Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 34 35 36 37 38 ... 93
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 100227 times)
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #525 - 09. Nov 2013 , 16:56
 
khieulong wrote on 09. Nov 2013 , 10:52:



...

bài thơ tháng 6



tháng sáu…
em buồn như áng mây
hồn đem phơi gió những giọt gầy
lặng lẽ đơn côi về trong mắt
vỡ thành ngấn lệ anh có hay?…

tháng sáu…
bên đời mây vẫn trôi
sao tình đứng lặng hỡi tình ơi
người nơi xa ấy
…nơi xa ấy
có nghe hồn vỡ những phai phôi?…

tháng sáu…
ngày dài cũng như đêm
giọt nắng hiên ngang trải bên thềm
sao em ngờ ngỡ như màu máu
tuôn ra từ mảnh vỡ…
…buồng tim

tháng sáu đời nghiêng…
em cũng nghiêng
hồn em ấp ủ nỗi niềm riêng
xin nhắn…
…tình xưa dù lỗi hẹn
vẫn nghe thao thức chuyện tơ duyên….

tháng sáu làm thơ
…thơ vẫn thơ.


thihạnh



Anh Sháu ơi, chiều thứ bảy đọc bài thơ hay nhưn g em ngô thấy buồn wúa đi, nhưng anh Sháu ới ơi hình như bây giờ ....là ...hỏng phải tháng sáu hic hic....
Sẵn đây em ngộ gom một chỗ luôn như gom lá thu vậy. Anh Sháu có nhầm lẫn gì không mà khen em ngộ  Sad ?Em ngộ phái chạy cà tưng chỗ này chỗ kia thấy vui vui là lạ ngồ ngộ là nhào dô chứ có gì đâu,cái này mắc cở thiệt .
Chỗ em ngô ở có đủ 4 mùa đẹp thì có đẹp nhưng mùa thu thì hơi bị wủai vì phải wuét và hốt lá, còn nùa đông thì lạnh lùng băng giá....nhưng cũng wuen nếu mà bỗng dưng không có tuyết chắc buồn lắm!
Chúc anh Sháu và các anh chị trong wúan một cuối từng thật vui nhang.
Em ngộ

Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #526 - 09. Nov 2013 , 18:10
 
Back to top
 
 
IP Logged
 
MiCayDua
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 42
Re: Chợ Chiều
Reply #527 - 09. Nov 2013 , 20:18
 
tuy-van wrote on 08. Nov 2013 , 12:59:
...

TvMs cám ơn MCD đã chia xẻ bài viết làm mình....không cầm được nước mắt.
Trong cuộc chiến ở Vn , có bao nhiêu cuộc tình ,
" nhưng không chết người yêu lính chiến , mà chết người em gái nhỏ hậu phương ".

TvMs   

Chị Tuý Vân ui !
Cám ơn lại chị Tuý Vân đó , mình cặm cụi post bài mà có người đọc lá thít thít rồi. Chị Tuý Vân shiệt là dễ shương shương !   Kiss
Back to top
 
 
IP Logged
 
MiCayDua
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 42
Re: Chợ Chiều
Reply #528 - 09. Nov 2013 , 20:24
 
Ngố wrote on 09. Nov 2013 , 09:29:
Chào chị MCD, bi giờ mới biết tại sao chị có có cái tên thât...hấp dẫn và khiến người ta đói pụng đó.Nếu chị hỏi ngộ từ chợ Bà Chiểu đên... Santa Ana có tịm mì nào nhon không thì anh Sháu phải xôi chè đổi tên ngộ thành lêthịbù, ngơ biết!Có thể chị hỏi chừng nào Hoa Anh Đào ở Washington DC nở rộ có lẽ ngộ biết đó  Grin.
Chúc chị và cả wuán cuối từng thật dzui.
em ngộ

HoHoHo Cái tên hấp dẫn làm ai gặp Mì cứ tưởng tượng ra trước mặt là tô mì vịt tiềm nóng hổi muốn sực không hà.
À ha như vậy là Ngộ ở Washington DC rồi phải hôn , chứ không phải là SàiGòn hoa lệ , mà nè có đổi tên thì tên thành Lê thị Huề Chiền thì nghe hay hơn á  Grin Grin Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
MiCayDua
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 42
Re: Chợ Chiều
Reply #529 - 09. Nov 2013 , 20:33
 
tuy-van wrote on 08. Nov 2013 , 12:42:
...

Mèn ơi , MCD nhắc đến các món mì , trái cây nhản , dừa..., hay ăn hàng , ở  Vn mà  Mây Say nầy...chảy nước miếng. Thôi để  Mây xin mời cả chợ chiều vào đây thưởng thức các trái cây.....cuối tuần , cho đời thêm vui nhang.
Thiệt là " small world " , TvMs cũng ở đường Lê Quang Định , gần rạp hát Đông Nhì , số nhà 435 ( chị mình  nói là căn nhà của anh 4 dê..hi.hi.) MCD ở gần phía nào?
Thân mến chúc chợ chiều luôn phẻ , để ra vào tấp nập , nhất là cuối tuần nhang.

...

TvMs

Chị Mây Say ui như vậy là mình ở cùng xóm cùng đường rồi hihihi phải đi wua chùa Dược Sư thì mới tới rạp Đông Nhì...đi thêm một hồi thì tới Cầu Hang , thêm một hồi nữa là chợ Gò Vấp....
Nhà Mì ở khúc dưới ngã tư Bình Hoà gần Mì Cây Dưà nên mới ghiền mì thành tên mì sợi ngắn đó chị Mây say ơi , Trong sân trường còn có chị Mì sợi dài đó đố chị Mây Say biết là ai không?  Cool.
Không biết thì phải kiu Mì bằng sư tỷ bởi vì Mì vô trường trước chị Mây Say à nha !  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
MiCayDua
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 42
Re: Chợ Chiều
Reply #530 - 09. Nov 2013 , 20:57
 
Chị Sui

Chưa tới sáu mươi mà tôi hên quá, có tới những hai chị sui nhỏ tuổi hơn tôi nhiều. Còn hên hơn nữa là cả hai anh sui đều đã đi bán muối mấy năm nay rồi, để lại hai chị phòng không chích bóng, ngó thấy muốn ứa nước mắt, thiệt tội nghiệp vô cùng.

Có những lúc phởn chí, tôi ngâm lên bài thơ Chị Sui, giọng ngâm trầm ấm rỉ rả trong canh vắng, nghe hay hơn ông Nguyễn Ngọc Ngạn trong Thúy Nga Paris rất nhiều:

- Đêm nằm bên vợ nhớ chị sui
Thấy tình cảnh chị luống ngậm ngùi
Ước ngày nào đó tôi góa vợ
Ghé thăm nhà chị chắc là dzui...

Bà vợ nhỏ của tôi ban đầu nghe tức lắm, nhưng cũng nhờ như thế mà bà ấy biết chìu chuộng, đối xử vời chồng đàng hoàng hơn xưa, chứ cà chớn cà cháo là tôi... ghé thăm chị sui liền một khi.. thì mất cả chì lẫn chài.

Bây giờ bả nghe ngâm thơ riết đã lờn rồi, nên tuyên bố thẳng thừng:

- Đi đâu thì đi, càng đỡ mòn của nhà.

Xin quí cụ cao niên đừng hiểu lầm là tôi có vợ nhỏ rồi hừng chí bắt chước. Bởi vì bà xã tôi hơi nhỏ con (nhưng rất mắn đẻ) nên hồi tôi mới quen bả thì gọi là người em gái nhỏ, bây giờ bả đã đến tuổi "mày thuôn lá ổi, vú thõng dưa gang" rồi thì tôi kêu là vợ nhỏ, chứ chính thực bả là vợ lớn.

Hai chị sui tôi hồi còn con gái chắc là đẹp lắm, bởi vì theo lời hai chị mô tả thì đồ đạc còn nguyên si, không có bơm hút, cắt chích gì hết mà trông vẫn còn phông, nói theo kiểu bình dân là "cứng cạy" lắm. Chắc nhiều người không biết cứng cạy là cái gì. Đó là trái dừa vỏ hết còn là màu xanh, nó đã biến qua màu xám vàng, cơm ở trong không còn mềm èo, mà cùi dừa cũng chưa khô khốc như dừa khô, làm mứt thì ăn vừa miệng vô cùng. Nói tóm lại thì dừa cứng cạy vừa dòn, vừa mềm mà còn nước nôi lắm lắm.

Bây giờ nói về chuyện chị sui thứ nhứt:

Con trai tôi quen con gái chị được chừng một năm thì cưới nhau. Ngày thằng Cậu Cả dẫn tôi đến nhà vợ tương lai của nó, tôi đi cắt tóc, nhuộm đen, mặc bộ đồ lớn, đeo kiếng trắng gọng vàng coi cũng oách như ông này ông nọ chớ chẳng phải chơi.

Thấy ánh mắt là tôi biết chị cũng "chịu đèn" tôi rồi, nhưng cả hai còn thẹn thò đâu dám nói ra. Hôm đám cưới, chị mặc một chiếc váy đen. Chị nhảy đầm tốc cả váy lên coi rất điệu nghệ, tiếc rằng tôi là người chân quê, hồi nhỏ chỉ biết nhảy cò cò, sau lớn lên đi lính thì biết thêm nhảy xổm với nhảy dù, chớ có biết nhảy đầm nhảy đìa chi đâu, bởi vậy cứ ngồi trơ mắt ếch ra xem chị nhảy mà nuốt nước miếng ừng ực.

Ngày tôi có đứa cháu nội đầu tiên thì chị dọn về ở chung với con, để săn sóc cháu ngoại cho tụi nó đi làm. Mỗi lần phải đi lên City làm giấy tờ gì đó, là tôi lại kiếm cớ tạt ngang thăm cháu nội.

Nhấn chuông xong thì thấy chị vội vàng chạy ra mở cửa, tay bế đứa bé mũm mĩm đang chu mỏ ra phun mưa, chân tay chòi chòi đạp đạp.

Chị đưa đứa nhỏ cho tôi bồng, miệng nói:
-Dễ thương lắm đó.

Tôi nhìn vào tay đứa nhỏ đang níu cổ áo bà ngoại nó mà kéo doãng ra, thấy rõ hai trái ổi xá lị không có gì che đậy nên tôi nói nhỏ:

-Ừ, dễ thương quá à!

Chị ngước lên nhìn tôi, màu hồng đỏ bừng lên tới tận tai, miệng cười mủm mỉm coi dễ thương hết sức.

Chị sui nhỏ nhẻ hỏi:

- Bữa nay anh có rảnh không, mời anh vô nhà chờ chút tui nấu chè anh ăn.

Tôi là tay hảo ngọt có tiếng, nghe chị mời chè thì khoái chí tử, bồng thằng nhỏ xà vào cái ghế bành. Thấy chị sui lấy ra một rổ hột me, tôi quăng thằng cháu nội vô cái lồng con nít rồi ngồi bệt với chị ...

Chị sui nói với anh sui
Giờ nầy còn sớm ở chơi khoan về
Vô đây phụ lột hột... me
Để tui chuẩn bị nấu chè mình ăn.

Hôm nay mồng mấy vậy anh?
Nhìn ra ngoài ngõ ánh trăng đã tròn
Hồi xưa ông xã tui còn
Ảnh phụ tui nấu thường hơn anh à

Tụi tui ngồi dưới trăng ngà...
Ăn chè, tán dóc thật là vui tươi
Thắm thoát gần chục năm trời...
Ảnh chết, tui bỏ cả xôi lẫn chè

Hôm nay làm lại đó nhe
Bảo đảm, anh thử sẽ mê tới già...

Tối đó về nhà, vợ tôi thấy tôi bần thần đầu óc mơ màng cứ tưởng tôi bịnh nên giã chén muối ớt, cắt mấy trái khế để tôi ăn chua vào cho giải cảm. Nào ngờ nhìn chén muối ớt mà tôi lại nhớ đến hai trái ổi xá lị, nước miếng cứ dâng lên miệng, cục Adam thì cứ chạy lên chạy xuống. Tôi nuốt nước miếng ừng ực, hít một hơi để dồn chân khí chạy xuống... phía dưới, vừa ăn khế vừa tưởng tượng đến ổi xá lị.

Ăn xong, tôi vội chạy ngay lên giường trùm mền, mơ màng rồi ngủ quên hồi nào không biết. Có ai ngờ là tôi bị bịnh mộng du, thế mới có chuyện xảy ra....Có trời biết, đất biết, Chúa biết, chị sui biết...mà tôi hổng biết.

Hèn chi sáng hôm sau tôi ghé qua thăm thằng cháu nội lần nữa thì chị sui ra mở cửa, mặt ửng hồng, thẹn thùng hỏi:

Tối qua ...anh đến nhà tui?
Sao không gọi cửa ...mà...chui hàng rào?

Tôi thộn mặt ra chắc chắn là …rất ngố. Tại sao mình lại phải chui hàng rào mà không… vượt rào? Nhưng tôi nhanh trí mạnh miệng chối phăng còn ngố hơn:

Đêm khuya chị ngáy ào ào,
Tui chun dzô đó khác nào tui điên?

Than ôi, nhưng đó chỉ là giấc mơ, cơn mộng du thôi, chớ có bóng đèn làm chứng cho tôi, mối tình anh sui chị sui vẫn còn ngây thơ trong trắng không vướng chút bụi trần. Ai không tin thây kệ.

Bây giờ kể đến chị Sui thứ hai:

Thằng con trai kế của tôi ra trường đi làm việc đã lâu. Thành phố nó ở lại không có mấy người Việt, mà từ hồi các con còn nhỏ, chúng tôi thường khuyên nhủ là nên lấy người Việt Nam, kẹt lắm thì lấy Tàu, Thái, Phi cũng còn đỡ, chứ lấy Mỹ hay Mễ thì ba má không phản đối nhưng cũng không thích đâu.

Mấy đứa nhỏ nghe lời, nên bạn bè cặp xách thì cũng có lai rai, nhưng khi lấy vợ thì tuân theo ý cha mẹ, là cô dâu phải biết húp nước mắm. Nhân dịp về Việt Nam thăm bà nội, nó được giới thiệu với một cô gái đẹp lắm, lại con nhà giàu.

Nghe người ta đồn là con gái bây giờ ma mãnh lắm, nó lợi dụng qua đây được rồi là đá liền mà theo thằng khác, nên tôi phải thân chinh về tận bên đó coi lại cho chắc, chứ thằng con tuy gần 30 tuổi rồi mà còn ngây ngô như đá.

Gia đình chị Sui ra rước tận phi trường. Đứa con dâu tương lai ôm bó hoa lớn tặng cho tôi ngay khi gặp mặt tại cổng.

Dĩ nhiên tôi để ý theo dõi nét mặt, tướng đi, lời nói của con nhỏ thì thấy được quá. Con nhà giàu mà không chưng diện, mặc chiếc áo đầm trắng đơn giản, giống như thiên thần.

Còn chị Sui tương lai của tôi thì khỏi nói, mới chừng bốn mươi thôi và nhan sắc thì ôi thôi.. chậc chậc.. giới địa ốc bên Việt Nam gọi là "điện nước đầy đủ cả".

Anh Sui đã cất bước theo ông bà khoảng chừng năm năm nay, để lại cho chị một gia sản kếch sù, gồm nhiều căn nhà ở thành phố và các tỉnh miền tây, với một đoàn xe tải ba bốn chục chiếc, chuyên chở hàng từ những cửa khẩu về SG hay các tỉnh. Tôi choáng ngợp trước sự giàu có của họ, cho dù ở bên Mỹ tôi cũng chẳng nghèo hèn gì.

Nhà đàng gái có nhiều xe, nhiều tài xế, nhiều người làm, nên nếu sau này con nhỏ đó có về làm vợ thằng con tôi, chắc nó cũng không biết nấu ăn, giặt quần áo gì đâu, chỉ tội cho thằng con lo hầu vợ mà thôi. Nhưng ngẫm đi nghĩ lại, bà xã tôi ngày xưa có là tiểu thư khuê các con nhà giàu gì đâu, mà bây giờ tôi cũng vẫn phải nai lưng ra hầu việc bả vậy. Thôi cũng đành phó thác cho mệnh trời.

Giấy tờ làm hôn thú, bảo lãnh cũng còn khá lâu, nên chị Sui muốn nhờ tôi làm một thư mời bả qua Mỹ, thực tế là đi chơi, nhưng giấy tờ là mời một "đối tác" từ bên VN qua để làm ăn.

Chắc bả muốn coi gia đình tôi có môn đăng hộ đối không, thằng con tôi là kỹ sư thiệt hay dỏm, nó đang làm ông Sếp hay đang cong đít lau sàn nhà.

Thư mời, tôi có bấm con dấu nổi của công ty, bả dòm thấy nổi cộm lên một cục chắc lé con mắt, vì mộc bên VN đóng đỏ toè loe, nhưng làm sao oai bằng con dấu của tôi được.

***

Mấy tháng nay, kinh tế Mỹ lao xuống vùn vụt, thằng Cậu Cả nhà tôi bị lay off, nó đành dọn về nhà cha mẹ ở chứ không còn đủ khả năng ở nhà lớn nữa, mà nhà tôi thì các con dần dần như con chim mọc đủ lông cánh, bay đi khắp bốn phương trời.

Chị Sui ở một mình cô quạnh nên tôi phải thường xuyên ghé thăm thay thế cho đám nhỏ. Một bữa tôi nghe chỉ than mà thấy thương quá.

Cám ơn anh đã ghé qua...
Con gả đi hết cửa nhà quạnh hiu!
Làm tui cảm thấy buồn thiu
Riết rồi sanh bệnh ít nhiều anh ơi!

Thế rồi tôi và mấy đứa con thuyết phục bà vợ nhỏ của tôi nên rốt cuộc mời được chị Sui về ở chung với gia đình tôi.

Sắp tới chị Sui thứ Hai qua đây chơi, tôi cũng không đành để chỉ ngụ tại Khách sạn, nó lạnh lẽo và bất tiện lắm, tôi sẽ đem về ở chung nhà.

Tưởng tượng đến cảnh mấy người đề huề "chung một mái nhà" mà tôi thấy mình như sắp lên thiên đường.

***

Chị Sui hai chưa qua mà tôi bây giờ đã biết thế nào là cảnh 1 ông nhiều bà. Trời ơi là sướng như tiên mặc dù hơi...điên cái đầu.

Trước hết nói về cái Sướng là bởi mấy bà trong nhà lúc nào cũng chìu chuộng, trổ tài chinh phục trái tim mong manh của tôi.

Bà xã tôi hồi giờ ăn hiếp bắt tôi nội trợ lo cơm nước thì nay lại chịu khó lăng xăng lí xí nấu nướng bưng cơm dâng tận tay tôi, lại còn bưng nước, xĩa răng cho tôi nữa. Tôi mới ưỡn lưng than mỏi là bả xà vào đấm bóp, massage cho tôi ra cái điều tôi là sở hữu của bả.

Còn chị Sui thì tự nhiên đòi dạy tôi nhảy đầm. Chỉ bảo là hôm đám cưới thấy tôi ngồi thộn mặt ra ngó thiên hạ nhảy nhót giống y mặt con cóc tía mà tiếc cho tôi và...chỉ hết sức nên phải kiếm dịp mà luyện võ nghệ cho tôi. Chỉ bảo điệu sì lô cóc khô gì gì đó là dễ nhất và hợp với cái tướng to con của tôi. Ừ, nhảy thì nhảy, tôi sợ gì mà không tập. Sẵn bà vợ nhỏ của tôi mắc đi đánh tứ sắc ở nhà bạn, vợ chồng thằng Cậu Cả được dịp xúi vào, hổng hiểu tụi nó có dụng ý gì:

- Má đi rồi, Ba tới đi Ba.
- Ừ, tới thì tới. Nhảy đầm là một môn nghệ thuật mà.

Thế là thằng con mang đờn ra, còn tui thì diện bộ đồ vía vào. Chị Sui vào trong thay đồ thật lâu làm tui sốt ruột quá xá, không tranh thủ mà làm phí thì giờ vàng ngọc thật là uổng. Nhưng úi trời, lúc chị Sui ỏn ẻn từ trong phòng bước ra hai con mắt tui muốn nổ đom đóm, máu cam từ từ ứa ra từ mũi y hệt trong phim Tàu. Chỉ mặc bộ đồ kiểu gì mà cứ y như không mặc. Hai trái ổi giờ được che bởi những bông hoa vải đỏ nho nhỏ được đính trên cái áo voan màu da mỏng dính. Còn thêm những cái tua đỏ dài dài như tấm màn mỏng nửa che nửa hở. Kiểu này mà nhảy nhót sao được, chưa chi tui đã cứng cả cẳng, run cả đầu gối.

Nhưng phải công nhận chị Sui thật là tài, chỉ dìu tôi đi tới đi lui theo tiếng nhạc dìu dặt mê ly. Biết nhảy đầm mà hấp dẫn như vầy là tôi đã xin đi học nhảy từ hồi mới chui ra khỏi bụng mẹ. Ô, mê lý, mê ly đời ta! Hai trái ổi của chị sui lâu lâu chạm nhẹ vào tôi làm tôi nỗi cả da gà da rắn...Mà đâu cần chị sui chạm, chỉ cần nhìn bộ đồ chỉ mặc kiểu “có mà như không” là trái tim tôi cứ thắt lại, mắt nổ hào quang.

Ấy chỉ là mấy điều sung sướng của tôi, kể nhiều lộ hết bí mật. Còn nổi khổ thì trời ơi là khủng khiếp.

Cái thằng cậu Cả của tôi thật là ngu đại ngu. Cái ngu thứ nhất là nó đem ông Sui bà Sui ghép với nhau. Cái ngu thứ hai là nó thấy hai sui nhảy đầm hết xảy nên biểu con vợ vào lấy máy chụp hình chụp vài “bô” làm kỷ niệm. Thế mới có cái hình đẹp ác chiến và cũng là nguyên cớ cho cái trận ghen ác liệt xảy ra.

Anh sui cùng với chị sui,
Đôi ta say đắm mùi ơi là mùi.

Cái hình này tôi đã nhét dưới mấy cục tạ mà hổng hiểu sao nó lại lọt vào tay vợ tôi. Sau này mới biết hóa ra thằng con nó thấy đẹp rửa ra và gởi cho Paris by night xin ghi tên cho 2 đứa tôi dự thi khiêu vũ. Lại thêm một cái ngu của nó là xớn xác ghi địa chỉ không đúng nên thơ được châu về hợp phố và lọt vào tay con vợ chằn lửa của tôi. Ngu gì mà ngu truyền kiếp! Đúng là con hơn cha nhà mất nóc.

Trước con sư tử dơ nanh vuốt, tôi quỳ thụp xuống xin tha mạng và mếu máo ngâm bài thơ:

Trên đời quý nhất là CON
Cho nhau chẳng tiếc, mình còn dùng chung.
Tiếc chi cái tấm ... thân còng
Còn "ngon" mà chẳng ai dùng, phí đi!!!

Dĩ nhiên là nghe tôi ngâm xong, bả gầm lên và nhào vô cấu xé “tấm thân còng” và xé tan nát luôn cái hình làm tôi tiếc đứt ruột. Nhưng nghĩ cho cùng, cái hình đã được save trong computer thì mắc mớ gì mà tiếc.

Chỉ tiếc có một điều là con vợ của tôi nó ra tối hậu thư:

«Một chị Sui chung nhà là đủ. Còn chị Sui hai thì ông lo mà đem chỉ đi đâu thì đi. Tui không cho phép rước thêm vô căn nhà này.»

Nguyễn Viết Tân và Thanh Mai



Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #531 - 10. Nov 2013 , 10:10
 
MiCayDua wrote on 09. Nov 2013 , 20:33:
Chị Mây Say ui như vậy là mình ở cùng xóm cùng đường rồi hihihi phải đi wua chùa Dược Sư thì mới tới rạp Đông Nhì...đi thêm một hồi thì tới Cầu Hang , thêm một hồi nữa là chợ Gò Vấp....
Nhà Mì ở khúc dưới ngã tư Bình Hoà gần Mì Cây Dưà nên mới ghiền mì thành tên mì sợi ngắn đó chị Mây say ơi , Trong sân trường còn có chị Mì sợi dài đó đố chị Mây Say biết là ai không?  Cool.
Không biết thì phải kiu Mì bằng sư tỷ bởi vì Mì vô trường trước chị Mây Say à nha !  Wink


Chời , ở Vn gần nhau mà hông biết , qua đây, mình  là hàng xóm trong sân trường thân yêu nầy...hi.hi.
MCD vô trường trước Ms thì cho phép gọi là chị MCD nhang.
Ms cũng nhớ chị Mì sợi dài , nhưng lâu quá...ai cũng lặn kỷ , nên Ms nhớ hơi hơi mà thui.
Beautiful Sunday nha chị MCD và cả chợ.

...

Bài " anh sui " hay quá chừng...cám ơn chị MCD.
TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #532 - 10. Nov 2013 , 17:25
 
MiCayDua wrote on 09. Nov 2013 , 20:24:
HoHoHo Cái tên hấp dẫn làm ai gặp Mì cứ tưởng tượng ra trước mặt là tô mì vịt tiềm nóng hổi muốn sực không hà.
À ha như vậy là Ngộ ở Washington DC rồi phải hôn , chứ không phải là SàiGòn hoa lệ , mà nè có đổi tên thì tên thành Lê thị Huề Chiền thì nghe hay hơn á  Grin Grin Grin




Hihihi...tên nào em cũng phái, có dịp en chè xôi anh Sháu nấu "hẩu xực"! Dạ y chang em ở chỗ chị noái đó,phái chợ chiều cứ bỏ nhà bỏ cửa mà dô đây vui với mí anh chị em thật là phái , cám ơn chị chủ chợ, cám ơn hết thảy các anh chị trong chợ chiều, chúc chợ luôn đắt hàng, đông khách .
Em ngố ngộ wuề chiền.... Cool
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #533 - 10. Nov 2013 , 21:59
 
Bác sĩ


Có một anh bị bệnh, đi đến phòng mạch bác sĩ. Bác sĩ nhìn anh ta và bảo:

- Trước tiên, anh hãy đi đến bên cửa sổ kia và đứng đó thè lưỡi ra trong 5 phút.

Anh chàng này lấy làm lạ nhưng cũng làm theo lời. Sau 5 phút, anh bèn đến bên bác sĩ hỏi:

- Bác sĩ có thể cho biết tôi bị bệnh gì không?

- Ồ, tôi vẫn chưa khám cho anh đâu. Tại vì tôi ghét thằng cha ở đối diện cửa sổ phòng khám của tôi quá đi thôi!
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #534 - 10. Nov 2013 , 22:05
 

Mời Xem Asia Ngày Tân Hôn


...

Asia 63 disc1-
Ngày tân hôn

http://www.youtube.com/watch?v=r5hJcxYAW5k
Asia 63 disc2-
Ngày tân hôn


http://www.youtube.com/watch?v=5IBNIji9jY8
Back to top
 
 
IP Logged
 
saurieng
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 6
Re: Chợ Chiều
Reply #535 - 11. Nov 2013 , 10:17
 

...

Sài Gòn, Quán Cà Phê Và Tuổi Lang Thang


Nguyễn Mạnh An Dân


Mấy năm trước đây tôi có được đọc một bài báo, nội dung của nó cũng thường thường không có gì đặc biệt lắm; tuy nhiên bài báo có nhắc đến một chi tiếc làm tôi ngẩn ngơ nhiều ngày. Tác giả đã nói về một quán cà-phê thân quen: Quán chị Chi ở Dakao. Thật ra đây không phải là quán cà-phê mà là quán trà; mà thật ra có lẽ cũng không thể gọi là quán trà mà chỉ có thể nói là chỗ uống trà ở nhà chị Chi mới hoàn toàn đúng. Bạn hãy tưởng tượng giùm tôi cái khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp hát Văn Hoa Dakao, ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè; ở đó không có cái ồn ào náo nhiệt như ngoài Trần Quang Khải, khúc đổ về Tân Định, cũng không có cái tập nập mắc cửi của đoạn Lê Văn Duyệt hướng về Lăng Ông; nó trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm. Nhà nào cũng nhỏ, cất cao hơn mặt đường mấy bực tam cấp xi măng, mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường. Quán chị Chi ở một trong những ngôi nhà này. Làm sao để nhận ra?

Không biết, tôi đã nói là không phải quán xá gì cả mà, chỉ là tới nhà bà chị uống trà chơi vậy thôi và đã là nhà bà chị thì phải tự biết chớ, cần gì hỏi. Phòng khách - được gọi là quán - chị Chi nhỏ lắm, chắc độ chín mười thước vuông gì đó, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ. Nhà không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đã đi học rồi mà”. Giang sơn của chị Chi chỉ có vậy và chị mở “tiệm”. Khách đến với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo trên đài địa phương hay đọc giới thiệu trên báo chợ báo bán gì cả, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà-phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nứt mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho vài hớp nước nhỏ. Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc , ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh - loại bánh đặc biệt của chị Chi - nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm vô cùng. Nhấp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm.
Đến với chị Chi có cái thú vị là được hưởng một không khí thân mật, thoải mái như đang ngồi trong nhà của mình; điều thích nữa là không bao giờ phải bận tâm đến chuyện tiền bạc gì cả; muốn đến lúc nào cứ việc đến, không có tiền thì chỉ cần ngồi cười cười, chị Chi sẽ nói giùm cho bạn điều bạn khó nói: “cuối tháng chưa lãnh măng đa phải không? Uống gì nói chị lấy”. Chưa hết đâu, khi đã thân, đã thành “bạn của chị Chi”, hai lần mỗi năm vào khoảng trước Giáng Sinh và hăm ba ông táo về trời bạn sẽ được chị Chi kêu “đến chị chơi”. Đến chị chơi có nghĩa là đến uống trà mà không phải trả tiền và nếu gặp lúc chị Chi vui và khoẻ, “chơi” còn có nghĩa là có bánh bèo tôm chấy hay bánh hỏi thịt nướng kèm thêm nữa.

Khách của chị Chi không đông, giá nước ở chị Chi không đắc vì vậy chắc chắn chị Chi không sống bằng “cửa tiệm”, chị bán cho vui, bán mà như kêu anh em góp chút tiền cho chị để chị nấu giùm chút nước uống cho vui. Mà quả tình ở chỗ chị Chi vui thật, vui vì những đậm đà tình nghĩa.

Hồi đó chị Chi đã khá lớn tuổi, bây giờ sợ chị đã lìa xa chúng ta hoặc nếu không thì cũng không còn đủ sức để nấu nước giùm cho ai được nữa. Quán chị Chi chắc không còn nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chị Chi bày tỏ lòng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ - Tôi nghĩ anh chị em cũng không hẹp lòng gì mà không cho tôi nói lời đại diện này - Cuộc đời chúng ta đẹp vì những niềm vui nho nhỏ không tên; Sài Gòn của chúng ta đáng nhớ vì những dễ thương nho nhỏ không tên. Chị Chi, chị đã cho chúng tôi những niềm vui ấy; chị đã góp cho Sài Gòn một phần của cái dễ thương ấy. Cảm ơn chị.

Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà-phê mới, những quán sau này thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Café Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng... Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ - Hình như là Đào Duy Từ - gần sân vận động Cộng Hoà có một quán cà-phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa Lạ Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giã thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướng của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những bi cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất... Đa La.

Ngày khai trương, Đa La đã mời được Linh Mục Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt đến dự và đã chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà... Chừng đó là đủ chết người ta rồi, dân Đại Học Xá kéo qua, dưới Sư Phạm, Khoa Học lên; Y Khoa, Phú Thọ xuống; cả Petrus Ký, Chu Văn An nữa là đủ bộ, quanh quanh khu Ngã Sáu chấm Đa La và dồn tới. Những ngày đó Đa La đông vui lắm, nó trở thành một chốn tụ tập hết sức văn nghệ; nó đã chứng kiến sự nở hoa của nhiều mối tình và cũng chia xẻ sự héo tàn của nhiều mối tình khác, nó có thể tiếp tục buồn vui với những người bạn trẻ như thế nếu như đất nước không có những đột biến to tát: Biến cố Tết Mậu Thân với cảnh nhà cháy người chết ngay tại thủ đô Sài Gòn; rồi tổng công kích đợt hai; rồi tổng động viên lần thứ nhất năm 1968; quân sự học đường; tổng động viên lần thứ hai 1972; tất cả những điều đó đã làm thay đổi rất nhiều nhịp sống chung và tác động sâu xa đến suy nghĩ và hành động của từng con người. Đa La vắng dần những người khách cũ, lưa thưa có thêm những người mới với dáng vẻ ủ dột trầm ngâm hơn, lác đác những bộ đồ vàng quân sự học đường, những bộ đồ phép Thủ Đức, những bộ đồ lính thứ thiệt của nhiều quân binh chủng vội đến, vội đi. Đa La lần lược nhận được tin tức về nhiều người bạn cũ không bao giờ còn trở về; Đa La tiếp tục có thêm nhiều buổi cà-phê cuối cùng để tiễn những người đến lược ra đi. Đa La không vui và những người bạn của Đa La cũng không vui bởi vì cả đất nước không vui, cả dân tộc đang muộn phiền.

Đa La còn đến lúc nào? Đóng cửa bao giờ, tôi không biết, có điều là đã có thời Đa La giống như một tri kỷ của nhiều người, nó cũng buồn, cũng vui, cũng hy vọng, cũng rã rời, cũng phấn chấn, cũng mệt mỏi, cũng khóc, cũng cười, cũng muốn ngoan ngoãn xây dựng, cũng thích tung trời phá phách, cũng tỉnh, cũng điên, nói chung là nó chung chịu với bạn bè những tháng ngày nhiều chuyện, dễ thương lắm và đáng nhớ lắm, một chút Sài Gòn.

Hồi đã vào Thủ Đức tôi còn rất nhiều dịp để ngồi cà-phê Hân, đường Đinh Tiên Hoàng. Thật ra phải nói tôi bị bắt buộc phải ngồi ở đó vì thời gian trong quân trường tôi thuộc loại con bà phước; gia đình ở xa, người yêu thì mặc dù đã quen từ thời còn ở tỉnh nhỏ quê nghèo nhưng cũng vẫn chưa qua được giai đoạn “mặt ngoài còn e”, cuối cùng tôi chỉ còn bạn bè. Hồi đó mỗi lần đi phép, xe quân trường sẽ thả xuống và đón về ở khu Mạc Đĩnh Chi, gần Hội Việt Mỹ; tuy nhiên dạo đó tình hình sôi động lắm, quân trường lúc cắm trại, lúc xả phép, không chắc lúc nào có thể về được vì vậy tôi chỉ có thể nhắn chung chung là “đón tao ở Hân”, phòng hờ có trục trặc gì thì bạn bè kể như đi uống cà-phê chơi với nhau, đỡ sốt ruột. Tôi thật sự vui mừng và cảm động, chưa bao giờ tôi đến Hân mà không có người chờ, cũng chưa bao giờ tôi chờ ở Hân mà không có người đến. Bạn bè! Biết nói sao cho đủ cái nghĩa đặc biệt của hai chữ ấy.

Hân là quán cà-phê thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nhìn cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì; có lẽ cả thời sự chính trị, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy tốt lắm, đáng trân trọng lắm chứ; tuy nhiên, dường như có một chút gì rất xa, rất lạ với một người lính. Thật tình tôi chỉ là một người lính bất đắc dĩ, lệnh tổng động viên giới hạn tuổi ở đại học, ông tướng Đạm không ký giấy hoãn dịch nữa thì trình diện; tôi rời Sài Gòn cũng chưa được bao lâu, ở Thủ Đức thì cũng chỉ mới là lính tập sự, lính sữa; đã có tối nào nhìn toán tiền đồn lầm lũi đi vào đất địch để phục kích, để lấy tin đâu mà hiểu được nỗi cô đơn; đã có đêm nào trùm poncho ghìm súng ngồi dưới mưa giữa vòng vây quân địch đâu mà biết được cái cảm giác trống vắng, khiếp hãi; đã bao giờ ôm thân thể thủng nát của một đồng đội rạp người dưới làn đạn thù, nhìn máu chảy cho đến hết đâu mà hiểu được nỗi bi uất, tuyệt vọng; vậy mà tôi đã tự nhân danh là một người lính để cảm thấy xa la, lạc lõng với Hân, với Sài Gòn. Kỳ cục không? Cảm giác của tôi lúc ấy lạ lắm, khó nói lắm; nhưng tôi không có thì giờ để suy nghĩ, để phân tích điều gì, tôi đang đi phép mà, cho tôi nghỉ một chút, chơi một chút, dù cả lúc chơi, lúc nghỉ tôi đều bị cái cảm giác lạ lạ, khó nói kia ám ảnh.

Sau này, Nhà văn Thế Uyên có viết một quyển tạp bút tựa là “Mười ngày phép của một người lính”, tôi đọc và thấy nhẹ nhàng, thơ thới lắm; đại khái tác giả đã nhân danh một người lính mà đặt vấn đề với những con người, những cách sống, nói chung là với một hậu phương mà ông cho là bất xứng. Tôi nhẹ nhõm vì ông Thế Uyên đã nói giùm tôi cái mà tôi gọi là cảm giác khó nói ở trên.
(Đoạn sau đây lẽ ra không có trong bài viết này, nhưng tôi vừa nhắc đến nhà văn Thế Uyên với một cách nói được hiểu như là một sự mến mộ vì vậy nên tôi xin phép nói thêm vài đều trong cái ngoặc đóng này. Đúng, có một thời gian rất dài tôi mến mộ Ông Thế Uyên. Tôi mê Thế Uyên từ truyện ngắn “Những Kẻ Thuộc Bài”. Đại khái chuyện muốn nói là mỗi chúng ta đều học được từ sách vở, học đường, tôn giáo và nhiều nguồn giáo dục khác những điều tốt đẹp; thật đáng buồn, thực tế không giống như những gì ta được dạy. Trong cuộc đời có quá nhiều những kẻ không thuộc bài, có quá nhiều những ngụy quân tử, nói rất đúng bài vở nhưng chính họ lại làm khác và Thế Uyên nhân danh một người thuộc bài, phê phán về điều đó. Tôi đã từng có lúc bạo gan nghĩ là mình cũng thuộc loại thuộc bài nên hết sức thông cảm và chia xẻ nỗi buồi của Thế Uyên, ủng hộ Thế Uyên. Về sau Thế Uyên lập nhà xuất bản Thái Độ, lại đúng nữa, xã hội của chúng ta quả là có nhiều vấn đề cần tỏ thái độ và tôi lại tiếp tục ủng hộ Thế Uyên dù tôi chưa bao giờ gặp gỡ hay quen biết gì với ông. Tôi giữ một tình cảm rất đặc biệt về Thế Uyên cho đến năm 1979. Hồi đó các trại tù đã được thăm nuôi và tôi được bạn bè lén lút gởi cho tờ báo Đứng Dậy hay Đối Diện gì đó của nhóm Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan; trong tờ báo này có một bài viết của Thế Uyên, anh ta kể về một cái Tết ở trại giam Kàtum. Nhà văn lớn có khác, tả tết thì đúng là tết, có thịt cá bánh trái ê hề, có cà-phê thuốc lá vui vẻ, có giọng nói tiếng cười “hồ hỡi phấn khởi”, có những khuôn mặt rạng rỡ tin yêu, có các cán bộ khoan hòa nhân ái như những nhà tu; đặc biệt là cảm tưởng sung sướng xúc động của tác giả khi được đứng nghiêm chào lá cờ máu trong ngày đầu năm. Tôi đọc bài báo mà buồn lắm, buồn ghê gớm lắm. Tôi biết là trong hàng ngũ những kẻ không thuộc bài đã có thêm một người và tôi tự buộc mình phải quên hai chữ Thế Uyên đi, thật đau lòng nhưng phải quên, nhất định).

Tôi xin trở lại với cà-phê Hân và xin làm ơn bỏ qua một bên cái cảm giác xa lạ của riêng tôi. Hân vốn tự nó là một nơi chốn hết sức đáng yêu và chắc chắn là một nơi chốn rất đáng nhớ của nhiều người. Về sau, ở đối diện với Hân người ta mở thêm quán cà-phê Duyên Anh (Không biết nơi này có liên quan gì với nhà văn Duyên Anh hay chỉ là tên đặt bởi một người chủ ái mộ nhà văn này). Hai tiệm cà-phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, cả hai đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Thống Nhất - Cường Để và các anh em bên khu Đài Phát Thanh, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị hướng Phan Đình Phùng, Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ mỉm cười và sẽ thấy rất gần gũi, rất thân thiết.

Tôi vừa mời các bạn đi thăm một vòng mấy quán cà-phê mà chắc nhiều anh em trong chúng ta từng quen biết, từng có những gắn bó thế này hay thế khác. Tôi xin ngừng ở đây nhưng anh em có thể tiếp tục đến những nơi chốn kỷ niệm khác của riêng mình. Tôi biết anh em đều là những người nặng tình cho nên tôi tin là mỗi hẻm nhỏ, mỗi góc phố, mỗi hàng cây, mỗi cổng trường đều thấp thoáng bóng hình của tuổi nhỏ, của quê xưa.
Tôi xin nhắc là anh em nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kiếng cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối với nhau cũng rất đẹp.

Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, tặng tất cả những ai còn có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở đâu đó, nơi quê nhà.
Back to top
« Last Edit: 11. Nov 2013 , 10:19 by saurieng »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #536 - 11. Nov 2013 , 14:13
 
Ngố wrote on 09. Nov 2013 , 16:56:

Anh Sháu ơi, chiều thứ bảy đọc bài thơ hay nhưn g em ngô thấy buồn wúa đi, nhưng anh Sháu ới ơi hình như bây giờ ....là ...hỏng phải tháng sáu hic hic....
Sẵn đây em ngộ gom một chỗ luôn như gom lá thu vậy. Anh Sháu có nhầm lẫn gì không mà khen em ngộ  Sad ?Em ngộ phái chạy cà tưng chỗ này chỗ kia thấy vui vui là lạ ngồ ngộ là nhào dô chứ có gì đâu,cái này mắc cở thiệt .
Chỗ em ngô ở có đủ 4 mùa đẹp thì có đẹp nhưng mùa thu thì hơi bị wủai vì phải wuét và hốt lá, còn nùa đông thì lạnh lùng băng giá....nhưng cũng wuen nếu mà bỗng dưng không có tuyết chắc buồn lắm!
Chúc anh Sháu và các anh chị trong wúan một cuối từng thật vui nhang.
Em ngộ


Woa bi giờ đã wua tháng Sáu lâu rồi ha Ngộ...Bi giờ là tháng 11 Ngộ muốn có tháng 11 thì cũng có tháng 11 ngay đó mà....không có tháng 11 thì có số 11 cũng okdokie đâu có trăng sao !

...

Thiên Sứ Tháng Mười Một



Em thiên sứ với tình yêu thánh thiện
Ta tội nhân đang chờ đợi nhục hình
Chợt yêu em bỗng dưng lòng sám hối
Những ngày dài phiêu lãng mãi linh đinh

Em cho ta lời yêu thương chân thật
Mà từ lâu ta chẳng có bao giờ
Giữa cuộc đời đắng cay nhiêu gian dối
Ta mãi sầu lạc lõng giữa hồn mơ

Tháng mười một cuối thu buồn tàn úa
Lòng ăn năn ta cúi mặt nguyện cầu
Tiếng nhạc buồn vút cao lên cung thánh
Nếu ngày xưa hồn không biết về đâu

Ta bây giờ yêu em.... và có chúa
Trong không gian mùa vọng đã trở về
Em thiên sứ cho ta mùa sao sáng
Để không còn lịm chết giữa cơn mê...


Khieu Long



Back to top
 
 
IP Logged
 
MiCayDua
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 42
Re: Chợ Chiều
Reply #537 - 11. Nov 2013 , 17:45
 
...

T U Ổ I     N À O

q u ỳ n h h ư ơ n g

_________________________________ 

Tuổi nào em bắt đầu yêu
Ngồi bên song cửa chiều chiều ngắm mây
Tuổi nào em hết thơ ngây
Đêm đêm cắn bút chau mày làm thơ

Tuổi nào em biết mộng mơ
Chải dài suối tóc vẩn vơ ngắm trời
Tuổi nào em hết đơn côi
Mượn mây gửi gió ngỏ lời trao thương

Tuổi nào em biết vấn vương
Dòng thơ từng cánh nở dương đoá lòng
Tuổi nào em biết ước mong
Say men ngọt thắm nụ hôn đầu đời

Tuổi nào hồn rũ chơi vơi
Nhớ anh, thơ thẩn ngó trời đếm sao
Tuổi nào nỗi nhớ đậm sâu
Phải chăng em đã biết sầu tương tư?

Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #538 - 11. Nov 2013 , 17:53
 
Woa bi giờ đã wua tháng Sáu lâu rồi ha Ngộ...Bi giờ là tháng 11 Ngộ muốn có tháng 11 thì cũng có tháng 11 ngay đó mà....không có tháng 11 thì có số 11 cũng okdokie đâu có trăng sao !


Anh Sháu wơi, chửn bị bài thơ tháng 12 đi nhang, hihihi...
Em ngộ
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #539 - 11. Nov 2013 , 17:55
 

THƯƠNG QUÁ VIỆT NAM ƠI
Đinh Lâm Thanh


Người Việt Nam là một dân tộc hiền hòa, chịu đựng, thông minh và sáng tạo…nhưng vô phước thay, mãi đến thế kỷ XXI nầy, người dân sống tại nội địa vẫn còn thua kém và lạc hậu so với những dân tộc Á Châu khác. Chưa tính đối với các quốc gia văn minh như Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Mã Lai, Singapour, Ấn Độ, Tân Gia Ba, Miến Điện …mà ngay với những nước láng giềng sát biên gìới, trước đây 38 năm, vị trí của họ lúc đó còn đứng quá xa nếu đem so sánh với Việt Nam Cộng Hòa ! Với trên 80 triệu dân, một lực lượng lao động lớn tại vùng Đông Nam Á, và tiềm lực thiên nhiên tiền rừng bạc biển thì Việt Nam chính là một trong những con rồng lớn của Á Châu phải đứng dậy sau khi im tiếng súng. Nhưng tiếc thay, kể từ lúc rơi vào tay cộng sản thì Đất Nước chẳng những bị khựng lại trước đà văn minh tiến bộ thế giới mà còn đi tụt lùi một bước quá dài. Có thể nói rằng, bắt đầu từ đó Việt Nam đã biến thành nơi hội tụ của những cái xấu xa, khốn nạn và dã man nhất thế giới.   
Đất nước và dân tôc Việt Nam tội tình gì phải gánh chịu những xấu xa oan trái nầy ? Đáng lý sau chiến tranh, tất cả mọi người đều phải được hưởng thái bình, vững tâm làm lại cuộc đời và sống đầy đủ trong hạnh phúc. Nhưng ai đã đưa cả dân tộc đi vào con đường đói rách, bần cùng, phản tiến hóa để rồi phải bị tiếng xấu khi mang thân phận là người Việt Nam !
Thương quá : danh dự con người Việt Nam bị chà đạp :
Trước đây, một vị giám mục Việt Nam đã than thở rằng: ‘Thật xấu hổ với nước ngoài khi trên người mang hộ chiếu quốc tịch Việt Nam’.Thật đúng vậy, sau khi các nhân viên hãng máy bay Hàng Không Việt Nam và du học sinh ăn trộm hàng hóa trong các siêu thị thì người Nhật đã đặt cho đám nầy một tên thật ‘hoành tráng’ và ‘chính xác’ là bọn dòi bọ ! Chưa hết, từ sau các vụ như buôn lậu sừng tê giác tại Phi Châu, câu trộm cua ở Mỹ…do những ‘ngài đại sứ’ của các ổ buôn bán visa cho đến việc nhân viên hãng hàng không Việt Nam chuyển tiền, đôla và bạch phiến lậu, cũng như chở thịt chó từ Việt Nam qua cung cấp cho thị trường chui tại Pháp và Bỉ, thì người ngoại quốc nhìn những người Việt Nam dưới một góc cạnh thiếu thiện cảm. Hơn nữa, từ trên một thập niên trở lại đây, Việt Nam xuất khẩu thanh niên nam nữ đi làm nô lệ xứ người cũng như bán gái ra làm điếm khắp năm châu, thì dân địa phương, mỗi khi thấy người Việt Nam, thái độ họ ra mặt khinh thường và tự đặt câu hỏi : đàn ông có phải là thành phần nô lệ ? Và đàn bà toàn là một lũ đĩ điếm không ?   
Mới đây, thành phần gia đình cán bộ đảng viên cũng như du học sinh thuộc loại ‘con ông cháu cha’ ra xứ ngoài thường theo thói quen cắp vặt tại những siêu thị và chen lấn giành giựt ăn uống trong các nhà hàng khách sạn mà họ đi qua. Hình ảnh nầy thật xấu hổ cho ngưòi Việt Nam, nhất là đối với các cộng đồng người Việt tự do đang sống trên khắp thế giới, điển hình mới nhất vừa xảy ra tại Spojovaci Praha 3 Tiệp Khắc, là nơi có rất nhiều lao nô từ Việt Nam qua. Trong thời gian vừa qua, báo chí quốc tế cho biết ở Thủ Đô Bangkok Thái Lan, cũng như ngay tại vài thành phố xứ man ri mọi rợ Tàu cộng, ở đó người địa phương cũng treo bản cấm chó và người Việt Nam vào ăn ! Thế mới đau ! Cũng vì thành phần ‘đỉnh cao trí tuệ cộng sản’ ăn cắp và ăn giựt ở xứ người nầy mà thằng Chệt, là một giống tồi tệ nhất hành tinh cũng có cớ để ví người Việt Nam ta là chó ! Cái đám ‘ngợm’ mới giàu sau 1975 nầy chính là thủ phạm làm ô danh chung cho toàn thể người Việt đang có mặt trên khắp thế giới.
Cũng đừng quên, trước đây vài năm, ‘chủ tịch nước’ Nguyễn Minh Triết, trong dịp qua Mỹ vận động cho chương trình chính trị kinh tế, ‘nhà vua’ Việt Nam ta không ngại ngùng kiêm luôn chức vụ ma cô khi lên tiếng quảng cáo gái Việt Nam rẻ lắm, mời các ông đến chơi ! Hơn nữa, chuyện vừa xảy ra cho tên công an miệt vườn, nay là thủ tướng với nhiều học vị của trường ‘Cầu Muối’, Nguyễn Tấn Dũng, trước mặt các cơ quan truyền thông quốc tế, không biết ký vào chỗ nào trên tờ thông cáo chung giữa Pháp và Việt. Điều nhục nhã hơn nữa là thủ tướng Pháp đã dùng ngón tay giữa để chỉ cho ‘thủ tướng Việt Nam’ nơi ký tên. Phải hiểu rằng, mỗi khi người Pháp dùng ngón tay giữa để chỉ hoặc ra dấu việc gì là một cử chỉ khinh bỉ người đối diện. Và đây, còn có thể xem là một hành động bỉ ổi (có thể nói là tục tỉu) dành cho các đối tượng là những người ‘thiếu văn hóa’.    
Ngoài ra, một khi nhắc đến các tòa đại sứ Việt cộng thì mọi người đều hình dung đây chỉ là những ổ buôn đồ lậu, bán visa và cũng là nơi hành hạ những ai mang hộ chiếu do Việt cộng cấp phát. Các ‘ngài đại sứ’ rất ít xuất đầu lộ diện vì mặc cảm tội lỗi và khả năng sinh ngữ. Ngược lại đám ‘đầu gấu’ và ‘mafia’ mang thông hành ngoại giao thì len lỏi trong các cộng đồng Việt Nam và người địa phương để buôn lậu, buôn người, khủng bố và thi hành nghị quyết 36. Điển hình qua vụ ‘người rừng’ trốn trong các rừng rậm của miền Bắc nước Pháp để kiếm phương tiện qua Anh Quốc, trong hai năm về trước, mà các cơ quan truyền thông Châu-Âu đã phổ biến rộng rãi. Một điều cần phải nói thêm, những tên Việt cộng mang thông hành ngoại giao cũng như những đám nằm vùng thường bị mặc cảm tội lỗi. Chúng mặc cảm là thành phần cộng sản cặn bã xã hội nên sống chui rúc, không bao giờ dám chường mặt ra xưng tên xưng tuổi ở nơi công cộng. Trong lúc đó, bất cứ một người Việt Tự Do nào cũng vinh dự tự nhận mình là gốc tỵ nạn đã trốn chạy cộng sản!
Tóm lại, cũng tại bọn dòi bọ triệu phú cộng sản là những con thú đội xác người, tuy ở nhà lầu đi xe hơi nhưng cốt khỉ vẫn là khỉ. Dù đã gần 40 năm, chúng luôn làm trò cười cho thế giới. Chỉ tội nghiệp cho người dân Việt Nam nội địa, mỗi khi có dịp ra nước ngoài, họ thường bị đồng hóa với thành phần cặn bã cộng sản nầy ! 

Thương quá : đất nước chiến tranh vùi dập triền miên :
Việt Nam đã trải qua chiến tranh tự vệ hàng chục thế kỷ với Tàu, Nhật và Pháp. Đất nước điêu tàn, dân tộc tiêu hao, và rồi, đến lúc có thể gọi là ngưng tiếng súng thì Hà Nội lại cùm lên đầu nguời dân cái ‘búa liềm’ cộng sản do chúng nhập từ Nga Tàu. Sau ngày 30.4.1975, Hà Nội luôn to mồm tuyên truyền rằng cộng sản đã giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước ! Nhưng sự thật, giải phóng là mục đích cướp của và thống nhất cốt để làm nô lệ Tàu cộng ?
Thật vậy, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tuy im tiếng súng nhưng Hà Nội vẫn luôn chủ trương càng quyét và tiêu diệt thành phần chế độ cũ, những người yêu nước và thế hệ trẻ tiến bộ. Do đó, gông cùm vẫn còn, máu vẫn đổ đối với những ai bất đồng ý kiến và lên tiếng đòi quyền sống. Ngoài ra, vì tham nhũng, cán bộ đảng viên cộng sản và thành phần bám vào gấu quần Hà Nội đã vơ vét, từ những việc ăn cắp, cắt xén tài nguyên quốc gia, đến thủ đoạn cướp bóc nhà cửa tiền bạc của nhân dân Miền Nam. Gọi là giải phóng nhưng chỉ trong vài ngày thì những tên thắng trận đã trở thành tỷ phú và toàn bộ dân chúng Miền Nam đều trắng tay. Chưa hết, hàng rào dây kẽm mọc lên, nhà tù xuất hiện đồng loạt và súng đạn lại bắt đầu nổ…nhằm bảo vệ cái chế độ thối nát với những cái ngai vàng bê tông cốt sắt của chúng.
Ngày nay, cả thế giới đều nhận thấy rằng Việt Nam hiện tại là một nhà tù vĩ đại được ngụy trang bằng mỹ từ cải tạo chạy suốt từ đầu các tỉnh giáp giới Tàu cộng vào đến tận cùng mũi Cà Mau. Tuy không còn tiếng súng, nhưng dưới chế độ cộng sản, người dân phải sống trong phập phồng lo sợ, ngày lo miếng ăn, đêm ngủ không yên trước một hệ thống công an chìm nổi, bất cứ lúc nào cũng có thể xông vào nhà trói tay bịt mắt dẫn đi. Hơn thế nữa, văn hóa đỏ cộng sản đã làm cho người dân mất gốc, quên gia đình, quên tổ quốc. Cái văn hóa đỏ nầy đã tẩy não con người đồng thời ngày đêm nhồi sọ thế hệ trẻ để biến họ trở thành loài sâu bọ ăn bám, hèn nhát và khuất phục trước bạo quyền Hà Nội cũng như nhu nhược đối với bọn giặc ngoại xâm Tàu cộng !
Thương quá : thân phận người dân dưới chế độ cộng sản :
Gần 40 năm, đội quân cướp nước cộng sản Hà Nội đã làm gì được cho Quê Hương và Dân Tộc ? Ngoài những lòe loẹt vật chất nhằm che đậy một hệ thống tham nhũng từ trung ương xuống địa phương ra, thì kết quả ‘giải phóng miền Nam’ và ‘thống nhất đất nước’ mà đảng cộng sản Việt Nam đã đem lại cho người dân Việt Nam, là những thành công ‘vĩ đại’, có thể vắn tắt sau đây :
1. Văn hóa cộng sản :  Nền văn hóa nhân bản cổ truyền đã bị chế độ cộng sản tẩy não và thay vào đó một hủ mắm dòi rừng rú, gọi là ‘văn hóa đỏ’, nhằm ngu muội hóa, bần cùng hóa để dễ dàng khống chế con người bằng hình thức quản lý bao tử và khối óc. Những hình ảnh đổi đời không bao giờ phai mờ trong trí óc người Việt Nam. Đúng vậy, kể từ ngày cộng sản kéo vào, xã hội Miền Nam hoàn toàn đảo lộn : đồng tiền và bạo lực trở thành thước đo và cái cân địa vị con người trong xã hội. Đạo Đức cuốn gói ra đi, Lễ Nghĩa cúi mặt trốn chạy, Tình Người biến mất để nhường chỗ cho cảnh cha hiếp dâm con giữa thanh thiên bạch nhật, vợ giết chồng chỉ chẳng qua vài đồng bạc, anh em đâm chém nhau vì khúc mì bó rau. Ngay trong gia đình, người thân ruột thịt còn đối xử tàn tệ với nhau như vậy huống gì đối với bà con làng giềng và kẻ xa lạ…
2. Nhân phẩm con người : Nhờ vào sự lãnh đạo anh minh của ‘bác và đảng’, con gái Việt Nam được chưng bày trong tủ kiến ở các thành phố lớn Đài Loan, Đại Hàn, Mã Lai, Tân Gia Ba, Thái Lan với lời rao ‘mua về làm vợ, làm đầy tớ’, có thể xài thử trước, nếu không thích thì tự do đổi hoặc bán lại ! Trên các đường hẻm, gái Việt Nam được rao bán dâm với giá rẻ còn dưới mức một vài ly café. Tệ hơn nữa, ra đường gặp thanh niên thiếu nữ Việt Nam thì người địa phương nghĩ ngay đến, một là, thành phần nô lệ do nhà nước cộng sản bán ra ngoại quốc để kinh tài, hai là bọn dòi bọ con ông cháu cha ra xứ ngoài rửa tiền ăn cắp trong nước. Đúng vậy, dưới chế độ cộng sản, đại đa số người dân đã bán lương tâm cho quỷ đỏ để đổi lấy những thứ nhục dục thỏa mãn cho cuộc sống chụp giựt. Do đó, lương tâm và phẩm giá con người ngày nay tại Việt Nam có thể mua với một giá rẻ mạt, hoặc nếu cần, dùng để đổi để lấy vài ba củ khoai, bó rau hay ký gạo !      
3. Môi trường giết người : Một điều đau đớn nhất cho đồng bào trong nước : đó là người nội địa đang ‘tự mình giết bản thân mình’ qua môi trường sống thường nhật. Ai cũng biết vậy nhưng làm sao để tránh bây giờ ? Trách nhiệm nhà nước thì chính cán bộ đảng viên vô trách nhiệm, tham nhũng và sợ quan thầy Tàu cộng…nên không có kế hoạch chỉnh đốn cũng không dám kiểm soát các nguồn sống thiên nhiên cần thiết như không khí, nước uống cũng như các lãnh vực biến chế và sản xuất thực phẩm. Không khí ô nhiễm trầm trọng, từ khói, bụi bặm cho đến các loại khí độc thải ra từ các nhà máy vô tổ chức và thiếu kiểm soát. Nguồn nước uống cũng quan trọng nhưng người dân thành phố phải tiêu thụ hằng ngày từ những nguồn ao, lạch, sông, hồ dơ bẩn bởi các chất phế thải do con người và súc vật tống ra hệ thống sông hồ…Nước ống cũng chẳng khác gì hơn nước ao mang hàng triệu mầm vi khuẩn độc hại cho sức khỏe con người. Chương trình làm sạch môi trường thật ra quá dễ dàng hơn là xây cất hàng trăm hàng ngàn cơ sở du hí đúng tiêu chuẩn quốc tế hay đua đòi phóng vệ tinh, mua hỏa tiễn là những việc làm không cần thiết như vấn đề sức khỏe người dân. Đảng viên, cán bộ và những tay tỷ phú đỏ uống nước chai ngoại nhập, ăn các loại thực phẩm đưa về từ Mỹ, Pháp, Nhật, Đại Hàn, Tân Gia Ba…Trong khi đó giới bình dân, ngày chưa đủ hai bữa cơm độn thì lấy đâu tiền để ăn uống hàng xa xỉ phẩm. Hàng giả, hàng dỗm, hàng độc, hàng pha chế hóa chất là nhu cầu cần thiết mà người dân phải xử dụng để sống qua ngày, dù biết rằng đó là tự đào hố chôn mình !  Ngày nay tại nội địa, cộng sản không cần dùng súng đạn để tiêu diệt dân tộc Việt Nam mà chắc chắn người dân sẽ ngã xuống đồng loạt vì những loại bệnh quái gở gây ra bởi không khí ô nhiễm và đồ ăn độc hại. Nội giặc Việt cộng và ngoại xâm Tàu chệt thâm độc thật !  Khỏi cần súng đạn, nhưng trong một thời gian nữa thì toàn dân Việt Nam sẽ trở sẽ thành những thây ma với các loại bệnh kỳ lạ không thể chữa trị !          
4. Âm mưu ru ngủ : Mục đích văn hóa đỏ là đả phá cái cũ đồng thời dùng để ru ngủ con người theo chiều hướng cộng sản. Âm mưu của Hà Nội nhằm hủy bỏ quá khứ, tẩy não bất cứ gì thuộc văn hóa nhân bản để thay vào đó một nếp sống mới, mà ăn chơi trác táng là sách lược đứng hàng đầu dành cho thanh niên thiếu nữ. Mục đích của chế độ cộng sản là hủy hoại tinh thần yêu nước của giới trẻ, biến thanh niên thiếu nữ trở thành những con thiêu thân nhục dục hay tay sai chế độ. Hà Nột đã đào tạo hàng loạt con ông cháu cha nối tiếp sự nghiệp, nắm quyền cai trị và bảo vệ đảng trong tương lai. Đảng cần phải tiêu diệt thành phần trẻ để tránh hậu họa, do đó, chương trình ru ngủ người dân cũng như giới trẻ không ngoài mục đích ‘suy nhược hóa’ biến con người trở thành những con vật vô tâm, vô tri, vô giác. Cuộc đời giới trẻ dưới cộng sản ngày nay chỉ còn ba vấn đề đơn giản : nô lệ tình dục, hưởng thụ tối đa và chết vì bệnh thời đại !    
Để chấm dứt bài, người viết xin phép nhấn mạnh một điều : mai đây khi đất nước hoàn toàn vắng bóng cộng sản, Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam chúng ta còn lại được gì ngoài một gia tài rách nát, một đất nước còn da bọc xương và con người là những cái xác không hồn. Muốn sinh tồn, người dân trong những ngày sắp đến phải sống theo bản năng của loài cầm thú. Đó là một điều đau lòng mà những ai nặng tình với Quê Hương Dân Tộc cần phải quan tâm.
Vật chất mất đi, có thể xây dựng lại trong vài ba năm. Nhưng một khi văn hóa, đạo đức và tình người đã hoàn toàn cuốn gói ra đi thì phải cần một vài thế hệ sau mới có thể khôi phục trở lại. Vậy bây giờ chúng ta, thế hệ thứ nhất, thứ hai…phải làm một chút gì cho Quê Hương và Dân Tộc trước khi nhắm mắt ?


Thương quá, Dân Việt tôi ơi !
Thương quá, Quê Hương tôi ơi !
Thương quá, Người quốc nội ơi !
Thương quá, Người tỵ nạn ơi !

Đinh Lâm Thanh
Paris, 10.11.2013
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 34 35 36 37 38 ... 93
Send Topic In ra