Chiều Nhạc Nguyễn Đình Toàn
Từ phải sang: cô Kim Ngân, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn và phu nhân.
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn trao tặng hoa cho ban tổ chức và các ca sĩ.
Ngồi giữa ảnh là nhà văn Doãn Quốc Sỹ, tóc đã bạc phơ, ngồi chăm chú lắng nghe.Trước giờ trình diễn 5 phút, cửa vào phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt phải đóng lại, vì bên trong đã ngồi và đứng quá đông -- Chiều Nhạc Nguyễn Đình Toàn đã khởi sựtrong sự mong đợi như thế của khán giả, và rồi đã thành công lớn một cách tất nhiên.
Nhạc hay, lời đầy ý thơ, nhiều giọng ca diễn đạt được những nỗi đau về một Sài Gòn mất mát - và một hình ảnh Nguyễn Đình Toàn trước giờ được biết như một nhà thơ, một người viết truyện ngắn, một người thực hiện chương trình âm nhạc trên đài phtá thanh, một người tù sau 1975... đêm ThứBảy 3-12-2011 đã xuất hiện như một nhạc sĩ độc đáo, với những nét nhạc riêng đầy hoài niệm về một thuở bình yên đã mất và một ước mơ sáng tạo tự do.
Nhưthế, từ những dòng nhạc thơ mộng và đau đớn ghi vội nơi góc nhà tù, được nhẩm vào trí nhớ, và rồi nhiều thập niên sau đã bay lượn khắp thế giới - không một song sắt nhà giam nào còn giam được nhạc Nguyễn Đình Toàn nữa.
Hiện diện trong đêm nhạc có nhiều nhà hoạt động văn học, giáo dục, văn nghệ sĩ... nhưng đặc biệt còn có nhà văn Doãn Quốc Sỹ, người có 6 câu thơ lục bát thâm cảm thời ra tù năm 1980, mà 4 năm sau Nguyễn Đình Toàn ra tù mới gặp lại, cũng có 4 câu thơ thời ra tù -- nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã ghép lại thành một ca khúc gồm 10 câu thơ này.
Những ca khúc của Nguyễn Đình Toàn đã được sáng tác trong những cơ duyên như thế,không chủ động trước, y hệt như cây đàn đá giữa núi rừng quê nhà đã kêu lên những tiếng nhạc theo tiếng gió, tiếng mưa, tiếng thời gian, như tiếng thảng thốt củađất trời.
Không chuyên nghiệp, nhưng nhạc của Nguyễn Đình Toàn không gây bất ngờ cho giới văn nghệ sĩ Miền Nam - vì ông đã từng sáng tác nhạc từ trước 1975, tuy lúc đó ông nổi tiếng về các hoạt động nghệ thuật khác.
Theo lời cô Kim Ngân, Viện Việt Học, trong lời giới thiệu đầu chương trình, Nguyễn Đình Toàn đã có hơn 100 ca khúc, và chương trình Chiều Nhạc lần này chỉ hát 19 bài. Cô nói rằng, công trình văn học nghệthuật 20 năm của Miền Nam đã tiếp nối dòng chính văn học dân tộc, được đóng góp từ rất nhiều người, trong đó Nguyễn Đình Toàn qua nhiều lĩnh vực nghệ thuật đã góp phần xây dựng tích cực, kể cả khi đã ra hải ngoại.
Hai MC của chương trình là anh Bùi Đường và cô Mai Dung nói sơ lược về tiểu sử NguyễnĐình Toàn, và nói rằng toàn bộ ca khúc đêm Thứ Bảy đều là nhạc Nguyễn Đình Toàn, chỉ trừ 2 ca khúc - Tình Khúc Thứ Nhất và Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi -là nhạc Vũ Thành An với lời thơ Nguyễn Đình Toàn.
Mộtđiểm đặc biệt được tiết lộ (ít nhất là đối với nhiều người) rằng ca khúc Nước Mắt Cho Sài Gòn (tên quen thuộc là Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên) ngay từ khi Nguyễn Đình Toàn còn ở VN đã được phổ biến đi khắp thế giới, và rồi đã bị nhầm lẫn đặt cho tựa đề khác.
Những lời nhạc trong bài thương nhớ Sài Gòn này đã trở thành một phần lịch sử của người tị nạn:
Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên. Như giòng sông nước quẩn quanh buồn. Như người đi cách mặt xa lòng. Ta hỏi thầm em có nhớ không. Sài Gòn ơi! Đến những ngày ôi hè phố xôn xao. Trong niềm vui tiếng... (hết trích)
Mộtđiểm bất ngờ là rất nhiều ca sĩ không được quen tên nơi đây, nhưng đã hát rất chuyên nghiệp, rất tuyệt vời. Chắc chắn rằng, đây là nhận xét của hầu hết khán giả. Những ca sĩ hiện diện như Vương Lan, Thanh Vân, Hàn Phúc, Thanh Thúy, TạChương, Ái Phương, Anh Dũng, Mộng Thủy, Quang Thái, Bích Huyền, Khang Huy, Mai Dung, Ngọc Thủy, Khắc Hiền chỉ có vài người được biết nhiều và có xuất hiện trên màn hình TV hoặc trên các chương trình nhạc nơi khác.
Không ai ngờ Viện Việt Học lại có nhiều giọng ca tuyệt vời như thế. Chắc chắn, các lớp Việt học của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, GS Lê Chính Long... hàng tuần không dạy vềthanh nhạc. Do vậy, cơ duyên nhạc Nguyễn Đình Toàn xuất hiện với nhiều giọng ca tuyệt vời như thế quả là hiếm hoi, khó tìm.
Khi bước ra cửa, và cả trên đường láí xe vềnhà, vẫn lung linh trước mắt tôi là hình ảnh ca sĩ Tạ Chương với chiếc mũ beret và âm vang bên tai tôi là giọng ra rất Hà Nội 1954 của anh. Đó là những hình ảnh và âm thanh như rất lạ với nắng gió Bolsa.
Cũng hiếm hoi nữa, khi nghe các nghệ sĩ trẻ như Khang Huy và Quang Thái kể lại cơduyên nghe nhạc Nguyễn Đình Toàn từ thời còn ở VN, nơi bây giờ vẫn còn cấm phổbiến nhạc sĩ nghệ sĩ họ Nguyễn đa tàì naỳ.
Bản Nước Mắt Cho Sài Gòn được song ca bởi Khang Huy và Quang Thái, hai người trẻkhông có kỷ niệm nào trước 1975 -- với nhạc đệm từ Quốc Vũ đàn dương cầm và Lê Từ Phong đàn Tây Ban Cầm - diễn lại nhạc Nguyễn Đình Toàn với lời như đẫm lệ: Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên, mất từng con phố đổi tên đường, khi hẹn nhau ta lạc lối tìm, ôi tình buồn như đã sống thêm...
Ca sĩ Quang Thái kể rằng, sau 1975 nghe ba mẹ lén nghe những làn sóng radio từ xa mỗi đêm, và nghe những băng cát-sét với các ca khúc đang bị cấm về một thời Sài Gòn. Quang Thái còn quá trẻ, nhưng biết thắc mắc khi thấy nhiều người biến mất ra hải ngoại và rồi ai cũng muốn rời bỏ quê nhà, và anh đã biết yêu một Sài Gòn cấm kỵ như thế. Khang Huy kể rằng, anh đã thấy đổi tên Sài Gòn ra Thành Phố Hồ Chí Minh lúc nào cũng thấy lạ lạ, nhưng ngay cả bây giờ ởVN, mọi người ai cũng gọi là Sài Gòn.
Đúng vậy, nhà nước CSVN đã không xóa nổi tên Sài Gòn, nơi đã thất thủ và đã trởthành một biểu tượng cho tự do, dân chủ và phú cường.
Cũng nơi đó, Nguyễn Đình Toàn đã viết lên những dòng nhạc tuyệt vời của ông.
Và cũng nơi đó, nền văn học nghệ thuật chân chính đã được gìn giữ, bất kể mọi cấm đoán.
NguyễnĐình Toàn khi lên sân khấu nhận hoa tặng, đã gửi lời cảm ơn mọi người, và đặc biệt những bạn trẻ trong ban tổ chức, như Hàn Phúc và Jenny Trần, đã giúp thực hiện chương trình -- điều mà ông có một chút áy náy, như ông nói, khi mang tới những dòng nhạc buồn nhiều hơn là vui...
Ông kể, Sau 1975, nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã nói, chúng ta mất hết, chỉ còn có nhau... Tôi muốn nói, chúng ta không mất hết, vì chúng ta vẫn còn có nhau...
Chương trình nhạc cũng được khép léo xếp đặt: khởi đầu là ca khúc Tôi Muốn Nói Với Em, và chia tay khán giả bằng ca khúc Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn.
Cảhai ca khúc này đều song ca bởi Vương Lan và Thanh Vân.
Nơiđó, một nhà văn đi trước, để lại vài lời cho người đi sau về đất nước mình. Và rồi, dặn dò qua ca khúc cuối của Chiều Nhạc Nguyễn Đình Toàn, với bài Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn những ngôn ngữ thiết tha:
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn. Dù mịt mùng xa xăm. Một ngọn đèn trong đêm mờ ám. Hãy thắp cho anh một ngọn đèn. Dù chẳng còn hơi ấm. Cho lạnh lùng thấm qua lòng anh. Hãy thắp cho anh một ngọn đèn...
Nhiều khán giả vẫn còn nuối tiếc, chưa muốn về hẳn sau buổi nhạc. Trong đó có hai bạn Nguyễn Quốc Kỳ và Bùi Công Nhượng, khi bước ra nơi đậu xe, giải thích với tôi rằngđó là một đêm Thứ Bảy tuyệt vời, dù họ đã nghe nhạc Nguyễn Đình Toàn từ lâu rồi, từ thời 1990s...
Tiểu sử Nguyễn Đình Toàn tóm lược ở trang
http://www.banvannghe.com/nh%C6%B0 sau:
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn sinh năm 1936 tại Hà Nội, tị nạn Cộng Sản lần thứ nhất năm 1954; trước 1975 làm việc tại Đài Phát Thanh Sài Gòn, nổi tiếng với chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài này, trong khi cộng tác với các tạp chí văn học bằng các truyện ngắn, và thơ. Năm 1998 ông tị nạn Cộng Sản lần thứ hai, qua Hoa Kỳvà trở lại hoạt động mạnh trong lãnh vực âm nhạc, cho thực hiện hai cuốn CD ngay khi phát hành đã được đón nhận nồng nhiệt: Hiên Cúc Vàng với chỉ một giọng ca Khánh Ly, và Tình Ca Việt Nam với Duy Trác, Khánh Ly, Sĩ Phú, Thái Thanh, Võ Anh Tuấn, Lệ Thu. Tác phẩm văn chương của ông có thể kể: Chị Em Hải, 1961, tác phẩm đầu tay, nhật báo Tự Do xuất bản, Những Kẻ Đứng Bên Lề, 1964, Con Đường, 1967, Ngày Tháng, 1968, Đêm Hè, 1970, Giờ Ra Chơi, 1970. Không Một Ai, 1971, Thành Phố, 1971, Tro Than, 1972. Năm 1973 Nguyễn Đình Toàn được trao giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc (VNCH) bộ môn truyện, với tác phẩm Áo Mơ Phai. Ông và gia đình hiện cư ngụ tại thành phố Westminster, California.
Độc giả có thể tim nghe nhiều ca khúc của ông trên
www.YouTube.com, chỉ cần gõ nhóm chữ nhac nguyen dinh toan.