Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 26 27 28 29 30 ... 93
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 100070 times)
MiCayDua
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 42
Re: Chợ Chiều
Reply #405 - 20. Nov 2012 , 12:08
 
HiHiHi  lâu wúa anh em nhà Mắc Cở trốn mất biệt bây giờ mới dìa lại Chợ Chiều nên Mỳ chạy lại say hello nha.
Nói gì thì nói chú đi đâu thì đi thỉnh thoảng cũng phải về kể chuyện trên trời dưới đất cho xóm chợ chiều được nhộn nhịp buôn bán mát trời một chút chứ có phải không.
Bi giờ Mì kể chuyện mới hôm rày cho phe ta nghe vui hỉ ! Cool Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
MiCayDua
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 42
Re: Chợ Chiều
Reply #406 - 20. Nov 2012 , 12:45
 
...

Salut Les Copains

Nguyễn Tài Ngọc


http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm


Một tháng trước đây, Mai của nhóm bạn Văn Khoa và Hương của nhóm bạn Regina Pacis rủ vợ tôi đi xem show nhạc ca sĩ Việt Nam hát tiếng Pháp, "Salut Les Copains", tiếng Anh tạm dịch là "Hello, guys", và tiếng Việt Nam: "Chào thân thương đồng chí". Xin lỗi, tôi mới đi SàiGòn về, đầu óc còn ảnh hưởng ngôn ngữ hiện tại ở Việt Nam, xin dịch lại: "Chào bạn". Show này tổ chức ở miền Nam California, tại Saigon Performing Arts Center.  Nếu ai không biết hí viện này tọa lạc nơi nào thì đi ngang qua Siêu thị SàiGòn, gần tiệm may Hòa Bình, xuống một tí là Quán Hỉ bên tay trái, bên phải là nước mía Viễn Đông, đi thêm độ năm trăm thước là đến. Nếu bạn hỏi tôi nơi này có phải là Quận 3 ở SàiGòn hay không thì xin lỗi, không phải. Địa chỉ nó là số 16149 Brookhurst Street, Fountain Valley, Ca. 92708, gần khu phố Bolsa ở miền Nam California. Nhưng nó cũng không xa Quận 3 SàiGòn là bao nhiêu vì đây là nơi duy nhất trên đất Mỹ người Việt sang đây không cần học nói tiếng Mỹ, không cần biết nghe tiếng Anh, mà vẫn có thể sinh sống giao dịch 365 ngày một năm như là một người Việt Nam sống ở Ngã Năm Bình Hòa trong Quận Bình Thạnh.

Âm nhạc không đóng vai trò quan trọng trong đời sống tôi, thật sự âm nhạc không đóng một vai trò gì hết vì tôi không nghe nhạc, nhưng vợ muốn là trời muốn, nàng muốn đi xem nên tôi khăn gói quả mướp đi theo. Tôi lập gia đình đã gần ba mươi năm nên dư biết mình nên khôn hồn chiều vợ, không bao giờ nói với vợ "Just say no" , một khẩu hiệu bà Nancy Reagan, vợ cố Tổng Thống Ronald Reagan dùng để khuyến khích con nít Mỹ từ chối không hút xì-ke nếu có ai dụ dỗ. Nếu mình không chiều lòng vợ, trả lời "Just say no" không muốn đi nghe nhạc, nàng sẽ trả đũa hậu quả sẽ nghiêm trọng gấp trăm lần với phần thiệt chắc chắn về mình. Khi đến giờ Tí canh ba, nàng sẽ  từ chối sự yêu cầu của chồng và trả lời "Just say no".

"Salut Les Copains" là một show nhạc, và cũng là tên một tạp chí của Pháp sau này phát hành để độc giả theo dõi song song với show, ra đời vào cuối năm 1959. Show chiếu toàn nhạc thịnh hành của các ca sĩ đương thời như là Johnny Hallyday, Sylvie Vartan, Claude Francois, Francois Hardy, Sheila..., và được giới trẻ rất ưu chuộng. Trong khi "Salut Les Copains" show nhạc Việt Nam vào ngày Thứ Bẩy 17 tháng 11 vừa rồi cũng được ưa chuộng, nhưng không phải là giới trẻ nữa, mà phần đông khán giả là các em trong lứa tuổi 50, 60 , 70.
...
(Nguồn :http://deedoolife.blogspot.com/2009/05/salut-les-copains-et-la-generation-ye.htm...


Theo bảng quảng cáo chương trình dưới đây, với ban nhạc Quốc Thắng,  các ca sĩ trình diễn là Khánh Hà, Elvis Phương, Thanh Lan, Ngọc Thành, Vân An, Hoài Khanh, Vân Quỳnh. Người điều khiển chương trình là Bùi Xuân Dương (M.D.) và Thúy Anh.

...



Kinh nguyệt tôi hôm nay không đồng đều, tôi hơi khó chịu và quạu cọ một tí nên xin bàn về chữ M.D. viết tiếp  theo tên Bùi Xuân Dương trong bích chương quảng cáo. Xin nhấn mạnh rõ ràng là ngoài ba người Elvis Phương, Thanh Lan, và Khánh Hà, tôi không biết những người còn lại là ai, và do đó cũng hoàn toàn không biết bác sĩ Bùi Xuân Dương. Những lời tôi bình phẩm sau đây hoàn toàn không phải về cá nhân của bác sĩ Bùi Xuân Dương (một người có cá tính thật vui vẻ khi tôi có dịp gặp gỡ nói chuyện tối hôm ấy), nhưng về thói quen, phong tục của người Việt Nam.

Tại sao khi một người có  nghề nghiệp là bác sĩ , nha sĩ, luật sư... mình lại tâng bốc nhắc khoe khoang người đó, nhưng những người làm nghề nghiệp khác như kỹ sư, hốt rác, cắt cỏ...mình lại  không đề cập đến? Có phải vì trong đầu óc chúng ta có một sự kỳ thị phân chia giai cấp, giới bác sĩ, nha sĩ.. thì được kính trọng, nhưng những giới khác dân ngu cu đen thì mình xem thường? Tôi nói thế không phải không kính trọng người đã bỏ công khó với  trí thức siêu phàm đạt đến một chức vụ mà đại đa số dân chúng không thực hiện được. Tôi nói thế không phải là cổ võ cho sự dẹp bỏ gọi người khác bằng chức tước họ thành công trong đời. Cái tôn ti trật tự chỉ nên xẩy ra trong lãnh vực nghề nghiệp. Thí dụ như trong nhà thương dĩ nhiên người ta phải gọi bác sĩ, y tá, trong quân đội binh sĩ phải theo hệ thống quân giai gọi theo quân hàm như Trung Tướng, Thiếu Tá..., trong chính trị một ngươi phải được gọi là Thị Trưởng, Dân Biểu, Nghị Sĩ... theo chức tước của họ. Nhưng một khi ngoài phạm vi việc làm, nếu mình không theo một quy củ nhất định ai làm nghề gì liệt kê nghề đó, thì không có lý do gì mình lại liệt kê một người là "Bác sĩ" trong một chương trình ca nhạc. Nếu một người bác sĩ có năng khiếu hướng dẫn chương trình thì cái năng khiếu đó đến từ bẩm sinh của họ, không phải đến từ lãnh vực y học. Liệt kê một người là bác sĩ trong một chương trình ca nhạc chỉ cho thấy tinh thần trọng giầu khinh nghèo mà chúng ta không nên vấp phải.

Phê bình xong câu này tôi hết ngứa ngáy, xin lỗi đã đi ra ngoài đề và bây giờ trở lại với show nhạc.

Khi tựa đề của show nhạc là "Salut Les Copains" thì rất hiển nhiên không cần quảng cáo rầm rộ, show báo động cho biết khán giả đi xem phải có kiến thức về tiếng Pháp vì bài hát dĩ nhiên là tiếng Pháp chứ không phải bằng tiếng Thượng cà-răng-căng-tai. Tuy rằng tôi học Pháp văn thời trung học, nhưng Pháp văn của tôi là từ trường công, theo chương trình Việt. Ngày xưa ngay cả học sinh Tabert theo chương trình Việt còn bị Tabert theo chương trình Pháp khi dễ, huống gì là tôi, học trường công. Lấy vợ là dân Regina Pacis và nàng có rất nhiều bạn từ Marie Curie và Couvent des Oiseaux, tôi đã quen với sự khinh thường của mấy cô dành cho tôi. Thế  nhưng tôi không khỏi ngạc nhiên khi vào soát vé, họ hỏi tôi ngày xưa học ở đâu, và sau khi khám phá ra tên trường tôi đã học, họ đeo vào cổ tôi một bảng chữ to tổ bố "Chương trình Việt" làm tôi thật là hổ thẹn khi chung quanh tôi khách đi xem toàn là dân trường Tây, bác sĩ , nha sĩ, dược sĩ, mà chỉ có một mình tôi là dân chương trình Việt. Tệ hơn nữa, tuy là cũng "sĩ ", nhưng cái "sĩ" của tôi không đúng thứ "sĩ" mà là văn sĩ.

Hương  là người đặt mua vé cho chúng tôi nên tôi hỏi nhỏ Hương mua vé loại gì mà để họ khinh thường tôi như thế thì Hương nói chưa đâu, đợi vào trong rạp khi ca sĩ hát tiếng Pháp thỉnh thoảng họ sẽ hát lời Việt riêng cho tôi nghe vì họ biết rằng tiếng Pháp với tôi chỉ là ù ù cạc cạc.

...
Hương đặt mua vé từ Oanh, vợ của anh Bùi Xuân Dương, người điều khiển chương trình.

...
Nhóm Đại học Văn Khoa của vợ tôi có hai người đã cùng chúng tôi dự đám cưới của Phương Dung: Hà (áo trắng, xưa học Fraternité,) và Mai (áo đen, bên phải, xưa học Couvent des Oiseaux và Marie Curie).   

...
Ca sĩ Thanh Lan bày bán CD nhạc của Thanh Lan.


Tôi ngạc nhiên là rất nhiều người nhận ra tôi viết trong Saigonocean.com và đặc biệt là về bài viết về đám cưới của con gái Phương Dung chúng tôi mới đi dự ở Việt Nam. Một cặp vợ chồng ngồi kế bên tôi, ông chồng giới thiệu với tôi là nha sĩ về hưu, cũng nhận ra tôi là người viết về đám cưới. Mọi người đều nhắc đến căn phòng hoa đẹp lộng lẫy và đám cưới quá tráng lệ. Ai cũng nói chưa bao giờ thấy một đám cưới quá huy hoàng như thế và nói đùa ước rằng họ cũng quen Phương Dung như chúng tôi để được mời đi dự tiệc cưới. Cô của Hương nói với tôi đứng đợi một tí để cô ấy đi gọi môt cô khác ái mộ bài viết về đám cưới của tôi. Tim tôi đập thình thịch khi nghĩ đến một em gái trẻ ái mộ, thế nhưng trời sập khi cô của Hương trở lại với độc giả ái mộ tôi: một cụ bà  80 tuổi. 

Một anh nói với tôi rất thích những bài viết dí dỏm của tôi với ý tưởng trung thực thẳng thắn. Tôi hỏi tên thì anh cho biết anh tên là Ngọc Thành, và là một trong những ca sĩ hát tối hôm nay. Tôi rất ngạc nhiên, đặc biệt sau này ngạc nhiên hơn nữa vào nghe khám phá ra anh hát rất hay, giọng thật mạnh như anh Elvis Phương.

...
Ca sĩ Thanh Lan và Ngọc Thành


Chưa xem mà tôi đã thích buổi trình diễn nhạc. Lý do? Có quá nhiều giai nhân đẹp xuất sắc tối hôm nay. Bên
trái, bên phải, đằng trước, đằng sau, chỗ nào cũng có người đẹp mê hồn.

...

...

...

...

...

...


Xin lỗi, ngoại trừ ảnh hai người đẹp bên trên.  Tôi không biết lý do bí ẩn gì mà hai người ôm vai nhau mà còn cầm lọ hoa chung với nhau nữa! Hai anh này là chồng của hai cô Văn Khoa cũng đã đi dự đám cưới Phương Dung, và cũng như tôi gốc bần cố nông, anh Thành học trung học Sa-Đéc và anh Sơn học trung học ở Đồng Tháp Mười.

Chương trình bắt đầu bằng anh Dương nói tiếng Pháp xối xả làm tôi ngồi bên dưới Google dịch translation sang tiếng Việt không kịp. May thay là cô Thúy Anh thông dịch lại cho khán giả hiểu. Cả anh Dương và cô Thúy Anh đều là người Bắc, nói năng hoạt bát. Không hiểu Bắc Kỳ ăn cá rô cây ảnh hưởng như thế nào nhưng một điều không thể nào phủ nhận được là thông thường khi phát biểu trước công chúng, người Bắc nói giỏi hơn người Nam. Trường hợp ở đây cũng không phải là ngoại lệ. Ngoài việc nói năng lưu loát, cả hai người, anh Dương và cô Thúy Anh đều hát hay, nói chuyện dí dỏm khôi hài chọc cù lét khán giả được. Gương mặt hai người niềm nở, cá tính vui vẻ, tạo ra không khí vui nhộn trong hí trường làm khán giả ai cũng hài lòng vì "hôm nay ra đường ai cũng dòm ngó tôi vì lý do tôi đeo đồng hồ Citizen" (quảng cáo trong ciné Việt Nam trước 1975).

...


Anh Bùi Xuân Dương thành  công trong việc mang kiến thức của một bài nhạc đến cho khán giả hiểu biết, chẳng hạn như bài "Comme d'habitude" của Claude Francois sáng tác năm 1967. Bài này đã được Paul Anka chuyển sang lời Anh "My way" và sau khi được Frank Sinatra hát, bản Anh ngữ nổi tiếng rất nhiều so với bản tiếng Pháp.

Có một bản nhạc Pháp ngày xưa ở Việt Nam nghe tôi tưởng là của Pháp, sau này sang Mỹ nghe Cher hát, tôi tìm hiểu mới biết là của Mỹ: "Bang Bang" , Sheila và Thanh Lan hát ("Nous avions dix ans à peine....Bang Bang, tu me tuais...") Bài này do Sonny Bono chồng của Cher viết vào năm 1966, và khi được Cher hát, trở nên nổi tiếng.

...


Chương trình bắt đầu với cô ca sĩ Vân Quỳnh. Vân Quỳnh còn trẻ tuổi nên hát ít tiếng Pháp (Điều này cũng dễ hiểu thôi. Những cô cậu trẻ tuổi bây giờ ai... điên đi học tiếng Pháp để làm gì). Giọng Vân Quỳnh rất mạnh, hát hay,  và nếu cô ta không thu hút khán giả bằng giọng hát thì 100% thu hút khán giả bằng nhan sắc tuyệt đẹp.

...


Ca sĩ kế tiếp là Ngọc Thành. Không những anh hát tiếng Pháp hay, mà giọng rất to và rõ. Với bản nhac "Je pense à toi", anh làm cho khán giả đã hết trẻ bắt đầu liên tưởng đến quãng đời non choẹt trẻ tuổi của mình trăm năm về trước.

...
Ca sĩ Vân An, nếu tôi nhớ không lầm, chỉ hát hai bài tiếng Việt.


...

Hoài Khanh, ca sĩ của Ban nhạc Phượng Hoàng cũ, đến với khán giả trong bản nhạc Mexico. Khán giả đến muốn nghe nhạc Pháp cũ như  Capri c'est fini để nhớ đến bồ nhí năm 18 tuổi mà anh lại hát bài Mexixo làm tôi nhớ đến bố tôi ngày xưa hát bài quốc ca Pháp,  La Marseillaise: "Allons enfants de la patrie, Le jour de gloire est arrivé..."

May là anh hát thêm một bài nữa : Adieu Jolie Candy của Jeansmflowerrancois Michael, chứ nếu không thì từ bây giờ trở đi, mỗi lần nhắc đến Hoài Khanh, tôi chỉ nhớ bố tôi với bản nhạc Mexico.


...

Sau Hoài Khanh là MC Bùi Xuân Dương thử thời vận ca sĩ của mình với bài "Je sais"  của Claude Francois.

...
Và rồi sau khi cô Thúy Anh giới thiệu ca sĩ kế tiếp, the King of Rock-and-Roll của Việt Nam,
cử tọa vỗ tay vỡ hội trường: Elvis Phương.


Hát nhạc ngoại quốc, nhất là nhạc Pháp thì không thể nào thiếu Elvis Phương. Tôi đã có dịp nghe anh hát  nhiều lần. Mỗi lần đến lượt Elvis Phương ra sân khấu, khán giả nào đang buồn ngủ bảo đảm phải thức dậy vì giọng hát  mạnh kinh hồn, say mê nghe anh hát mấy bài liên tiếp cho đến lúc ngừng vì anh đặt hết nghị lực vào bài hát, biến thể cảm xúc của lời nhạc, lúc du dương, lúc van nài, lúc tuyệt vọng, lúc quyết liệt, lúc cứng rắn, qua một giọng hát trau chuốt, vững chãi, thiện nghệ,  mấy mươi năm điêu luyện khó ai bì.

Tối hôm nay anh trình bày những bản nhạc Pháp mọi người ưa thích như Si l'amour existe encore, Mal, Aline, Tombe la neige, L'amour c'est pour rien, The House of the rising sun....

...


Sau đó là Khánh Hà. Tôi rất ngạc nhiên mình trả tiền đi xem  để nghe ca sĩ hát mà cô Khánh Hà lại không hát, khi hát bài Paroles, paroles , cô ấy cứ bắt khán giả hát.   

...
Thanh Lan hát những bản nhạc quen thuộc như Tous les garcons et les filles,  Poupeé de cire...


Rồi sau đó mọi người lại thay phiên nhau hát một lần nữa.

...


Thanh Lan và Khánh Hà tuổi tác đã ảnh hưởng đến nghệ thuật ca hát thấy rõ. Hát không còn hay như xưa.  Giọng hát có lúc yếu ớt thều thào không nghe ra chữ (hmm, mà nếu có nghe, tôi cũng chẳng hiểu tiếng Pháp). Thanh Lan có một điểm hay là tự nhiên, linh hoạt và diễu cợt với khán giả.

...

...


Sau ba giờ đồng hồ, khi buổi trình diễn chấm dứt,
anh Elvis Phương bị khán giả hết người này đến người khác túm lại chụp hình mãi đến bốn giờ sáng mới được về. Tôi rất thấu hiểu tâm trạng của anh khi thấy nhiều ông bà già 80, 90 tuổi chống gậy đến xin chụp hình chung một tấm.

...

...

...

...

Trong buổi trình diễn tối hôm nay, mỗi lần ca sĩ hát lời Việt của bản nhạc tiếng Pháp, Hương cứ chọc quê tôi là họ hát đặc biệt cho tôi, vì biết rằng dân trường Việt học tiếng Pháp ngày xưa không hiểu tiếng Pháp.

Bây giờ thì tôi biết tại sao ngày xưa dân trường Tây và dân trường Việt chúng tôi thù oán không đội trời chung.

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/
November 2012
Back to top
 
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #407 - 20. Nov 2012 , 14:57
 
  Cám ơn cô nàng Mắc Cở ,Mì sợi dài đã về lại quán xưa.Cũng nhờ quý vị AT mới được biết cô em gái Mỹ miều hiện đang có mặt tại Cali...trông nàng cũng khoẻ mạnh và tươi rói bên các anh em tại SD nhất là nàng ta lại được gặp lại hai ông anh Tuấn và Khiếu Long.
  Mì ơi ,chương trinh ca nhạc mà Mì mới gửi thấy hấp dẫn quá ha.Phải chi có CD của chương trình này thì hay biết mấy cho những người không được đi xem và ở xa như chị ha.
   Mong lại được gặp những khuôn mặt thân quen của ngày nào một ngày gần đây.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #408 - 21. Nov 2012 , 09:10
 


Dzịt hôm nay đi...chợ chiều trên net....bài này  viết thiệt là hay, chung quy chỉ là $$$$ mà quên tất cả...danh dự và phẩm chất votay



Chuyện cơm thừa canh cặn


...


Gần đây có nhiều bài báo viết về chuyện Khánh Ly về VN hát, Thanh Tuyền về VN hát, Chế Linh về VN hát, v.v… Mới đầu thì tôi bỏ qua những tin như vậy xem như tin xe cán chó chó cán xe, nhưng rồi cứ dồn mãi cho nên buộc lòng tôi không nhịn được nữa mà phải có lời bàn .

Một gia đình sau buổi cơm tối còn dư món cá kho, đem cất vao tủ lạnh rồi hôm sau mang ra ăn tiếp, đó là chuyện bình thường; vài ngày sau đó còn mang ra ăn tiếp cũng là chuyện bình thường.  Sau một tuần gia đình đó đem món cá kho còn lại tặng cho người hàng xóm, nói rằng món này ngon lắm, từ đó bắt đầu có chuyện tranh cải, gây gổ . Nếu bạn là người hàng xóm liệu bạn có nhận món cá kho cũ ấy không? hay bạn chửi gia đình kia một trận thê thảm ?
Bây giờ hãy nhìn chuyện Thanh Tuyền, Chế Linh, Khánh Ly về VN hát v.v… ở khía cạnh khác thì sẽ thấy rằng đây là món ăn thừa của chúng ta, ăn nữa thì ngán tới cổ, vất đi thì chó không ăn (nên nhớ là chó bên Tây Phương có thức ăn riêng với tiêu chuẩn chế biến đàng hoàng, thức ăn cũ quá chúng nó cũng chê) nên những món này trôi dạt về VN. Lâu nay người ta nói mấy cán lớn ở VN lúc này ngon lắm, xài tiền như nước, vậy mà khi vớ được những cơm thừa canh cặn Thanh Tuyền, Chế Linh, Khánh Ly thì lại hồ hỡi, phấn khởi, coi như đó là của ngon vật lạ . Các ông coi đó như một chiến công to lớn .Lầm to!
Nếu các ông cán bộ còn chút tự trọng , biết học câu “đói cho sach, rách cho thơm” thì họ nên trả lại những cơm thừa canh cặn đó cho chúng ta (Việt kiều tị nạn), còn nếu họ thực sự là dân chơi sành điệu thì cố gắng tìm cho được những món ăn tươi, mới như Quốc Khanh, Đoàn Phi, v.v… Thật ra trong nước cũng có những món ăn văn nghệ ngon, tươi như Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, v.v… nhưng tiếc thay họ không đủ trình độ để thưởng thức .
Lich sử là sự tái diễn, ngày xưa khi theo kháng chiến là vì bị ăn cơm thừa canh cặn, nay quen rồi nên tiếp tục chọn mấy món này .
Thế mới biết ai ngon hơn ai !
Người Tị Nạn

Chủ đề:   CON NGUOI? Khánh Ly viết: ... những người được gọi là người ...
-

Kính thưa quý vị,

Ý kiến bên dưới của ĐVH, phân tích về phần trả lời phỏng vấn của Khánh Ly, thật hay.

Tiểu đệ xin được góp thêm chút ý.

Khánh Ly bảo:



"Có lẽ người nào thì cũng phải trở về mà thôi. Nếu không lúc này thì một lúc nào đó họ sẽ trở về để nằm xuống. Dù có muộn màng đi nữa thì ít ra được nằm lại trên quê hương của mình cũng là điều rất tốt, là mơ ước của nhiều người. Mặc dù không phải là ai cũng sẽ sống và được như vậy nhưng nếu được thì một trong những mơ ước của những con người có một quê hương, một tổ quốc thì ai cũng mơ ước được trở về. Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự trở về để có nơi mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó là ước mơ.

Tôi hy vọng là không phải ước mơ chỉ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người…" (hết trích)


Thưa bà con,

Trong câu chót, Khánh Ly có thể chỉ cần nói "là mơ ước chung của tất cả mọi người" thì đã đủ, nhưng bà dến thêm cái vế "của tất cả những người được gọi là người". Đệ hiểu ý của Khánh Ly là nếu ai không mơ ước về cố hương thì không phải con người (vậy phải là con vật). Thật xách mé.

Cao! Khánh Ly nói xách mé rất cao.

Gần đây có một anh chàng đã về VN, bị ung thư gan, bác sĩ bó tay, nghĩa là hết thuốc chữa, anh ta sẽ chết. Anh này hình như tên Duy Quang. Mơ ước của "người được gọi là con người" (sic) là nằm lại trên quê hương. Mơ ước của Duy Quang sắp thành sự thật. Thế mà anh ta không thực hiện mơ ước của "con người", lại bay về Mỹ. Rủi chết ở Mỹ thì sao?

Anh Duy Quang này có phải con người không?

Khoan, còn nữa.

Đệ đồng ý là người thì có tình cảm, có tình cảm thì có lòng thương nhớ cố hương. Nhưng nhớ là một chuyện, ước mơ được "kết thúc' hay chết trên nơi chôn nhau cắt rốn là một chuyện, còn bay về để hát là một chuyện vô cùng khác. Ước mơ khác với hành động, chết khác với hát hay làm ăn. Không nên nhập nhằng đánh lận con đen giữa ước mơ được "nằm lại trên quê hương" và việc trở về đứng trên sân khấu.

Có nhiều người không về, vì họ muốn tỏ thái độ phản đối chính quyền độc tài thúi hoắc, họ vẫn có lòng hoài hương. Họ là con người.

Có người, như bà Khánh Ly, cụ Duy Quang, bay về để tìm ánh đèn và tiếng vỗ tay.

Con người cũng giống con vật ở chỗ cả hai đều có lòng ích kỷ. Nhưng nhiều người vượt trên con vật vì, ngoài lòng ích kỷ, họ còn quan tâm đến đồng bào, đồng loại.

Khánh Ly, Duy Quang chưa một lần lên tiếng khi tuổi trẻ VN, nghệ sĩ VN (như Việt Khang) bị VC bách hại. Khánh Ly, Duy Quang chỉ biết lo cho cái hạnh phúc bản thân, lúc đói thì chạy kiếm ăn, lúc thấy có ánh đèn thì cúi đầu chạy về hát xướng.

Những người biết quan tâm đến đồng bào, đồng loại thì đích thực là CON NGƯỜI, còn người chỉ quan tâm đến mình như Khánh Ly, Duy Quang, chạy đông chạy tây, thì được gọi là..., thì được gọi là gì nhỉ?

À, được gọi là: "CON TỰ DO".Nguyễn văn Hoàng


2012/11/12 Doan ket chong Cong


Khánh Ly, con chim vẫn thao thiết ngày về
Mặc Lâm, biên tập viên RFA


Khánh Ly dành cho Mặc Lâm của RFA một cuộc phỏng vấn đặc biệt về những suy nghĩ, thao thiết của chị trước con đường về quê vẫn còn xa thẳm.




Khánh Ly-Trịnh Công Sơn, Huế, 1967


Mặc Lâm: Thắm thoát mà đã ... mấy mươi năm... cái ngày mà chị đặt chân lên đất Mỹ cũng gần trọn đời người... Người họa sĩ khi nhìn lại tranh mình thì phát hiện thiếu chút ánh sáng chỗ này, một vết cọ không chính xác chỗ nọ. Người làm thơ thì tiếc đã không dùng một chữ khác đắt ý hơn trong bài thơ nào đó, còn là ca sĩ chị thấy điều gì đã qua mà mình không nắm được, và nếu được làm lại thì chị sẽ thay thế hay sửa đổi những vuột mất ấy là gì?

Khánh Ly: Trước hết tôi rất cảm ơn quý đài đã nhớ đến tôi. Thưa anh và thưa quý thính giả đang nghe đài, người ta thường nói âm nhạc là ngôn ngữ không có biên giới, và âm nhạc đưa người ta lại gần với nhau. Trong những cảm nghĩ rất tốt đẹp, nhân bản tôi không thấy loại nhạc nào xúi giục người ta nuôi dưỡng hận thù.

Trong ý tưởng đó tôi luôn luôn cảm thấy mình may mắn được thượng đế cho một tiếng hát, và đã nhiều năm dùng tiếng hát này đi khắp nơi cũng không ngoài mục đích được nhìn thấy qua tiếng hát của mình mà mọi người cùng ngồi lại bên nhau. Tuy nhiên tôi cảm thấy hình như việc làm của mình chưa đủ. Nó rất nhỏ nhoi đối với những niềm vui tinh thần rất cần thiết cho mỗi người, mà mỗi ngày đang bị văn minh thế giới làm soi mòn dần. Soi mòn cả niềm tin, soi mòn cả con người với nhau. Như vậy có phải rằng những tiếng hát luôn là gạch nối giữa mọi người hay không?

Tôi luôn mong mỏi ngày nào tiếng hát của mình còn được sử dụng thì tôi vẫn ở trong niềm hy vọng là đưa mọi người ngồi lại với nhau.

Mặc Lâm: Tôi tình cờ thấy một tấm ảnh đen trắng chụp khi chị còn rất trẻ, khoảng 18 hay hai mươi gì đó. Ở tấm ảnh này tôi cảm nhận được hơi hướm chiến tranh lẩn khuất phía sau chị rất rõ... Cuộc chiến có ảnh hưởng gì tới gia đình chị trước khi rời Việt Nam hay không?

Khánh Ly: Trong gia đình tôi có anh em là chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Tôi có một người anh đã bị thương rất nặng, và cả nhà tưởng anh đã chết khi anh theo binh chủng của anh rời khỏi thành phố Huế. Nhưng rất may mắn mọi chuyện đều ngưng ở đó và sau đó thì tôi ra đi.

Mặc Lâm: Thật là may mắn vì dù sao thì gia đình chị chịu ít thiệt hại nhất trong những gia đình Việt Nam thuở ấy. Thưa chị "Hội quán Cây tre" là nơi một thời sinh viên chúng tôi rất thường tới nghe chị hát. Riêng tôi rất nhớ hình ảnh lúc ấy, bởi khi hình dung ra nó thì chừng như một cuốn phim quay thật chậm trong trí nhớ của những ngày Sài gòn cũ... Tôi không hiểu chị còn có ký ức gì về những nghệ sĩ từng có mặt trong thời gian ấy hay không?

Khánh Ly: Vâng, tôi khởi đầu tại Hội quán Cây tre khi đi hát với anh Trịnh Công Sơn. Phải nói từ lúc đó tôi mới được mọi người biết đến. Anh Sơn rất chú trọng đến những sinh hoạt học đường, sinh viên và học sinh bởi vì rõ ràng một điều giới học sinh sinh viên thời đó không phải là giới khách của phòng trà. Đa số anh em sinh viên học sinh đều không có tiền cho nên chúng tôi hát với tinh thần đến với anh em mà không có một lợi nhuận nào cả.

Tuy nhiên chúng tôi chịu đựng được vì tôi nghĩ rằng chúng tôi đến gần với anh em sinh viên học sinh trong niềm hy vọng là quê hương đất nước sẽ thanh bình, sẽ có ngày không còn tiếng súng nữa, Hội quán Cây tre khi thành lập được sự giúp đỡ của các thầy thuộc phái võ Vovinam mà tôi nhớ rất nhiều đó là thầy Phong mà bây giờ hình như thầy không còn nữa. Ở đó nhằm tinh thần  phục vụ tất cả anh em sinh viên học sinh, những người không có đủ điều kiện, khả năng vào những phòng trà tráng lệ mỗi đêm để mà nghe nhạc. Ở đó chúng tôi giới thiệu những tình khúc, những ca khúc da vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, những tình khúc của Vũ Thành An, của Lê Uyên và Phương, của Từ Công Phụng, của anh Ngô Mạnh Thu và tất cả các nhạc sỹ trẻ thời đó…

Chúng tôi được sự đóng góp như của anh Ngô Mạnh Thu, chị Diễm Chi, Ngọc Minh, Lan Ngọc hay Hồng Vân, những người có lòng với sinh hoạt cộng đồng, với sinh viên học sinh cũng như mọi quân binh chủng thời đó.

Mặc Lâm: Thưa chị bình thường thì người ta nhận ra rằng con chim không thể ở một chỗ mãi. Tiếng hót của nó phải tung bay vào không gian rộng lớn hơn. Chị có nghĩ tiếng hát Khánh Ly đã lan tỏa đủ với ước ao của một người xa xứ hay không, khi mà thời đại Internet này, chỉ một tiếng than van là người ta có thể nghe với khoảng cách cả đại dương...

Khánh Ly: Đủ thì chưa đủ đâu! Người ta thường nói trời sinh ta có đôi chân để đi. Nhà văn Nguyễn Tuân thì đi đến hết đời mà vẫn còn muốn đi. Anh Trịnh Công Sơn cũng đi dữ lắm bởi vì không bao giờ ngừng lại một chỗ cả… Người ta còn đi như thế huống chi là những tiếng hát… nó phải được bay bổng, nó phải được lan trải qua tất cả sông suối, núi đồi, len lỏi trong thị thành cũng như các vùng thôn quê. Ở tất cả mọi nơi tiếng hát đều cần phải đi tới.

Có thể người ta không đi tìm tiếng hát nhưng mà mình là người có tiếng hát thì mình đi tìm những người nghe mình. Đó là điều rất quan trọng mà một người ca sĩ khi nào còn có tiếng hát thì còn có nhu cầu đi tất cả mọi nơi để hát cho tất cả mọi người nghe. Nơi nào cần tiếng hát thì tiếng hát phải lập tức có mặt ngay!

Mặc Lâm: Ai cũng có ngày về lại quê hương, về lại nơi chôn nhau cắt rún của mình. Khánh Ly cũng là người Việt Nam cũng từng từ đó mà ra đi vì vậy sự trở về là điều hiển nhiên. Câu hỏi đặt ra là khi có cơ hội cúi xuống hôn mảnh đất yêu dấu và rồi cất tiếng hát thì bài hát nào sẽ được Khánh Ly chọn? Có lẽ là Diễm Xưa chăng?

Khánh Ly: Thưa anh, anh nói rất đúng: Diễm Xưa. Từ Diễm Xưa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tháp cho tôi một đôi cánh và tôi đã bay bổng giữa những tình thương của người Việt Nam trong và ngoài nước dành cho tôi. Dĩ nhiên là những ngày tháng sẽ đi qua, kể cả đời người cũng sẽ qua nhưng Việt Nam thì một ngàn năm nữa cũng còn đó.

Có lẽ người nào thì cũng phải trở về mà thôi. Nếu không lúc này thì một lúc nào đó họ sẽ trở về để nằm xuống. Dù có muộn màng đi nữa thì ít ra được nằm lại trên quê hương của mình cũng là điều rất tốt, là mơ ước của nhiều người. Mặc dù không phải là ai cũng sẽ sống và được như vậy nhưng nếu được thì một trong những mơ ước của những con người có một quê hương, một tổ quốc thì ai cũng mơ ước được trở về. Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự trở về để có nơi mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó là ước mơ.

Tôi hy vọng là không phải ước mơ chỉ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người…

Mặc Lâm: Xin cám ơn chị.
2012-11-10


Ý kiến độc giả

Về những tuyên bố, viết lách bóng bảy kêu côm cốp “có chữ mà không có nghĩa” của bà Khánh Ly, hẳn nhiều người cũng đã biết rõ trình độ tư tưởng của bà. Cho nên nay bà có cao hứng thêm một lần thì cũng chẳng có gì đáng để ý, nếu như bà không quá cao hứng biện minh cho hành động của mình mà tuyên bố những câu dối trá trắng trợn. Do đó, chúng ta cũng nên nhắc nhở để giúp trí óc bà giữ được sự minh mẫn, thí dụ:

Khánh Ly viết:

...”... tôi không thấy loại nhạc nào xúi giục người ta nuôi dưỡng hận thù....”...

Là một người sống bằng nghề ca hát suốt cả nửa thế kỷ, chẳng lẽ bà không biết đến bài quốc ca của Việt Nam cộng sản, nơi mà bà đang sắp bước vào có những lời lẽ như sau:

Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca.
Đường vinh quang xây xác quân thù,

.... hoặc bài “Tiếng Đàn Ta Lư” có những hình ảnh ma quái như:
...”...
Bộ đội giải phóng quân ơi, anh thắng trận miền Tây Khe Sanh
Đồn Tà Ơn hôm nào bốc cháy, đồi Đồng Chi xác Mỹ chất đầy
Kia trông 1,2,3,4,5, sáu chục tên lính thủy đánh bộ Mỹ kia
Nó bị bắt trên rừng.
Bộ đội giải phóng ơi các anh đánh hay hung ! Hu ! Hú !
Đàn em reo ca, ơi đàn Ta lư
Rừng núi quê ta, tưng bừng reo ca.
Tiếng trống trận từ Gio An vọng tới
Rừng núi ta ơi! Hãy hát vui chung cùng bản làng
Mừng thắng trận Gio An
Từ trên đỉnh núi cao chon von thánh thót nhịp nhàng vang lời em ca
Vọng về đất Gio An vang tiếng đàn Ta lư
T nh tính tính tính tính tính tính tính tang tang tình
Ơi anh pháo binh, pháo ta bắn đạn nở như hoa
Đồn quân giặc bốc cao cao trong tiếng đàn Ta lư em reo
Hoà cùng anh tiếng kèn chiến thắng từ Trị Thiên khói lửa anh hùng
Kia trông 1,2,3,4,5, sáu ngàn tên lính thủy đánh bộ Mỹ kia
Nó bỏ xác trên rừng.
Bộ đội giải phóng ơi, các anh đánh hay hung ! Hú ! Hú !
Đàn em reo ca, ơi đàn Ta tư
Rừng núi quê ta, tưng bừng reo ca.

... hay là ....

Hình ảnh chiến sĩ Giải phóng quân - Mỗi Bước Ta Đi
Đồng chí ơi người chiến sĩ giải phóng quân Miền Nam anh hùng thành đồng Tổ Quốc Anh đi về đâu từ Quy Nhơn đến Biên Hoà vượt qua sông Bé oai hùng
Về Phước Long xây chiến thắng
Anh đi trước hàng quân tiến về giải phóng nông thôn
Tiến về thành phố thân yêu đạp tan xác thù
....
Mỗi bước ta đi vùi thây quân giặc cướp nước
Mỗi bước ta đi diệt tan bao bốt đồn thù
....”....

Bà Khánh Ly sẽ có nhiều dịp mở mang kiến thức để suy ngẫm về câu :

...”... tôi không thấy loại nhạc nào xúi giục người ta nuôi dưỡng hận thù....”...

... khi bà về ca hát phục vụ giới giầu có dư tiền mua vé tại những rạp sang trọng, nơi có những ca sĩ đắt giá như bà, tới để “ca hát cho đời mua vui”.

Câu cuối trước khi chấm dứt lời tâm tình, bà viết:

... một trong những mơ ước của những con người có một quê hương, một tổ quốc thì ai cũng mơ ước được trở về. Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự trở về để có nơi mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó là ước mơ.

Tôi hy vọng là không phải ước mơ chỉ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người…

Thưa bà,

Với kiến thức hẹp hòi như thế, bà chỉ nên đại diện cho riêng mình, bà không thể đại diện cho ai để phát biểu.

Tại sao vậy?

Tại vì, đối với những người yêu nước, khi dân tộc lầm than trong bàn tay của những kẻ độc tài, tàn ác, bán nước, hại dân, thì người ta còn phải ra nước ngòai để tìm đường cứu nước. Thời Việt Nam Cộng Hòa, học sinh Tiểu Học đã được học những bài về phong trào Đông Du, các nhà cách mạng Cường Để, Nguyễn Hải Thần, Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ,...vv... đều ra nước ngòai, ai dám nói họ “không là người” ??? Nếu bà đã có đi học thì đã phải biết những điều cơ bản này.

Bà có quyền, như tất cả những người sống tại các nước tự do như Mỹ, có quyền đi bất cứ đâu trên thế giới. Chỉ mong bà đừng vì sự tham lam danh lợi mà muối mặt ca hát mua vui cho những kẻ hiện nay đang đàn áp tàn bạo dân nghèo để cướp đất đai của tổ tiên họ để lại, những kẻ hiện nay đang dùng quyền lực bôi đen hình ảnh tốt đẹp của tinh thần chống ngọai xâm anh dũng từ ngàn xưa mà bỏ tù, đàn áp man rợ những người dân, thanh niên, sinh viên yêu nước chống sự xâm lăng của Trung Cộng, và nhất là bà nên bỏ ra lấy một phút để suy nghĩ về những người cũng chỉ vì sáng tác bài hát như Việt Khang .. vv... nay đang bị án tù nặng nề khiến cả thế giới phải can thiếp. Trong tình trạng đất nước như thế mà bà còn có thể lớn giọng biện minh cho bà, đồng thời miệt thị người “không giống bà”, ước mong bà suy ngẫm về câu “những người được gọi là người…”.. của bà.

Ngày nào đất nước còn lầm than như hiện nay, nếu không thể về Việt nam để sát cánh với các anh chị em yêu nước, thì ít nhất những ngừơi - theo cách nói của bà - “những người được gọi là người…”..., "không nên trở về để cất tiếng hát cho cường quyền mua vui”.

ĐVH


Source: http://www.vietfreefun.com/forum/showthread.php?155987-Kh%C3%A1nh-Ly-vi%E1%BA%BF...



Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #409 - 29. Nov 2012 , 13:09
 
Quote:
Dzịt hôm nay đi...chợ chiều trên net....bài này  viết thiệt là hay, chung quy chỉ là $$$$ mà quên tất cả...danh dự và phẩm chất


Cám ơn chị Dzit , em đọc mấy lời đóng góp cũng thấy thích lắm chị Dzit ui , em còn được đọc thêm cái bài này nữa mang lên cho chị xem nhé....
Mà thôi không post nữa vì hình như quá nặng với bà ca sĩ cũng rất chảnh và huênh hoang này  , mặc dù cuộc đời của bà cũng chẳng có hay ho chi mô cả...  Embarrassed
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #410 - 29. Nov 2012 , 13:14
 
...

Một thời Velosolex


Tạp ghi Huy Phương



Trong những hình ảnh được lưu lại của Sài Gòn năm xưa, hình ảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đi chiếc Velosolex màu đen chạy trên đường phố, có lẽ là hình ảnh đem lại cho tôi nhiều kỷ niệm nhất, nhắc nhở lại một quãng thời gian dài đã xa, mà chính mình cũng đã gắn bó với chiếc xe này.

Sản phẩm Velosolex do hai nhà sản xuất Pháp là Maurice Goudard và Marcel Mennesson cho ra đời tại Paris năm 1946, sau khi Thế Chiến Thứ II chấm dứt. Velosolex đơn giản là một chiếc xe đạp với một động cơ treo trên tay lái. Ðộng cơ có một khối kim loại cứng, hình ống, nhám để cọ xát vào lốp bánh xe trước để đẩy bánh xe đi, do vậy bánh xe trước phải luôn luôn bơm hơi căng cứng. Người sử dụng khởi động bằng cách đạp xe cho có trớn vài mét, xong đẩy bộ máy rời “ghi đông” để khối kim loại tròn ép sát với bánh xe.

Xe chỉ chạy với tốc độ từ 15 mph đến 20 mph, và cũng tùy thuộc mặt đường. Xe không thể lên dốc, người sử dụng phải đạp phụ. Mỗi lần trời mưa, bánh xe bám bùn đất, Velosolex trở nên trơn trượt, rất khó khởi động, mặt khác, ổ gắn bu-gi của xe phơi ra ngoài, gặp trời mưa bị ẩm cũng khó nổ máy, do đó Velosolex chỉ dễ sử dụng trên những con đường khô ráo, bằng phẳng.

Bộ máy xe cho phép người lái treo lên tay lái, để bỏ động cơ và đạp Velo giống như bất kỳ chiếc xe đạp nào khác, trong trường hợp xe hết xăng hay máy trục trặc không nổ.

Khi một chiếc Velosolex hết thời, máy móc rệu rã, nó sẵn sàng vứt bỏ cái đầu máy thường ngày vẫn treo trước “ghi-đông” để gia nhập với hàng ngũ xe đạp “bình dân”.

Velosolex dầu sao cũng vang bóng một thời, ra đời từ năm 1946 và chính thức giã từ thế giới, tạm ngừng sản xuất tại Pháp vào năm 1988, chuyển qua Tàu và Hungary nhưng rồi cũng đi vào quá khứ, sau khi đã bán được hơn 7 triệu chiếc.

Chiếc xe Velosolex đầu tiên tôi có, mua năm 1960, sau khi ra đời, đi dạy học vài năm và chuẩn bị lập gia đình, tại một đại lý ở Huế, xe được chở từ Sài Gòn ra. Ở Việt Nam trong thời đó thì những ai có tiền, lương cao mới có thể mua Lambretta hay Vespa, còn khả năng chỉ có khá hơn xe đạp một bậc, thì sử dụng chiếc Velosolex. Thời giá của chiếc xe này vào năm 1960 là $8,500 trong khi lương độc thân của một công chức hạng trung khoảng $6,000. Ở Huế những lúc trời mưa to gió lớn, với những con đường bùn đất, đi xe Velosolex thật ra chẳng sung sướng gì, mà đôi khi còn là một cực hình khi bắt đầu khởi động cho máy nổ.

Khác hẳn với các thành phố lớn như Sài Gòn, Ðà Nẵng, đối với các tỉnh thuộc địa đầu giới tuyến sau khi chia cắt đất nước, hình ảnh chiếc Velosolex vẫn còn là cái gì rất mới lạ, nên khi bạn cỡi xe vào đường làng, phun khói trắng, có thể có những đứa trẻ tò mò chạy theo xem chiếc xe lạ lùng này.

Ba năm sau, nhận tờ giấy động viên trong tay, chiếc Velosolex chung nỗi buồn vui trong ba năm tròn phải từ giã tôi ra đi, để giúp chủ trang trải một số nợ nần.

Năm 1964, sau khi ở quân trường ra, được bổ nhiệm về một đơn vị ở Sài Gòn, thuê nhà ở khu Bình Hòa, trên chuyến xe buýt khởi hành từ rạp hát Thanh Vân-Gia Ðịnh đến Sở Thú - Sài Gòn mỗi ngày, bây giờ lại có thêm một ông chuẩn úy với bộ quân phục làm việc kaki vàng số 2, đội nón “casquette” mới tinh đi về. Ông thiếu tá chỉ huy đơn vị thương tình anh chuẩn úy mới ra trường, phải leo xe buýt mỗi ngày, nên cho mượn tiền, để lại mua một chiếc Velosolex! Chỉ trong vòng bốn năm, vật giá leo thang, năm 1964, cũng chiếc xe ấy đã tăng giá khoảng 30%. Chiếc xe Velo thứ hai này cuối cùng bị đào thải trước đợt xe Honda Dame cũ, đồ thải của Nhật, được nhập vào Việt Nam, ưu tiên cho lính tráng dưới thời ông Không Quân Trần Ðỗ Cung làm tổng cục tiếp tế.

Có thể nói Velosolex thuộc loại xe bình dân, không bì được với các ông bạn người Ðức mạnh mẽ như Goebel, Sachs, hay hai ông bạn người Ý hào hoa và sang trọng hơn, có mặt đồng thời là Lambretta và Vespa. Lambretta được phổ biến đi khắp thế giới qua Pháp, Ðức, Tây Ban Nha, Ấn Ðộ, Ðài Loan, Brazil, Columbia... và có tuổi thọ khá dài. Vespa trông thanh lịch và dễ thương hơn, nên trong bốn năm từ 1947 đến 1950, hãng Piaggio đã bán được hơn 90 nghìn chiếc, nhưng phải chờ khi Audrey Hepburn ôm eo Gregory Peck's trên chiếc Vespa lạng lách trong thành phố Roma, trong phim Vacances Romaines (Roman Holiday,) ra đời năm 1953, thì chiếc Vespa đã trở thành nổi tiếng, bán hơn 100 nghìn chiếc ngay trong năm đó.

Dáng mảnh khảnh của những chiếc Velosolex màu đen thong dong trên đường phố với cô thiếu nữ mang đôi găng tay trắng, đội nón lá, để tà áo bay bay là hình ảnh dễ thương của Sài Gòn, của một thời sinh viên đẹp đẽ. Những năm về sau khi chiến tranh càng khốc liệt, các loại xe phân khối lớn ồ ạt nhập cảng vào càng nhiều, những xa lộ được mở ra, khi ai cũng mê tốc độ, Velosolex đành chấp nhận số phận bị bỏ lại đằng sau.

Bây giờ người ta đang muốn phục chế lại những chiếc Velosolex, Vespa của ngày xưa không phải để dùng trên đường phố mà như là một vật kỷ niệm ghi dấu một thời.

Cô thiếu nữ với chiếc Velosolex trên đường phố Sài Gòn trong bức ảnh này, được chụp vào năm 1961. Tôi đoán chừng tuổi cô ngày đó khoảng chừng 20 đến 25. Bây giờ đã trên nửa thế kỷ trôi qua, nếu còn đâu trên cõi đời này, cô đã ngoại tuổi thất tuần. Chiếc Velosolex ngày đó chắc không còn tồn tại, nó chỉ là một bóng mờ dĩ vãng như những gì chỉ hiện diện một thời, nhưng có thể còn lưu lại trong trí nhớ của chúng ta mãi mãi.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Một đời ta, ba đời nó” để nói rằng đời người dài nhưng những vật sở hữu thì dễ mất mát hay hư hao. Từ ấu thơ cho đến hôm nay, chúng ta đã dùng bao nhiêu chiếc xe, ở bao nhiêu ngôi nhà, dùng bao nhiêu đôi giày hay bộ quần áo. Nhưng cũng có đôi khi, ngôi nhà, con đường, tấm ảnh hay trang sách còn đó, nhưng “những người muôn năm cũ” đã không còn nữa!

Không thấy thi sĩ nào đem chiếc Velosolex vào thơ, tôi đành mượn đôi lời của nhạc sĩ Ngọc Lễ viết về xe đạp, để tạm thương nhớ một thời Velosolex:

“Quay đều, quay đều, quay đều, mối tình ngày xưa yêu dấu
Quay đều, quay đều, quay đều, thương hoài những vòng xe...”










Back to top
 
 
IP Logged
 
MiCayDua
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 42
Re: Chợ Chiều
Reply #411 - 09. Dec 2012 , 11:15
 

...

Ý nghĩa sự tặng quà nhận quà trong mùa lễ Giáng Sinh

Bích Huyền



Sau lễ Thanksgiving, nguời dân Hoa Kỳ là bắt đầu náo nức chuẩn bị cho mùa Giáng sinh đang tới. Người Việt chúng ta dù là người ngoại đạo cũng đón mừng ngày lễ Chúa giáng sinh. Bao lâu nay ngày lễ này đã trở thành niềm vui chung của nhân loại. Trong những ngày vui rộn rã đang diễn ra khắp nơi, BH xin phép được nói về ý nghĩa sự tặng quà nhận quà
trong mùa lễ này.

Tặng quà là một hành động thể hiện tình cảm rất đẹp dành cho nhau trong bất cứ hoàn cảnh, ngày lễ nào. Bày tỏ lòng biết ơn, quý trọng, thương yêu nhau. Nhưng hãy nhìn vào thực tế một chút, có nên có phung phí tiền bạc quá trong dịp Noel này hay chăng? Đã từng làm cha mẹ, nay là ông bà, hẳn chúng ta cũng đã có đôi ba lần chứng kiến cảnh các con, các cháu của mình xé tan hoang giấy hoa gói bên ngoài, mở tung ra rồi chỉ xem rất qua loa v à quăng vào một xó. Có khi chẳng bao giờ dòm ngó tới nữa. Những lúc như vậy BH nghĩ rằng sẽ có rất nhiều người cảm thấy buồn quá. Vừa mất tiền, vừa mất công đi mua mà con cháu không thích.

Có lẽ cũng tại người lớn. Con cháu còn nhỏ dại quá, nào có hiểu cao xa. Trách nhiệm là do chúng ta thôi. Ý Bh muốn nói là người lớn chúng ta nên dành thì giờ tìm hiểu xem các con cháu của mình muốn gì cần gì…Trước ngày đó nên đưa ra một vài gợi ý -cứ thẳng thắn nói ra thí dụ trong một bữa ăn đưa ra để cả gia đình bàn luận, món nào các con thích, giá trị món quà và khả năng tiền bạc gia đình nữa. Theo BH, đây cũng là lúc các con học hỏi được về cách thức mua sắm một cách thực tế và tốt nhất trong một gia đình.
Sẽ có bạn sẽ không đồng ý với BH , hay chỉ đồng ý…một nửa thôi. Bởi vì bạn sẽ cho rằng khi mở một gói quà ra, mà biết trong đó là cái gì rồi thì còn đâu là hứng thú, hồi hộp mong chờ nữa? Còn đâu sự háo hức, sáng ra chạy tới lò sưởi trong phòng khách xem đêm qua ông già Noel đã cho mình món quà gì ?


Nào có khó gì đâu, trước ngày lễ, chúng ta hãy nói mỗi con (cháu) liệt kê những món quà chúng cần hay chúng thích. Sau đó mình chỉ chọn một món thôi. Như vậy chúng sẽ không biết bên trong là món quà gì, và vẫn có cảm giác hồi hộp, thích thú khi mở gói quà. Nếu chúng ta có mời họ hàng tham dự trong bữa tiệc Noel đó, xem như đây là buổi họp mặt đại gia đình hàng năm thì người lớn cũng nên bàn nhau mua quà gì thích hợp cho con cháu (có danh sách liệt kê ra thì sự mua sắm sẽ nhanh chóng, tránh sự lãng phí). Nhất là nếu thân nhân gặp khó khăn tài chính, sẽ có thể lựa món quà vừa túi tiền.

Có nhiều gia đình còn chỉ cho các con mở quà đêm Noel mở một ít thôi, còn để dành vào ngày khác. Nhưng theo BH, nên mở trong đúng ngày, đúng giờ phút cả nhà quây quần xum họp bên nhau. Và nhất là tình cảm của đứa bé phải được đặt vào mỗi món quà và nghĩ đến người tặng . Hay là thể hiện ngay bằng cách bày tỏ ôm hôn, hoặc nói lên lời cám ơn nữa. Như thế trẻ con sẽ biết quý trọng món quà, cảm nhận được hạnh phúc khi cả nhà quây quần bên lò sưởi, vui với món quà mới, nâng niu, ôm ấp món quà bằng cả tình thương yêu. Khung cảnh đêm GS sẽ đầm ấm hạnh phúc biết bao!


Ngày vui thì bao giờ cũng qua mau. Niềm vui ngày lễ và quà cáp cũng thế mà thôi, sẽ mau tàn. Trước ngày lễ, và trong thời gian nghỉ lễ, không khí vui tươi rộn ràng, ai cũng thấy lòng náo nức. Mọi người quấn quýt bên nhau. Rồi khi lễ hết, họ hàng ra về , rồi người lớn đi làm, trẻ con đi học. Thấy cuộc vui qua mau quá, để lại một khoảng trống , trẻ con sẽ dễ buồn lắm. Làm sao tránh được tình trạng đó?


Muốn tránh nỗi trống vắng đó thì khi nhà có đãi tiệc, có họp mặt họ hàng trong dịp lễ Lễ Tết , sau khi khách đã ra về, cha mẹ và con cái vẫn ngồi lại với nhau nhấm nhát tiếp để nói chuyện hay vừa thu dọn vừa trao đổi những câu chuyện đã, đang xảy ra hay sẽ dự tính làm trong nay mai… Thí dụ như nói về quà cáp, về người thân chúng ta vừa gặp, về những ước muốn hy vọng trong những ngày mới sắp tới, về niềm vui, về ý thích của từng thành viên trong gia đình v…v…
Hy vọng những gì vừa trao đổi các đón nhận, góp ý và trao đổi để chúng ta có được mái ấm gia đình mỗi ngày thêm đầm ấm hạnh phúc. Nếu biết được ý thích của các con cháu, mua quà đúng nhu cầu, chúng ta sẽ không tốn kém tiền bạc, biết sắp xếp thời gian xum họp đúng lúc, mua quà, mở quà đúng cách…Tất cả những điều nhỏ bé đó, đôi khi bận rộn vì sinh kế, vì đời sống chúng ta quên đi. Quan tâm lưu ý một chút, tất cả những điều ấy sẽ để lại những hình ảnh, kỷ niệm tốt đẹp mà các con cháu sẽ nhớ mãi, noi theo.
Thật ra không cần chỉ ngày lễ, mà theo Bh, chúng ta có thể tặng quà bất cứ thời gian nào, nhỏ thôi miễn là có nhớ đến nhau. Thí dụ, nấumột món ăn ngon, vuờn nhà có cây trái ngọt…chia cho nhau. Khi con ngoan, con học giỏi thưởng quà, không quên lời khen tặng. Trẻ con thích tự tay làm ra món quà để tặng, bày tỏ niềm vui khi ta nhận. Hoặc cho các con đi mua quà, đóng góp chút tiền, chút công sức chuẩn bị ngày lễ trong nhà như quét dọn, trang hoàng nhà cửa, cùng cha mẹ đi mua sắm, nấu ăn.. . Các em sẽ thích thú lắm và món quà cũng như giây phút xum họp thêm giá trị.

Mùa lễ là mùa chi tiêu. Nhiều khi chúng ta cũng than lên là tốn kém tiền bạc, thì giờ nhiều quá. Những chi tiết vô tình nhỏ bé vô tình này nhiều khi trẻ con biết và nhớ lâu, sinh ra thắc mắc. Nếu chúng ta cho các em tham gia, các em sẽ …không phải nghe những lời than thở của người lớn nữa! Hình như trẻ con thời nay bản tính rất là tự tôn, cho mình là nhất. Tình yêu thương chỉ có một cách thành thật khi nào tình thương yêu ấy có tính cách chia sẻ. Chúng ta cũng nên lưu ý nhắc nhở và tập cho trẻ con biết yêu thương, chia sẻ và quan tâm đến những người chung quanh.

Nhân dịp này chúng ta hãy dạy con về lòng quảng đại. Nên dành chút ít thời gian đi thăm khu nursing home, an ủi người già yếu, cô đơn bằng món quà nho nhỏ, bằng giọng hát, bằng trái tim thể hiện qua cử chỉ ân cần, trìu mến. Tặng quà cho những người nghèo khó, không nhà…. Và nhiều công cuộc từ thiện khác trong cộng đồng cũng là dịp cho con em gần gũi với cộng đồng, với đời sống chung quanh… Món quà tặng lớn nhất, quý giá nhất mà chúng ta có thể san sẻ cho nhau, mang đến cho nhau mỗi ngày là sự hiện diện bên nhau vui vẻ thuận hòa, hay lời nói hỏi thăm nhau qua điện thoạii, email … Thông điệp của tình yêu đâu có gì là khó khăn, mà giản dị lắm, chỉ qua lời nói, hành động nhỏ bé mỗi ngày. Tránh làm những điều, những lời nói vô tình làm thương tổn cho nhau. Những điều giản dị đơ sơ ấy nhưng lại rất quan trọng vì như thế chúng ta sẽ tạo được mối tương quan tốt đẹp với nhau, và cuộc sống sẽ trở nên thanh bình, an lạc, hạnh phúc.

Mỗi lần Giáng sinh về, âm thanh khúc nhạc Giáng sinh lan tỏa khắp không gian , mang đến tâm hồn chúng ta một cảm giác lâng lâng thánh thiện. Đời sống êm đềm, rất ngọt ngào, đầy ắp tình thương yêu. Chúng ta cảm thấy có một không khí thật bình an, trong đoàn tụ , hoà bình và nhân ái. Trong cuộc sống có lẽ ai cũng có khi phải rùng mình trước từng cơn gió bão cuộc đời. Cảm thấy mình nhỏ bé, mong manh quá giữa bao la rộng lớn của trời đất. Thế nhưng mùa GS về, lại như thấy đất trời gần hơn, mang đến cho chúng ta bao niềm yêu thương ấm áp…

Vâng, mùa Giáng sinh về đất với trời như gần gũi hơn, lòng người thì như mới hơn, gần gũi nhau hơn. Yêu thương, quan tâm đến nhau, chia sẻ cho nhau bằng trái tim nồng ấm yêu thương…là cách dễ dàng nhất để chúng ta đến gần nhau, làm tăng thêm hạnh phúc cho thế giới hãy còn nhiều bon chen và lắm hận thù này.
Trong ý tưởng ấy, Bích Huyền chúc các bạn và gia đình mùa Giáng sinh đầm ấm, vui tươi, đêm Giáng sinh tuyệt vời hạnh phúc. (BH)

Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #412 - 31. Jan 2013 , 11:38
 



...
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #413 - 01. Feb 2013 , 11:15
 


Bài này là Dzịt lượm đó nghe , nếu có bị động lòng ai...thì Dzịt xin lổi vì không có cố ý.... Tongue


BỆNH“NỔ”Ở MỸ RẤT THỊNH HÀNH ?
Vũ Công Hiễn


...


Tự dưng , nghe nói "nổ dzăng miểng" thì có lẽ ai cũng hơi giật mình, nhưng nghĩ lại, thì chuyện "nổ" trong nước Mẽo này là chuyện dài "nhân dân tự dệ".
Hôm rồi, "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" nên mới được nhìn thấy một tấm "bi-di-nít cà" (business card) của một vị ở đâu tuốt bên Tếch-xịt (Texas), ghi chép rất lộng lẫy: "Tiến Sĩ Nguyễn Văn Tuyến, chuyên viên Thuế Vụ". Người đọc rất lấy làm khâm phục vì ít khi có vị tiến sĩ nào chê "dóp" của các cơ quan chính phủ hay tư nhân mà đi làm thuế lui cui một mình. Chừng đến khi đọc kỹ lại mới biết ngài Tiến Sĩ có tới mấy cái bi-di-nít-cà lận! Cái thì đề "chuyên viên địa ốc", tờ thì viết "chuyên viên bảo hiểm xe, nhà, động đất..."
Hóa ra lại một ngài Tiến-Sĩ-Nổ nữa, giống như một vị khoe có mấy cái bằng tiến sĩ ở Cali, nhưng nghe người ta đồn thì ngài nói tiếng Anh như mấy ông phương Bắc mới qua An Nam bán lạc xoong: "Ai... lồ lồng, lồ nhôm, lồ sắc, lồng hồ, dàng dụng, bạc dụng bán hôn?". Cách phát âm y hệt như một chàng sửa xe, lúc nào cũng khoe có bằng Master of Mechanic! Ngay trên tấm thiệp đề tên tiệm sửa xe, chàng đề sau tên chàng một chữ M.Ạ thật lớn, trông oai khiếp! Rồi mấy văn phòng bảo hiểm xe hơi cũng thấy bằng tiến sĩ, văn phòng bảo lãnh thân nhân đi du lịch cũng do một ông tiến sĩ cai quản. Tạ ơn Trời, người Việt di tản tài năng thiên phú, lấy bằng tiến sĩ dễ như ăn ớt vậy! Nhưng sao lại có người cho rằng mấy ông tiến sĩ đó là "Tiến Sĩ Nổ"?
Vậy thì bệnh "Nổ" phát sinh ở đâu ra?
Hình như sau khi sang Mỹ, khí hậu thay đổi, từ miền nhiệt đới qua xứ lạnh, dễ bị lạnh cẳng, nhiều người di tản phải nổ đùng đùng để hâm nóng cơ thể lên hay sao ấy, nên đi đâu cũng nghe tiếng nổ? Vừa mới gặp nhau lần đầu đã vội vã khoe "nhà tôi rộng cả mấy héc-ta..", hoặc "nhà tôi trị giá trên ba bốn trăm, trả off rồi" Con cái thì ra trường bác sĩ, kỹ sư như kiến.
Cậu nào, cô nào cũng làm cả trăm ngàn một năm. Vài vị ca tụng con mình làm "hai trăm đô một giờ" và thở dài mấy hơi làm như vẫn còn ít lương quá. Các cô tiểu thư, theo lời của các vị làm cha mẹ, đều lấy bằng hoa hậu hết. Cô nào cũng cả chục chàng theo. Người nghe, ai cũng khoan khoái vì dân tộc mình giỏi giang, văn chương chữ nghiã cùng mình, hầu như không có ai làm việc loại lao động mà người Mỹ gọi là "cổ xanh" (blue collar) cả. Lại cũng hân hoan vì cha mẹ nào cũng bái phục con sát đất, không còn cảnh "cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy" nữa.
Đến thăm mấy ông bi-di-nít thì nghe tán dương" căn phòng này rộng mười mấy ngàn que-phít(square feet)" (có khi rộng đến vài chục ngàn que-phít) mặc dầu chỉ cần vài người khách hàng là cửa tiệm có mòi chết đứng vì không chỗ đặt chân. Hôm nọ, gặp một chàng khoe nhà có nuôi gà nòi, người nghe mới buột miệng hỏi: "Ủa , ở thành phố mà nuôi gà được sao?".
Chàng bèn hất hơi cao cái cằm lên một tí và nhìn người hỏi với một cái nhìn thương hại: "Nhà tôi tuy ở phố nhưng dư điều kiện nuôi gà." Ngừng một hai giây cho câu nói thấm vào hồn người nghe, chàng mới tiếp:"Nhà tôi những mấy ác cơ (acre) lận! Mà nhà rộng mấy ác cơ là có điều kiện nuôi gà." Một chủ nhân ông ở xứ hoa vàng, có cái biệt thự trên đỉnh đồi, có hai đường đi lên đi xuống khác nhau, muốn hù người bạn Hát Ô mới sang trong một bữa tiệc họp mặt, rút cái rê-đít cà ra dí dí vào mắt chàng Hát Ô:
"Biết cái gì đây không? Cái này là cạc vàng, gôn cạc đấy, trị giá hai trăm ngàn trở lên, tiền đấy, muốn xài lúc nào cũng được. Anh phải ở đây hai mươi năm và đi làm lương cao mới được nhà băng nó tặng cái cạc này!"
Vừa mới qua Mỹ, chân ướt chân ráo, đi làm có mấy tít một giờ, chàng Hát Ô nghe nói cả trăm ngàn thì đớ lưỡi, nể nang quá, vì chắc mẩm đời mình tàn tạ rồi, làm gì có cơ hội có cái thẻ đó. Lại gặp một ông chủ tiệm phở ăn mặc rất sang trọng. Ông chủ ngắm nghía cái cà-là-vạt mác Good-Will của chàng Hát Ô một cách tội nghiệp, rồi tự móc cái ca-la-hoách của ông ra mà dứ dứ vào người đối diện, hỏi:"Anh biết cái tai này của tôi bao nhiêu tiền không? Của Ý đấy! Gioọc Dô Ạc Ma Ni (Giorgio Armani) đấy!" Nghe mấy chữ "Gioọc Dô, Gioọc ra" được phát âm một cách trầm trọng, chàng Hát Ô ú ớ, mặt cứ nghệt ra, vẻ Cả Đẫn rõ rệt. Ông chủ tiệm phở đợi một lúc rồi mới phán:"Trên năm trăm đô đấy, chưa kể thuế!". Những tiếng mấy trăm đô cùng mùi phở ở trên người ông bay ra làm chàng Cả Đẫn lảo đảo. Chưa hết, ông lại nổ thêm một quả cho chàng lăn đùng ra: "Anh biết không, tôi có lệ là cứ mỗi năm, đúng tháng Tết và tháng hè, đến Bun-lóc (Bullocks) để mua một bộ vét, bất kể giá cả, và cũng không cần mặc làm gì. Ngoài ra, nếu có họp hội gì long trọng, tôi phải còm măng một bộ khác. Hãng Bun-Lóc biết thế, nên cứ ra một kiểu mới nào, lại gửi đến nhà tôi. Bây giờ, nhà tôi toàn đồ vét, mang ra bán cũng mất một thời gian!". Lấy ngón tay chỉ vào cái huy hiệu con ngựa đang co cẳng mầu xanh trên ngực áo sơ mi, ông thở dài, nhún vai: "Hồi này thú thật với anh, kinh tế xuống, chỉ dám mua cái áo này có vài trăm thôi".
Hãi hùng quá! Chủ một tiệm phở mà oai như vậy, thì chủ một khách sạn còn kinh khiếp bao nhiêu! Một anh bạn trẻ khác, thấy dân mới qua đi đôi giầy có mười lăm tì ở Payless Shoe Source, thì tự tụt giầy mình ra, giơ lên cao, ngắm nghía: "Đôi giầy Bali của Ý này sơ sơ có ba xín thôi, đi vào đã như đi trên mây vậy!". Người tuổi trẻ này lái một chiếc xe Xêlicà (Celica) mới toanh, được năm tháng thì phải năn nỉ một tên bạn khác xài giùm chiếc xe này cho khỏi bị "tâu", vì lương tháng không đủ cho chàng uống cà phê, sau khi đóng tiền xe, tiền bảo hiểm, tiền share phòng… Chàng đành chịu mất toi tiền deposit khi mua xe, còn hơn bị tâu (tow) xe và bét rê-đít (bad credit). Bạn chàng, một người thích chơi nổ khác thì mua cái xe Mẹc Xê Đì (Mercedez), nhưng chỉ khi nào đi lấy le thì mới dám chạy, còn thường thì chàng cho đậu ở gara, vì không có tiền đổ xăng!
Với các nàng, thì lại có lối nổ khác. Một bà chủ tiệm "neo" (nail) tre trẻ, vẻ mặt rất căng thẳng, thì thầm với cô bạn: "Tối nay, em phải "oọc đơ" trước ở tiệm Noọc-xơrom (Nordstrom) ép chàng vào lề. Chàng xuống xe, hỏi chị muốn gì, chị liền cười tình với chàng rồi rủ chàng vào khách sạn!". Trong một tiệm bán tạp hóa, một nữ sĩ caraokê đứng hát tỉ tê vài lời rất ướt át, mặc cho các khách hàng khác, cả nam cả nữ, đứng ngẩn người ra nhìn. Chừng như hát cũng chưa đủ đô, nữ sĩ nói một hơi với mấy cô bán hàng:
"Em biết không, tuần nào chị cũng được mời đi hát ở mấy tiệc cưới rồi hội đoàn. Mỗi lần chị hát, người ta cứ ngẩn người ra mà vỗ tay." "Mà chị hay hát bài gì ?" "Chị ấy à, nhạc tủ của chị là Trịnh công Sơn. Chị hát không thua gì Khánh Ly!" Người nghe cứ tưởng tượng rằng giọng Khánh Ly mà xêm-xêm giọng chị, chắc nhạc Trịnh Công Sơn đã yểu tử tự hồi nẫm rồi.
Một vài bà phu nhân, từ xửa xưa vốn học sinh, rồi lên xe hoa về nhà chồng, nay bon chen vào chốn cộng đồng, cũng "nổ" lên bằng bộ đồ nhà binh bóng loáng, đi giầy bốt-đờ-sô cồm cộp, rồi chào tay cũng oanh oanh liệt liệt. Mà chào tay cũng đúng cách lắm, nhìn xa, tưởng ít nhất cũng mang ba hoa bạc… Hỏi ra, mới biết chồng bà cũng chưa có ngày nào biết "khởi đi bằng chân trái" như lời Dương Hùng Cường ta thán trong phim "Người Tình Không Chân Dung" ngày xưa.
Đi thăm mấy vị cựu quân nhân, công chức thì thấy cứ tự động thăng quan tiến chức ầm ầm. Trung Sĩ thành trung uý, hạ sĩ thành thiếu úy, nhân viên thường thành giám đốc... Người viết có dịp quen với một ông thiếu tá Cảnh Sát Đặc Biệt một thời gian lâu, mãi sau mới biết ngài thiếu tá cũng là Cảnh Sát Đặc Biệt thứ thiệt, nhưng chức vụ cuối của ngài là "Hạ Sĩ Tài Xế!" của một vị thiếu tá khác! Trong nhiều cuộc lễ lạc, mấy ngài vốn chuyên viên "văn phòng tứ bảo" biến thành Biệt Động Quân họăc Nhẩy Dù hết (hình như họ cho là Bộ Binh không đánh giặc hay sao ấy?).
Ai cũng mặc rằn ri cho oai. Nhưng, thật ra, mấy cái nổ trên chỉ là pháo tép thôi, chưa có "dzăng" miểng vào mặt người đối diện bằng khi một người bạn cho biết anh ta là vị tổng tư lệnh có 15000 quân hiện đang đóng tại biên giới Thái Lan, không phải ở biên giới Lào Việt, cách xa biên giới mình cả mấy giờ chim bay! Tưởng tượng chỉ cần tiền nuôi ăn cho 15000 lính đó cũng đủ ná thở, chưa kể quân trang quân dụng, vũ khí, đạn dược... Rồi doanh trại cho 15000 người đó, chắc tiền điện, tiền nước, tiền phôn cũng khùng luôn! Chưa kể tiền làm vệ sinh cho hàng ngàn cái toa lét nữa! Cha chả, 15000 người không phải là con số nhỏ, làm sao chính phủ Thái Lan lại không biết cà ? Rồi tập trận, huấn luyện ở đâu ? Hễ có tập trận phải có tiếng nổ, mà nổ thì dân chúng quanh vùng phải nghe, Việt Cộng phải thấy, vậy mà không ai lên tiếng phản đối gì cả ! Bộ có phép thần thông đi mây về gió, phi thân trên mái nhà, hay phù phép gì mà những mấy sư đoàn đó không ai nhìn thấy hết? Trong sinh hoạt chính trị, lại còn một lô những bộ trưởng, thủ tướng, (cũng may chưa có tổng thống!), và chủ tịch lia chia.
Những chức vụ vô thưởng vô phạt như Trưởng một hội ái hữu học sinh hay hội đồng hương cũng đều mang danh hiệu "chủ tịch". Có lẽ danh xưng "Hội Trưởng" nghe không nổ bằng danh xưng "chủ tịch" nên ai cũng đua nhau làm "chủ ", hay tại vì đã ngấm trong tim, câu "Chủ Tịch *** vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta" nên nhiều nguời cũng mong được điền tên mình vào câu đó để thành chủ tịch vĩ đại. Số lượng chủ tịch đông đến nỗi nếu đi chợ thì sẽ gặp chủ tịch nhiều hơn là hội viên! Và cũng từ đó mà tranh chấp nhau, thanh toán nhau tơi tả. Thông cáo, thông báo được phân phát như bươm bướm. Truyền thông, truyền thanh biến thành dụng cụ nổ tan xác nhau.
Tình đồng hương, tình đồng môn, tình di tản, tình đồng đội bị nhạt đi, thay vào đó là sự tiêu diệt lẫn nhau một cách đau đớn. Đủ loại đạn nổ chụp bắn ra kinh hoàng. Cùng chống Cộng nhưng không chung đường lối, không chung chủ tịch là một bên biến thành Cộng Sản trước, rồi bên kia biến thành "ăng ten" sau. Cùng đồng môn một trường có tới nhiều năm học chung, lại chia hai, xé ba, rồi đâm đơn kiện nhau, dành chức chủ tịch, đến nỗi người Mỹ họ nghi ngờ tuốt luốt và cho là cộng đồng Việt phân hóa trầm trọng.
Chính quyền địa phương và các dân cử địa phương có thể vì đó mà giảm những chương trình phúc lợi cho cộng đồng, bớt "dóp" cho người Việt, không cần lắng nghe tiếng nói trung thực của ngưới Việt, có thể có kỳ thị sắc tộc với người Việt…Những chương trình lớn như kêu gọi Nhân Quyền cho Việt Nam, giải thể chế độ độc tài, bất công, nhũng lạm Cộng Sản tại quê nhà đã bị mất đi một phần hữu hiệu. Các chính khách, chính quyền bản xứ nếu muốn tiếp tay với cộng đồng để chống Cộng cũng ngần ngại không biết liên lạc với bên nào mà không bị nổ chết chùm do đó họ cũng đánh bài "lờ" cho chắc ăn.
Chung quy cũng là tại tính ham "nổ", hám danh! Ô hô! Ai tai! Đau đớn thay và tức tưởi thay! Biết dến bao giờ người mình mới bớt "nổ" và sống hiền hòa như những ngày giản dị năm xưa, để danh dự của người Việt Nam mình được thật sự tôn trọng, để công cuộc đòi Tự Do, Dân Chủ cho dân mình được thành công?


...

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #414 - 01. Feb 2013 , 11:29
 


Ngày Tết chớ cắn hạt dưa...


...


Hãi hùng công nghệ hạt dưa “ăn dễ ung thư” “Không ngậm chất tẩy trắng và phẩm màu công nghiệp với nhớt thải thì không thể có hạt dưa đẹp và bóng được”- một công nhân làm hạt dưa nói với tôi. Đó cũng là sự thật mà phóng viên Tiền Phong phát hiện sau hơn một tháng thâm nhập các cơ sở làm hạt dưa bằng công nghệ hết sức độc hại ở Tây Ninh và TPHCM.

...

Cảnh chế biến hạt dưa pha phẩm màu công nghiệp và nhớt thải tại các cơ sở ở TPHCM và Tây Ninh. Ảnh: Lê Nguyễn.



Những ngày cận tết, mỗi ngày cơ sở Th. T. của bà H. ở xã Trường Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh cho ra lò khoảng 6 tấn hạt dưa các loại. Số hạt dưa này, theo bà H., được đưa lên tập kết ở Sài Gòn sau đó bỏ mối cho các đại lý ở khu vực miền Tây và hệ thống bán lẻ ở các chợ, siêu thị.“Ngậm” đủ chất độc Chúng tôi có mặt tại cơ sở hạt dưa của bà H. vào một ngày đầu tháng 12. Tại khu sân rộng hơn 100m2 trước nhà, hơn 20 tấn hạt dưa tươi đã được tập kết. Theo lời bà H., hạt dưa nhập từ Trung Quốc thông qua đầu mối là một doanh nghiệp ở Lạng Sơn. Để cho ra lò loại hạt dưa sạch bóng và bắt mắt, hàng tấn hạt dưa tươi này được công nhân đưa vào bể chứa nước lạnh và xút- một loại hóa chất dùng trong ngành công nghiệp dệt nhuộm, xà phòng. “Hạt dưa tươi còn dính đất và các chất bẩn, vì vậy để làm sạch chúng phải được tẩy trắng”- bà H. nói. Ở một góc trong nhà máy chế biến, là hàng loạt phẩm màu, chất tẩy công nghiệp và dầu loại thải…tất cả chuẩn bị sẵn sàng cho công đoạn chế biến tiếp theo. Trước khi tẩy hạt dưa, hai công nhân cho nước lạnh vào bể chứa, sau đó lấy từ trong bao ra những viên xút màu trắng với trọng lượng khoảng 2-3kg cho vào nước. Giữa lúc nước lạnh gặp xút bắt đầu sôi lên sùng sục, các công nhân ở cơ sở này đổ hạt dưa vào bể ngâm. Một công nhân đóng cầu dao điện, cánh quạt được gắn trong bể cũng bắt đầu quay tít để hỗ trợ đánh sạch vết bẩn bám ở hạt dưa. Theo các công nhân, để hạt dưa được tẩy sạch hoàn toàn ít nhất chúng phải được ngâm trong dung dịch này 30 phút. Tôi hỏi ngâm lâu như vậy chất này có ngấm vào hạt dưa không. “Có ngấm vào cũng không sao, bởi sau khi rang và trộn phẩm màu vào thì ai biết được”- một công nhân trả lời. Canh đúng 30 phút, công nhân này tiến lại tháo vòi nước để cho nước bẩn tuôn ra đường ống phía sau nhà. Mùi hôi, hắc tỏa ra từ chất tẩy công nghiệp. Tuy nhiên, các công nhân cho biết, ngày nào cũng ngửi mùi này riết thành quen, chả còn nghe mùi nữa. Những hạt dưa dính đầy bùn đất, nhơ nhớp đã trở nên trắng, và sạch sẽ. Lúc này hàng loạt công nhân bắt đầu đưa hạt dưa từ bể ngâm vào bao để cân, sau đó chuyển sang 8 nồi rang là những quả cầu bằng sắt nóng ran đang chờ sẵn. Theo các công nhân, 8 chảo rang nơi này có công suất rang khoảng 500kg một suất trong hơn một giờ. Để hạt dưa chín, các nồi rang không chỉ được đun lửa liên tục với nhiệt độ cao mà dầu ăn cũng được cung cấp đủ để hạt dưa không cháy. Bà H. nói nơi đây rang hạt dưa với dầu ăn Cái Lân nên hạt dưa rất ngon và béo. Tuy nhiên, để hạt dưa bóng bẩy, một công nhân sau khi đổ dầu vào chảo rang liền đổ thêm khoảng 2 lít dầu nhớt thải vào chảo. “Đổ thêm nhớt hạt dưa mới bóng được”- công nhân này tiết lộ. Khoảng một tiếng sau khi hạt dưa được rang, công nhân bắt đầu dùng phẩm màu công nghiệp được tách ra ở từng bao nhỏ hòa với nước và đổ vào từng chảo. Khoảng 10 phút sau khi hạt dưa chín đều, ngấm hết các phẩm màu tạo thành một màu đỏ hồng tươi, các chảo rang bắt đầu dừng hẳn, hạt dưa được đưa ra đổ ở sân chờ nguội và vô bao đưa đi tiêu thụ. Cơ sở làm hạt dưa có tên T.P ở xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TPHCM cũng không thua kém về công nghệ làm hạt dưa độc hại như cơ sở ở Tây Ninh. Theo các công nhân ở đây, mỗi ngày cơ sở này cho ra lò từ 6-8 tấn hạt dưa thành phẩm và bỏ mối khắp cả miền Nam. Theo chân một tài xế xe tải chở hàng, chúng tôi vào được cơ sở hạt dưa luôn kín cổng cao tường này. Tại đây, gần chục công nhân đang hì hục ngâm, rang hạt dưa dưới tiết trời nóng bức. Tại bể ngâm hạt dưa, hàng chục bao tải hạt dưa tươi đang được đổ vào bể ngâm với xút sau đó chúng được đưa qua 10 nồi rang. Ngoài làm hạt dưa các màu cánh gián, đỏ và đỏ huyết tươi, nơi đây còn rang hạt hướng dương. Một cô gái phụ trách việc xuất nhập hạt dưa ở đây cho biết, khách hàng có thể tùy chọn màu hạt dưa các loại với giá cả cũng khác nhau. Loại hạt dưa to màu đỏ tươi đang bán rất chạy có giá 54 nghìn đồng/kg, loại màu cánh gián 53 nghìn đồng/kg, còn hạt dưa đỏ hạt nhỏ 56 nghìn đồng/kg. Khi tôi hỏi sao hạt dưa có nhiều màu thì cô gái cho biết đó là do dùng phẩm màu để làm đẹp. Liệu nó có độc hại không? Cô gái nhanh nhảu: “Phẩm màu này chỉ thấm ở ngoài vỏ cho đẹp thôi nên không sao. Ăn hạt dưa bỏ vỏ lo gì”. Một công nhân vừa nghỉ làm hạt dưa cho cơ sở T.P cách đây 5 tháng, cho biết: “Thời gian trước đây, cơ sở này còn dùng nhớt thải để rang hạt dưa, sau đó bị lực lượng chức năng phát hiện nên đã ngưng và thay thế vào đó là dùng dầu ăn loại thải. Nhưng xút và phẩm màu thì không thể ngưng được vì xút làm hạt dưa trông sạch đẹp còn phẩm màu là bắt buộc”. Cũng theo người này, người ta hay dùng dầu ăn loại thải để rang nhưng hạt dưa không bóng được nên cứ 100kg hạt dưa người ta lại đưa thêm vào 2-3kg dầu nhớt để làm bóng. Tại cơ sở làm hạt dưa của bà H. ở Tây Ninh mặc dù chủ cơ sở cho chúng tôi thấy vài bịch dầu loại 50 lít bên ngoài ghi dòng chữ “Cái Lân” để làm tin nhưng ở nơi chế biến nhiều xô chậu còn dính nhớt thải đen kịt nằm lăn lóc. Ở một góc nơi bể ngâm hạt dưa, chúng tôi còn phát hiện hàng loạt bịch để các loại phẩm màu đỏ, cánh gián và đỏ huyết. Bên ngoài các loại phẩm màu này không ghi tên cơ sở sản xuất, cũng như phẩm màu có được dùng trong chế biến thực phẩm hay không. Một công nhân cho biết, để bảo quản hạt dưa thời gian lâu mà không phai màu, hầu hết phẩm màu được dùng là phẩm màu công nghiệp của Trung Quốc. “Loại này chỉ cần dùng 2g là 100kg hạt dưa biến thành màu đỏ tươi bắt mắt liền”- công nhân này tiết lộ. Theo người này, nếu hạt dưa dùng phẩm màu thực phẩm thì khi cắn vỏ hạt dưa thường hay dính màu ở miệng. Nhưng hạt dưa dùng bột màu Trung Quốc thì không. Còn về nhớt thải rang với hạt dưa, một công nhân cho biết “do trộn chỉ 2kg/100 kg hạt dưa nên không độc hại gì cả”. “Để tẩy mùi nhớt và phẩm màu, trước khi cho ra lò, hạt dưa cũng được bỏ thêm ít bơ vào lò rang nên khi cắn cảm thấy có vị thơm, béo”- công nhân ở cơ sở này nói thêm.

...

Công nghệ làm hạt dưa độc hại tại Tây Ninh và TP Saigòn. Ảnh: Lê Nguyễn



Ăn để… bị ung thư ! Trao đổi với Tiền Phong, TS Phan Thanh Thảo- Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học cho biết, xút (NaOH) là chất rắn màu trắng dùng trong tẩy trắng, dùng làm xà bông và xử lý nước thải trước khi cho ra môi trường… Theo TS Thảo tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc mà tính độc hại của xút tác động nhiều hay ít. Ngoài việc ngấm qua da, xút có thể gây đột biến tế bào vú và về lâu dài có thể gây ung thư vú… Một bác sĩ chuyên ngành về vệ sinh thực phẩm ở TPHCM cho biết mặc dù hạt dưa khi ăn thì bỏ vỏ nhưng việc dùng các loại chất xút, nhớt và phẩm màu để chế biến đều có thể gây nguy cơ cho sức khỏe người dùng. “Hầu hết các loại hạt dưa có màu sắc rực rỡ, bắt mắt thường dùng phẩm màu công nghiệp có chứa chất Rhodamine B thường được dùng để nhuộm vải, cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm vì có khả năng gây ung thư. Ăn các sản phẩm nhuộm Rhodamine B có khả năng tích tụ các chất độc trong gan, thận, gây dị ứng da”- bác sĩ này nói. Một chuyên gia về hóa ở Đại học Bách khoa TPHCM cũng cho rằng ngay cả việc rang hạt dưa nhưng dùng dầu thực vật loại thải, đã bị hydro hoá cũng không tốt bởi loại dầu ăn này gây nên bệnh tim mạch nếu dùng nhiều và lâu dài. Gọi vào số điện thoại của một đơn vị chuyên cung cấp hạt dưa chưa qua chế biến ở đường Trần Đăng Ninh- TP Lạng Sơn, giọng một phụ nữ cho biết cơ sở nơi đây cung cấp hạt dưa cho tất cả các cơ sở chế biến hạt dưa toàn quốc. “Hạt dưa bọn tôi nhập về từ Tân Cương của Trung Quốc với giá 15 nghìn đồng/kg. Nếu lấy từ 10 tấn trở lên chúng tôi sẽ giảm còn 13 nghìn đồng/kg”- người này cho biết. Một đầu nậu ở Lạng Sơn cho biết, mặc dù “hạt dưa tươi” nhưng nếu không chế biến hết để cả năm cũng không hỏng vì nó được dùng “chất bảo quản”. Khi tôi hỏi chất gì mà tốt đến thế, đầu nậu này nói “đó là bí quyết”.


...


Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #415 - 08. Feb 2013 , 17:14
 

Cà phê Starbuck , cà phê Trung Nguyên

...

  Posted on February 7, 2013by chaudinhan
                                                       


Đầu tháng 2 năm 2013, cà phê Starbuck, một công ty Mỹ, kinh doanh bán thức uống cà phê đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Sàigon. Trước đó vài tháng, đã có nhiều bài viết trên các báo “lề phải” có tính cách “quảng cáo” miễn phí cho Starbuck. Chưa kể ông chủ ngành cà phê nổi tiếng ở Việt Nam là ông Đặng Lê Nguyên Vũ, đã tự trấn an cho mình cũng như giới ghiền cà phê Trung Nguyên là, không sao đâu, Trung Nguyên không có sợ người khổng lồ Starbuck! Vì Starbuck không có văn hoá cà phê!

...
Tác giả đứng trước cửa hàng Starbuck đầu tiên ở Seatlle , Washington (2010)

Ghi chú nhỏ:
Tác giả mách cho bạn uống thử ly cà phê Starbuck xem có ngon như cà phê sữa đá của VN không nhé. Bạn hãy gọi như sau: Ice Expresso Venti, 4 shot and 3 White Moca
Bạn uống thử đi sẽ thấy ra sao.!

Starbuck từ một cửa hàng bán cà phê nhỏ, xuất phát đầu tiên từ thành phố Cao Nguyên Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1971 cho đến bây giờ là năm 2013, theo bách khoa tự điển toàn thư, Starbuck đã phát triển chóng mặt với số tiệm lên đến 20,366 tiệm trong 61 quốc gia. Tại Hoa Kỳ có 13,123 tiệm, 1,299 tiệm tại Canada, 977 tiệm tại Japan, 793 tiệm tại Anh Quốc, 732 tiệm tại China, 473 tiệm tại South Korea, 363 tiệm tại Mexico, 282 tiệm tại Đài Loan, 204 tiệm tại Philippines, và 164 tiệm tại Thailand.
Cà phê là thức uống hết sức bình thường từ lâu nay, ngay cả những năm 1970 đến 1990 nhiều nơi ở Mỹ còn cho không, ví dụ trên các chuyến bay, hoặc trong các công sở đều có máy cà phê cho uống thả dàn. Thế nhưng kể từ khi Starbuck mó tay vào chất cà phê này, thì toàn cầu đã thấy chất cà phê trở nên giá trị. Nếu không có thực phẩm thì con người sẽ chết, nhưng nếu không có cà phê thì… cũng chẳng sao? Nhưng nếu bây giờ giả như không có cà phê Starbuck thì nhân loại sẽ thấy thiếu thiếu một cái gì đó.
Do đâu mà Starbuck trở thành đế chế cà phê chiếm lĩnh thị trường từ thế giới tự do Anh, Mỹ, Pháp, Canada, đến các nước độc tài như Trung Quốc, và bây giờ là Việt Nam, bắt đầu ào ạt uống cà phê Starbuck và không ngại chi tiền cho ly cà phê nổi tiếng này?
 
...



Giới trẻ Việt Nam trong nước vừa uống cà phê Starbuck, vừa tự chụp hình ly cà phê và mình ngày khai trương 3 tháng 2 năm 2013 tại Saigon
Khi mở cửa hàng cà phê Starbuck tại Trung quốc vào năm 1999, người ta đã cho rằng Starbuck sẽ thất bại, vì người Tàu từ ngàn năm qua chỉ uống trà Tàu, thế nhưng theo thời gian, bây giờ là năm 2013 và dự báo cho biết đến năm 2014, Trung Quốc là quốc gia uống cà phê Starbuck mạnh nhất chỉ sau Hoa Kỳ, và doanh thu của Starbuck tại Trung Hoa chỉ đứng sau doanh thu của Mỹ mà thôi.
Như thế, có phải Starbuck có những ly cà phê ngon hay không? Xin thưa là tất nhiên, có những ly ngon theo từng “gu” của mỗi người, mỗi lứa tuổi. Và điều chính yếu cà phê Starbuck đã thay đổi được cái suy nghĩ tiêu cực về chất cà phê là, cà phê Mỹ sẽ thất bại vì nhạt quá, không đậm đặc sóng sánh như cà phê “phin” của mình!

Khi làm ăn, bước vào thế giới doanh nghiệp, ngoài chất lượng không thôi, cái còn lại là biết làm thế nào, để cho người tiêu thụ cảm nhận được một khi tiêu dùng hàng của mình, là mình biết chơi, là biết cách sống, biết thụ hưởng. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, ta gọi đó là “Life Style”. Khi Starbuck tung ra chưởng lực Free Wifi, những quán cà phê của họ có những người ngồi bên ly cà phê Starbuck với chiếc máy computer Mac Book, để làm việc và lướt mạng, rồi khi Apple bùng nổ với iPhone, ta thấy mốt ngồi quán cà phê Starbuck, bên ly cà phê có nhãn hiệu “người cá nữ xoã tóc màu xanh lá cây đậm” và chiếc iPhone, iPad… thế mới là biết chơi.
Cung cách sống của thế hệ trẻ là như thế, cho dù có những người ngồi nhâm nhi cà phê Starbuck, mà chẳng có gì làm trên mấy cái computer và iPad, iPhone… thế nhưng họ vẫn thích ngồi, ngó trời trăng mây nước và thể hiện “đẳng cấp” sống của mình. Hơn nữa, ông bà mình bảo “năng nhặt chặt bị”, cà phê Starbuck một ly giá cao lắm đến gần 5 đôla (ly Caramel Maciato) là hết cỡ, ly rẻ nhất là cà phê đen, gọi là Dark Roast gần 2 đô. Dễ mua, dễ xài, và lượm bạc một đô, nhưng lượm từng giây phút đã nâng cái túi của công ty này thành tiền tỉ đôla hiện nay.
Chưa kể, bây giờ Starbuck còn đi xa hơn thế nữa, khi họ bán thêm thức uống ngoài cà phê như nước trái cây, nước ngọt, lại còn ăn nhẹ như bánh mì kẹp thịt, kẹp tuna… Và cái logo của họ bỏ hẳn chữ Coffee luôn để bán đủ thứ…, như Apple đã bỏ chữ “Computer”, vì làm thêm iPhone, iPad, iPod… và Starbuck rất thính tai, thính mũi… vì họ biết, ai cũng phải xài tiền với Starbuck, cho dù không biết uống chất cà phê, thì uống nước trái cây có logo của họ trên cái ly giấy.
Bỏ qua cái chuyện “văn hoá” cà phê như ông Trung Nguyên tuyên bố, vì khi làm ăn, thương hiệu của bạn được nhìn nhận thì tự nhiên cái văn hoá nó đến. Starbuck có một chiến lược, chiến thuật nhìn xa trông rộng, nó phân chia từng vùng, từng giai cấp thợ thuyền, chủ nhân, giàu có, nghèo hèn, đều có thể có một lần ngồi lê la nơi quán của nó, để thưởng thức và nhấp chất cà phê của nó. Chưa kể, nó còn tạo cái không gian cho bạn ngồi họp hành business, tán gẫu, hẹn hò tình nhân, và là nơi bù khú đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, mà bạn chẳng phải chi đồng nào, chỉ vài đô la cho ly cà phê mà ngồi free suốt buổi, lại còn free wifi mặc sức tung hoành trên mạng internet. Đấy mới là cái hay của nó, hơn thế, khi mua cà phê, cầm cái ly có logo thương hiệu của Starbuck mới là biết… cách sống!
Tôi là một nhạc sĩ, có lẽ nhiều bạn nghĩ rằng tôi chỉ biết viết nhạc và ca hát này nọ. Không phải như thế, cần nói một chút về tôi là, tôi rất yêu công việc kinh doanh, tôi bước vào thế giới doanh nghiệp suốt 25 năm qua, đi học nhiều lớp về tiếp thị, về quản trị kinh doanh, ở Hoa Kỳ và hiểu biết về sự thất bại cũng như thành công trong doanh nghiệp ra sao.
Với sự cộng tác của nhà tôi, một phụ nữ đam mê và giỏi kinh doanh, chúng tôi đã có những lúc thành công mỹ mãn, và có lúc thất bại ê chề, như con diều bay có lúc bay cao vút, lồng lộng không gian… rồi có khi đứt dây rơi xuống vực sâu. Nhưng, chúng tôi vẫn đứng dậy làm lại từ đầu. Và kết quả rất vui vì thấy hình ảnh tương lai đi tới nó sẽ ra làm sao. Hiện nay công ty MC Spa và MC Nailbar của chúng tôi đang chuẩn bị bán thương hiệu nhượng quyền, ta gọi đó là Franchise. Mà thôi, tôi sẽ nói chuyện kinh doanh đó, trong một dịp khác, bây giờ ta trở lại nói đến chuyện cà phê Starbuck.
Bạn biết không? Hambuger ta nướng sau vườn chắc chắn còn ngon hơn McDonal gấp bội lần, nhưng sao McDonald thành công đến gần 40 ngàn cửa hiệu trên khắp thế giới, mà chỉ có món chính là Buger, Soda và khoai tây chiên. Thế thôi! Làm sao ngon bằng buger của ta nướng sau vườn, vì ta xài toàn thịt bò tươi, khoai tây mới… Còn soda thì đâu chẳng có như nhau. Nhưng sao nếu ta mở cửa hiệu bán buger của ta thì chẳng ai ăn?
Xin thưa, văn hoá và cung cách thức ăn nhanh, rẻ tiền, ngon miệng của McDonald đã trở thành cung cách sống, và con nít một khi biết ăn, đã đòi đến McDonald. Do vậy, một khi kinh doanh, phải làm sao tạo cho thương hiệu của mình trở thành “life style” trong đời sống của con người, thì bạn trở thành tỉ phú đôla. Điều này khó mà dễ!
Chẳng hạn ông Steve Jobs, sáng lập hãng Apple, chế máy computer, chế tạo phone… Các sản phẩm của Apple trước khi trình làng, đã có chiến thuật, chiến lược tiếp thị cho công chúng, và trở thành “life style” đến nỗi, bạn thấy khi iPhone, iPad công bố giờ, ngày mở cửa để bán, người ta đã xếp hàng suốt đêm, hầu mong có được sản phẩm mới cáo cạnh của Apple trên tay thì mới “đã”.
Thương hiệu có được không phải một sớm một chiều. Có những thương hiệu nổi tiếng một thời gian rồi chết dần, như Buger King chẳng hạn.
Starbuck cà phê là thương hiệu được xây dựng trên nhu cầu, trên thị hiếu, trên cung cách ăn nói và thể hiện lối sống văn hoá. Họ đi từ cửa tiệm, cho đến các máy tự động bỏ tiền, hoặc ngay cả trên máy bay cũng có cà phê Starbuck, và đó là chiến thuật, chiến lược cho người ta nhìn thấy logo màu xanh lá cây của họ ở khắp nơi. Rồi đến những tài tử, ca nhạc sĩ nổi tiếng tay cầm ly nhựa giấy mang nhãn hiệu Starbuck… trên các mặt báo chí. Để rồi, cuối cùng, trước hay sau, thương hiệu cà phê Starbuck hôm nay đã gắn bó với đời sống con người, nhất là cà phê buổi sáng sớm, khi ngủ dậy, không gì thú bằng sau khi tập thể dục, tắm một phát, đến Starbuck nhấp hương cà phê ban mai nhìn ông đi qua bà đi lại.
Người Việt Nam mình có tâm lý vọng ngoại rất cao, nhất là vọng ngoại Hoa Kỳ. Cái gì của Mỹ cũng là nhất. Đối với những người Việt trong nước, khi thấy mắt xanh mũi lỏ, tóc vàng nói cái gì cũng tin theo. Khi về Việt Nam với một số chuyên gia ngành âm nhạc, thâu âm theo lời mời của công ty Khang Thông, công ty thực hiện dự án Happyland ở Long An, tôi đã ngồi nghe các phiên họp bàn về kỹ thuật, khi tôi nói phần này, thì ánh mắt người Việt còn hồ nghi, khi bạn Mỹ tôi (bố của Michael Jackson chẳng hạn) nói thì họ nghe chăm chú tỏ vẻ thán phục sát đất, mà nào ai biết, bạn Mỹ này còn phải học tôi ở một số lãnh vực ngành thâu âm. Do đó, tâm lý vọng ngoại cao phát sinh ra hoang tưởng, tạo cho mình thế đứng không cân bằng với đối tác.
Việt Nam trong nước là thế, do vậy không lạ gì khi Starbuck bước vào Việt Nam mở cửa hàng bán cà phê đầu tiên, đã thấy thanh niên nam nữ Việt Nam xếp hàng dài cho dù mất cả tiếng để được cầm, sờ, nếm, thấy ly “nước thánh” cà phê Starbuck.
Cuối cùng, nghĩ mà thương thay cho, một đảng từng tự hào “đánh đuổi đế quốc Mỹ” chạy có cờ, bây giờ đế quốc Mỹ trở lại Việt Nam không phải với máy bay tàu chiến hay súng đạn gì cả, mà trở lại với cửa hàng Starbuck bán chất cà phê cho con cháu Việt Nam xếp hàng trả tiền,  và còn hớn hở hãnh diện reo mừng tự hào với ly cà phê của đế quốc Mỹ.
Ông Trung Nguyên bây giờ chỉ còn một cách là, thương lượng bán lại chuỗi cửa tiệm cà phê Trung Nguyên, để nó chuyển đổi thành cửa hàng Starbuck, như thế ông còn có một số tiền, còn hơn là… “chỉ chừng một năm thôi, là quên lời…trăng trối. Ai có thương tình tôi, chỉ chừng một năm thôi…” (lời nhạc Phạm Duy)
Chưa hết, logo thương hiệu Starbuck và hàng chữ Starbuck Hồ Chí Minh dính liền với nhau, đọc lên nghe hào hùng huyền thoại.
Ôi! Tên của lãnh tụ “kính yêu”, bây giờ phải đứng dính liền và ngang hàng với cửa tiệm cà phê đế quốc Mỹ!
Châu Đình An


...
Back to top
« Last Edit: 08. Feb 2013 , 17:21 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11594
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #416 - 13. Jun 2013 , 06:09
 



...



Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #417 - 08. Oct 2013 , 10:54
 

...

Hãy ăn trái cây

EATING FRUIT
This opened my eyes


Nên ăn trái cây khi bụng trống
Chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể
Kiwi, Táo, Dâu tây, Cam, Dưa hấu, Ổi & Ðu đủ
Không uống nước đá lạnh sau bữa ăn

Dr Stephen Mak treats terminal ill cancer patients by "un-orthodox" way and many patients recovered. Before he used solar energy to clear the illnesses of his patients. He believes on natural healing in the body against illnesses. See his article below.

Thanks for the email on fruits and juices. It is one of the strategies to heal cancer. As of late, my success rate in curing cancer is about 80%. Cancer patients shouldn't die. The cure for cancer is already found.

It is whether you believe it or not. I am sorry for the hundreds of cancer patients who die under the conventional treatments.

Thanks and God bless.

- Dr Stephen Mak


...
Dr Stephen Mak & his book.


Bác sĩ Stephen Mak trị bệnh ung thư thời kỳ chót bằng những cách điều trị "không chính thống" nhưng rất nhiều bệnh nhân đã hồi phục. Trước đây, ông dùng năng lực mặt trời để chữa bệnh. Ông tin rằng cơ thể có khả năng tự hồi phục. Xin xem lời ông bên dưới
Cám ơn đã gửi bài về trái cây và nước trái cây. Ðây là một cách điều trị ung thư. Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống. Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ.

...
EATING FRUIT...


We all think eating fruits means just buying fruits, cutting it and just popping it into our mouths. It's not as easy as you think. It's important to know how and when to eat.

What is the correct way of eating fruits?

Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào. Ăn trái cây như thế nào mới đúng?

IT MEANS NOT EATING FRUITS AFTER YOUR MEALS! * FRUITS SHOULD BE EATEN ON AN EMPTY STOMACH.
If you eat fruit like that, it will play a major role to detoxify your system, supplying you with a great deal of energy for weight loss and other life activities.

Không ăn trái cây sau bữa ăn! Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.

FRUIT IS THE MOST IMPORTANT FOOD. Let's say you eat two slices of bread and then a slice of fruit. The slice of fruit is ready to go straight through the stomach into the intestines, but it is prevented from doing so.

Trái cây là thức ăn quan trọng nhất. Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị ngăn cản.

In the meantime the whole meal rots and ferments and turns to acid. The minute the fruit comes into contact with the food in the stomach and digestive juices, the entire mass of food begins to spoil....

Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axít. Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa.

So please eat your fruits on an empty stomach or before your meals! You have heard people complaining — every time I eat watermelon I burp, when I eat durian my stomach bloats up, when I eat a banana I feel like running to the toilet, etc — actually all this will not arise if you eat the fruit on an empty stomach. The fruit mixes with the putrefying other food and produces gas and hence you will bloat!

Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng - mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v... Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng.

Greying hair, balding, nervous outburst and dark circles under the eyesall these will NOT happen if you take fruits on an empty stomach.

Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.

There is no such thing as somefruits, like orange and lemon are acidic, because all fruits become alkaline in our body, according to Dr. Herbert Shelton who did research on this matter. If you have mastered the correct way of eating fruits, you have the Secret of beauty, longevity, health, energy, happiness and normal weight.

Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, nguời đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì.

When you need to drink fruit juice - drink only fresh fruit juice, NOT from the cans. Don't even drink juice that has been heated up. Don't eat cooked fruits because you don't get the nutrients at all. You only get to taste. Cooking destroys all the vitamins.

Khi cần uống nước trái cây - hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.

But eating a whole fruit is better than drinking the juice. If you should drink the juice, drink it mouthful by mouthful slowly, because you must let it mix with your saliva before swallowing it. You can go on a 3-day fruit fast to cleanse your body. Just eat fruits and drink fruit juice throughout the 3 days and you will be surprised when your friends tell you how radiant you look!

Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng!

KIWI:
Tiny but mighty. This is a good source of potassium, magnesium, vitamin E & fiber. Its vitamin C content is twice that of an orange.

KIWI:
Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.

APPLE:
An apple a day keeps the doctor away? Although an apple has a low vitamin C content, it has antioxidants & flavonoids which enhances the activity of vitamin C thereby helping to lower the risks of colon cancer, heart attack & stroke.

Táo:
Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hóa & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não.

STRAWBERRY:
Protective Fruit. Strawberries have the highest total antioxidant power among major fruits & protect the body from cancer-causing, blood vessel-clogging free radicals.

Dâu tây:
(không phải là con dâu người Tây, mà là trái dâu tây) là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.

ORANGE :
Sweetest medicine. Taking 2-4 oranges a day may help keep colds away, lower cholesterol, prevent & dissolve kidney stones as well as lessens the risk of colon cancer.

Cam:
Thuốc tiên. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già.

WATERMELON:
Coolest thirst quencher. Composed of 92% water, it is also packed with a giant dose of glutathione, which helps boost our immune system. They are also a key source of lycopene — the cancer fighting oxidant. Other nutrients found in watermelon are vitamin C & Potassium.

Dưa hấu:
Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).

GUAVA & PAPAYA:
Top awards for vitamin C. They are the clear winners for their high vitamin C content.. Guava is also rich in fiber, which helps prevent constipation. Papaya is rich in carotene; this is good for your eyes.

Ổi & Ðu đủ:
hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Ðu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt.

Drinking Cold water after a meal = Cancer! Can u believe this?? For those who like to drink cold water, this article is applicable to you. It is nice to have a cup of cold drink after a meal. However, the cold water will solidify the oily stuff that you have just consumed. It will slow down the digestion. Once this 'sludge' reacts with the acid, it will break down and be absorbed by the intestine faster than the solid food. It will line the intestine. Very soon, this will turn into fats and lead to cancer. It is best to drink hot soup or warm water after a meal.

Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư? Chuyện khó tin?? Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong. Sẽ làm chậm tiêu hóa. Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với axít, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột. Chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn (Ðông y luôn khuyên nên uống nước ấm.)

A serious note about heart attacks HEART ATTACK PROCEDURE'
: (THIS IS NOT A JOKE!) Women should know that not every heart attack symptom is going to be the left arm hurting. Be aware of intense pain in the jaw line. You may never have the first chest pain during the course of a heart attack. Nausea and intense sweating are also common symptoms. Sixty percent of people who have a heart attack while they are asleep do not wake up. Pain in the jaw can wake you from a sound sleep. Let's be careful and be aware. The more we know the better chance we could survive.

Một điều nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim:
“thủ tục” nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa) Những quý vị nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra. 60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót.

A cardiologist says if everyone who gets this mail sends it to 10 people, you can be sure that we'll save at least one life.

Một bác sĩ chuyên khoa tim cho biết, nếu mọi người nhận được email này gửi tiếp cho 10 người khác, thì ít nhất một mạng người sẽ được cứu sống.
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #418 - 10. Oct 2013 , 10:41
 
...

NGHE MƯA


ngồi chăm chú đếm hạt mưa
một, hai, ba, bốn … lưa thưa xuống đường
mười ba, mười bảy … dễ thương
hai mươi, hăm mốt … buồn buồn vẩn vơ

hăm lăm .. đã rối như tơ
thôi không đếm nữa, làm thơ để dành
làm thơ từ thuở chòng chành
hai con mắt nhúng vào vành môi ai


làm thơ từ thuở chân dài
thòng ra vấp cái trâm cài tóc thơm
làm thơ từ thuở cà lăm
câu chào, tiếng hỏi cong cong hương tình

làm thơ từ thuở rùng mình
nửa đêm ẩm ướt thình lình nhớ ai
để dành thơ từ sớm mai
để dành thơ từ đêm dài hôm qua

chờ em đến, để làm quà
em chưa chịu đến thế là trời mưa
một, hai, ba, bốn … lưa thưa
mười ba, mười bảy … cũng vừa nhớ nhung

nhớ em cái bụng chùng bùng
cái tay đổ quạu lừng khừng xé thơ

trời mưa buồn thế, không ngờ


Luân Hoán
Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2013 , 10:50 by khieulong »  
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #419 - 10. Oct 2013 , 22:44
 
Vấn đề lớn nhất


Chồng nói với vợ:

- Sao em thường mang theo ảnh của anh khi đi làm?

- Khi có vấn đề, dù có khó khăn đến thế nào, em nhìn ảnh của anh là vấn đề đó liền biến mất.

- Thấy anh tuyệt vời với em như thế nào chưa?

- Vâng, em nhìn hình anh và tự nhủ: “Còn vấn đề nào to hơn cái vấn đề này cơ chứ!”.

Back to top
« Last Edit: 10. Oct 2013 , 22:45 by macco »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 26 27 28 29 30 ... 93
Send Topic In ra