúng ta lại từ chối nắm bắt trong tay một định mệnh và ủ nó trong lòng?

Chúng ta không thể làm khác hơn với một hạnh phúc hay một tan vỡ- vì tất cả đều biểu lộ một tính chất mạnh mẻ của đời sống. Chúng tượng trưng cho một đời sống không thể chọn lựa khác hơn.
Khoảng trời xưa của tôi. Tiếng hát hạnh phúc cũ của tôi. Mọi thứ hình như đã xa rồi. Bây giờ chỉ còn lại tiếng gió đang rượt đuổi theo sau vòng quay của bánh xe, mệt lã như vòng đời. Gió không biết buồn nhưng gió luôn vùi lấp những khao khát. Gió cũng ít khi bùng lên những hi vọng buồn bã.

Tiếng hát dội vào lòng tôi như điềm dự báo một số phận. Lần đầu tiên trong buổi chiều xa nhà, tôi cảm biết rằng tình yêu sẽ làm cho con người ta lớn lao hơn hay bé nhỏ hơn. Lần đầu tiên tôi cảm biết rằng đời sống có những giá trị khác, tuyệt vời hơn. Không phải đơn điệu chỉ màu sắc của cơm áo, của công danh hay những thành đạt. Mà còn có sự lãng mạn của nắng mưa, của thời tiết. Của hạnh phúc và những đau khổ trộn lẫn. Của tình yêu tơi tả, bầm vập vì không tìm ra lối thoát.

“Mỗi mùa vắng đi một người”. Như mỗi đứa học trò sẽ trụ lại hay sẽ rời bỏ trường lớp sau một mùa thi. Ðể trôi lăn trên những vòng đời chóng mặt?
Năm đó tôi thi rớt Tú Tài 1. Tôi nạp bài thi trước hết và ra khỏi phòng. Lòng tôi trống trải như bến xe đêm về sáng. Không còn tồn động một phương trình hay một định lý nào trong trí tôi. Tôi lang thang gần nửa ngày, qua rất nhiều ngả tư ồn ào xe cộ. Qua những quán cà phê và những cô chủ quán yêu kiều. Tôi tập làm người lớn và tập hút điếu thuốc đầu tiên trong đời. Khói thuốc sẽ làm khô môi nhưng ướt sũng hạnh phúc được pha chế bằng mùi vị đau khổ. Những vòng khói níu chân tôi bước xuống cuộc đời và tôi nghe trong đó hương thơm của sầu mộng. Những vòng khói quấn quít, như những vòng tay ôm.

3.
Mỗi người có một định mệnh từ một cuốn phim hay một bài hát. Tôi không ra ngoài ngoại lệ. Bài hát Nỗi Buồn Gác Trọ đã cắt hồn tôi thành hai mảnh đời. Và tôi sẽ không bao giờ ghép hai nửa mảnh đời đó nhập lại cùng nhau. Nhiều năm trôi qua, tôi vẫn không thể quên được giọng hát làm trái tim tôi trầy trụa. Tiếng hát cắm vào hồn tôi những chiếc gai nhức nhối có khả năng làm rơi máu lệ. Tiếng hát như một định mệnh đẩy tôi trôi trên những nhánh sông buồn.
Con nhạn trắng Gò Công chắc không thể hình dung được rằng cách đây đúng 40 năm, tiếng hát của nàng đã gây cho tâm hồn đứa con trai mưới bảy tuổi cơn địa chấn. Không phải cấp 4 hay cấp 5. Mà là cơn địa chấn ngọt ngào hơi thở của môi miệng và ràn rụa của nước mắt.
Nhiều năm trôi qua, hồn tôi vẫn còn rung động như ngày nào, khi nghe lại Nỗi Buồn Gác Trọ. Vẫn in như ngày mới lớn, vẫn mới mẻ ngần ấy những rung động.

Nhiều năm trôi qua. Từng có biết bao nhiêu gác trọ hiện ra bên cạnh cuộc đời. Một lần ở khu Bàn Cờ. Một lần ở Bảo Lộc. Một lần ở Chi Lăng, ở đường Hai Bà Trưng, Ðà Lạt. Vài gác trọ trên đất nước người có danh xưng khô khốc là Motel, bên những chặng nghỉ đường dài. Nhưng sự rung động bớt đi những sôi nổi, bồi hồi.

Hình như chúng chỉ tiếp nối những định mệnh, chớ không phải bắt đầu một định mệnh.

PNY.
Back to top
« Last Edit: 05. Aug 2014 , 12:41 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1029 - 05. Aug 2014 , 12:45
 



...

Nỗi buồn gác trọ

Nhạc sĩ: Hoài Linh – Mạnh Phát

Ca sĩ: Phương Dung

http://www.youtube.com/watch?v=0QWrG6CA61k



Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1030 - 06. Aug 2014 , 09:07
 
...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

    Để thay đổi không khí , TvMs mang vào đây những hình ảnh của những thiên thần bé nhỏ , có cả nử danh ca Celine Dion cũng đã là người mẩu cho bà ANNE GEDDES .
  Bà là người phụ nử phi thường , nổi tiếng khắp thế giới ,mà mình đã yêu thích , ngưỡng mộ từ lâu. ( có lẻ từ bé , mình cũng được  Mẹ và 3 người chị dấu yêu , hay làm đủ kiểu tóc , trang phuc... đến tiệm chụp hình từ sơ sinh đến tuổi học trò ). Bà Anne  đã bỏ bao nhiêu thì giờ , tiền bạc, sáng kiến ...để tìm kiếm những ba mẹ các bé sơ sinh,trẻ thơ ...để mang lại đời những tác phẩm , có 1 không 2 trong nghệ thuật chụp ảnh , và các con đã được thế giới chiêm ngưỡng .

...

...

   Đây là hình cháu đang đo cột  đèn , xem ai cao hơn ai ?

...

  Brandon và Alex đang học viết "I LOVE YOU " trên má....hi.hi.

    Mến chúc tất cả Chợ chiều luôn hạnh phúc bên gia đình và người thân.
 
   TVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1031 - 08. Aug 2014 , 21:07
 

...


Điều giản dị của tình yêu


* * * Rất đáng để đọc và học hỏi * * * *

Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông rất nghèo sống với vợ. Một ngày nọ, vợ ông, người có mái tóc rất dài hỏi chồng về chuyện mua một chiếc lược mới hơn để dùng.

Người đàn ông cảm thấy rất buồn vì không mua nổi cho vợ một cái gì đó. Ông không đủ tiền để mua được cho vợ một chiếc lược mới bởi sồ tiền kiếm được chỉ đủ để lo cho miếng cơm hàng ngày. Thậm chí, ông cũng không dám mang chiếc đồng cũ đã đứt dây đi sửa. Người vợ biết vậy nên bà không bao giờ gặng hỏi chồng mình một lần nào.

Một hôm, khi đang trên đường đi làm về ngang qua cửa hàng đồng hồ, ông quyết định bán nó. Với số tiền ít ỏi có được người chồng mua một chiếc lược mới cho vợ.

Ông trở về nhà vào buổi tối và mang tặng cho vợ món quà nhỏ bé này. Tuy vậy, ông đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy người vợ thân yêu với mái tóc ngắn. Bà đã bán tóc của mình và mua tặng cho ông một chiếc đồng hồ mới.

Nước mắt lăn dài trên gò má của hai vợ chồng, họ ôm nhau khóc trong hạnh phúc. Tuy cuộc sống hiện tại khá khó khăn, nhưng bù lại họ đã có được tình yêu và sự sẻ chia trong cuộc sống. Đó là món quà quý giá nhất mà hai vợ chồng ông nhận được từ thượng đế.

Yêu và được yêu là một điều mà bất kỳ ai khi sinh ra đều mong muốn. Có thể bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức để kiếm tìm cho mình một nửa đích thực, thậm chí có những người phải đến nửa cuộc đời mới tìm được tri kỷ. Nhưng bạn tôi ơi, có thể bạn đang theo đuổi một bóng hình mà chỉ có trong mơ. Hãy quay về với thực tại, với cuộc sống và những niềm vui, nỗi buồn hàng ngày. Hạnh phúc và tình yêu đôi khi chỉ xuất phát từ những điều đơn giản và nhỏ nhoi nhất trong cuộc sống, thậm chí ngay cả trong những lúc khó khăn. Hãy trân trọng hiện tại và làm theo những gì con tim mình mách bảo.

Hãy quay về với thực tại, với cuộc sống và những niềm vui nhỏ nhoi hàng ngày.
Back to top
« Last Edit: 08. Aug 2014 , 21:16 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1032 - 08. Aug 2014 , 21:09
 
Quote:
...

  Brandon và Alex đang học viết "I LOVE YOU " trên má....hi.hi.

    Mến chúc tất cả Chợ chiều luôn hạnh phúc bên gia đình và người thân.
 
   TVMS

Wua !!! Mấy nhỏ thiệt dễ shương !
Back to top
« Last Edit: 08. Aug 2014 , 21:10 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1033 - 08. Aug 2014 , 21:23
 

...

8 Điều Tuyệt Vời Về Dưa Hấu


Dưa hấu là một trong những loại trái cây phổ biến và ngon nhất mà hầu như tất cả mọi người đều yêu mến. Chúng chứa rất ít calo, giàu vitamin A và C. Ngoài ra, loại trái cây này cũng rất giàu chất xơ và kali.

Hãy cùng tìm hiểu một vài điều ngạc nhiên, thú vị về dưa hấu mà bạn nên biết.


1. Dưa hấu làm tăng sức mạnh não

Bạn có biết rằng dưa hấu có thể giúp bạn tăng cường sức mạnh não bộ chưa? Thật ra, dưa hấu là một nguồn cung cấp tuyệt vời chất vitamin B6, đây là một yếu tố hết sức quan trọng cho việc phát triển trí não của mỗi người. Hơn nữa, tỷ lệ nước trong loại trái cây này cũng tương tự như tỷ lệ nước trong não.

2. Dưa hấu có hàm lượng nước cao

Dưa hấu có hàm lượng nước rất cao. Theo USDA, dưa hấu bao gồm tới 91,5 phần trăm là nước, có nghĩa là loại quả này có thể giúp bạn cung cấp một lượng nước nhất định suốt cả ngày. Ăn dưa hấu hoặc uống nước ép dưa hấu mỗi ngày là một trong những cách hữu hiệu nhất để tránh được nguy cơ thiếu nước, trong mùa hè nóng bức như hiện tại.

3. Dưa hấu chứa lycopene nhiều hơn khoảng 40 phần trăm so với cà chua sống


Một cốc dưa hấu có chứa lycopene nhiều hơn 1,5 lần so với 1 trái cà chua tươi lớn. Lycopene là một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các virus làm hại hại tế bào. Ngoài ra chất này còn có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Hơn nữa, chất lycopene đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ ung thư trong cơ thể.

4. Nên chọn Dưa hấu vàng

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên lựa chọn những quả dưa hấu ruột vàng vì nó cung cấp nhiều vitamin cũng như những chất kháng thể tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, để thực hiện điều này cũng khiến nhiều người gặp khó khăn vì sự thật thì bên ngoài của dưa hấu ruột đỏ hay ruột vàng đều là màu xanh hết. Ngay cả người bán hàng, đôi khi cũng nhầm lẫn giữa 2 loại dưa hấu này.


5. Dưa hấu rất tốt cho đôi mắt của bạn

Dưa hấu chứa rất nhiều Vitamin A giúp tăng cường sức mạnh thị lực và bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi bị nhiễm trùng. Nếu đều đặn tiêu thụ khoảng 100 gram dưa hấu mỗi ngày, bạn sẽ giữ được đôi mắt khỏe mạnh và thị lực sắc nét.

6. Nước ép dưa hấu có thể làm giảm đau nhức cơ bắp

Nhiều nghiên cứu cho thấy nước ép dưa hấu có thể giúp giảm đau nhức cơ bắp, vì vậy nó là một thức uống tuyệt vời dành cho bạn sau những buổi tập luyện thể thao mệt mỏi. Các chuyên gia cũng có lời khuyên dành cho những người bị đau nhức các bắp cơ rằng mỗi ngay nên dành cho mình 1 ly nước ép loại trái cây này.

7. Dưa hấu giúp giảm cân hiệu quả


Như đã đề cập ở trên, dưa hấu là loại trái cây chứa ít calo và nhiều nước, điều này rất tốt cho vấn đề giảm cân. Vì thế, dưa hấu hiện là một trong những loại trái cây được những người có ngoại hình "quá khổ" ưa chuộng nhất.

8. Dưa hấu bảo vệ cơ thể khỏi tia UV


Dưa hấu có nhiều chất lycopene, một sắc tố carotenoid có tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Lycopene giúp bảo vệ bạn chống lại tia UV, cháy nắng và ung thư da. Đây là một lý do quan trọng để kết hợp dưa hấu vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

(Sức khoẻ&Đờisống)
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1034 - 09. Aug 2014 , 01:37
 
Ðứa Con Nhà Hàng Xóm

Anh chị Bông đi chợ về đến nhà, chị xuống xe trước, đang lúi húi mở trunk xe để lấy đồ thì đã thấy xe nhà hàng xóm bên cạnh cũng vừa về tới. Ðây là lần đầu tiên chị thấy mặt người hàng xóm, kể từ hơn 1 tuần lễ nay khi gia đình chị bắt đầu dọn vào ngôi nhà này.

Nên chị vội ngừng tay đi đến gần sân nhà hàng xóm và tươi cười:

- Chào anh chị và các cháu.

Cả hai vợ chồng đều cười đáp lễ, người chồng nói:

- Biết là có hàng xóm mới mà mãi hôm nay mới gặp nhau. Tôi tên là Cảnh.

- Vâng, hân hạnh được làm quen với anh chị, chồng tôi tên là Bông. Nhà tôi cũng lu bu chưa có thì giờ đi chào hỏi hàng xóm anh chị Cảnh ạ.

Chị Bông nói xong thân mến nhìn gia đình hàng xóm, chẳng dễ gì được dịp gặp cùng một lúc cả nhà như thế này. Thật là thú vị khi đến một nơi ở mới có hàng xóm là người Việt Nam, họ chạc bằng tuổi vợ chồng chị, hai đứa con, thằng lớn khoảng 12 tuổi như Cindy con gái chị, nhưng đứa nhỏ chỉ mới hai tuổi là cùng, hai đứa con cách xa nhau khá xa.

Chị Bông lần lượt xách những túi hàng vào nhà, mỗi khi trở ra chị thấy thằng con trai nhà anh Cảnh vẫn đứng vẩn vơ ngoài sân, dường như nó chẳng hào hứng gì để mang đồ vào phụ cha mẹ như con Cindy của chị. Khi chị nhìn nó cũng là lúc nó quay lại nhìn chị.

Ðó là một thằng bé mặt mày khôi ngô nhưng nét mặt rầu rầu, lạnh lùng một cách khó hiểu.

Chị Bông nghĩ thầm: Chắc hôm nay đi chợ cu cậu đòi mua gì đó không được nên đang dỗi hờn bố mẹ đấy

Chị Bông nói với chồng:

- Hàng xóm bên cạnh là người Việt Nam cũng vui anh nhỉ, tắt lửa tối đèn có nhau.

- Em lại ỷ có nơi chốn để chạy sang xin qủa chanh, qủa ớt, phải không? Ði chợ mua đủ thứ nhưng thế nào cũng có lúc quên những thứ lặt vặt mà vô cùng cần thiết ấy.

- Biết đâu bà nội chợ bên ấy cũng chạy sang mượn nhà mình những thứ như thế, vấn đề chính em muốn nói là hàng xóm Việt Nam sẽ gần gũi và thông cảm nhau hơn mà thôi.

Buổi sáng chị Bông chở Cindy đi học, trường học khá gần nhà nên school bus không chở. Bên nhà anh Cảnh chắc cũng phải đưa đón con như nhà chị. Nhà nào cũng tất bật như nhau.

Một hôm khi chị Bông đón Cindy từ trường về gần tới nhà thì Cindy bỗng kêu lên khi xe đang chạy lướt nhanh:

- Mẹ ơi, hình như con bác hàng xóm cạnh nhà mình đang đi bộ bên đường?

- Con có chắc là con bác Cảnh không?

- Mẹ chạy nhanh qúa con không nhìn thấy mặt nhưng vẫn cảm thấy thế mẹ ạ, nó đi học về mà đi bộ, hay là cha mẹ nó hôm nay bận không đón được.

Chị nhìn qua kính chiếu hậu, phía xa, sau lưng chị là hình ảnh một thằng bé vai đeo cặp sách đang đi bộ trên hè đường, bên cạnh là dòng xe đang vun vút lướt qua, chẳng ai để ý đến kẻ bộ hành ấy cũng như chị đã vô tình lướt qua nó lúc nãy.

- Thôi, đằng nào mẹ chạy cũng qúa xa rồi, mà cũng về gần tới nhà rồi. Coi như là con nhìn lầm người đi.

Thằng con nhà hàng xóm học cùng trường nhưng hơn con Cindy nhà chị một lớp. Cùng lối về, nếu biết bên ấy có hôm bận không đi đón con được thì chị Bông sẵn sàng đưa đón giùm.

Nhưng chị ít khi gặp mặt vợ chồng anh Cảnh, rồi chị cũng quên phéng đi.

Chiều nay, sau khi đón Cindy về học xong, chị Bông cần ra khu chợ Việt Nam mua mấy món đồ, cao hứng chị Bông liền ghé vào nhà hàng. Ðêm tàn bến Ngự để mua tô bún bò Huế mang về nhà hai mẹ con cùng ăn thử xem sao, nhà hàng này được tiếng là đông khách vì nấu ăn ngon mà gia đình chị chưa có dịp đến.

Chị Bông bước vào tiệm, giờ này tiệm vắng vì giữa ngày, không phải giờ ăn trưa cũng chưa đến giờ ăn chiều.

Một bà có vẻ là bà chủ tiệm, ăn diện bóng bẩy, mặt mày son phấn kỹ càng, trẻ đẹp và sắc xảo đang ngồi sau quày, mỉm cười đón khách:

- Chào chị, chị cần dùng chi ạ?

- Cho tôi hai tô bún bò Huế mang về.

Bà chủ đi vào nói với người trong bếp, bà chỉ thoáng quay đi mà chị Bông đã ngửi thấy mùi dầu thơm ngan ngát. Ngồi bán cửa hàng ăn uống, lúc nào cũng bốc mùi mắm muối, mỡ màng của các món Bún bò Huế, bún thịt nướng, bánh xèo, cơm, phở. v..v.. mà bà chủ điệu nghệ, thơm phức như bán hàng nữ trang hay hàng mỹ phẩm cao cấp phải ăn diện cho sang, cho xứng với món hàng. Nhìn bề ngoài bà chủ se sua không ai nghĩ là một phụ nữ đảm đang buôn bán.

Chị Bông lơ đãng nhìn quanh trong tiệm bỗng một hình ảnh nơi góc tiệm đập ngay vào mắt chị, khiến chị ngạc nhiên: đó là thằng con trai lớn của vợ chồng anh Cảnh, hàng xóm của chị, đang ngồi gục đầu trên bàn ăn và ngủ ngon lành, cái cặp sách để trên bàn chứng tỏ đi học về là nó có mặt nơi đây.

Chị Bông đứng chôn chân suy đoán, hay là chị Cảnh, anh Cảnh đi đón con rồi ghé vào tiệm này ăn xong và để thằng con ở tạm đây vì bận đi đâu đó lát sẽ quay lại đón? Và chắc là quen thân với chủ tiệm nên thằng bé có quyền nằm ngủ gục trên bàn thoải mái như thế?

Bà chủ tiệm đã bước ra ngoài, chị Bông nhìn nét mặt của bà không mấy cởi mở nên không dám hỏị về thằng bé hàng xóm. Tội nghiệp, chắc đêm qua nó ngủ ít sáng phải dậy sớm đi học nên giờ nó ngủ gục mà rất say sưa chẳng hề bị đánh thức vì tiếng nói của bà chủ và của khách mua hàng.

Xách túi xách có hai tô bún bò Huế ra khỏi tiệm chị Bông đi về nhà. Tô bún bò Huế ngon lành, qủa đúng như lời đồn làm chị ăn xong là quên mất chuyện thằng bé nhà bên cạnh.

Nhưng khi ra ngoài sân tình cờ chị Bông lại được đối diện với anh Cảnh khi anh đang tưới những luống hoa, và chị cũng làm công việc tương tự như người hàng xóm tưới hoa bên sân nhà mình.

Chị Bông xã giao:

- Nhà anh có những cây hoa đẹp qúa. Hôm nào tôi phải bắt chước mua thêm những loại hoa như bên nhà anh cho đẹp.

Anh Cảnh hài lòng:

- Bà xã tôi thích những loại hoa này nên giao phó cho tôi phải chăm sóc tưới cây đấy chị ạ.

Anh Cảnh cẩn thận tưới nước từng gốc hoa có vẻ chiều vợ, đắc lực làm vừa lòng vợ, chứ không phải vì chính anh. Lúc ấy thằng bé con anh đi bộ về đến, dáng điệu mệt mỏi với cặp sách đeo trễ trên vai, nét mặt lạnh như hôm chị gặp nó lần đầu tiên cũng ở mảnh sân này làm chị Bông ngạc nhiên, ngơ ngác hỏi anh Cảnh:

- Sao cháu giờ này mới đi học về hả anh? Mà ai đón cháu về?

Anh Cảnh nhìn thằng bé lủi nhanh vào nhà, chép miệng:

- Nó tên Việt Nam là Minh, chị thấy nét mặt nó thông minh sáng sủa đấy chứ. Nhưng kể ra thì buồn u ám lắm.

Anh Cảnh tắt vòi nước tưới cây đến bên chị hàng xóm, dường như lâu lắm anh chưa có dịp trút nỗi lòng tâm sự cùng ai:

- Thằng Minh là con đầu lòng và duy nhất của tôi với người vợ trước.

Giọng anh nghèn nghẹn lại làm chị Bông xao lòng:

- Thì ra thế.

- Mẹ nó bỏ tôi, là một người đàn bà chẳng ra gì. Tôi nói lên sự thật chứ không bôi xấu người vợ cũ vì ghen tức gì đâu, chuyện qua rồi, ai có phận nấy.

- Hai vợ chồng anh đã li dị bao lâu rồi?

- Chúng tôi li dị đã hơn 5 năm nay, cô ta sẵn sàng bỏ con lại cho tôi để chạy theo tình nhân, chê tôi nghèo lương ba cọc ba đồng không có cơ hội làm giàu lên được. Tình nhân cô ta trẻ hơn tôi, năng nổ hơn tôi, có tiền hơn tôỉ.

Chị Bông kêu lên xót xa:

- Trời ơi, chị ấy bỏ con cho anh nuôi, làm sao một người đàn ông có thể chăm sóc con bằng phụ nữ được?

- Vì cô ta muốn rảnh tay làm lại cuộc đời với người mới. Thằng Minh sống không có mẹ từ lúc nó 7 tuổi, dù thương con đến đâu, rồi tôi cũng phải lấy vợ khác như chị đã thấy đó, hiện giờ chúng tôi có đứa con nhỏ mới 2 tuổi. Cả hai vợ chồng tôi đều vất vả, bận rộn vì công việc..

Chị Bông chợt nhớ lại hình ảnh thằng bé lang thang đi bộ trên hè đường và hình ảnh nó ngủ gục trong nhà hàng Ðêm tàn bến Ngự mà chị đã gặp, chị sốt ruột hỏi lại:

- Thế ai đưa đón cháu Minh đi học mỗi ngày hả anh?

- Buổi sáng trên đường đi làm tôi đưa cháu đến trường. Còn khi tan học về?

Anh Cảnh ngừng lại một chút, chắc lại chạnh lòng thương con:

- Chẳng ai có thì giờ đón cháu, vì chúng tôi về trễ hơn giờ cháu tan trường nên nó tự đi bộ về. Từ trường về tới nhà cũng hơn một mile nhưng biết làm sao hơn.

- Lúc nãy tôi gặp cháu ngủ gục trong một nhà hàng bún bò Huế ở khu chợ Việt Nam, Tôi muốn hỏi cháu có về nhà thì tôi chở về, nhưng cháu ngủ say qúa.

Anh Cảnh ngắt lời:

- Không sao! Nhà hàng Ðêm tàn bến Ngự là của mẹ cháu Minh. Cô ta và người chồng mới đã mở nhà hàng đấy, cô ấy thành công giấc mộng làm giàu vì nhà hàng rất đông khách.

Giọng anh cay đắng tiếp:

- Thay vì về nhà phải lẩn quẩn đứng đợi hay chơi ngoài cửa cho đến khi chúng tôi về nó mới được vào nhà, thì nó đến nhà hàng của mẹ nó, được ăn món gì tùy thích và nằm ngủ đợi tới giờ về nhà.

- Thế sao anh không làm riêng một chìa khóa cho cháu Minh để nó đi bộ về thẳng nhà, muốn ăn muốn ngủ có phải là tốt hơn không?

Mắt người đàn ông bỗng rưng rưng:

- Ðã từng như thế rồi, nhưng thằng Minh và người vợ sau này của tôi không hợp nhau, nó mấy lần lấy cắp những đồng tiền lẻ của vợ tôi trong ngăn tủ nào đó. Thế là tình hình càng căng thẳng thêm, vợ tôi có lý do để cấm nó ở nhà một mình. Còn mẹ nó, biết thế, nhưng cũng chẳng đời nào có ý định mang con về sống chung, sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc của mình vì chồng cô ta không muốn nuôi con riêng của vợ. Thằng bé chưa bao giờ biết đến ngôi nhà của mẹ nó, nghe nói to rộng và đẹp lắm.

Người vợ của anh Cảnh về tới, anh vội chấm dứt câu chuyện, ra đón đứa con nhỏ và lăng xăng xách phụ vợ ít đồ. Họ đi vào nhà để lo cho bữa cơm chiều.

Chị Bông ngẩn ngơ không còn hứng thú để tưới cây nữa, gương mặt buồn buồn, lạnh lùng của thằng Minh ám ảnh chị, gương mặt của một thằng bé tội nghiệp, tủi thân và đầy mặc cảm, cái vẻ lạnh lùng câng câng ấy để tự bảo vệ lấy mình trước cuộc đời .

Ở cái tuổi non trẻ này, đáng lẽ nó phải được sống trong một mái gia đình êm ấm, có đầy đủ cha mẹ yêu thương, chăm sóc cho nó từng miếng ăn giấc ngủ.

Như con Cindy nhà chị, mỗi cuối tuần được bố chở đi thư viện, đi xem phim hay đi bơi lội v..v. Mỗi buổi sáng trước khi đi học, chính chị là người làm sẵn thức ăn bỏ vào hộp lunch cho nó, về tới nhà những bữa cơm luôn có món ăn mà nó ưa thích, rồi tới giờ đi ngủ, chị đã đọc truyện, kể truyện cho con nghe. Bao nhiêu câu truyện ngắn thần tiên và có ý nghĩa, bao nhiêu bài hát hay êm đềm đã theo Cindy vào giấc ngủ suốt từ thuở ấu thơ cho đến giờ..

Còn thằng Minh, từ năm 7 tuổi, cái tuổi ngây thơ bé bỏng nó đã xa rời vòng tay người mẹ, vài năm sau cũng thưa dần sự chăm sóc của người cha khi cha nó có vợ có con khác. Thằng bé ở với cha nhưng bất mãn người mẹ kế, đến nhà hàng của mẹ chỉ để ăn cho no bụng và tạm nghỉ chân, chẳng khác nào một người khách đến rồi đi. Nó lạc loài cô độc giữa cha và mẹ của nó.

Mỗi ngày thằng Minh vẫn đến trường và mỗi ngày nó lại lang thang trên đường về, quanh quẩn giữa về nhà của cha và về nhà hàng của mẹ.

Nhưng nếu một ngày nào đó nó không về một trong hai nơi chốn ấy, nó lang thang trên những con đường khác, xa hơn, làm bạn với những đứa bụi đời trên đường phố, và hư hỏng thì không biết cha mẹ nó có còn vui hưởng hạnh phúc mà họ đang có không?

- Mẹ ơi, mẹ đâu rồi?

Con Cindy từ trong nhà chạy ra sân réo gọi làm chị giật mình. Thấy mẹ, nó nũng nịu:

- Trời ơi, mẹ ngoài này mà con tìm mãi, sao mẹ tưới cây lâu thế? không vào nhà nấu cơm cho con ăn, bố cũng sắp đi làm về rồi.

- Ừ, mẹ sẽ vào ngay đâỷ

Con bé chợt nhìn sâu vào đôi mắt mẹ, ngạc nhiên:

- Có phải mẹ vừa khóc không? Con thấy đôi mắt mẹ còn ướt nước mắt?

Con bé Cindy nhà chị, một vầng trăng sáng ngây thơ và hạnh phúc tuyệt vời, chị không muốn bất cứ một áng mây mờ nào che khuất vầng trăng đáng yêu này. Chị Bông âu yếm dắt tay con đi vào nhà:

- Con ơi, bụi nhà hàng xóm vừa bay vào mắt mẹ thôi mà.

Nguyễn Thị Thanh Dương
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 67 68 69 70 71 ... 93
Send Topic In ra