Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 29 30 31 32 33 ... 93
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 100134 times)
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #450 - 22. Oct 2013 , 16:53
 


...

“Bạn đến chơi nhà” hay một nét tâm thức văn hóa người Việt
     
1. Người Việt, một cư dân gắn với kinh tế nông nghiệp thiên về tự cung, tự cấp, thường túng thiếu nên rất coi trọng miếng ăn. Trong tâm thức của dân tộc luôn thể hiện điều đó. Thành ngữ Việt thường nói: “Có thực mới vực được đạo”, nghĩa rằng phải có cái ăn, bảo đảm được cái ăn đã thì mới có điều kiện đề cao, coi trọng hoạt động tinh thần, đạo lý; có năng lượng vật chất mới nói đến thực hành đạo.

Người Việt gặp nhau thường hỏi “Bác/chú đã ăn cơm chưa?”. Việc ăn quan trọng đến nỗi ông Trời là đấng tâm linh toàn năng cũng phải kiêng dè: “Trời đánh còn tránh bữa ăn”. Cái ăn được đề cao và trở thành thường trực trong tư duy của người Việt, đến nỗi nhiều sự việc không liên quan đến ăn nhưng vẫn được ghép với ăn. Chúng tôi đã thử làm một phép thống kê qua cuốn Đại Từ điển tiếng Việt thì thấy có đến 551 mục từ liên quan đến từ “ăn”[1]. Như vậy, khác với người phương Tây coi việc ăn như điều kiện cần thiết, như phương tiện để làm việc; triết lý phương Tây nhắc nhở: “Người ta ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn” thì đối với người Việt “ăn uống là cả một nền văn hóa”[2].

2. Đặt trong không gian văn hóa đó, sẽ dễ hiểu hơn khi đọc bài thơ Bạn đến chơi nhà củaNguyễn Khuyến.Bài thơ được làm sau khi nhà thơ từ quan về ở ẩn nơi quê nhà Yên Đổ. Nguyễn Khuyến vốn là một kẻ sĩ từng “cưỡi đầu người kể đã ba phen”, được vua Tự Đức ban cho cờ biển, áo mũ, cân đai để có danh xưng Tam Nguyên Yên Đổ. Ông là một bậc đại nho, cũng từng là một đại quan. Thế nhưng vị đại quan đó đã từ quan về quê hương sống cuộc đời bình dị. Nền văn hóa dân tộc thấm đẫm trong tâm hồn của vị đại quan, nhà thơ Nguyễn Khuyến. Làng quê Yên Đổ đó cũng là không gian cho bài thơBạn đến chơi nhà ra đời. Sau ba bài thơ thu, có lẽ bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, có thể đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.

Bài thơ nói về tình bạn, tựa đề đã nói rõ. Từng câu từ trong bài rất bình dị mà lại chuyển tải tình cảm thân thiết, gắn bó, đậm chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống trọng tình cảm ở nhà thơ Yên Đổ. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết hóm hỉnh. Như chúng ta đã biết, Nguyễn Khuyến vốn là một đại nho, một đại quan nhưng cách ông tiếp khách không phải là đem chuyện quan trường, chuyện văn chương, thơ phú, hay một chuyện gì lớn lao khác để mà nói. Ta hãy xem vị Tam nguyên nghĩ đến điều gì đầu tiên sau hai câu đề đầy vồ vập, vui mừng khi bạn đến nhà:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Theo kết cấu của thơ Đường luật, cặp câu đề sẽ mở bài, đưa ra vấn đề. Câu thơ mở đầu hàm chứa sự mừng vui, là khởi nguồn, khái quát cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Nó vừa thông báo một thông tin về thời gian khá dài đôi bạn không gặp mặt qua cách nói “đã bấy lâu (đến) nay, bác (mới) tới nhà”, vừa cho thông tin về cảm xúc mừng vui của chủ thể khi bạn đến chơi. Vui mừng là đúng thôi, vì gặp lại một người bạn cũ cách biệt đã bấy lâu, nay được gặp lại nhau, đặc biệt là lại gặp nhau nơi thôn quê. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tình nghĩa đó mới thực trân quý. Nhà thơ Yên Đổ vui mừng, hồ hởi là phải.

Trong niềm vui khi bạn đến nhà, điều đầu tiên nhà thơ cũng như bao người Việt khác, nghĩ đến việc “thết đãi” bạn. Câu thơ thứ hai đã đưa ra vấn đề đó “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”. Khi đọc “Trẻ thời đi vắng” có thể khó hiểu nhưng tới hình ảnh, chi tiết “chợ thời xa” thì người đọc vỡ lẽ ra chủ ý của nhà thơ. Thế là nhà thơ – vị đại nho đã nghĩ đến việc thết bạn, nghĩ đến tìm món gì đó đãi bạn mà “chợ thì xa”, “trẻ thời đi vắng” không thể sai bảo. Cái khó khăn đã được đưa ra ngay trong đầu đề. Chẳng lẽ không còn cách nào? Không thể không. Phải tìm cách tiếp bạn. Mà dĩ nhiên tiếp bạn vẫn nghĩ đến “cái ăn” đầu tiên. Nhà thơ tìm đến những thực phẩm sẵn có với nguồn “tự cung tự cấp” của một nho sĩ ẩn dật theo phương thức “cày lấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống”[3]. Và, suy nghĩ thứ hai của nhà thơ càng thể hiện tâm thức văn hóa Việt. Nhà thơ nghĩ đến thức ăn gắn bó nhất: cá, gà là những thứ gắn liền với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của dân tộc Việt. Người Việt thường nói: “Cơm với cá như mạ với con”, lại cũng thường nói: “Khách đến nhà, không gà thì vịt”; “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi”; “Khách đến nhà không con gà thì bát tép”. Nguyễn Khuyến cũng vậy:

Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Phép đối “khôn” – “khó” đã phủ định hết. Như vậy những thức ăn cá, gà gắn bó với bữa tiệc đãi khách của người Việt cũng không thể có, không thể thực hiện. Nhà thơ nghĩ đến điều kiện tối thiểu của bữa ăn người Việt là rau quả. Điều đó lại thêm một biểu hiện nữa của tâm thức người Việt. Bởi “nằm trong khu vực của một trong những trung tâm trồng trọt, Việt Nam có một danh mục rau quả mùa nào thức ấy, phong phú vô cùng. Đối với người Việt Nam thì đói ăn rau, đau uống thuốc (tục ngữ) là chuyện tất nhiên”[4]. Tục ngữ, thành ngữ Việt Nam còn có nhiều câu khác về vai trò của rau trong bữa ăn như: “Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ”; “Ăn không rau như đánh nhau không chửi”… nó không thể thiếu như cách nói ví trong tục ngữ: “Cơm có rau, ốm đau có thuốc”. Cơm (phải) có rau (như) ốm đau (phải) có thuốc. Khi thêm các thành tố phụ như vậy sẽ dễ hiểu câu tục ngữ. Hay “Cơm không rau như đau không thuốc”, tức thể hiện sự cần thiết, tất yếu của rau trong bữa cơm. Thậm chí người Việt còn thậm xưng: “Cơm không rau, như nhà giàu chết không kèn trống”. Theo đó, cơm rau là điều kiện tất yếu và tối thiểu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Nhà thơ Yên Đổ khi tiếp bạn, trong lúc bí bách nhất không thể không nghĩ đến bữa cơm rau đạm bạc, thế nhưng điều kiện của ông thật trớ trêu, hài hước:

Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Nhà nghiên cứu Trần Nhật Lý đã tinh tế phát hiện “một loạt phó từ chỉ quan hệ thời gian chửa, mới, vừa, đương, ông [nhà thơ] dồn nén các thì tương đối hội tụ về một điểm trùng với thì tuyệt đối – thì phát ngôn thơ – rồi thì tương đối ra đi, hững hờ, vô cảm – đặc trưng muôn thuở của thời gian – để lại cho thì tuyệt đối cùng chủ thể trữ tình một con số 0 (không) tròn trĩnh: không cải, không cà, không bầu, không mướp”[5].

Ở đây còn cần thấy phép đối của thể thơ Đường luật được nhà thơ khai thác đến tận cùng lợi thế, vận dụng tài tình để làm nổi bật ý nghĩa: vừa kết hợp tiểu đối – đối trung cú: cải – cà, bầu – mướp; vừa đối cách cú: cải – bầu, cà – mướp. Phép đối làm nổi bật một điều: tất cả đều chưa đến thời gian thu hoạch. Thật oái oăm. Hoàn cảnh, tình huống của nhà thơ đúng là khó xử. Thôi thì phải tìm đến điều kiện tối thiểu nhất trong giao tiếp xã giao hằng ngày của người Việt: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nhưng:“Đầu trò tiếp khách trầu không có”.

Đến đây người đọc “nhạy cảm” sẽ bắt đầu nghi ngờ: “Nguyễn Khuyến bao giờ cũng có trầu. Những lúc vắng nhà, ông vẫn không quên mang theo gói trầu têm sẵn”. Thậm chí nghi ngờ từ lúc nhà thơ “đã lựa chọn, không những thế, ông còn bắt tất cả quả bầu đều phải vừa rụng rốn cùng một lúc. Cải, cà, mướp cùng chung số phận. Thật không gì có thể phi lý hơn!”[6].

Có nghĩa là nhà thơ đã dùng “thủ thuật cấu tứ” để “dựng” nên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Ông dựng lên làm gì vậy? Từ dụng ý này, có thể hướng cách hiểu bài thơ theo hướng khác như nhà nghiên cứu Trần Nhật Lý cho rằng Bạn đến chơi nhà là“một cõi cô đơn”[7] của nhà thơ. Thực ra phải hiểu bài thơ là sự đề cao tình bạn trong tâm thức người Việt. Bởi cái ý của tác giả rất rõ: “tình bầu bạn tự nó đã là một bữa tiệc của tinh thần”[8]

Bác tới chơi nhà sau bao năm xa cách, thật đáng quý, hơn nữa lại gặp nhau ở chốn thôn quê. Nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh thiếu thốn, điều kiện khó khăn, tình huống khó xử: trẻ thì đi vắng, chợ thì xa, ao sâu khó chài cá; đến cái thức ăn tối thiểu hàng ngày: cải, cà, bầu, mướp cũng đều… chưa thể thu hoạch. Thậm chí ngay cả cái tối thiểu tất yếu để tiếp khách là miếng trầu cũng… không. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Trớ trêu nhưng lời thơ cứ tự nhiên, vui vẻ, hóm hỉnh. Vậy là nhà thơ đang đùa rồi, nhà thơ cố tình nhấn mạnh sự thiếu vắng tất cả để câu thơ cuối cùng bật ra sự bất ngờ, lý thú nhưng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả:

Bác đến chơi đây ta với ta.

Giọng thơ trở nên thân mật. “Ta với ta” không hề giống với “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người. Còn ở đây, kết từ “với” hòa hợp làm một cái “ta” khách thể “bác” với cái “ta” chủ thể nhà thơ, toát lên sự nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. “Thiếu vật chất nhưng còn tấm lòng là còn tình bạn”[9] .Vậy là rõ, tình bạn ấy vượt lên trên cả những thiếu thốn vật chất, những lễ nghi văn hóa.

3. Bài thơ tập trung làm nổi bật tình bạn cao đẹp, tâm điểm của bài thơ là ở đó. Tình bạn còn xuất hiện trong nhiều bài thơ của Nguyễn Khuyến, bài thơ Khóc Dương Khuê nổi tiếng là bằng chứng xác thực cho điều ấy. Và, còn điều đáng nói là trong khi đề cao tình bạn, nhà thơ đã vô tình cho người đọc thấy một nét tâm thức văn hóa của dân tộc Việt. Hay nói đúng hơn, tình bạn của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ thấm đẫm trong không gian văn hóa Việt.

Theo Giáo Dục và Thời Đại
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4056
Re: Chợ Chiều
Reply #451 - 22. Oct 2013 , 20:56
 
NC wrote on 22. Oct 2013 , 14:24:
...

Cuộc đời nổi trôi của một cuốn sách


Sunday, 13 October 2013 00:00
Tác Giả Trùng Dương


Cuốn sách mỏng, cỡ loại bỏ túi, khoảng trên dưới 100 trang, giấy đã ngả màu vàng, riềm sách te tua, được truyền tay rất gượng nhẹ giữa những người bạn một thời đã lăn lộn với việc thực hiện phim “Yêu” dựa trên tác phẩm nổi tiếng một thời của cố nhà văn kiêm nhà báo Chu Tử.

Cuốn sách mang tựa đề “Yêu - phỏng theo tiểu thuyết Yêu của Chu Tử - Nhóm Phim Nghệ Thuật thực hiện - truyện phim và bản phân cảnh Đỗ Tiến Đức”, do Nhóm Phim Nghệ Thuật xuất bản năm 1972 ở Sàigòn, cách đây vừa đúng 41 năm. Ở trang đầu có dấu triện đỏ, “Thư Viện Ban Tuyên Huấn Thành Ủy Thành Phố Hồ Chí Minh” -- Thế là thế nào? Chẳng phải sau khi chiến thắng hoàn tất công cuộc “giải phóng” Miền Nam khỏi “gông cùm Mỹ Ngụy” vào tháng 4 năm 1975, “Bên thắng cuộc” đã phát động chiến dịch đốt sách mạnh mẽ quyết tâm xoá bỏ tàn tích của một nền văn học gọi-là-đồi-trụy đấy ư? Sao lại có một cuốn sách như thế này lọt vào tận tủ sách của Thư Viện Ban Tuyên Huấn Thành Ủy Thành Phố là làm sao? Rồi tại sao nó lại có mặt ở đất Mỹ này?

...
Bìa cuốn truyện phim và phân cảnh “Yêu” của Đỗ Tiến Đức, lấy từ bích chương quảng cáo
phim “Yêu” do họa sĩ Đằng Giao trình bầy, sách do Nhóm Phim Nghệ Thuật xuất bản năm 1972,
trái. Phải, trang đầu cuốn truyện phim và phân cảnh (Ảnh Trùng Dương)


Tác giả kiêm đạo diễn Đỗ Tiến Đức trao cho tôi cuốn sách gần như tơi tả, tôi đỡ lấy cuốn sách, suýt xoa: “Trời đất, anh phải bỏ nó trong một cái bao Ziploc mới phải. Anh để tôi chụp lại…”

“Bà đừng lo, tôi cho chụp hình hết rồi, và sẽ in nguyên si như thế, thay vì đánh máy lại, vậy mới quý,” anh nói.

Cầm cuốn sách cũ mèm, với các trang như muốn rời rớt ra vì cuộc đời ba chìm bẩy nổi của nó, tôi không khỏi bồi hồi. Biết anh Đức đã cẩn thận chụp trước rồi, nhưng tôi vẫn thấy mình nâng niu cuốn sách như một bảo vật. Anh Đức cho biết cuốn sách do anh Nhật Tiến tìm thấy gần đây trong một cái thùng sách trong nhà để xe của anh ở Nam Cali, và đã quyết định trao trả lại cho tác giả.

Tôi lật qua các trang sách cũ, nhớ lại những kỷ niệm của một thời trẻ người non dạ song nhiều đam mê, lắm hoài bão...

Từ phim ‘Yêu’ tới cuốn truyện phim và phân cảnh

Vào năm 1972, nhờ sự thành công về tài chính của Nhật báo Sóng Thần lúc ấy do ông Chu Tử làm chủ biên, ban quản trị ST đồng ý chung tiền và gọi vốn, qua hình thức cổ phần, như đã gọi cổ phần xuất bản báo, để thực hiện phim “Yêu”, dựa vào cuốn tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của ông Chu Tử. Nói là gọi cổ phần, song thực sự là do các thân hữu quen nghe biết về dự án làm phim đã góp tiền để làm phim, một phim… hoàn toàn nghệ thuật, không đặt nặng vào việc câu khách rẻ tiền. Tôi được anh chị em giao cho chức giám đốc sản xuất, và nhóm lấy tên là Nhóm Phim Nghệ Thuật, với hy vọng sau phim “Yêu” sẽ có thể tiếp tục làm các phim nghệ thuật khác. Nhặt cỏ dại tham nhũng (như báo Sóng Thần hồi ấy chủ trương) không thôi, chúng tôi còn đòi “làm đẹp” nền điện ảnh Miền Nam lúc ấy, tuy không còn phôi thai, song cũng vẫn còn… vị thành niên, nữa kìa!

Được hỏi động lực nào đã thúc đẩy anh chọn cuốn tiểu thuyết “Yêu” của Chu Tử để dựng thành phim mặc dù cuốn sách ăn khách trên 10 năm về trước và xã hội Miền Nam đã trải qua nhiều thay đổi sâu xa với một cuộc chiến tranh ý thức hệ có tầm vóc quốc tế, anh Đức cho biết: “Lúc đó tôi nghĩ rằng cuốn truyện ‘Yêu’ đã tái bản nhiều lần, ăn khách với nhân vật ‘Chú Đạt’ thì đó đã là lợi thế lôi cuốn người ta tới rạp xem phim rồi. Thứ hai là Nhóm Phim Nghệ Thuật do chị làm giám đốc, mà chị đang là chủ nhiệm báo Sóng Thần của anh Chu Tử, nếu tôi mang truyện của anh Chu Tử làm phim, mà nhóm Sóng Thần quậy lên thì cũng là một yếu tố để thành công về tài chánh.”

“Thành viên Nhóm Phim Nghệ thuật gồm 99% chưa làm phim, chưa kinh nghiệm gì về phim,” anh Đức kể tiếp. “Thế nhưng vì toàn là người trẻ, hăng say, lại quen thân nhau nên mọi chuyện diễn ra rất lớp lang: Nhà văn Trùng Dương làm giám đốc sản xuất. Kỹ sư Hà Quốc Bảo làm tổng quản trị. Tôi làm đạo diễn. Phụ tá đạo diễn là nhà văn Viên Linh và kiến trúc sư Trần Quang Đôn, giám đốc hình ảnh là Nguyễn Ngọc Minh, một cameramen nổi danh nhất của Trung tâm Quốc gia Điện ảnh.”

“Đặc biệt nhất là việc tuyển chọn diễn viên. Hầu như cả nhóm không muốn có những khuôn mặt dù là tên tuổi và ăn khách trong làng điện ảnh. Anh em đòi phải có người mới, và phải thích hợp với nhân vật. Do đó ca sĩ Anh Ngọc được chọn đóng vai chú Đạt, cô Mai Trang đóng vai cô vũ nữ bạn gái của Chú Đạt, bà Thanh Khiết đóng vai bà Hằng, người tình của ông giáo Thức và là bố của Diễm, Lê Tuấn trong vai chồng của Diễm, và đáng kể là chính nhà văn Chu Tử đóng vai Thức...”

...
Trái, bìa sau của cuốn “Yêu – truyện phim và phân cảnh” in hình ca sĩ Thanh Lan trong vai
Diễm. Phải, hai trang trích trong cuốn “Yêu – truyện phim và phân cảnh” của Đỗ Tiến Đức.
(Ảnh Trùng Dương)




Kết quả, phim “Yêu” thất bại thê thảm về số thu đến không cả huề vốn mặc dù sự đam mê và nỗ lực của nhóm thực hiện. Hỏi do đâu mà “Yêu” thất bại, anh Đức đáp, phản ánh cái nhìn luôn tích cực đặc biệt của anh: “Theo tôi thì phim ‘Yêu’ chỉ thất bại về tiền bạc thôi. Anh em mình đã để lại cho nền điện ảnh Việt Nam thời đó một phim tương đối nghệ thuật. Về lý do tại sao phim không thu hút khán giả thì theo các nhà phát hành phim và chủ rạp thời đó, họ cho ý kiến là cái dở của phim ‘Yêu’ là không có dàn tài tử tên tuổi, chẳng hạn, họ bảo sao không để Hùng Cường thay chỗ của ca sĩ Anh Ngọc, Thanh Nga hay Thẩm Thúy Hằng thay chỗ của Mai Trang, vv…”

“ Vì thế cho nên sau đó khi tôi quay cuốn ‘Giỡn Mặt Tử Thần’ nhà sản xuất đã cho mời toàn những tài tử ăn khách,” anh Đức ngưng một lúc rồi nói tiếp. “Tiếc là cuốn phim không có dịp trình chiếu (vì biến cố tháng 4 năm 1975) để xem kết quả tài chánh thế nào mà nhà sản xuất đã dám bỏ tiền làm phim màu, và trả thù lao cho hàng chục tài tử tên tuổi.” (*)

Nếu một ấn bản cuốn phim “Giỡn Mặt Tử Thần” đã may mắn chạy lọt ra nước ngoài và đã được tái ấn hành dưới dạng DVD, thì số phận phim “Yêu” không được như vậy. Không ai, kể cả đạo diễn Đức, biết hiện giờ âm bản và cả các phó bản của nó nằm ở đâu hay đã bị hủy diệt.

Song cuốn sách in lại truyện phim và bản phân cảnh của nó, dù rất tả tơi, thì lại may mắn đang ở trước mặt chúng tôi, vài anh chị em thuộc Nhóm Phim Nghệ Thuật xưa, trong đó có cả kiến trúc sư phụ tá đạo diễn Trần Quang Đôn.

Cuộc đời nổi trôi của cuốn truyện phim và phân cảnh ‘Yêu’

Có thể nói đây là cuốn truyện phim và bản phân cảnh duy nhất đã được in ra và phát hành ở Saigòn trước năm 1975, vì theo anh Đức, người đã từng làm việc với phần lớn các nhà sản xuất phim và đạo diễn điện ảnh Miền Nam khi anh còn giữ chức giám đốc Nha Điện Ảnh của Việt Nam Cộng Hoà và sau đó sáng lập viên kiêm khoa trưởng Phân khoa Điện Ảnh thuộc Đại học Minh Đức, Sàigòn, các nhà làm phim Việt hồi ấy ít ai có thói quen viết bản phân cảnh, chứ đừng nói chuyện có để in thành sách.

Nhà văn Nhật Tiến cho biết đã phát hiện tập sách này trong đống sách anh thừa hưởng từ ông Nguyễn Hùng Trương, người mà giới văn nghệ ở Sàigòn trước quen gọi là Ông Khai Trí, chủ nhân tiệm sách Khai Trí rất lớn và tên tuổi ở Saigòn. “Thoạt tiên nó ‘xổng’ từ cái gọi là thư viện Thành Ủy nói trên để phải ra nằm lề đường và một ngày nào đó đã có người bỏ tiền ra ‘chộp’ được. Người may mắn đó chính là ông Nguyễn Hùng Trương, Giám đốc nhà sách Khai Trí, một người nổi tiếng yêu quí sách, nhất là những cuốn sách giá trị của miền Nam trước năm 1975,” Nhật Tiến kể trong bài “Bồng Bềnh Ngày Tháng Cũ”.(**)

“Năm 1991, ông Nguyễn Hùng Trương được xuất cảnh sang Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình. Nhân dịp này ông đã chuyển qua đường hàng hải rất nhiều cuốn sách quý, trong đó có cuốn ‘Yêu, truyện phim và phân cảnh’ của Đỗ Tiến Đức,” anh Nhật Tiến kể tiếp. “Một ngày đầu mùa hạ năm 1996, tôi tới thăm ông và ông hỏi tôi có rảnh rang không. Tôi đáp dĩ nhiên là có. Thế là ông nhờ tôi chở tới một cái kho chứa cho thuê (storage) nằm trên đường Bolsa ở Orange County […]. Tôi đã phụ với ông dọn dẹp sạch boong cái kho chứa này vốn chỉ có toàn sách và báo. Thì ra ông đã dọn dẹp mọi thứ để chuẩn bị hồi hương. Tôi đã chuyên chở về nơi ông cư ngụ một số thùng sách mà ông quyết định mang về nước, còn một vài thùng khác ông bảo tôi ‘chú giữ lấy mà xài’.”

Mãi tới gần đây, tức gần 20 năm sau, anh Nhật Tiến mới rỡ mấy thùng sách còn lại vẫn chất trong nhà để xe và phát hiện cuốn truyện phim và phân cảnh “Yêu”, và đã hoàn lại đứa con tinh thần cho tác giả.

“Thú thật là tuy tác phẩm này in từ năm 1972 ở Sài Gòn, nhưng nay thì tôi mới có dịp đọc tới,” anh Nhật Tiến kể tiếp. “Nó đã mang cho tôi nhiều ngạc nhiên, không phải vì nội dung hấp dẫn của nó dựa theo tác phẩm ‘Yêu’ của Chu Tử mà chính vì cái kỹ thuật viết phân cảnh rất công phu, rất tỉ mỉ, rõ ra là của một nhà đạo diễn chuyên nghiệp nắm vững nội dung và biết tính toán những thước phim sử dụng trong mỗi cảnh đến từng giây đồng hồ. Nó bảo đảm cho cuốn phim phải được thực hiện chặt chẽ không dông dài và đồng thời tiết kiệm được những thước phim quý báu do xứ mình còn nghèo phương tiện.”

Anh Đỗ Tiến Đức cho biết đang xúc tiến việc in tập sách này, hy vọng cuối tháng 10 thì ra mắt. Anh Đức dự tính chỉ in một số hạn chế cho thân hữu và các thư viện. Anh hy vọng sẽ có một số diễn viên đã góp mặt trong phim “Yêu” tới cùng tham dự, như Thanh Lan, Lê Tuấn, Mai Trang và một số anh chị em trong nhóm thực hiện phim.

Chú thích:


(*) Toàn bài “Chuyện trò với đạo diễn Đỗ Tiến Đức” do Trùng Dương thực hiện sẽ được in lại ở phần phụ lục của cuốn truyện phim và phân cảnh “Yêu” do Tuần báo Thời Luận, Nam California, ấn hành vào cuối năm nay. Buổi nói chuyện chứa đựng những chi tiết ít người biết về nền điện ảnh Miền Nam dưới thời Cộng hoà trước 1975.

(**) Bài “Bồng Bềnh Ngày Tháng Cũ” của Nhật Tiến sẽ là bài giới thiệu cuốn “Yêu - truyện phim và phân cảnh” sắp tái bản.

[TD, 2013-09]




Cám ơn NC  rất  nhiều -rất nhiều  - đã post  bài  của nhà văn Trùng Dương "Cuộc đời  trôi nổi của một cướn sách "  làm cho tôi nhớ lại  thời xa xưa ấy  đã có nhiều  kỷ niệm Vui buồn với  nhóm Phim Nghệ Thuật  trong  công việc "Giao  Tế báo chí   " cho cuốn Phim Yêu
Back to top
« Last Edit: 22. Oct 2013 , 20:57 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #452 - 23. Oct 2013 , 18:51
 

...

Có những người bạn ở xa mà ta  vẫn nhớ   ...


Người bạn thật sự không phải là kẻ biết nghiêng mình trên đau khổ của chúng ta với lòng thương xót,
nhưng chính là kẻ biết nhìn ngắm hạnh phúc của chúng ta mà không ganh tị.
G. Thibon 

Tình Bạn: cô chó mù gây xúc động cho nhiều người


Câu chuyện cảm động giữa Lily, nàng chó 6 tuổi bị mù và người bạn đường Madison luôn theo sát bên để chăm sóc cho bạn mình gây xúc động cho nhiều người trên Facebook.

Lily thuộc giống chó Dogana Đan Mạch 6 tuổi, bị mất thị lực do một căn bệnh hiếm gặp từ khi mới 18 tháng. Cuộc sống của chú chó đã hoàn toàn tuyệt vọng khi các bác sĩ buộc phải loại bỏ đôi mắt để cứu sống Lily. Và cho đến khi gặp Madison, một chú chó cũng thuộc giống Dogana 7 tuổi, Lily đã không còn cô độc. Madison đã trở thành người dẫn đường cho Lily, cả hai đã là đôi bạn không hề tách rời trong suốt 5 năm qua.

...
Lily (bên trái) dạo chơi cùng người bạn Madison - Ảnh: Themetapicture


Chủ của hai chú chó này đã không thể tiếp tục nuôi được cả hai nên hiện Lily và Madison đang cùng "tị nạn" ở một trung tâm tại Anh, chuyên giúp đỡ cho các chú chó "vô gia cư" tìm kiếm những chủ nhân mới.

Khi đi dạo bên ngoài, Lily luôn theo sát Madison để biết rõ hướng phải đi còn Madison rất tận tình hướng dẫn Lily theo cách của mình, Louise Campbell, giám đốc trung tâm cho biết.

...

...

Madison luôn kề bên Lily trong suốt 5 năm qua - Ảnh: Rossparry.co.uk



Việc tìm kiếm chủ nhân mới cho Lily và Madison ban đầu rất khó khăn do cả hai đều là giống chó lớn và chúng không thể tách rời nhau nên cần không gian rộng để có thể nuôi dưỡng được.

Sau khi thông tin về câu chuyện tình bạn diệu kỳ của hai cô chó Lily và Madison xuất hiện trên mạng xã hội Facebook, đã có hơn 200 người đăng ký nhận nuôi và rất nhiều người đã bày tỏ tình cảm về câu chuyện cảm động của đôi bạn này.

Những câu danh ngôn hay về Tình bạn


Người  bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn đến với ta trong những phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.
Maxime Goocki

Có ít nhất 1 người bạn để ta chia sẻ những tư tưởng và tình cảm thì tốt hơn là có một lô bạn hời hợt.
Dr. Blair Justice

Tình bạn reo vui như tia nắng, quyến rũ như một câu chuyện hay, truyền cảm như một nhà lãnh đạo, keo sơn như một sợi dây chuyền vàng, chỉ lối như một ảo ảnh thiên đường.
N. Hiller

Một sống một chết - tình bạn mới biết.
Một giàu một nghèo - mới biết lòng nhau.
Một hèn một sang - tình bạn rõ ràng.
Tư Mã Thiên

Cách giữ bạn tốt nhất là không bao giờ phản bội bạn.
U. Midơne

Điều quyến rũ nhất của mọi hạnh phúc là có một tình bạn vững bền và dịu dàng. Tình bạn xoa dịu đi mọi lo lắng, xua tan mọi nỗi buồn phiền và khuyên nhủ khi ta bất hạnh.
Seneque

Khi giàu rất dễ có bạn, nhưng lúc lận đận thì tìm được bạn là điều không có gì khó khăn cho bằng.
Epictète

Có ba loại bạn có hại: bạn khoác lác, bạn chiều chuộng, bạn xiểm mị. Có ba người bạn có ích: bạn ngay thẳng, bạn khoan dung, bạn hiểu rộng.
Khổng Tử

Lúc nào người bạn cũng thương ta và trong nghịch cảnh, người bạn trở thành anh em ruột thịt.
Kinh Thánh

Tôi không thấy gì hạnh phúc bằng khi trong lòng luôn nhớ đến những người bạn tốt.W. Shakespeare   Một người nghèo vẫn được xem là giàu nếu dưới mái ấm của anh ta có một người bạn tận tuỵ. Trái lại, người giàu có nhất vẫn chỉ là nghèo, hèn nếu anh ta không có bạn bè để bày tỏ nỗi lòng.J. Gibbons    Ngoài người bạn tri kỷ, không có thứ thuốc nào chữa được tâm bệnh. F. Bacon    Người bạn thật sự không phải là kẻ biết nghiêng mình trên đau khổ của chúng ta với lòng thương xót, nhưng chính là kẻ biết nhìn ngắm hạnh phúc của chúng ta mà không ganh tị. G. Thibon  Anh cần có một người bạn cùng tuổi - đó là cách để chúng ta thấy mình không già đi. P. Brown  Nước trong quá thì không có cá, người câu nệ quá thì không có bạn.
Kinh Dịch 
Back to top
« Last Edit: 23. Oct 2013 , 18:56 by khieulong »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #453 - 24. Oct 2013 , 09:28
 
khieulong wrote on 23. Oct 2013 , 18:51:

...

Có những người bạn ở xa mà ta  vẫn nhớ   ...


Người bạn thật sự không phải là kẻ biết nghiêng mình trên đau khổ của chúng ta với lòng thương xót,
nhưng chính là kẻ biết nhìn ngắm hạnh phúc của chúng ta mà không ganh tị.
G. Thibon 

Tình Bạn: cô chó mù gây xúc động cho nhiều người


Câu chuyện cảm động giữa Lily, nàng chó 6 tuổi bị mù và người bạn đường Madison luôn theo sát bên để chăm sóc cho bạn mình gây xúc động cho nhiều người trên Facebook.

Lily thuộc giống chó Dogana Đan Mạch 6 tuổi, bị mất thị lực do một căn bệnh hiếm gặp từ khi mới 18 tháng. Cuộc sống của chú chó đã hoàn toàn tuyệt vọng khi các bác sĩ buộc phải loại bỏ đôi mắt để cứu sống Lily. Và cho đến khi gặp Madison, một chú chó cũng thuộc giống Dogana 7 tuổi, Lily đã không còn cô độc. Madison đã trở thành người dẫn đường cho Lily, cả hai đã là đôi bạn không hề tách rời trong suốt 5 năm qua.

...
Lily (bên trái) dạo chơi cùng người bạn Madison - Ảnh: Themetapicture


Chủ của hai chú chó này đã không thể tiếp tục nuôi được cả hai nên hiện Lily và Madison đang cùng "tị nạn" ở một trung tâm tại Anh, chuyên giúp đỡ cho các chú chó "vô gia cư" tìm kiếm những chủ nhân mới.

Khi đi dạo bên ngoài, Lily luôn theo sát Madison để biết rõ hướng phải đi còn Madison rất tận tình hướng dẫn Lily theo cách của mình, Louise Campbell, giám đốc trung tâm cho biết.

...

...

Madison luôn kề bên Lily trong suốt 5 năm qua - Ảnh: Rossparry.co.uk



Việc tìm kiếm chủ nhân mới cho Lily và Madison ban đầu rất khó khăn do cả hai đều là giống chó lớn và chúng không thể tách rời nhau nên cần không gian rộng để có thể nuôi dưỡng được.

Sau khi thông tin về câu chuyện tình bạn diệu kỳ của hai cô chó Lily và Madison xuất hiện trên mạng xã hội Facebook, đã có hơn 200 người đăng ký nhận nuôi và rất nhiều người đã bày tỏ tình cảm về câu chuyện cảm động của đôi bạn này.

Những câu danh ngôn hay về Tình bạn


Người  bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn đến với ta trong những phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.
Maxime Goocki

Có ít nhất 1 người bạn để ta chia sẻ những tư tưởng và tình cảm thì tốt hơn là có một lô bạn hời hợt.
Dr. Blair Justice

Tình bạn reo vui như tia nắng, quyến rũ như một câu chuyện hay, truyền cảm như một nhà lãnh đạo, keo sơn như một sợi dây chuyền vàng, chỉ lối như một ảo ảnh thiên đường.
N. Hiller

Một sống một chết - tình bạn mới biết.
Một giàu một nghèo - mới biết lòng nhau.
Một hèn một sang - tình bạn rõ ràng.
Tư Mã Thiên

Cách giữ bạn tốt nhất là không bao giờ phản bội bạn.
U. Midơne

Điều quyến rũ nhất của mọi hạnh phúc là có một tình bạn vững bền và dịu dàng. Tình bạn xoa dịu đi mọi lo lắng, xua tan mọi nỗi buồn phiền và khuyên nhủ khi ta bất hạnh.
Seneque

Khi giàu rất dễ có bạn, nhưng lúc lận đận thì tìm được bạn là điều không có gì khó khăn cho bằng.
Epictète

Có ba loại bạn có hại: bạn khoác lác, bạn chiều chuộng, bạn xiểm mị. Có ba người bạn có ích: bạn ngay thẳng, bạn khoan dung, bạn hiểu rộng.
Khổng Tử

Lúc nào người bạn cũng thương ta và trong nghịch cảnh, người bạn trở thành anh em ruột thịt.
Kinh Thánh

Tôi không thấy gì hạnh phúc bằng khi trong lòng luôn nhớ đến những người bạn tốt.W. Shakespeare   Một người nghèo vẫn được xem là giàu nếu dưới mái ấm của anh ta có một người bạn tận tuỵ. Trái lại, người giàu có nhất vẫn chỉ là nghèo, hèn nếu anh ta không có bạn bè để bày tỏ nỗi lòng.J. Gibbons    Ngoài người bạn tri kỷ, không có thứ thuốc nào chữa được tâm bệnh. F. Bacon    Người bạn thật sự không phải là kẻ biết nghiêng mình trên đau khổ của chúng ta với lòng thương xót, nhưng chính là kẻ biết nhìn ngắm hạnh phúc của chúng ta mà không ganh tị. G. Thibon  Anh cần có một người bạn cùng tuổi - đó là cách để chúng ta thấy mình không già đi. P. Brown  Nước trong quá thì không có cá, người câu nệ quá thì không có bạn.
Kinh Dịch 



...

Tv cám ơn anh KL , và tất cả quý anh chị em bạn đã vào đây chia xẻ những tài liệu quý hiếm.
Câu chuyện 2  cô chó của anh KL thật dể thương. Tình yêu gia đình , bạn bè , thầy cô trò, bằng hữu ....sẽ mang lại cho chúng ta những hạnh phúc tuyệt vời.
  Em TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #454 - 25. Oct 2013 , 04:33
 
Dạ em là lêthịngố xin kính chào quí anh chị trong quán Chợ chiều ạ.Nói là chợ chiều chứ ngố thấy đắt hàng hơn chợ sáng đó,thật lôi cuốn và hấp dẫn...dắt, hihihi...để mần quen ngố xin gửi một bài viêt của tác giả Đào Hiếu:

NỮ GIỚI QUYẾN RŨ VÌ ĐÂU?
ĐÀO HIẾU

Nếu đời không có đàn bà thì đàn ông chỉ biết nhậu, coi đá banh rồi … chết. Nếu trên thế giới số lượng đàn bà chỉ bằng một phần mười đàn ông thì mười ông Adam sẽ giành nhau một bà Eva, sẽ đánh nhau rồi cũng … chết. Còn nếu như đàn bà nhiều hơn đàn ông như hiện nay thì đàn ông vẫn tiếp tục lai rai bỏ mạng vì bị đàn bà nó ghen, nó hành cho chết.

Nhưng tại sao quý ông cứ lẽo đẽo chạy theo đàn bà?
Đó là vì đàn bà có sức quyến rũ.
Trước hết sự quyến rũ nằm ở làn da. Dân gian thường ví da cô gái đẹp trắng như tuyết, nhưng dưới con mắt của bác sĩ da liễu thì da trắng như tuyết là da bị bệnh bạch tạng (albinisme), tế bào da không có hắc tố (mélanine). Bệnh này rất khó trị. Vậy làn da đẹp phải trắng hồng, tươi nhuận, săn chắc, lỗ chân lông nhỏ và nếu có một chút lông tơ lại càng hay. Phụ nữ châu Âu da trắng quá nên họ muốn làm cho rám nắng bằng cách phơi nắng trên những bãi biển mùa hè.
Tuy nhiên cũng có những thiếu nữ da màu đồng. Làn da ấy đi đôi với cái dáng cao, thon thon, với mái tóc đen hoang dã sẽ gợi lên hình ảnh một thiếu nữ digan huyền thoại.
Tiêu chuẩn sắc đẹp ngày nay trước hết là phải cao. Chiều cao cộng với số đo lý tưởng của ba vòng là niềm hãnh diện của nữ giới. Hiện nay có một câu nói được truyền miệng trong giới người mẫu thời trang:“Người đàn ông thành đạt là người ra đường với một phụ nữ cao hơn mình”. Còn tôi, tôi lại nghĩ rằng“người phụ nữ không thành đạt là người ra đường với một người đàn ông không cao hơn mình”.
Nhưng khi người ta nói cao hay thấp, mập hay ốm thì cũng chỉ muốn tả cái dáng. Ra phố, ồn ào, bụi bặm, nắng cháy, phụ nữ ai cũng che mặt kín mít như người Ả Rập. Không thấy mặt nhưng vẫn thấy cái dáng. Vẫn bị sức hút của nó.
Lần đầu tiên Kim Trọng gặp Thúy Kiều cũng chỉ nhìn thấy cái dáng chứ chưa nhìn rõ mặt vì chàng đang bận trò chuyện với Vương Quan còn hai cô Kiều thì đang “e lệ nép vào dưới hoa”. Tuy nhiên:
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai

Mới nhìn thấy cái dáng từ  “nẻo xa” mà đã biết mặt mũi người ta “mặn mà” thì rõ ràng là cái dáng đã bỏ bùa chàng Kim rồi còn gì!
*
Đó là nói về da và dáng người. Bây giờ sang tới răng và tóc.
Nói tới răng, thấy ớn lạnh. Nhưng bạn đã từng “được” một hàm răng huyền thoại cắn bật máu chưa?
Hãy bỏ ra mười năm đi khắp thiên hạ, tìm cô nương có hàm răng ngà ngọc ấy rồi quỳ xuống cho người ta … cắn. Yên chí, bạn sẽ không bị lây bệnh dại đâu nhưng hãy coi chừng cú cắn đó sẽ làm bạn đau khổ suốt đời.
Người có hàm răng đẹp chắc chắn phải có cái miệng rất đẹp. Tôi vẫn nghĩ rằng miệng là bộ phận quan trọng nhất trên gương mặt một người nữ. Nếu người đời vẫn hay nói rằng: đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, thì cũng phải nói: miệng là cửa lớn của tâm hồn. Bởi vì một cái miệng tươi cười chính là lời chào, là sự làm quen, là sự khuyến khích. Chính cái miệng đã nhận lời hẹn hò, đã tỏ tình, và cũng chính nó nhận nụ hôn đầu tiên của ta.
Khi nhớ về một người nữ tôi vẫn thường nhớ cái miệng chứ không phải đôi mắt.
Thế còn tóc?
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm.

Tóc mai là tóc gì mà quan trọng vậy? Người xưa hay để tóc mai dài ở mang tai, vuốt cong lên hai bên má, có khi xoắn lại như cái lò xo. Người có tóc mai đẹp chắc chắn sẽ có mái tóc đẹp. Tóc dày như rừng. Tươi mới. Thanh xuân. Mạnh mẽ. Cuồng nhiệt. Thử hỏi làm sao không thương hoài ngàn năm cho được.
Cuối cùng là đôi mắt.
Sách tướng số ghi:
Những người ti hí mắt lươn
Trai thời trộm cắp gái buôn chồng người.

Thật ra mắt lươn hay mắt phượng là vấn đề nhân chủng học, chẳng dính dáng gì tới tướng số. Người Hàn Quốc, người Nhật đa số là mắt lươn mà họ rất văn minh, rất đáng yêu. Cái quan trọng không phải là mắt lươn hay mắt phượng mà chính là cái “thần” của con mắt.
Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi là tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc có “cái thần của con mắt” ấy. Họ liếc một cái nghiêng cả thành quách, liếc cái thứ hai sụp cả chế độ (nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh quốc).
Con gái Việt Nam cũng không hiếm mắt một mí, nhưng có chàng thi sĩ kia cũng muốn phát rồ vì đôi mắt ấy:
Mắt một mí vì không cần hai mí
Một mí thôi cũng đủ ngả nghiêng đời
Mắt hai mí tức là thừa một mí
Một mí thừa xin để lại cho tôi.

Vậy thì sự quyến rũ trong đôi mắt đàn bà chính là cái ma lực bí ẩn. Có những ánh mắt như thu hồn người ta, có những đôi mắt quyến rũ đàn ông bằng sự tự tin, đằm thắm… Mỗi người đàn ông thích một ánh mắt khác nhau nhưng những người đàn ông có tật đá lông nheo thì chỉ thích những ánh mắt lẳng lơ, còn các chàng hay dụ dỗ gái vị thành niên thì lại ưa sưu tầm những cặp mắt nai tơ ngơ ngác…
Tóm lại, mỗi kiểu mắt có sự quyến rũ riêng, chỉ trừ những ánh mắt vô hồn, thờ ơ, tẻ nhạt thì chắc chắn không có người đàn ông nào thích.
Nhưng một người đàn bà quyến rũ thực ra không nhất thiết phải hội đủ những “tiêu chuẩn” về cái da, cái dáng, về răng hàm mặt hay tai mũi họng … mà có khi chỉ cần một cái miệng cười.
Đôi khi gặp một người đàn bà không có gì đặc sắc. Mà ta vẫn yêu.

Kính chúc quí anh chị trong quán Chợ chiều thật vui, thật khoẻ, chúc một cuối tuần hạnh phúc.
ngố
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #455 - 25. Oct 2013 , 16:46
 
Thân chào chị Ngố ghé vào " chợ chiều vắng quá " đi nha , xin bắt tay bắt chưn mần wuen và mời chị một tô bún mọc gọi là kỷ niệm ngày gặp gỡ ,

...


Thiệt tình vì cũng lâu lắm mới dìa lại sân trường cũ nên hông piết chị Ngố là ai lớn nhỏ hay học năm nào...nhưng mà lo gì trước lạ sau quen đó mà...phải hông? Chỉ có điều mới dạo khắp sân trường thì thấy chị Ngố , Chị Mây Say , chị Vịt là những người
rất là nhiệt tình gắn bó vời diễn đàn thời gian sau này...xin vỗ tay để bravo mấy chị nhang !
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #456 - 25. Oct 2013 , 16:53
 

...

                   
  Mẹ Tôi & Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ


Nguyễn Kiến


Mẹ tôi chỉ là một thư ký thường cho một công sở ở Sài Gòn trước năm 1975. Vào cái trưa ngày 30/04/1975, khi biết chắc miền Nam đã thất thủ và Việt cộng đang từ từ tiến vô Sài Gòn, Mẹ tôi lặng lẽ mở tủ lấy lá Cờ Quốc Gia, bỏ vô chiếc thau đồng vẫn thường để đốt vàng bạc trong các dịp cúng giổ trong gia đình, rồi đem xuống bếp, thắp ba cây nhang lâm râm khấn vái trước khi châm lửa đốt. Lúc đó chúng tôi cũng biết việc cất giữ những gì thuộc về chế độ cũ sẽ mang tới tai hoạ cho gia đình, huống chi là lá Cờ Quốc Gia, nên Mẹ tôi phải đốt đi; nhưng những điều mà Mẹ tôi giải thích sau đó về việc khấn vái trước khi đốt lá cờ mang một ý nghĩa khác hơn mà suốt đời tôi không quên được. Mẹ tôi nói:
  - «Biết bao nhiêu anh chiến sĩ quốc gia đã chết dưới lá cờ ni, chừ vì thời thế mà mình phải đốt đi, mình cũng phải xin phép người ta một tiếng!».

Thế rồi, những năm tháng sống dưới chế độ cộng sản bắt đầu đến với người dân miền Nam. Như bao nhiêu gia đình khác, gia đình tôi ngơ ngác, bàng hoàng qua những chiến dịch, chính sách liên tiếp của Việt cộng. Hết “chiến dịch đổi tiền ”, “chính sách lương thực, hộ khẩu ”, đến “chính sách học tập cãi tạo đối với nguỵ quân, nguỵ quyền”, “chiến dịch đánh tư sản mại bản ”, «chính sách kinh tế mới » ... và nhiều nữa không kể hết. Ai nói Việt cộng ngu ngốc, chứ riêng tôi thì thấy họ chỉ vô đạo đức và kém văn hoá, kỹ thuật; chứ thủ đoạn chính trị thì thật cao thâm ! Chính sách nào của Việt cộng cũng làm cho người dân miền Nam khốn đốn, dìm sâu con người đến tận bùn đen.

Đầu tiên là «chiến dịch đổi tiền», họ phát cho mổi gia đình một số tiền bằng nhau, như vậy mổi gia đình đều nghèo như nhau, không ai có thể giúp ai được. Họ tuyên bố vàng, bạc, quý kim, đá quý là thuộc tài sản của Nhà Nước, ai mua, bán, cất giữ thì bị tịch thu.
 
Kế đến là «chính sách hộ khẩu», tức là mổi gia đình phải kê khai số người trong gia đình để được mua lương thực (tức là gồm khoai, sắn và gạo mốc) theo tiêu chuẩn, nghĩa là mổi người (mà họ gọi là «nhân khẩu») được 13 kg lương thực mổi tháng.
 
Bao vây như vậy vẫn chưa đủ chặt, Việt cộng sau đó còn ban hành lệnh cấm người dân mang gạo và các loại hoa màu khác từ vùng này sang vùng khác, bất kể là buôn bán hay chỉ là để cho bà con, con cháu. Thành thử các vùng thôn quê miền Nam (vốn dư thừa lúa gạo) mà lúc bấy giờ cũng không thể đem cho bà con, con cháu ở thành phố; nhiều bà nội, ngoại phải giấu gạo trong lon sữa guigoz để đem lên thành phố nuôi con cháu bị bệnh hoạn, đau ốm…

Như vậy là họ đã hình thành một cái chuồng gia-súc-người khổng lồ, con vật-người nào ngoan ngoãn thì được cho ăn đủ để sống, con nào đi ra khỏi cái chuồng đó thì chỉ có chết đói. Chính sách này còn cao thâm ở chổ mà miền Nam ngày trước không có là không thể có cái việc «các má, các chị nuôi giấu cán bộ giải phóng trong nhà» như Việt cộng đã đĩ miệng, phỉnh phờ người dân trước đây.
Ba tôi rồi cũng đi tù «cãi tạo» như bao nhiêu sĩ quan, công chức miền Nam khác, Mẹ tôi ở lại một mình phải nuôi bầy con nhỏ. Bây giờ mổi khi hồi tưởng lại đoạn đời đã qua, tôi vẫn tự hỏi, nếu mình là mẹ mình hồi đó, liệu mình có thể bươn trãi một mình để vừa nuôi chồng trong tù vừa nuôi một đàn con dại như vậy không? Trong lòng tôi vẫn luôn có một bông hồng cảm phục dành cho Mẹ tôi và những phụ nữ như Mẹ tôi đã đi qua đoạn đời khắc nghiệt xưa đó.
 
Từ một công chức cạo giấy Mẹ tôi trở thành “bà bán chợ trời” (bán các đồ dùng trong nhà để mua gạo ăn), rồi sau khi kiếm được chút vốn đã “tiến lên” thành một «bà bán vé số, thuốc lá lẻ» đầu đường. Thời đó, cái thời chi mà khốn khổ! Mẹ tôi buôn bán được vài bữa thì phải tạm nghỉ vì hễ khi có «chiến dịch làm sạch lòng, lề đường», công an đuổi bắt những người buôn bán vặt như Mẹ tôi, thì phải đợi qua “chiến dịch” rồi mới ra buôn bán lại được. Có khi Mẹ tôi đẩy xe vô nhà sớm hơn thường lệ, nằm thở dài, hỏi ra mới biết Mẹ tôi bị quân lưu manh lường gạt, cụt hết vốn.
 
Thời bấy giờ, do chính sách «bần cùng hoá nhân dân» của Việt cộng đã tạo ra những tên lưu manh, trộm cắp nhiều như nấm. Có tên đến gạt Mẹ tôi đổi vé số trúng mà kỳ thật là vé số cạo sửa, vậy là Mẹ tôi cụt vốn; có tên đến vờ hỏi mua nguyên một gói thuốc lá Jet (thời đó người ta thường chỉ mua một, hai điếu thuốc lẻ, nên bán được nguyên gói thuốc là mừng lắm), thế rồi hắn xé bao lấy một điếu, rồi giả bộ đổi ý, trả gói thuốc lại, chỉ lấy một điếu thôi, vài ngày sau Mẹ tôi mới biết là hắn đã tráo gói thuốc giả!
 
Một buổi tối, tôi ra ngồi chờ để phụ Mẹ tôi đẩy xe thuốc vô nhà, thì có một anh bộ đội, còn trẻ cỡ tuổi tôi, đội nón cối, mặc áo thun ba lỗ, quần xà lỏn (chắc là đóng quân đâu gần đó) đến mua thuốc lá. Hồi đó, bộ đội Việt cộng giấu, không mang quân hàm nên chẳng biết là cấp nào, chỉ đoán là anh nào trẻ, mặt mày ngố ngố là bộ đội thường, cấp nhỏ, anh nào người lùn tẹt, mặt mày thâm hiểm, quắt queo như mặt chuột thì có thể là công an hay chính trị viên…

Anh bộ đội hỏi mua 3 điếu thuốc Vàm Cỏ, rồi đưa ra tờ giấy một đồng đã rách chỉ còn hơn một nửa. Mẹ tôi nói:
- «Anh đổi cho tờ bạc khác, tờ ni rách rồi, người ta không ăn».
  Anh bộ đội trẻ măng bỗng đổi sắc mặt, cao giọng lạnh lùng:
- «Chúng tôi chưa tuyên bố là tiền này không tiêu được!».
À, thì ra những thằng oắt con Việt cộng này cũng biết lên giọng của kẻ chiến thắng, giọng của kẻ nhân danh một chính quyền ! Lúc này tôi mới sực thấy cái quần xà lỏn màu vàng mà hắn đang mặc được may bằng lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ! Mẹ tôi lẳng lặng lấy tờ tiền rách và đưa cho hắn 3 điếu thuốc. Khi hắn đã đi xa, Mẹ tôi vò tờ bạc vất xuống cống và nói nhỏ đủ cho tôi nghe:
- «Thôi kệ, một đồng bạc, cãi lẫy làm chi cho mệt… Hắn mặc cái quần… làm chi rứa, thắng trận rồi thì thôi, sỉ nhục người ta làm chi nữa, con hí?».

  Thì ra Mẹ tôi cũng đã nhận ra cái quần hắn mặc may bằng lá Cờ Quốc Gia và điều mà Mẹ tôi quan tâm nhiều hơn là lá cờ, chứ không phải tờ bạc rách!

Khi Việt cộng mới chiếm miền Nam, nhiều người vẫn tưởng Việt cộng cũng là người Việt, không lẽ họ lại đày đoạ đồng bào. Nhưng sau nhiều năm tháng sống dưới chế độ cộng sản, tôi hiểu ra rằng Việt cộng xem dân miền Nam như kẻ thù muôn kiếp, họ tự cho họ là phe chiến thắng «vẻ vang» và có quyền cai trị tuyệt đối đám dân xem như không cùng chủng tộc này.

Một hôm, đang ngồi bán thuốc lá, Mẹ tôi tất tả vô nhà, kêu đứa em tôi ra ngồi bán để mẹ đi có việc gì đó. Một lúc sau Mẹ tôi trở về và kể cho chúng tôi một câu chuyện thật ngộ nghĩnh. Mẹ kể:
  - «Mẹ đang ngồi ngoài đó thì nghe mấy bà rủ nhau chạy đi coi người ta treo Cờ Quốc Gia trên ngọn cây. Té ra không phải, có cái bao ny-lông màu vàng có dãi đỏ, chắc là gió thổi mắc tuốt trên ngọn cây cao lắm, người ta tưởng là Cờ Quốc Gia. Mà lạ lắm con, có con chó nó cứ dòm lên cây mà sủa ra vẻ mừng rỡ lắm, rứa mới lạ, chắc là điềm trời rồi!».
 
Mẹ tôi là vậy đó, bà hay tin dị đoan, nhưng chính ra là Mẹ tôi nhìn mọi việc bằng tình cảm trong lòng mình.

Thời gian trôi mãi không ngừng… Cuối cùng rồi Ba tôi cũng may mắn sống sót trở về sau gần 10 năm trong lao tù cộng sản, Mẹ tôi vẫn bán thuốc lá lẻ, chúng tôi sau nhiều lần bị đánh rớt Đại Học, đành phải tìm việc vặt vãnh để kiếm sống. Đôi khi tôi tự hỏi, cuộc đời mình sẽ ra sao, liệu mình có thể có một mái gia đình, vợ con như bao người khác không trong khi mà cả gia đình mình không hề thấy một con đường nào trước mặt để vươn lên, để sinh sống với mức trung bình!? «Mọi người sinh ra đều bình đẳng... và ai cũng được quyền mưu cầu hạnh phúc…» câu ấy nghe có vẻ hiển nhiên và dễ dàng quá; nhưng phải sống dưới chế độ cộng sản, việc gì cũng bị truy xét lý lịch đến ba đời, mới thấm thía ý nghĩa và hiểu được vì sao người ta dùng câu ấy để mở đầu cho bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bất hủ.

Một ngày khoãng đầu năm 1990, công an phường đến đưa cho Ba tôi một tờ giấy có tiêu đề và đóng dấu của Công An Thành Phố, nội dung vỏn vẹn “đến làm việc”. Gia đình tôi lo sợ là Ba tôi sẽ bị bắt vô tù lại, Ba tôi thì lẳng lặng mặc áo ra đi, hình như các ông «sĩ quan học tập» về đều trở thành triết gia, bình thản chấp nhận thực tại. Hay là thân phận của con cá nằm trên thớt, thôi thì muốn băm vằm gì tuỳ ý.
 
Rồi Ba tôi về nhà với một tin vui mà cả nhà tôi có nằm mơ cũng không thấy được, công an thành phố kêu Ba tôi về làm đơn nộp cho Sở Ngoại Vụ vì gia đình tôi được Nhà Nước “nhân đạo” cho đi định cư ở Hoa Kỳ! Thật không sao kể xiết nổi vui mừng của gia đình tôi với tin này, đang từ một cuộc sống tuyệt vọng nơi quê nhà mà nay được ra đi đến một quốc gia tự do, giàu mạnh nhất thế giới! Những ngày sau đó lại cũng là Mẹ tôi đi vay mượn, bán những món đồ cuối cùng trong nhà chỉ để có tiền làm bản sao photocopy các giấy tờ “Ra Trại” của Ba tôi, khai sinh của chúng tôi, đóng tiền cho “Dịch Vụ”… để làm thủ tục xuất cảnh.
 
Chỉ khoảng 6 tháng sau là gia đình tôi lên máy bay để bay qua trại chuyển tiếp bên Thái Lan. Tôi lên máy bay, ngồi nhìn xuống phi trường Tân Sơn Nhất dưới kia mà nước mắt cứ trào ra không ngăn được. Thế là hết, đất nước này của tôi, thành phố Sài Gòn này của tôi, nơi mà tôi sinh ra và lớn lên, một lát nữa đây sẽ vĩnh viễn rời xa, bao nhiêu vui buồn ở đây, mai sau chỉ còn trong kỷ niệm! Tôi quay lại nhìn thấy Ba tôi mặt không lộ vẻ vui buồn gì cả, còn Mẹ tôi thì nhắm mắt như đang cầu nguyện và Mẹ tôi cứ nhắm mắt như thế trong suốt chuyến bay cho đến khi đặt chân xuống Thái Lan, Mẹ tôi mới nói:
  - “Bây giờ mới tin là mình thoát rồi!”.

Sau khoảng 3 tuần ở Thái Lan, gia đình chúng tôi lên máy bay qua Nhật, rồi đổi máy bay, bay đến San Francisco, Hoa Kỳ.
  Ngày đầu tiên đến Mỹ được người bà con chở đi siêu thị của người Việt, thấy lá cờ Việt Nam bay phất phới trên mái nhà, Mẹ tôi nói:
- «Úi chao, lâu lắm mình mới thấy lại lá cờ ni, cái Cờ Quốc Gia của mình răng mà hắn hiền lành, dễ thương hí?».
Rồi Mẹ kêu tôi đi hỏi mua cho mẹ một lá Cờ Quốc Gia bằng vải, đem về cất vào ngăn trên trong tủ thờ.
  Chúng tôi dần dần ổn định cuộc sống, cả nhà đều ghi tên học College, Mẹ tôi cũng đi học College nữa và xem ra bà rất hứng thú với các lớp ESL (English as a Second Language); đặc biệt là các lớp có viết essays (luận văn).
 
Mẹ tôi viết luận văn rất ngộ nghĩnh, thí dụ đề tài là «Bạn hãy nói các điểm giống nhau và khác nhau của một sự việc gì đó giữa nước Mỹ và nước của bạn» thì Mẹ tôi lại viết về lá Cờ Quốc Gia. Ý Mẹ tôi (mà chắc chỉ có mình tôi hiểu được) là nước Việt Nam có đến hai lá cờ khác nhau với hai chế độ tương phản nhau mà người Mỹ thời này hay ngộ nhận cờ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng của Việt cộng; trong khi lá cờ đó không phải là lá cờ thiêng liêng của người Việt tại Mỹ. Rải rác trong suốt bài luận văn dài tràng giang đại hải của Mẹ tôi là những mẩu chuyện thật mà Mẹ tôi đã trải qua suốt thời gian sống dưới chế độ Việt cộng. Mẹ tôi kể là mẹ thấy bà giáo Mỹ đọc say mê (tôi nghĩ có lẽ là bà giáo Mỹ sống ở nước tự do, dân chủ không thể ngờ là có những chuyện chà đạp, bức hiếp con người như thế dưới chế độ cộng sản). Khi bài được trả lại, tôi cầm bài luận của Mẹ tôi xem thì thấy bà giáo phê chi chít ngoài lề không biết bao nhiêu là chữ đỏ: «interesting!», «Narrative», «I can’t believe it!”… . và cuối cùng bà cho một điểm “D” vì… lạc đề!

Cuộc sống chúng tôi dần dần ổn định, vô Đại Học, lấy được bằng cấp, chứng chỉ, rồi đi làm, cuộc sống theo tôi như thế là quá hạnh phúc rồi. Dạo đó, có anh chàng Trần Trường nào đó ở miền Nam California, tự nhiên giở chứng đem treo lá cờ đỏ sao vàng của Việt cộng trong tiệm băng nhạc của anh ta làm cho người Việt quanh vùng nổi giận, đồng bào đem cả ngàn lá Cờ Quốc Gia, nền vàng ba sọc đỏ đến biểu tình trước tiệm anh ta suốt mấy ngày đêm. Mẹ tôi ngồi chăm chú xem trên truyền hình và nói với tôi:
  - “Tinh thần của người ta còn cao lắm chớ, mai mốt đây mà về thì phải biết!”

Ý Mẹ tôi nói là sau này khi không còn cộng sản ở Việt Nam nữa thì chắc đồng bào sẽ hân hoan trở về treo lên cả rừng Cờ Quốc Gia chớ không phải chỉ chừng này đâu.
 
Thời gian trôi nhanh quá, chúng tôi đã xa quê hương gần 20 năm, Việt cộng vẫn còn đó, vẫn cai trị đất nước tôi. Sau này do chúng tôi, kể cả cha chúng tôi nữa, đều học xong và ra đi làm, không ai có thể chở Mẹ tôi đi học ESL nữa nên Mẹ tôi phải ở nhà thui thủi một mình, buồn lắm. Có lần tôi hỏi mẹ có muốn về Việt Nam một chuyến để thăm bà con lần cuối không, Mẹ tôi nói:
  - “Không, về làm chi, rồi mình nhớ lại cảnh cũ, mình thêm buồn; khi mô mà hoà bình rồi thì mẹ mới về!”

Ý mẹ nói “hoà bình” nghĩa là khi không còn cộng sản nữa.
 
Rồi Mẹ tôi bệnh, đưa vô nhà thương, bác sĩ chẩn đoán Mẹ tôi bị ung thư phổi, cho về nhà để Hospice Care đến chăm sóc (Hospice là các tổ chức thiện nguyện ở khắp nước Mỹ, nhiệm vụ của họ là cung cấp phương tiện, thuốc men miễn phí nhằm giảm nhẹ đau đớn cho những người bệnh không còn cứu chữa được nữa). Mẹ tôi mất không lâu sau đó. Mẹ nằm lại đất nước Mỹ này và vĩnh viễn không còn nhìn thấy lại quê hương mình lần nào nữa.
 
Trong lúc lục giấy tờ để làm khai tử cho mẹ, tôi tìm thấy chiếc ví nhỏ mà Mẹ tôi vẫn thường dùng để đựng ít tiền và các giấy tờ tuỳ thân như thẻ an sinh xã hội, thẻ căn cước... Trong một ngăn ví là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bằng giấy, khổ bằng chiếc thẻ tín dụng mà có lẽ Mẹ tôi đã cắt ra từ một tờ báo nào đó. Tôi bồi hồi xúc động, thì ra Mẹ tôi vẫn giữ mãi lá Cờ Quốc Gia bên mình, có lẽ lá cờ vàng hiền lành này đối với Mẹ tôi cũng thiêng liêng như linh hồn của những người đã khuất.
 
Nguyễn Kiến
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #457 - 25. Oct 2013 , 17:58
 
macco wrote on 25. Oct 2013 , 16:46:
Thân chào chị Ngố ghé vào " chợ chiều vắng quá " đi nha , xin bắt tay bắt chưn mần wuen và mời chị một tô bún mọc gọi là kỷ niệm ngày gặp gỡ ,

...


Thiệt tình vì cũng lâu lắm mới dìa lại sân trường cũ nên hông piết chị Ngố là ai lớn nhỏ hay học năm nào...nhưng mà lo gì trước lạ sau quen đó mà...phải hông? Chỉ có điều mới dạo khắp sân trường thì thấy chị Ngố , Chị Mây Say , chị Vịt là những người
rất là nhiệt tình gắn bó vời diễn đàn thời gian sau này...xin vỗ tay để bravo mấy chị nhang !



Chị ơi,cám ơn tô bún mọc của chị, mèn ơi đi cày dìa vừa cột con trâu trong chuồng,vào nhà, tém rửa xong,....Thấy tô bún mọc thật hấp dzẫn  wúa ngố nhào dzô xơi một mạch hết trơn không kịp hỏi han gì hết. một lần nữa cám ơn chi nhìu nhang.Hihihi...thật ra ngố chỉ học ké thui, bởi dzị cứ quanh quẩn sân trường rình rình, thập thò, lấp ló, hỏng dám vào nhà ai!Hỏng bít ngố có lớn hơn hay nhỏ hơn chị nhưng đã vào nhà chị thì....ngố là em đi nhang,hihihi...Vậy thì wuen rồi héng.
Chúc chị thật vui, chúc wuán luôn có khách vào ra, đông nườm nượp.
ngố
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #458 - 26. Oct 2013 , 13:22
 
Ngố wrote on 25. Oct 2013 , 04:33:
Dạ em là lêthịngố xin kính chào quí anh chị trong quán Chợ chiều ạ.Nói là chợ chiều chứ ngố thấy đắt hàng hơn chợ sáng đó,thật lôi cuốn và hấp dẫn...dắt, hihihi...để mần quen ngố xin gửi một bài viêt của tác giả Đào Hiếu:

Chào Ngố ghé vào chợ chiều , đúng ra là phải ngộ chứ sao lại là ngố , tiếng miền nam ngộ là dễ shương còn hơn đẹp nữa đó...Nhưng mà ngố hay ngộ gì cũng được miễn ghé thăm nhau là vui rồi phải không?
Ngố cứ tự nhiên và cho anh mần quen để khi có dịp gặn nhau mình vui vẻ bô lô ba la mà không ngại ngùng mắc cở nha !
Cho anh hỏi nhỏ còn cô vịt daisy là ai vậy , học lvd năm nào bởi vì nghe nói họ nhà vịt là anh thít rồi , bởi vậy anh còn có biệt danh là Sáu Vịt và có cả cái " wuán vịt nhà anh " trong Việt Báo " Cà phê Vịt " bên HNC và " Quán Vịt Dạ Hương " ở đây  nữa đó mà.....kool  Cool
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #459 - 26. Oct 2013 , 13:27
 

...

Chờ nhau đến bao giờ


Mùa thu không thấy em về nữa
con phố dài thêm những bước chân
ngọn gió cuối chiều buồn hiu hắt
thổi ngược đời ta rất ân cần.

Em ở bên trời nơi xa lắm
ngày đã chìm theo những ước mơ
ngàn dặm đường bay dài nỗi nhớ
còn mãi chờ nhau đến bao giờ.

Kỷ niệm vùi chôn trang cổ tích
tình cũng tàn phai như tháng năm
và chút nỗi niềm nào ai biết
im lặng cùng ta chiếc lá vàng.

Mùa thu không thấy em về nữa
tiếng đàn ai dạo khúc chờ mong
chỉ có mình ta trên lối cũ
chợt thấy heo may với muộn màng.


Phạm Ngọc
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #460 - 26. Oct 2013 , 16:37
 
khieulong wrote on 26. Oct 2013 , 13:22:
Chào Ngố ghé vào chợ chiều , đúng ra là phải ngộ chứ sao lại là ngố , tiếng miền nam ngộ là dễ shương còn hơn đẹp nữa đó...Nhưng mà ngố hay ngộ gì cũng được miễn ghé thăm nhau là vui rồi phải không?
Ngố cứ tự nhiên và cho anh mần quen để khi có dịp gặn nhau mình vui vẻ bô lô ba la mà không ngại ngùng mắc cở nha !
Cho anh hỏi nhỏ còn cô vịt daisy là ai vậy , học lvd năm nào bởi vì nghe nói họ nhà vịt là anh thít rồi , bởi vậy anh còn có biệt danh là Sáu Vịt và có cả cái " wuán vịt nhà anh " trong Việt Báo " Cà phê Vịt " bên HNC và " Quán Vịt Dạ Hương " ở đây  nữa đó mà.....kool  Cool



Dạ ngố kính cẩn chào anh Sáu Vịt, thì ra là anh Sáu đây mà hihihi...Nghe lời anh Sáu khi dô wuán chợ chiều ngố là ngộ héng , để ngộ mời anh Sáu và các anh chị trong wuán
một chén chè nhang. Thưa anh Sáu, chị Dzịt là LVD năm mí ngộ không bít nghĩ cùng ví chị Mây Say đó hihihi...anh Sáu thả bộ wua wuán tám Dzịt chơi thì bít liền hà.
hihihi...ngộ sao giống con của ông ba Tàu wuá .
Dạ chè đây, kính mời(chè đầy tháng)

...

....................................

Dạ đúng 12 chén ạ, kính mời.
lêthịngộ















Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #461 - 27. Oct 2013 , 09:57
 
Ngố wrote on 26. Oct 2013 , 16:37:
Dạ ngố kính cẩn chào anh Sáu Vịt, thì ra là anh Sáu đây mà hihihi...Nghe lời anh Sáu khi dô wuán chợ chiều ngố là ngộ héng , để ngộ mời anh Sáu và các anh chị trong wuán
một chén chè nhang. Thưa anh Sáu, chị Dzịt là LVD năm mí ngộ không bít nghĩ cùng ví chị Mây Say đó hihihi...anh Sáu thả bộ wua wuán tám Dzịt chơi thì bít liền hà.
hihihi...ngộ sao giống con của ông ba Tàu wuá .
Dạ chè đây, kính mời(chè đầy tháng)

...

....................................

Dạ đúng 12 chén ạ, kính mời.
lêthịngộ




...

HaHaHa vậy là có lễ đổi tên rồi đó nha
Để anh Sháu mang them xôi cho đủ lễ , người ta nói có chè thì phải co xôi đó mà , còn chữ ngộ ngoài nghĩa là xinh còn có nghĩa là thức tỉnh là tìm ra được cái chân lý mà mình đi tìm hoặc cái chân lý trong đời song vô thường này....
Còn ngộ theo tiếng tàu là tui nè , em nè , anh nè , chị nè ,  khi giận thì tau nè như là ngộ tả nị sẩy a.... Grin. Anh Shaú vui lắm khi wuen biết được cô em " ngộ nha "...  Wink
Back to top
« Last Edit: 27. Oct 2013 , 09:59 by khieulong »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #462 - 27. Oct 2013 , 11:20
 
macco wrote on 25. Oct 2013 , 16:46:
Thân chào chị Ngố ghé vào " chợ chiều vắng quá " đi nha , xin bắt tay bắt chưn mần wuen và mời chị một tô bún mọc gọi là kỷ niệm ngày gặp gỡ ,

...


Thiệt tình vì cũng lâu lắm mới dìa lại sân trường cũ nên hông piết chị Ngố là ai lớn nhỏ hay học năm nào...nhưng mà lo gì trước lạ sau quen đó mà...phải hông? Chỉ có điều mới dạo khắp sân trường thì thấy chị Ngố , Chị Mây Say , chị Vịt là những người
rất là nhiệt tình gắn bó vời diễn đàn thời gian sau này...xin vỗ tay để bravo mấy chị nhang !


Chị Mắc Cở , anh 6 , Ngố....thân mến ,

Chao ơi , chủ nhật đẹp trời và hên quá , vì có lộc ăn xôi , chè , bún...hết xẩy.
Xin giới thiệu thêm về em gái Ngố ( khôn hết biết ) rất dể thương , làm thơ lai láng , người làm đẹp cho người và cho đời , hair stylist , hay đến thăm và " ủi tóc " cho anh Tài , thi sỉ  rất Pro , vừa là " thành viên xuất sắc 2012 " , cục cưng của D Đ , và trong nhóm TNS , TBH , anh 6 cũng biết nhiều về anh TT rồi ạ.

...

...

Cám ơn tất cả đã làm cho Tv hết ngại ngùng , e lệ , lấp ló , mắc cở...và hân hạnh  vào đây chúc chợ chiều mua may bán đắc,  vui vẻ , trẻ trung mọi ngày.
Em TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #463 - 27. Oct 2013 , 13:34
 
HaHaHa vậy là có lễ đổi tên rồi đó nha
Để anh Sháu mang them xôi cho đủ lễ , người ta nói có chè thì phải co xôi đó mà , còn chữ ngộ ngoài nghĩa là xinh còn có nghĩa là thức tỉnh là tìm ra được cái chân lý mà mình đi tìm hoặc cái chân lý trong đời song vô thường này....
Còn ngộ theo tiếng tàu là tui nè , em nè , anh nè , chị nè ,  khi giận thì tau nè như là ngộ tả nị sẩy a.... Grin. Anh Shaú vui lắm khi wuen biết được cô em " ngộ nha "... 


  laugh12 rollingonthefloor
Trời wuơi, đọc thư anh Sáu ngộ cười muốn chết luôn.Đáng lẽ ngộ nấu lun xôi cho bà không wuở, nhưng chị nhà bên cạnh bảo anh Sáu nấu xôi súppờ ngon nên ngộ thử ện 1 nồi chè coi có ai thấy thiếu không, hihihi...vậy là anh Sáu trúng kế ngộ rùi  Grin.Công nhận chè xôi của anh em mình ngon thiệt đó anh Sáu, chủ nhà cứ để ngõ mà đi chơi wuài thì anh em mình vào wuậy.Không ai khen thì tự mình khen vậy, dạ đó là giác ngộ.
À há chắc ngộ đã ngộ thiệt đó anh Sáu:

...
Chúc anh Sáu chủ nhật cười vui, không thấy mêt.
Em ngộ
Back to top
« Last Edit: 27. Oct 2013 , 13:35 by Ngố »  
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #464 - 27. Oct 2013 , 13:44
 
Không biết nghĩ sao?Có người ăn xin kiểu này à? Thiệt là kỳ cục...keo.. !
(Xin quí anh chị chịu khó click vào link dưới xem, hỏng biết sao nay ngộ không ngộ được với cái youtube này)


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Gcf25LCuYRM
Back to top
« Last Edit: 27. Oct 2013 , 15:29 by Ngố »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 29 30 31 32 33 ... 93
Send Topic In ra