Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 69 70 71 72 73 ... 93
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 100825 times)
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1050 - 28. Aug 2014 , 21:52
 


...



15 bí quyết đơn giản giúp bạn sống lâu


Đừng nghĩ "sống chết có số", lối sống và các ăn uống của bạn cũng góp phần không nhỏ kéo dài hay rút ngắn tuổi thọ. Hãy tham khảo những bí quyết đơn giản sau đây để giúp bạn sống khỏe hơn mỗi ngày.

1. Đọc báo ngược
Tiến sĩ Marios Kyriazis, một chuyên gia về lão hóa ở Mỹ, cho biết việc đọc báo ngược có thể khiến bộ não của bạn có chút căng thẳng nhưng đồng thời cũng giúp bạn gia tăng tuổi thọ. Với một số việc làm “trái khoáy” kiểu này chẳng hạn như: viết bằng tay không thuân, lập luận ngược lại với những gì bạn tin tưởng một cách nồng nhiệt, thậm chí nghe thứ âm nhạc mà bạn không ưa, bạn có thể tiến thêm trên nấc thang tuổi thọ

2. Xả stress
Qua thời gian, stress có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim và béo phì - tất cả những thứ này đều có thể cướp đi tuổi thọ của bạn. Stress rất dễ tích tụ lại, vì thế đừng cố giữ trong lòng.
Hầu hết mọi người đều coi tài chính cá nhân là lý do căng thẳng nhất, vì nó khiến họ cảm thấy không có quyền lực. Hãy thử thế này: Gửi một ít tiền trong một tài khoản ngân hàng riêng, an toàn trước những ham muốn mua túi mới, váy mới của bạn. Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy chắc chắn hơn về mặt tài chính, và đỡ áp lực hơn.

3. Cho cơ thể toát mồ hôi
Bạn muốn sống lâu? Hãy tập thể dục. Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục ngoài trời có thể giảm 37% nguy cơ ung thư vú, 45% chứng loãng xương và 12% bệnh tim.

4. Giảm vòng eo
Để biết liệu bạn có thân hình khỏe mạnh, hãy kiểm tra chu vi vòng eo. Con số này nên nhỏ hơn một nửa chiều cao. Nếu bạn cao 1,6 mét, vòng eo không nên quá 80 cm. Muốn làm thon gọn vùng này? Hãy tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều trans fat. Các nghiên cứu cho thấy loại mỡ này tích lũy chủ yếu ở vùng bụng.


5. Ăn thực phẩm có màu đỏ

Ớt đỏ chứa nhiều vitamin C hơn cam, củ cải đường có chữa nitrat giúp thư giãn mạch máu, cà chua có lycopene (một chất giúp chống oxy hóa mạnh mẽ) mà khi nấu chín, có thể giúp chống lại bệnh ung thư, tim mạch và một số vấn đề khác. Điều này đã được tiến sĩ Susan Jebb, thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa về dinh dưỡng ở Cambridge xác nhận. Vì vậy, nếu muốn sống thọ, hãy ưu ái các thực phẩm có màu đỏ!

6. Ăn chuối

Bạn có thể giám nguy cơ đột quỵ và bệnh tim bằng cách đơn giản là “nạp” các loại thực phẩm giàu kali như chuối, nước ép trái cây và trái cây khô. Lượng kali cần được nạp vào cơ thể hằng ngày là 3,5g. Để giảm huyết áp, bạn cần tới 4,7g kali - lượng kali được tìm thấy chính xác trong một quả chuối.

7. Tập ngồi xổm
Ngồi xổm được coi là bài tập tăng cường tất cả cơ bắp hiệu quả nhất (tương đương với một bài tập toàn thân). Tập ngồi xổm giúp bạn có thể nhanh chóng rời khỏi một chiếc ghế (hoặc rời bồn cầu) một cách nhanh chóng vào lúc tuổi già và ngăn ngừa té ngã.

8. Uống trà mỗi ngày
Uống trà mỗi ngày được chứng minh là giảm mức độ căng thẳng và giúp tăng tỉ lệ sống sót sau một cơn đau tim tới 28%. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Y Harvard tin rằng chất chống oxy hóa trong trà có thể giúp các mạch máu thư giãn.
Ngủ thêm một giờ
Chỉ cần đi ngủ thêm một giờ là có thể giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ của bạn trong ít nhất sáu tuần. Một nghiên cứu gần đây từ trường Kinh doanh Harvard cho thấy những người ngủ bảy tiếng hoặc ngủ ít hơn trong một ngày khi ngủ thêm một giờ có những tiến triển đáng kể về sức khỏe tim mạch. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết việc ngủ quá ít ảnh hưởng đến khả năng đối phó với các kích thích tố căng thẳng.

9. Hãy cười nhiều hơn
"Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ",nụ cười là phương thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất. Bên cạnh việc cải thiện tinh thần, cười còn có tác động tích cực tới hoóc môn của cơ thể. Một nụ cười sảng khoái còn duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

11. Giấc ngủ ngon
Giấc ngủ giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Nó giữ cân bằng trong việc trao đổi chất, trí nhớ, học tập và chức năng miễn dịch. Việc tái tạo mô cũng diễn ra trong giấc ngủ thực sự làm cho da bạn trông đẹp hơn. Hoóc môn cũng được điều hòa trong khi chúng ta ngủ, vì thế ngủ không đủ giấc có thể gây ra tác động bất lợi cho sức khỏe con người. Các quý ông muốn sống lâu thì đừng quá ham mê công việc, hay mải theo những cuộc vui mà làm mất đi giấc ngủ ngon của chính mình.

12. Ăn tỏi mỗi ngày

Nhiều người không thích tỏi do mùi hăng và hương vị giữ trong miệng rất lâu, nhưng nó lại là một trong những thực phẩm quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ. Tỏi chứa một lượng lớn các chất chống đông máu, giúp cho tim hoạt động tốt. Nó cũng làm tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Có hiệu quả tốt nhất khi ăn sống.

13. Sữa và sản phẩm sữa
Một ly sữa mỗi ngày giúp bạn tránh xa nếp nhăn, xương và móng tay mỏng, yếu. Nếu bạn không thoải mái với sữa, hãy thử dùng sản phẩm như sữa đông, sữa chua, bơ, phô mai, đậu phụ... Tất cả đều rất tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Sữa rất tốt cho tất cả nhóm tuổi và nhất là khi bạn bắt đầu lão hóa. Nó cung cấp tất cả dinh dưỡng và cũng làm cho bạn khỏe mạnh.

14. Dành thời gian bên cạnh những người thân
Mối quan hệ cũng là một phần quan trọng của sức khỏe. Nó không những làm cho tình cảm của bạn với những người khác càng gắn bó mà còn tạo cơ hội cho bạn có thêm sự giúp đỡ khi cần, chẳng hạn như lúc cô đơn, lúc ốm đau, phiền muộn .v.v..Vì vậy, hãy dành thời gian bên bạn bè và người thân để nuôi dưỡng tốt mối quan hệ, cải thiện sức khỏe và cuộc sống cho mình.

15. Hãy lạc quan
Theo các nhà nghiên cứu, có suy nghĩ lạc quan về tuổi tác sẽ làm bạn sống lâu thêm hơn 7 năm nữa đấy. Vì vậy hãy sống yêu đời, vui vẻ và biết tiếc nuối thời gian là cách gia tăng thêm tuổi thọ cho bạn.


Back to top
« Last Edit: 28. Aug 2014 , 22:05 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1051 - 28. Aug 2014 , 22:10
 
...


Chú Hề

 
“Our job is improving the quality of life, not just delaying death.” - (Robin Williams)

Khi ấy là buổi chiều ở phòng mạch của một bác sĩ tâm lý, vào lúc gần hết giờ làm việc. Người khách cuối cùng ngồi ở một góc khuất trong phòng đợi, hai tay ôm đầu, gục mặt xuống bàn.


“Ông cần tôi giúp gì?” Bác Sĩ lại gần hỏi.

Người khách không trả lời, dáng bất động.

“Tôi có thể giúp gì được ông?” Bác Sĩ hỏi lại.

“Xin Bác Sĩ cho tôi một lời khuyên,” người đàn ông từ từ ngước lên. “Bất cứ điều gì.”

“Ông nên bỏ rượu. Tôi nghe mùi rượu.”

“Tôi đã bỏ nhiều lần. Tôi không biết làm gì ngoài việc uống rượu.”

“Ông nên bỏ hẳn.”

“Rồi sao nữa?” người đàn ông lại gục đầu, vai rũ xuống.

“Tôi có cảm giác mọi tội lỗi, mọi gánh nặng thế gian này đè nặng lên vai tôi.”

“Không đến nỗi như thế đâu,” Bác Sĩ nói.

“Tôi không còn tin tưởng vào ai, vào bất cứ điều gì.”

“Hãy tin vào Đấng Cứu Thế, ông sẽ được cứu rỗi.”

Bác Sĩ nhập vai một mục sư. “Ông nên tin Chúa.”

“Liệu Chúa có tin tôi không?” Người đàn ông ngước lên hỏi lại, giọng mệt mỏi.

Bác Sĩ nhìn đầu tóc bù xù, đôi mắt đỏ lừ, nhớ mang máng có gặp khuôn mặt này ở đâu đó. “Xin lỗi,” Bác Sĩ nói, “phòng mạch sắp đến giờ đóng cửa. Tôi không còn nhiều thì giờ, ông có thể trở lại ngày mai không?”

“Tôi không có ngày mai. Ngày nào cũng như ngày nào.” Người đàn ông lại gục đầu.

“Ông lại đây,” Bác Sĩ nói, ngoắc tay, và mở rộng cánh cửa sổ. “Tôi chỉ cho ông xem cái này.”

Người đàn ông chậm rãi đứng dậy, chậm rãi bước tới bên cửa sổ, nhìn ra ngoài.

“Ông trông thấy cái rạp hát ở cuối con đường kia chứ?” Bác Sĩ hỏi.

“Ông trông thấy tấm áp-phích quảng cáo lớn vẽ hình chú hề kia chứ? Ông trông thấy dòng người đứng xếp hàng dài dài kia chứ? Tối nay có màn trình diễn độc đáo của một danh hài. Cười đứt ruột.”

“Rồi sao nữa?”

“Thì tới đó coi chứ làm sao nữa. Cười là liều thuốc bổ, làm cho người ta thêm năng lực mà vui sống. Tin tôi đi.”

Người đàn ông trở lại ghế ngồi, cúi mặt, hai tay ôm đầu.

“Tôi đã chỉ cho nhiều người cách ấy,” Bác Sĩ nói.

“Nhiều người đã tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống. Khi bước ra khỏi rạp hát, ông sẽ trở thành một con người khác. Mới toanh, tươi rói, giống như là được ‘recharge battery’ vậy. Tin tôi đi.” Bác Sĩ ra sức thuyết phục.

Người đàn ông vẫn im lặng, vẫn hai tay ôm đầu.

“Cả tôi nữa,” Bác Sĩ nói tiếp.

“Sau khi tiếp ông tôi sẽ chạy qua đó để xếp hàng mua vé, phải nhanh chân chứ không là hết vé đấy. Ông có muốn đi với tôi không?”

“Đi đâu?” người đàn ông hỏi, sau vài giây im lặng.

“Thì đi xem chú hề ấy biểu diễn? Nào, ta đi chứ?”

“Không.” Người đàn ông lắc đầu, giọng khô khốc.

“Sao vậy?” Bác Sĩ hỏi, tỏ vẻ thất vọng.

“Chú hề ấy chính là tôi.”

Người đàn ông trong câu chuyện là Robin Williams, diễn viên điện ảnh rất quen thuộc trong các phim Good Morning, Vietnam; Good Will Hunting; Dead Poets Society; Mrs. Doubtfire… Ít ngày sau người ta thấy ông ngồi chết trên ghế trong phòng ngủ của mình với một sợi dây thắt lưng quấn quanh cổ. Người nói ông tự tử, người nói ông chết vì cách này cách khác. Chết cách nào thì ông cũng đã tỏ ra rằng ông không muốn tiếp tục diễn tuồng nữa, cho dù có là một danh hài. Ông đã ngán đến tận cổ những vai diễn vừa không thật lại vừa có vẻ “bất công”, vì trong lúc mọi người cười thì ông lại khóc.




Lê Hữu






Back to top
« Last Edit: 28. Aug 2014 , 22:10 by khieulong »  
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1052 - 29. Aug 2014 , 05:19
 
Nguyễn Ngọc Chính Hồi Ức Một Đời Người

Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi...

Người Sài Gòn không thể nào quên được câu hát… Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi… của Y Vân ngày nào. Trong suốt thời niên thiếu, Sài Gòn đối với tôi là một thành phố tuy xa lạ nhưng lại đầy cuốn hút. Tôi chỉ biết đến Sài Gòn qua những chuyến nghỉ hè kéo dài độ 1 hoặc 2 tháng. Tuy nhiên, năm nào cũng vậy, các chuyến nghỉ hè tại Sài Gòn là cả một khám phá lớn, hứa hẹn những ngày hè sôi động đối với một thiếu niên chỉ sống tại Đà Lạt và Ban Mê Thuột.

Bước sang thời quân ngũ tôi đã trở thành cư dân thường trực của Sài Gòn và đây cũng là một cơ hội để tôi khám phá từ những con đường nổi tiếng cho đến những con hẻm không tên trên đất Sài Gòn. Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả là việc đi sâu vào nếp sống văn hóa-tinh thần của người Sài Gòn, từ ăn-chơi cho đến lối sống, cách suy nghĩ và rất nhiều khía cạnh khác nữa trong tâm hồn người Sài Gòn.

Ngay từ năm 1953 khi di cư vào Nam, dù định cư tại Đà Lạt nhưng gia đình tôi có những mối quan hệ họ hàng với những người ở Sài Gòn. Ông bà NVT sinh sống tại 158 Cống Quỳnh là họ hàng phía bên mẹ tôi. Ông T. có 3 người con gái và một cậu út, tên Đức, nhỏ hơn tôi một tuổi. Trong số 3 người con gái có cô Loan, hơn tôi độ 2 tuổi, học Trưng Vương. Vì vai vế họ hàng phải gọi là cô, chú nhưng kỳ thật 3 đứa chúng tôi vẫn đối xử với nhau như những người bạn thân thiết.

Cô Loan có biệt tài vẽ tranh lại thích viết lách với bút danh Hương Kiều Loan. Cô tiếp tục hoạt động văn nghệ khi sang Mỹ. Cô có người bạn thân là Bích Huyền (Nga) và đồng thời là bạn văn chương từ thời còn học Trưng Vương. Thật oái ăm, vì là bạn của cô Loan nên tôi cũng coi Bích Huyền cùng vai vế với cô Loan nên gọi là Cô. Đến khi quen người tình mới biết Bích Huyền lại là vai em họ của nàng. Đúng là chuyện tréo cẳng ngỗng! 

Tại Sài Gòn, gia đình tôi còn có người thân là Bác Chánh, ông anh ruột của bố tôi. Hồi còn ở ngoài Bắc, nghe nói bác Nguyễn Ngọc Giác làm chức chánh tổng trong làng nên mới gọi là Bác Chánh. Bác có 4 người con (2 trai, 2 gái). Người con cả tên Toan, ở lại miền Bắc khi gia đình bác vào Nam. Đây là chuyến vào Nam thứ hai trong đời bác vì khoảng thập niên 30 bác đã vào theo diện phu đồn điền cho Pháp.

Sau khi di cư vào Nam năm 1954, bác Chánh mua một căn nhà nhỏ trong khu lao động Xóm Chiếu, Khánh Hội, thuộc quận 4. Xóm Chiếu vào thời đó là một bãi sình lầy. Người ta cất nhà sàn trên bãi lầy, nước thải trong nhà chảy thẳng xuống lớp sình bên dưới.  Vào những trưa hè, sình lầy dưới đất bốc lên một mùi khó chịu. Vào những ngày nước triều lên cao có thể nhìn thấy nước dâng gần sát sàn nhà.

Những người ở Xóm Chiếu vốn đã quen với sinh hoạt hàng ngày nên cuộc sống vẫn cứ tiếp tục trôi, ít người để ý đến môi trường sống chung quanh. Tuy nhiên, đối với những người từ phương xa đến như tôi thì đây là một trải nghiệm khó quên khi phải tiếp xúc với một trong những xóm lao động tồi tệ nhất Sài Gòn hoa lệ.

Xóm Chiếu, Khánh Hội, là đất của phần đông những kẻ bụi đời, những tay anh chị giang hồ, những cô gái điếm, những đứa bé đánh giầy, những kẻ cờ gian bạc lận, những ‘cao thủ’ chuyên hành nghề móc túi hay… đá cá lăn dưa. Nói chung, đây là xóm lao động điển hình của Hòn ngọc Viễn Đông.

Thế nhưng, từ Khánh Hội chỉ cần vượt qua một cây cầu là mọi sự đổi khác. Sài Gòn hiện ra như một nàng tiên, ‘xiêm y lộng lẫy’. Đường Bonard, Catinat, Charner lúc nào cũng đầy ắp người và xe cộ dập dìu qua lại.

Như vậy, bức tranh Sài Gòn xưa hiện lên hai mảng màu sáng-tối rõ rệt. Phải chăng đây cũng là tình trạng của đa số những thành phố lớn trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á mà tôi đã từng đi qua: Manilla, Kuala Lumpur, Jakarta, Bangkok… ngoại trừ Singapore.

Nổi bật nhất Sài Gòn xưa là đường Catinat, sau đổi thành Tự Do dưới thời Đệ nhất Cộng hòa và từ 1975 mang tên Đồng Khởi. Ngay vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, con đường này đã được tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả sinh động trong Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca xuất bản tại Sài Gòn năm 1906:

Nhứt là đường Ca-ti-na,
Hai bên lầu các, phố nhà phân minh
Bực thềm lót đá sạch tinh
Các cửa hàng bán lịch thanh tốt đều
Máy may mấy chỗ quá nhiều,
Các tiệm tủ ghế dập dều [sic] phô trương
Đồ sành, đồ cẩn, đồ đương [đan]
Đồ thêu, đồ chạm trữ thường thiếu chi
… Nhà in, nhà thuốc, nhà chà,
Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son [xoong]
… Phong lưu cách điệu ai bằng
Đường đi trơn láng, đền [đèn] giăng sáng lòa
Thứ năm, thứ bảy, thứ ba
Với đêm chúa nhựt hát nhà hát Tây…

Tiêu biểu cho sinh hoạt trên đường Catinat vào thời kỳ đầu Pháp thuộc là nhiều cơ sở dịch vụ thương mại được thành lập từ rất sớm. Sớm nhất là hãng Denis Frère mọc lên ở đầu đường, phía bờ sông, nay là khu vực của Grand Hotel, đối diện với Nhà hàng Majestic phía bên kia đường.

...
Đường Catinat, sau đổi là Tự Do và cuối cùng là Đồng Khởi

Sau Denis Frère là hiệu thuốc tây đầu tiên của cả Sài Gòn nằm ở góc Catinat và Bonard (Lê Lợi), khai trương năm 1865, chủ nhân là Lourdeau, sau làm Xã trưởng Sài Gòn (1870). Ít lâu sau, hiệu thuốc được giao lại cho Holbé, tiến sĩ dược khoa, một nhân vật khá nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa, từng làm Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Sài Gòn và Phó Chủ tịch Hội đồng Quản hạt Nam kỳ (Conseil colonial de la Cochinchine).

Holbé từng điều chế ra một loại biệt dược có tên “Gouttes Holbé”, loại thuốc cai nghiện dành cho những tay hút á phiện muốn giã từ ‘làng bẹp’. Về sau, nhà thuốc tây về tay Renoux, rồi Solirène và mang tên vị chủ nhân này trong một thời gian dài, trước khi bị thay thế bởi nhà hàng Givral còn hoạt động đến ngày nay.

‘Bót Catinat’, nằm ở góc đường Nguyễn Du-Tự Do, gần Nhà thờ Đức Bà, có lẽ là một địa danh ‘khó quên’ trong ký ức của người Sài Gòn, nhất là những "người anh em bên kia chiến tuyến" trong thời thực dân Pháp. Nhà văn ‘cách mạng’ Trần Bạch Đằng đã mô tả:

“Ông trời ở Catinat vuông vức, vì tù nhân ngó lên trên, chỉ thấy một khoảng mây xanh vuông. Trời càng trưa, trong khám càng nóng dữ dội. Hơi nóng từ sân ximăng bốc lên hừng hực, 400 con người nép sát vào tường, tìm một miếng bóng mát mỏng manh, ba culoa đen nghẹt. Từ trong hai phòng công cộng 7 và 12, hơi người nồng gắt dội ra. Người ta nằm sấp như cá mòi trong đó, mồ hôi tuôn ra như tắm.

Trời nắng cũng khổ mà trời mưa càng khổ hơn nữa. Sân khám không có nóc, mỗi lần mưa là tù ướt như chuột. Nhất là ban đêm, khi mưa xuống ai cũng ngồi chụm đầu vào nhau mà chịu trận. Những người khỏe mạnh thì gắng chịu đựng. Nhiều anh chị em còn đang thời kỳ lấy khẩu cung, mình mẩy thương tích lở lói, phải sống vất vả như vậy nên không hôm nào là không có người chết. Thực dân Pháp đã biến bót Catinat thành một lò sát sanh, nơi mà mạng sống con người bị coi như cỏ rác”.

Bài thơ dưới đây mô tả bót Catinat của ‘mật thám’ Phòng Nhì Pháp thời thực dân đô hộ:

Catinat, Catinat
Dã man, bỉ ổi, xót xa não nùng
Hỡi ai dạ sắt lòng trung
Đứng lên! Uất hận thấm dòng máu tươi
Ngoài kia dưới ánh mặt trời
Ngoài kia thành phố của người văn minh
Cách nhau một bức tường thành
Mà đây vẽ lấy vạn hình đau thương
Catinat, một khám đường.
Mà sừng sững trước giáo đường Giêsu!

Đề cập đến sinh hoạt của cư dân Sài Gòn trên đường Catinat, không thể không nói đến nhà hàng Continental, tuy sinh sau đẻ muộn hơn (năm 1880), nhưng bề dày lịch sử của nó thì không một cơ sở dịch vụ, thương mại nào sánh kịp. Trong khi nhà hát Tây ở cạnh đó mãi đến ngày 1/1/1900 mới được khánh thành và sinh hoạt diễn ra 4 ngày mỗi tuần thì từ đầu thập niên 1880, nhà hàng-khách sạn Continental là nơi dừng chân của các viên chức, sĩ quan cao cấp chính quốc trên đường công tác tại xứ thuộc địa. Đây cũng là chỗ tụ hội của những du khách trên đường sang Đế Thiên- Đế Thích của xứ chùa Tháp.

Chủ nhân đầu tiên của Continental là Pierre Cazeau, nhà sản xuất vật liệu xây dựng, sau bán lại cho Công tước De Montpensier. Người ta kể rằng chính vị công tước này là chủ nhân của Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết, nơi chứng kiến tình sử của thi nhân Hàn Mặc Tử và người đẹp Mộng Cầm (?).

Năm 1930, nhà hàng có chủ mới là Mathieu Franchini, người đã điều hành thành công Continental trong một thời gian dài, cho đến ngày quân đội Pháp rút về nước sau khi thất trận Điên Biên Phủ. Franchini xuất thân là dân anh chị người đảo Corse, Pháp.

Franchini trốn xuống tàu thủy làm bồi bàn (đại khái chuyện cũng giống như ‘Bác Hồ’ lên tàu tìm đường cứu nước!) và mò sang Việt Nam vào đầu thập niên 1920. Người dân thuộc địa vốn trọng Tây, dù đó là một tên vô danh tiểu tốt hoặc vô lại, nhưng đã sang đến Đông Dương vẫn được nể trọng và xem như một ông lớn.

Franchini được một Đốc phủ sứ miền Tây gả con gái và được thừa kế hàng ngàn mẫu ruộng. Chỉ vài năm sau, vợ chết, gã bèn bán hết điền sản để tậu khách sạn nổi tiếng Continental ở trung tâm Sài Gòn. Franchini vừa kinh doanh, vừa làm ông trùm của những tên mafia đảo Corse và thành phố cảng Marseille tại Đông Dương.

...
             Continental Palace

Sự nổi tiếng của Continental không xuất phát từ các chủ nhân mà từ những diễn biến lịch sử diễn ra trên đất Sài Gòn xưa. Trước thế chiến thứ hai (1939-1945), nó từng được đón tiếp hai nhân vật nổi tiếng trong thế giới văn chương là thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (giải thưởng Nobel văn chương năm 1913) và nhà văn Pháp André Malraux, tác giả của La condition humaine (Thân phận con người) xuất bản năm 1933, sau làm Bộ trưởng Văn hóa Pháp (1959-1969).

Trong buổi “giao thời” Pháp đi, Mỹ đến, căn phòng số 214 của khách sạn Contiental còn là nơi ‘ngự trị’ của Graham Greene, nhà văn người Anh đã thai nghén và cho ra đời quyển tiểu thuyết nổi tiếng The Quiet American (Người Mỹ trầm lặng) ngay trong căn phòng này.

Truyện xoay quanh 3 nhân vật: Thomas Fowler, người Anh, ký giả, trạc 50 tuổi; Alden Pyle, người Mỹ, nhân viên Phái đoàn Viện trợ Mỹ, khoảng 30 tuổi, và một phụ nữ Việt tên Phượng, tuổi độ 20. Fowler đến Sài Gòn, ở tại Hotel Continemtal và bắt nhân tình với Phượng. Anh Mỹ trẻ Pyle ở Hotel Majestic ở cuối đường Catinat, phía bờ sông Sài Gòn.

The Quiet American đưa người đọc đến một ‘khúc quanh lịch sử’: Phượng bỏ người tình già ở Hotel Continental để qua Hotel Majestic sống với anh Mỹ trẻ. Tác giả đã để cô gái Việt thay tình nhân như thay áo trong khi anh ký giả Fowler cũng không có phản ứng gì đáng kể về việc bị người bạn Mỹ Pyle cướp mất Phượng.

Graham Greene dựng lên nhân vật Pyle là một người say mê chủ thuyết được mệnh danh là “lực lượng thứ ba” tại những thuộc địa của thực dân. Trong tiểu thuyết The Quiet American, vụ đánh plastic ở trước Khách sạn Continental là do lực lượng quân sự Bình Xuyên của Tướng Trịnh Minh Thế thực hiện chứ không phải do Việt Minh.

...
  Vụ nổ trước khách sạn Continental trong phim The Quiet American
(Đạo diễn Philip Noyce dàn dựng tại Saigon, năm 2002)

Ngay sau vụ nổ, Pyle bị ám sát, xác thả dưới sông gần cầu Dakao, không biết là Cầu Bông hay Cầu Kiệu (?). Người ta cũng không biết phe nào giết Pyle và tại sao anh Mỹ lắm chuyện ấy lại bị giết.

Theo tôi, ngoài những chuyện không đúng về tình hình Việt Nam, Graham Greene có vẻ như quá coi thường người Việt. Green viết: ‘To take an Annamite to bed with you is like taking a bird; they twitter and sing on your pillow.’ (Đưa chị Mít vào giường với mình như đưa con chim, họ ríu rít và họ hát trên gối). Đến năm 1952 mà còn dùng danh từ “Annamite” để gọi người Việt Nam thì đây là việc cố ý hạ nhục người Việt.

Thường thì những văn sĩ sau khi viết về một đất nước không phải là nước mình, viết về một dân tộc không phải là dân mình, thường đưa bản thảo cho người bản xứ đọc trước để tránh những chi tiết sai. Green chắc chắn không hề làm điều đó. Trong truyện ông ta viết Dakow thay vì Dakao, Tanyin thay vì Tây Ninh. Ông đặt tên cho một phụ nữ Việt trong truyện là Mei, người Việt không bao giờ có cái tên kỳ lạ đó.

Trở lại với Continental, khách sạn này đã đi vào văn chương thế giới qua The Quiet American, nhưng không chỉ có thế, cho dù như thế là đã quá đủ để tự hào. Về lĩnh vực báo chí, Continental còn tiêu biểu cho cả con đường Catinat. Cụm từ Radio Catinat hay Radio Catinat một đèn phổ biến trong giới báo chí Sài Gòn đầu thập niên 1950 xuất phát từ chính nhà hàng này. Sở dĩ có từ một đèn là vì vào những thập niên 1940-1950, hầu hết máy thu thanh còn sử dụng đèn điện tử, ai có máy 2, 3 đèn trở lên là thuộc hạng sang, máy 1 đèn thuộc về giới bình dân, vì thế Radio Catinat một đèn mang chút ý nghĩa châm biếm.

Cho đến giờ, vẫn có nhiều người không hề biết nhà hàng khách sạn Continental có một khuôn viên rất rộng phía bên trong. Chung quanh sân có những cây sứ thuộc loại ‘cổ thụ’ có đến hằng trăm năm tuổi với những mấu sẹo lồi lõm như cội mai già. Phải đến năm 1993 tôi mới phát hiện sân vườn này giữa trung tâm Sài Gòn khi có dịp đến thăm cơ ngơi của bà Thu, giám đốc khách sạn Continental. Bà Thu vốn là một thành viên trong đoàn Saigon Tourist đi thăm xứ cờ hoa năm 1993 (Xem Chương 8: Thời mở cửa).

Nhà hàng kỳ cựu sau Continental là Majestic, thành lập năm 1925, nằm ở góc đường Catinat và Luro (sau là Cường Để, nay là Tôn Đức Thắng) nhìn ra bờ sông Sài Gòn, do một thương nhân người Hoa giàu có và nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn thời bấy giờ là Hui Bon Hoa (Chú Hỏa) xây dựng theo đồ án thiết kế của một kiến trúc sư Pháp.

Cạnh khách sạn Majestic là rạp hát cùng tên, ngó mặt ra đường Catinat. Ngược lên phía trên, và những thập niên trước ngày Pháp về nước, những người thuộc lớp trước 1950 trở lên sẽ không quên hiệu bán đĩa hát Ménestrel (gần nhà hàng Bông Sen ngày nay), rạp Catinat (nằm trên một con hẻm đâm ra đường Catinat), nhà hàng Brodard, Givral, La Pagode…

Qua bên kia đường Bonard (Lê Lợi), cạnh nhà thuốc Tây Solirène (sau là nhà hàng Givral), là rạp hát Eden, tiệm sách Albert Portail (nay là Nhà sách Ngoại văn Xuân Thu), nhà thuốc Tây Pharmacie de France (sau là La Thành), nhà hàng La Pagode, cũng từng là nơi gặp gỡ của báo giới Sài Gòn.

...
     Góc đường Catinat (Đồng Khởi) và Bonard (Lê Lợi)

Đi vào lịch sử của những tên đường Sài Gòn ngày xưa ta sẽ tìm được nhiều chi tiết thú vị. Chẳng hạn như nhìn bảng tên đường là có thể hình dung được từng giai đoạn lịch sử. Tên đường De Lagrandière (sau này đổi là Gia Long và kể từ 1975 là Lý Tự Trọng) chính là tên ‘hải tặc’ đã kéo pháo thuyền vào Vĩnh Long buộc kinh lược Phan Thanh Giản ký hàng ước nạp nốt ba tỉnh miền Tây năm Đinh Mão 1867. Đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ) cũng là tên ‘hải tặc’ đánh thành Gia Định khiến tướng Nguyễn Tri Phương bị thương năm Tân Dậu 1861!

...
    Đường Charner, sau đổi là Nguyễn Huệ

Vào những dịp nghỉ hè, tôi thường dạo chơi đường phố Sài Gòn để nhìn cuộc sống vừa hối hả lại vừa ung dung. Hối hả đối với những người lo mưu sinh hàng ngày nhưng lại ung dung đối với những người ngồi quán café, quán nước.

Chỉ cần một ly ‘xây chừng’ hoặc ‘bạt sỉu’ là có thể ung dung ngồi nhìn thiên hạ tất tả qua lại ngay trước mắt. Cà phê bình dân thì pha bằng vợt, có khi lại gọi là cà phê ‘dớ’, chữ vớ đọc theo giọng Sài Gòn! Ở Sài Gòn hồi đó, người lớn tuổi vẫn còn giữ thói quen uống cà phê đổ ra đĩa, có lẽ vì nóng quá chăng? Có người lại còn giữ kiểu ngồi ‘nước lụt’, hai chân bỏ cả lên ghế trong quán cà phê.

Sau 1975, tôi lại thấy kiểu ngồi ‘chồm hổm’ này từ bộ đội miền Bắc khi vào ‘giải phóng’ Sài Gòn. Phải chăng vì họ ở trong rừng nên quen với kiểu ngồi kinh dị này? Phải thành thật nhìn nhận, đây là kiểu ngồi ‘mất thẩm mỹ’ nhất của người Việt mình, đặc biệt đối với phụ nữ khi họ ngồi ‘chò hỏ’!

Cho đến ngày nay, kiểu ngồi này vẫn còn tồn tại. Bằng chứng cụ thể nhất là khi những người Việt đi du lịch hay đi lao động ở nước ngoài, ngay tại phi trường đã có nhiều người ‘squat’ một cách tự nhiên trước những cặp mắt ngạc nhiên của người nước ngoài. Dân ta biết đến bao giờ mới từ bỏ được thói quen xấu này? Thế mới biết, chừng nào chưa bỏ được những điều nhỏ nhặt như ‘văn hóa ngồi xổm’ thì hãy khoan nói đến ‘nếp sống văn minh, hiện đại’.
    
Người Sài Gòn có cái thú uống cà phê, đọc báo vào buổi sáng. Thói quen này cho đến ngày nay vẫn còn được duy trì. Bây giờ, buổi sáng cứ vào hệ thống các cửa hàng cà phê Trung Nguyên là thấy ngay: quá nửa khách uống cà phê ngồi đọc báo trước khi lo việc mưu sinh hàng ngày.

Nhiều quán cà phê cung cấp báo cho khách đến uống, thường là hai tờ nhiều người đọc nhất – Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Chắc hẳn chi phí về báo chí cũng như Wifi đều đã được tính vào giá thành của ly cà phê. Xem ra vẫn có lợi cho cả hai, khách cũng như chủ, mà lại thể hiện được phương châm ‘khách hàng là Thượng đế’.

Sài Gòn thiên hình vạn trạng, từ ăn cho đến chơi, từ nghỉ ngơi cho đến làm việc. Sài Gòn trong những thập niên 60-70 là một thành phố chiến tranh với sự hiện diện rất rõ nét của quân đội. Trên đường phố, xe jeep, xe dodge, xe GMC hòa nhập cùng những dòng taxi Renault sơn hai màu và những chiếc xe nhà mang đủ các nhãn hiệu phương Tây như Simca, Citroen, Ford, Chrysler, Mercedes, Volkswagen…

Nói đến Sài Gòn không thể nào bỏ qua những chiếc xe gắn máy đã gắn bó với mọi người từ năm 1954 trong khi đó ngoài miền Bắc nhà nào có một chiếc xe đạp là cả một niềm tự hào! Bảo Ninh, nhà văn miền Bắc, kể lại Hà Nội ngày đó qua truyện ngắn Thời của xe máy:

“Những năm 50, sau giải phóng Thủ đô, khi tôi còn nhãi ranh, lượng xe đạp ở Hà Nội còn ít hơn số đầu xe hơi thời nay. Ngoại trừ vài tuyến xe điện, và thưa thớt, chậm rề những chiếc xích lô, dân tình thời ấy "tham gia giao thông" chủ yếu bằng cặp giò.

Dọc một phố lớn như phố Hàng Đẫy chúng tôi mà nhà ai xe đạp mác gì mọi người đều tỏ. Giàu nhất phố là gia đình ông Ích Lợi, thành phần tư sản, chục người chung một chiếc Pegeout với một chiếc Sterling. Oai nhất phố là ông giáo Bình, công chức lưu dụng, đương quyền hiệu phó Trường Albert Saraut (thời ấy còn chưa đóng cửa), có chiếc Solex đen xì với cái bầu máy ngộ nghĩnh hình trụ rất hiếm khi được ăn xăng và cất tiếng. Thường xuyên để cỗ xe ở chế độ vận hành bằng mồ hôi, ông giáo già gò lưng ngoáy người è cổ đạp. Dân phố kêu thầy bằng thầy Bình xô-lếch, hay đơn giản, thầy Bình bịch.

Dần dần Nhà nước cho nhập xe đạp của ‘phe ta’ về: Tiệp Khắc, Đông Đức, Liên Xô, Trung Quốc và bản thân Việt Nam cũng đã lần hồi tự lực sản xuất được. Không nhiều lắm, chỉ đủ để phân phối cho cán bộ xếp hàng tà tà lần lượt theo chức vụ, theo thâm niên.

Hồi bấy giờ, ở nông thôn thì nhà nhà đi bình dân học vụ, còn ở Hà Nội thì nhà nhà đi tập xe. Từ chập tối tới canh khuya, tại những khúc phố rộng rãi, sáng đèn bên Bờ Hồ, ở vườn hoa Canh Nông, ở quảng trường Ba Đình, dọc đường Cổ Ngư, trẻ con, người lớn, đàn ông, đàn bà ríu rít thay nhau lên yên xuống yên, người thì ghì cứng ghi đông và loạng choạng đạp, người thì rình rịch chạy sau đỡ, luýnh quýnh ngượng ngập, ngã bổ nhào, ngã chỏng gọng, rất vui mắt.

Tới khoảng năm 1960 thì Hà Nội đã chính thức là một thành phố với nền văn minh xe đạp. Không phải chỉ vì nườm nượp xe đạp mà còn vì xe đạp đã thành sở hữu tối cao của mỗi nhà, một chiếc xe đạp nói lên vị thế xã hội của một gia đình”.

...
                          Hà Nội thập niên 60


Tại miền Nam, xe gắn máy thâm nhập qua nhiều giai đoạn, thế hệ xe này mối tiếp loại xe xe sau, hiện đại hơn và mẫu mã cũng bắt mắt hơn.  Trước hết là thời của Mobylette vàng và Velo Solex. Nói chung, cả hai loại này đều có hình dáng như chiếc xe đạp đầm nhưng lớn hơn và có gắn bộ máy vận hành chạy bằng xăng pha nhớt.

...
              Mobylette vàng

Tốc độ của Mobylette có thể lên tới trên 60 km/giờ nếu còn mới. Tiện lợi ở chỗ có thể chuyển sang đạp bằng đôi chân khi bất ngờ hết xăng dọc đường. Tiện nghi ở chỗ xe có hai ‘phuộc nhún’ phía bánh trước. Còn Velo Solex thì được các bà, các cô, nhất là giới trẻ ưa thích. Chiếc xe có dáng thanh mãnh hơn Mobylette với bộ máy có cần điều khiển nằm ngay phía trước. Tuy đầu xe hơi nặng nhưng bù lại, ngồi trên Solex người phụ nữ hình như đang bay lượn theo tà áo dài trong gió!

Cuối thập niên 1950, Mobylette và Velo Solex đã phải nhường chỗ cho các loại xe của Ðức như Goebel, Puch, Sach với các tiện nghi như còi điện, ống nhún cả ở hai bánh và xe có thể chạy nhanh hay chậm bằng cách chuyển giữa 3 số.  Tất cả những loại xe gắn máy này giá thường chỉ gấp ba chiếc xe đạp tốt hiệu Peugoet, Alcyon hay Dura nên giới trẻ thuộc các gia đình trung lưu đều có thể tậu được.

...
                Vespa

Vespa cũng có đối thủ, đó là Lambretta. Có tin đồn hãng nhập cảng độc quyền Lambretta trên đường Trần Hưng Ðạo là của bà Ngô Ðình Nhu nhưng Lambretta cũng không thể lấn át được Vespa vì kiểu dáng vẫn không độc đáo bằng Vespa mà lại kềnh càng hơn.

Cuối năm 1968 là một cuộc cách mạng xe gắn máy tại Sài Gòn với sự xuất hiện của xe Honda đến từ Nhật Bản với 2 kiểu dành riêng cho nam và nữ. Nam thì có SS50, S50 và nữ thì có Honda Dame C50.

Cũng vào năm này, từ Ban Mê Thuột, tôi đã tậu được một chiếc Honda SS50 với giá 36.000 đồng bằng tiền đi làm cho phái đoàn y tế Milphap. Một kỷ niệm khó quên với chiếc xe gắn máy mới mua không liên quan đến bản thân tôi mà lại dính dáng đến bố tôi. Một hôm ông đi thử xe trong công viên và bị ngã một cái nên thân. Số là Honda SS50 đòi hỏi sự kết hợp giữa tay trái bóp embraya và chân trái điều khiển cần số.

Tổng Cục Tiếp Tế, Bộ Kinh Tế, của nội các Nguyễn Cao Kỳ năm 1968 ào ạt nhập cảng xe gắn máy Honda về bán trả góp cho công chức và quân nhân. Thời gian đầu, phản ứng của dân Sài Gòn đối với Honda có phần dè dặt. Người ta còn chê “xe gì mà làm bằng mủ” vì Honda có vè và bửng làm bằng mủ cứng để xe nhẹ hơn nên dù máy cũng chỉ 49cc mà tốc độ lên tới 70, 80 km/giờ.
...
                         Honda

Chỉ sau ít tháng sau, Honda đã trở thành món hàng được giới tiêu thụ săn đón, mua đi bán lại với giá tăng vùn vụt vì thấy loại xe này tiện nghi hơn các loại gắn máy trước rất nhiều, tiếng máy nổ êm vì máy là loại ‘4 thì’.

Thêm vào đó, Honda còn có còi điện chạy bằng bình ắc quy. Tuy còi xe có hình dáng nhỏ bé nhưng kêu rất vang. Ngoài ra còn có hai cặp đèn hiệu (signal) trước và sau với hai kính chiếu hậu hai bên tay lái.

Khi vận hành lại có ba số (loại C50) hay bốn số (loại SS50). Hơn nữa xe Honda Dame C50 lại bán tự động nên rất dễ cho các bà các cô sử dụng. Ngồi trên chiếc Honda nhỏ bé nhưng người sử dụng thời đó lại có cảm tưởng như đang sử dụng xe hơi! Chỉ một năm sau các loại gắn máy của Nhật đã tràn ngập thành phố, không chỉ có Honda mà còn Suzuki, Yamaha, Bridgestone, Kawasaki.

Phong trào chơi xe gắn máy của tuổi trẻ Sài Gòn thời đó không chỉ là tháo bỏ ống hãm thanh mà còn “xoáy xy lanh” cho lòng phân khối của xe lớn hơn để đua nhau trên xa lộ Biên Hòa. Từ đó mới có danh từ ‘anh hùng xa lộ’ hay ‘yên hùng xa lộ’ để chỉ những tay đua bặm trợn, liều lĩnh phóng xe xả hết tay ga, luồn lách qua các hàng xe đang chạy, kể cả chui qua những chiếc xe be đang kéo những cây gỗ dài thượt.

Nhiều anh hùng còn ‘làm xiếc’ trên chiếc Honda như đứng thẳng trên yên xe hay nằm dọc trên chiếc xe đang chạy với tốc độ cao. Người Sài Gòn mỗi khi thấy xuất hiện những ‘anh hùng xa lộ’ này thường hốt hoảng tránh xa vì tai nạn thê thảm bất cứ lúc nào cũng có thể xẩy ra.

Ngày nay, giới trẻ còn dùng thuật ngữ ‘đi bão’ để chỉ những cuộc đua xe trên đường phố còn khủng khiếp hơn thế hệ cha anh hồi xưa. Ngoài việc xoáy xy-lanh để tăng tốc độ, chúng còn tháo hết bửng và vè xe, thậm chí còn không dùng đến thắng xe để… đến nhà thương cho thật nhanh!

Vào thời ấy, dân số Sài Gòn chỉ mới tròm trèm ba triệu người và số xe gắn máy cũng chỉ trên 700 ngàn chiếc nên đường phố còn rộng thênh thang. Trai gái có thể chạy vòng vòng hết Bonard ra Catinat, quành ra bờ sông, ghé vào Point des Blagueurs (Nhà hàng Cột cờ Thủ Ngữ) để “uống ly chanh đường cho thấy môi em ngọt” hay ghé quán kem Hà Nội, Mai Hương để nhìn trai gái tấp nập đi lên đi xuống dọc theo con phố Bonard. Lúc ấy tuổi trẻ gọi là “đi bát phố Bô Na”.

Xin trích thêm một đoạn nữa của Bảo Ninh ở bên kia chiến tuyến viết về lần đầu tiên được thấy xe Honda:

Xe máy của “nền văn minh Mỹ-ngụy", tôi được thấy lần đầu tiên năm 1970 tại khu gia binh căn cứ biệt kích Đắc Xiêng. Một tay thiếu úy [ngụy] qua đêm ở nhà vợ, nghe pháo kích liền hộc tốc lên xe máy lao về đồn. Nhưng vừa phóng ra khỏi khoảnh sân trước nhà thì y dính đạn AK, văng khỏi yên. Chiếc xe quật mạnh xuống đường.

Khi chúng tôi xộc tới tay thiếu úy đã hết giãy, nhưng động cơ chiếc xe vẫn chạy, bánh sau xoay tít. Tôi không nhớ chiếc xe ấy mác gì, chỉ nhớ máy của nó tiếng rất giòn lại rất khẽ. Tiểu đội trưởng Thoại của tôi vực chiếc xe dậy, nói đùa: "Máy thế này mới là máy chứ, nghe cứ như là mợ nó rên lên trong lòng cậu nó!". Chiếc xe đột ngột rống to, vùng khỏi tay Thoại, chồm ngược, đâm bổ vào tôi…

***

Thủ đô Sài Gòn ngày ấy lúc nào cũng đậm sắc màu áo lính. Từ những đại lộ chính cho đến hang cùng ngõ hẻm, ở đâu cũng thấy lính. Ra ngõ là gặp lính, nói theo kiểu sau 1975 người ta ca tụng Việt Nam ta ra ngõ là gặp anh hùng. Họ mang nhiều sắc áo, từ rằn ri cho đến bộ quân phục truyền thống của bộ binh và sau này đổi thành bộ 4 túi, áo bỏ ngoài quần.

Loại được mệnh danh là ‘lính kiểng’ như tôi hàng ngày đi đi về về giữa Trường Sinh ngữ Quân đội (TSNQĐ) và nhà trên chiếc Honda SS50, tối thỉnh thoảng vào trường ứng chiến, khi nào tình hình chiến sự căng thì cấm trại 100%.

Ứng chiến hay cấm trại trong trường chỉ là một hình thức họp mặt tán gẫu, đánh bài hay học thêm chứ nếu VC tấn công có lẽ chẳng biết xoay xở ra sao dù trường có phát cho mỗi người một khẩu Carbine với vài chục viên đạn.

Lâu lâu TSNQĐ lại có tên trong danh sách tuần tra khu vực quận 1 phối hợp cùng quân cảnh, cảnh sát đi lêu bêu ngoài đường nhìn thiên hạ qua lại. Thật khôi hài: anh lính quân cảnh và anh cảnh sát đeo súng ngắn còn anh sĩ quan TSNQĐ lại… sách khẩu Carbine! Một toán tuần tra như vậy thì làm thế nào để phân biệt TA và ĐỊCH giữa cảnh phố phường nhộn nhịp như mắc cửi?

Sau này ngồi nghĩ lại, quân lực VNCH có quá nhiều các động tác thừa nhưng lại cũng không ít những việc cần thì không làm. Phải chăng đó cũng là một trong những lý do khiến Sài Gòn và cả miền Nam bị sụp đổ.

Đa số các ông Tướng thì quên hẳn nhiệm vụ chính của mình là bảo vệ tổ quốc. Các ông chỉ tìm cách nhảy vào chính trị, quên hẳn chuyện nhà binh. Len lỏi vào chính trường được rồi là bắt đầu theo bè, kết đảng, đấu đá lẫn nhau vì danh vọng và vì quyền lợi riêng tư. Mất nước là phải. Phải tự trách mình trước khi trách người.

Sài Gòn ngoài những lính ‘cơ hữu’ còn có sự xuất hiện của những người lính trận về nghỉ phép, họ thuộc đủ mọi binh chủng dữ dằn nhất như Nhảy dù, Biệt động quân, Biệt kích dù, Thủy quân lục chiến. Họ từ các mặt trận nóng bỏng, từ những nơi thần chết cận kề. Những người lính trận đó đi phép về Sài Gòn đa số đều mang một tâm trạng bất mãn trước cảnh ăn chơi xa hoa của thành phố.

Hồi đó, đã có lúc tôi nghĩ bức tượng người lính thủy quân lục chiến đặt trước Quốc hội hình như đang xung phong tấn công mấy ông dân biểu ‘xôi thịt’ ngồi trong đó! Lính trận như lạc lõng giữa một Sài Gòn phù phiếm nên thường nổi loạn bằng những cuộc ăn nhậu bất cần đời. Có khi những cuộc nhậu chỉ trả tiền bằng… trái lựu đạn đã rút chốt để trong ly rượu! Gặp những thực khách ‘liều mạng’ loại này, chủ quán thường áp dụng chiêu ‘dĩ hòa vi quý’ vì ‘tránh voi đâu xấu mặt nào’! 

Đó là Sài Gòn thời chiến. Sài Gòn của những năm ‘xôi đậu’, của vàng thau lẫn lộn, của Cộng hòa chen lẫn VC. Người ta hối hả sống và làm giàu trước khi bị dính những mảnh đạn pháo kích vô tình. Hòn ngọc Viễn Đông đã thấm không biết bao nhiêu máu của người Sài Gòn cho đến ngày Sài Gòn đổi chủ!

...
        Tượng đài Thủy quân Lục chiến trước Quốc hội


Để chấm dứt đoạn viết về Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi… xin mượn 2 câu thơ dưới đây của Bùi Giáng, một nhà thơ ‘điên’ trong khi mọi người ‘tỉnh’. Nhưng cũng có thể nhà thơ ‘Giàng Búi’ hay ‘Bùi Giáng bán dùi’ lại rất ‘tỉnh’ vào lúc mọi người đang ‘điên’ vì cuộc sống ở Sài Gòn trong thời kỳ tao loạn:

Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi,
Đi lên, đi xuống đã đời du côn

***

(Trích Hồi Ức Một Đời Người – Chương 4: Thời quân ngũ)
Thứ Năm, ngày 23 tháng 8 năm 2012--
Back to top
« Last Edit: 29. Aug 2014 , 07:19 by Ngố »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1053 - 29. Aug 2014 , 23:50
 
...

...

...

...

...

...

TVMS cám ơn anh KL và Ngố đã chia xẻ cùng chợ chiều những hình ảnh , bài viết thật giá trị.
Ông Robin Williams đã mang những liều thuốc bổ cho toàn thế giới , nhưng cuối cùng ông đã tự kết thúc đời ông ,.....thật không hiểu ? ?( TRONG HÉO , NGOÀI TƯƠI CHĂNG? )
Sài gòn của những ngày xưa thân ái , với những kỷ niệm khó quên. Thương Xá T a x nghe nói sẽ không còn nửa...nay mai.
Còn chút gì , để nhớ để thương ?

Tvms
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1054 - 31. Aug 2014 , 08:39
 

HAPPY CUỐI TUẦN LỂ LABOR DAY.

...

' đàn ông đi biển có đôi
   đàn bà đi biển...mồ côi 1 mình "

Thân ái chúc chợ chiều cuối tuần hạnh phúc.
Và hy vọng kiếp sau , quý nam sẽ như thế nầy , cho phụ nử không còn đi biển 1 mình nửa nhang...hi.hi.
Mong thay.
TVms
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1055 - 01. Sep 2014 , 09:52
 
...

CÕI TẠM‏


Song Thao




Nghỉ hè, nghỉ phép, ta thường đi chơi xa, trú ngụ tạm tại khách sạn. Dăm ba bữa nửa tháng, lại trở về nhà. Thường khi về nhà, lọt vào khung cảnh cũ, ngả mình trên chiếc giường quen thuộc, ta luôn luôn cảm thấy thoải mái, thú vị. Khách sạn là cõi tạm, nhà là cõi thực . Cuộc đời này là một cõi tạm. Hầu như mọi người đều nghĩ như vậy. Nhưng cái cõi tạm này, chúng ta tạm trú hơi lâu, quen hơi quen tiếng, nên khó rời. Biết là tạm mà vẫn cứ thích ở... khách sạn!

Ông bạn da đen của tôi, rất tha thiết được chầu Chúa, đạo Cơ Đốc thuần thành, Chủ Nhật nào cũng đi nhà thờ, trong túi không bao giờ quên tờ giấy hai chục đô cúng dường, cuốn Thánh Kinh luôn luôn đeo theo người, nói câu nào cũng mời Chúa về góp tiếng cho chắc ăn. Một bữa, thấy ông vất vả với công việc, tôi giỡn.

- “Này, Gabriel, cuộc sống coi bộ nhiều mồ hôi quá nhỉ?”

Bạn tôi cười nhe hàm răng trắng lạnh.

- “Đời mà! Chúa đã phán “Con phải đổ mồ hôi trán lấy bát cơm ăn”. Mình cứ phải theo ý Chúa vậy chứ sao.”

Tôi làm bộ tỉnh phán theo.

- “Tôi thấy cậu là con cưng của Chúa, sao không xin Chúa cất về ngồi bên chân Chúa cho nhàn hạ cái thân!”

Gabriel lắc đầu quầy quậy.

- “Còn sớm quá! Tôi còn mấy đứa con nhỏ phải nuôi, chắc Chúa cũng hoãn cho một thời gian nữa chứ!”

Bạn tôi không nói rõ một thời gian là bao lâu, nhưng bằng vào cái lắc đầu hung hãn như vậy, tôi dè chừng chắc là phải lâu lắm!

Một ông bạn khác, ung thư thời kỳ cuối, con cái đã có chồng vợ đâu vào đấy, đời chẳng còn gì phải lo lắng, cuộc sống rất thoải mái về vật chất, nhưng cái đau đớn của tật bệnh thật khôn lường, chép miệng than thở khi tôi tới chơi.

- “Mình cũng tới tuổi rồi. Nhưng nếu Trời cho ít năm nữa thì quý hóa quá!”

Sống có vất vả, đau đớn đến thế nào chăng nữa, vẫn cứ thích bám vào cõi tạm. Sao vậy? Bởi vì cái cõi mà người ta gọi là vĩnh hằng, miên viễn, vô ưu... ta chưa hề biết tới chăng? Hay là bởi vì từ cõi tạm bước qua cõi thật đó, người ta phải xuôi tay nằm dưới ba tấc đất hoặc uốn người trong ngọn lửa thiêu? Toàn những trò khó chơi cả.

Nhà sinh học Susanne Wiigh-Maesak, người Thụy Điển, vừa phát minh ra một trò mới. Trò này coi bộ dễ chịu hơn. Thi hài người chết sẽ được làm lạnh cực nhanh đến -18 độ C và sau đó nhúng vào nitơ lỏng có nhiệt độ -196 độ. Thi hài, sau khi được lấy ra khỏi dung dịch siêu lạnh, trở nên giòn tan như kính và vỡ vụn thành một hợp chất dạng bột . Tất cả số nước còn lại được hút vào một khoang chân không, trước khi cho chạy qua một màn kim loại để lọc bỏ tất cả những vật thể còn sót lại (những thứ cấy ghép trong thân thể) chưa phân hủy. Bột thi hài, sau đó, có thể được thiêu đốt, hoặc được chôn trong một quách làm bằng tinh bột bắp, đặt trong hố nông khoảng 30 phân. Sau khoảng một năm, oxy và vi khuẩn sẽ phá hủy chúng hoàn toàn, biến thi hài trở thành cát bụi.

Bà Wiigh-Maesak cho biết bà đã đăng ký bản quyền phương pháp này ở 35 quốc gia. Phương pháp này giúp tránh làm vẩn đục môi trường như hai phương pháp thông dụng hiện nay là hỏa thiêu và chôn dưới đất quá sâu làm trì trệ quá trình phân hủy.

Không phải là các nhà sinh học, mấy ông bạn tôi cũng bầy ra nhiều cách... vượt biên từ cõi sống qua cõi chết vui lắm.

Như ông Du Tử Lê chẳng hạn.

khi tôi chết hãy đưa tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi sao trở lại quê nhà

Ông Luân Hoán còn cãi cọ với... thinh không.

không từ đất sao phải về với đất
thịt xương này không thể mất khơi khơi
khi tôi chết xin đem giùm thi thể
chia cho thù lẫn bạn hữu nhậu chơi

Ông Lưu Nguyễn cứ thiên thai lơ lửng.

mai này ta sẽ ra đi
người ơi có nhớ có gì nhắn không
trăm năm mây trắng bềnh bồng
về nơi đã đến mà lòng thảnh thơi

Dặn dò rối rít xong các ông ấy đi... uống cà phê. Bởi vì cái chết vẫn chưa trong tầm mắt. Cõi tạm này mới đích thực trong tầm tay. Tạm lâu ngày dễ có ảo tưởng đây mới là cõi thật. Đời người được bao lâu? Trăm năm trong cõi người ta. Trăm năm? Mấy người được trăm năm?

Bà cụ 114 tuổi của kỷ lục Guinness vừa qui tiên, nhà cầm quyền Việt Nam đang vận động cho một cụ bà Việt nam, cũng 114 tuổi, được ghi vào thay thế. Lóng rày, coi bộ Việt Nam ham giữ kỷ lục thế giới dữ. Hết bánh dầy, bánh chưng, bánh tét lớn nhất thế giới (có ở đâu khác làm thứ bánh này không nhỉ?), nay muốn đầu tư vào kỷ lục tới sự sống của con người (bệnh kỷ lục có phải là một biến tấu thời mở cửa của bệnh thành tích ngày cũ chăng?). Kỷ lục là thứ xịn. Thường thường bực trung khó với tới. Ông anh tôi bảo cứ sáu chục cái xuân già là gỡ đủ sở hụi rồi. Thêm được năm nào là bonus của trời đất, cứ hân hoan mà cám ơn!

Trong cái thời gian sống chỉ là tích tắc so với đời sống của vũ trụ, con người quậy như điên. Đủ món ăn chơi. Kèn cựa, khích bác, tranh dành, lừa đảo, xô đẩy, chém giết... nhau. Mỗi người cố thu vén cho riêng mình. Nhà sang, xe xịn, lợi danh, tiền bạc... Mặc sức mà vung tay vung chân. Mặc sức mà lèn cho đầy túi tham. Nhiều người sống trong cái sân si tối tăm trong suốt cuộc sống. Trẻ, tiết vịt còn chảy rần rần trong người, hung hăng con bọ xít đã đành. Già, máu tưởng đã phải nhiễm lạnh mà vẫn cứ sân sân si si phát khiếp. Như Bà Margaret Ann Thomas-Irving, 58 tuổi, cư dân ở Hartford, Connecticut chẳng hạn. Từ tháng 10/2002 đến tháng 7/2003, trong vòng chưa đầy một năm, đã một mình cướp nhà băng tới 12 lần. Tổng cộng số tiền cướp được là 19 ngàn đô. Vũ khí của bà chỉ là khẩu súng đồ chơi con nít, hoặc ngon hơn, chẳng súng siếc gì cả chỉ dọa nhân viên ngân hàng là trong ví có súng là họ nộp tiền ngon ơ!

Cướp có nghệ thuật hơn là hai vợ chồng James Roland Clark, 71 tuổi, và Deloris Jane Clark, 66 tuổi, dân Florida. Ông chồng xách một bao cát vào ngân hàng dọa là chất nổ, bà vợ rồ sẵn máy xe chờ ở ngoài cửa. Cướp xong ông chạy ra phóng lên xe vù mất. Nhờ một gói thuốc nhuộm cho phát nổ sau đó cảnh sát mới tóm được hai ông bà già chịu chơi này.

Bà già Connie Parker, 74 tuổi, cư ngụ ở Nassau, tiểu bang Nữu Ước vừa trúng số độc đắc 25 triệu. Khi đi lãnh thì, sau khi trừ thuế má, bà cầm tay được 7,3 triệu. Bà ôm chặt lấy tiền, nhất định không chia cho ông chồng Kenneth Parker, 77 tuổi, đang bị ung thư phổi thời kỳ cuối. Ông chồng cho biết là ông đã đưa cho bà 20 đô để bà đi mua số nhưng bà cãi lại bà đã mua số bằng tiền riêng của bà. Ông chồng tức giận đâm hai đơn một lúc. Một đơn đòi chia tiền, một đơn xin ly dị sau 16 năm rưỡi chung sống. Rút cục, cụ đi đường cụ tôi đường tôi, và bà Connie phải thỏa thuận chia cho ông chồng một số tiền không rõ là bao nhiêu nhưng, theo tiết lộ không chính thức, là một phần ba số tiền bà lãnh.

Thất thập cổ lai hy. Hiếm có thiệt! Sống đã từng ấy tuổi tưởng tay chân đã làm biếng nhấc lên nhấc xuống, ai ngờ vẫn cứ chụp giật như máy. Để làm chi? Ôm về cõi viên mãn chăng? Cõi bình an đó có cần những thứ phù phiếm của cõi tạm này không?

Một cặp vợ chồng già đã trên 80 tuổi mà vẫn khỏe mạnh. Họ ăn uống kiêng khem và tập thể dục hàng ngày. Không may hai cụ qua đời do một tai nạn xe buýt, họ lên thiên đàng và được thánh Phêrô đón tiếp nồng hậu. Thánh Phêrô đưa hai người đi coi nhà bếp khổng lồ, hồ bơi, phòng tắm hơi, sân chơi golf... Lóa mắt vì sự sang trọng của ngôi nhà, cụ ông hỏi thánh Phêrô.

- “Chúng tôi có phải trả tiền cho những thứ này không?”

- “Tất cả đều miễn phí, đây là thiên đàng mà!”

Đến giờ ăn, thánh Phêrô đưa hai cụ đến môt phòng ăn sang trọng, thức ăn ê hề. Cụ ông hỏi.

- “Thưa Ngài, tất cả các món ăn này cũng miễn phí cả sao?”

- “Tất nhiên!”

Cụ ông lại rụt rè hỏi tiếp.

- “Chúng tôi có thể ăn tùy thích, không phải lo ngại dư mỡ, đường, cholesterol chứ ạ?”

- “Không, tôi đã bảo là cụ đang ở trên thiên đường cơ mà! Cụ có thể ăn uống no say tùy thích mà không sợ bị mập phì, đái đường hay nhồi máu cơ tim gì cả.”

Bỗng nhiên mặt cụ ông trở nên đỏ gay, quay sang cụ bà quát to.

- “Tất cả do lỗi của bà! Nếu bà không ép tôi phải ăn uống kiêng cữ và tập thể dục hàng ngày thì tôi đã lên đây sớm hơn mười năm rồi!”

Cái cõi mông lung đó đâu phải chỉ có thiên đường. Những nơi khác có vui như vậy không?

Hai bợm nhậu ngồi bên chai rượu đã cạn quá nửa. Một ông hỏi.

- “Ông bạn nghĩ là có thế giới bên kia hay không?”

Ông bạn gục gặc đầu.

- “Có chứ! Mà chắc ở bển cũng vui vẻ lắm, nhậu nhẹt lu bù.”

- “Sao ông biết?”

- “Thì ông thấy đấy. Mấy chả đi có cha nào thèm quay về đâu!”

Dương sao âm vậy. Dân gian vẫn cứ tin như thế. Cái cõi đầy bí ẩn đó được hiểu như là một nối dài của cõi tạm này, cũng có cuộc sống và những cung cách sống cụ thể như nhau. Vậy nên mới có dịch vụ gửi UPS không thiếu thứ gì qua cõi mờ ảo đó. Nhà cửa, xe cộ, quần áo, nồi niêu soong chảo, vàng bạc, tiền đô giấy lớn 100.000, và cả... điện thoại di động nữa! Mấy bà thương chồng cũng không quên gửi những nàng hầu trắng trẻo xinh đẹp xuống cho các ông chồng bớt cô đơn. Dĩ nhiên, trước khi hóa vàng, mấy bà không quên rạch mặt, chọc mù mắt hình nhân để thỏa cơn ghen kéo dài qua hai cõi!

Tin như thế bị coi là tin nhảm. Mê tín! Nhưng mâm cơm cúng ngày giỗ ngày tết chắc có ý nghĩa khác. Không ai nghĩ là người từ cõi kia về ăn như chúng ta ăn (cơm canh còn nguyên đó chứ có hụt đi chút nào đâu!) nhưng làn khói nhang ấm áp mời người quá cố về thụ lộc được hiểu như là một cách tưởng nhớ tới người thân đã bước sang cõi khác trước chúng ta. Tấm lòng thương tưởng của chúng ta thể hiện qua cách cúng những món ăn mà người thân quá cố ưa thích khi còn sinh tiền.

Trong nghĩa trang, một ông dọn cơm canh cúng trên mộ vợ. Một ông người bản xứ thành kính đặt bó hoa trên ngôi mộ bên cạnh. Lễ bái, cầu kinh xong, ông bản xứ hỏi ông Việt nam.

- “Bộ ông tin rằng vợ ông có thể về ăn được những thức ăn ông cúng như vậy chăng?”

Ông Việt nam bình thản hỏi lại.

- “Bộ ông cũng tin rằng vợ ông có thể về ngửi được bó hoa ông đặt trên mộ kia chăng?”

Chỉ một bước ngắn, chúng ta chuyển từ cõi này qua cõi khác. Ai cũng ngại ngần trước nhịp bước vô định này. Cõi tạm, cõi... khách sạn, chúng ta đã quen nếp sống. Cõi thực, cõi... nhà, chúng ta u u minh minh.

Cái bước dùng dằng từ một chỗ đứng cân bằng trên mặt đất sang chỗ chênh vênh mây trời là cái bước mỗi con người phải trải qua. Cái điều chắc chắn sẽ xảy ra này chúng ta không muốn nghĩ tới. Càng thêm tuổi, chúng ta càng làm lơ không muốn nghĩ tới. Không nghĩ thì làm sao mà hiểu được.

Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.

(Mai Thảo)

Back to top
« Last Edit: 01. Sep 2014 , 09:53 by khieulong »  
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1056 - 02. Sep 2014 , 04:19
 
[color=#ff00ff]Nghe nhac sáng thứ ba, kính mời...


http://www.authorstream.com/Presentation/nguyenminhhien-2245111-toc-may/


Em ngộ
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1057 - 02. Sep 2014 , 15:47
 
Ngố wrote on 02. Sep 2014 , 04:19:
[color=#ff00ff]Nghe nhac sáng thứ ba, kính mời...


http://www.authorstream.com/Presentation/nguyenminhhien-2245111-toc-may/


Em ngộ


  Cám ơN Ngố đã làm sân trường đở vắng  lặng , chắc ai cũng nghỉ lể Labor dài dài chăng ?
  Nghe nhạc và xem hình mê quá. Cám ơn Ngố nhiều.
  Tóc Mây làm Tv nầy...thêm mây say...

...

Chị TVMS
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1058 - 14. Sep 2014 , 16:27
 
" Thằng ngu nào "


Bố kiểm tra sổ liên lạc của con và thấy tấm ảnh của mình kẹp trong đó.

Bố liền hỏi:

- Cái gì thế này?

Con trả lời:

- Thì ảnh của bố đấy mà.

- Sao nó lại ở đây?

- Vì cô giáo con bảo muốn biết “thằng ngu nào” đã làm bài hộ con.
Back to top
« Last Edit: 14. Sep 2014 , 16:27 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1059 - 14. Sep 2014 , 16:34
 

Chớ dùng dầu cá tùy tiện


Dùng quá nhiều dầu cá (trên 3 g/ngày) có thể dẫn đến nguy cơ làm tăng đột quỵ hay những tác dụng phụ khác.

Dầu cá chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá bởi được chiết xuất từ cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá tuyết… Do đó, các chế phẩm của dầu cá thường chứa một lượng lớn axít béo omega-3. Ngoài ra, chúng còn có vitamin E, canxi, sắt, các vitamin A, B1, B2, B3, C hoặc D. Nhờ vậy mà dầu cá được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh, phổ biến nhất là những bệnh liên quan tới tim mạch.

Một số người sử dụng dầu cá để giảm huyết áp hoặc triglyceride (mỡ máu). Dầu cá cũng được dùng để phòng ngừa bệnh tim và đột quỵ. Bằng chứng khoa học cho thấy dầu cá thực sự làm giảm nồng độ triglyceride và có vẻ giúp phòng ngừa bệnh tim cũng như đột quỵ khi sử dụng theo đúng liều khuyến nghị. Dầu cá khá an toàn đối với hầu hết mọi người, bao gồm phụ nữ có thai và cho con bú, khi dùng với liều thấp (3 g trở xuống mỗi ngày).

...


Tuy nhiên, dùng quá nhiều dầu cá (trên 3 g/ngày) có thể dẫn đến nguy cơ làm tăng đột quỵ hay những tác dụng phụ khác. Cụ thể:

- Dùng hơn 3 g dầu cá mỗi ngày có thể khiến máu khó đông và làm tăng nguy cơ bị chảy máu. Mặt khác, khi dùng dầu cá liều cao còn làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch, dẫn đến giảm khả năng chống nhiễm trùng.

- Các tác dụng phụ có thể xảy ra như ợ hơi, hơi thở hôi, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban và chảy máu cam. Uống dầu cá trong bữa ăn hoặc để lạnh có thể giảm những tác dụng phụ này.

- Lạm dụng dầu cá còn có thể khiến những người mắc bệnh gan tăng nguy cơ chảy máu. Những người bị dị ứng với hải sản cũng có thể dị ứng với dầu cá. Uống dầu cá có thể làm tăng triệu chứng của bệnh trầm cảm. Sử dụng dầu cá liều cao còn có thể khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.


- Dầu cá có thể làm giảm huyết áp và khiến huyết áp tụt xuống quá thấp ở những người đang dùng thuốc hạ huyết áp. Đối với người có HIV/AIDS và các bệnh suy giảm miễn dịch khác, dầu cá liều cao có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể.


- Một số nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim không đều ở những bệnh nhân cấy máy khử rung. Để an toàn, tốt nhất nên tránh các chế phẩm dầu cá. Với trường hợp polyp tuyến có tính gia đình thì dầu cá có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở những người bị căn bệnh này.


- Với thuốc chống đông máu, dầu cá có thể làm máu khó đông. Sử dụng dầu cá cùng với các thuốc chống đông máu có thể làm tăng khả năng xuất huyết. Các thuốc làm máu chậm đông bao gồm: aspirin, clopidogrel (Plavix), diclofenac (Voltaren, Cataflam), ibuprofen (Advil, Motrin, others), naproxen (Anaprox, Naprosyn), dalteparin (Fragmin), enoxaparin (Lovenox), heparin, warfarin (Coumadin)...


Tóm lại, khi sử dụng dầu cá cần có sự chỉ dẫn của thầy thuốc, không tự ý mua dùng để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Back to top
« Last Edit: 14. Sep 2014 , 16:50 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #1060 - 14. Sep 2014 , 16:53
 


Cưới Vợ Trẻ    


Vợ ông Thuận sau cơn bạo bệnh đã mất cách nay hơn 10 năm. Các con trai và gái của ông bà đều lớn cả và có gia đình nên ông ở chỉ có một mình. Từ ngày vợ mất, ông đã ngoài 65 nhưng vẫn còn tráng kiện và khoẻ mạnh.

Cái tin ông về VN mấy lần, khá tốn kém để cưới vợ qua Mỹ làm chấn động cả một thị trấn nhỏ,  hơi có tin lành dữ gì là ai cũng biết. Dĩ nhiên đâu có ai có thiện cảm với một ông lão 75 tuổi về VN cưới 1 cô gái trẻ đẹp mới ngoài 20 chỉ đáng tuổi con cháu chắt. Đúng là trâu già thích gặm cỏ non!

Ra phi trường đón cô gái trẻ ấy chỉ có một mình ông. Tất cả con cháu, họ hàng không có một người nào. Thái độ đó ông thừa hiểu là họ phản đối!

Giấy tờ hợp lệ, hôn thú hẳn hoi, ông đưa cô về nhà.

Đêm đầu tiên cô gái cơm nước xong, tắm rửa sạch sẽ, ngồi coi tivi, cô chưa biết tiếng Anh nên ông mở mấy băng Paris By Night, Asia... cho cô coi. Khuya, ông chỉ tay vào một căn phòng và nói:

- Đó là phòng riêng của Hằng, tất cả đồ đạc có đầy đủ, Hằng cứ tự nhiên.

Nói xong, ông đứng lên đi vào phòng của ông.

Cô gái hơi ngạc nhiên nhưng chỉ nghĩ là bên Mỹ vợ chồng ngủ riêng mỗi người một phòng, khi nào cần làm "chuyện ấy" thì mới... mò sang! Hix!

Nhưng cả tháng sau cô chờ hoài mà vẫn không nghe tiếng ông gõ cửa hay có thái độ nào khác!

Sau khi hoàn tất mọi thủ tục bổ sung để làm giấy tờ như thẻ SS (Social Security), thẻ ID, permanent resident card (thẻ xanh thường trú nhân)... Ông nói nhẹ nhàng nhưng nghiêm trang với cô:

- Từ mai tôi sẽ chở Hằng đi học ESL, sau một thời gian, sẽ đăng ký học tiếp ở college, Hằng phải cố mà học, tôi không sống mãi mà bảo bọc cho cô được đâu.

Ở cái xứ sở này, đâu ai để ý ai, đâu ai biết, đó là vợ chồng hay cha con, chỉ thấy ngày ngày ông chở cô đi và đón cô về, ân cần thăm hỏi động viên học hành.

Cô chỉ biết vâng dạ.

Những đêm xa nhà, xa quê hương một mình nơi đất khách quê người, người ta mới hiểu thế nào là cô đơn cực kỳ, là cần hơi ấm người đồng hương, là thèm một tiếng nói dù là tiếng nói của một ông già. Nhiều lần cô lưỡng lự, muốn qua gõ cửa phòng vào nói chuyện với ông nhưng rồi lại thôi.

Một năm thấm thoát trôi qua. Cô còn trẻ lại khá thông minh nên tiến bộ trông thấy, cô apply vào trường college và vượt qua các test để vào ngành y tá.

Ngày cô đi thi quốc tịch cũng là ngày ông mừng ra mặt khi cô báo tin đã pass (đậu).

Rồi ông đốc thúc cô nhanh chóng bảo lãnh cha mẹ qua Mỹ! Cô còn đi học nên tất cả mọi chi phí ông đều đài thọ.

Ba năm sau cô và ông ra đón cha mẹ cô và đứa em nhỏ dưới 21 tuổi. Từ xa, bố vợ của ông tách khỏi gia đình, chạy lại ôm chầm lấy ông, mắt đã nhoè lệ và kêu lên sung sướng:

- Ông Thầy!

Thì ra ông Thuận nguyên là sĩ quan tiểu đoàn trưởng, thuộc trung đoàn 50, sư đoàn 25 bộ binh VNCH. Còn "ông bố vợ", bố của Hằng nguyên là một trung sĩ,  thuộc cấp của ông.

Hai thầy trò ôm nhau mừng mừng tủi tủi.

Chỉ đến khi ông và Hằng ra toà ly dị các con ông mới vỡ lẽ. Họ biết là họ đã sai lầm.

Ngày xưa sau 1975, lúc ông phải đi tù cải tạo, người lính thuộc cấp ấy đã phải đạp xích lô nuôi gia đình bữa no bữa đói mà vẫn chia sẻ giúp đỡ gia đình ông dù chỉ là những đồng tiền khiêm tốn. Những lần vợ ông đi thăm nuôi gần như là toàn bộ đồ dùng người thuộc cấp mua cho ông.
                                                                                                               Ông bùi ngùi nói với tôi:

- Chú Hòa biết không, những ngày trong trại cải tạo, là những ngày đói triền miên, đói vô tận, đói mờ mắt, đói run chân thì 1 cân đường, 1 kg chà bông, 1 bịch đậu phọng, vài viên thuốc qúy... hơn vàng nhưng những thứ đấy vẫn không qúy bằng cái tình nghiã mà người lính dành cho mình. Chính cái tình nghiã ấy cho tôi niềm tin và hy vọng.

Khi qua Mỹ, tôi được tin gia đình chú ấy kiệt quệ, đau bệnh liên miên, tiếp tế vài ba trăm cũng chỉ nuôi được mấy tuần, nên tôi đành phải bàn... làm rể "giả" của chú ấy. (Ông hóm hỉnh khi nói câu này)

                                                             *****

Tôi hiểu câu chuyện, thì ra ông về VN "giả" cưới cô Hằng là để đền ơn người thuộc cấp đã cưu mang giúp đỡ ông và gia đình sau 1975.

Nhưng tôi vẫn còn thắc mắc:

- Thế sao cô Hằng không biết chú là cấp chỉ huy của ba cô ấy?

Ông mỉm cười:

- Đám cưới giả mà, phải giữ bí mật chứ, chỉ có 2 người biết là tôi và người lính ấy.

Tôi nhắp ngụm bia, bỗng nảy ra ý tưởng, tôi nói:

-Chuyện của chú cháu đưa lên... facebook được chứ?

- Tôi chỉ làm một việc rất bình thường. Sống có tình có nghiã là vui lắm rồi, cần gì ầm ĩ...

Hằng và các con ông đang ngồi ăn uống vui vẻ, Hằng đứng dậy đi về phiá tôi và nói:

- Anh Hòa, anh cứ đưa lên facebook cho em, coi như là lời cảm tạ người Bố thứ 2 của em vậy !

Tôi thấy mắt Hằng long lanh !

ĐNH


Back to top
« Last Edit: 14. Sep 2014 , 16:53 by khieulong »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1061 - 15. Sep 2014 , 21:15
 
...

Tuần lể mới đang đến với chúng ta. TVMS thân ái chúc tất cả chợ chiều được mọi sự an lành.

  Hên hay không hên

Anh A đang chạy xe hơi mau , thì bị ông cảnh sát đuổi theo 1 thời gian khá dài.
- Ông CS nói , hôm nay tôi đang có tin vui , chỉ cảnh cáo anh chạy đúng luật , không biên giấy phạt , nhưng  anh  phải nói lý do chính đáng , tại sao chạy quá nhanh.
- Anh A nói " tôi bị vợ bỏ , đi theo ông CS , nên tôi thấy xe CS là tôi chạy hết ga , vì sợ ông CS ,trả lại vợ tôi."

tvms

Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1062 - 19. Sep 2014 , 09:23
 
...

Cuối tuần nầy , Đ H LVD sẽ tổ chức tại LA , hông biết có ACE bạn nào trong chợ chiều đi dự không?
Tv và các bạn LVD 73 đã chuẩn bị trước 1 năm , sẽ đến xứ cowgirl Houston tổ chức 41 Anniversary , nên tiếc không tham gia Đ H năm nay.
Kính chúc quý thầy cô , ACE bạn LVD , D Đ , thân hữu được hưởng trọn 2 ngày hạnh phúc , nhiều niềm vui như ý nhé.

...

  " TRÚC XANH MỘT THOÁNG " , nghe rất dể thương , như nhừng ngày thơ ngây , cắp sách đến trường....với những hàng trúc nên thơ , mùa hè hoa phượng , những cây si trước cổng trường và...những kỷ niệm ấp ủ , mãi mãi không bao giờ phai nhòa trong ký ức.

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

  TVMS

Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #1063 - 22. Sep 2014 , 14:22
 
Sân Khấu Nhỏ cùng khán giả tìm về
'Bóng cũ trường xưa'


Kalynh Ngô


WESTMINSTER, California (NV) - Trong suốt hơn ba tiếng đồng hồ của đêm Thứ Bảy, 20 Tháng Chín, Câu Lạc Bộ Sân Khấu Nhỏ
đã đưa khán thính giả ngồi kín phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt đi trọn vẹn về một thời kỷ niệm qua chương trình ca nhạc đặc sắc,
được tổ chức chu đáo, và trọn vẹn, “Bóng cũ trường xưa.”

...
Hợp ca Thế Hệ Tiếp Nối mở đầu đêm nhạc. (Hình: Kalynh/Người Việt)


Theo thông báo, chương trình sẽ bắt đầu vào 7 giờ 30 tối. Nhưng chỉ mới hơn 6 giờ thì phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt gần như kín chỗ. Trang phục lịch lãm, không ồn ào, chứng tỏ những vị khách với mái đầu đã điểm sương rất trân trọng đêm nhạc đang chuẩn bị diễn ra.

Một trong những người khán giả đến sớm là cô Ngọc Lan. Cô Lan đi cùng với hai người bạn, cho nhật báo Người Việt biết đây là lần thứ ba cô xem chương trình của Câu Lạc Bộ Sân Khấu Nhỏ, và cũng tại nơi đây. Cô nói lý do cô đến với đêm nhạc này là vì “tôi yêu thích nền nhạc xưa. Chương trình này có rất nhiều bài hát cũ. Nó làm cho tôi nhớ lại cả một thời đi học.”

“Tôi là nữ sinh trường Nguyễn Bá Tòng ngày xưa,” cô nói thêm với vẻ tự hào.

Một người nữ khán giả khác, cô Lê, đi cùng với phu quân của mình, lần đầu tiên biết đến đêm nhạc Sân Khấu Nhỏ. Và lần này, cũng chính do tên gọi “Bóng cũ trường xưa” mà “tôi và ông xã của tôi rất muốn đi xem.”

Đúng 7 giờ 30, cũng là lúc phòng sinh hoạt không còn một chỗ trống. Có những người đến trễ vẫn chấp nhận đứng phía cuối phòng để theo dõi.

Người điều hợp chương trình, ông Nguyễn Bá Thành và bà Lyly Trần, bắt đầu dẫn dắt mọi người quay về những kỷ niệm của tuổi học trò với lời tự sự: “ Trong chúng ta ai cũng có một thời để yêu và để nhớ. Mỗi một hoàn cảnh đất nước,xã hội, sẽ có những kỷ niệm và quá khứ mang giai điệu riêng của nó.”

Hoặc theo lời MC Lyly Trần thì “với một đất nước mà xã hội có quá khứ chiến tranh khắc nghiệt thì những kỷ niệm ở nơi ấy càng dạt dào.”

Thêm nữa, bà tiếp lời bằng cách nhấn mạnh: “Đêm nhạc này sẽ đưa mọi người về kỷ niệm của những ngày thơ ấu trước 1975 với tiếng hát của cả hai thế hệ.”

Hoàn toàn đúng như chủ đề của đêm nhạc và những lời tự sự của ban tổ chức, trong hơn 3 tiếng của chương trình, khán thính giả, và có lẽ cả những người đứng trên sân khấu, đã bị trôi hẳn về một miền quá khứ. Bất kỳ tên bài hát nào khi được MC giới thiệu, là cả hội trường râm ran tiếng vỗ tay, như một phản ứng “ồ, tôi biết bài hát ấy.”

...
Rất nhiều khán giả khẽ hát theo bài hát "Con đường tình ta đi" của cố nhạc sĩ
Phạm Duy. (Hình: Kalynh/Người Việt)

...
Phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt không còn chỗ trống từ đầu đến cuối
chương trình. (Hình: Kalynh/Người Việt)


Không những thế, rất nhiều người đã “phụ hoạ,” khẽ hát theo những bài hát đó.

Từ bài hát tính đến nay đã gần ba thế hệ, nhưng “Trả lại em yêu” của cố nhạc sĩ Phạm Duy vẫn làm cho những mái đầu điểm bạc bên dưới hội trường hát theo không sai một lời. Và đâu đó bên dưới có ai đã thầm thì: “Duy Tân hồi đó có những hàng me đẹp lắm. Là đường Phạm Ngọc Thạch bây giờ phải không?”

Rồi khán thính giả tiếp tục được quay về “Phố cũ” của Trần Kim Bằng, rưng rưng với  “Ngày xưa Hoàng Thị” của Phạm Duy, hồi tưởng lại kỳ thi tú tài với “Thà như giọt mưa” do Phạm Duy phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên,...

Một điều đặc biệt đó là những bài hát vượt qua năm tháng đó được thể hiện lại bằng tiếng hát của các ca sĩ trẻ, như Nam Trân, Huy Tâm, Nguyễn Trung. Họ không phải là thế hệ cùng thời với Phạm Duy, Thái Thanh, Duy Quang...nhưng họ thật sự đưa tất cả người nghe trong phòng sinh hoạt trở về một trời kỷ niệm.

Cô ca sĩ trẻ Nam Trân, lần đầu tiên đến với Sân Khấu Nhỏ, đã làm cho cả phòng sinh hoạt ngưng đọng, miên man về những ngày xưa cũ với hình ảnh “mẹ tôi ngồi khâu áo bên cây đèn dầu.” (Kỷ niệm – Phạm Duy).

Một vị khán thính giả lớn tuổi thốt lên sau khi cô ca sĩ trong tà áo dài tím kết thúc bài hát: “Trẻ mà hát nhạc này hay quá.”

...
Nam Trân, cô ca sĩ với chiếc áo dài tím, làm mọi người lắng đọng với bài
Kỷ Niệm.(Hình: Kalynh/Người Việt)


Những mái đầu bạc khẽ hát theo những mái đầu xanh. Sau mỗi bài hát, là những tràng vỗ tay kéo dài.

Đúng như lời tự sự của ban tổ chức, Câu Lạc Bộ Sân Khấu Nhỏ là “một sân chơi của nhiều thế hệ.” Đêm nhạc “Bóng cũ trường xưa” đã kết hợp với nhiều thế hệ trẻ tiếp nối để cùng đưa khán thính giả về những tháng ngày kỷ niệm.

Bên cạnh sự lắng đọng từ những bài hát một thuở, còn là những cảm động khi nghe các em thanh thiếu niên, nhỏ nhất 11 tuổi, sinh trưởng ở Mỹ, nói tiếng Việt không tròn âm, nhưng hát say sưa “Trưng Vương khung cửa mùa thu,” “Cô bé dỗi hờn,” “Người Thầy,”...

Chủ đề chính của đêm nhạc là “Bóng cũ trường xưa,” là kỷ niệm của những ngày tháng học trò. Cho nên, hình ảnh trường lớp, bạn bè, bảng đen phấn trắng được thể hiện qua hầu hết những bài hát.

Cô bé Thảo Vy 11 tuổi lấy trọn cảm tình của khán thính giả với hình ảnh vô tư trong áo dài trắng và tiếng hát trong veo qua bài “Bụi phấn.”

“Đây là tiết mục hay nhất,” một khán giả ngồi gần sân khấu nói khi cô bé vừa hát xong.

...
Cô bé Thảo Vy chiếm trọn cảm tình khán giả với bài "Bụi phấn."
(Hình: Kalynh/Người Việt)


Khi được hỏi về ý nghĩa của bài hát mình trình bày, rất lễ phép, Thảo Vy nói: “Dạ con biết. Đây là bài hát nói về người học trò khi lớn lên nhớ về thầy của mình lúc giảng bài, có hạt phấn rơi rơi.”

Trả lời rất tự tin, nhưng cũng rất ngây thơ khi cho biết “con chưa nhìn thấy cái bảng đen đó. Con cũng không biết hạt phấn.”

Không phải chỉ riêng Thảo Vy, cậu bé David Phan, với gương mặt không có nét nào của người Châu Á, nói tiếng Việt “lơ lớ” nhưng làm cả hội trường cười vui với vở kịch ngắn ‘Tiếng Việt còn.”

David Phan, cậu bé mang hai dòng máu Việt-Mỹ, khoanh tay nói: “Dạ con 13 tuổi. con học tiếng Việt được vài năm.”

Có nhìn thấy David ôm cổ mẹ, sau chương trình và nói “I love you Mom” mới hiểu được cậu bé này tự hào như thế nào về việc mình được tham gia vào một đêm nhạc với tiếng mẹ đẻ.

...
David Phan, cậu bé mang hai dòng máu Việt-Mỹ trong vở kịch ngắn "Tiếng Việt còn." (Hình: Kalynh/Người Việt)


Đêm nhạc "Bóng cũ trường xưa" còn mang lại cho khán thính giả phút thư giãn với những lời tâm sự của hai diễn giả Bùi Bảo Trúc và Đoàn Thanh Khiết.

Rất tự nhiên và dí dỏm, diễn giả Bùi Bảo Trúc hỏi ngay: “Đây là lần đầu tiên tôi đến với Sân Khấu Nhỏ, vậy tôi có phải là thế hệ sau không?”

Ông là một nhà nhà giáo, một phóng viên. Bằng lối dẫn chuyện chân thành, mộc mạc, ông kể về thời đi học mà theo ông là “không ai dốt hơn ông được.” Ông nhắc về một kỷ niệm với một người bạn cũ cùng thời bằng chất giọng trầm và đẹp. Ông gọi bạn mình là “chàng.”

“Chàng là Nguyễn Xuân Hoàng. Ngày mai là ngày đưa chàng về.”

Một người xin gọi ông Bùi Bảo Trúc là “trưởng thượng,” cũng kể về thời học sinh dưới mái trường Lasan Taberd, đó là diễn giả Đoàn Thanh Khiết.

Ông tự nhận “tôi không thể xuất khẩu thành thơ” nên ông gửi gắm đến thế hệ trẻ Việt Nam ở hải ngoại bằng những lời khuyên chân tình và mang đậm truyền thống Việt Nam. Ông nhắc nhở các em rằng: “Hãy kính mến thầy cô và yêu thương giúp đỡ bạn bè. Hãy nhớ câu ‘gần mực thì đen gần đèn thì sáng.’” Ông nhắn nhủ học trò mình “muốn thành công thì phải đặt hết thời gian, trí khôn và sức lực vào công việc đó.”

Hơn nữa, ông kêu gọi các em hãy học hỏi và thấu hiểu lịch sử Việt Nam. Hãy nhớ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình bằng cách học và giúp đỡ lại cho cộng đồng của mình.

Những lời nói của hai diễn giả Bùi Bảo Trúc và Đoàn Thanh Khiết làm cho đêm nhạc “Bóng cũ trường xưa” thêm thấm đẫm tình thầy trò, trường lớp, một bản chất đặc thù của người Việt Nam.

Hội trường vẫn chật kín người trong suốt hai mươi hai tiết mục của chương trình. Máy lạnh càng về khuya càng được mở hết công suất. Nhưng, có vẻ như vẫn không đủ mát trước sức nóng của toàn thể mọi người có mặt nơi đó. Người trên sân khấu, kẻ dưới khán phòng, đồng loạt đứng lên cùng nhau đồng ca bài "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" của cố nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang.

---

"Bóng cũ trường xưa" khép lại lúc 11 giờ đêm. Có người vẫn chưa rời ghế ngồi khi đèn bật sáng. Họ nhìn lên sân khấu, có vẻ như vẫn nuối tiếc một kỷ niệm nào đó vừa chợt trở về. Họ hẹn gặp lại nhau vào đêm "Khúc tự tình quê hương" vào Tháng Giêng năm sau.
Back to top
« Last Edit: 22. Sep 2014 , 14:28 by macco »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #1064 - 23. Sep 2014 , 19:59
 
Dì Tư Vú Sữa

Dì kể ở quê nhà Vĩnh Kim, Dì ngồi ngoài chợ bán trái cây đủ thứ, nhưng vú sữa là chánh, và vú sữa của Dì là nhứt, ai mua ăn rồi cũng phải khen ngon. Dường như Dì hãnh diện với cái tên hóm hỉnh thiên hạ đặt cho đó, vì nó nhắc nhở một tình yêu.

Ngày đó có anh lính trẻ lạ hoắc lạ huơ mới ra trường về tiểu khu, lơ ngơ vào chợ xem dân cho biết sự tình. Lần đầu tiên tới miền đất lạ mà chàng lại muốn đi một mình để tìm cảm giác phiêu lưu. Chàng dừng lại trước sạp trái cây của Dì, một cô gái nhà quê ít học mới mười tám tuổi. Dì không đẹp nhưng ăn nói có duyên với nước da mặn mòi và một dáng vẻ khỏe mạnh.

Chẳng biết chàng mang cấp bậc gì, Dì mời đại:

- Mua trái cây ăn đi thiếu úy.

- Ấy chết. Cô đừng gọi tôi như vậy.

Dì trố mắt nhìn. Giọng nói của anh là Bắc hay là Trung gì mà Dì không thể nào phân biệt được.

- Tôi không phải là sĩ quan. Tôi chỉ là lính trơn thôi.

Lại lạ nữa. Lính gì ăn nói nhỏ nhẹ lịch sự ghê. Dì nghi quá, chắc ông ta giấu. Dì lại mời, lần nầy đổi cách xưng hô:

- Vậy mời thầy mua ít trái cây.

Nhìn đống vú sữa, chàng lính sữa hỏi ngớ ngẩn:

- Đó có phải là trái vú sữa không cô?

À... Ông nầy một là trên trời rớt xuống; hai là núp trong vạt áo dài của má ổng mới chui ra. Thuở đời nay trái vú sữa bán đầy trời mà nói chưa ăn bao giờ. Dì ngó anh lính ngố dò xét. Hay là anh chàng lại dở trò chọc ghẹo như Dì thường bị. Dì đáp gọn:

- Dạ đúng vậy.

- Tôi chưa ăn trái vú sữa bao giờ. Tôi muốn mua về ăn thử.

- Dạ, thầy muốn mua bao nhiêu?

- Hai trái.





Có tiếng cười hô hố. Tiếng cười của mấy người bán hàng khác, tiếng cười của khách tình cờ đi ngang qua. Dì đỏ mặt, lẳng lặng lấy hai trái lẻ gói lại đưa cho chàng.

Ngày hôm sau, chàng trở lại, thật thà khen vú sữa của Dì (?) ngon ngọt nhưng chàng ăn bị nhựa trái dính rít môi. Dì biết ngay đúng là anh chàng lính sữa nầy chưa ăn vú sữa bao giờ. Dì muốn hỏi lại cho chắc:

- Vậy thầy ăn bằng cách nào?

- Thì bổ ra làm sáu miếng như cam rồi cạp.

- Hèn chi! Thầy phải bóp nhẹ nhẹ trước nhiều lần cho mủ nó tan nó mới không dính miệng.





- Tôi muốn mua thêm…

Dì Tư nghĩ là anh chàng định nói hai trái nữa nên Dì chận họng:

- Vú sữa người ta chỉ mua một chục hoặc ít nhứt là nửa chục sáu trái đó thầy.

- Thế thì cô bán cho tôi nửa chục vậy.

Dì Tư lựa sáu trái vú sữa đã chín nhiều và lấy giấy báo gói lại đưa cho ông lính. Chàng trả tiền, cám ơn và quay đi. Dì Tư nghĩ thầm người đâu mà thiệt thà quá.

Sau đó chàng trở lại nhiều lần mua chục nầy đến chục khác cho đến ngày đất nước tan hàng, chàng đi đâu mất. Từ đó Dì bùi ngùi bâng khuâng nhớ người khách hàng thật thà đó mãi.

Rồi một năm sau, trong lúc Dì lâm vào hoàn cảnh chật vật khốn khổ, chàng trở lại. Hai tâm hồn lưu luyến hòa nhịp, chàng ngỏ lời cầu hôn với Dì, và Dì bằng lòng. Chàng đã mang lại cho cuộc đời Dì hai mươi năm hạnh phúc và hai đứa con ngoan. Chàng xoay sở hùn vốn làm ăn với bạn, đủ tiền để gởi được Thu, đứa con gái mười tuổi ra đi đến bến bờ tự do. Lúc ấy đứa con trai còn nhỏ quá, Dì Tư không thể đành lòng từ biệt rời xa. Đến khi công việc làm ăn khấm khá hơn thì chàng đã chết vì tai nạn xe gắn máy trên quốc lộ Bốn trong một lần đi Saigon. Tuổi bốn mươi tở thành góa phụ, Dì Tư quay về với công việc buôn bán trái cây mà Dì đã quen, ở vậy nuôi con khôn lớn, cưới vợ cho con, an vui với hai đứa cháu nội.

Cho đến hôm nay... trên xứ người...

Dì Tư mới được trưởng nữ bảo lãnh qua đây mấy tháng. Canada đối với Dì như một tinh cầu xa lạ. Thành phố gì mà bự quá đỗi, rộng thênh thang; đường sá toàn xe hơi, xe đạp và xe máy không thấy. Người thì đủ màu da, từ trắng qua vàng, từ nâu qua đen sống chen lẫn với nhau. Khỏi cần đi đâu xa, ngay như trong xóm nhà Dì ở cũng thấy có sự pha trộn đó. Dì hỏi con gái:

- Xóm nầy có nhiều người Việt mình ở quá há con?

- Dạ có. Ủa mà sao Má biết?

- Thì Má đi bộ trong xóm thấy nhiều nhà có trồng rau húng, khổ qua, nghe có tiếng ra-dô nhạc Việt Nam, hửi có mùi ram thịt nước dừa, Má biết chớ sao.

Biết tánh Má hay tài khôn, thích khoa trương thành tích, có một nói thành hai, Thu, con của Dì Tư ngẩm nghĩ một lúc hồi hỏi Dì:

- Vậy Má có làm quen với ai chưa?

- Có chớ sao không. Má mới làm quen với chị Hai nhà mặt tiền xây ra đường cái đó. Biết Má mới qua, chị Hai chỉ mới kể cho Má biết trong xóm nầy có ai, nhà nào là người Việt mình nữa.

- À thì ra nhờ bác Hai nói, Má mới biết.

- Ừ. Nhưng một phần cũng do Má đi bộ trong xóm.

- Ở đây ai cũng có công việc bận rộn hết. Má không nên nói nhiều sợ làm phiền và mất thì giờ của người ta.

- Người trẻ còn đi làm đi học mới bận rộn chớ dìa hưu rồi sống mình ên như vợ chồng chị Hai thì bận khỉ gì!

Thu tự biết nàng cũng là người có cá tính mạnh giống mẹ. Điều đó nàng nghĩ vừa tốt vừa không tốt vì tuy hợp nhau nhưng cũng hay cãi nhau. Vì nhận thức được điều đó nên nàng biết lúc nào nên tự rút lui để tránh tình trạng mẹ con đấu khẩu.

Vợ chồng Thu có đứa con trai bốn tuổi. Vì bận bịu với công ăn việc làm, Thu phải gởi con ở nhà trẻ mầy năm liền khiến cho thằng bé Toàn nói tiếng Anh sành sõi hơn là tiếng Việt. Thu lại có một người hàng xóm tên Hiền trang lứa với Thu và cũng có một đứa con trai tên Việt là Chúc cùng tuổi với Toàn. Chúc phát âm thành Chuck theo tiếng Anh cũng tiện. Do đó hai gia đình thường giao tiếp và hai đứa nhỏ có bạn chạy qua lại nhà nhau chơi. Chồng Hiền là người bản xứ da trắng nhưng rất thích giao tiếp với người Việt.

Hôm nay vợ chồng Hiền rủ vợ chồng Thu đi xem triển lãm xe hơi. Chúc qua nhà Toàn chơi cho Dì Tư trông chừng luôn thể.

Trước khi rời nhà, Thu để sẵn trong máy một DVD ca nhạc mới và chỉ dẫn cho Dì Tư cách bấm nút mở và ngừng để Dì Tư dùng khi cần xem. Hai thằng bé ngồi chơi ở phòng khách với đủ thứ đồ chơi. Hai thằng nói toàn tiếng Anh khiến Dì Tư chẳng hiểu gì. Dì Tư thì cứ thoải mái nói tiếng Việt với chúng nó, nghe được thì tốt, nghe không được thì thôi. Bằng giọng ngọng ngịu, thằng Toàn lâu lâu cố gắng lắm mới rặn ra được một hai câu tiếng Việt ngắn gọn để trả lời những câu hỏi tới tấp của bà ngoại trong khi thằng Chúc cứ nghệch mặt trố mắt “What?” “What?” trông rất dễ thương. Dì Tư mắng yêu:

- Bộ mầy là ếch sao mà cứ kêu huệch huệch hoài vậy?

Thằng Toàn cười nắc nẻ. Thằng Chúc tiếp tục giả bộ ngây ngô làm ếch. Dì Tư mở hộp nhiều thứ đậu rang trộn lộn để trên bàn thấp. Ba bà cháu mạnh ai nấy bóc lũm. Dì Tư bấm cái rì-mốt cồng-trôn mở xem DVD ca nhạc. Đến những màn trình diễn có pha lẫn tiếng Anh của ca sĩ trẻ hoặc hài kịch thì hai thằng lõi ngừng chơi gêm và trố mắt xem. Qua tới các tiết mục nhạc mùi, nhạc quê hương thì hai thằng làm lơ. Dì Tư thì chăm chú coi mê mẩn. Dì nói một mình:

- Sao ở ngoại quốc ca sĩ nào cũng đẹp quá trời!

Rồi nhìn lại hai đứa nhỏ da trắng môi hồng khỏe mạnh, Dì nói thêm:

- Mà con nít ở đây cũng đẹp nữa.

Hộp đậu rang trộn đủ thứ một lúc đã hết sạch. Hai nhóc kêu khát nước, chạy vô bếp mở tủ lạnh. Dì Tư la oang oác:

- Khoan! Tụi bây muốn gì nói tao lấy. Đừng có vói làm đổ đồ đạc báo hại tao mất công dọn dẹp rồi má mầy còn rầy tao coi chừng con nít mà cũng hổng nên thân.

Dì rót nước cam cho chúng nó uống. Dì cũng uống một ly mát lạnh cả ruột gan. Hai nhóc uống xong là quăng hai cái ly nhựa vô bồn rửa chén rồi ù té chạy ra phòng khách. Dì rửa sơ ba cái ly úp dẹp rồi cũng trở ra phòng khách.

Một lúc sau thằng Chúc hĩnh mũi hỏi:

- Who farted?

Thằng Toàn ngó Chúc rồi ngó Dì và cười lỏn lẽn:

- I did.

Dì Tư tưởng thằng cháu ngoại hỏi Dì ai vừa tũn tẹt nên Dì lanh lẹ vọt miệng:

- Chỉ có hai đứa bây bỏ bom thúi sao lại hỏi tao?

Thằng Toàn đỏ mặt cố gắng giải thích:

- Con nói English “I did” là con địt. Con không có hỏi bà.

Dì Tư nghĩ mãi chẳng ra bèn buông một nhận định:

- Tiếng Anh tiếng U gì mà rắc rối!

Dì thèm đấu hót bằng tiếng Việt với người ngang tuổi, ngặt nỗi những người cỡ tuổi của Dì còn đi làm, như cô Hường ở dãy nhà kế đây chẳng hạn. Cô Hường cũng mới qua đây hơn năm, hiện đi làm nông trại, có xe đưa rước mỗi ngày sướng thấy mồ. Cuối tuần, Dì Tư thích đi bộ chung với cô Hường vì hai người cùng là dân mới tới còn lạ nước lạ cái, tiếng Anh không biết, cam chịu phận gà nhà ăn quẩn cối xay, ngay cả đi xe buýt một mình cũng chưa dám và có lẽ sẽ không bao giờ dám.

Đối với Dì Tư, giọng người miền Trung trọ trẹ của cô Hường tuy đôi lúc hơi khó nghe nhưng dù sao cũng còn nghe được. Còn tiếng Anh thì chịu chết một cửa tứ, cho dù có cố gắng cách nào đi nữa cũng vô ích.

Cô Hường cũng là người lanh lợi thích làm thích nói, miệng bằng tay tay bằng miệng. Cô kể chuyện huyên thuyên nghe không hết. Cô bảo đi làm rau phải kiếm chuyện để nói cho nó mau hết giờ. Vợ chồng cô gốc người Tuy Hòa, qua đây là do thằng con trai trưởng tên Trọng bảo lãnh. Cô nói với Dì Tư là cô có năm đứa con. Hồi còn ở quê chồng cô đặt tên con là Vẫn Trong Trắng Bao Năm. Lớn lên tới tuổi đi học và biết mắc cỡ, chúng sửa tên lại hết trơn thành ra là Vân, Trọng, Trang, Bảo và Nam. Về nguyên nhân cái vụ đặt tên con nghe hơi kỳ cục nầy, cô Hường kể:

- Chị biết hôn, ông nhà em lớn hơn em tới sáu tuổi lận. Ổng nói tới khi đi cưới em, ổng cũng chưa hề gần gũi với người đàn bà nào; em là người yêu đầu tiên của ổng, bởi vậy cho nên ổng muốn đặt tên con là Vẫn Trong Trắng Bao Năm để lưu lại kỷ niệm.

- Chà! Chồng cô coi vậy mà cũng chung tình dữ há.

- Được cái nầy mất cái kia hà chị ơi. Ổng không mèo chuột lăng nhăng nhưng ổng ghiền chơi đề, vé số, cà phê, thuốc lá và theo xưa kiểu tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu đó. Thì viện cớ để hành hạ vợ con vậy mà. Thôi, nhưng mà chị có muốn đi làm với em không thì em giới thiệu với cai thầu?

- Cô Tư liệu tui làm có được hôn?

- Sao lại không? Trái cây rau cải thì đâu có lạ gì với chị. Hay là chị chỉ chuyên trị vú sữa mà thôi? Làm chung chỗ em có mấy ông sồn sồn cỡ chị coi được lắm.

Cô Hường vừa nói vừa đánh vào cánh tay tròn trịa của Dì mà cười ha hả. Dì Tư chạnh nhớ tới tình cảnh góa bụa đã mấy chục năm của mình. Cô Hường dù sao cũng còn có ông chồng sống chung hủ hỉ, tuy rằng chồng cô ốm nhom, lầm lầm lì lì và lè phè theo thói phong lưu sáng ra là phải có cà phê thuốc lá. Ông nầy ít giao tiếp với chòm xóm tuy suốt ngày rảnh rang chẳng làm gì. Mọi chuyện trong nhà đã có vợ con lo. Ông đọc báo, săm soi mấy chậu kiểng và ngồi quán cà phê tán dóc. Khu nầy có hàng quán người Việt thiếu gì; ngoài quán cà phê còn có quán mì, phở, bánh ngọt đủ cả, tha hồ cho ông ngồi đồng. Chủ quán có ông ngồi làm chim mồi cái bàn nhỏ trong góc cũng tốt, cứ như là tiệm lúc nào cũng có khách chớ không đến nỗi vắng hoe.

Cô Hường kể:

- Cánh đàn ông làm chung với em có ông Tiến góa vợ mà ăn nói lịch sự nghe hiền lắm, tướng tá chững chạc ngon lành. Ổng ở đường Oánh Thấy Mẹ gần với góc đường Xanh Lè đây nè. Đây lợi đó đi bộ mười lăm hai chục phút chớ mấy.

- Trời đất! Tên đường gì nghe ghê vậy cô?

- Thì nó là đường Windermere với đường St. Clair đó mà. Em nghe ai cũng kêu vậy em cũng bắt chước. Em còn nghe nói bên thành phố Mít Xít Xô Gà còn có đường Bà Năm Thọt (Burhamthorpe); bên Xì Cá Bờ Rô có đường Mắt Có Quầng (McCowan) nữa đó.

Dì Tư ngẩm nghĩ rồi nói:

- Một đàng Oánh Thấy Mẹ, một đàng Mắt Có Quầng là phải rồi! Nghe cứ tưởng tới cảnh mấy ông chồng Việt Nam đấm đá mấy bà vợ.

- À... Chiện đó ở đây chị khỏi lo. Xứ nầy con nít số một, đàn bà số hai, đàn ông hạng bét. Chồng mà lộn xộn đánh vợ đó hả? Vô tù liền! Không nói lôi thôi gì hết! Để em nói cho chị nghe. Thằng em cô cậu của em ở Mít Xít Xô Gà có thằng bạn. Đứa con gái mười tuổi của thằng đó đi học đem theo máy nghe nhạc Ai Pót gì đó vô trường và làm mất. Con nhỏ sợ quá lên nói với cô giáo là nó không dám về nhà vì ba nó có hăm rằng nếu nó làm mất cái máy mấy trăm đồng bạc thì sẽ đánh nó chết. Chị biết sao hôn? Cô giáo báo cảnh sát. Cảnh sát tới nhà hỏi có hăm như vậy không. Anh ta tình thiệt nói có, tức thì cảnh sát bắt anh ta phải tạm thời sống cách ly với gia đình và không được thấy mặt con cả sáu tháng trời. Xứ nầy nó bảo vệ con nít quá đáng vậy đó chị ơi.

Dù chẳng có ai đúng gần nghe, cô Hường cũng nhỏ giọng bớt và nghiêng đầu thủ thỉ vào tai Dì Tư:

- Nhưng ai chớ ông xã em vẫn chứng nào tật nấy đó chị. Coi bộ dạng nhỏ thó như vậy chớ ổng là hung thần hét ra lửa trong nhà đó. Ai cũng ngán ổng. Ổng nói là mọi người im re không dám cãi. Cãi là ổng chửi tắt bếp luôn. Qua cái xứ nầy rồi mà cũng vậy, thiệt em cũng sợ ổng luôn. Chị thấy đó, ổng cà nhổng ở không, vợ con đi làm lụng cực nhọc ổng cũng thây kệ, việc nhà ổng chẳng thèm ngó ngàng gì hết. Nhưng mà chị có muốn đi làm với em cho vui hôn?

Dì Tư đáp lấy lệ:

- Để thủng thẳng tui tính. Tui còn phải bàn tính lại với vợ chồng con Thu nữa.

Thiệt tình Dì Tư cũng muốn theo cô Hường đi làm cho vui nhưng con gái Dì không cho. Thu nói Dì phụ việc trong nhà và trông nom cháu ngoại cũng đủ mệt rồi. Mỗi tháng, Thu đưa cho mẹ một ít tiền để Dì Tư muốn tiêu xài gì tùy thích. Dì nói Dì già rồi đâu có tiêu xài chi, chỉ muốn gởi tiền về quê nhà giúp cho bà con thôi. Thu có vẻ không bằng lòng nhưng chưa tiện dịp chống lại ý kiến đó của mẹ. Nàng cho rằng làm như vậy là tạo cho bà con tính ỷ lại; họ có thể coi chuyện giúp đỡ đó là đương nhiên mà người thân ở hải ngoại phải làm. Dì Tư phân trần:

- Con nghĩ coi, mình ở đây an lành no ấm mà để bà con sống khổ cực lầm than ở quê nhà sao đành. Họ không có cơ hội để vươn lên con à.

Dì Tư nghĩ tới đời sống sung túc mà trẻ con được hưởng ở đây. Ngoài việc học bắt buộc ở trường, chúng còn được cha mẹ khuyến khích và tạo cho chúng cơ hội học thêm âm nhạc, kịch nghệ hoặc thể thao rất tốn kém. Còn ở quê nhà, con nít thông minh sáng trí mà thiếu phương tiện sinh hoạt nhàn rỗi lành mạnh hữu ích chỉ còn biết tiêu phí thì giờ vui chơi vô bổ.

Thu nghĩ lời mẹ nói cũng phải. Ngày ấy nếu nàng không liều mạng vượt biên thì không biết số phận nàng bây giờ sẽ ra sao. Có thể nàng sẽ như đứa em trai của nàng, mãi mãi là giáo viên trường trung học phổ thông mà không thể nào được làm hiệu trưởng hoặc cao hơn vì cậu ta không phải là đảng viên. Cho dù cậu có muốn trở thành đảng viên cũng khó vì gốc gác gia đình chế độ cũ. Lần về thăm quê mấy năm trước, Thu gặp một số bạn cũ, tuy cuộc sống của họ có khá giả hơn xưa nhưng ai cũng như già trước tuổi trong một môi trường mà mức độ ô nhiễm chưa kiểm soát được.

Là người rời quê hương từ Tháng Tư năm Bảy Lăm lúc còn bé, Quốc, chồng Thu, khá ngỡ ngàng trước những thiếu nữ ăn mặc hở hang và hành xử táo bạo khi anh theo vợ về Việt Nam lần đầu. Nếp sống của họ phóng túng buông thả và thiếu ngăn nắp. Dường như họ không cho bất cứ vấn đề gì là quan trọng cả. Như ngay trong nhà chị của chàng chẳng hạn; mặc dù có hai đứa con gái đang bước vào tuổi vị thành niên, vợ chồng chị chẳng giữ ý tứ gì cả. Một lần ghé thăm, Quốc vào phòng tắm thấy cái bao cao su ngừa thai dùng xong vứt nằm trơ trơ trên mặt sọt rác. Anh nhận thấy Thu và những phụ nữ người Việt anh gặp ở xứ người tuy tự do cá nhân có thừa nhưng họ không hề sống buông thả như vậy. Còn nữa, một tối Quốc theo bạn đi ăn nhậu. Bàn bên ăn nói huyênh hoang lại còn lôi kéo và sàm sỡ bóc hốt nữ tiếp viên nữa. Quốc nghe các cô la oai oái. Chàng cảm thấy khó chịu lắm, nhưng bạn chàng bảo chớ có dại mà đụng vào bọn ấy vì họ là công an cán bộ địa phương, là những ông trời con tự tung tự tác. Quốc cùng bạn đành đóng vai thằng hèn, thấy cảnh bất bình đành phải làm ngơ đề tránh tai vạ vào thân. Quốc cùng bạn vội vã rời quán và không dám đi nhậu đêm nữa.

Đi đoàn tụ với con, Dì Tư mang theo mấy bộ đồ mặc mát cho con gái nhưng mấy tháng nay Dì có thấy Thu mặc ban ngày bao giờ đâu. Nàng chỉ mặc buổi tối trước khi đi ngủ. Đi ra ngoài, bao giờ Thu cũng ăn mặc đoan trang kín đáo. Lúc đầu Dì Tư mặc đồ bộ dắt cháu ra công viên gần nhà cho nó chạy nhảy. Thu nhắc mẹ thay quần áo rồi hãy đi. Bà bảo “mẹ già rồi ai cười chê gì đâu mà sợ.” Vài lần như vậy, thấy không giống ai, Dì thay đổi. Sau đó dù Toàn có hối, “ Đi ngoại!”, Dì đáp, “Chờ tao thay đồ đã!”

Gần cháu ngoại mới mấy tháng mà Dì Tư cưng nó nhiều. Đáp lại, nó cũng quí mến Dì. Dì còn hai đứa cháu nội ở Việt Nam, xa chúng cũng nhớ. Dì so sánh và nhận xét thấy con nít ở Việt Nam lanh hơn con nít bên nầy. Thằng Toàn tuy ít nói nhưng nói lời thành thật chớ không nịnh nọt để cầu lợi. Khi nó cần bà ngoại giúp làm chuyện gì, nó hỏi một cách nhỏ nhẹ và biết nói cám ơn. Chẳng bù với một thằng cháu nội của Dì, mới tám tuổi mà đã biết mánh mung moi tiền bà nội. Khi gần Dì thì nó nói nó thương bà nội nhứt nhà; nhưng khi mẹ nó vừa về tới nhà là nó buông bà nội và chạy tới ôm mẹ nói “Con thương mẹ nhứt!” và khi vào lớp học thì nói kính yêu bác Hồ nhứt, kính yêu thầy cô nhứt, nói cứ trơn tru tuồn tuột như con nhồng lột lưỡi.

Dì Tư thấy xã hội ở đây thiệt là ngăn nắp trật tự, ai ai cũng tròn phận nấy, tôn trọng luật lệ mà không cần đợi ai nhắc nhở, nhứt là tánh tình hiền hòa. Dì chưa thấy ai cải vã la ó lớn tiếng ngoài chỗ công cộng. Có lần theo con đi chợ, Dì thấy một bà già người da trắng đầu tóc bạc phơ móc bạc cắc trả tiền một cách chậm chạp, nhưng mấy người đứng sau vẫn thản nhiên kiên nhẫn chờ. Tới khi đẩy xe dọc lối ra cửa, bà già đó dừng lại trước một cái thùng vuông lớn và bỏ vô đó vài món đồ vừa mới mua. Dì Tư không hiểu bèn hỏi con. Thu nói đó là thùng quyên thức ăn khô cho người nghèo; và bà cụ ấy vừa làm một việc từ thiện. Dì Tư nói:

- Trời đất ơi! Vậy mà Má tưởng bả nghèo không đủ tiền nên mới vét hết bạc cắc ra trả. Thiệt tội nghiệp quá...

Thu nói với Dì là người ta không xài phung phí thôi nhưng không phải người ta keo kiệt. Trong sở làm của nàng, nhiều người buổi trưa chỉ ăn có cái săng-uých mà góp cho quỹ cứu trợ nạn nhân động đất cả trăm bạc. Những điều nghe thấy khiến Dì Tư đi đến một quyết định.

Sau khi đã thuyết phục được con gái và thằng rể ngoan, hôm nay Dì Tư thức dậy thật sớm để bắt đầu đi làm nông trại. Thu đưa cho Dì một thùng lạnh xách tay đựng thức ăn trưa. Một hộp cơm tép rang và dưa cải, một hộp đựng trái cây đã cắt sẵn và một chai nước lọc. Trước đây, cô Hường thường hay mang về rau bỏ và có mang qua cho Dì nên Dì làm món dưa cải nầy. Từ nay trở đi, Dì có thể tự mang rau bỏ về cho nhà mình dùng.

Dì mặc hai lớp áo, đội cái nón vải, xách thùng đi qua nhà cô Hường. Hai người ngồi trước bậc thềm chờ xe van tới rước. Hơi lạnh của buổi sáng mai và nỗi háo hức làm cho Dì tỉnh táo hẳn mặc dù đêm qua trằn trọc vì hồi hộp cho một ngày đầu đi làm nơi xứ người.

Chiếc xe van từ ngoài đường cái chạy vào và đỗ xịt lại. Tài xế theo thói quen nhấn còi ba tiếng dù hai bóng người đã lẹ làng đứng lên bước đến. Trên xe đã có một mớ người. Cô Hường lanh lẻo lên tiếng giới thiệu. À thì ra đây là ông Tiến, Dì nghĩ. À thì ra đây là cô Tư Vú Sữa, ông Tiến cũng nghĩ thầm. Xe đón thêm vài người nữa rồi chạy lên hướng bắc trên xa lộ 400 khoảng bốn mươi phút là tới nơi. Ngồi trên xe, hầu hết mọi người ngủ gà ngủ gật.

Công việc chẳng lấy gì làm nặng nhọc, nhóm người Việt gom lại làm chung với nhau cho nên Dì Tư thích lắm. Tuy phải đứng hầu như suốt buổi nhưng Dì Tư không tỏ vẻ mỏi mệt. Có lẽ ý nghĩ tự mình kiếm ra tiền trên xứ người khiến cho Dì cảm thấy tinh thần phấn khởi mà quên hết nhọc nhằn. Tuy không kiếm được nhiều tiền bằng nghề làm móng tay như mấy đứa cháu họ của Dì cho biết, nhưng so với đồng lương bên nhà vẫn là một trời một vực. Rồi đây sau một tuần làm việc, theo như cô Hường tính giùm, sau khi khấu trừ mọi sở phí, Dì sẽ lãnh được gần ba trăm đô, còn hơn nhiều người ở Việt Nam làm cả tháng. Dì vui quá, chỉ mong cho việc làm nầy kéo dài mãi suốt năm, Dì cũng sẽ vui lòng đeo đuổi.

Lãnh lương tuần đầu tiên, Dì Tư mang về đưa ngay cho con gái. Thu phản đối:

- Má đừng làm vậy. Tiền của Má kiếm được là do mồ hôi nước mắt của Má làm ra. Má hãy giữ đi để tiêu xài gì tùy Má. Con không lấy tiền của Má đâu. Chồng con cũng đã có bàn trước với con rồi là tuyệt đối không được lấy tiền của Má.

- Vậy thì cho Má gởi con cất giùm Má.

- Được. Nhưng con phải làm giấy biên nhận đưa cho Má giữ lỡ con quên. Cái gì phải ra cái đó cho minh bạch.

Thiệt lạ lùng hết sức, Dì Tư thấy con gái của Dì nó sống như người bản xứ Canada mất rồi, khác hẳn với cách đối xử ở Việt Nam. Dì đã quen kiểu buôn bán ở quê nhà, chuyện thiếu qua mượn lại là thường, chỉ cần nói miệng một câu là đủ. Dì nói:

- Quên thì quên. Con là con của Má chẳng lẽ Má không tin con hay sao.

- Má à. Con làm việc cho hãng kế toán, sổ sách đâu đó phải cho đàng hoàng, trong sở hay ở nhà cũng vậy phải làm đúng nguyên tắc cho quen. Mọi thứ chi thu trong nhà vợ chồng con cũng tính đâu ra đó, sai sót một đồng cũng không được. Má không tin Má hỏi anh Quốc con thì biết.

Thằng Toàn nghe mẹ và bà ngoại nói chuyện, nó chỉ hiểu loáng thoáng nhưng nó cũng nói vô:

- Tiền của bà, bà cất đi. Đưa mẹ “shopping” hết đó!

Dì Tư kêu lên:

- Trời ơi! Cháu ngoại tui biết nói chuyện dễ thương quá!

Tuần thứ nhì, khi đưa tiền cho Thu giữ giùm, Dì Tư nói:

- Thu à, Má muốn nhờ con gởi về bên nhà cho cậu con vài trăm được hôn con?

- Dạ được. Thì con đã nói tiền của Má, Má muốn xài sao tùy Má. Ngày mai con gởi liền.

- Má cám ơn con.

- Không có chi.

Nói xong, Thu cười và nắm tay mẹ. Nàng bỗng cảm thấy hơi ngượng vì vừa buông một câu nói nghe thiếu mất nét thuần túy Việt Nam. Nàng nghĩ nó cũng giống như món phở do người Tàu nấu bán trong Pacific Mall mà nàng thử qua một lần vài năm trước. Đúng là nhạt nhẽo.

Dì Tư đoán được ý nàng. Nhưng Dì không coi đó là kỳ cục. Dì mơ hồ cảm thấy cách cư xử của con cháu Dì và người bản xứ ở đây rất sòng phẳng và bình đẳng đáng học hỏi và noi theo. Mọi người tương kính lẫn nhau không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội hay giàu nghèo. Dì nhớ khi người quản lý nông trại đưa phong bì tiền lương cho nhân công, ông đưa tận tay từng người một cách trân trọng và không quên tiếng cám ơn. Thỉnh thoảng ông đi quan sát nhân công làm việc, hỏi han vui vẻ và sẵn sàng chỉ dẫn nếu có sự sai phạm. Dì Tư không nói được một chữ tiếng Anh, nhưng ông cũng cúi đầu chào và hỏi han bình thường khiến cho Dì cảm thấy an tâm mà làm việc.

Dì để ý thấy người quản lý hay trao đổi câu chuyện với ông Tiến khiến Dì thắc mắc rằng một người có vẻ hiểu biết nhiều như ông ta thì sao lại chịu đi làm một công việc lao động ít lương như vầy. Thắc mắc thì để trong bụng vậy thôi chớ Dì không tiện hỏi ai sợ gây hiểu lầm không tốt.

Đúng như lời cô Hường nhận xét, ông ta “ăn nói lịch sự nghe hiền lắm, tướng tá chững chạc ngon lành.” Nhưng cô Hường quên kể là ông ta khá kín đáo ít khi nào nói chuyện riêng tư cá nhân.

Một hôm ngồi trong xe trên đường về, Dì Tư cúi đầu để hồn mình chìm lắng thẩm thấu từng lời của một bản nhạc nào đó mà Dì không biết tên:

Quê hương là chùm khế ngọt... Cho con trèo hái mỗi ngày... Quê hương là đường đi học... Con về rợp bướm vàng bay... Quê hương là con diều biếc... Tuổi thơ con thả trên đồng... Quê hương là con đò nhỏ... Êm đềm khua nước ven sông... Quê hương là cầu tre nhỏ... Mẹ về nón lá nghiêng che... Quê hương là đêm trăng tỏ... Hoa cau rụng trắng ngoài thềm...
Tiếng hát Cẩm Ly phát ra từ CD trong xe êm ả càng làm cho mọi người dễ ngủ gà ngủ gật nhưng Dì Tư tỉnh thức chú tâm lắng nghe. Trời tháng mười mau sẫm tối. Sáu giờ chiều, sau một ngày làm việc đứng lựa rau, mọi người cũng oải. Bỗng có tiếng của ông Tiến ngồi phía sau vang lên:

- Ông thi sĩ Đỗ Trung Quân làm bài thơ Quê Hương này hơi xa rời thực tế đấy. Thay vì bồi đắp cho quê hương thì lại khai thác hưởng thụ. Khế ngọt hái mỗi ngày cây sẽ trụi hết và không còn trái mà hái, có ngày sẽ phải nhập cảng khế Thái Lan. Quê hương người ta tiến bộ vượt bực trong khi quê hương mình còn con đò nhỏ với cầu tre nhỏ thì có khổ không chứ.

Tài xế lên tiếng:

- Nhạc sĩ thì phải lãng mạn chớ chú ơi. Bài hát của người ta mềm mại đầy tình tự quê hương mà chú chê.

Bình luận gia chưa chịu thua:

- Ừ, cứ coi như đoạn đó cũng được đi. Còn đoạn kết “Quê hương mỗi người chỉ một... Như là chỉ một mẹ thôi... Quê hương nếu ai không nhớ... Sẽ không lớn nỗi thành người....” Canada là quê hương thứ hai của mình đó chứ? “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người.” Không lớn nỗi thành người thì thành gì nhỉ?

Tài xế nói vuốt êm:

- Thôi kệ nó chú ơi. Thi sĩ đó với nhạc sĩ đó ở trong nước mà. Làm thơ viết nhạc như vậy cho Việt Kiều nghe thấm cái lỗ tai mới đem tiền về nước chớ. Nhưng mà nói gì thì nói, bài hát đó nghe phê hết sẩy. Thôi, tới nhà rồi chú Tiến ơi. Ngày mai nghe tiếp nha chú.

Ông Tiến xuống xe và nói:

- Chào tất cả bà con nhé.

Dì Tư đi làm được hơn một tháng thì nghe tin ông Tiến chết. Sáng hôm đó xe tới đón ông, tài xế Dũng bóp còi mấy lượt vẫn không thấy ông mở cửa đi ra. Anh móc điện thoại cầm tay gọi số phôn của ông cũng không có trả lời. Dũng nghĩ chắc ông ngủ mê nên vẫn tiếp tục đi đón những người khác.

Chiều hôm ấy, Dũng gọi thử coi ông ngày hôm sau có định đi làm không. Vẫn không ai trả lời điện thoại. Sau đó, Dì nghe Dũng nói lại ông Tiến ở một mình tại một apartment thuộc dảy chung cư thấp ba tầng. Bận về, sau khi đưa mọi người về nhà họ xong, Dũng quay lại chung cư tìm người quản lý và nhờ hắn tìm kiếm ông Tiến và cho hắn số điện thoại của anh. Tối đến sắp đi ngủ, Dũng được báo tin ông Tiến đã chết.

Cũng ngay cuối tuần đó, chủ nông trại báo tin bớt người vì công việc chậm trong mùa đông. Dì và cô Hường buồn lắm, nhưng người buồn nhiều là Dì. Dì rủ cô Hường đi viếng tang ông Tiến. Dũng tình nguyện đón hai người cùng đi chung trong một nhóm từng làm chung.

Lần đầu tiên trong đời Dì Tư thấy một người chết nằm trong chiếc quan tài mở nắp. Nhìn kỹ, Dì thấy ông Tiến như đang nằm ngủ, gương mặt bình thản, miệng như khẽ mĩm cười, hai bàn tay đan nhau đặt trên bụng. Dì không kềm được xúc động, định đặt tay mình trên tay ông nhưng lại thôi. Trong giây phút đó, Dì cảm thấy sao có sự liên hệ gần gũi lớn lao giữa người lính mua vú sữa năm xưa với người vừa nằm xuống. Nước mắt lăn dài trên má Dì lúc nào không hay./.


Phan Hạnh

Thương chào cả nhà
Lâu lắm mới về nhà .. Thương chúc cả nhà 1 đêm an lành
TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 69 70 71 72 73 ... 93
Send Topic In ra