Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 25 26 27 28 29 ... 93
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 100077 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11594
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #390 - 27. Jan 2012 , 05:25
 


Đại Hạ Giá



...

Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v…v… hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Lev Tolstoy, Tagore, Dostoievski… đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng… cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:
- Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?
Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.


Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque – Đô Bi – Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu – tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!
Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.
- Anh mua bánh bò, bánh tiêu?
Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:
- Anh có bán… trả góp không?
- Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu?
- Tôi cần mua cả hai – chị nói tiếp – xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.
Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.
Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám:
- Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à.
- Nhưng…
- Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được.
Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.
- Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn… cảm ơn… anh nhá!
Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :
- Thầy Bi thảm lắm… Gần Tết, cô lại ngã bệnh… Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!… Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!
Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to:
“Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski… ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô… ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là ‘Tấm lòng’ ”

...
(Mồng 3 Tết Nhâm Thìn)


Nguyễn Tường

Source: http://www.diendantrunghochnc.com
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11594
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #391 - 31. Jan 2012 , 05:48
 

Mùa Xuân của Mẹ



Mẹ ơi, năm nay Tết đến với con sớm lắm, không biết mẹ có hay không. Ðó là chiều ngày 23 Tết khi Mẹ mang đến cho con chậu hoa lan đất có tới 5 gốc với gần một chục giò lan còn “chúm chím” như mẹ cười cười nói với con thế. Mẹ còn bảo “để cho các con ăn Tết.”

...


Ðiều làm cho con phải ngạc nhiên hết sức là mẹ đã mua hoa lan cho con chưng Tết trong nhà. Nhưng con biết là mẹ chiều theo ý con vì mẹ thường chê bọn trẻ chúng con rằng, “ăn Tết bằng hoa lan thì chả có gì là thi vị.” Mẹ giải thích, “Lan thì có đủ 4 mùa đâu phải chỉ có Tết mới có. Lan đất thì hoa nở bền lâu đến cả mấy tháng mà Tết nhất thì chỉ có mấy ngày.” Có lần chúng con cãi, “Mua một chậu lan chỉ mất có 4, 5 chục đồng mà chơi được cả mấy tháng trong khi đó một chục cành mai rừng Hawaii cứng đơ, chỉ được cái khi nở thì xum xuê bắt mắt mà cũng tới hơn 4 chục, có nơi tính đến 6 chục, mà chơi lại chỉ được có một tuần là cánh mai vàng đã rụng rơi lả tả. Thật là phí tiền.” Lần ấy mẹ có vẻ không bằng lòng nhưng cũng không nói gì chỉ ra góc nhà ngồi một mình.

Sau này hiểu ra chúng con thật hối hận. Ý nghĩa chơi hoa ngày Tết không chỉ là thứ hoa hiếm quí, khó trồng mà ở chỗ nó tượng trưng cho nếp sống của dân tộc. Chúng con nào biết rằng mai vàng chỉ có ở miền Nam cũng như đào đỏ chỉ có ở miền Bắc và chỉ rộ nở vào thời gian Tết Nguyên Ðán. Ðã bao nhiêu thế kỷ qua, dân tộc VN coi Mai, Ðào như những biểu hiệu của Tết, thời gian cả dân tộc nghỉ ngơi, hưởng thụ quây quần bên nhau sau một năm quần quật lao động, có khi còn phải biền biệt xa nhau nữa. Với mẹ thì mai vàng còn mang một ý nghĩa thầm kín thiêng liêng. Có lần mẹ kể, “Ba các con đã tỏ tình với mẹ dưới gốc mai vàng trong vườn nhà ngoại ở Phú Lâm vào chiều Mùng Một Tết. Cứ nhìn cánh mai vàng dù là mai rừng ở California, mẹ cũng thấy dâng lên niềm xúc động khi hồi tưởng lại mùa Xuân của mẹ.”

Thế mà chúng con đã chê bai loại hoa đó cho là bình dân rẻ tiền. Mẹ ơi muôn vàn lần chúng con xin lỗi mẹ. Nhưng chiều 23 Tết năm nay chúng con lại được hưởng thêm một sự hy sinh nữa, một hy sinh cao quí về tinh thần, về tình mẹ thương con. Mẹ đã gạt đi ý nghĩa riêng tư của mẹ mà hòa đồng với chúng con, chấp nhận sự chơi hoa ngày Tết theo ý nghĩ của chúng con.

Mẹ ơi, bây giờ thì chúng con hiểu được những mùa Xuân của mẹ rồi. Ðó là những mùa Xuân mỏi mòn chờ bóng ba con, một chinh nhân từ chiến trường về ăn Tết, sum họp gia đình cùng mẹ con mình. Nhưng chiến tranh đã cướp đi những ngày Xuân hạnh phúc của cả một thế hệ thanh niên miền Nam.

Ðó cũng là những mùa Xuân mẹ đi nuôi tù, lặn lội từ Nam ra những nơi rừng sâu nước độc ở miền Bắc để được nhìn thấy cảnh tiều tụy của Ba sau cả chục năm sống với gian lao, nhục nhằn, đói khổ.

Ðó cũng là những mùa Xuân đầu đường xó chợ, buôn chui bán lén khi chế độ cộng sản đã tước đi quyền sống của vợ con “ngụy” để Mẹ dành dụm được đủ tiền đi nuôi Ba, đủ tiền đẩy chúng con xuống thuyền vượt biên mà nước mắt như mưa.

Bây giờ thì mẹ lại có những mùa Xuân chắt chiu cho các con học hành thành người và thành công trên những miền đất mới.

Thế mà chúng con đã ngoảnh mặt đi không nhìn thấy những mùa Xuân của Mẹ vì quá mải miết với cuộc sống đua tranh, thực tiễn mà không bao giờ nhận biết được cái tinh hoa trong cuộc sống của thế hệ cha anh.

Mùa Xuân này, mẹ đã mở mắt thêm cho chúng con. Con thương quí Mẹ biết chừng nào.



Từ Uyên
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
N.Trinh
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 249
Re: Chợ Chiều
Reply #392 - 17. Feb 2012 , 04:52
 


NHỮNG NGHỀ ĐÃ BỊ XÓA TÊN HAY SẮP BỊ XÓA SỔ



Những tiến bộ của thời buổi ngày nay đã khiến nhiều nghề hoàn toàn hay sắp bị xóa sổ tại Hoa Kỳ. Nghề sửa máy chữ là một. Và nghề thư ký đánh máy nữa.

Còn một nghề cũng sắp, nhưng chưa, bị lui vào dĩ vãng: đó là nghề xuất bản sách tham khảo.

Trên toàn nước Mỹ, các tủ sách ở mọi nơi thường được chất đầy các bộ bách khoa tự điển và những pho sách dày cộm về sử, địa, luật, khoa học và các bộ tự điển để tra cứu nguyên ngữ và cách dùng từ ngữ.

...       ...


Nhưng ngày nay hầu hết những bộ sách như thế đã nằm yên trên kệ hàng tháng, có khi hàng năm mà không được một bàn tay nào đụng tới. Những bộ sách này đã trở thành những vật dụng mang tính cách lịch sử, một phần để trang hoàng phòng làm việc mà thôi.


Nhưng không phải là người sử dụng chúng biếng lười không muốn giở sách ra tham khảo, mà cũng không phải nội dung của chúng giảm bớt giá trị. Như quý vị có thể đoán biết, người ta có thể tiếp cận thông tin chứa đựng trong các bộ sách đó chỉ trong tích tắc tại hàng trăm, có khi cả hàng ngàn, địa chỉ trên mạng internet.

Lấy ví dụ, nếu quí vị muốn tìm những chi tiết về các tảng ong, quí vị không bị gò bó tìm hiểu chỉ trong bộ bách khoa tự điển, có lẽ đã được soạn cách nay 20 năm. Trên mạng, bạn có thể tiếp cận với vô số những tảng ong qua phương tiện điện tử để đọc hay xem cho đến khi mãn nhãn.

...                   ...

Ngày nay số bán những bộ bách khoa tự điển chuyên môn, đắt tiền đã giảm quá phân nửa so với 10 năm trước. Nhưng sự kiện này không làm cho các nhà xuất bản phải dẹp tiệm. Họ đang bù vào số thua lỗ của việc in ấn sách bằng cách bán quyền sử dụng sách điện tử trên mạng, để ai cần phải đăng ký trả tiền sử dụng dài hạn, như các thư viện, các trường đại học, bệnh viện, và các văn phòng luật trên khắp thế giới. Tự điển bách khoa trên mạng được cập nhật thường xuyên và có thể điều chỉnh cho dễ đọc chứ không như các ấn bản.

Những nhà xuất bản, còn gọi là những nhà sáng tạo nội dung các bộ sách tham khảo, chẳng có mấy chọn lựa nếu như họ muốn tiếp tục tồn tại trên thương trường. Và ít ra thì họ cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho những cơ sở như kho chứa sách, và đồng thời cứu được nhiều rừng cây khỏi bị đốn ngã để làm giấy in sách.

Nguồn: Voanews.com
Back to top
« Last Edit: 18. Feb 2012 , 04:52 by N.Trinh »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11594
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #393 - 08. Mar 2012 , 05:15
 

Mùng 8, Tháng 3


Hôm nay mùng tám tháng ba
Chị em phụ nữ nhận hoa, nhận quà
Nhận hoa lãng phí xa hoa
Nhận quà xài được hơn là nhận hoa
Nhận hoa mới buổi hôm qua
Sáng nay vội héo nên… chị em ta thật thà:
“Dẫu hoa hương sắc đậm đà
Nhưng mà quà cáp mặn mà hơn hoa
Khuyên ai tặng chị, em ta
Cứ nên tặng cả vừa hoa vừa quà
Hoa trưng thì để đẹp nhà
Còn phần quà cáp mới là … sâu xa!”
Hôm nay mùng tám tháng ba
Mày râu xuôi ngược mua hoa, mua quà
Tặng em, tặng chị… quý bà
Cố lên “chiến hữu” dẫu là … tiền ra.

NPH
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11594
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #394 - 16. Mar 2012 , 10:26
 

nhựt ký tuổi già

...

Sài Gòn 15/03/2079,

Trời nóng, đêm qua nghe đâu nhiệt độ lên 50 độ xê. Cũng may chiều qua gặp thằng bạn già đi bộ ngoài công viên, hai thằng ngồi cưa đứt lít rượu Gò Đen nên về cũng dễ ngủ chút, nhưng sáng ra mồ hôi mồ kê vẫn ướt dầm cả chiếu.

Dậy thấy bụng cồn cào, ngó xuống bếp chỉ thấy cơm nguội, chắc má tụi nhỏ đi chợ sớm, cũng may vừa lúc thằng Hà Văn đẩy cửa vô, hỏi mày đi đâu về, nó nói dạ con đạp xe đi lãnh lương hưu, tía ra phụ con khiêng tiền dzô hén. Mèn, lương hưu gì mà năm sáu bao tải tiền, khiêng muốn gãy sống lưng. Mình nói nó, lương hưu mày nhiêu mà nhiều dữ? Nó làm bộ ngạc nhiên, chời, có hai tỉ mấy mà tía nói nhiều gì. Mèn, xưa mình đi làm chừng đâu hai chục năm còn không kiếm nổi số tiền bằng một tháng lương hưu của nó. Tụi nhỏ giờ khá thiệt.

Thằng Văn thấy tía mệt nên giả lả, thôi bữa nay con lãnh lương hưu, con mời tía đi ăn sáng cafe sang chơi hén. Đi liền, già chớ đâu có lẫn, nhưng mà giả bộ làm eo, mày nhớ mua tao gói con Mèo nghen mậy. Nó dạ lia.

Hai tía con vô ngồi quán, quánh hai tô hủ tíu giò rồi mần hai ly cafe sữa đá. Lúc mồi điều thuốc uống cafe, mình hỏi thằng Hà Văn, nè bây, sao đi lãnh lương hưu mà hông đi xe hơi, già rồi đạp xe chi cho mệt rồi chở tiền giống đi chiến dịch vậy.

Nó trợn mắt, ủa bộ tía hổng hay gì sao? Xăng mới lên giá, bữa nay tăng thêm năm triệu một lít, con lái xe đi lãnh lương hưu thì lãnh tiền ra không đủ đổ xăng chạy dzìa nữa chớ ở đó mà đãi tía ăn sáng. Mình bần thần một đỗi, bữa trước xăng hăm hai triệu, hông lẽ bưa nay lên gần ba chục triệu một lít sao ta, kiểu nầy chắc chết quá. Thằng Văn nói tiếp, tối qua nóng quá chời mà bà má bắt tắt hết máy lạnh, má nói điện bữa mười lăm triệu một ký, bây ngủ máy lạnh riết chắc nhà này đi ăn mày luôn.


Mình ngậm ngùi nói thôi tính tiền dìa để má bây trông, thằng Văn lôi cái bao tải ra kêu chủ quán tính tiền, hai tô hủ tíu với hai ly cafe mất gần trăm triệu, lúc bước chưn ra khỏi quán con nhỏ phục vụ chạy theo, ông ơi ông ơi, hồi nãy con quên tính tiền gói con Mèo, ông cho con xin thêm hai chục triệu nữa.

Trích blog của Người Lữ Hành Kì Dị
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
N.Trinh
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 249
Re: Chợ Chiều
Reply #395 - 16. Mar 2012 , 18:47
 

LÀM VIỆC NHÀ GIÚP GIẢM STRESS

Thanh Phương



...



Lau nhà, hút bụi, rửa chén, giặt đồ không phải là những công việc gây mệt nhọc, mà trái lại giúp làm giảm stress. Đó là kết luận thật bất ngờ của ông Dominique Loreau, tác giả một cuốn sách về đề tài stress xuất bản tại Pháp.

Theo ông Loreau, làm việc nhà khoảng 20 phút mỗi ngày sẽ giúp chúng ta giảm bớt tinh trạng lo âu và căng thẳng thần kinh. Theo một nghiên cứu đăng trên một tạp chí y khoa của Anh, British Journal of Sport Medecine, lau nhà, hút bụi, rửa chén, nói chung là làm những việc nhà, một cách cật lực, cũng có tác dụng giống như tập thể dục hay chơi thể thao.

Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu Scotland đã theo dõi gần 3000 đàn ông và phụ nữ. Họ nhận thấy rằng những người tập thể dục, thể thao thường xuyên có nguy cơ bị stress hoặc lo âu ít hơn 30% so với người không tập thể lực. Nhưng họ cũng thấy rằng ngay cả những người lau nhà, rửa chén cật lực mỗi tuần cũng giảm được 20% nguy cơ bị stress.Các nhà nghiên cứu Scotland còn nhận thấy làm việc nhà cũng là một hoạt động thể lực giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và bệnh viêm.

Như vậy chẳng lẽ làm việc nhà lại là một phương thức điều trị stress hiệu quả, trong khi các bà thường hay than là tối ngày cứ quần quật như là con mọi để cho nhà cửa được tươm tất ? Chắc là có người sẽ nói rằng, lau nhà, hút bụi, ủi đồ cũng là chuyện bắt buộc, giống như ăn, ngủ hay tắm rửa. Nhưng thật ra, làm việc nhà mang lại cho chúng ta những lợi ích khác. Thứ nhất là, khi nhìn thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn ghẽ, mát mẽ, tự nhiên đầu óc của ta sẽ thấy sảng khoái hơn, giống như là chúng ta vừa dọn dẹp sạch sẽ bộ não của mình.

Ấy là chưa kể, dọn dẹp một căn phòng đòi hỏi một sự tập trung cao độ và như vậy đây là một phương pháp để chống triệu chứng rối loạn tập trung tư tưởng, vốn là một dấu hiệu của chứng trầm cảm. Khi chúng ta lau chùi những vật cũ xưa, thì hành động này gợi lại cho chúng ta những kỷ niệm êm đẹp gắn với những vật mà chúng ta được tặng hoặc chúng ta mua trong những dịp đi du lịch. Nói chung, làm việc nhà giúp chống stress và tìm lại sự bình yên trong lòng.

Như giải thích của tác giả Dominique Loreau, khi lau nhà, hút bụi, toàn bộ cơ thể đều được huy động, Mà khi cử động, chúng ta tái lập những kết nối với bộ não và giải tỏa những căng thẳng cơ bắp. Ngược lại, sống trong một căn nhà bề bộn, thiếu ngăn nắp sẽ dễ làm ta xuống tinh thần, khiến ta có cảm tưởng là mình không làm chủ được căn nhà, cũng như không làm chủ được cuộc đời mình.

Vậy thì khi nào thấy các bà vợ sắp lên cơn stress, các ông chồng cứ việc dúi vào tay họ một cây chổi là các bà sẽ vui vẻ trở lại ngay. Nhưng có ông nào dám làm thử không ?


... ...


nguồn: RFI.fr
Back to top
« Last Edit: 16. Mar 2012 , 18:49 by N.Trinh »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #396 - 22. Mar 2012 , 11:32
 
...

Khoai tây


Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to.

Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa.

Chúng tôi thích thú viết tên những người không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi... cũng đã căng nặng, dầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi với bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh.

Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước.

Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói:

"Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở!

Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.

Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng cho bản thân mình".

Thế mới biết trong cuộc sống có những điều không nên giữ trong lòng. 
 
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #397 - 22. Mar 2012 , 11:36
 
...
Cái thiếu của người già


Già thì khổ, ai cũng biết. Sinh, lão, bệnh, tử ! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao !
Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được. Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những mớ tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác … mà không khỏi tức cười ! Quan sát nhìn ngắm mình như vậy, ta mới hiểu hai chữ "sồng sộc" của Hồ Xuân Hương:

"Chơi xuân kẻo hết xuân đi.
Cái già sồng sộc nó thì theo sau !".

Có lẽ nữ sĩ lúc đó mới vào lứa tuổi 40 ! Thời ta bây giờ, 40 tuổi lại là tuổi đẹp nhất. Phải đợi đến 70, thất thập cổ lai hy, thì mới gọi là bắt đầu già (?) Nếu trong tương lai, khi con người sống đến 160 tuổi thì 80 lại là tuổi đẹp nhất !

Tuy nói vậy, thực tế, già thì khó mà sướng. Con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra, còn sướng thì khó biết ! Một người luôn thấy mình …sướng thì không khéo người ta nghi ngờ hắn có vấn đề … tâm thần ! Nói chung, người già có 3 nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết đựơc sẽ giúp họ sống "trăm năm hạnh phúc":

1.- * Một là thiếu bạn !

Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình ! Quay quắt, căng thẳng, tủi thân. Lúc nào cũng đang như "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt / Ta nằm dài nghe ngày tháng dần qua…!".

Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai "cùng một lứa bên trời lận đận"… Gặp được bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được !
Để giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu "tiêu chuẩn" người bạn mình muốn làm quen. Nhà tư vấn sẽ "matching" để tìm ra kết quả và làm … môi giới … Dĩ nhiên môi giới cho họ kết bạn. Còn sau này họ thấy tâm đầu ý hợp tiến tới hôn nhân (nếu còn độc thân) thì họ ráng chịu ! Đó là chuyện riêng của họ. Ngày trước, Uy Viễn tướng công mà còn phải than:

Tao ở nhà tao tao nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi bảo rằng không đến
Đến thì mi hỏi đến làm chi
Làm chi tao có làm chi được
Làm được tao làm đã lắm khi…
~ Nguyễn Công Trứ

Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể "chat", "meo" với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa stress… Thỉnh thoảng tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe ! Có dịp tương tác, có dịp cãi nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ được kích thích, được hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khoái, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandoster one), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ !…Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa ... Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng … Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm … văn nghệ !

2.- * Cái thiếu thứ hai là thiếu … ăn !

Thực vậy. Ăn không phải là tọng, là nuốt, là xực, là ngấu nghiến …cho nhiều thức ăn ! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử ! Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm ! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi, lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt sao trôi ? Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng ! Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt !

Nhưng các cụ thiếu ăn, thiếu năng lượng, phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem quá đáng. Bác sĩ lại hay hù, làm cho họ sợ thêm ! Nói chung, chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử :

"Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.."
[Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói đến thì ăn mệt ngủ liền..]
~ Trần Nhân Tông

"Listen to your body". Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình ! Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó ! Nhưng nhớ ăn là chuyện của văn hóa (!), chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ thuở còn thơ ! Người già có thể thích những món ăn … kỳ cục - không sao ! Đừng ép ! Miễn đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau… Mắm nêm, mắm ruốc, mắm sặt, mắm bồ hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn đừng quá mặn, quá ngọt … là đựơc. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể được. Đừng ép ăn, đừng đút ăn, đừng làm "hư" các cụ !

Cũng cần có sự hào hứng, sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn. Con cháu hiếu thảo phải biết …giành ăn với các cụ. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử.

3.- * Cái thiếu thứ ba là thiếu vận động !

Già thì hai chân trở nên nặng nề như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời ta nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng ra, dòn tan, dễ vỡ, dễ gãy ! Ấy cũng bởi cả một thời trai trẻ đã "Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…" (TCS)!

Bác sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ thì dễ làm các cụ ráng quá sức chịu đựng, sẽ lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… lao động suốt ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trước TV , computer ! Có một nguyên tắc "Use it or lose it !" Cái gì không xài thì teo ! Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá, nên "đầu thì to mà đít thì teo". Thật đáng tiếc !
Không cần đi đâu xa. Có thể tập trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận rất tốt. Đi vòng vòng trong phòng cũng được. Đừng có ráng lập "thành tích" làm gì ! Tập cho mình thôi. Từ từ và đều đều… Đến lúc nào thấy ghiền , bỏ tập một buổi … chịu hổng nổi là được !

Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng … kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh...! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại. Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ…
Tóm lại, giải quyết đựơc "ba cái lăng nhăng" đó thì có thể già mà …sướng vậy ! 
 



Back to top
« Last Edit: 22. Mar 2012 , 11:37 by macco »  
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #398 - 08. Apr 2012 , 19:04
 
...


Kính chúc các thày cô, các anh chị một mùa Lễ Phục Sinh tràn đầy Thánh Ân và Phước Hạnh...
Back to top
 

...
 
IP Logged
 
N.Trinh
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 249
Re: Chợ Chiều
Reply #399 - 28. Jul 2012 , 19:35
 
HÁT- GIÚP KÉO DÀI TUỔI THỌ
 


... Anh mong chờ muà Thu,
Trời đất kia ngả mầu xanh lơ
Ðàn bướm kia đùa vui trên muôn hoa
Bên những bông hồng đẹp xinh.....


Khi cất tiếng hát là bạn đang làm điều có lợi cho sức khỏe đấy!

Những lúc ngân nga hát, bạn sẽ thấy tâm trạng phấn chấn hơn. Nhiều người hát khi tụ tập bạn bè, trong các bữa tiệc, hát để giải trí, thậm chí hát để giải sầu. Bạn có thể hát khi đang làm việc nhà, nấu ăn, đang tắm, sau khi hoàn tất một công việc... Hãy làm điều đó một cách tự nhiên vì hát rất tốt cho bạn.

Các nghiên cứu khoa học tại nhiều nước đã chứng minh, hát vừa đem lại niềm vui vừa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi hát, chúng ta thường nhập tâm vào các giai điệu, lên giọng, hạ giọng... chính những điều này đã đem đến các tác động có lợi cho cơ thể, bao gồm:

Hát giúp giảm đau và căng thẳng
Giáo sư Graham Welch, đại học London, Anh, đã tiến hành một nghiên cứu về lợi ích của hát đối với sức khoẻ. Ông cho biết, khi hát, nhịp thở của bạn sẽ thay đổi, dung tích của phổi được sử dụng hết cho việc hít thở. Luồng không khí vào cơ thể nhiều hơn và mạch máu sẽ hấp thụ nhiều ô-xy hơn. Do đó, bạn sẽ có cảm giác tỉnh táo hơn.
Thông qua việc hít thở sâu, hát cũng giúp những bệnh nhân bị viêm phổi hoặc hen suyễn dễ hít thở hơn.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra nhiều lợi ích của hát như: làm giảm áp lực máu, điều hoà nhịp tim và giảm căng thẳng. Ngoài ra, hát còn được sử dụng như liệu pháp trị liệu. Patricia Preston-Roberts, một nhà trị liệu âm nhạc ở New York, Mỹ, đã sử dụng liệu pháp âm nhạc điều trị cho nhiều bệnh nhân có vấn đề về tâm sinh lý.
Patricia cho biết: "Nhiều bệnh nhân cảm thấy chán chường về cơ thể bệnh tật của mình. Tôi đã khuyên và hướng dẫn họ hát. Sau đó, họ cho biết dường như liệu pháp này đã giúp ngăn chặn những cơn đau xuất hiện".


Kéo dài tuổi thọ
Hát không chỉ mang lại lợi ích cho người trẻ mà còn rất tốt cho người lớn tuổi. Để minh chứng cho điều này, các nhà khoa học tại Mỹ đã tiến hành nghiên cứu giữa hai nhóm người từ 55 tuổi trở lên.
Một nhóm tham gia các hoạt động ca hát ở nhà thờ, nhóm còn lại là những người không tham gia ca hát. Sau ba năm, kết quả cho thấy những người trong nhóm ca hát có những biểu hiện tinh thần tốt hơn hẳn nhóm kia như: họ ít mắc bệnh, ít gặp các vấn đề về mắt, ít bị trầm cảm, ít gặp những vấn đề về hô hấp...
Một kết luận khác rất đáng chú ý, đó là hát còn giúp bạn kéo dài thêm 2 - 3 năm tuổi thọ.
Bí quyết nhỏ
Nếu muốn tâm trạng phấn chấn hơn, bạn hãy hát thay vì ăn một thanh chocolate. Hát sẽ tốt hơn cho bạn vì ăn chocolate nhiều khi có thể làm bạn tăng cân.
Đi hát karaoke với bạn bè cũng là một cách bạn giải toả căng thẳng hiệu quả. Tiến sĩ Takeshi Tanigawa, trường đại học Y dược Ehime, Nhật Bản, cho biết, khi hát cùng với bạn bè, bạn sẽ nhận những tràng pháo tay tán thưởng. Qua đó, bạn cảm thấy mình được nhiều người ủng hộ. Đây là liều thuốc tinh thần hiệu quả giúp người ta chống lại cảm giác buồn chán, căng thẳng.


Lợi ích cho bệnh nhân Alzheimer
Khi hát, bạn phải luyện giọng, ghi nhớ lời bài hát. Đây cũng là bài tập giúp nhiều người luyện trí nhớ. Do đó, hát rất có ích cho những ai hay quên hoặc mắc chứng Alzheimer.
Theo các nhà nghiên cứu về Alzheimer tại Canada và Mỹ, những người mất trí nhớ vẫn có thể hát bài quen thuộc và học bài mới. Qua đó, họ trở nên tự tin hơn, không cảm thấy cô đơn và quá trình mất trí nhớ bị chậm lại. Trí não của chúng ta sẽ tạo ra những phản ứng, hoạt động khác nhau giữa hát và nói.
Âm nhạc cho phép những người không còn khả năng nói tiếp cận với những bài hát và các ca từ. Âm nhạc cũng là biện pháp dẫn đường cho những người mất khả năng giao tiếp đến với ngôn ngữ thông qua giai điệu. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng hát cũng đem đến những lợi ích tương tự cho bệnh nhân bị bệnh Parkinson, đột quỵ, chấn thương ở đầu hay những người thiểu năng.

Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, cải thiện trạng thái tinh thần
Một nghiên cứu của trường đại học Frankfurt, Đức, đã phát hiện hát giúp cơ thể gia tăng sản sinh một số chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch như cortisol, Immunoglobulin A... Khi nghe nhạc, bạn không có được những lợi ích này.
Khi hát, cơ thể sản sinh nhiều nội tiết tố endorphine giúp gia tăng cảm giác sảng khoái. Một số người dễ bị suy sụp tinh thần sau khi ly hôn hay gặp khó khăn về tài chính, kinh doanh... Thế nhưng, sau khi họ hát hoặc tham gia các chương trình văn nghệ, họ đã có những phản ứng tốt về tâm sinh lý và yêu đời hơn.


...


(sưu tầm trên Net)
Back to top
« Last Edit: 28. Jul 2012 , 19:42 by N.Trinh »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #400 - 18. Nov 2012 , 17:29
 
 
Buổi sáng trong tiệm sách

Trúc Xanh


Đã bao lâu rồi bạn đến tiệm sách? Với tôi, khá lâu nhé, dễ có đến trên nửa năm. Bận quá mà, làm việc, gõ bài,… túi bụi hết; nhưng có vài ngày nghỉ vacation, không xài cũng mất nên lại lang thang tới đấy.

Sáng thứ Năm mùa đông. Tiệm Barne & Nobles rộng mênh mông. Dãy dãy kệ nâu xếp hàng phô những gáy sách đủ màu, cuốn nào trông cũng đẹp, cũng bắt mắt. Thoang thoảng hương cà phê Starbucks. Lác đác vài người, khách và nhân viên, rải rác trong không gian 2 tầng. Trong tiếng nhạc du dương là một im ắng trọn vẹn, im lặng của sách, của sự đọc sách.

Tôi đặt ly cà phê lên bậu cửa sổ, thầm cảm ơn người thiết kế vì dù không có bàn nhưng khung cửa to bản đủ chỗ để ly, sắc tay, và kê chân. Cửa kiếng to, cao tận trần nhà, bày ra bên dưới phố phường yên ả của những cửa hàng chưa có khách. Tôi kéo ghế ngồi, hớp một ngụm đen nóng và đắng. Ngang tầm mắt xa xa là những hàng cột điện.

Anh sợ những cột đèn đổ xuống
Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
Bóp chết mọi hy vọng
Nên anh dìu em đi xa
(“Dạ Khúc”, của Thanh Tâm Tuyền)

Tôi không ở thời Thanh Tâm Tuyền - nơi mỗi điều là mỗi hoang mang - nhưng những hàng cột điện gỗ xiêu xiêu, dây dăng mắc hằn trên bầu trời xám trìu trĩu mây luôn làm tôi nhớ Sài Gòn. Sách cũng làm tôi nhớ Sài Gòn. Thành phố ngày đó tràn ngập sách, sách trong tiệm, sách trên vỉa hè, sách cả trong chợ bên cạnh rau cá thịt.

...
Tiệm sách
Nguồn ảnh: OntheNet


Tôi chọn vài tờ magazine. Đây là dịp tôi đọc những báo khác với mớ báo thường ngày. Thích thú với một tờ báo chuyên về nông thôn Hoa Kỳ. Một nếp sống tràn ngập rau trái, cây cỏ. Có lẽ vì sống trong thành phố nên tôi rất mê đồng quê. Thỉnh thoảng cha đưa tôi ra vùng ngoại ô khi đi thăm bạn ông. Những cánh đồng lúa xanh mượt như tấm bánh cốm mịn, những chiếc cầu vắt ngang con kênh, bánh xe lăn qua nghe lọc cọc. Cất vào túi phiếu đặt mua báo, đành về quê theo kiểu hàm thụ vậy thôi.

Lâu lắm tôi mới được đọc dưới ánh sáng tự nhiên. Cũng chữ đen, giấy ngà, nhưng dưới ánh sáng chan hòa, chữ sao mà đẹp. Chữ - tinh túy tư tưởng của bao người - trong không gian thảnh thơi yên ắng, đến với ta, đậu vào tai ta như một thủ thỉ bạn bè.

Sau một thời gian viết lách, tôi mới thấy thấm những lời khuyên trong các báo chuyên về writing. Ai cũng than viết không dễ, nhất là thời buổi bây giờ. Một tác giả mổ xẻ cái gọi là “writer’s block” (tạm dịch: “tình trạng không biết viết gì”) nó cũng giống như ca khúc Yesterday, ngày hôm qua sao viết ào ào, viết dễ như ăn cơm sườn, vậy mà ngày hôm nay ứ hự, khục khặc, nghĩ nát óc không ra. Lý do vì chúng ta bị quá nhiều chi phối: cell phone, tuyệt lắm, nhưng nó làm ta hết nơi trú ẩn; tin tức, đầy tràn, nhưng nó chiếm hết tâm trí ta; vô vàn lỉnh kỉnh vây quanh ta, chúng dằng xé, chia nhỏ ta, làm ta chẳng còn đủ thì giờ nghĩ ngợi, và nếu không nghĩ ngợi thì không thể viết.

Một tác giả thành danh, cũng là một bác sĩ bận rộn, tìm ra thuốc trị bệnh “viết khó” bằng cách “Hãy đem cho quách cái Ti Vi”. Đó nhé, muốn viết phải có thuật, chứ tài không thôi chưa đủ đâu.

Một tác giả lão thành than thở rằng ông mất cả chục năm lăn lộn với nghề, tưởng đã tỏ tường mọi đường ngay nẻo tắt, nhưng đùng một cái với ebook, facebook,... mọi sự thay đổi, lộn tùng phèo hết trơn, thế là dù mơ trở về “ngày hôm qua” thì ngày hôm nay ông vẫn phải hì hục học những điều mới. “Nếu không thích ứng với thời buổi thì đừng nên chọn nghề viết”, ông khuyên.

Một lời khuyên cho ai muốn in sách: Nếu muốn các nhà xuất bản để mắt tới, bạn cần có blog cá nhân. Đã có một người mở blog, viết 12 notes / ngày trong suốt 9 tháng. Cố gắng ấy đã giúp blog này thu hút nhiều bạn đọc và cả các nhà xuất bản. Tôi thấy một số tác giả Việt trong và ngoài nước đang làm như thế. Họ đăng từng phần truyện dài trên blog, sau đó mới ra sách. Bạn đọc biết trước nên đón nhận nồng nhiệt, người viết cũng nhận được phản hồi nên kịp thời sửa đổi câu chuyện cho đúng gu đám đông hơn.

Tôi có nên ra blog không nhỉ? Nghe hấp dẫn, nhưng nghĩ tới việc phải săn sóc chăm chút blog như chăm cái vườn hoa, ớn quá. Thôi, cứ ké blog thiên hạ cho nó nhàn, “Trầm tư bách kế bất như nhàn” (“Uống Rượu Tiêu Sầu” , Cao Bá Quát), không học được uống rượu đâu, chỉ xin học thứ khác của cụ Cao.

Đến tiệm sách bạn nên đến ngày thường, lúc vắng người nhất. Cũng cần đi một mình để vắng cả những câu chuyện vãn. Dọn sẵn chỗ cho sách, sách sẽ vui mừng, mở lòng ra đón bạn. Cũng đừng quên đem theo vài cuốn sách khi ra về. Chữ nghĩa dù nhằm nuôi tinh thần nhưng vẫn là một sản phẩm, như lúa, như hoa; nếu không ai mua sẽ chẳng ai cấy, trồng.

Open the cover and liberate me
Turn that first page and I'd be boundless and free
Both of us want to be daring and bold
Make the decision, let magic unfold
If you don't help me, I will not survive
Only your actions can keep me alive
(“A Character Pleads for His Life”, Laura P. Salas)

Dịch nghĩa:

Hãy mở bìa và giải thoát tôi
Mở trang đầu và tôi sẽ được thả ra không giới hạn
Cả hai ta đều muốn thành gan dạ và lỳ lợm
Dám quyết định, dám mở tung điều bí ẩn
Nếu bạn không giúp tôi, tôi sẽ chẳng sống sót
Chỉ những hành động của bạn mới giúp tôi tồn tại .

Tôi thích rời tiệm sách tay cầm một hai ấn bản. Mua trong tiệm giá nguyên, mắc hơn trên mạng, biết chứ. Báo Văn của Sài Gòn năm xưa có motto “Tạp Chí của những người Ham Đọc, Hiếu Học, Ưa Suy Nghĩ”. Thời buổi nay câu đó nên thay đổi một chút, một chút thôi: “Sách của những người Ham Đọc, Hiếu Học, Ưa Suy Nghĩ, và .... Chịu Chơi”.
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #401 - 18. Nov 2012 , 17:43
 
TƯỞNG NHƯ MÒ KIM ĐÁY BIỂN

Trích từ "Nhật Ký Chuyến Bắc Du"
Để có chút quà mọn nhân ngày lễ Tạ Ơn.


Từ giả Union city, CA; chúng tôi hướng về phía Bắc mà mục tiêu là Ashland, Oregon. Trong trí nhớ còn sót lại của M., Ashland là gió lạnh và mưa như không bao giờ dứt hạt.
Ba mươi năm truớc đây, gia đình M. chân ướt chân ráo bước xuống phi trường Medford và được người bảo trợ dẫn về đây: Ashland. Gia đình M. được cho ở trong một apartment, ngày đi làm, đêm cắp sách đến trường học ESL. Được một nhà thờ Do Thái Giáo bảo trợ, hằng ngày có người đưa đón đi chợ và đi học. Ba mươi năm với bao vật lộn cam gay trong cuộc sống xa lạ, mọi thứ: từ ngôn ngữ cho đến phong tục tập quán đều khác hẳn với những gì đã từng quen thuộc ở quê hương…Những khắc nghiệt, những cam khổ. những niềm vui lớn nhỏ, những vật đổi sao dời…tất cả rồi cũng phai mờ đi, hình ảnh những người bảo trợ tốt bụng tận tụy, đầy lòng nhân ái thời gian cũng đã khá phôi pha... chỉ còn lại một cô giáo ESL: thuở ấy khoảng hơn 40 tuổi là không bao giờ quên được. M. chỉ còn nhớ cái tên hình như là Andria hay Andira gì đó: một cô giáo tận tụy và hy sinh vô bờ bến. Mặc dầu M. chỉ ở Ashland vỏn vẹn hai tháng, rồi sau đó đi tiên phuông xuống Los Angeles, CA để dọn đường tìm cách đưa gia đình xuôi Nam, nơi có nhiều người cùng chủng tộc cùng ngôn ngữ sinh sống. Chỉ hai tháng tạm trú ở Ashland và vài mươi buổi đến trường mà hình bóng cô giáo Andrea (tên cô giáo) như không bao giờ phai nhạt. Trong hai tháng ngắn ngủi đó, cô giáo đã không biết bao nhiêu lần đưa về nhà, hoặc cùng đi chơi với nhau (để thực tập tiếng Anh), thậm chí còn đưa M. và người chị tên B. đi thăm San Francisco (hôm gặp nhau còn nhắc lại là hồi đó chỉ mua $8.00 xăng cũng đủ đi từ Ashland đến San Francisco) bằng chiếc xe con cóc (beetle) màu vàng của bà ta.
Nhân chuyến đi thăm xui gia ở Union city, CA, M. đề nghị cố đi tìm, xin nhắc lại cố đi tìm cho ra bà Andrea. Chuyện đâu phải dễ dàng; đã gần 30 năm rồi còn gì. Với chỉ một first name trơ trụi, và khoảng chừng 40 tuổi mà đã 30 mươi năm rồi không liên lạc nhau. Biết bà ta có còn sống không?.Biết bà ta có còn ở đó không hay là đã dọn đến một thành phố, một tiểu bang khác… Bao nhiêu câu hỏi và bao nhiêu những rối rắm để tìm cho ra một người với những chi tiết ít oi, mơ hồ như vậy.
Tôi cảm kích về lòng biết ơn sâu đậm và lâu dài đó của M. (và của cả gia đình M.) và tôi nguyện với lòng sẽ cố gắng tìm cho ra bà Andrea.
Thẳng tiến trên I- 5 về hướng bắc, chúng tôi trọ lại một đêm ở Redding, CA;và sáng sớn hôm sau lại lên đường hướng về Ashland… Chúng tôi nghỉ ở Weed Rest Area…, rồi Clamath river rest area… Tại đây trong lúc M. đi restroom, tôi tò mò vào phòng information hỏi một bà cụ khoảng 80 tuổi:
“ - Thưa cụ, vợ tôi 30 năm trước có ở Ashland hai tháng, và học ESL với một cô giáo tên Andrea, cô ta không nhớ last name, cô giáo lúc đó khoảng 40 tuổi. Sau ba mươi năm hôm nay, vợ tôi muốn đi tìm cô giáo, bà có cách nào giúp chúng tôi tìm được không?”
Bạ cụ mỉm cười bao dung và nhìn tôi ái ngại:
“ - Ba mươi năm. Nhiều thay đổi quá. Hy vọng sẽ rất nhỏ nhoi cho dù may mắn bà ta còn sống và còn ở đó; còn nếu bà ta đã di chuyển đi đâu rồi thì hy vọng lại còn nhỏ hơn nữa. Theo tôi nghĩ, cậu nên đến nơi mà cô ấy học, gặp người làm ở văn phòng và nói hoàn cảnh của ông bà, nói cho người ấy first name của cô giáo, 30 năm trước khoảng 40 tuổi… xem họ có tìm được không? Dù sao tôi cũng chúc ông bà nhiều may mắn.”
Với một ít lời khuyên đó, liệu chúng tôi có mảy may hy vọng nào không?
Khi M. đi restroom ra tôi tường trình việc “điều tra” của tôi cho M. nghe.
M. nói:
- Em nhớ là lúc đó học trong cái trailer, không biết bây giờ cái trailer còn ở đó không, và thậm chí em không nhớ chỗ đó là chỗ nào, vì đã 30 năm rồi, mà em chỉ ở đó có hai tháng mà thôi, đi học chắc khoảng hơn 20 lần…
Thế là niềm hy vọng trở nên mỏng manh thêm!
Chúng tôi vào địa phận Ashland, check in khách sạn, tắm rữa, thay quần áo sạch sẽ, rồi đi ăn trưa. Chúng tôi vào Panda express, một tiệm ăn tàu. Chúng tôi gọi món salad và một phần mì xào hải sản, trà đá…
Ăn xong, trên đường vào restroom rửa tay, tôi đi ngang qua một ông Mỹ lớn tuổi, ông đã order món ăn và đang chờ dọn ra. Tôi ngồi xề xuống và hỏi ông:
“Thưa ông, tôi có thể hỏi ông một câu không?
- Vâng, ông cứ tự nhiên.
- Thưa ông, ông đã ở đây lâu chưa?
- Khoảng 30 năm.
- Vậy thì may quá! Vợ tôi - cô ngồi đằng kia, 30 năm trước ở đây hai tháng và có học ESL với cô giáo tên là Andrea, lúc đó cô giáo khoảng 40 tuổi. Bây giờ chúng tôi muốn tìm lại cô giáo đó, ông có cách nào giúp chúng tôi được không?”
Ông ta suy nghĩ lung lắm và lắc đầu:
“Tôi thấy khó quá. Không biết cô giáo ấy có còn sống và còn ở đây không. Nếu vợ ông nhớ được cái last name thì may ra, còn first name thì tôi e là có đến hàng vạn người mang first name như thế. Theo tôi, ”the best bet” (chữ ông dùng) là ông bà nên đến thư viện công cộng và nói hoàn cảnh của ông bà..Tôi hy vọng là họ sẽ cảm kích vì lòng biết ơn của ông bà đối với cô giáo, dù đã 30 năm rồi mà còn nhớ lại đi tìm như vậy.. Hy vọng họ sẽ cố giúp cho.
- Cảm ơn lời khuyên và sự giúp đỡ tận tình của ông.
- Chúc ông bà may mắn.
Sau khi ăn xong, chúng tôi đến ngay thư viện, tìm chỗ đậu xe rồi tìm lối vào trong. M. cứ trầm trồ khen ngợi thư viện sao mà đồ sộ quá! Một thành phố nhỏ mà thư viện vĩ đại như vầy! (nên nhớ thành phố Ashland có nhà hát Shakespeare nổi tiếng thế giới)
Chúng tôi vào, gặp một nhân viên thư viện, tự giới thiệu và trình bày mục đich của mình.Bà ta vui vẻ:
- “Hy vọng được thôi, nhưng tôi đang bận quá, để tôi giới thiệu ông bà với Amy, cô ấy sẽ giúp đỡ quí vị.”
Bà đưa chúng tôi lên lầu, giới thiệu với Amy, rồi bắt tay từ giã sau khi đã chúc chúng tôi may mắn.
Amy tiếp chúng tôi ở phòng làm việc với nhiều giấy tờ và điện thoại.
Chúng tôi trình bày mục đích của chúng tôi. Amy vui vẻ nói:
- Tôi biết một người, ông ta trước đây làm ở international languages. Tôi hy vọng ông ta sẽ rất thông thạo về các giáo viên dạy ESL. Cô ta lên lầu mang xuống một ông Mỹ trắng cao lêu nghêu và giới thiệu với chúng tôi:
- Đây là Bill, tôi hy vọng Bill sẽ giúp được ông bà toại nguyện.
Chúng tôi trình bày hoàn cảnh và mục đích của chúng tôi với Bill.
Ông ta như có vẻ cảm kích, và lẩm bẩm như tự nói với mình:
- Ba mươi năm còn nhớ một cô giáo, dù chỉ học hai tháng, thật là một cử chỉ tuyệt vời!
Xong ông nhìn chúng tôi:
- Hy vọng và cầu mong cho ông bà tìm được người năm xưa ấy.
Ông nói thêm.
- Tôi làm ở văn phòng chuyên trách về phần vụ tổng quát. Đế tôi cho số phone của một người cũng tên Amy. Cô này phụ trách về các giáo viên dạy ESL. Ông ta viết số phone và đưa cho Amy 1, rồi ông bắt tay từ giả chúng tôi và không quên chúc chúng tôi may mắn. Ông còn nói thêm:
- Tôi cầu nguyện Thượng đế trên cao giúp những người ơn lành được toại nguyện.”
Amy 1 xin phép chúng tôi qua phòng bên cạnh gọi cho Amy 2.
Chúng tôi nghe bà nói rất lớn qua phone cho Amy 2, rồi bà quay lại nói với chúng tôi:
- Tiếc quá Amy không có ở nhà, nhưng tôi có để lại message cho cô ấy. Hy vọng cô ấy sẽ nhận được và giúp đở ông bà. Xin ông bà cho tôi số cell phone, tôi sẽ gọi lại ông bà để báo tin.”
Tôi đưa số phone và từ giả Amy với lòng cảm kích vô cùng về sự giúp đỡ nhiệt tình và vui vẻ của tất cả nhân viên trong thư viện.
Thế là chúng tôi ra về, phó thác niềm hy vọng nhỏ nhoi của mình cho số phận.
Chiếu đến,,chúng tôi lái xe lang thang khắp mọi nẻo đường của cái thành phố nhỏ bé mà thơ mộng này. Chúng tôi tạc vào Shakespeare festival, vào công viên, ra bờ sông, thậm chí chúng tôi còn mò gần đến Medford, vừa lái xe ngoạn cảnh vừa cố ý chờ một cú phone may mắn. Thế rồi chiều cũng qua đi và đêm cũng êm đềm phủ chìm thành phố rực rỡ sắc màu hoa cỏ tươi vui đang vào hạ.
Sáng hôm sau, chúng tôi thu dọn và lên đường, từ giả Ashland vừa thân yêu vừa xa lạ.
M. cứ lẩm bẩm luôn miệng như tự nói với mình:
- Thành phố hôm mới đến cách đây 30 năm sao lạnh lẽo, hoang tàn, cây cối trơ trụi những cành khô lạnh giá (vì gia đình đến vào tháng 2) sao giờ này tươi đẹp như cảnh thần tiên. Thành phố nằm trên sườn đồi đẹp không tả vào đâu được: cây cối xanh tươi, hoa nở rực rỡ trong cái nắng vàng tươi mát của tháng bảy!”
Trên đường đến Grants Pass city, chúng tôi phải ngừng lại nhiều lần để ghi lại hình ảnh Ashland vừa thân quen vừa xa lạ một cách ngỡ ngàng này. Mọi hy vọng tìm ra người năm trước xem như là mây khói. Dẫu sao thì chúng tôi cũng đã cố hết sức mình. Bốn ngày Ashland bắc tiến, rồi bốn ngày Los Angeles Nam xuôi, vượt hàng ngàn dặm đường đễ tìm một người quen lảng đảng với những nét mơ hồ sau gần 30 năm: Tên Andrea, khoảng 40 tuổi, như vừa xa lạ vừa thân thương với những nét đậm nhạt trong ký ức của M.
Từ Ashland đến Grants pass, chúng tôi lái xe rất thư thả,. Chúng tôi tạc ngang qua Medford, nơi đây B., chị của M. cũng đến đây năm ngoái, cũng để đi tìm Andrea, nhưng bị tuyết ngập đường khi xuống xe bus Grayhound và phải ngủ lại Medford một đêm để sang hôm sau quay về Los Angeles: trắng tay.
Khi chúng tôi tình cờ lái xe qua Grayhound station, thì M.; la lớn:
- Đây! Chị. B. xuống xe ở đây. Coi thử khách sạn chị ngủ chỗ nào chụp một tấm hình kỷ
niệm.
Chúng tôi chụp hình Grayhound station mà không tìm được khánh sạn nơi chị B. ngủ.
Chúng tôi tiếp tục hướng về phía bắc. Trên đường thấy bản chỉ dẩn xa lộ Rogue River highway, tôi đoán là xa lộ chạy ven sông nên chúng tôi tạc xe vào và nhàn du lái xe theo bờ sông tiếp tục hướng về phía bắc.
Thành phố City of Rogue river êm đềm và thanh bình quá! Chúng tôi đi qua những vườn cây ăn trái, những trại chăn nuôi, những cây cầu nho nhỏ bắt ngang qua dòng sông, những nhánh sông thơ mộng khi thì trường mình giữa cây xanh bóng mát, khi thì cuồng cuộn vượt qua những ghềnh thác lõa lồ. Cuối cùng, máy GPS của tôi lên tiếng:
- Điểm đến của quí vị ở bên trái!
Ủa. đến rồi à. Cái B&B (Bed and breakfast) của chúng tôi ngủ đêm nay ngay bên tay trái của chúng tôi nhìn ra bờ song thơ mộng kia kìa. Thực tình, tôi không dự định như vậy. Tôi cứ nghĩ là lái xe dọc theo bờ sông một đoạn, rồi tìm đường trở ra I- 5 để lái đến chỗ trọ. Thế mà chúng tôi cứ mãi vui chơi, ngắm cảnh chụp hình… mà quên mất, đến nơi một cách không ngờ!!
Chúng tôi check in B&B. Tắm rữa thay quần áo và sữa soạn đi chơi rồi đi ăn chiều. Sau đó quay về, sữa sọan cho chuyến hồi hương vào sáng sớm hôm sau. Chúng tôi dự định hướng về phía tây theo xa lộ 199(Redwood highway) ra biển, rồi từ đó nối với 101 Hwy mà xuôi Nam.
Còn sớm quá. Chúng tôi nán ở lại phòng khách. Tôi đọc sách và tìm hiểu thêm những phong cảnh và điểm du lịch hấp dẫn của địa phương này. Từ đây đến Crater lake không xa.Đây là một điểm du lịch thu hút khách du lịch của cả thế giới. nhưng thì giờ có còn đâu, mà cũng đâu còn lòng dạ nào! Mai chúng tôi đã phải quay về … với hai bàn tay trắng như chị B. năm ngoái. Thật là công dã tràng! Thôi cũng không sao. Mình đi du lich mà. Dẫu không tìm được Andrea thì mình cũng đã đi khá nhiều ngày đường và học biết bao nhiêu là sàng khôn! Đi một ngày đường học một sàng khôn mà!!
Tôi đang đọc sách; M. đang xem Tivi thì cái cell phone trong phong ngủ của chúng tôi reo lên. M. chạy vào lấy và đưa cho tôi:
Hi. Đây là D. đang lắng nghe.
- Hello D. Đây là Andrea. Bây giờ ông ở đâu?
- Tôi đang ở Grants Pass city, cách đó khoảng 1 giờ lái xe.
- Thế thì làm sao gặp mặt?
- Không sao. Tôi và M. sẽ quay lại ngay. Gặp ở đâu?
- Có biết Shakespeare festival không?
- Có. Chúng tôi có đến đó chiều hôm qua.
- May quá. Tôi chờ ông bà ở đó.
Chúng tôi vội vả ra xe, và Ashland trực chỉ. Mừng và vội quá đến nổi chúng tôi quên cả cái cell phone mà trong đó có số phone của Andrea.
Không sao. Chúng ta sẽ tìm ra bà ta ngay, tôi nói an ủi với M. như vậy.
Từ Grants Pass trở lại Ashland chỉ khoảng một giờ, thế mà chúng tôi có biết bao nhiêu chuyện để hỏi.
Liệu có tìm ra bà không?Bà có thay đổi nhiều không? Thay đổi quá làm sao nhận ra? Liệu có còn nhớ đường trở lại Shakespeare festival không? Nếu thấy lâu bà ta có gọi lại không? Và bà có gọi lại thì phone ở đâu mà nghe??...
Khi xe quẹo vào Shakespeare festival, tôi nhìn thấy một người đàn bà cứ chăm bẫm nhìn vào xe mình (chắc thấy bản số CA), tôi nói với M.:
- Chắc là Andrea kia kìa.
Vừa nói tôi vừa giơ tay lên ra hiệu. Bà ta vẩy tay lại và nhào đến xe chúng tôi.
Tôi vừa mở cửa xe, M. cũng phóng ra, hai người ôm nhau. Hai người cùng rơm rớm nước mắt.
Ba mươi năm không còn liên lạc nhau. Vượt hơn ngàn dặm tìm nhau với với cái first name Andrea và khoảng 40 tuổi. Thế mà chúng tôi đã tìm ra nhau.
Thật là như chuyện mò kim đáy biển!

Hôm chia tay ra về,chúng tôi có mời Andrea và con gái bà là Sivan (Khi gia đình M. dọn hết về Los Angeles thì bà sinh được cô con gái, nay gần 28 tuổi - chúng tôi chưa gặp mặt cô gái) nếu có dịp mong bà về Cali chơi. Bà thật lòng nói là muốn lắm nhưng không có tiền. Vợ chồng tôi có nói là sẽ về nói lại với chị em trên đó xem sao.
Khi về đến nơi, chúng tôi nói là chúng tôi đã tìm ra bà Andrea, ai nấy cũng vui mừng không xiết và thực sự “giựt mình” là chúng tôi đã tìm được bà. Chị B. đã cho tiền và tôi đã mua cho mẹ con bà hai vé máy bay. Mùa Giáng sinh này, mẹ con bà sẽ xuống chơi với chúng tôi từ 23 đến 27 tháng 12. Nhà tôi sẽ là B&B cho mẹ con bà, và chị em con cháu đã đăng ký chia nhau mời mẹ con bà đi chơi và đi ăn chung với từng gia đình. T., em trai của M. giành ra đón mẹ con bà ở phi trường.
Nhân ngày lể Tạ ơn, Tôi xin trân trọng cảm ơn những người đã chỉ dẫn giúp chúng tôi tìm ra Andrea, đặc biệt cảm ơn Amy 1, Amy 2, Bill, cụ bà ở Clamath river rest area, và vị thực khách tốt bụng tại Panda express ở Ashland, Oregon
Tôi cứ tự hỏi với mình: Sao người Mỹ lại tốt bụng và tận tụy với những chuyện ”trời ơi”như thế? Tôi cứ tưởng là khi nhờ họ như vậy, họ hứa cho qua chuyện rồi quên đi như ở nhiều nơi khác trên thế giới hỗn tạp này thì cũng có sao đâu. Thế mà họ đã tận tụy giúp đỡ đến nơi đến chốn như vậy. Rõ ràng là nền giáo dục và nếp sống tâm linh đã ảnh hưởng sâu đậm vào lời nói và hành động hằng ngày của họ. Ôi! Một đất nước và con người tuyệt diệu làm sao!!!

Phạm Vi Dân
Back to top
« Last Edit: 18. Nov 2012 , 17:44 by macco »  
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #402 - 19. Nov 2012 , 17:06
 
Một vài hình ảnh Đặng Mỹ & các bạn LVD
Trong ngày gây quỹ xây dựng Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân
tại San Diego 16 tháng 11 năm 2012


...

...

...

...

...

...

...

...

...

...


Back to top
« Last Edit: 19. Nov 2012 , 17:33 by macco »  
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #403 - 19. Nov 2012 , 17:42
 
...

Để nhớ một thời ta đã yêu


Sáng tác: Thái Thịnh
Trình bày: Bằng Kiều


Hạnh phúc trong tầm với đã không còn tới.
Khi vắng em trong đời.
Tìm đến chân trời mới vẫn thương một thời.
Giờ đã xa ngàn khơi.

Ngày đó ta lầm lỡ bỏ mặc nhau hững hờ.
Để tiếng yêu rạn vỡ rồi thời gian xóa mờ.
Mãi vô tình đến bây giờ.
Nhận ra hai đứa không còn nhau.

Cuộc sống luôn vội vã với bao nghiệt ngã.
Xô cuốn ta miệt mài.
Một bước chân trượt ngã đã trôi thật dài.
Lạc mất nhau ngày mai.

Còn mãi khung trời đó mình gặp nhau lúc đầu.
Ngày tháng hoa mộng đó cùng niềm vui nỗi sầu.
Sẽ ghi lại biết bao điều.
Để nhớ một thời ta đã yêu.

ĐK:

Thì thôi ta đã lỡ lìa xa bến bờ.
Đời lênh đênh sóng vỗ buồn trôi lững lờ.
Cuộn mình trong nỗi nhớ cho đến bao giờ
Mình mới quên ngày xưa.
Thì thôi ta đã hết chờ nhau sẽ về.
Mùa xuân nay đã chết vàng phai não nề.
Để lại bao hối tiêc khi khắc tên người.
Gọi mãi trong đêm buồn.


Back to top
« Last Edit: 19. Nov 2012 , 17:45 by macco »  
 
IP Logged
 
chimsao
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1
Re: Chợ Chiều
Reply #404 - 19. Nov 2012 , 23:52
 

Đó là lời chúa



Cán bộ dân vận chiêu hồi Nguyễn Khoai... trước ngày 30 tháng tư có nuôi một con Két biết nói để ngay tại phòng làm việc. Con Két thấy ai bước vào phòng cũng nói lớn:

- Đả đảo Cộng Sản – Đả đảo Cộng Sản.

Sau ngày 30 tháng 4, 75, Cộng Sản vào thành phố, Nguyễn Khoai.. sợ quá không dám nuôi con két nữa phải đem đi cho. Cho ai được vài ngày người ta cũng sợ không dám nuôi nên lại đem trả cho Khoai.. Sau cùng Khoai.. cho cha sứ nhà thờ K.H, Cha sứ yêu thích con Két nên đi đâu cũng mang theo ngay cả những buổi đi đọc kinh, giảng lễ ... trong nhà thờ.

Hơn một tháng sau, Khoai.. nhớ con Két nên tìm đến cha xin được vào thăm con két. Gặp con Két, không thấy con Két vui mừng nhẩy nhót gì cả, cứ đứng yên không thèm nhìn Khoai .. mặc cho Khoai.. huýt sáo, ngoắc ngoắc tay. Nghĩ rằng con Két đã quên mình rồi, Khoai.. nhắc nho nhỏ để con Két nhớ lại:

- Đả đảo Cộng Sản – Đả Đảo Cộng Sản.

Con Két lúc ấy mới ngẩng đầu lên nói:

- Đó là lời Chúa ... Đó là lời Chúa !!!
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 25 26 27 28 29 ... 93
Send Topic In ra