Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 28 29 30 31 32 ... 93
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 100143 times)
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #435 - 19. Oct 2013 , 19:15
 

...

Đếm Từng Hạt Mưa


Quán cà phê cuối phố
Cơn mưa bay chập chùng
Mình ta ngồi lặng lẽ
Ánh điện vàng mông lung

Những hạt mưa trắng bay
Trên phiền muộn bao ngày
Xoá dần từng kỷ niệm
Nghiêng chao khỏi tầm tay

Cuối cùng em không đến
Nên mưa mãi giăng sầu
Ly cà phê đậm đắng
Thấm vào tim thật sâu

Ngoài kia mưa vẫn rơi
Niềm đau nào rã rời
Bài thơ tình dang dở
Nốt nhạc sầu chơi vơi

Em xa rồi ngày xưa
Nhớ thương mấy cho vừa
Đêm nay riêng một bóng
Ngồi đếm từng hạt mưa


Khiếu Long
Back to top
« Last Edit: 19. Oct 2013 , 19:16 by khieulong »  
 
IP Logged
 
MiCayDua
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 42
Re: Chợ Chiều
Reply #436 - 19. Oct 2013 , 22:07
 
Hôm nay trời xanh trong, không một đám mây, đẹp quá ...
Ngồi nhìn ra cửa sổ mà ...

...



q u ỳ n h h ư ơ n g

_______________________________ 

Ước gì là hoa cho vườn thêm sắc
Má hồng đỏ thắm trong gió mơn man
Cành lá reo vui, rộn ràng trong nắng
Hết hạ, thu sang, đông tàn, đến xuân

Ước gì là mưa cho hồn ướt át
Gác nhỏ riêng ta say đắm nụ hôn
Mưa rơi tí tách ru tình bát ngát
Cho hồn chất ngất vỡ òa giòng sông

Ước gì là thuyền lênh đênh biển cả
Mênh mang cung đàn, ca khúc lãng du
Đừng đợi, đừng chờ muôn niên hóa đá
Hãy để tình bay trên cánh phiêu du

Ước gì là sương đọng trên nhánh cỏ
Lung linh giọt nắng buổi sớm hoang sơ
Như hoa tươi thắm đón mùa xuân nhỏ
Bình minh khẽ gọi, má hồng ươm mơ

Ước gì là chim chắp cánh bay xa
Về tuổi thơ xưa với tình thật thà
Tình yêu trao nhau không lời gian dối
Tay nắm bàn tay…mà tim đập là

Ước nhiều như thế ...không biết Trời xa
Có bảo mình tham…ước quá bao la?
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #437 - 19. Oct 2013 , 23:49
 
Hello em Mì !

Đi đâu quá bây giờ mới thấy xuất hiện vậy hả. Chắc ông anh Mắc Dịch kiu dìa cứu bồ cứu bịch phải không?
Dạo này MC phải làm them nhiều việc trên chùa nên cũng thường xuyên nghỉ học ở nhà ngủ bù mà cũng không đủ đâu vào đâu , thôi cứ tự nhiên như người thành phố hoa phượng đỏ đi nha   Cool
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #438 - 19. Oct 2013 , 23:54
 

...

Chuyến xe cuối cùng


Tôi là một tài xế taxi. Không nhiều tài xế nhận làm việc ca đêm. Riêng tôi, vì cuộc hôn nhân mới tan vỡ nên tôi đồng ý. Và vị khách của đêm cuối năm ấy để lại trong tôi một ấn tượng đặc biệt.

Tôi nhận được lời nhắn vào lúc 2:30 sáng. Tôi dừng xe, xung quanh vẫn tối đen, chỉ trừ ánh đèn hắt ra từ một cửa sổ nhỏ ở tầng trệt. Bình thường, cũng như mọi tài xế taxi khác, tôi chỉ bấm còi một hai lần, đợi một chút, nếu vẫn chưa thấy khách ra thì lái xe đi. Nhưng không hiểu tại sao lần này, tôi lại ra khỏi xe, bước lên bậc tam cấp. Không khéo người ta cần mình giúp, tôi nghĩ vậy và gõ cửa.

- Xin chờ một phút – một giọng nói run rẩy cất lên. Sau một lát yên lặng, cửa mở. Một bà cụ nhỏ bé đứng trước mặt tôi, mặc một chiếc váy hoa, đội mũ nhỏ có mạng che mặt. Chiếc valy nhỏ đặt dưới chân.

Căn phòng phía sau lưng cụ trông như không có ai ở đã nhiều năm. Tất cả đồ đạc đều được phủ ga trắng.
- Cậu mang đồ ra xe giúp tôi được không? - bà cụ hỏi. Một tay tôi nhấc chiếc valy lên, nó còn nhẹ bẫng, còn tay kia thì khuỳnh ra cho bà cụ vịn. Chúng tôi đi rất chậm ra xe.

- Cậu tốt quá!, bà cụ nói nhẹ nhàng mắt không nhìn vào tôi, tựa như đang nói với một ai khác.
Khi chúng tôi vào xe, bà đưa cho tôi địa chỉ cần tới và nói:
- Cậu có thể đi xuyên qua khu chợ cũ được không?
- Nhưng đó không phải là đường ngắn nhất, cụ ạ!
- Tôi không vội mà!. Ngừng lại một lát, bà nói tiếp: Tôi đang đến viện dưỡng lão!
Mắt bà long lanh: Thế cũng tốt! Đằng nào thì bác sĩ cũng nói rằng tôi không còn sống được bao lâu nữa.
Tôi tắt đồng hồ đo cây số và hỏi: Đầu tiên cụ muốn cháu đưa đi đâu?

Hai tiếng đồng hồ, chúng tôi đi lòng vòng quanh thành phố. Bà cụ chỉ cho tôi tòa nhà bà từng làm việc, khu chung cư vợ chồng bà đã thuê khi họ mới cưới. Bà bảo tôi dừng lại trước một cửa hàng nội thất nơi trước đây là sàn nhảy, bà vẫn đến khiêu vũ khi còn thiếu nữ. Thỉnh thoảng bà bảo tôi đi chậm qua một tòa nhà hay một góc phố đặc-biệt-nào-đó dừng lại trong bóng tối và im lặng.

Khi những ánh mặt trời đầu tiên xuất hiện phía chân trời, bà cụ đột nhiên nói Tôi mệt rồi, chúng ta đi thôi.
Chúng tôi tới địa chỉ mà bà cụ đưa cho tôi mà không nói thêm câu nào. Đó là một viện điều dưỡng dành cho những người già không nơi nương tựa. Hai người hộ lý và một chiếc xe lăn đã chờ sẵn ngoài cổng. Bà cụ dừng bước, vừa rút ví ra, vừa hỏi tôi, dịu dàng:
- Tôi phải trả cậu bao nhiêu?
- Không gì cả, cụ ạ!- Tôi nói
- Cậu cũng phải kiếm sống mà - Bà cụ hỏi, giọng vẫn dịu dàng, tuyệt nhiên không có chút ngạc nhiên nào.
- Sẽ còn những hành khách khác mà cụ - Tôi trả lời.
Bất giác, tôi cúi xuống ôm lấy bà cụ. Bà cũng ôm chặt tôi.
- Cậu đã cho tôi rất nhiều - Bà cụ nói - Cám ơn cậu.

Tôi siết nhẹ tay bà cụ rồi quay ra. Trời vẫn còn mờ tối. Sau lưng tôi, cánh cửa viện điều dưỡng đã đóng lại. Đó cũng là âm thanh khép lại một cuộc đời.

Cả ngày hôm đó tôi không đón thêm một hành khách nào nữa, tôi lái xe đi lang thang, đắm chìm trong suy nghĩ, rồi băn khoăn tự hỏi:

"Điều gì sẽ xảy ra nếu bà cụ gặp một tài xế dữ dằn, hoặc đang nóng vội trên chuyến xe cuối cùng? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bóp còi rồi bỏ đi hoặc từ chối tuyến đường đặc biệt của bà cụ? Và bất giác tôi cảm thấy mình hạnh phúc xiết bao... ít ra tôi hiểu rằng sự cô đơn trong trái tim của một người từng bất hạnh như tôi vẫn còn rất nhiều yêu thương, và vì thế mọi cánh cửa vẫn chưa hề khép lại. "

Đời Sống Quanh Ta
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #439 - 20. Oct 2013 , 10:07
 
NC wrote on 17. Oct 2013 , 12:47:
Cám ơn chị TuyVan với những chia sẻ rất thật và đó mới chính là ý nghĩa của cuộc đời...cuộc đời không có gì hoàn hảo hoàn toàn...chúng ta có khi vui cũng có khi buồn , trong chúng ta có những những người tốt và  cũng có người xấu...bạn bè cũng có những bạn chân thành nhưng cũng có những bạn giả dối..
Một điều đơn giản trong cuộc sống chúng ta cần cổ động , khuyến khích đề cao những điều tốt và gạt bỏ đi những điều xấu nếu có để cuộc đời này tốt đẹp hơn và cuộc sống được ý nghĩa hơn....và đó chính là điều hạnh phúc trong mỗi chúng ta..


Chiếc giày chân phải bên trong cánh cửa
.


Đàn ông nếu biết kỹ quá khứ của vợ thì đau đầu lắm.
Còn đàn bà, nếu biết hơi nhiều về hiện tại của chồng thì đau tim lắm.

18 giờ,
chị gọi điện thoại đến Công ty của chồng, chú bảo vệ nói rằng: "sếp vừa đi ăn tối ở nhà hàng". Linh tính cho chị biết đó là... nhà nàng chứ không phải nhà hàng.

20 giờ,
sau khi cho các con ăn xong, chị phi xe máy đến nhà nàng. Ô tô của sếp đang đỗ ở trong sân. Linh tính đã không đánh lừa chị. Có cái gì đó rất nóng, trào lên nơi cuống họng nhưng chị đã kịp nuốt khan nó vào.

Không ấn chuông, không đập cửa, cũng không gào thét, chị cởi chiếc giày bên chân phải của mình,
treo vào phía trong cánh cửa sắt rồi phóng xe về nhà, giúp các con ôn bài.

Gần 23 giờ đêm,
sếp mới chỉnh trang lại y phục, chải lại mái tóc bị vò rối bù và ra về. Nàng ra mở cửa cho sếp trong bộ váy áo ngủ mỏng tang đầy quyến rũ và giật mình khi nhìn thấy một chiếc giày treo trong khung cửa sắt. “Sao lại có một chiếc giày ở đây? Một chiếc giày chân phải rất đẹp”. “Thôi, em vào ngủ đi. Cho dù đẹp nhưng một chiếc giày thì cũng chẳng làm được việc gì”.

Trên đường về nhà, sếp cứ nghĩ vẩn vơ về chiếc giày đó, nó là của ai? Và vì sao nó được treo ở đó?

Sếp đánh ô tô vào gara, mở cổng rất khẽ. Có một chiếc giày chân trái của phụ nữ đặt ngay ngắn trên
bậc cửa. Sếp đứng như trời trồng trước chiếc giày đó chừng 2 phút. Sau đó sếp vào phòng ngủ riêng, vì sếp không muốn nghe vợ cằn nhằn, khóc lóc.

Nhưng sếp trằn trọc mãi không sao ngủ được. Sẽ có giông bão trong căn nhà này. Sẽ là nước mắt, tiếng
la hét và một lá đơn ly hôn. Rồi hai đứa nhỏ sẽ chán đời, đi bụi và hư hỏng

... Đó là tấn bi kịch đáng sợ nhất.

Nhưng sáng hôm sau mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Bát phở gầu bò thơm ngào ngạt vẫn được để
ngay ngắn trên bàn cùng với mấy dòng chữ của vợ: “Em đưa các con đến trường. Anh ăn sáng rồi đi làm. Hôm nay trời u ám nên anh phải mặc bộ vét màu sáng, thắt cà vạt màu sáng. Em đã là kỹ, treo trong tủ”.

Sếp gọi điện thoại cho nàng: “Chiếc giày chân phải kia là của vợ anh. Đừng vứt đi nhé”. Giọng nàng
đầu dây bên kia nghe hơi hoảng hốt: “Trời ạ! Anh muốn làm sao thì làm chứ nếu chị ấy đến nhà em làm ầm lên thì em không sống nổi đâu. Chiều anh tạt qua lấy chiếc giày về”.

Nhiều ngày trôi qua mà giông bão không nổi lên, thái độ của vợ sếp vẫn bình thản, song một chiếc
giày trên bậc cửa cứ nhắc sếp về sự lẻ loi và tội lỗi của một người.

Rồi một buổi chiều, sếp lấy hết can đảm, lôi chiếc giày bên phải trong cốp xe ra, đặt ngay ngắn bên
chiếc giày chân trái của vợ.

Chị đi làm về, đứng sững trước bậc cửa mấy giây rồi chạy vào, ôm ghì lấy chồng mà thì thầm: “Ôi!
Chiếc giày chân phải của em!” Sếp cũng thì thầm bên tai vợ: “Anh xin lỗi em - nghìn lần xin lỗi!”.

Đàn ông nếu biết kỹ quá khứ của vợ thì đau đầu lắm. Còn đàn bà, nếu biết hơi nhiều về hiện tại của
chồng thì đau tim lắm. Nhưng đã trót biết rồi mà ứng xử được như bà vợ của ông sếp kia thì thật là cao thủ

Theo Cuộc Sống Quanh Ta


Em Tv cám ơn anh Nc , anh Kl , chị  Macco, chị Đ Đ.... đã chia xẻ những mẩu chuyện thật hay.

...
Em TV
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #440 - 20. Oct 2013 , 15:10
 
Many thanks to Túy Vân ghé chợ chiều , hồi xưa chợ chiều ở ngay bên cạnh trường Lê Văn Duyệt đó ,
có hai ba con hẻm đi thẳng vào khu xóm Chùa Phổ Hiền và có thể đi bọc vòng ra hẻm bên hông trường Lê Văn Duyệt nữa đó.... Cool
Back to top
« Last Edit: 20. Oct 2013 , 15:10 by macco »  
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #441 - 20. Oct 2013 , 15:16
 

...

Bên hè nói chuyện Phở Cơm


Cơm khoe "tớ nhất trên đời"
Phở rằng "tớ cũng tuyệt vời đấy nha"
Cơm là từ gạo mà ra
Phở cũng từ gạo nhưng mà… ngon hơn.

Cơm nhờ hương gạo mà thơm
Phở nhiều nguyên liệu nên thơm đủ mùi.
Cơm ăn no bụng là thôi
Phở vừa no, lại muốn đòi ăn thêm.

Cơm ăn hàng bữa nên quen
Phở thì thỉnh thoảng nên thèm, đương nhiên.
Cơm ngon, chẳng lo mất tiền
Phở thiu, cũng phải bỏ tiền mà mua.

Cơm chân chất, chẳng đẩy đưa
Phở trang trí đẹp, dễ lừa mắt ai!
Cơm ngoan chẳng sợ tiếng tai
Phở tuy đẹp đẽ nhưng đầy hoài nghi.

Cơm quen chẳng ngại ngần gì
Phở ăn dăm bữa tức thì ngán thôi.
Phụ cơm, chớ phụ người ơi!
Cho dù thua phở, nhưng thời… an tâm.

Trầm Ngâm Siu Tầm
Back to top
 
 
IP Logged
 
NC
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 15
Re: Chợ Chiều
Reply #442 - 20. Oct 2013 , 17:46
 


...

Biển


Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê...

Bờ đẹp đẽ cát vàng
- Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng...

Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...

Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm

Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Để hát mãi bên gành
Một tình chung không hết

Để những khi bọt tung trắng xoá
Và gió về bay toả nơi nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thoả,
Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!

Xuân Diệu
Back to top
« Last Edit: 20. Oct 2013 , 17:46 by NC »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #443 - 20. Oct 2013 , 19:09
 
khieulong wrote on 13. Oct 2013 , 13:19:


...

Về Thăm Trường Cũ


Con về nhặt lá vàng rơi
Buồn thiu úp mặt khóc thời gian qua
Mười mùa phượng đỏ thay hoa
Mộng xưa còn trắng trong tà áo xưa?

Thầy sau bao chuyến đò đưa
Tóc đen thành khói trắng mùa heo may
Con đi qua vùng phấn bay
Vẫn nghe ấm nụ cười thầy dõi tin.

Quên bao nắng gió đời mình
Làm người gieo hạt bằng tình thương yêu
Thầy cho những học trò nghèo
Đủ niềm tin thả cánh diều ước mơ.

Xòe tay buông những dại khờ
Đàn chim ngày ấy bây giờ bay xa
Trên đường danh lợi phù hoa
Nhớ quên trầm bổng lời cha giảng bài?

Con về trường cũ chiều nay
Chỉ nghe tiếng gió gọi ngày xưa ơi
Buồn gì nước mắt thầm rơi!...


Nguyễn Giang San


Ông anh ui,
Em gái  rinh bài thơ em gái sưu tầm gởi Cô Thu về chợ.....chièu...ui...là...chiều của anh Hai...và mí Chị nè  gọi là chút gì đó..để mần wen. Thấy hình anh Hai chụp năm xửa năm xưa  rùi anh Hai. Chúc quán anh Hai và mí Chị mau làm ăn khá giả
Em gái-TL

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #444 - 21. Oct 2013 , 10:38
 
Tuyet Lan wrote on 20. Oct 2013 , 19:09:
Ông anh ui,
Em gái  rinh bài thơ em gái sưu tầm gởi Cô Thu về chợ.....chièu...ui...là...chiều của anh Hai...và mí Chị nè  gọi là chút gì đó..để mần wen. Thấy hình anh Hai chụp năm xửa năm xưa  rùi anh Hai. Chúc quán anh Hai và mí Chị mau làm ăn khá giả
Em gái-TL



Cám ơn TL bé nhỏ
Bài thơ sưu tầm ở đâu hay lắm đó nha cô em nhỏ !
Anh em  mình thì khỏi mần wen vì wen wuá rồi ha , cho anh gởi lời hỏi thăm hoạ mi mắt nâu nha.....lâu rồi không gặp, còn chích choè thì anh gặp hoài và lúc này chích choè được đi chơi đó đây khắp nơi này nơi nọ nên vui tươi lắm lắm....
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #445 - 21. Oct 2013 , 10:43
 
Khi cha xứ cũng xài facebook

Tại lễ đường 1 đám cưới, cha xứ hỏi cô dâu chú rể: các con có đồng ý thay đổi relationship status trên facebook từ single sang married ko?

Chú rể & cô dâu: con đồng ý.

Cha xứ: Bây giờ ta tuyên bố các con đã chính thức trở thành vợ chồng. Chúc status của các con đc nhiều người nhấn like, nhớ post hình cưới và đừng quên tag ta vào nhé!

...
"Bây giờ các con đã nên vợ, thành chồng. Các con có thể… cập nhật trạng thái facebook của mình”
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #446 - 21. Oct 2013 , 10:47
 
...

Bước Vào Khu Rừng Tình Khúc Anh Bằng

Du Tử Lê


Tôi nghĩ không ai có thể biết nhạc sĩ Anh Bằng có tất cả bao nhiều ca khúc được nhiều người yêu thích, dù chỉ là con số ước lượng. Tôi nghĩ, nếu có hỏi Anh Bằng, ông cũng không thể cho chúng ta con số, dù không chính xác.

Theo tôi, có hai lý do để câu hỏi, nhiều phần sẽ vẫn là câu hỏi vì:

Trước hết, với hàng ngàn ca khúc đã được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở đủ mọi thể loại, từ nhạc quê hương, đất nước, tới chiến tranh, xã hội và dĩ nhiên, tình ca (nhiều hơn cả) mà, ở thể loại nào, dù Anh Bằng viết một mình hay viết chung với Lê Dinh, Minh Kỳ, những ca khúc ấy, thường được quần chúng ở nhiều trình độ khác nhau, đón nhận nồng nhiệt.

Về tình khúc Anh Bằng, có người đã ví sự phong phú của ông trong thể tài này, như một cánh rừng rậm rạp với rất nhiều loại cây cỏ, hoa trái bất ngờ. Thậm chí Anh Bằng có những tình khúc được nhiều người ưa thích, nhưng số người không biết đó là sáng tác của ông, cũng là con số đáng kể.

Tôi nhớ, thời trước tháng 4, 1975, một nhạc sĩ nổi tiếng và, ông cũng nổi tiếng là người có tài “bắt mạch quần chúng,” “bắt mạch thị trường” từng cho biết, nếu mỗi năm, một nhạc sĩ có khoảng 4, 5 bài khi tung ra thị trường, được liệt kê vào danh sách “Top Hits” thì kể như đã giỏi lắm rồi.

Ông giải thích:

“Bởi vì không phải bất cứ một sáng tác nào khi được tác giả, nhà xuất bản nhạc lẻ cũng như nhà thu đĩa quảng bá bằng mọi phương tiện, cũng được quần chúng đón nhận. Dù cho tác giả có khẳng định, đó là một ca khúc thuộc loại công phu, và hết sức có giá trị… thì khi đã “sượng” thị trường rồi thì có làm gì cũng vô ích mà thôi. Bởi thế, có những nhạc sĩ mỗi năm sáng tác cả chục bài; nhưng tổng kết lại, vẫn không được một bài nào hết…”

Người nhạc sĩ tài ba này nhấn mạnh:

“Ngày xưa, thời tiền chiến, nhiều nhạc sĩ chỉ cần có một bài ‘ăn khách’ là nổi tiếng, đủ dương danh với đời… Thí dụ như Hoàng Quý với “Cô láng giềng,” Nguyễn Văn Tý với “Dư âm,” hay Lê Hoàng Long với “Gợi giấc mơ xưa”… Nhưng thời buổi bây giờ là thời buổi của hàng ngàn chứ không phải hàng trăm hay vài chục nhạc sĩ. Sự nhộn nhịp, sầm uất ở lãnh vực tân nhạc này, đương nhiên đưa mọi người tới tình trạng cạnh tranh ráo riết! Nếu không muốn bị lãng quên thì lâu lâu, hoặc một hai năm, tối thiểu cũng phải có một ca khúc vào ‘top hits’ mới được…”

Trong khi đó, thực tế lại cho thấy, với Anh Bằng và, Lê-Minh-Bằng (bút hiệu chung của ba người), chẳng những không phải mỗi ba tháng hay một, hai năm mà:

“Có khi ông ấy trúng ‘jack pot’ tới hai, ba lần trong vòng vài tháng, thời Saigon trước 1975 của chúng tôi…”

Một nhạc sĩ hiện ở miền Nam Cali., khi được hỏi về trường hợp Anh Bằng, phát biểu.

Thứ đến, vẫn theo tôi thì, bình thường, khả năng sáng tạo của những người làm công việc sáng tác, dù ở bộ môn văn học, nghệ thuật nào, cũng bị chậm lại, trước khi lụi tàn hoàn toàn theo thời gian, tuổi tác…

Sức sáng tác của một nhà thơ hay một nhạc sĩ ở độ tuổi dưới năm mươi, đương nhiên sung mãn hơn cũng tác giả đó, ở tuổi sáu mươi. Ngọn lửa sáng tạo cũng của tác giả đó, ở tuổi bảy mươi, nếu vẫn còn hoạt động, nhiều phần sẽ yếu hơn, sẽ lom đom hơn nữa, từ lượng tới phẩm, trước khi đi dần đến chỗ tắt hẳn…

Nói như thế, không có nghĩa không có những tác giả… ngoại lệ. Số người làm công việc sáng tác nằm trong trường hợp được coi là ngoại lệ vừa kể, tuy rất ít, nhưng một khi đã là ngoại lệ thì, chẳng những nhịp độ sáng tác của họ không giảm sút mà, có khi còn mạnh mẽ hơn, tính chung cho cả lượng lẫn phẩm.

Tôi nghĩ, nhạc sĩ Anh Bằng, có mặt trong số ít oi đó.

Sự kiện này được thực chứng qua những năm tháng ở quê người, khi càng lớn tuổi, tác giả “Người thợ săn và con chim nhỏ” càng cho thấy mức độ sáng tác sung mãn của ông.

Hiện tại, ở khoảng tuổi 80, với tình trạng gần như mất hẳn thính lực từ nhiều năm trước, nhưng không vì vậy mà, khả năng sáng tác của Anh Bằng bị chậm lại, hoặc gặp trở ngại.

Trong vòng trên dưới một năm qua, khi được giới thiệu với giới thưởng ngoạn bởi Trung Tâm Asia, một loạt những tình khúc của ông, đã liên tiếp tạo nên những cơn sốt hâm mộ ở hải ngoại cũng như trong nước.

Nếu tôi nhớ không lầm thì cơn sốt “Mai tôi đi” (thơ Nguyên Sa, nhạc Anh Bằng) vừa dấy lên, còn như một cơn địa chấn trong trái tim những người yêu nhạc, qua hai tiếng hát Diễm Liên và Nguyên Khang, thì những ca khúc kế tiếp, như “Anh còn nợ em,” “Anh còn yêu em” (cả hai đều là thơ Phan Thành Tài, do Anh Bằng soạn thành ca khúc); hay gần hơn là ca khúc “Có một ngày,” (thơ Nguyễn Khoa Ðiềm, nhạc Anh Bằng) (1)… nối tiếp nhau làm thành những trận bão thao thiết lòng người.

Ðó là chưa kể, trước đấy, những ca khúc như “Từ độ ánh trăng tan” (thơ Ðặng Hiền, nhạc Anh Bằng,) “Ðừng Ea Em,” hay “Chia Tay Hư ảo” (cả hai bài sau, đều là thơ của BH (2), đến hôm nay vẫn còn được nhiều ca sĩ cất lên trong những đêm nhạc thính phòng, hoặc những chương trình đại nhạc hội…

Tưởng cũng nên nhấn mạnh, đó chỉ là một phần rất nhỏ, những sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng, được phổ biến tới công chúng. Phần rất lớn còn lại của gia tài âm nhạc Anh Bằng, được gia đình ông lưu giữ trong một “Safety box bank.”

Bước sâu thêm vào khu rừng tình khúc Anh Bằng, tôi nghĩ, chúng ta không thể không đề cập tới khía cạnh thơ phổ nhạc của người nhạc sĩ đa năng, đa diện này.

Tôi muốn đề cập tới lãnh vực này, không phải vì ông là một trong số ít những nhạc sĩ tìm đến với thi ca. Trái lại, ngay từ thời nhạc tiền chiến, các nhạc sĩ mở đường cho nên tân nhạc Việt, cũng đã tìm đến với thơ, như một tình yêu ngây ngất, hay đó mới là những cuộc hôn phối không thể lý tưởng hơn, giữa thi ca và, âm nhạc.

Nhưng nếu phải chọn một nhạc sĩ ăn ở được với thi ca một cách tốt đẹp từ 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam và, gắn bó keo sơn này, càng bền chặt hơn, với trên 3 thập niên văn chương hải ngoại, thì theo tôi, người đó chính là nhạc sĩ Anh Bằng vậy.

Tôi có cảm tưởng, nhạc sĩ Anh Bằng là người được định mệnh ưu ái, mỉm cười, hào phóng mở mọi cánh cửa thi ca, cho ông bước vào… Như người tình thủy chung, hoài hoài đi tìm tình yêu thứ nhất của đời mình.

Nhìn lại hành trình thơ/nhạc Anh Bằng, người ta thấy, ông không chỉ tìm đến với những thi sĩ hiện đại, hoặc những nhà thơ tỵ nạn nơi quê người hôm nay mà, ông đã đến với thơ của những thi sĩ tiền chiến, như Thái Can, Yên Thao, Hồ Dzếnh, v.v…

Ðặc biệt, có những thi sĩ của 20 năm văn học miền Nam trước đây, được rất nhiều nhạc sĩ thuộc các thế hệ khác nhau tìm đến, như trường hợp thơ Nguyên Sa. Thơ của thi sĩ này, (người từng được cố nhà văn Mai Thảo ngợi ca là một trong bảy ngôi sao Bắc đẩu của nửa thế kỷ thơ Việt Nam), đã đem thành công, tên tuổi đến cho nhiều hơn một nhạc sĩ.

Không kể những bài thơ tự do có trong thi phẩm “Thơ Nguyên Sa” tập một, (xuất bản lần thứ nhất ở Saigon, năm 1958), những bài còn lại, đã được các nhạc sĩ lần lượt khai thác. Tuy nhiên, có một bài thơ ở dạng thơ tự do, nhưng rất giầu hình ảnh và âm điệu, lại không được một nhạc sĩ nào chấm, chọn. Ðó là bài “Paris.” (3) Phải đợi tới lúc nhạc sĩ Anh Bằng, thực hiện một cuộc hợp hôn cách đây vài năm, “Paris” mới trở thành ca khúc, với tên mới “Mai tôi đi.” Và “Mai tôi đi” đã… ở lại! Quay về. Ðể bước vào “Top hits.”

Cảm thụ nhậy bén với thi ca, cũng như khả năng cho ca từ của mình, tính kể chuyện, theo tôi là hai trong số những yếu tố quan trọng, làm thành vương quốc nhạc Anh Bằng hôm qua, hôm nay và, cả ngày mai nữa.

Du Tử Lê


Chú thích:

(1) Có hai nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ “Có Một Ngày” của Nguyễn Khoa Ðiềm. Ở trong nước là nhạc sĩ Phú Quang. Hải ngoại là nhạc sĩ Anh Bằng. Cả hai ca khúc đều được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu Phú Quang phổ gần như trọn vẹn bài thơ thì, Anh Bằng chỉ giữ 5 câu đầu, theo nguyên bản. Sau đó, phần ca từ, đôi chỗ được ông soạn lại cho phù hợp với giai điệu của bản nhạc.

(2) BH là bút hiệu (viết tắt) của một nhà thơ hiện cư ngụ tại Mỹ. BH còn được nhiều người biết đến như một trong những người làm báo tại Hoa Kỳ Hai ca khúc này trong CD “Ðừng Xa Em” phát hành cuối năm 2011.

(3) Có thể tìm đọc “Paris” nguyên bản trong “Thơ Nguyên Sa Toàn Tập,” trang 59. Ðời, California xuất bản năm 2000.

( Nguồn: Người Việt Tây Bắc )
Back to top
« Last Edit: 21. Oct 2013 , 10:49 by khieulong »  
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #447 - 21. Oct 2013 , 13:00
 

...

Liều Thuốc Độc Cho Mẹ Chồng


Li-li kết hôn và sống với gia đình chồng. Trong thời gian ngắn, cô cảm thấy mình không thể hòa hợp được. Cá tính của Li-li và mẹ chồng rất khác nhau. Thêm nữa, bà luôn chỉ trích cô không ngớt.
Ngày tháng trôi qua, Li-li và mẹ chồng thường xuyên cãi vã rất gay gắt. Tệ một nỗi, cuối cùng Li-li luôn phải tuân theo mọi ý muốn của mẹ chồng. Không khí gia đình rất căng thẳng, mệt mỏi.
Li-li không thể chịu đựng được cách đối xử tàn tệ và độc đoán của mẹ chồng nữa, cô quyết định đến gặp một người bạn tốt của cha mình là ông Huang. Ông Huang chuyên bán thảo dược. Cô kể cho ông nghe mọi chuyện và hỏi ông có thể cho cô một vị thuốc độc để giải quyết nhanh chóng chuyện này.

Ông Huang suy nghĩ một lúc rồi nói: "Li-li, bác sẽ giúp cháu. Nhưng cháu phải nghe và làm theo những gì bác dặn".
Li-li đáp: "Vâng, thưa bác, cháu sẽ làm theo tất cả những gì bác dặn".

Ông Huang đi vào phòng trong, lát sau mang ra một gói dược thảo. Ông nói: "Cháu không thể dùng chất độc tác dụng nhanh để đầu độc mẹ chồng vì mọi người sẽ nghi ngờ. Do vậy, bác đưa cho cháu một số vị thuốc sẽ từ từ tạo thành chất độc trong cơ thể bà ấy.
Hàng ngày, cháu hãy chuẩn bị một ít thịt lợn hoặc thịt gà và cho một chút những vị thuốc này vào suất ăn của mẹ chồng cháu. Để mọi người không nghi ngờ cháu khi bà qua đời, cháu phải rất cẩn thận, gần gũi và thân thiện với bà ấy, không được cãi lại bà, tuân theo những gì bà ấy muốn và đối xử với bà ấy như một nữ hoàng".
Li-li phấn khởi vô cùng. Cô cảm ơn ông Huang, khẩn trương về nhà bắt đầu kế hoạch.

Ngày tháng trôi qua, Li-li phục vụ mẹ chồng những món đồ ăn tuyệt ngon. Cô luôn ghi nhớ những gì ông Huang nói để tránh không bị nghi ngờ. Cô đã biết nhịn, làm theo những gì mẹ chồng mong muốn và đối xử với bà như chính mẹ đẻ của mình.

Sáu tháng trôi qua, không khí cả gia đình thay đổi.
Li-li đã quen kiểm soát cá tính của mình đến mức cô cảm thấy hầu như không còn buồn bực một chút nào. Cô không còn cãi vã với mẹ chồng và bà dường như cũng nhân hậu, dễ tính hơn.

Thái độ của mẹ chồng với Li-li thay đổi. Bà bắt đầu yêu quý Li-li như con đẻ. Bà luôn miệng ca ngợi với bạn bè và họ hàng rằng Li-li là cô con dâu tốt nhất bà tìm được. Chứng kiến những gì đang diễn ra, chồng của Li-li thấy hạnh phúc vô cùng.

Một hôm, Li-li đến gặp ông Huang và yêu cầu ông giúp đỡ một lần nữa. Cô nói: "Thưa bác Huang, bác có thể giúp cháu ngăn chặn chất độc kia không làm hại mẹ chồng cháu được không? Bà đã thay đổi, rất tốt và yêu thương cháu, cháu cũng yêu quý bà. Cháu không muốn bà chết vì thuốc độc mà cháu đã cho bà ăn".

Ông Huang mỉm cười lắc đầu: "Li-li, bác chưa bao giờ đưa cháu thuốc độc. Những vị thuốc bác cho cháu đều là vitamin tăng cường sức khỏe. Chất độc duy nhất nằm ở trong đầu cháu và thái độ của cháu với mẹ chồng. Tuy nhiên, nó đã bị tiêu diệt bởi tình cảm và sự yêu quý cháu đã dành cho bà ấy rồi...

(Trầm Ngâm sưu tầm)
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #448 - 22. Oct 2013 , 14:15
 

Tình trạng khỏe mạnh


Một bệnh nhân sắp chết, bác sĩ liền trấn an anh ta:

- Huyết áp của anh bình thường, tim và phổi ổn định, nhiệt độ hạ....

- Cảm ơn bác sĩ, nghĩa là tôi chết trong tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh. Embarrassed
Back to top
« Last Edit: 22. Oct 2013 , 14:15 by macco »  
 
IP Logged
 
NC
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 15
Re: Chợ Chiều
Reply #449 - 22. Oct 2013 , 14:24
 
...

Cuộc đời nổi trôi của một cuốn sách


Sunday, 13 October 2013 00:00
Tác Giả Trùng Dương


Cuốn sách mỏng, cỡ loại bỏ túi, khoảng trên dưới 100 trang, giấy đã ngả màu vàng, riềm sách te tua, được truyền tay rất gượng nhẹ giữa những người bạn một thời đã lăn lộn với việc thực hiện phim “Yêu” dựa trên tác phẩm nổi tiếng một thời của cố nhà văn kiêm nhà báo Chu Tử.

Cuốn sách mang tựa đề “Yêu - phỏng theo tiểu thuyết Yêu của Chu Tử - Nhóm Phim Nghệ Thuật thực hiện - truyện phim và bản phân cảnh Đỗ Tiến Đức”, do Nhóm Phim Nghệ Thuật xuất bản năm 1972 ở Sàigòn, cách đây vừa đúng 41 năm. Ở trang đầu có dấu triện đỏ, “Thư Viện Ban Tuyên Huấn Thành Ủy Thành Phố Hồ Chí Minh” -- Thế là thế nào? Chẳng phải sau khi chiến thắng hoàn tất công cuộc “giải phóng” Miền Nam khỏi “gông cùm Mỹ Ngụy” vào tháng 4 năm 1975, “Bên thắng cuộc” đã phát động chiến dịch đốt sách mạnh mẽ quyết tâm xoá bỏ tàn tích của một nền văn học gọi-là-đồi-trụy đấy ư? Sao lại có một cuốn sách như thế này lọt vào tận tủ sách của Thư Viện Ban Tuyên Huấn Thành Ủy Thành Phố là làm sao? Rồi tại sao nó lại có mặt ở đất Mỹ này?

...
Bìa cuốn truyện phim và phân cảnh “Yêu” của Đỗ Tiến Đức, lấy từ bích chương quảng cáo
phim “Yêu” do họa sĩ Đằng Giao trình bầy, sách do Nhóm Phim Nghệ Thuật xuất bản năm 1972,
trái. Phải, trang đầu cuốn truyện phim và phân cảnh (Ảnh Trùng Dương)


Tác giả kiêm đạo diễn Đỗ Tiến Đức trao cho tôi cuốn sách gần như tơi tả, tôi đỡ lấy cuốn sách, suýt xoa: “Trời đất, anh phải bỏ nó trong một cái bao Ziploc mới phải. Anh để tôi chụp lại…”

“Bà đừng lo, tôi cho chụp hình hết rồi, và sẽ in nguyên si như thế, thay vì đánh máy lại, vậy mới quý,” anh nói.

Cầm cuốn sách cũ mèm, với các trang như muốn rời rớt ra vì cuộc đời ba chìm bẩy nổi của nó, tôi không khỏi bồi hồi. Biết anh Đức đã cẩn thận chụp trước rồi, nhưng tôi vẫn thấy mình nâng niu cuốn sách như một bảo vật. Anh Đức cho biết cuốn sách do anh Nhật Tiến tìm thấy gần đây trong một cái thùng sách trong nhà để xe của anh ở Nam Cali, và đã quyết định trao trả lại cho tác giả.

Tôi lật qua các trang sách cũ, nhớ lại những kỷ niệm của một thời trẻ người non dạ song nhiều đam mê, lắm hoài bão...

Từ phim ‘Yêu’ tới cuốn truyện phim và phân cảnh

Vào năm 1972, nhờ sự thành công về tài chính của Nhật báo Sóng Thần lúc ấy do ông Chu Tử làm chủ biên, ban quản trị ST đồng ý chung tiền và gọi vốn, qua hình thức cổ phần, như đã gọi cổ phần xuất bản báo, để thực hiện phim “Yêu”, dựa vào cuốn tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của ông Chu Tử. Nói là gọi cổ phần, song thực sự là do các thân hữu quen nghe biết về dự án làm phim đã góp tiền để làm phim, một phim… hoàn toàn nghệ thuật, không đặt nặng vào việc câu khách rẻ tiền. Tôi được anh chị em giao cho chức giám đốc sản xuất, và nhóm lấy tên là Nhóm Phim Nghệ Thuật, với hy vọng sau phim “Yêu” sẽ có thể tiếp tục làm các phim nghệ thuật khác. Nhặt cỏ dại tham nhũng (như báo Sóng Thần hồi ấy chủ trương) không thôi, chúng tôi còn đòi “làm đẹp” nền điện ảnh Miền Nam lúc ấy, tuy không còn phôi thai, song cũng vẫn còn… vị thành niên, nữa kìa!

Được hỏi động lực nào đã thúc đẩy anh chọn cuốn tiểu thuyết “Yêu” của Chu Tử để dựng thành phim mặc dù cuốn sách ăn khách trên 10 năm về trước và xã hội Miền Nam đã trải qua nhiều thay đổi sâu xa với một cuộc chiến tranh ý thức hệ có tầm vóc quốc tế, anh Đức cho biết: “Lúc đó tôi nghĩ rằng cuốn truyện ‘Yêu’ đã tái bản nhiều lần, ăn khách với nhân vật ‘Chú Đạt’ thì đó đã là lợi thế lôi cuốn người ta tới rạp xem phim rồi. Thứ hai là Nhóm Phim Nghệ Thuật do chị làm giám đốc, mà chị đang là chủ nhiệm báo Sóng Thần của anh Chu Tử, nếu tôi mang truyện của anh Chu Tử làm phim, mà nhóm Sóng Thần quậy lên thì cũng là một yếu tố để thành công về tài chánh.”

“Thành viên Nhóm Phim Nghệ thuật gồm 99% chưa làm phim, chưa kinh nghiệm gì về phim,” anh Đức kể tiếp. “Thế nhưng vì toàn là người trẻ, hăng say, lại quen thân nhau nên mọi chuyện diễn ra rất lớp lang: Nhà văn Trùng Dương làm giám đốc sản xuất. Kỹ sư Hà Quốc Bảo làm tổng quản trị. Tôi làm đạo diễn. Phụ tá đạo diễn là nhà văn Viên Linh và kiến trúc sư Trần Quang Đôn, giám đốc hình ảnh là Nguyễn Ngọc Minh, một cameramen nổi danh nhất của Trung tâm Quốc gia Điện ảnh.”

“Đặc biệt nhất là việc tuyển chọn diễn viên. Hầu như cả nhóm không muốn có những khuôn mặt dù là tên tuổi và ăn khách trong làng điện ảnh. Anh em đòi phải có người mới, và phải thích hợp với nhân vật. Do đó ca sĩ Anh Ngọc được chọn đóng vai chú Đạt, cô Mai Trang đóng vai cô vũ nữ bạn gái của Chú Đạt, bà Thanh Khiết đóng vai bà Hằng, người tình của ông giáo Thức và là bố của Diễm, Lê Tuấn trong vai chồng của Diễm, và đáng kể là chính nhà văn Chu Tử đóng vai Thức...”

...
Trái, bìa sau của cuốn “Yêu – truyện phim và phân cảnh” in hình ca sĩ Thanh Lan trong vai
Diễm. Phải, hai trang trích trong cuốn “Yêu – truyện phim và phân cảnh” của Đỗ Tiến Đức.
(Ảnh Trùng Dương)




Kết quả, phim “Yêu” thất bại thê thảm về số thu đến không cả huề vốn mặc dù sự đam mê và nỗ lực của nhóm thực hiện. Hỏi do đâu mà “Yêu” thất bại, anh Đức đáp, phản ánh cái nhìn luôn tích cực đặc biệt của anh: “Theo tôi thì phim ‘Yêu’ chỉ thất bại về tiền bạc thôi. Anh em mình đã để lại cho nền điện ảnh Việt Nam thời đó một phim tương đối nghệ thuật. Về lý do tại sao phim không thu hút khán giả thì theo các nhà phát hành phim và chủ rạp thời đó, họ cho ý kiến là cái dở của phim ‘Yêu’ là không có dàn tài tử tên tuổi, chẳng hạn, họ bảo sao không để Hùng Cường thay chỗ của ca sĩ Anh Ngọc, Thanh Nga hay Thẩm Thúy Hằng thay chỗ của Mai Trang, vv…”

“ Vì thế cho nên sau đó khi tôi quay cuốn ‘Giỡn Mặt Tử Thần’ nhà sản xuất đã cho mời toàn những tài tử ăn khách,” anh Đức ngưng một lúc rồi nói tiếp. “Tiếc là cuốn phim không có dịp trình chiếu (vì biến cố tháng 4 năm 1975) để xem kết quả tài chánh thế nào mà nhà sản xuất đã dám bỏ tiền làm phim màu, và trả thù lao cho hàng chục tài tử tên tuổi.” (*)

Nếu một ấn bản cuốn phim “Giỡn Mặt Tử Thần” đã may mắn chạy lọt ra nước ngoài và đã được tái ấn hành dưới dạng DVD, thì số phận phim “Yêu” không được như vậy. Không ai, kể cả đạo diễn Đức, biết hiện giờ âm bản và cả các phó bản của nó nằm ở đâu hay đã bị hủy diệt.

Song cuốn sách in lại truyện phim và bản phân cảnh của nó, dù rất tả tơi, thì lại may mắn đang ở trước mặt chúng tôi, vài anh chị em thuộc Nhóm Phim Nghệ Thuật xưa, trong đó có cả kiến trúc sư phụ tá đạo diễn Trần Quang Đôn.

Cuộc đời nổi trôi của cuốn truyện phim và phân cảnh ‘Yêu’

Có thể nói đây là cuốn truyện phim và bản phân cảnh duy nhất đã được in ra và phát hành ở Saigòn trước năm 1975, vì theo anh Đức, người đã từng làm việc với phần lớn các nhà sản xuất phim và đạo diễn điện ảnh Miền Nam khi anh còn giữ chức giám đốc Nha Điện Ảnh của Việt Nam Cộng Hoà và sau đó sáng lập viên kiêm khoa trưởng Phân khoa Điện Ảnh thuộc Đại học Minh Đức, Sàigòn, các nhà làm phim Việt hồi ấy ít ai có thói quen viết bản phân cảnh, chứ đừng nói chuyện có để in thành sách.

Nhà văn Nhật Tiến cho biết đã phát hiện tập sách này trong đống sách anh thừa hưởng từ ông Nguyễn Hùng Trương, người mà giới văn nghệ ở Sàigòn trước quen gọi là Ông Khai Trí, chủ nhân tiệm sách Khai Trí rất lớn và tên tuổi ở Saigòn. “Thoạt tiên nó ‘xổng’ từ cái gọi là thư viện Thành Ủy nói trên để phải ra nằm lề đường và một ngày nào đó đã có người bỏ tiền ra ‘chộp’ được. Người may mắn đó chính là ông Nguyễn Hùng Trương, Giám đốc nhà sách Khai Trí, một người nổi tiếng yêu quí sách, nhất là những cuốn sách giá trị của miền Nam trước năm 1975,” Nhật Tiến kể trong bài “Bồng Bềnh Ngày Tháng Cũ”.(**)

“Năm 1991, ông Nguyễn Hùng Trương được xuất cảnh sang Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình. Nhân dịp này ông đã chuyển qua đường hàng hải rất nhiều cuốn sách quý, trong đó có cuốn ‘Yêu, truyện phim và phân cảnh’ của Đỗ Tiến Đức,” anh Nhật Tiến kể tiếp. “Một ngày đầu mùa hạ năm 1996, tôi tới thăm ông và ông hỏi tôi có rảnh rang không. Tôi đáp dĩ nhiên là có. Thế là ông nhờ tôi chở tới một cái kho chứa cho thuê (storage) nằm trên đường Bolsa ở Orange County […]. Tôi đã phụ với ông dọn dẹp sạch boong cái kho chứa này vốn chỉ có toàn sách và báo. Thì ra ông đã dọn dẹp mọi thứ để chuẩn bị hồi hương. Tôi đã chuyên chở về nơi ông cư ngụ một số thùng sách mà ông quyết định mang về nước, còn một vài thùng khác ông bảo tôi ‘chú giữ lấy mà xài’.”

Mãi tới gần đây, tức gần 20 năm sau, anh Nhật Tiến mới rỡ mấy thùng sách còn lại vẫn chất trong nhà để xe và phát hiện cuốn truyện phim và phân cảnh “Yêu”, và đã hoàn lại đứa con tinh thần cho tác giả.

“Thú thật là tuy tác phẩm này in từ năm 1972 ở Sài Gòn, nhưng nay thì tôi mới có dịp đọc tới,” anh Nhật Tiến kể tiếp. “Nó đã mang cho tôi nhiều ngạc nhiên, không phải vì nội dung hấp dẫn của nó dựa theo tác phẩm ‘Yêu’ của Chu Tử mà chính vì cái kỹ thuật viết phân cảnh rất công phu, rất tỉ mỉ, rõ ra là của một nhà đạo diễn chuyên nghiệp nắm vững nội dung và biết tính toán những thước phim sử dụng trong mỗi cảnh đến từng giây đồng hồ. Nó bảo đảm cho cuốn phim phải được thực hiện chặt chẽ không dông dài và đồng thời tiết kiệm được những thước phim quý báu do xứ mình còn nghèo phương tiện.”

Anh Đỗ Tiến Đức cho biết đang xúc tiến việc in tập sách này, hy vọng cuối tháng 10 thì ra mắt. Anh Đức dự tính chỉ in một số hạn chế cho thân hữu và các thư viện. Anh hy vọng sẽ có một số diễn viên đã góp mặt trong phim “Yêu” tới cùng tham dự, như Thanh Lan, Lê Tuấn, Mai Trang và một số anh chị em trong nhóm thực hiện phim.

Chú thích:


(*) Toàn bài “Chuyện trò với đạo diễn Đỗ Tiến Đức” do Trùng Dương thực hiện sẽ được in lại ở phần phụ lục của cuốn truyện phim và phân cảnh “Yêu” do Tuần báo Thời Luận, Nam California, ấn hành vào cuối năm nay. Buổi nói chuyện chứa đựng những chi tiết ít người biết về nền điện ảnh Miền Nam dưới thời Cộng hoà trước 1975.

(**) Bài “Bồng Bềnh Ngày Tháng Cũ” của Nhật Tiến sẽ là bài giới thiệu cuốn “Yêu - truyện phim và phân cảnh” sắp tái bản.

[TD, 2013-09]

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 28 29 30 31 32 ... 93
Send Topic In ra