Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 68 69 70 71 72 ... 93
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 100800 times)
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1035 - 09. Aug 2014 , 01:40
 
http://www.authorstream.com/Presentation/nguyenminhhien-2230798-maman/

Mẹ !

Cám ơn mẹ cưu mang con chín tháng
Con nhớ mãi những cái hôn dịu dàng
Và mẹ luôn nở nụ cười xinh xắn
Từ khi con là đứa bé thơ ngay .

Con đã hãnh diện có mẹ nắm tay
Và âu yếm dìu dắt con đến trường
Mỗi buổi sáng lúc trời mờ sương
Con đi trường học mẹ lo việc đời .

Mẹ vẫn cười khi con phá tả tơi
Săn sóc từ miếng ăn ngon mỗi ngày
Mẹ già vờ không thấy con trốn kiếm .
Ôi tình mẫu tử sao quá đẹp thay

Mẹ đẹp nhứt đời, có một không hai
Lễ Mẹ con dâng bó hoa chúc mừng
Cầu mẹ bình an mỗi lần sinh nhựt
Chúc mẹ tuổi thọ mỗi năm Tết đến .

Mẹ khoe hình cưới cùng cha yêu mến
Những năm qua mẹ chẳng thấy ưu phiền
Rồi ngày nào con ra đi sống riêng
Để cùng người yêu xây mộng duyên đầu .

Mẹ con sẽ thường xuyên thăm hỏi nhau
Ngày nào Thượng Đế sẽ dẫn mẹ đi
Để mẹ được về sống bên Thánh Mẫu
Trên đó mẹ sẽ dòm ngó chúng con .

Hằng đêm con sẽ nhìn nhóm Sao trời
Ngôi nào sáng nhứt là Sao mẹ đó
Mẹ là món quà quí nhứt đời con
Mà Thượng Đế ban cho rồi phải trả .

Mẹ mất không phải nghìn thu từ giả
Mẹ ra đi là chỉ tạm chia tay
Ngày nào mẹ con ta sẽ gặp lại
Cùng mãi bên nhau nơi cõi vĩnh hằng .

Phỏng dịch theo PPS Maman
Nguyễn Minh Châu TĐ3 Soibien
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1036 - 09. Aug 2014 , 01:48
 
Sài Gòn hay Hồ Chí Minh
Nguyễn Thanh Nam

Mỗi mùa xuân về trên quê hương Việt Nam , chúng ta lại nhớ đến địa danh Sài Gòn.

Sài Gòn, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Không cần phải thêm thủ đô hay thành phố gì cả. Hai chữ Sài Gòn đã in sâu vào từng tâm hồn của ngưòi dân Việt Nam mà còn quen thuộc với người ngoại quốc với tên gọi không có dấu: “ Saigon ”. ...

... Để rồi từ đó mọi người đều có thể viết chữ Sài Gòn dính liền lại với nhau mà không bỏ dấu “ SAIGON ”.

Không biết bao nhiêu bài luận văn của các em học sinh từ tiểu học đến trung học tả về Saigon . Không biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ viết về Saigon . Saigon nằm soi mình bên dòng sông cùng tên Saigon, thật lãng mạng và kiêu ngạo cùng tuế nguyệt.

Chúng ta hãy lắng động tâm hồn để tìm về sự mộc mạc của người Việt Nam đối với Saigon thân yêu.

1. Thưa cô đi đâu?

- Saigon .

2. Bà ngoại đi đâu?

- Lên Saigon.

3. Mầy từ đâu về?

-Từ Saigon.

Chỉ cần một chữ Saigon là đầy đủ rồi.

Nhưng trong 30 năm qua, Saigon bị mất tên, bị thay thế bằng tên của nhân vật Hồ Chí Minh. Sàigon ngậm ngùi tức tưởi, thổn thức với lời ca trong bài Vĩnh Biệt Saigon: “...ta mất người như người đã mất tên…”.

Người Cộng Sản Việt Nam rất lấy làm hãnh diện với cái gọi thành phố Hồ Chí Minh. Cái tên nghe vừa dài vừa chói tai, lúc nào cũng phải thêm chữ “thành phố”. Nếu thiếu chữ “thành phố” thì nguy to. Bởi vì kêu Hà Nội thì ai cũng hiểu là điạ danh Hà Nội, nhưng kêu Hồ Chí Minh khơi khơi thì có khi người ta không biết kêu cái quái gì?

Bây giờ xin mời những người Cộng Sản Việt Nam cùng chia sẻ có nên để tên Hồ Chí Minh hay nên trả tên lại cho Saigon . Nếu quí vị nhất định khư khư giữ nguyên tên Hồ Chí Minh, thì nên cùng thưởng thức những mẫu chuyện và truyền khẩu từ ngưòi này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác mà tạm gọi là truyền khẩu dân gian, hãy xem như một cuộc trưng cầu dân ý có được không?

1. Bây giờ nói về tệ nạn xã hội:

- Người ta thường kêu là “Du Đãng Saigon” nay xin sửa lại: “Du Đãng Hồ Chí Minh”

- Saigon ngày xưa ít thấy bây giờ Saigon nhiều quá. “Đĩ Saigon” xin đổi lại là “Đĩ Hồ Chí Minh”

- Saigon ngày xưa ít thấy mấy thằng điếm bây giờ phải coi chừng mấy thằng điếm. ‘Điếm Sàigon” xin đổi lại là “Điếm Hồ Chí Minh”.

2. Bây giờ nói về dân gian:

Khi nói đến dân gian thì không phải như viết văn chương, chỉ nói tắt hiểu là được. Không cần chính tả hay văn phạm.

- Mầy lấy vợ ở đâu? dạ em lấy vợ Saigon . ”Lấy vợ Saigon " xin đổi lại là “Lấy vợ Hồ Chí Minh”.

- Chị mua gà ở đâu? mua gà Saigon . Gà Saigon xin đổi lại là “Gà Hồ Chí Minh”.

- Đi Saigon nhớ coi chừng chó, chó Saigon dữ lắm. “Chó Saigon” xin đổi lại là “chó Hồ Chí Minh”

- Má ơi lên coi truyền hình kìa xe đụng ghê lắm. Xe đụng chỗ nào? Xe đụng Saigon . Xe đụng Saigon xin đổi lại là “xe đụng Hồ Chí Minh.”

- Thịt chó Saigon ăn ngon quá. Thịt chó Saigon xin đổi lại là “thịt chó Hồ Chí Minh”

- Đừng làm giả đồ của Pháp bị bắt đó nghe. Vỏ Paris, ruột Saigon là phạm pháp. Xin đổi là: “Vỏ Paris, ruột Hồ chí Minh”.

- Saigon nóng đổ mồ hôi, xin đổi lại là “Hồ Chí Minh nóng đổ mồ hôi”.

- Saigon nóng muốn lột quần lột áo. Xin đổi là “Hồ Chí Minh nóng muốn lột quần lột áo”.

- Đi Saigon thì phải mua giầy da Saigon . Xin đổi lại “Giầy da Hồ Chí Minh”

- Gió thổi mạnh quá nên nhà Saigon bị sập. Xin đổi lại ‘nhà Hồ Chí Minh bị sập’.

Và còn nhiều nhiều lắm lắm……….

Hãy cùng nhau qua truyền khẩu dân gian để thay thế cái gọi là Hồ Chí Minh vào “Saigon” để cả 82 triệu người dân Việt Nam có dịp thi thố tài văn chương dân gian của mình để có những trận cười hả hê mà người ta gọi là chuyện cười dân gian.

Trăm năm bia đá cũng mòn,

Ngàn năm bia miệng vẩn còn trơ trơ

Để người cộng sản Việt Nam hiểu được sức mạnh của quần chúng. Ai đã đổi tên Saigon ? Bây giờ họ phải gánh chịu “gậy ông đập lưng ông”.

Các địa danh như, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau… Mà hình như tất cả các điạ danh ở Việt Nam chỉ cần nói tên là người ta hiểu được liền đâu cần phải thêm chữ: thành phố hay tỉnh…. Vây nói khơi khơi Hồ Chí Minh thì là cái con khỉ khô gì? Thật là cười ra nước mắt.

Chú lơ xe đò gọi hành khách: Saigon không? Saigon đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời : Saigon, Saigon ….. Bây giờ sửa lại : Chú lơ xe đò gọi hành khách: Hồ Chí Minh, không? Hồ Chí Minh đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời: Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh… Có thể trong đám hành khách đó có cả đảng viên đảng CSVN.

Việc đổi tên Saigon và áp đặt cái gọi là Hồ Chí Minh là do chính những người công sản Việt Nam tạo ra. Nay chỉ xin được dùng cái gọi là Hồ Chí Minh để thay thế những lời nói dân gian. Nghĩa là cứ chỗ nào có chữ Saigon thì thay vào đó là chữ Hồ Chí Minh. Quí vị CSVN nghĩ sao? Quí độc giả nghĩ sao?

Người cộng sản Việt Nam đã sai lầm giữa địa danh và tên nhân vật, mà cái ác nhất lại là tên của nhân vật được những người cộng sản Viêt Nam sùng bái. Cái thây ma nằm giữa Ba Đình, mỗi năm phải tiêu phí biết bao nhiêu tiền của nhân dân Việt Nam ? Người cộng sản sống thì tham nhũng, tham lạm tài sản quốc gia. Người cộng sản chết cũng ăn bám nhân dân Việt Nam, đó chính là cái thây ma Hồ Chí Minh.

Người chết phải trở về cát bụi. Thây ma thì phải đem chôn hay thiêu. Có một người vào xem xác chết của Hồ Chí Minh, khi về nhà không dám ngủ, mà nhắm mắt lại là thấy ác mộng hay nói đúng hơn là thấy thây ma Hồ Chí Minh. Cuối cùng phải đi xem bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý khuyên: bạn đừng nghĩ tới cái xác đó nữa, cứ xem như nhìn thấy xác của một con vật nào đó, thí dụ như xác con gà, con cá bán ở chợ là được rồi.”

Đất nước Việt Nam đã bị người cộng sản tàn phá. Không biết bao nhiêu bút mực của các nhà văn, nhà phê bình, nhà bình luận… của rất nhiều thế hệ lên án. Người cộng sản cần phải thức tỉnh một cách thật sự mà hãy trả lại những gì của Việt Nam cho dân tộc Việt Nam .

Cỏ cây còn biết hờn sông núi

Giang sơn gấm vóc phải ngậm ngùi.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1037 - 10. Aug 2014 , 17:51
 
Bông hồng cài áo..

...

...

Tieng hat Kyo York

https://www.youtube.com/watch?v=3aNA3gE0Yk8
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1038 - 12. Aug 2014 , 21:14
 
khieulong wrote on 08. Aug 2014 , 21:09:
Wua !!! Mấy nhỏ thiệt dễ shương !



...

bé nầy nhắc nhở cả chợ chiều nên cười vui mổi ngày , cho đời càng dể sương nha anh KL.
Cám ơn đã khen 2 cháu ngoại.

...

Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1039 - 12. Aug 2014 , 22:19
 
Ngố wrote on 10. Aug 2014 , 17:51:
Bông hồng cài áo..

...

...

Tieng hat Kyo York

https://www.youtube.com/watch?v=3aNA3gE0Yk8


...

...

...

...

Cám ơn anh KL , Ngô... đã vào đây thăm  chợ chiều.
Mùa Lể Vu Lan năm nay , TvMs kính chúc sức khoẻ , mọi sự an lành đến các người con được diễm phúc còn Mẹ.
Và  riêng  những ai không còn Mẹ , như  Tv , lúc nào chúng ta cũng tưởng nhớ đến Mẹ hiền dấu yêu , cho dù bà đã hạnh phúc trọn vẹn bên kia thế giới .

...

TV uốn tóc quăn , kế bên Mẹ , và 2 người chị đã mất ( hàng trên từ trái sang phải ).

TVMS

Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13232
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1040 - 14. Aug 2014 , 20:55
 
Cam on Tí da dẫn Co den day. Nhieu ngươi lam tho hay qua. De tai ve Me cung dươc moi ngươi dua nhau sang tac trong dip mua le Vu Lan nay !
Sung sương thay nhung ai con Me !
Cam on Ngo da dua bai tho noi ve Me cua Soi Bien la Cau 8 cua Tuy Van do.
Co Van
Back to top
« Last Edit: 14. Aug 2014 , 20:59 by ngo_thi_van »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1041 - 16. Aug 2014 , 18:57
 
Củ Khoai Yên Bái

Phước nhìn tôi mỉm cười:
- Cậu đói lắm hay sao mà thúc vợ cậu làm cơm dữ vậy?
Tôi vừa ra phi trường đón Phước về. Chúng tôi không gặp nhau đã hơn ba mươi mấy năm. Tôi chỉ nghe nói Phước vượt biên nhiều lần nhưng không thoát, bị giam cầm nhiều năm. Cứ mỗi lần được thả ra, Phước lại tìm đường trốn, đến lần thứ bảy hay thứ tám gì đó, Phước mới sang được Úc, định cư tại đây và trở lại được hành nghề bác sĩ tại Melbourne. Tôi không tưởng tượng được có ngày nghe lại giọng nói của Phước qua đầu dây điện thoại, hẹn sẽ sang chơi và đến thăm nhà. Tiếng cuời vẫn vui, tiếng nói vẫn sang sảng, như ngày nào chúng tôi cùng ở chung nhà, học thi để lên lớp cuối năm, đã ba mươi mấy năm trước.
Phước nhấp ngụm nước:
- Trong khi đợi vợ cậu làm cơm, để tôi kể cho cậu nghe chuyện tôi ở tù sau ngày Phước Long thất thủ.
- Ừ! Nghe cậu kêu đói, tôi sẽ tả cho cậu biết cái đói thực sự nó ra thế nào.
Phước có tài kể chuyện. Tôi nhớ đến những ngày xưa cũ, khi ở chung, Phước kể chuyện rất có duyên. Những câu chuyện được xếp đặt thứ tự, mạch lạc đầu đuôi, có mở đầu, dẫn nhập, rồi vào chuyện, chi tiết lớp lang như theo một dàn bài. Tôi nhìn Phước, hít một hơi dài, mắt lim dim như muốn tìm đầy đủ những kỷ niệm, những cảm xúc của năm xưa. Phước như người cẩn thận, ngăn nắp tôi từng biết, không muốn mất đi một ký ức nào đã ghim sâu vào tâm khảm, như người hằng ba mươi mấy năm nay đã chờ đợi để ngày hôm nay gặp lại, kể cho tôi nghe những câu chuyện của đời mình đã trải qua.
Phước cất tiếng:
- Cậu biết không? Cuộc đời có những ngã rẽ không thể ngờ được. Ai cũng có định mệnh của mình. Không thể nào tránh khỏi được.
Nhiều đêm sau này trong tù tôi vẫn nghĩ đến điều đó. Là nếu tôi không nhất định giữ đúng ngày phép hạn định của mình, ở lại Sài Gòn, không trở lại Phước Long, tôi đâu có bị những hoạn nạn kinh khủng đến như vậy. Cậu còn nhớ hồi ra trường, cậu đi Tây Ninh còn tôi đi bệnh viện Phước Long. Tôi được đi phép một tuần về Sài Gòn trước ngày Việt Cộng đánh Phước Long. Vợ tôi khóc quá mức khi thấy tôi nhất định giữ đúng ngày phép, ra trình diện lại ở Cục Quân Y. Bố vợ tôi cũng ngăn, nói tình hình nguy kịch quá rồi, ở nhà luôn đi, đừng lên Phước Long nữa.
Phước thở dài:
- Cậu biết, tính mình hồi đó còn tuổi trẻ, bồng bột, đâu biết tính toán gì. Tôi không thích làm điều gì sai quấy, hạn phép nghỉ chỉ một tuần, hết hạn là mình ra trình diện, không muốn trốn ở lại.
Tôi đến Cục Quân Y lúc đó là buổi chiều. Chiếc trực thăng đậu trong bãi đáp đang sửa soạn để cất cánh bay chuyến chót, bổ xung người cho bệnh viện tiểu khu Phước Long. Toán sĩ quan trợ y, y tá đã ngồi đầy không còn một chỗ trống trên đó. Trung tá y sĩ Liễn đích thân đưa tôi ra và hạ lệnh cho trực thăng khoan cất cánh. Ông chỉ tay vào người sĩ quan trợ y ngồi sát bìa:
- Em đi xuống để chỗ cho bác sĩ Phước lên.
Người thiếu úy trợ y khuôn mặt trẻ măng chắc mới ra trường vội vàng đi xuống, không dấu được vẻ mừng rỡ. Tôi sửa soạn để trèo lên trực thăng và ánh mắt chúng tôi chạm nhau. Tôi nhìn được sự sung sướng của người trợ y, như một kẻ sắp bước chân vào địa ngục được trở lại trần thế. Ai cũng biết Phước Long sắp mất trong nay mai và bị gọi để đi lên Phước Long được coi như lãnh án tử hình. Vận mệnh của chúng tôi đã trao đổi cho nhau trong giây phút đó, trong luồng ánh mắt gặp nhau buổi chiều hôm đó!
Tôi không hiểu người thiếu úy trợ y được thoát chuyến bay cuối cùng đi lên bệnh viện tiểu khu sau này ra sao? Anh có thoát được những hiểm nghèo khác không trong những ngày sau chót của cuộc chiến? Anh đã chết trong một trận đánh nào khác? Hay anh đã bình yên và an lành sống một cuộc đời hiền hòa ở Hoa Kỳ, ở Úc hay một chỗ nào đó trên khắp quả địa cầu? Nhưng tôi biết, tôi đã lấy chỗ của anh để bước chân vào địa ngục. Vì vận mệnh của tôi đã sắp đặt để sự việc xảy ra như thế, để tôi phải bị đọa đầy trong mấy năm trời đằng đẵng, dài như cả một đời người!
Phước ngồi thừ một lúc, không nói gì. Một lúc sau Phước bật cười:
- Ừ! Cậu biết không? Tôi lâu lâu vẫn nghĩ có ngày nào mình đi đâu đó, rồi gặp lại anh chàng trợ y mình đã hoán đổi định mệnh ba mươi mấy năm trước. Mình muốn biết anh chàng sau này ra sao? Cuộc đời hắn thế nào? Cũng hay đấy chứ nhỉ?
Phước lắc lắc đầu mấy cái, như muốn đánh đuổi ý nghĩ đó ra khỏi đầu:
- Để tôi kể tiếp cho cậu nghe. Cậu còn nhớ Trần Kim Phẫn không? Nó ra trường về cùng bệnh viện tiểu khu với tôi. Chắc cậu không biết điều này vì nó dấu kín với tất cả mọi người. Chỉ tôi ở với nó trên Phước Long mới được biết. Cậu không thể ngờ được là nhà nó nghèo đến thế nào. Ba nó đạp xích lô nuôi nó ăn học. Phẫn vào được trường y khoa, nó học rất giỏi vì chỉ ở trong nhà thương không bao giờ về nhà. Lý do là nhà nó kinh khủng quá, ở trong nhà thương ăn ở đầy đủ, lại có cơ hội thực hành nhiều, nên nó không về nhà nữa. Tôi đã nghĩ chỉ mình mới gặp nhiều hoạn nạn, nhưng Phẫn, định mệnh của nó còn thê thảm hơn nhiều. Cậu còn nhớ tuy nó là người bạn tốt, nhưng lại có biệt danh kỳ quái là Phano vì lúc nào cũng dễ phẫn nộ. Nhưng trong sự giận dữ của Phẫn tôi thấy một niềm đau đớn nào đó. Có lẽ Phẫn đã linh cảm được cái chết sắp đến của mình.
Chiều hôm đó, chiếc trực thăng vừa đáp xuống bệnh viện tiểu khu, tôi đã thấy Phẫn vội chạy ra. Thấy tôi bước xuống, Phẫn nhào lại nắm lấy vai tôi lắc mạnh:
-Trời ơi! Mày sao ngu quá vậy Phước! Tao đã mừng tưởng mày được đi phép là thoát rồi. Sao không ở lại luôn lên làm gì?
Phẫn la hét chửi tôi, cơn tức giận không dấu được như bừng bừng bốc lửa. Phẫn đánh mạnh vào tay tôi làm tôi đau điếng. Phẫn như người cuồng điên, sự phẫn nộ tràn ra ào ạt. Nhưng trong ánh mắt giận dữ của Phẫn, tôi thấy được những lo âu, sợ hãi. Những xúc cảm mãnh liệt của Phẫn không dấu được sự kinh hoàng của người biết trước được định mệnh của mình, nhưng hầu như còn được chút an ủi là người bạn thân đồng khóa đã may mắn được về phép trước khi Việt Cộng tấn công Phước Long, tưởng là thoát khỏi hiểm nghèo. Nay thấy tôi đột nhiên xuất hiện trên chuyến trực thăng chót đưa người lên bệnh viện tiểu khu, đưa đầu vào chỗ chết, bảo sao Phẫn không nổi điên lên được!
Phước không nói nữa. Một lúc sau, Phước nghẹn ngào, nói ngắn gọn:
- Đêm đó, Việt Cộng tấn công, Phẫn chết ngay trong đợt pháo kích đầu tiên.
Phước nhìn tôi, lắc đầu:
- Tôi định kể cho cậu câu chuyện về đói cơ mà! Vợ cậu chắc làm cơm sắp xong. Những chuyện khác trong trận đánh Phước Long, tôi sẽ lần lượt kể sau cho cậu nghe, nhưng trong đêm Phẫn chết đó, tôi cũng bị thương nặng ở đùi. Và trở thành tù binh, cùng với bao nhiêu người lính khác bị Việt Cộng bắt sau trận đánh. Chúng tôi bị giam, bị bỏ đói, tôi không biết bao nhiêu ngày nữa. Vết thương đùi của tôi làm độc, tôi không còn hơi sức, nằm một chỗ, nhức nhối đau đớn đến cùng cực. Đàn ruồi bay vo ve theo tôi hàng mấy ngày rồi vì mùi thịt thối xông lên nồng nặc. Những người tù binh khác đều dạt ra xa vì không muốn phải ngửi mùi kinh khủng này. Chính tôi lúc nào cũng buồn nôn muốn ói vì cái mùi ghê tởm ngày đêm bao phủ lấy mình. Tôi không đi được, phải dùng hai cùi chỏ để lết. Nhưng sau cùng lết cũng không được vì mấy ngày không ăn đã kiệt lực không còn hơi sức. Tôi chỉ còn cách nằm yên, nhắm mắt lại, cố gắng để quên cái đau và cơn đói đang hành hạ.
Bỗng dưng một mùi thơm lạ lùng thoảng vào mũi tôi. Chừng như mùi hôi thối từ vết thương đùi cũng không đánh át được mùi thơm này. Tôi mở mắt ra và thấy một anh lính địa phương quân tù binh đang được người mẹ cho ăn cháo. Bà mẹ nấu ít cháo đem đến cho con ăn. Tôi không hiểu sao bà được Việt Cộng cho phép vào và đến thăm đứa con. Nhưng tôi không muốn tìm hiểu gì thêm. Vì cơn đói như được mùi cháo thơm làm bùng dậy mạnh mẽ. Cái đói cồn cào, thôi thúc, còn hơn cả cơn đau vết thương đang hành hạ. Tôi không thể nhịn được và như trong cơn mơ, tôi thấy tôi lết lại dần chỗ có mùi thơm kỳ diệu kia. Mắt tôi không thể rời ra khỏi tô cháo anh lính đang đưa vào miệng húp. Cơn đói càng lúc càng tăng lên làm tôi run bần bật. Mắt tôi hoa lên, mồ hôi ra ướt đẫm trán nhưng tôi cố gắng để chặn mình không mở miệng ra xin ăn cháo. Cả đời tôi chưa bao giờ bị đói. Và tôi chưa hề một lần mở miệng xin xỏ ai, dù là bất cứ điều gì. Tôi nghĩ đến bố mẹ tôi, đến tổ tiên dòng họ, ngay thẳng chân chính, không hề quỵ luỵ ai, lúc nào cũng giữ lưng cho thẳng, có bao giờ mở miệng van xin dù có chết đi chăng nữa. Và tôi đang nằm đây, mắt không chớp nhìn vào tô cháo, đánh nhau với chính mình, cố gắng bậm môi đến gần bật máu để không mở miệng xin ăn cháo.
Nhưng cái đói không để yên, sự hành hạ đã quá mức, tôi không thể chịu nổi nữa. Tôi nghe tiếng mình nói, thều thào: "Cho... xin... chút... cháo!" Anh lính địa phương quân tù binh không quay đầu lại, tiếp tục húp cháo. Nhưng bà mẹ quay sang tôi, hung dữ:
- Cháo này tôi cho con tôi, thừa đâu cho anh!
Bà bĩu môi, hất tay như muốn xua tôi đi chỗ khác. Tôi thấy quay cuồng, cơn đói, cơn đau vết thương và nỗi nhục nhã uất ức như cùng nhau hợp vào, ùa đến như làn sóng thần phủ chụp. Nước mắt tôi chảy ra dàn dụa. Anh lính lúc đó mới quay đầu lại, chừng như bất nhẫn, nhìn bà mẹ một hồi rồi ngập ngừng đưa tôi tô cháo đang húp dở. Tôi giơ tay cầm tô cháo. Mùi thơm ùa vào mũi và như một phản xạ không kiềm chế được, tôi há miệng để dòng cháo chảy vào. Nhưng nước mắt tôi càng lúc càng chảy ra nhiều hơn. Cái đau tinh thần đã thay thế cho tất cả những nỗi đau thân thể và cơn đói hành hạ. Tôi thấy tôi. Một bác sĩ vừa ra trường, cả đời chỉ lo học hành, đi tìm cái hay, cái đẹp của cuộc đời, muốn giúp người, cứu người. Và chỉ trong mấy tháng vừa qua sau khi ra trường làm việc tại bệnh viện tiểu khu này, tôi đã cứu được nhiều thương bệnh binh và cũng được nhiều người kính phục. Tại sao tôi lại ở đây, khổ sở, đau đớn, điên cuồng vì đói để bị sỉ nhục, khinh khi chỉ vì cái đói kinh khủng đã làm tôi phải mở miệng để xin ăn cháo! Dòng cháo thơm tho, nuôi sống, đã vào miệng rồi nhưng cơn nghẹn ngào và nước mắt tuôn rơi làm tôi không thể nuốt nổi. Cổ họng tôi như thắt lại và dù cơn đói thôi thúc, tôi nhả ra và trao lại tô cháo cho anh lính. Tôi cố gắng dùng tàn hơi để bắt mình lết dần sang một chỗ khác, để không thấy, không nghe tiếng húp cháo nữa, dù mùi cháo thơm tiếp tục bay đến hành hạ như không bao giờ ngơi nghỉ.
* * *
Phước nhìn tôi. Phước hỏi nhưng mắt mơ màng như vẫn còn đang sống trong kỷ niệm của ba mươi mấy năm về trước:
- Cậu nghe đã sợ cái đói thực sự như thế nào chưa? Nhưng khoan! Trước khi vào ăn cơm, để tôi kể nốt cho cậu nghe câu chuyện đói khác. Chuyện này có hậu hơn. Tôi biết cậu thích chuyện gì cũng phải có hậu mà phải không? Tôi sẽ kể thêm những chuyện trong trại tù binh ở miền Nam cho cậu nghe sau. Nhưng để tôi nhảy sang chỗ tôi bị chuyển ra Bắc, bị đưa ra trại Yên Báy, chỗ giam cầm bao nhiêu người bên mình bị bắt từ bao nhiêu năm, những biệt kích, phi công bị bắt, đều bị giam ở đây.
Sau trận Phước Long, tôi cùng nhiều sĩ quan khác bị đưa ra Bắc, đoàn xe của chúng tôi chạy suốt quãng đưòng dài, dân chúng miền Bắc như được lệnh, thấy mặt chúng tôi là sỉ vả, nguyền rủa. Tôi có nhiều chuyện lắm cho cuộc hành trình này, tôi sẽ lần lượt kể cho cậu nghe sau. Nhưng để tôi kể chuyện này khi gần đến Yên Báy.
Lúc đó trời đã về chiều, đoàn xe dừng lại. Những tên bộ đội đi xuống kiếm chỗ đi tiểu hay ăn uống. Chỗ này đã gần đến Yên Báy và đã có ít căn nhà thưa thớt của dân dọc hai bên đường. Một người đàn bà dáng đã già tiến lại hỏi mấy tên bộ đội về đoàn xe. Được nghe giải thích đây là những tù binh từ miền Nam bị bắt đưa ra trại giam Yên Báy, bà ta tiến lại chỗ chúng tôi. Bà hoa chân múa tay bắt đầu chửi:
- Tiên sư bố chúng mày! Cho chúng mày chết hết đi! Đáng đời chúng mày!
Bà càng chửi càng hăng hơn. Bộ đội thích thú cười. Chúng tản mát ra kiếm chỗ để lấy đồ ngồi ăn và uống nước. Một lúc không thấy tên bộ đội nào lảng vảng gần đó nữa, bà cụ già tiến lại gần hơn chiếc xe tôi đang nằm trên cáng. Mặt bà dịu lại, vẻ dữ tợn biến đâu mất. Trên khuôn mặt nhăn nheo, sạm nắng và cặp mắt trũng sâu, chỉ còn lòng trắc ẩn. Bà lại gần tôi, nhìn vào vết thương đùi không lành đã mấy tháng nay, lúc nào cũng đầy mủ và bắt đầu có dòi. Bà nói nho nhỏ:
- Tội nghiệp con! Làm sao để ra nông nỗi này. Chúng nó khốn nạn quá!
Rồi bà rút trong ngực áo ra một củ khoai, dúi vào tay tôi:
- Con ăn đi cho đỡ đói!
Bà vừa nói vừa láo liên nhìn về phía bọn bộ đội. Thấy một tên đi xăm xăm lại, bà quay người đi ngay. Tôi ngẩn người nhìn theo bà lão. Dù đang đói lả, cơn đói như cào xé lấy ruột gan, tôi không ăn ngay được. Cho đến khi bóng bà lão khuất sau hàng dậu thưa của căn nhà bên đường và tên bộ đội trở lại chỗ ngồi cũ, tôi mới ngoạm vào củ khoai còn nóng. Miếng khoai ngọt ngào trôi vào trong cổ họng, thơm ngon và ấm áp. Nuớc mắt tôi ứa ra, nhớ lại bát cháo ngày nào ở Phước Long. Miếng cháo cũng thơm ngọt, nhưng dù có sắp chết tôi không thể nào nuốt trôi. Còn miếng khoai này, đầy ắp tình người, đã nuôi sống tôi buổi chiều hôm đó, cũng như giúp tôi trải qua những đọa đày cùng cực của ba năm giam cầm ở trại giam Yên Báy.
Vì cậu thấy không? Trong chốn địa ngục của trần gian đó, chỉ còn hy vọng là điều ngăn cách giữa cái sống và cái chết, giữa lương tri và ác độc, giữa chịu đựng và buông xuôi. Và tình người của bà lão Yên Báy đã giúp cho tôi còn chút hy vọng, khi đã tuyệt vọng không cùng, khi chỉ còn muốn nhắm mắt để vĩnh viễn ra đi. Củ khoai của bà đã nuôi sống tôi đến tận bây giờ đó cậu ạ!

Nguyễn Đình Phùng - Phạm Hữu Phước:

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1042 - 19. Aug 2014 , 16:50
 

...
Back to top
« Last Edit: 19. Aug 2014 , 16:51 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1043 - 20. Aug 2014 , 05:32
 

CƯỜI CHÚT CHƠI - VỢ LÀ GÌ?
          

Vợ là người chẳng họ hàng
Thế mà giờ đẹp lại sang nhà mình
Ngày đầu trông thật là xinh
Môi tươi, mắt thắm đến đình cũng xiêu...
Vợ là đáng nể , đáng yêu
“Kính Vợ đắc thọ” là điều nhắc nhau
Nhớ vòng chung kết toàn cầu
Nhì trời, nhất Vợ đứng đầu bảng A
Vợ là mẹ các con ta
Thường kêu “Bà xã”, hiệu là “Phu nhân”
Vợ là tổng hợp : Bạn thân,
Thủ trưởng, bảo mẫu, tình nhân, mẹ hiền.
Vợ là ngân khố, kho tiền
Gửi vào nhanh, gọn- rất phiền rút ra
(Sưu tầm online )
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1044 - 21. Aug 2014 , 11:55
 
TV dạo nầy , tại , bị ,....nên hông đi chợ chiều thường xuyên , nhưng hôm nay chạy vội vào thư viện , thăm tất cả chợ nè.
Thấy TL , Ngố....ra vào vui quá.
Hẹn ngày...tái nạm , ý quên...tái ngộ nhang.
Nhớ tất cả nhiều nhiều.
TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1045 - 22. Aug 2014 , 00:44
 
...

Mua Saigon Mua Seatle


Khi chúng tôi rời California tìm một nơi có đời sống thong thả, yên ổn để nuôi các con, chúng tôi rơi ngay vào một vũng nước mưa. Thành phố Seattle của bang Washington. Lúc nào ông trời Seattle cũng mưa được. Không mưa sáng, thì mưa chiều, không mưa chiều thì mưa tối. Vào mùa Hạ thì thỉnh thoảng mới có một hôm nắng nguyên ngày. Tối hôm trước đi ngủ, bầu trời đêm cao thăm thẳm, trong veo, không một gợn mây, thế mà nửa đêm thức dậy nghe như có tiếng ai gõ nhẹ trên mái gỗ, lắng nghe một lúc biết là trời bắt đầu mưa.
Tôi nằm im lặng nghe mưa.

Tôi sinh ra ở Việt Nam, một nước thuộc miền nhiệt đới, tôi được lớn lên giữa miền Nam mưa nắng hai mùa, giữa những cơn mưa bất chợt ập xuống mùa hạ chói chang, và một mùa mưa kéo dài 6 tháng, mưa trở thành một người bạn thiết, một nỗi thân quen. Có những kỷ niệm ướt sũng nước mưa, chẳng làm sao lau khô được, nên mưa trở thành một nhắc nhở hiện tại. Tiếng mưa Sàigòn không giống tiếng mưa Seattle. Mưa đập ầm ầm thảng thốt trên mái nhà, nhất là những mái nhà tôn. Ban đêm mưa đánh thức giấc ngủ của ta, lôi ta ra khỏi những cơn mộng, hay thức dậy để tiếp tục những yêu thương, hờn giận, để hoàn tất những công việc của ngày qua chưa làm hết. Ban ngày đôi khi mưa như một ân sủng của trời trút xuống, gột rửa bao bực nhọc, làm mới lại và xóa hộ những điều không muốn giữ. Nhưng mưa lớn cũng là nỗi hãi hùng của những người buôn thúng, bán bưng, nỗi lo âu của người chủ gia đình không mang về đủ một bữa cơm có thịt, có cá chiều nay. Ở cơn mưa trung bình, tiếng rơi lộp bộp trên những tầu lá chuối, một âm thanh đều đều như âm nhịp đệm của nhạc, lắng nghe nó cho ta cái cảm tưởng được nhàn nhã, thư thái. Khi mưa nhỏ hạt, tiếng róc rách trên mái nhà lá vừa thơ mộng vừa buồn bã, nghe mãi, mê lúc nào không biết.

Tôi nhớ những lần đi học về, nếu lỡ một trong hai chuyến xe buýt, phải đi bộ từ trường về nhà. Quần áo trắng ướt sũng, cặp sách ôm che ngang ngực con gái mới lớn, chạy vôi vàng trong buổi chiều, sợ ai nhìn xấu hổ. Ở tuổi 16, 17 ít khi bị cảm, bị lạnh. Về đến nhà mẹ bắt thay quần áo, uống một ly trà nóng, lau khô mái tóc, là ấm người ngay.

Khi lớn hơn chút nữa, những lần đi chơi với người yêu gặp trời mưa, hai người che chung một cái áo mưa, hay một cái dù. Vừa bối rối, vừa sợ, vừa hạnh phúc. Chỉ sợ ướt cái áo dài mỏng, nhưng lại mong sao con mưa đừng tạnh, và con đường đừng hết.

Ôi những cơn mưa chợt đến chợt đi trong khí hậu nóng ẩm làm mặt đường bốc khói, mực nước trời trút xuống rộng lượng quá, làm ngập lụt những con đường không thoát nước, ta như được bơi trong một giòng sông ngọt ngào, ngắn hạn!

Bây giờ vào những buổi sáng ở Seattle, đi ra đường găp cơn mưa lớn hiếm hoi, nghe tiếng mưa rơi trên hàng cây xanh mướt, những chùm lá sạch sẽ, sự rung động êm ả thanh bình thì những cơn mưa vùng nhiệt đới xa xăm với những tiếng đập rộn ràng lại khua vang trong đầu. Mưa lớn ở Seattle chỉ là những cơn mưa nhanh hạt, tiếng gió, tiếng lá chạm vào nhau, có òa ra thì cũng chỉ to bằng tiếng khóc. Sáng nay ra phố gội đầu/ Giọt mưa sợi tóc ôm nhau khóc òa. Tôi đã quen lắm với mưa Seattle, cũng thân thiện với mưa, vì mưa đi bên tôi hầu như mỗi ngày. Nhờ mưa Seattle tôi thấy quý báu sự hiếm hoi của mặt trời rực rỡ, và trong mắt tôi, bầu trời trên mái nhà tôi cao và xanh hơn bầu trời của những nơi khác, vườn nhà tôi mưa tinh khiết và mưa lãng mạn hơn ở bất cứ nơi nào.

Nhưng vào những ngày mưa kéo dài cả tuần lễ, thì những giọt mưa âm thầm lặng lẽ dai dẳng chẩy xuống như những dòng lệ mầu xám trong một bức tranh sơn dầu, nhắc tôi nhớ đến một bức tranh nằm sâu trong tâm khảm: Một chiếc phà chở áo quan từ từ tách bến Sàigon qua bên kia Thủ Thiêm, trên nóc áo quan ướt sũng một lá quốc kỳ sô lệch trông như một chiếc chăn vàng ố cũ rách, bát nhang tắt ngấm vì nước mưa, người lính đi tháp tùng đứng im lìm như một pho tượng của ngàn năm cũ. Mưa thản nhiên rơi rên áo quan, rơi trên đầu, trên cổ người lính từng giọt, từng giọt. Tôi đứng nhìn ông Trời họa sĩ vẽ tranh vào không gian. Mầu xám của nền trời căng ra như một khung vải, chiếc áo quan phủ quốc kỳ sộc sệch, người lính đứng bên mặt lạnh, xanh tái như mầu áo trận, chiếc phà cũ kỹ bạc phếch. Tất cả được họa sĩ Trời mang vào trong tranh, dưới một gam mầu lạnh. Tôi mang theo bức tranh này trong suốt mấy chục năm ở quê người, đó là tài sản duy nhất sót lại của đời người di tản.

Ngày tôi đến trại Pendleton cũng vào một đêm mưa. Mưa không to lắm, nhưng khí hậu sa mạc của California về đêm làm mọi người lạnh cóng. Trẻ con, người lớn và ngay cả người già cũng đều được phát cho một chiếc áo lính cùng một cỡ để mặc cho ấm. Trong đêm tối, chúng tôi trông như những bụi cây không đều nhau, biết đi. Chúng tôi đứng xếp hàng chờ nhận lều, giơ tay vuốt mặt, ướt sũng nước mưa và nước mắt.

Ngày tôi lấy chồng cũng vào một ngày mưa. Ở California giữa tháng chín mà mưa có lạ không! Theo phong tục Mỹ, cô dâu chú rể vừa bước ra ngưỡng cửa nhà thờ người ta tung gạo như mưa vào người để chúc may mắn. Ở quê tôi người ta chỉ ném gạo theo sau những chiếc áo quan vì sợ người chết bị đói. Mẹ tôi (dù là người Công Giáo) thấy giữa đám cưới mà bị ném gạo thì hoảng quá giơ tay ngăn lại. Tôi nghĩ cả hai phong tục điều hay cả. Nếu lấy nhau mà không được nuôi bằng tình yêu thì cũng bị đói vậy. Cơn mưa nào cũng mang theo ý nghĩa của nó.

Chị em tôi ở Mỹ lâu lắm rồi, lâu đến nỗi thỉnh thoảng nghĩ đến bàng hoàng cả người. Vì tính ra khoảng thời gian mình ở Mỹ đã dài bằng khoảng thời gian ở cả Hà Nội và Sài gòn cộng lại. Thế mà chúng tôi vẫn hay nhắc đến những cơn mưa ở quê nhà. Chúng tôi hay nói: Tối qua mưa nặng hạt và to tiếng như mưa ở Sàigòn, hay mưa rả rích mấy ngày liền như thế này thì có kém gì Huế! Nhưng ở đây lâu thế mà sao không thấy ai hứng nước mưa để uống, để pha trà nhỉ? Người kỹ tính lắm thì cũng chỉ pha trà bằng nước bán trong chai. Tôi nhớ ngày trước, nhà tôi có căng một miếng vải màn trắng trên miệng một chiếc vại để ngoài sân hứng nước mưa uống quanh năm. Người Việt sang đây dản dị hóa đã bỏ hết những chuyện uống cầu kỳ này.

Mưa ở Seattle làm cho những dẫy núi bao bọc chung quanh thành phố trông tinh khiết và cao cả hơn lên, những cây tùng cây bách giữ mãi một mầu xanh thẫm, chạm tay lên lá, lá mịn màng, trong sạch như thiếu nữ mới lớn, mưa làm nước hồ thăm thẳm mềm mại như một giải lụa. Tiếng chim hót trong mưa thánh thót hơn, con sóc, con chồn lúc nào cũng có một bộ lông còn mới dưới mưa. Và hình như sống ở nơi có nhiều mưa con người điềm đạm và bao dung với nhau hơn. Tuổi trẻ thì dản dị, tự nhiên. Tôi đã thấy những học sinh trung học ở đây đứng thản nhiên hôn nhau dưới mưa trước cổng trường.

Ôi những cơn mưa ở hai đầu trái đất! Mưa Sàigòn và mưa Seattle. Cũng chỉ là những đám mây tụ lại, rồi rơi xuống. Nhưng khi rơi trên nóc một chiếc áo quan của người lính, trên chiếc áo dài trắng của cô học trò trung học, trên mái tóc của hai người yêu nhau, trên vai áo của người tỵ nạn Việt Nam, nó khác biệt thế nào so với khi rơi xuống trên những cành thông ở Seattle hay giữa một đám cưới ở California ? Và khi vẽ mưa trong những bức tranh ở những nơi khác nhau, người ta có vẽ cho nó những hình thể khác nhau, chọn những gam mầu khác nhau?

Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!

Tháng 7/03/03
TRẦN MỘNG TÚ
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #1046 - 22. Aug 2014 , 00:50
 


...

69 mẹo vặt trong cuộc sống


1. Chọn mua bình thủy: Khi chọn mua bình thủy, trước tiên nên chọn để có được hình ảnh trang trí và màu sơn vừa ý. Sau đó, thử mở nút bấc của bình thủy, nếu nút bấc bị hút nhẹ là tốt. Sau cùng, mở nút ra và ghé tai nghe ở miệng bình, nếu nghe thấy trong bình có tiếng o o là bình tốt.

2. Chọn mua bình nước đá: giữ núm tròn trên nắp bình và xoay nửa vòng rồi xoay lại nửa vòng. Sau đó, giở nắp lên. Nếu bình đi theo lên khỏi mặt đất là tốt; ngược lại, khi giở nắp lên mà bình vẫn còn nằm nguyên thì không nên chọn chiếc bình này.
Photobucket
3. Cách chọn dưa hấu: nên chọn loại vỏ có nhiều gân, trái tròn và nặng. Nếu trái tròn nhưng nhẹ là dưa bọng ruột vì đã quá già, nên chọn vỏ thật cứng, với những trái có vỏ cứng, ruột dưa sẽ giòn, ngon hơn.Ðể biết dưa đỏ hay không, hãy xem cuống dưa. Nếu cuống dưa xoắn tròn theo hình khu ốc là dưa đỏ; ngược lại nếu cuống dưa không xoắn là dưa không đỏ.


4. Cách chọn xoài ngon nhất là xoài cát và xoài thơm. Nên chọn những trái xoài có da căng, vàng đều, phần đầu (phần nằm trên cuống) chín vàng và cứng. Trên bụng xoài phần dưới chót đuôi sẽ thấy có một mắt nhỏ, nếu mắt này càng dài thì hột xoài càng to.

5. Cách chọn bôm và lê: Loại trái tròn, nặng tay sẽ cho nhiều nước, không nên chọn những trái có dấu tì vì sẽ bị lạt, không ngọt và phần cơm sẽ bị nhão.Trái nào phần dưới có những khía xung quanh tương đối rõ là những trái bột, không giòn. Trái nào phần dưới gần như liền và không có khía cạnh là những trái giòn.

6. Cách chọn mật ong: Chấm chiếc đũa vào mật ong, sau đó nhểu lên giấy vài giọt. Cầm tờ giấy và lật lại. Nếu giọt mật không chảy là mật ong thiệt.

7. Tẩy vết nám trên bàn gỗ: Ðể tẩy vết nám này, hãy dùng tro thuốc lá trộn với dầu thực vật cho đều rồi lấy giẻ nhúng hỗn hợp đó chà mạnh lên vết nám đó, dần dần vết nám sẽ biến mất.

8. Dùng bình thủy nấu cháo nên nhớ: Khi dùng bình thủy nấu cháo nhớ không được bỏ muối vào cháo, vì như thế bình thủy sẽ bị nổ dễ gây nguy hiểm.

9. Cách làm sáp đèn cầy không chảy: Muốn sáp đèn cầy không chảy ra bàn, chỉ cần nhúng đèn cầy vào nước muối trong hai giờ.

10. Cách giữ gìn cặp da: Muốn cặp da lúc nào cũng bóng, nên lấy tròng trắng trứng gà đánh thật đều rồi dùng miếng vải mềm thấm lòng trắng trứng chà lên lớp da ngoài. Sau đó để nguyên như vậy cho thật khô. Không nên dùng xi đánh giầy đánh bóng cặp vì khi ôm sẽ bị dính dơ quần áo.

11. Cách lau chùi đồ vật bằng đồng thau: hãy trộn giấm với bột gạo hoặc bột mì và một ít mạt cưa gỗ mịn khuấy thật đều lên cho thành hồ, đem hồ đó quét lên đồ vật bằng đồng thau và để cho khô, sau đó gỡ hồ ra dùng vải mềm lau sạch lại. – Ðồ vật bằng đồng nếu bẩn nhiều thì dùng giẻ tẩm giấm đánh trước rồi dùng bột phấn viết bảng nghiền vụn đánh bằng giẻ mềm.

12. Cách giữ xoong được sáng bóng: Mới mua một cái xoong nhôm mới, trước khi sử dụng, hãy thoa một lượt xà bông ướt khắp quanh xoong rồi bắc lên bếp đun. Nấu xong xả nước chùi rửa thật sạch. Xoong của bạn vẫn sáng bóng như mới không hề bị nám đen.

13. Làm sáng xoong bị cháy nám: Khi xoong bị lửa cháy nám, muốn chùi sáng lại như cũ, chỉ cần dùng cát và giẻ lau chùi rửa sạch.

14. Cách lau chùi tranh sơn mài: hãy dùng một củ khoai tây sống đem gọt vỏ, cắt theo chiều dọc cho có nhiều nhựa rồi thoa nhẹ lên bức tranh đều khắp. Sau đó lấy miếng vải mềm thấm nước lau sạch rồi để khô, tranh sẽ sáng bóng y như mới.

15. Cách mở nắp chai bị đậy cứng: Những nắp chai bằng thiếc khi vặn lại thường bị sít cứng rất khó mở ra, chỉ cần chúc chai xuống, đập nhẹ nút chai lên mặt bàn, sẽ mở ra được dễ dàng.

16. Cách chùi xoong bị cháy đen bên trong: hãy bỏ chanh xắt khoanh vào nấu với nước một lúc rồi đưa xuống chùi.

17. Ði giày mới không bị phồng chân: Trước khi đi hãy lấy một miếng bông gòn tẩm alcool chà xát vào phía da bên trong của đôi giày cho ướt nhất là sau gót.

18. Cách trừ gián trong tủ áo: hãy treo vào tủ một cái túi vải nhỏ đựng vài vỏ chanh phơi khô, như vậy gián sẽ không bao giờ ở trong tủ áo.

19. Cách chữa răng đau tạm thời: Khi có một cái răng sâu hành hạ bị đau dữ dội vào ban đêm muốn làm dịu bớt để chờ đi nhổ hoặc mua thuốc uống, bạn hãy lấy một ít phèn chua tán nhuyễn và nhét vào chỗ bị sâu.

20. Ðể tránh muỗi cắn: hãy lấy nước cốt trái chanh thoa lên mặt, tay chân.

21. Khi bị phỏng phải làm sao? Khi lỡ tay bị phỏng hãy cắt một khoanh khoai tây đắp lên vết phỏng để yên một lúc thật lâu, tuyệt đối không được rửa vết phỏng trước khi đắp khoai tây.

22. Ðể tủ quần áo được thơm tho hơn long não: hãy dùng bông gòn tẩm nước hoa loại nào thích rồi đặt vào góc tủ quần áo, thỉnh thoảng phải thay miếng khác khi bị hết mùi.

23. Ðể đinh đóng gỗ không bị cong: Nếu muốn đóng đinh vào gỗ dễ dàng thì trước khi đóng lấy bao nylon thường làm vật đựng hàng ngày đã bỏ đặt lên, sau đó đặt cây đinh vào vị trí đóng, chỉ cần đóng một lần là đinh vào ngay rất đẹp.

24. Cách rửa xoong chảo bị cháy khét: Khi nấu ăn lỡ để khét làm thức ăn dính dưới đáy xoong, đáy chảo, hãy bỏ vào một ít muối, thêm vào một ít nước và đặt xoong, chảo vào thau nước lạnh, ngâm vài giờ rồi chùi rửa sạch.

25. Khử mùi hôi trong hộc tủ: cho một ít than củi vào trong một cái ly đem bỏ vào hộc tủ, than củi sẽ hút hết mùi hôi khó chịu đi.

26. Muốn nhóm bếp than mau cháy: hãy để củi chẻ nhỏ mồi lửa phía dưới, rắc một ít muối lên than, muối sẽ hút hết nước và tỏa nhiệt làm cho than mau cháy.

27. Cách trừ kiến bu vào thức ăn: chà nước cốt chanh thối lên chân bàn để thức ăn, kiến sẽ không bu vào được.Ðê đuổi kiến đi, hãy đặt một miếng chanh thối lên đường đi của kiến, hãy phủ lên thịt, cá một ít hành bằm nhuyễn, kiến sẽ không bu vào.

28. Ðể dành cá tươi không cần tủ lạnh: Lấy bông gòn, thấm cồn 90 độ nhét vào mang cá sẽ giữ được cá tươi hai ba ngày mà không cần tủ lạnh.

29. Ðể dành chanh và dưa leo: Muốn giữ dưa xanh, chanh tươi lâu ngâm vào trong nước lạnh.

30. Ðể mỡ chiên không bị cháy: Khi chiên thức ăn, mỡ thường bị cháy đen, để tránh điều này, hãy cho một ít khoai tây xắt nhỏ bỏ vào chảo trong khi chiên.

31. Kho cá biển cần biết: Khi nấu món ăn kho với cá biển, hãy thêm vào nồi vài muỗng canh nước trà đặc. Sau đó kho cho đến cạn nước, thịt cá sẽ chắc lại và không còn mùi tanh.

32. Luộc gan heo cho ngon: Khi mua phải chọn miếng gan có màu hồng, hơi cứng. Khi luộc, lúc nước sôi, cho vào nồi nước vài lát hành tây mỏng và một ít muối.

33. Cách làm măng không đắng: Trước khi luộc măng, cắt măng ra, chờ nước sôi rồi cho măng vào luộc. Nhớ để cho măng sôi khoảng vài phút rồi mới vớt ra. Khi ăn, sẽ thấy măng không còn đắng nữa.

34. Cách luộc măng khỏi bị đắng: Muốn măng không bị đắng trong khi luộc không nên đụng đũa vào măng.

35. Cách luộc rau muống cho xanh và giòn: Ðun nước sôi trước rồi mới cho rau vào nồi, thêm một ít muối và đun lửa thật lớn. Khi rau chín, mở vung nồi đảo đều rồi bắc xuống. Vớt ra ngay đĩa. Ðem đĩa rau để lên bàn nhưng không đậy lồng bàn để hơi nóng thoát ra dễ dàng, rau mới xanh.

36. Muốn nấu các loại củ to cho mau chín: Ðối với các loại củ to để nấu hay luộc cho mau chín và không bị sượng hay nứt, trước khi nấu dùng vật nhọn như kim khâu dài loại to đâm vài lỗ theo chiều dài củ khoai.

37. Bóc vỏ tỏi: Ðể bóc vỏ tỏi vừa nhanh vừa sạch, hãy nhúng tỏi vào nước nóng chừng 1 – 2 phút rồi vớt ra, sẽ bóc được vỏ rất nhanh.

38. Cách dùng tiêu cho đúng: Ðể mùi tiêu được thơm trong thức ăn, nên cho tiêu khi món ăn đã nấu chín. Nếu cho tiêu vào thức ăn khi còn sống rồi mới nấu chín thì tiêu sẽ mất mùi thơm, đồng thời bị phân hủy phóng ra độc tố rất nguy.

39. Cách luộc trứng: Hãy cho muối vào nước để cho trứng không bị bể trong khi luộc. Khi trứng chín, muốn bóc vỏ trứng dê dàng, trông đẹp mắt, không sứt sẹo, hãy ngâm trứng vào trong nước lạnh khoảng 5 – 10 phút rồi bóc vỏ.

40. Cách chiên trứng: Muốn cho trứng không bị dính vào tô trong lúc đánh trứng, trước tiên phải tráng tô bằng nước lã. Ngoài ra, cũng có thê pha thêm một chút nước khi đánh trứng để được trứng nổi phồng sau khi chiên.

41. Ðể đánh trứng nổi bong: Muốn cho lòng trắng trứng nổi bong lên, trước khi đánh hãy nhỏ vài giọt chanh và một ít đường vào trứng.

42. Món khoai tây chiên ngon: Sau khi gọt vỏ khoai tây, xắt mỏng thành từng khoanh, rồi ngâm ngay vào nước muối khoảng 1 giờ. Khi vớt ra, để trong rổ cho thật ráo nước. Khi chiên nên cho vào nhiều mỡ và chờ cho mỡ sôi mới thả khoai vào. Khoai vừa vàng là vớt ra ngay.

43. Bí quyết chiên chả giò: Khi chiên chả giò thường xảy ra trường hợp chả bị cháy đen và không giòn, chưa chiên xong dầu đã bị đen. Dưới đây là bí quyết để có món chả giò ngon: cho nhiều dầu vào trong xoong, khi dầu đã hết khói, cho vài giọt chanh vào dầu sôi, khoảng 5 phút sau, cho một lát gừng đập giập vào. Khi gừng đã vàng thì vớt ra bỏ. Chiên nhiều lượt mỗi lượt chiên một lượng vừa kín mặt dầu thôi. Khi chả giò vàng đều, hãy vớt ra cho tiếp đợt mới vào chiên tiếp.

44. Khi bị ong đốt: Khi bị ong đốt, nếu ở tay chân nặn nọc ong ra, sau đó lấy củ hành hoặc tỏi cắt đôi và chà xát vào chỗ bị ong đốt. Nếu bị ong đốt trên đầu, đâm củ hành hoăc tỏi ra cho nhuyễn rồi chà xát lên hay đắp lên chỗ ong chích.

45. Trừ kiến trong hũ đường: hãy dùng một thanh sắt hay con dao bỏ vào hũ đường, các con kiến sẽ bò ra nơi khác.

46. Cách nối dây bếp điện bị cháy đứt: hãy dùng một ít hàn the phủ lên chỗ giao tiếp giữa hai đầu dây bị đứt, nó sẽ được nối dính chắc chắn, xài rất bền.

47. Ðể chảo được bền: Chảo mới mua về, phải đổ nhiều mỡ vào đun sôi. Sau đó lấy muối bột chà xát bên trong chảo vài lần. Làm như vậy chảo sẽ được bền và thức ăn chiên không bị dính chảo.

48. Cách chữa muỗi và kiến cắn: chỉ cần xắt nát củ hành tây đắp lên những vết cắn. sẽ không bị ngứa, khó chịu nữa.

49. Tẩy vết thâm kim, mốc trên quần áo: hãy thấm ướt những vết thâm kim, mốc trên vải bằng nước cốt trái chanh rồi đem phơi ngoài nắng vài giờ. Sau đó đem giặt bằng xà bông bình thường.

50. Tẩy vết dơ do mồ hôi dính trên quần áo: hãy ngâm quần áo có vết dơ do mồ hôi dính ở cổ tay hay nách, lưng quần … vào giấm đun sôi để âm ấm độ nửa giờ rồi giặt lại bằng xà bông.

51. Tẩy mủ chuối dính quần áo: Mủ chuối dính vào quần áo rất khó tẩy. phải dùng giấm ngâm chỗ quần áo bị dính mủ chuối vài giờ cho vết mủ tan hết. Xong giặt lại bằng nước lạnh.

52. Ðể vải không đổi màu: Muốn những quần áo bằng vải hoa không bị đổi màu, sau khi giặt bằng xà bông xong phải xả thật sạch với nước lã, rồi cho vào nước xả cuối cùng một ly giấm trắng. Làm như thế quần áo không bị đổi màu, màu không bị phai nhạt đi.

53. Tẩy vết bẩn trên khăn tay: ngâm khăn tay vào nước muối độ chừng một giờ. Sau dùng xà bông bột giặt xả sạch.

54. Cách để dành sơn không khô: Sau khi sơn xong mà còn dư sơn trong hộp, hãy đậy nắp hộp sơn thật kín. Khi cất để nó ngược xuống (nắp ở dưới, đáy ở trên). Làm như vậy sơn sẽ không bao giờ khô.

55. Cách giữ những tấm ảnh được bền lâu: đánh tròng trắng trứng gà cho nổi rồi dùng bông gòn tẩm dầu hôi chấm trứng bôi lên mặt bức ảnh để cho khô rồi đem cất kỹ.

56. Giữ sơn không dính vào kính: Khi sơn cửa kính, đê sơn không dính vào kính, hòa tan xà bông trong nước rồi quét nước đó lên trước khi sơn khung.

57. Chỉ may hay bị rối:Sau khi xỏ chỉ vào kim, bạn đâm kim vào cục xà bông hay đèn cầy, rồi kéo cho sợi chỉ xuyên qua theo kim cho đến hết chỉ. Chỉ sẽ hết rối.

58. Cách chữa vết phỏng: Khi bị phỏng do lửa, đắp ngay con giấm lên vết phỏng. Vết phỏng sẽ dịu ngay, chóng lành và không để lại sẹo.

59. Cách chữa bị cảm nắng: Khi đi ngoài nắng lâu bị cảm nắng, uống nước muối vào sẽ bớt khó chịu ngay.

60. Cách chữa bệnh ra mồ hôi chân: nên thường xuyên ngâm chân vào nước muối ít nhất mỗi ngày một lần chừng 10 phút trở lên.

61. Làm da mặt trắng trẻo mịn màng: Hằng ngày hãy rửa mặt bằng nước vo gạo thứ nhất. Da mặt sẽ trắng trẻo mịn màng.

62. Làm cho ốc hết nhớt nhanh: Muốn ốc hết nhớt nhanh để ăn liền, đổ ốc vào thau ngập nước rồi thả vào nước đó vài trái ớt đâm nát cho đủ cay, ốc sẽ vội vàng nhả hết nhớt ngay.

63. Cách làm sạch nhớt lươn: pha một thau nước vôi và muối rồi bỏ lươn vào, một lát sau lươn sẽ chết sau khi vùng vẫy chất nhờn sẽ tuôn ra. Sau đó cạo rửa và làm sạch. Nếu không có vôi có thể dùng tro bếp với muối cũng được.

64. Muốn lấy nước cốt chanh mà không cần cắt ra: Ðôi khi chỉ cần vài giọt nước cốt chanh mà nếu cắt ra thì uổng lắm. Hãy đốt một que diêm rồi thổi tắt và dùng đầu que bị đốt đâm vào trái chanh, sau đó chỉ bóp nhẹ là nước chanh sẽ tia ra ngay.

65. Cách giải độc gan: Dù kỹ hay không kỹ gì thì gan của chúng ta cũng bị nhiêm độc do thức ăn thức uống bị nhiễm độc vì thuốc sát trùng, vì ẩm mốc, hoặc sử dụng thuốc nhiều. Ðể giải độc gan không gì bằng mỗi tuần ăn 2 – 3 trứng (gà hay vịt) không để thiếu rau cải, uống nước nhiều.

66. Chữa ngủ ngáy: Chứng ngủ ngáy là một cái tật khiến người bạn đời rất bực mình, không những chỉ người bạn đời mà cả những người thân trong gia đình cũng cảm thầy khó chịu. Vậy để cố gắng chữa trị cho hết: – Theo kinh nghiệm của Tàu nếu có chứng ngáy ngủ to khi thức dậy ngồi lên, duỗi hai chân thẳng ra, cúi người tới trước, há miệng thật to, ngậm lại, nhai nhai lặp đi lặp lại khoảng 7 – 9 lần. – Theo kinh nghiệm của người Việt Nam thì ngủ thức dậy, ngồi trên giường, hai chân thõng xuống đất, cúi xuống làm động tác “cạp chân giường” tức cũng há miệng ra, ngậm lại. Theo kinh nghiệm của người Nhật là hít một hơi thuốc lá thật sâu cho sặc sụa một trận dữ dội thì dứt được chứng ngáy to khi ngủ.

67. Cách chữa mồ hôi tay: Không có gì làm bực mình khi hai bàn tay và hai bàn chân đổ mồ hôi luôn. Chúng tôi xin giới thiệu bài thuốc của cố lương y Vương Ðăng sau khi áp dụng chừng 1 – 3 lần vô cùng công hiệu. Dùng hai cái chân gà. Lá dâu tằm ăn tươi chừng một nắm tay. Lá dâu tằm ăn xắt nhiên với hai cái chân gà, nêm nếm cho ngon như nấu canh vậy. Sau đó ăn cho hết.

68. Cách chữa rụng tóc: Thịt heo ba rọi có luôn da : 200g.Lá dâu tằm ăn tươi chừng một nắm tay.Nấu như nấu canh, chỉ nêm tiêu, muối không dùng hành lá, tỏi. Ngày ăn ngày nghỉ khoảng 10 lần trở lên thì dứt hẳn chứng rụng tóc.

69. Cách chữa thức ăn bị hôi khói: Nếu thức ăn hôi khói thì dĩ nhiên là ăn không ngon. Ðể làm mất mùi khói này thì chế vào thức ăn đang đun sôi vài muỗng canh nước tương ngon, đậy kín lại. Ðộ 5 phút sau thì mùi hôi khói sẽ mất đi.
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1047 - 22. Aug 2014 , 01:04
 
Một thuở học trò


Chủ đề của bài viết này là những hồi ức học trò ngày xưa của một người bước vào tuổi 70. Thuở học trò này rất xa và rất khác với thời đại @ ngày nay, khi mà các tiện nghi vật chất phong phú hơn, phương tiện giải trí đa dạng hơn và quan niệm về giáo dục cũng khác hơn.

Những nét khác nhau là hậu quả của hoàn cảnh xã hội và chính trị, cụ thể hơn là chính sách giáo dục và chế độ chính trị qua nhiều thời kỳ, từ thời Pháp thuộc đến giai đoạn 30 năm chiến tranh tương tàn.

Thuở học trò của chúng tôi chỉ có một mục đích duy nhất là… học, nhưng đôi khi cũng pha lẫn những chuyện tình cảm theo kiểu mà người Mỹ gọi là “tình chó con” (puppy love). Ngày nay, ngoài việc học còn có những tác động, xấu cũng như tốt, từ Internet, phim ảnh, báo chí cho đến những ảnh hưởng của người lớn như các bậc phụ huynh trong gia đình và sự tác động của xã hội bên ngoài.

Học trò ngày xưa là mảng đề tài được khai thác rất “kỹ” qua văn chương, âm nhạc, hội họa. Vào thập niên 70, bản nhạc “Ngày Xưa Hoàng Thị” [1] của Phạm Duy, phổ thơ Phạm Thiên Thư [2] trở thành nổi tiếng với một mối “tình học trò”. Bài hát dẫn người thưởng ngoạn đến chuyện một cô nữ sinh tên Hoàng Thị Ngọ lúc tan trường, ôm nghiêng cặp, đi trong một cơn mưa phùn và phía sau cô… lẽo đẽo một “cây si” di động: 

“Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay
Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường, nằm im dấu mỏ
Anh theo Ngọ về gót giầy lặng lẽ đường quê...”


Bức tranh học trò

Đó chưa phải là tình yêu theo đúng nghĩa. Chỉ là… “thích trộm, nhớ thầm” của một “cây si”. Và chỉ cần lẽo đẽo theo một tà áo dài trắng cũng đủ thỏa lòng, dù bước chân có “nặng nề”, dù trong lòng “nức nở” để hôm sau vào lớp sẽ còn “ngẩn ngơ”:

“Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Chân anh nặng nề
Lòng anh nức nở
Mai vào lớp học
Anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ…” 

“Ngày Xưa Hoàng Thị” là một kết hợp tuyệt vời giữa thơ Phạm Thiên Thư và nhạc Phạm Duy nhưng lại có một đoạn kết buồn cho… “mối tình câm”. Ở đoạn kết đưa ra hai hình ảnh của “ngày xưa” và “ngày nay” với câu kết “Ai mang bụi đỏ đi rồi…” khiến tôi nghĩ ngay đến Ban Mê Thuột, thị trấn đã từng gắn bó từ tuổi học trò. Chả là BMT vẫn nổi tiếng là vùng đất đỏ bazan, nắng thì BMT (Bụi Mù Trời) còn mưa thì… bùn đỏ ngập bước chân:

“Xưa theo Ngọ về
Mái tóc Ngọ dài
Hôm nay đường này
Cây cao hàng gầy
Đi quanh tìm hoài
Ai mang bụi đỏ đi rồi…”

...
Học trò Đồng Khánh trên cầu Trường Tiền


Trong một cuộc phỏng vấn của Đỗ Văn với Phạm Duy, nhạc sĩ cho biết trong số những bài hát cho tuổi trẻ, ông thích nhất là bài “Tuổi Ngọc”…” bài hát này ông viết cho con gái mới lớn Thái Hiền khi bước chân vào trung học. “Tuổi Ngọc” viết theo nhịp điệu nhí nhảnh với những câu được lập đi lập lại “Xin cho em…”. Những thứ cô xin là một chiếc áo dài, một mớ tóc dài và một chiếc xe đạp [3].


Đó là tất cả hành trang của một cô gái khi bước vào trung học. Chiếc áo dài “thơm dáng tuổi thơ”, mớ tóc nồng “êm như nhung” và, cuối cùng:

“Xin cho em còn một xe đạp
Xe xinh xinh, để em đi học
Từng vòng, từng vòng xe
Là vòng đời nhỏ bé
Đạp bằng bàn chân gót đỏ hoe”

Chắc nhà gần trường nên những học trò như cô Ngọ của Phạm Thiên Thư mới cuốc bộ để “cây si” có dịp lẽo đẽo theo sau. Nếu nhà ở xa thì chắc phải đến trường bằng xe đạp. Hình ảnh nữ sinh trên chiếc xe đạp sẽ khó có thể nào quên trong kỷ niệm, nhất là đối với những người nay đã xa xứ, không còn cơ hội nhìn thấy cảnh này.

Hồi xưa nữ sinh còn đội nón lá đến trường, ít có những kiểu mũ “mô đen” như ngày nay. Mỗi lúc tan học là cả một đàn bướm trắng bay ra rồi tỏa đi khắp các con đường. Nhà gần thì ôm cặp đi bộ để các anh như Phạm Thiên Thư đưa vào thơ. Nhà xa thì đạp xe theo từng nhóm như trong bức hình dưới đây trước Tòa Đô Chánh.

...
Nữ sinh trên xe đạp trước Tòa Đô Chánh


Gia đình khá giả thì có thể tậu một chiếc Velo Solex chạy bằng xăng, có cần khởi động máy ở phía trước và khi hết xăng có thể đạp như một chiếc xe đạp. Nhà thơ Nguyên Sa trong bài thơ "Tám phố Sài Gòn " [4] có một đoạn viết về chiếc Solex và cô học trò như sau:

“Sài Gòn phóng solex rất nhanh
Đôi tay hoàng yến ngủ trong gants
Có nghe hơi thở cài vương miện
Lên tóc đen mềm nhung rất nhung”

Ngày xưa, đã có nhiều nhà văn, nhà thơ không tiếc lời ca tụng hình ảnh nữ sinh trên chiếc Solex hoặc xe đạp. Ngày nay, họa hoằn lắm mới gặp những lời có cánh về những chiếc xe “tay ga” phóng vù vù trên đường… Ôi, thời thơ mộng của tuổi học trò nay còn đâu!   

...
Nữ sinh bên chiếc Velo Solex



Thuở học trò của tôi cũng có một chuyện tình thuộc loại “puppy love” như trong bài thơ của PhạmThư. Tôi không có ý “thấy người sang bắt quàng làm họ” nhưng quả thật cả hai đều có nhiều điểm rất giống nhau.

Thứ nhất, tên “người trong mộng” của nhà thơ Phạm Thiên Thư là Hoàng Thị Ngọ, một cái tên không được đẹp cho lắm, còn người tôi “mê” lại có một cái tên “không thể xấu hơn”: Phan Thị Lụng. Cả hai cô Ngọ và cô Lụng tuy có xấu tên nhưng ngược lại, hai cô lại là những nữ sinh rất xinh.
Thứ nhì, Phạm Thiên Thư tả cô Ngọ “vai nhỏ tóc dài” còn cô Lụng “của tôi” thì tóc cũng dài nhưng lại cột theo kiểu “đuôi gà” mà người Pháp gọi là “queu de cheval”, tức… “đuôi ngựa”. Ở đây có thêm một sự trùng hợp, “ngựa” còn được gọi bằng cái tên “ngọ”!

...
Kiểu tóc đuôi gà đã hớp hồn tôi thuở học trò


Trong thơ Phạm Thiên Thư có cảnh nên thơ giữa hai học trò “trao vội chùm hoa, ép vào cuốn vở” còn tôi thì chơi trội hơn, viết luôn một cánh thiệp hồng báo hỷ bằng tiếng Pháp. Tôi không giỏi Pháp văn đến độ viết được thiệp hồng mà chỉ copy từ cuốn “Cours de Langue et de Civilisation Française” của Mauger đang học.

“Thiệp báo hỉ” mang tên Nguyễn Ngọc Chính và Phan Thị Lụng được để trên yên xe đạp của Lụng trong giờ ra chơi vì không đủ can đảm đưa tận tay nàng. Cho dù có đủ can đảm nhưng chắc cũng không dám đưa vì cái lối “tỏ tình” quá đường đột này.

Chắc chắn nàng đã đọc, không những thế, ngoài hai đứa còn có người thứ ba cũng đã đọc, đó là thầy tổng giám thị. Ông “tế nhị” gặp riêng tôi và cảnh cáo cần phải chấm dứt trò chơi “nguy hiểm” này, nếu tái phạm tôi sẽ bị “cấm túc” và thông báo về gia đình.

...
Nữ sinh miền thùy dương cát trắng Nha Trang


Thế là bao mộng đẹp bỗng tan thành mây khói, mái tóc “đuôi ngựa” mà trước đây tôi chết mê chết mệt bỗng nhiên biến mất khỏi tâm hồn tôi, còn tụi bạn trong lớp đã sửa một câu ca dao quen thuộc thành:

“Muốn người ta mà người ta không muốn,
Xách… ‘thiệp hồng’ chạy xuống chạy lên!”       

Thuở học trò ngày xưa của tôi là thế đấy. Học cũng nhiều và “nghịch tinh nghịch ngầm” cũng không ít. Chẳng thế mà người ta thường nói: “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Đã mấy chục năm nay tôi chưa một lần gặp lại Phan Thị Lụng kể từ hồi học Đệ Ngũ.

Giờ này chắc nàng đã trở thành bà nội, bà ngoại… còn tôi thì đã là một ông già móm mén bên con đàn cháu đống. Ước gì cô học trò năm xưa đọc được những dòng chữ này để cùng cười cái thuở học trò rắn mắt ngày nào tại xứ Buồn Muôn Thuở…

...
Học trò tỉnh lẻ


Đặc điểm của nền giáo dục VNCH là có sự tách biệt giữa trường nam và trường nữ tại các thành phố lớn, một phần có lẽ là để tránh những “phiền phức” xảy ra trong tuổi học trò mới lớn. Những địa phương nhỏ như BMT thì học trò học chung, và đó cũng là lý do có những chuyện “mới nứt mắt” mà đã biết… tán tỉnh bạn gái cùng lớp như trường hợp của tôi!

Ngôi trường trung học đầu tiên tại miền Nam là Collège Chasseloup-Laubat, thành lập năm 1874 sau này đổi thành trường Lê Quý Đôn, tiếp đến là Collège de My Tho (1879), sau đổi tên là Nguyễn Đình Chiểu. Ở Huế có trường  Quốc Học dành cho nam sinh được thành lập từ năm 1896 và trường Đồng Khánh được dành cho nữ, thành lập từ năm 1917.

Thoạt đầu trường Đồng Khánh chỉ có cấp  tiểu học với với đồng phục màu tím nên còn được gọi là “Trường Áo Tím”. Dưới thời Pháp thuộc đồng phục đổi sang màu xanh nước biển và bắt đầu từ Đệ nhất Cộng hòa có đồng phục màu trắng.

...
Nữ sinh Đồng Khánh (năm 1931)


Nổi bật nhất tại Sài Gòn là hai trường Gia Long và Trưng Vương, những địa chỉ được các “cây si” thường xuyên lui tới. Gia Long còn được gọi là trường “Nữ sinh Áo Tím” ngày nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai, được thành lập từ năm 1915 và thuộc loại “lão làng” trong hệ thống giáo dục của Hòn ngọc Viễn đông.

Xét về tuổi tác thì trường Trưng Vương là em vì phải từ Hà Nội “di cư” vào Nam năm 1954 sau Hiệp định Genève. Năm học đầu tiên Trưng Vương còn phải học nhờ Gia Long vào buổi chiều. Mãi đến năm 1957, trường Trưng Vương mới chính thức xây dựng xong trường ốc gần Sở thú cùng với Võ Trường Toản.

Gia Long và Trưng Vương tượng trưng hai chị em xuất xứ từ hai miền Nam – Bắc trong suốt thời kỳ VNCH. Sau năm 1975, hai trường mở cửa tiếp nhận cả nam lẫn nữ sinh. Và có lẽ những chuyện như cô Ngọ, cô Lụng lại tiếp diễn nhưng chắc ở mức độ “hiện đại” hơn thuở chúng tôi còn đi học.   

Xe hoa của trường Trưng Vương nhân ngày Phụ nữ Việt Nam năm 1960

Nguyễn Ngọc Chính
Back to top
« Last Edit: 22. Aug 2014 , 01:19 by khieulong »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1048 - 22. Aug 2014 , 10:49
 
khieulong wrote on 22. Aug 2014 , 01:04:
Một thuở học trò


Chủ đề của bài viết này là những hồi ức học trò ngày xưa của một người bước vào tuổi 70. Thuở học trò này rất xa và rất khác với thời đại @ ngày nay, khi mà các tiện nghi vật chất phong phú hơn, phương tiện giải trí đa dạng hơn và quan niệm về giáo dục cũng khác hơn.

Những nét khác nhau là hậu quả của hoàn cảnh xã hội và chính trị, cụ thể hơn là chính sách giáo dục và chế độ chính trị qua nhiều thời kỳ, từ thời Pháp thuộc đến giai đoạn 30 năm chiến tranh tương tàn.

Thuở học trò của chúng tôi chỉ có một mục đích duy nhất là… học, nhưng đôi khi cũng pha lẫn những chuyện tình cảm theo kiểu mà người Mỹ gọi là “tình chó con” (puppy love). Ngày nay, ngoài việc học còn có những tác động, xấu cũng như tốt, từ Internet, phim ảnh, báo chí cho đến những ảnh hưởng của người lớn như các bậc phụ huynh trong gia đình và sự tác động của xã hội bên ngoài.

Học trò ngày xưa là mảng đề tài được khai thác rất “kỹ” qua văn chương, âm nhạc, hội họa. Vào thập niên 70, bản nhạc “Ngày Xưa Hoàng Thị” [1] của Phạm Duy, phổ thơ Phạm Thiên Thư [2] trở thành nổi tiếng với một mối “tình học trò”. Bài hát dẫn người thưởng ngoạn đến chuyện một cô nữ sinh tên Hoàng Thị Ngọ lúc tan trường, ôm nghiêng cặp, đi trong một cơn mưa phùn và phía sau cô… lẽo đẽo một “cây si” di động: 

“Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay
Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường, nằm im dấu mỏ
Anh theo Ngọ về gót giầy lặng lẽ đường quê...”


Bức tranh học trò

Đó chưa phải là tình yêu theo đúng nghĩa. Chỉ là… “thích trộm, nhớ thầm” của một “cây si”. Và chỉ cần lẽo đẽo theo một tà áo dài trắng cũng đủ thỏa lòng, dù bước chân có “nặng nề”, dù trong lòng “nức nở” để hôm sau vào lớp sẽ còn “ngẩn ngơ”:

“Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Chân anh nặng nề
Lòng anh nức nở
Mai vào lớp học
Anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ…” 

“Ngày Xưa Hoàng Thị” là một kết hợp tuyệt vời giữa thơ Phạm Thiên Thư và nhạc Phạm Duy nhưng lại có một đoạn kết buồn cho… “mối tình câm”. Ở đoạn kết đưa ra hai hình ảnh của “ngày xưa” và “ngày nay” với câu kết “Ai mang bụi đỏ đi rồi…” khiến tôi nghĩ ngay đến Ban Mê Thuột, thị trấn đã từng gắn bó từ tuổi học trò. Chả là BMT vẫn nổi tiếng là vùng đất đỏ bazan, nắng thì BMT (Bụi Mù Trời) còn mưa thì… bùn đỏ ngập bước chân:

“Xưa theo Ngọ về
Mái tóc Ngọ dài
Hôm nay đường này
Cây cao hàng gầy
Đi quanh tìm hoài
Ai mang bụi đỏ đi rồi…”

...
Học trò Đồng Khánh trên cầu Trường Tiền


Trong một cuộc phỏng vấn của Đỗ Văn với Phạm Duy, nhạc sĩ cho biết trong số những bài hát cho tuổi trẻ, ông thích nhất là bài “Tuổi Ngọc”…” bài hát này ông viết cho con gái mới lớn Thái Hiền khi bước chân vào trung học. “Tuổi Ngọc” viết theo nhịp điệu nhí nhảnh với những câu được lập đi lập lại “Xin cho em…”. Những thứ cô xin là một chiếc áo dài, một mớ tóc dài và một chiếc xe đạp [3].


Đó là tất cả hành trang của một cô gái khi bước vào trung học. Chiếc áo dài “thơm dáng tuổi thơ”, mớ tóc nồng “êm như nhung” và, cuối cùng:

“Xin cho em còn một xe đạp
Xe xinh xinh, để em đi học
Từng vòng, từng vòng xe
Là vòng đời nhỏ bé
Đạp bằng bàn chân gót đỏ hoe”

Chắc nhà gần trường nên những học trò như cô Ngọ của Phạm Thiên Thư mới cuốc bộ để “cây si” có dịp lẽo đẽo theo sau. Nếu nhà ở xa thì chắc phải đến trường bằng xe đạp. Hình ảnh nữ sinh trên chiếc xe đạp sẽ khó có thể nào quên trong kỷ niệm, nhất là đối với những người nay đã xa xứ, không còn cơ hội nhìn thấy cảnh này.

Hồi xưa nữ sinh còn đội nón lá đến trường, ít có những kiểu mũ “mô đen” như ngày nay. Mỗi lúc tan học là cả một đàn bướm trắng bay ra rồi tỏa đi khắp các con đường. Nhà gần thì ôm cặp đi bộ để các anh như Phạm Thiên Thư đưa vào thơ. Nhà xa thì đạp xe theo từng nhóm như trong bức hình dưới đây trước Tòa Đô Chánh.

...
Nữ sinh trên xe đạp trước Tòa Đô Chánh


Gia đình khá giả thì có thể tậu một chiếc Velo Solex chạy bằng xăng, có cần khởi động máy ở phía trước và khi hết xăng có thể đạp như một chiếc xe đạp. Nhà thơ Nguyên Sa trong bài thơ "Tám phố Sài Gòn " [4] có một đoạn viết về chiếc Solex và cô học trò như sau:

“Sài Gòn phóng solex rất nhanh
Đôi tay hoàng yến ngủ trong gants
Có nghe hơi thở cài vương miện
Lên tóc đen mềm nhung rất nhung”

Ngày xưa, đã có nhiều nhà văn, nhà thơ không tiếc lời ca tụng hình ảnh nữ sinh trên chiếc Solex hoặc xe đạp. Ngày nay, họa hoằn lắm mới gặp những lời có cánh về những chiếc xe “tay ga” phóng vù vù trên đường… Ôi, thời thơ mộng của tuổi học trò nay còn đâu!   

...
Nữ sinh bên chiếc Velo Solex



Thuở học trò của tôi cũng có một chuyện tình thuộc loại “puppy love” như trong bài thơ của PhạmThư. Tôi không có ý “thấy người sang bắt quàng làm họ” nhưng quả thật cả hai đều có nhiều điểm rất giống nhau.

Thứ nhất, tên “người trong mộng” của nhà thơ Phạm Thiên Thư là Hoàng Thị Ngọ, một cái tên không được đẹp cho lắm, còn người tôi “mê” lại có một cái tên “không thể xấu hơn”: Phan Thị Lụng. Cả hai cô Ngọ và cô Lụng tuy có xấu tên nhưng ngược lại, hai cô lại là những nữ sinh rất xinh.
Thứ nhì, Phạm Thiên Thư tả cô Ngọ “vai nhỏ tóc dài” còn cô Lụng “của tôi” thì tóc cũng dài nhưng lại cột theo kiểu “đuôi gà” mà người Pháp gọi là “queu de cheval”, tức… “đuôi ngựa”. Ở đây có thêm một sự trùng hợp, “ngựa” còn được gọi bằng cái tên “ngọ”!

...
Kiểu tóc đuôi gà đã hớp hồn tôi thuở học trò


Trong thơ Phạm Thiên Thư có cảnh nên thơ giữa hai học trò “trao vội chùm hoa, ép vào cuốn vở” còn tôi thì chơi trội hơn, viết luôn một cánh thiệp hồng báo hỷ bằng tiếng Pháp. Tôi không giỏi Pháp văn đến độ viết được thiệp hồng mà chỉ copy từ cuốn “Cours de Langue et de Civilisation Française” của Mauger đang học.

“Thiệp báo hỉ” mang tên Nguyễn Ngọc Chính và Phan Thị Lụng được để trên yên xe đạp của Lụng trong giờ ra chơi vì không đủ can đảm đưa tận tay nàng. Cho dù có đủ can đảm nhưng chắc cũng không dám đưa vì cái lối “tỏ tình” quá đường đột này.

Chắc chắn nàng đã đọc, không những thế, ngoài hai đứa còn có người thứ ba cũng đã đọc, đó là thầy tổng giám thị. Ông “tế nhị” gặp riêng tôi và cảnh cáo cần phải chấm dứt trò chơi “nguy hiểm” này, nếu tái phạm tôi sẽ bị “cấm túc” và thông báo về gia đình.

...
Nữ sinh miền thùy dương cát trắng Nha Trang


Thế là bao mộng đẹp bỗng tan thành mây khói, mái tóc “đuôi ngựa” mà trước đây tôi chết mê chết mệt bỗng nhiên biến mất khỏi tâm hồn tôi, còn tụi bạn trong lớp đã sửa một câu ca dao quen thuộc thành:

“Muốn người ta mà người ta không muốn,
Xách… ‘thiệp hồng’ chạy xuống chạy lên!”       

Thuở học trò ngày xưa của tôi là thế đấy. Học cũng nhiều và “nghịch tinh nghịch ngầm” cũng không ít. Chẳng thế mà người ta thường nói: “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Đã mấy chục năm nay tôi chưa một lần gặp lại Phan Thị Lụng kể từ hồi học Đệ Ngũ.

Giờ này chắc nàng đã trở thành bà nội, bà ngoại… còn tôi thì đã là một ông già móm mén bên con đàn cháu đống. Ước gì cô học trò năm xưa đọc được những dòng chữ này để cùng cười cái thuở học trò rắn mắt ngày nào tại xứ Buồn Muôn Thuở…

...
Học trò tỉnh lẻ


Đặc điểm của nền giáo dục VNCH là có sự tách biệt giữa trường nam và trường nữ tại các thành phố lớn, một phần có lẽ là để tránh những “phiền phức” xảy ra trong tuổi học trò mới lớn. Những địa phương nhỏ như BMT thì học trò học chung, và đó cũng là lý do có những chuyện “mới nứt mắt” mà đã biết… tán tỉnh bạn gái cùng lớp như trường hợp của tôi!

Ngôi trường trung học đầu tiên tại miền Nam là Collège Chasseloup-Laubat, thành lập năm 1874 sau này đổi thành trường Lê Quý Đôn, tiếp đến là Collège de My Tho (1879), sau đổi tên là Nguyễn Đình Chiểu. Ở Huế có trường  Quốc Học dành cho nam sinh được thành lập từ năm 1896 và trường Đồng Khánh được dành cho nữ, thành lập từ năm 1917.

Thoạt đầu trường Đồng Khánh chỉ có cấp  tiểu học với với đồng phục màu tím nên còn được gọi là “Trường Áo Tím”. Dưới thời Pháp thuộc đồng phục đổi sang màu xanh nước biển và bắt đầu từ Đệ nhất Cộng hòa có đồng phục màu trắng.

...
Nữ sinh Đồng Khánh (năm 1931)


Nổi bật nhất tại Sài Gòn là hai trường Gia Long và Trưng Vương, những địa chỉ được các “cây si” thường xuyên lui tới. Gia Long còn được gọi là trường “Nữ sinh Áo Tím” ngày nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai, được thành lập từ năm 1915 và thuộc loại “lão làng” trong hệ thống giáo dục của Hòn ngọc Viễn đông.

Xét về tuổi tác thì trường Trưng Vương là em vì phải từ Hà Nội “di cư” vào Nam năm 1954 sau Hiệp định Genève. Năm học đầu tiên Trưng Vương còn phải học nhờ Gia Long vào buổi chiều. Mãi đến năm 1957, trường Trưng Vương mới chính thức xây dựng xong trường ốc gần Sở thú cùng với Võ Trường Toản.

Gia Long và Trưng Vương tượng trưng hai chị em xuất xứ từ hai miền Nam – Bắc trong suốt thời kỳ VNCH. Sau năm 1975, hai trường mở cửa tiếp nhận cả nam lẫn nữ sinh. Và có lẽ những chuyện như cô Ngọ, cô Lụng lại tiếp diễn nhưng chắc ở mức độ “hiện đại” hơn thuở chúng tôi còn đi học.   

Xe hoa của trường Trưng Vương nhân ngày Phụ nữ Việt Nam năm 1960

Nguyễn Ngọc Chính


EM TVMS cám ơn anh SHAU' KL đả thức phia , dậy sớm để tặng cho cả chợ chiều món quà thật dể thương của thời áo trắng , áo tím...ngày nào.
Cô THu và các em lvd trong hình với chiếc xe velo solex đấy. Còn Mạ Vân thì chắc cảm động với những ngày học trò Đồng Khánh....và TvMs còn nhớ lúc trường LVd và các liên trường đi diển hành , mình cầm banhg? hiệu lvd và thỉnh thoảng cầm lá cờ VN...
  Có lẻ và không bao giờ diển tả hết những tâm tình của các cô cậu học sinh dấu yêu của 1 thời...và mãi  mãi.
  Cám ơn anh KL và cả chợ chiều.
  Thân chúc cả chợ cuối tuần như ý và hạnh phúc.

...

áo nàng xanh màu hy vọng.

...

ngày liên trường cùng với OB Thị Trưởng SJ.

...

nghệ sỉ tí hon

TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1049 - 27. Aug 2014 , 08:25
 
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 68 69 70 71 72 ... 93
Send Topic In ra