Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 42 43 44 45 46 ... 93
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 100362 times)
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #645 - 16. Dec 2013 , 12:22
 

...

TÓC MÂY, ẤM TRÀ VÀ EM

Lê Uyên


Tôi được thừa hưởng của mẹ hai thứ vô giá: đầu tiên là mái tóc mây .
Mái tóc đen một dòng suôn dài chảy tới thắt lưng là niềm tự hào của bố mẹ , nhưng cũng làm khổ tôi không ít.

Khổ nhất là chuyện gội đầu. Để nuôi dưỡng mái tóc đen con gái, mẹ tôi phải trồng mấy cây bồ kết quanh bờ rào. Chính tay mẹ hái từng chùm trái bồ kết phơi khô đến đen nhánh rồi nấu một nồi bồ kết, lá chanh, lá bưởi cho con gái gội đầu. Nước bồ kết vừa sạch gàu, lại làm tóc đen bóng mượt, thơm phãng phất mùi lá bưởi thanh tao.

Bố tôi thì dành phần cắt tóc. Bàn tay nghệ sỹ của bố tôi tâng tiu nương nhẹ từng sợi tóc con gái. Bao giờ bố cũng tỉa tót chút đỉnh cho đuôi tóc không so le và giữ độ dài tóc vừa chấm eo lưng "để vừa mềm mại, dịu dàng, lại vừa mỏng manh", bố cười tũm tĩm nói, "giữ lại nét liêu trai của mẹ xưa".

Mổi lần con gái đi học là mổi lần mẹ phải ngồi tẩn mẩn kết tóc thành hai bính buông thả hai bên vai cho tôi, cẩn thận cột thêm chiếc nơ xanh hồng điệu đàng. Hai bính tóc dịu dàng ngoe nguẩy theo từng bước chân con gái đến trường.

Nhưng nổi khổ của tuổi mới lớn , một ngày đến thật bất ngờ.

Năm vừa tròn mười lăm tuổi, một ngày tôi đang đạp xe trên đường đến trường, một anh chàng tóc vàng hoe hùng hục chạy xe vượt lên, chìn chằm chằm vào mặt tôi rồi cười hô hố:

- để tóc dài chi đẹp quá dzậy em, mà mặt xấu òm, tốn công anh chạy theo mướt mồ hôi!

Tôi đã bỏ buổi cơm tối, đứng trước gương săm soi khuôn mặt mình.

Đúng là tôi không đẹp, đôi mắt 1 mí dài và hơi xếch, ném vào tôi tia nhìn buồn bã, hai mắt hơi cách xa nhau, theo kiểu con gái phương đông, sóng mủi thẳng nhưng không cao, hai gò má xương xương gầy gò tai tái nhìn xuống cặp môi mỏng ít sắc hồng.

Lúc đó tôi đã khóc thầm trong lòng, sao mẹ truyền cho tôi mái tóc đẹp nhường ấy mà không cho tôi được  một phần sắc đẹp của mẹ?

Mẹ tôi ngày xưa là cô giáo tiểu học trường làng, tóc dài đến chấm gót chân. Mổi chiều tan trường, áo dài trắng bay phất phơ, tóc dài đen tuyền một dòng mềm mại lượn theo eo lưng ong thon lẳn, làm biết bao nhiều chàng trai theo ngẩn ngơ về đến cổng rào mới thôi. Bố tôi là một trong những chàng trai lẻo đẻo theo chân mẹ , đã phải chật vật lắm mới len được tìm một chổ trong trái tim mẹ.

Vì mối tình đẹp như bài thơ đó mà bố khăng khăng bắt hai cô con gái rượu phài để tóc dài buông tới eo lưng giữa thời đại mà tóc ngắn uốn đủ kiểu đang là thời trang ưa chuộng.

Bé Ba được thừa hưởng đầy đủ nhan sắc óng ả của mẹ. Từ đôi mắt to đen trong văng vắt  hàng mi mượt dài đến sóng mủi thẳng trên viền môi xinh xinh như hai cánh hồng ngủ. Trên tất cả,  cá tính tự tin đến đáo để tô thêm vầng hào quang lóng lánh phát sáng cho nhan sắc em tôi.

Nhan sắc và cá tính độc lập của bé Ba là tất cả những gì tôi khiếm khuyết.

Bé Ba cong môi:

- Em không có như Hai đâu, quan trọng gì chuyện tóc tai mặt mũi, thời bây giờ cái gì cũng thay đổi được hết trơn. tóc ngắn thành dài như lụa mấy hồi, mặt xấu òm cũng thẩm mỹ cho đẹp như tiên sa cá lặn. Quan trọng là cái gì ở trong đầu nè Hai- Bé Ba lấy ngón tay dài thuôn chỉ vào vầng trán thanh tú- cái này mới quyết định ai hơn ai.  Để rồi Hai coi! Không có gì em muốn mà em không chiếm được. Hai tin em đi.

Và tôi hoàn toàn tin vào điều đó.

Điều đầu tiên em chiếm được, chính là những người bạn trai cùng lớp với tôi.

Năm tôi mười sáu tuổi , bé Ba vào độ trăng tròn mười lăm, đã cao một mét sáu mươi lăm, dáng thon thả óng mượt như người mẫu. Bạn trai tôi đến nhà tấp nập chỉ để quanh quẩn ngơ ngẩn theo chân bé Ba. Vài anh chàng thân thiết còn nói nửa nạc nửa mỡ với tôi:

- Trời , vì em mà phải tội chị, chị Ngọ ơi, có em gái đẹp chi cho khổ thân rứa Ngọ.

Bé Ba, chỉ nhìn mấy anh bằng một nửa đuôi mắt. Em thì thầm với tôi:

- Em là thuốc thử đàn ông cho Hai nha. Cha nào háo sắc, Hai đá văng  hết cho em. Đàn ông có bản lĩnh hay không gặp em là biết liền. Yêu đàn ông không có bãn lĩnh chỉ phí đời đàn bà, Hai à.

Người con trai đầu tiên theo tôi đã không kháng nổi thuốc thử của bé Ba. Anh điềm đạm, thông minh, sáng láng và học giỏi nhất lớp. Anh để ý tôi vì mái tóc dài , rồi thích vì tính tình dịu dàng ít nói . Vài đêm trăng theo về nhà ngồi đàn guitar, ở đó anh gặp bé Ba. Tia mắt anh không tránh khỏi đi lạc và thảng thốt. Tôi không cản được bé Ba làm bài toán thử của mình. Và ngấm ngầm đau đớn khi thấy anh nhấp nhỗm xao lòng vì những ngúng nguẩy đỏng đảnh của bé Ba như hoa đong đưa trước mặt.

Một đêm không trăng, bé Ba mò vào phòng tôi ngồi lặng một chút rồi đột ngột ôm ngang bụng tôi thở dài:

- Đáng lẻ em không nên thử anh ấy của Hai. Chiều nay ảnh đến trường đón em đi học về, em đòi đi chơi, đi ăn kem, ảnh chiều. Em đòi đi coi phim, ảnh cũng chìu. Vào trong rạp, mới đầu ảnh nghiêm lắm, em cũng mừng thầm trong bụng, ai dè, đến nửa phim, ảnh len lén nắm tay em. Tội nghiệp ảnh cũng hiền Hai à!

Tôi chết điếng trong lòng. Mối tình đầu thơ mộng của tôi tan tành như vậy đó.

Vật vô giá thứ hai mà tôi được thừa hưởng từ mẹ là bộ ấm trà.

Mẹ nói, nhan sắc chỉ là thuốc thử đàn ông. Với tình yêu, thuốc thử nhan sắc đôi khi vô hiệu.

Bé Ba tò mò,

- Ngày xưa mẹ thử tình yêu của bố bằng gì? Khi mẹ đã có vũ khí là nhan sắc?

Mẹ mĩm nụ cười chết người của nàng Mona Lisa:

- Mẹ thử thách tình yêu bằng ấm trà của ngoại.

Bé Ba hét lên chói lói:

- Chuyện hoang đường quá! Mà có thiệt đi nữa, thời buổi này, trà Dilmah, trà chanh chém gió khắp nơi, ai còn thèm ngồi khề khà uống trà như mấy ông bà già mà mẹ thử !

Từ bé tôi đã mê mẫn bộ ấm trà màu gan gà thô mộc này.

Bố tôi giãng giải : con đừng nhìn thấy chiếc ấm đất thô mộc này mà coi thường. Tất cả tinh hoa tuyệt hảo nằm trong sự mộc mạc của chất đất. Bộ ấm trà tử sa bằng đất nung có màu gan gà, đã trãi qua năm đời gìn giữ. Nhìn bề ngoài mặt ấm bóng mờ lồi lõm lấm tấm cát, chỉ khi sờ vào mặt ấm mới cảm thấy độ mát lạnh bóng mượt, trong lòng ấm lấp lánh đôi ánh sáng như kim tuyến của đá khoáng thạch anh quý giá. Khi nấp ấm chạm nhẹ vào miệng ấm, âm thanh không đục như đất mà đanh như tiếng sắt và trong giòn như tiếng ngọc.

Bộ ấm trà có màu lam khói mờ huyền ảo của thời gian, mùi thanh tao của hương hoa và trà quấn quít nhau qua bao thế hệ và phảng phất tinh thần trầm mặc của đồ vật xưa đã nhiễm mùi thế sự.

Không chỉ toát ra cái đẹp, ấm trà còn đẫm cả tính cách và cái tình.

Mẹ nói tính cách và cái tình của người thể hiện hết qua cách pha trà và uống trà. Tôi chỉ tin điều đó khi một lần chứng kiến bố mẹ cùng ngồi đối ẩm.

Bao giờ cũng là chiều tà muộn. Bố tôi dành một góc vườn tĩnh lặng nhất cho "căn nhà trà", cách bố tôi gọi "trà thất" của bố mẹ. Một góc vườn nhỏ thanh thanh tra trúc viền quanh, mái tranh và kèo cột tre lá. Lối nhỏ vào nhà rãi sõi trắng mịn, hai bên có lát những tãng đá xanh trũng sâu trên mặt để hứng nước mưa từ lá trúc. "để tẩy sạch không gian" bố tôi giải thích. Hoa cỏ nho nhỏ , lài , ngâu, dạ lý...tỏa hương thơm kín đáo đây đó trong không gian. Sau chiếc mành mỏng bằng trúc đan thưa, là gian phòng mờ tối và tĩnh mịch ,trên tường treo một vài bức tranh thủy mặc, mấy nét thư pháp phóng khoáng, trau chuốt. Một mặt bàn gổ tre lên nước bóng, vài chiếc ghế cũng bằng tre đơn sơ.

Mẹ tôi, trong bộ đồ lụa màu mỡ gà, tóc dài búi cao để lộ chiếc cổ trắng ngần mảnh dẻ như cuống hoa huệ, thong thả chờ ấm nước đất sôi để châm trà. Đôi bàn tay ngòn thon dài nhẹ nhàng đến điệu đàng như đang thực hiện lể nghi thiêng liêng, chuyên nước từ ấm đang sôi qua bình trà tử sa, tráng nhẹ ấm trà. rồi mẹ khẽ khàng dùng chiếc muỗng bằng tre múc búp trà từ trong hộp ra bỏ vào ấm. Không gian tỏa mùi hương thơm rưng rức của năm loại hoa úp dưới chén trà hạt mít, thường là cánh lài, hoa nguyệt quế, hoa ngâu, hoa lý và hoa hồng bạch. Khi chén được giỡ lên, mùi hoa quyện với mùi trà nồng nàn tỏa trong không gian ve vuốt hết ngũ quan.

Cái cách mẹ tôi trao chén trà sóng sánh cho bố tôi cũng trang trọng như một bài thơ, mẹ tôi nghiêng người dâng chén trà , một ngón giữa đỡ lấy đáy chén, ngón trõ và ngón cái nhẹ nhàng trên miệng chén. Những ngón sen hồng nở hoa trên màu chén mộc tịnh một ý niệm trong trẻo. Bố tôi cũng nghiêng người đón lấy chén trà, xoay chén lại trong lòng bàn tay nâng lên cao ngang mũi, cho hương trà tỏa ra tràn ngập khứu giác, sau đó mới hớp nhẹ hớp đầu tiên cho toàn bộ vị giác cảm nhận hương trà. Và từ từ vị trà lan tỏa khắp cơ thể, tâm thái thư thã, tâm hồn chùng xuống, an nhiên tự tại chỉ trong một hớp trà.

Ngắm nhìn bố mẹ ngồi lặng lẻ bên nhau, nhẹ nhàng tao nhã nâng từng chung trà, dịu dàng trong từng mắt nhìn, như đã hiểu lòng nhau, tôi mới thấm thía lời mẹ nói, tình yêu thử thách qua ấm trà. Phải có duyên phận lắm mới tìm được nhau và giữ lại nhau qua tách trà trong như ngọc.

Bé Ba không chờ được để tìm tình yêu qua tách trà. Vào đại học Tổng hợp, em cắt phăng mái tóc dài, tham gia hầu hết các câu lạc bộ của sinh viên. Vài ba mối tình đến rồi đi , nhanh như gió thoảng. Cuối cùng em lấy chồng, anh chàng vưa mới tốt nghiệp đại học ở mỹ về, chỉ gặp nhau trong ba tháng là đã giục cưới gấp. Ngày vu quy của em xe hơi xếp dài đến đường lớn, mười mấy mâm lể phủ lụa đỏ lũ lượt ngập nhà tôi. Trong tiệc cưới chỉ có rượu Tây rót tràn trề, không ai nhắc đến chuyện uống trà. Tiền mừng cưới chú rể nhét căng phồng bao lụa đỏ. Tiệc vừa tàn hai vọ chồng đã vội vào phòng kiểm tra tiền mừng có trang trãi hết được chi phí nhà hàng bỏ ra.

Đêm đó về lại nhà, bố mẹ tôi lặng lẻ uống trà muộn trong gian phòng mờ tối, nặng nề.

Em, mãn nguyện sau tuần trăng mật về thăm nhà, cười rũ trước bộ ấm trà cũ kỹ của tôi.

- Chị vứt ngay cái bộ ấm trà mốc meo của chị đi. Đàn ông thời nay uống rượu không ai biết uống trà để chị thử đâu. Nghe theo em, em mai mối cho 1 ông vừa ở nước ngoài về, sành rượu , sành kiếm tiền. Đó mới là cuộc sống.

Tôi nghiêng người nhìn sâu vào tách trà, sau làn khói xanh mờ, bóng một người chìm dần vào đáy cốc. Mùi hương phảng phất.

Tôi vẫn tin ở đâu đó, người đàn ông nào đó, cũng như tôi đang nhìn vào tách trà đi tìm định mệnh của mình.

Và tôi sẽ chờ.
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #646 - 16. Dec 2013 , 12:24
 
16. Dec 2013 , 12:25
...

Mưa cuối đời thơ


Những cơn mưa
thổi xuống đời
Chiều mang mang
    nhớ
khung trời bỏ quên
Cửa thiên đường
    hé
buồn tênh
Ta hay em
đã nổi nênh phận người
Cơn mưa giăng nửa môi cười
Chưa nguội yên
đã bốn mươi tuổi kề
Mây bình nguyên – nhớ sơn khê
Mở lòng đau
    nhớ
câu thề bữa qua
Gập ghềnh mỗi vế thơ ta
Khổ thơ em cũng lệ nhòa phấn son
Không bay qua lối rêu mòn
Mưa
    Ta
        Em
những mất còn trong nhau...


Phạm Văn Mận
Back to top
« Last Edit: 16. Dec 2013 , 15:23 by macco »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #647 - 16. Dec 2013 , 12:50
 
...

Con đã quên


Vợ sinh. Tôi đón cha lên thành phố. Nếu nói là đón mẹ lên thì thích hợp với hoàn cảnh hơn. Nhưng mẹ tôi đã xa cõi đời từ lúc tôi lọt lòng. Sự ra đi của mẹ, trong thâm tâm tôi vẫn luôn là một sự đánh đổi quá nghiệt cùng của tạo hóa, mà nỗi đau đớn còn dành lại một vị đắng ở đầu môi. Và người ở lại phải sống tốt cho cả hai phần đời. Tôi đã có thật nhiều cố gắng.

Cha tôi, người đàn ông lam lũ. Cha gầy, gầy lắm, mà không phải chỉ gầy do sức khỏe, mà thời gian đã ngấm dần trong từng thớ thịt cha, già cỗi và yếu ớt. Người đàn ông cô độc ngần ấy tháng năm của tôi. Bao nhiêu lần ôm cha ngủ. Từ bé, lúc lớn lên đi xa trở về, hay khi tôi đi làm có tiền thường gọi điện cho ông: “Cha, lên thành phố với con, con lo được mà”. Ông hỏi dò “có thiệt không đó, cu con, không để tiền cua gái hả?” Rồi ông cười khà khà. Hôm sau đã có mặt ở nhà tôi. Mang nào gà, nào vịt, nào trái cây. Và không quên mang theo một cúc rượu để cha con nhâm nhi. Nhưng sao lần này nằm cạnh ông, nhìn ông ngủ, tôi …tôi không diễn tả nỗi cảm xúc của mình. Nước mắt ở đâu cứ như nước sôi đang đun trào, cứ thế đẩy vung mà ra. Chắc vì tôi mới được làm cha, chắc lẽ thế.

Tôi lấy vợ rất muộn. Vợ là người thành phố, con nhà danh giá. Nhưng với nỗ lực và cố gắng của mình, tôi độc lập về kinh tế, không phải dựa bóng nhà vợ. Khi mọi người quây quần quanh thằng Mỏ (con trai yêu quý của tôi), nhìn nó kháu khỉnh đáng yêu quá. Nhà vợ rất đông người tới. Ai cũng đòi được bế thằng Mỏ nụng nịu. Bà ngoại thằng Mỏ (là người rất khó tính) nói “ông Nội bế cháu đích tôn một chút này”, cha đưa tay ra định bế thì bà ngoại khựng lại. “Trời ơi, tay ông nội sao thế, thế thì hỏng da của cháu mất….”. Bà ngoại giữ thằng Mỏ lại trong lòng, vừa nói vừa nhìn bàn tay cha tôi dò xét. “Ờ….vâng, tôi lỡ…để tôi…đi rửa..”.
Cha tôi ấp úng rồi đi ra nhà sau để rửa tay. “À, chắc ông mới làm than đó má”. Tôi nói đỡ, rồi theo cha ra sau. 

Mọi người lại xúm lại đòi bế thằng Mỏ. Cha tôi rửa tay, và đúng là ông làm than thật. Tức là ông phơi mớ than củi mang từ quê lên để cho vợ tôi nằm hong, khỏi nhức mỏi đau lưng sau này. Nhưng ông làm xong từ sáng sớm rồi kia mà, lẽ nào cha tôi đã già nên lẫm cẫm rồi, chẳng còn nhớ mà rửa tay nữa. Cha ơi… Thấy ông đứng cặm cụi rửa tay, khó nhọc. Tôi tiến lại “cha, để con rửa cho cha”. “Thôi đi cu con, hồi bé cha rửa tay rửa chân cho mày, giờ học đòi à, nhưng chưa đến lúc đâu….”. “Đưa con coi nào”, tôi giằng lấy tay ông. Trời ơi, hai bàn tay ông chai sần, những lớp da bị tróc mẻ, nham nhỡ đỏ lừ. “Cha bị sao thế, cha đừng rửa bằng xà bông nữa”…Tôi nói. “Ờ, hồi trước, hồi trẻ ấy, cha mày đi xây, bị xi ăn, bị dị ứng. Hôm qua tao thấy trước sân nhà mày có chỗ bị hỏng, tao hòa ít xi gắn lại. Ai ngờ lâu thế mà nó cũng bị lại…”
Ông nói rồi lững thững đi vào. Vừa đi vừa chùi chùi hai bàn tay vào áo, cái dáng còng còng như oặn trĩu bởi yêu thương. Cha bước đi không còn vững nữa rồi, năm tháng ơi.…..

*****
Là trưởng phòng kinh doanh một công ty, tôi đi tối ngày, tranh thủ chạy về lúc trưa, lúc tối muộn. Nên cha làm gì, mọi người làm gì tôi cũng không rõ hết. Nhà tôi ở ngoại ô. Có một khoảng sân nhỏ, trồng một ít cây cối. Trong những tháng ngày này, được làm cha, được sống trong cảnh gia đình sum vầy thế này. Tôi ngỡ cuộc đời như một giấc mơ. Hay đúng hơn là cuộc đời ai rồi cũng đến lúc sống đúng như một giấc mơ, khi đã cố gắng thật nhiều.
Từ chuyện bàn tay, mà cha chưa bế cháu Mỏ một lần nào. Không chỉ vì ánh mắt e dè của bà ngoại thằng Mỏ. Mà có lẽ ông tự ái (bệnh người già mà), ông muốn mọi người được vui. Và hơn hết ông thương thằng Mỏ, như bà ngoại nói “da cháu còn nhạy cảm, như thế là không tốt”.
Tôi cũng chỉ im lặng. Vì nghĩ mọi thứ đều hợp lý. Hay tại vì cha là đàn ông (yêu thương để trong lòng), ít ra cha cũng không như bà ngoại, khi một ngày không ẵm thằng Mõ vài lần nũng nịu là ăn cơm không nổi.

Thế là cha tôi, ngày ngày lầm lũi ngoài khoảng sân nhỏ. Ông nấu nước Vằng (một loại lá cho người đẻ uống rất tốt), ông quét sân, thỉnh thoảng qua chỗ mấy ông già cùng khu phố ngồi chơi. Rồi lại thỉnh thoảng về ngắm thằng Mỏ. Vợ tôi còn bảo “ở nhà ông còn giặt cả tả, quần áo cho Mỏ”. Mặc dù có bà ngoại, hay mấy cô em vợ tôi, mà họ toàn giặt máy. Nhưng khi chưa kịp bỏ vào máy là ông lại bê đi giặt tay. Bà ngoại cũng không muốn ông phiền lòng, nên cũng đành im lặng. Nhưng tôi biết sau đó bà ngoại lại lén bỏ vào máy giặt lại, may mà bà không để cha biết….

Thời gian cứ thế trôi đi, cuộc sống bình lặng êm đềm. Nhưng tình cảm trong tôi đang dậy sóng, vì từ Cha thiêng liêng, mỗi lúc vợ hay bà ngoại bế thằng Mỏ đều chỉ vào tôi bảo “gọi ba đi, ba ba, ba ba”. Thằng bé chỉ nhìn rồi cười, đáng yêu vô vàn vô tận. Cho đến một ngày, khi tôi đang đi công tác tỉnh, vợ gọi điện “chồng, về nhà đi, ông nội vào viện rồi”. Tôi về ngay, về liền. Cha tôi đứng lên chiếc ghế đẩu để phơi tả cho thằng Mỏ, bị trượt ngã. Khi tôi về đến nơi ông đã tỉnh, bác sĩ bảo chỉ bị chấn thương nhẹ, cần điều trị vài ngày là hết. Tôi thở phào. Bà ngoại và vợ nhìn tôi ái ngại. Tôi về nhà lấy đồ cho cha. Tôi lục túi của ông. Một ít quần áo, một tút thuốc quê đã hút phần nữa (cha tôi nghiện thuốc lá). Và…một cuốn sổ, nhỏ bằng lòng bàn tay, màu nâu cũ kỹ, một chiếc bút được kẹp ở giữa. Tôi tò mò, tôi mở nó ra, mở ngay trang đang kẹp bút. Tôi đọc: “Vậy là cháu nội tôi đã chào đời được một tuần. Nhìn con trai vui, mới biết mình đã già, đã sống hết phần đời mình mất rồi. Buồn vui lẫn lộn. Khi về bên kia gặp vợ, có thể an lòng. Nhưng mà sao già này buồn quá. Muốn được ôm thằng Mỏ vào lòng quá. Mà….Già này nhớ những tháng ngày xưa, khi vợ bỏ lại hai cha con ra đi, một mình nuôi con trai. Một mình bế nó trên tay, một mình cho nó uống sữa, một mình ru nó ngủ, trong đêm thâu. Ôi mới như hôm qua đây thôi, mà sờ lên mái tóc đã bạc trắng mất rồi. Con trai à, cháu Mỏ à, già này yêu hai cu lắm….Bàn tay chết tiệt này,sao mày lại giở chứng đúng lúc thế….”

Tôi lật tiếp những trang viết đầu, những ngày tháng đầu đời: “Vợ anh nhớ em, nhớ nhiều…anh không có gì để ví được”…. “Em yên lòng, anh sẽ nuôi con, anh sẽ sống cho cả hai cuộc đời, anh sẽ làm được…” “Vợ, anh không chịu được nỗi đau này…..” “Vợ ơi…” 
Dài lắm, tôi đọc mãi, đọc mãi, đến lúc những dòng chữ ngoệch ngoạc của cha nhòa đi bởi nước mắt tôi nhỏ xuống. Tôi mới dừng lại.
Cha viết nhật ký. Ông giấu tôi kỹ quá, giấu tài quá. Đàn ông như cây Lim cây Táu, mà tâm hồn ông như Liễu như Mai, rũ xuống vì yêu thương, rũ xuống vì tình cảm, rũ xuống vì cô độc. Ôi, cha già của con ! “Anh ơi làm gì lâu thế, làm đưa đồ vào cho nội thay đi, anh còn ngủ ư”. Vợ tôi kêu vọng lên lầu. “Ờ…anh biết rồi….”.

Tôi quẹt nước mắt. Gấp nhật ký của cha, bỏ lại cẩn thận. Tôi phải lén đi ra, bởi không muốn ai nhìn thấy mình đang khóc, rồi phi ngay xe tới bệnh viện. Cứ tưởng được làm cha, cảm thấu được nổi thương xót khi cha mình đã ở tuổi xế chiều. Nhưng mà, thực sự giờ tôi mới nghiệm ra một điều, là với cha mẹ, dù mình có đi mòn cả lối đời cũng không thể nào thấu hết những tình thương yêu mà họ dành cho con cái. Không thể hết được đâu. Cho nên, dù ở vị trí nào, cũng chỉ biết sống cho tốt, cho thật tốt, thế mà vẫn cảm tưởng như tình cảm mình đáp lại cho mẹ cha cũng chỉ là gáo nước giữa đồng khô nắng cháy mà thôi. 

Những hình ảnh về cha hiện lên trong đầu, mắt tôi đỏ ngầu hoen lệ, chứa chan. “Cha…”, tôi mở cửa phòng bệnh viện. “ Gì đấy cu con, cha đây mà, cha có trốn đi đâu chớ, cái thằng này”. Cha vẫn gọi tôi như thế. Cả phòng bệnh đông lắm. Cha tôi ngồi dựa vào tường, tay đưa gói bánh cho đứa trẻ con ai ở giường bên, cha bụm bụm vào má nhóc con đó. Tôi chạy lại, mặc kệ ai nhìn, mặc kệ là gì đi nữa, tôi ôm lấy cha. Tôi quay mặt vào tường, cho những giọt nước mắt lăn chảy không ai thấy, tôi nói trong tiếng nấc: “Cha, xin lỗi cha, con đã quên……”.
Bệnh viện âm thanh ồn ả vốn dĩ, mà sao tôi nghe yêu thuơng đập đầy nơi tim......

Một kẻ Bần Hàn

Back to top
« Last Edit: 16. Dec 2013 , 12:51 by khieulong »  
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #648 - 16. Dec 2013 , 13:51
 
...

Cươi.... thứ hai
          Giáng Sinh năm vừa rồi, tôi có tặng cho bà già vợ tôi một mảnh đất thiệt to trong một nghĩa trang thành phố rất đẹp để mai này bả có… đi thì có chỗ đẹp.
          Giáng Sinh năm nay, vợ tôi muốn biết tôi sẽ mua quà gì cho má của bả.
          Tôi nói: Mua quà làm gì, quà năm rồi bả chưa xài tới mà mua quà mới chi cho tốn tiền.
          Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Back to top
« Last Edit: 16. Dec 2013 , 13:51 by Ngố »  
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #649 - 16. Dec 2013 , 14:40
 
em ngộ mời cả wuán en wuà vặt nhang:

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...
...

...


...

...

...

...

...

...

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #650 - 16. Dec 2013 , 18:07
 
Ngố ơi ,
Cái lày là chít ngộ rùi a . Thèm ơi là thèm ...cái thuở ngày nao. Mời cả nhà nghe nhạc nhang. Chắc ai trong chúng ta , mà không có 1 tuổi thơ như trong bài hát này cả nhà nhỉ



...



Back to top
« Last Edit: 16. Dec 2013 , 18:07 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #651 - 17. Dec 2013 , 09:48
 
...
Thân chúc các anh chị em , các bạn một mùa Giáng Sinh vui tươi
Một năm mới an lành , sức khoẻ với mọi điều như ý !

Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #652 - 17. Dec 2013 , 09:52
 
...
Mery Christmas and Happy New Year em Mây Say !
Người luôn cho cái cảm giác tình thân với mọi người trong cái chợ chiều nhỏ bé này ,
You're so lovely and sweet!
Back to top
« Last Edit: 17. Dec 2013 , 09:56 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #653 - 17. Dec 2013 , 10:07
 
...
Many thanks to em Ngố ,
người đã cho chợ chiều những giây phút thật vui....
cũng như những cảm xúc trầm lắng qua những dòng nhạc êm đềm...phiêu lãng...
You're the best Ngố ơi ! I always remember you !
Back to top
« Last Edit: 17. Dec 2013 , 10:08 by khieulong »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #654 - 17. Dec 2013 , 10:44
 
khieulong wrote on 17. Dec 2013 , 10:07:
...
Many thanks to em Ngố ,
người đã cho chợ chiều những giây phút thật vui....
cũng như những cảm xúc trầm lắng qua những dòng nhạc êm đềm...phiêu lãng...
You're the best Ngố ơi ! I always remember you !


  Vâng , em Ngố rất dễ thương và anh Ngáo của Ngố cũng mần...thơ hết xẩy.

...

Thương tặng Ngố cái nầy và chung cho phái nử trong Chợ Chiều.

...

và thân tặng quý anh trong Chợ Chiều tuy nhỏ bé , nhưng đầy...tình thân thiện.

...

  Em TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #655 - 17. Dec 2013 , 10:45
 
...

Mến chúc Tuyết Lan và bầy chim ríu rít một mùa Giáng Sinh vui vẻ và một Năm Mới với ước gì được nấy nha !
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #656 - 17. Dec 2013 , 10:54
 
khieulong wrote on 17. Dec 2013 , 09:52:
...
Mery Christmas and Happy New Year em Mây Say !
Người luôn cho cái cảm giác tình thân với mọi người trong cái chợ chiều nhỏ bé này ,
You're so lovely and sweet!



...

Em TvMs rất cám ơn anh Shau' KL đã tặng quà tinh thần trong dịp lể Noel , hơn cả tuyệt vời.

" Đời là bể khổ " , nên TvMs rất ấm lòng khi vào sân trường với tất cả những người thân quý , như gia đình thứ 2 của mình , mọi ngày.

...

  Thân mến chúc chợ chiều Mùa Noel như ý.

  Em TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #657 - 17. Dec 2013 , 11:08
 
Many thanks to em Ngố ,
người đã cho chợ chiều những giây phút thật vui....
cũng như những cảm xúc trầm lắng qua những dòng nhạc êm đềm...phiêu lãng...
You're the best Ngố ơi ! I always remember you !



...

Grand merci anh Sháu, seo mà anh Sháu chúc sớm vậy còn cả từng nữa mà hihihi.....Thật ra anh Sháu khen khiến em ngộ méc cở wa' chừng, anh em mà khen gì,em ngộ giỏi lau chùi wuét dọn mà cứ hú một tiếng là em ngộ xức hiện ngay, hihihihahahahehehe.... Cool
Back to top
« Last Edit: 17. Dec 2013 , 18:26 by Ngố »  
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #658 - 17. Dec 2013 , 11:19
 

MÙA XUÂN CỦA NGƯỜI ĐIÊN
Phạm Phong Dinh


Sài Gòn những ngày cuối đông ủ ê như một người bệnh nằm trăn trở trên giường. Những tòa cao ốc xám xịt và rêu mốc oằn thân phiền buồn nhìn xuống những con đường đầy những chiếc xe đạp cũ kỹ bên dưới những chiếc lưng còng. Những chú heo từ trên những chiếc lan can lầu thò mõm ra khỏi những lỗ gạch tường nhìn khoảng bầu trời âm u, ngao ngán bỏ lửng chiếc máng còn một nửa thức ăn, điều gọi là thức ăn của những lát thân chuối xắt mỏng chát ngắt trộn với vụn cám đắng nghét. Thức ăn bạc bẽo như thế nên những cô chú heo rầu rĩ và ốm o.

Chỉ mới có mấy năm đón nhận hòa bình mà những tòa nhà cao ốc đẹp đẽ của ngày nào đã trở thành dột nát, loang lổ và xấu xí đến mủi lòng. Thầy thợ, công nhân, giáo chức, cán bộ, viên chức nhồi nhét nhau, chen chúc ngụ cư trong những tòa cao ốc này. Cha chung không ai chăm sóc, nên cầu tiêu cầu tiểu nghẹt cứng hôi thối. Tường vôi ẩm thấp vì nước thải và phân heo chảy tràn lan đóng rêu xanh biếc. Những cánh cửa kêu than kẽo kẹt vì bản lề rỉ sét. Hàng đống rác bốc mùi thối rữa nằm dồn đống trên lề đường mỏi mòn chờ những người phu dọn rác è ạch kéo những chiếc xe cút kít đến.

Thành phố Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông giờ đây, trong một ngày cuối đông sắp sửa sang xuân ngơ ngác, cằn cỗi như một mệnh phụ nhan sắc đã phai tàn. Ngoài chợ Bến Thành hàng quán bán hàng xuân trong một khung cảnh nhộn nhịp nhưng gượng gạo và giả tạo. Lấy cái gì, có cái gì mà mua sắm để đón xuân sau những cú đổi tiền tàn bạo. Người dân sạch trắng túi, mỗi người chỉ còn vài tờ giấy lộn trong túi, mà chỉ sau vài tuần chúng đã nhàu nát thảm hại. Hình lão già cười toe toét trên những tờ giấy súc ấy trong cơn nhăn nhúm đã trở nên méo móm kỳ quặc.

Thạnh ngồi bên chân một cây cột đèn đường giở lon guigoz cơm ra ăn. Bữa cơm trưa thật đạm bạc. Có gì đâu, chỉ là một nhúm cơm ăn với xả trộn với mắm ruốc. Nhưng Thạnh hài lòng với thực đơn của chàng. Mua một miếng mỡ bầy nhầy loại rẻ tiền nhất, cho vào cái chảo gang cũ đã bể mất hết một cái quay hun lửa cho nó phọt nước mỡ ra, rồi đổ hổ lốn xả bằm với mắm ruốc vào. Vậy là Thạnh đã có được một tuần hay hơn thức ăn mặn để đưa những hạt cơm xam xám đầy những hạt bông cỏ vào chiếc bao tử lép kẹp của chàng. Người dân thành phố còng lưng đua nhau lượm những hạt sạn và hạt cỏ hằng hà sa số nằm chen lẫn với những hạt gạo vàng ngoách và đục ngầu. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, Thạnh chỉ muốn chui vào tấm mền nhà binh rách ngủ vùi, nên chàng chẳng buồn lượm sạn đá và hột cỏ, mà chúng có thể làm cho chiếc bao tử bị lủng và sưng phồng. Nhưng Thạnh cóc cần. Chàng chẳng phải đã là một con người chết rồi hay sao, chỉ là một cái xác chết tạm thời còn thở và đi đứng vậy thôi.

Vừa vá chiếc ruột xe đạp của khách hàng xong, mặt trời đã lên đến đỉnh đầu, chiếc dạ dày của Thạnh nhốn nháo đòi hỏi, nên Thạnh giở cơm ra ăn. Thạnh ngồi trên cái hộp gỗ đựng đồ nghề, duỗi cái đầu gối cụt được tháp vào bằng một cái chân gỗ, thoải mái tựa lưng vào cột đèn đường vừa ăn vừa ngước trông những chú heo trên tòa cao ốc bên kia đường. Thạnh nhìn cái bánh xe đạp, trời ơi cái ta-lông của nó chắc người chủ nghèo rớt mồng tơi, đã chằng không biết bao nhiêu là sợi nylon. Cái ta-lông của chiếc bánh xe làm Thạnh liên tưởng đến cuộc đời tan nát của chàng, mà ngày xưa ở lính người ta gọi là banh ta-lông mỗi khi đơn vị bị tổn thất tả tơi.

Nghề ngỗng hạ bạc, hôm đắt hôm ế, nhưng Thạnh vẫn thấy chàng còn may mắn lắm, bởi vẫn có thể kiếm được vài đồng tiền hình lão già râu để sống còn. Chàng có một mái nhà, không, một cái chòi lụp xụp bên con kinh nước đen mà khi ở tù về chàng đã theo các bạn tù thuộc dạng con bà phước đến lấn chiếm dựng lên. Bọn chàng thường cụng ly cười buồn với nhau, nhớ tiếc những ngày thương phế binh xuống đường cắm dùi giành đất.

Bỗng nhiên Thạnh có một cái cảm giác, rằng có một ai đang nhìn trộm chàng. Thạnh giật mình quay sang, thì chàng trông thấy một người đàn bà rách rưới đang ngồi xổm bên cạnh từ bao giờ. Thạnh đặt chiếc lon guigoz xuống lạ lùng hỏi:
- Chị cần gì, chị muốn sửa xe phải không?
Người đàn bà không trả lời, đôi mắt đục ngầu không ánh lên một vẻ cảm xúc nào, nàng nhìn chằm chằm vào chiếc lon cơm của chàng, miệng lẩm bẩm:
- Cơm, cơm, con tôi... con... con...

Thạnh quan sát kỹ hơn người đối diện, con tim chùng xuống trong một nỗi buồn. Trời ơi, chàng đã rách rưới lắm rồi mà nàng còn tả tơi gấp nhiều lần hơn. Chiếc áo bà ba đã sờn rách nhiều chỗ để hở cả da thịt, chiếc quần không biết phải gọi là màu gì, vì nó đã biến thành màu nâu đỏ, cái ống quần bị xẻ rách để thò ra một mảnh da trắng ngà. Thạnh ái ngại nhìn khuôn mặt lem luốc của người đàn bà dưới một mái tóc rối bời, cứng ngắt như những cọng rễ tre. Điều mà Thạnh còn có thể nhận ra với chút ngạc nhiên, sau chiếc mặt nạ xấu xí ấy vẫn còn vướng vất vài đường nét kiêu sa của một cô gái đẹp. Người đàn bà chợt thò tay chộp lấy chiếc lon cơm của Thạnh, nhưng đã nhanh hơn, Thạnh chặn lấy bàn tay của nàng:
- Chị làm gì vậy?
Người đàn bà thều thào:
- Cơm... cơm... con... con...

Thạnh buông tay người thiếu phụ ra thở dài ngao ngán, trong lòng rên lên. Một người đàn bà đã mất trí. Chàng đã nghèo kiết xác đến tận cùng, mà người đàn bà này vừa điên khùng vừa đói khổ hơn nhiều. Thạnh bần thần không biết phải phản ứng như thế nào, bởi chàng mới vừa ăn được một ít, cái thân thể trong độ tuổi tráng niên của chàng hãy còn cái cảm giác thèm thuồng cơm lắm, chàng khó thể nhịn đói đến chiều được. Nhưng nhìn người đàn bà thảm hại thế kia, Thạnh thấy không đành, có lẽ chàng phải uống nước lã trừ cơm vậy. Chị Hai bán thuốc lá ngồi cách chàng chừng năm, bảy thước nói với sang:
- Anh ơi, bà điên đó, đừng để ý làm gì!
Thạnh hỏi lại:
- Chị biết bà này không?
- Ừ biết, tui là người hàng xóm của bà ấy. Anh không biết đâu, ngày xưa bà ta là bà Thiếu Tá đi xe Jeep không hà. Chặc, giờ đây nghe nói chồng đi tù ngoài Bắc đã chết mất xác, bà Thiếu Tá nghèo đói thảm hại như vậy.

Thạnh giật mình động lòng. Thì ra là người vợ lính. Không cần biết ông ta là thiếu tá hay binh nhì, trước mặt chàng đơn thuần là người vợ của một chiến hữu trong cơn thất thế. Thạnh trao chiếc lon guigoz vào tay bà Thiếu Tá:
- Chị lấy đi, nhưng buổi chiều chị trở lại trả cho tôi cái lon nghe.
Ánh mắt người thiếu phụ sáng lên một nỗi vui mừng, nàng ôm chặt cái hộp nhôm trong lòng như một báu vật. Thạnh ngậm ngùi hỏi:
- Chị ăn gì chưa?
Im lặng. Người điên làm sao hiểu được, nghe được âm thanh của thế giới người tỉnh. Thạnh bảo:
- Chị ngồi đây chờ tôi, tôi mua bánh mì cho chị ăn.
Người điên chỉ nghe được hai tiếng bánh mì và ăn, nên nàng nhìn Thạnh có vẻ như hiểu chút. Thạnh khập khểnh đến cái xe bánh mì ở gần đấy mua một ổ bánh mì chan nước sốt thịt, điều mà cái túi tiền còm chàng có thể cáng đáng. Thạnh trở lại trao ổ bánh mì cho bà Thiếu Tá:
- Chị ăn đi.
Không khách sáo gì, người đàn bà chộp lấy ổ bánh mình đưa lên miệng nhai ngấu nghiến, hẳn nàng đã nhịn đói nhiều ngày lắm rồi. Thật tội nghiệp, người điên làm sao có thể sinh tồn trong cái xã hội mà tất cả mọi con người bình thường đều bị đày đọa đến tận cùng này. Đột nhiên, người đàn bà ngừng nhai, nàng cột sợi giây thun vòng quanh tờ giấy bọc bánh mì lập lại điệp khúc cũ:
- Bánh mì... con... con...
Thạnh hiểu ngay rằng người mẹ này muốn dành hết phần ăn cho những đứa con ở nhà. Ôi, cao cả làm sao tình mẫu tử thiêng liêng. Đã là người mất trí, mà trong tận đáy tiềm thức của nàng, thiên chức làm mẹ vẫn bừng sống mãnh liệt. Thạnh hỏi chị bán thuốc lá:
- Chị ơi, gia đình bà này bây giờ ra sao rồi?
- Còn sao với trăng gì nữa. Chồng đi tù chết, bà hóa điên, hai đứa con bệnh hoạn vì đói. Hàng xóm tụi tui cũng có giúp đỡ ít nhiều nhưng chính chúng tôi còn không biết ngày mai ra sao nữa, bữa đói bữa no.

Người đàn bà chợt đứng lên, nàng ôm chiếc hộp và khúc bánh mì bỏ chạy. Thạnh chống tay trỗi dậy muốn đuổi theo, nhưng chàng phải dừng, vì ngại khi chàng vắng mặt thì cái thùng đồ nghề, cái cần câu cơm của chàng sẽ mọc cánh bay mất. Thôi đành gắng chờ bà ta trở lại vậy. Chàng có linh tính rằng nàng sẽ trở lại. Nhưng Thạnh đã lầm. Thành phố đã lên đèn, bà bán thuốc lá đang dọn thùng chuẩn bị về mà bà Thiếu Tá vẫn biệt tăm. Thạnh hỏi chị:
- Chị Hai ơi, chị có thể cho tôi biết chỗ ở của bà Thiếu Tá không?
- Ừ, anh biết cái xóm nhỏ trong con đường hẻm dẫn xuống con rạch nước đen có đám rau muống không? Anh đến đó hỏi bà Thiếu Tá, chặc, hay hỏi bọn con nít nhà bà điên, thì ai cũng biết.
- Bà Thiếu Tá mà ở nơi tăm tối vậy sao?
- Cái anh này ngớ ngẩn, nhà cửa bị tịch thu, bà ta đem con chạy vào xóm tụi tôi cất chòi ở, còn có cái mái che mưa nắng là may lắm rồi.
- Nhưng tại sao bà ta điên, thiếu gì bà tá tướng có chồng đi tù và chết?
Chị Hai nhìn Thạnh bằng ánh mắt hờn trách:
- Anh ơi, mỗi người trong bốn triệu dân Sài Gòn này đều có một câu chuyện bi thảm riêng, chuyện nào cũng có thể khiến cho người ta hóa điên hay tự tử chết được.
- Nhưng ít ra câu chuyện của bà Thiếu Tá phải bi thương đến độ bà phải dở điên dở khùng như thế chứ?
Người đàn ba bán thuốc lá cắn môi, đôi mắt rơm rớm nước mắt:
- Là đàn ông, anh không thấu hiểu nỗi đau đớn của đàn bà chúng tôi đâu. Đói khổ chúng tôi còn chịu được chứ... chứ... Mà thôi anh cứ hỏi bà ta thì hiểu.
Cái tính tò mò thiên bẩm của loài người thúc giục Thạnh hỏi dồn:
- Thì chị cứ nói đi, tôi hiểu rồi thì biết đâu tôi chẳng hăng hái cùng hàng xóm của chị giúp đỡ cho bà ta.
Chị Hai bĩu môi:
- Nhìn anh rách rưới thảm hại thế kia mà đòi giúp đỡ ai.
- Ông bà mình dạy lá rách rùm lá nát mà chị.
Chị Hai thở dài sầu não:
- Chẳng lẽ tôi phải nói trắng ra với anh là người đàn bà đáng thương ấy đã bị bọn chó đẻ muốn làm nhục trong lúc chồng đi tù. Không thỏa mãn thì chúng đuổi bà ta đi, ăn cướp nhà người ta. Nhục nhã, chồng chết, con bệnh đói, anh không hóa điên thì anh hóa thành cái gì?

Thạnh rụng rời vịn tay vào cây cột đèn, chàng lảo đảo muốn ngã, đầu óc dao động, trước mắt chàng hàng vạn đốm sáng đủ màu sắc nhảy múa trong một điệu luân vũ điên cuồng như muốn trêu cợt chàng. Dẫu biết rằng chúng nó là một lũ quỷ không tim có thể làm bất cứ chuyện ác độc nào, nhưng mỗi lần nghe kể một câu chuyện thương tâm, chàng không thể không đau lòng. Ôi ở thành phố Sài Gòn này, mỗi một người dân đều mang mển trong lòng một câu chuyện bi thảm riêng. Nếu người ta có thể hứng được nước mắt của mỗi con người ấy thì có lẽ nó đủ góp nên thành một đại dương mặn đắng.

Theo lời chỉ dẫn của chị Hai bán thuốc lá, Thạnh dễ dàng tìm được cái chòi lá của bà Thiếu Tá. Cái chòi của chàng bên bờ con kinh nước đen đã tồi tàn lắm rồi, mà cái chòi của bà càng thảm hại hơn, không biết phải gọi là cái gì. Khi Thạnh đến thì con hẻm đã chìm trong một vùng ánh sáng mờ nhạt từ chiếc bóng đèn trên cao. Đã là mùa đông chớm sang xuân rồi, đâu có còn là mùa mưa nữa, mà con hẻm thật lầy lội, Thạnh bước lõm bõm trong bùn sình đặc quánh. Khi chàng gõ vào cánh cửa gỗ tạp khép lỏng lẻo trên một cái khung méo mó, thì chẳng có ai trả lời hết. Đứng đợi mãi sốt ruột, Thạnh buộc phải đẩy nhẹ cánh cửa thò đầu nhìn vào:
- Xin lỗi, có ai trong nhà không?
Bên trong tối đen như mực, nhưng có tiếng rên rỉ đáp lời chàng. Thạnh mở toang cánh cửa tìm chút ánh sáng, chợt chàng buột miệng kêu lên:
- Ồ, trời ơi!
Thạnh đã trông thấy gì? Người đàn bà đang nằm còng queo trên một chiếc giường ọp ẹp ôm trong lòng hai đứa con nhỏ, mà tiếng rên rỉ xuất phát từ đấy. Thạnh bước đến ngồi xuống nhìn cho rõ. Giữa vùng ánh sáng xám mờ, chàng trông thấy hai đốm sáng mệt mỏi từ một đứa bé gái, nó rên ư ử. Thạnh hỏi:
- Chị ơi, chị cho tôi hỏi?
Người đàn bà nằm bất động, Thạnh không rõ nàng ra sao rồi, nhưng đứa bé gái thều thào trả lời:
- Chú ơi, con khát... con nóng...
Thạnh ngồi phệt xuống đưa tay lên sờ trán con bé, chàng hoảng hốt kêu:
- Trời, nóng thế này, cháu làm sao vậy?
Con bé khóc:
- Con không biết, con mệt, con... con... đói, con khát.
Thạnh đành phải lay người đàn bà dậy:
- Chị ơi, chị dậy đi, con của chị...
Người đàn bà mở mắt ngơ ngác nhìn, trông thấy một cái bóng đen lù lù nàng kêu rú kinh hãi, ôm hai đứa bé rúc vào góc nhà. Thạnh trấn an người thiếu phụ:
- Đừng sợ, tôi đây mà, tôi là người vá xe đạp hồi chiều…
Đứa bé gái chợt ngã ra nằm dài trên sàn đất ngất xỉu. Thạnh bò đến kéo nó dậy ôm vào lòng:
- Cháu... tỉnh dậy đi!
Con bé mở mắt nhìn, Thạnh rùng mình nhìn thấy sự chết trong ánh mắt của nó.
- Cháu mệt lắm rồi, cháu thở không được...
Thạnh vỗ về con bé:
- Đừng lo, chú đưa con đi nhà thương.
Thạnh quay sang nói với người mẹ:
- Tôi đưa cháu nó đi bệnh viện, chị ở nhà chờ tôi đừng đi đâu nghe.
Thạnh đưa tay muốn sờ trán thằng bé trai trong lòng bà Thiếu Tá, nhưng bà ta đã co rúm người ôm chặt nó hơn. Thạnh đoán rằng nàng sợ chàng bắt nó đi. Thạnh nhẹ nhàng đặt mấy khúc bánh mì và chai nước xuống:
- Chị cho cháu ăn và chị cũng ăn cho lại sức.

Thạnh kêu xích lô đưa con bé đến phòng mạch chui của một người bạn trước kia là một sĩ quan trợ y trong quân đội. Trên đường đi thì Thạnh được biết con bé có cái tên rất đẹp là Trần Nguyễn Thùy Trang, mẹ nó là Nguyễn Thùy Trinh, còn chú bé út là Trần Nguyễn Quốc Trân. Người chủ gia đình là ông Trần Quốc Kiến. Ông Thiếu Tá thật khéo đặt tên cho con. Thạnh ngại không muốn đưa bé Trang vào bệnh viện, bởi ai người ta tiếp nhận những con người cùng khổ không có sổ hộ khẩu như chàng và Thùy Trang. Ông bạn vàng của Thạnh thật là một con người có tấm lòng, anh đưa cho Thạnh mấy viên Ampicyline:
- Con nhỏ này nó bị cảm lạnh, phổi có thể sưng, tôi cho nó mấy viên trụ sinh uống tạm, anh lấy cái toa này mua thêm thuốc cho nó.
Người trợ y thở dài sườn sượt:
- Tôi chỉ còn có ngần ấy, tôi đã cho ra quá nhiều đến nỗi bây giờ tôi không còn gì. Tương lai đen như cái mõm chó mực, chắc tụi mình đi móc bọc sớm!
Thạnh ấn vào tay bạn mấy đồng tiền, nhưng anh ta đã giãy nãy đẩy ra:
- Thôi ông ơi, ông rách nát tả tơi quá rồi, dẫu sao tôi làm chui cũng còn khá hơn ông nhiều. Ông giữ lấy mà mua thuốc cho nó.

Thuốc men đắt kinh khủng, và hiếm nữa, không loại trừ mua lầm thuốc giả. Nhưng Thạnh không còn sự chọn lựa nào khác, chàng đành dốc túi đến chỗ bán thuốc mà bạn chàng giới thiệu. Số tiền còm cõi của Thạnh mua chẳng được mấy viên thuốc, nhưng thượng đế lòng lành thương người hoạn nạn, hay có lẽ con bé đang trong độ tuổi trẻ còn chống cự được với bệnh tật nên nó đã vượt qua được cơn hiểm nghèo. Sau chuyện này, số tiền để dành ít ỏi của Thạnh cạn sạch, nhưng chàng thấy có bổn phận vẫn phải giúp đỡ cái gia đình của người chiến hữu không chân dung này. Nhờ sự giới thiệu của chị Hai, Thạnh nhận được một mối bán vé số cho con bé Thùy Trang. Thùy Trang đòi đi bán khắp thành phố, nhưng Thạnh đã bảo:
- Không, con cứ ngồi bên chú không đi đâu hết, bán được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
- Nhưng như vậy thì ế chết, lấy gì trả tiền cho người ta.
- Kệ nó, vé số ế biết đâu con sẽ trúng được... độc đắc không chừng.
Con bé miễn cưỡng ngồi bên Thạnh trên một cái ghế nhỏ, trước mặt là một kệ gỗ bày bán mấy tập vé số ít ỏi đến não lòng. Công cuộc bán vé số không mấy khá, con bé cứ đòi đi bán dạo, Thạnh đành miễn cưỡng ưng thuận:
- Được, nhưng con chỉ được đi từ đầu đường này đến đầu đường dưới kia rồi trở lại và không bao giờ biến mất trước mắt chú.
Con bé kéo thêm thằng Quốc Trân ra ngồi gần bên Thạnh, còn nó bắt đầu cuộc bán dạo. Công cuộc làm ăn xem chừng khấm khá hơn. Những khi trở về ngồi nghỉ, con bé tẩn mẩn nhặt mấy cái ruột xe lên xem rồi trề môi phê bình:
- Nói xin lỗi chú, chứ chú đánh giấy nhám không được tròn trịa, để con làm cho chú coi nè.
Con nhỏ khéo tay thật. Hai bàn tay nó vờn cái ruột xe cũ thoăn thoắt như một nhạc sĩ lướt trên phím đàn. Chẳng mấy chốc mà một cái vệt tròn trịa nham nhám đã sẵn sàng để Thạnh trét keo lên. Thạnh phục con nhỏ sát đất:
- Thùy Trang siêu thật, chú phải làm đệ tử của con thì đúng hơn.
Con bé mỉm cười hiền hậu:
- Từ nay khi có dịp con sẽ giúp chú vá xe.
- Ừ, mai sau này chú chắc là con nếu không làm kỹ sư thì cũng là bác sĩ giải phẫu tài ba.
Con bé cúi đầu cười buồn:
- Có ai người ta cho tụi con đi học đâu mà mơ chú ơi!

Thỉnh thoảng bà Thùy Trinh đến ngồi xổm bên chân cột đèn nhìn chú cháu Thạnh làm ăn. Thạnh không biết được liệu trong cái thế giới mờ mịt của những người mất trí, nàng có cảm nhận được những gì đang xảy ra trước mắt không. Thạnh nghĩ là có, bởi ánh mắt của bà luôn dành sự trìu mến cho những đứa con bé bỏng của bà. Thạnh ra chợ cũ mua mấy bộ quần áo rẻ tiền nhưng còn khá lành lặn đưa cho Thùy Trang:
- Mấy cháu mặc thay đổi, còn cái này tối về con thay cho mẹ.
Thùy Trang rưng rưng nước mắt:
- Chú là người dưng mà sao chú tốt với mẹ và tụi cháu quá vậy?
- Với mẹ và mấy con hay với ai thì chú cũng có bổn phận phải làm như vậy thôi.

Thạnh chạnh lòng nhìn sang bà Thùy Trinh. Chàng bảo con bé hàng ngày lau rửa thân thể và chải gỡ cho mẹ, nên giờ đây trước mắt Thạnh không còn là một người đàn bà dơ dáy lem luốc của mấy ngày trước, mà là một người thiếu phụ xinh đẹp hiền lành ngồi lặng thinh, co ro trong mảnh áo mỏng dưới những cơn gió bấc của mùa đông thổi về. Thạnh băn khoăn không biết cuộc sống vô nghĩa của gia đình ông Thiếu Tá Kiến và chính bản thân chàng sẽ kéo dài được bao lâu. Chàng còn lê lết tấm thân tàn tật này trên lề đường đến bao giờ… Thạnh không nhìn thấy được tương lai, bởi ngay cả hiện tại mà chàng cũng đã thấy nó đen tối như cái đêm ba mươi mà chàng sắp sửa đón nhận hôm nay. Thoắt cái đã là ngày Ba Mươi Tết rồi.
Con bé Thùy Trang bán xong một xấp vé số, nó quày trở lại vui vẻ nói với ông chú hờ:
- Tối nay mẹ và tụi con mời chú đến mừng giao thừa với gia đình.
Thạnh cười phì:
- Những người nghèo rách mồng tơi như chú cháu mình mà vẫn đón giao thừa sao?
- Phải đón chứ, nghèo đón theo nghèo.
- Ừ, chú sẽ đến, nhưng mà mẹ với mấy con định đãi chú món những gì đó?
Đôi mắt trong trẻo của Thùy Trang ánh lên vẻ bí mật:
- Chú đến thì sẽ rõ.
Thạnh cốc nhẹ lên đầu con bé:
- Ừ được, nhưng đừng bày vẽ tốn kém.
Chàng nói hơi thừa, bởi gia đình bà Thùy Trinh cái chòi lá trống trước trống sau, lấy gì mà bày vẽ. Con bé nhổm dậy định đi tiếp, thì chị Hai bán thuốc lá bỗng chạy sang mặt mũi tái xanh, chỉ có mấy bước mà chị thở hổn hển nói không ra lời:
- Anh Thạnh, Trang, Trân, ba mấy con đã... đã... về kìa...

Thạnh sửng sốt không tin những gì chị Hai vừa nói, chàng nhìn về hướng cái thùng thuốc lá của chị thì thấy một người đàn ông mặc một bộ y phục kaki cũ bạc màu, trên vai quảy một cái túi vải nhỏ chắp vá bằng những mảnh vụn ba lô cũ. Đúng là cung cách của một anh tù giống như bọn chàng mấy năm trước không lầm vào đâu được. Thạnh bàng hoàng đứng lên nhìn cho rõ hơn khuôn mặt khắc khổ của người tù, dù đã tàn tạ mà khuôn mặt chữ điền của ông vẫn còn vướng vất rất nhiều nét kiên nghị của một người lính. Người đàn ông nửa như chạy, nửa như ngập ngừng bước tới hỏi:
- Xin lỗi, anh là anh Thạnh, Trung Úy Thạnh?
Thạnh ngẩn ngơ cứ mãi nhìn người khách, trong ý nghĩ quay cuồng bao câu hỏi, chàng không nghe thấy ông nói gì. Ông khách ngồi xuống, gần như là quỳ trước mặt hai đứa bé, khóe mắt ông tràn đầy nước, ông run run nắm tay chúng giọng nghẹn đặc:
- Có phải mấy con là Thùy Trang và Quốc Trân, ba... ba... là ba... của các con...

Cuộc tương phùng trên hè phố trong ngày giao thừa, sự xúc động đã làm cho ông khách gục đầu xuống khóc òa, ông không nói thêm được gì nữa. Hai đứa bé ngơ ngác nhìn Thạnh cầu cứu. Thạnh ngồi xuống bên ông khách hỏi:
- Ông là... Thiếu Tá Kiến, Trần Quốc Kiến?
Người đàn ông ngước lên, đôi má sạm đen của ông đầm đìa nước mắt:
- Phải tôi là Kiến, còn Trung Úy...
Thạnh nắm tay ông Kiến vui mừng nói:
- Giờ này mà còn Trung Úy gì nữa ông thầy. Trời ơi, ông còn sống mà người ta nói ông chết rồi.
Kiến cười buồn:
- Đúng là tôi đã chết, bạn bè khiêng ra ngoài rừng chôn, nhưng thượng đế lại cho tôi sống, bạn bè lại khiêng vào. Có lẽ lời đồn đại tam sao thất bản về thành phố, người ta tưởng tôi đã chết.
Thạnh quay sang hai đứa nhỏ:
- Vui quá mấy con ơi, đây là ba con đã trở về. Thùy Trang có nhận ra ba con không?

Thùy Trang lạ lùng nhìn người đàn ông, trong cái ký ức bé thơ của nó những hình ảnh cũ ngày xưa lũ lượt hiện về. Ông Kiến đi tù lúc hai chị em Thùy Trang chỉ có mấy tuổi, mười năm sau ông trở về, những gì còn đọng lại trong tiềm thức của Thùy Trang dường như đã phai nhạt hết. Nhưng cái tình cha con thiêng liêng dường như có một mãnh lực siêu hình khiến cho Thùy Trang nhận ra ngay người cha đã chết của nó. Thùy Trang ngã vào lòng ông Kiến khóc lớn:
- Ba... ba...
Ông Kiến ôm hai đứa nhỏ vào lòng, cái thân hình gầy mòn nhưng mà cao to của ông ấp ủ hai con chim nhỏ dưới đôi cánh của một con đại bàng lớn bằng một tình yêu thương dạt dào. Chị Hai bỗng ú ớ kêu:
- Ông Thiếu Tá ơi, bà nhà ông đã đến kìa.
Kiến giật mình nhìn lên. Đây mới chính là điều mà ông trông chờ nhất. Ba cha con đứng nhìn người đàn bà từ xa đi đến, rồi nàng ngồi xổm xuống bên chân cái cột đèn quen thuộc. Ông Kiến nấc nghẹn gọi, giọng khàn đặc đứt quãng:
- Mình... mình... anh đã về...
Đôi mắt vô hồn của bà Thùy Trinh đăm đăm nhìn về một cõi vô hình nào mà chỉ nàng biết rõ. Bà không nhìn thấy ông Kiến, hay bất cứ người xa lạ nào khác. Nhưng tình mẫu tử kỳ lạ đã luôn khiến bà nhìn thấy mối nguy của những đứa con, Thùy Trinh nhảy đến giằng lấy hai đứa nhỏ từ trong tay ông Kiến:
- Con tôi... con tôi...
Ông Kiến nắm lấy bàn tay gầy guộc nổi đầy gân xanh của vợ khóc nức nở:
- Em... mình... mình... ra đến nông nỗi này sao, anh là Kiến của em đây!
Thùy Trinh ôm hai đứa bé vào lòng lùi dần, nàng sợ hãi muốn bỏ chạy, miệng lắp bắp:
- Con tôi... con tôi...
Thùy Trang lắc mạnh tay mẹ khóc lóc:
- Mẹ ơi... ba đã về...

Nhưng Thùy Trinh vẫn ngơ ngác như một cái cây vô tri, nàng buông hai đứa con ra rồi lại ngồi phệt xuống. Chứng kiến tấn bi kịch tương phùng, chị Hai cũng khóc. Vừa thấm nước mắt chị kể cho ông Kiến nghe chuyện gia đình ông, rằng vợ ông nổi điên là vì không muốn thân thể bị hoen ố, và vì bị đuổi ra khỏi nhà, nhưng trên hết là bởi nghe tin ông đã chết. Mặc cho người qua lại trên hè phố đứng nhìn, ông Kiến khụyu người xuống bên vợ khóc nấc từng lúc:
- Mình ơi, trời ơi... tội nghiệp mình biết dường nào.
Thạnh bước đến tìm lời an ủi:
- Ông thầy nên đưa bà về nhà trước rồi tính sau.
Khi mọi người đã ngồi trên chiếc giường ọp ẹp trong cái chòi lá tồi tàn, ông Kiến phục xuống lạy Thạnh:
- Anh Thạnh, Trung Úy Thạnh... xin anh nhận tôi mấy lạy này...
Thạnh kinh hoảng nhào xuống đỡ ông Kiến dậy:
- Thiếu Tá làm gì vậy?
Kiến ngã vào lòng Thạnh khóc lớn:
- Trung Úy Thạnh, suốt đời gia đình chúng tôi đội ơn Trung Úy.
Không dằn được cơn não lòng, Thạnh cũng khóc, hai người đàn ông ôm nhau nức nở như hai đứa trẻ bị mẹ đánh đòn oan.
- Ông thầy đừng nói vậy, mình là chiến hữu với nhau, tôi có bổn phận...
Độc giả không thích một cái kết cuộc quá bi thương vẫn có thể tin rằng thượng đế đã đang nhìn thấy hết những nỗi khổ đau của người trần gian và ngài sẽ cứu.

oOo

Năm năm sau. Cũng trong một ngày cuối đông sắp sang xuân, Thạnh cùng vợ và mấy người bạn trong cái xóm nhỏ bên bờ con kinh nước đen đang ngồi quanh bàn tiệc đón giao thừa, thì có một người khách lạ ăn vận tươm tất bước vào:
- Xin lỗi, đây có phải là nhà của ông Lê Văn Thạnh?
Thạnh đứng lên:
- Tôi là Thạnh đây, xin lỗi ông có gì cần?
Ông khách vui vẻ xoa tay:
- Tốt quá, xin mời ông ra ngoài nhận quà Tết.
Thạnh nhìn sang vợ ngơ ngác, trong lòng dậy lên một dấu hỏi to tướng. Thạnh có quen biết ai đâu mà nhận quà, hay là người ta lầm.
- Ông có chắc là tôi không?
Ông khách cười tươi:
- Ông là Trung Úy Lê Văn Thạnh, Tiểu Đoàn Địa Phương Quân ở Kontum? Nếu đúng thì xin ông ra nhận quà.
Thạnh nắm tay vợ cùng bước ra ngoài, ông khách bước theo chỉ vào… Trời ơi! Thạnh có nhìn lầm không? Một chiếc xe gắn máy bóng loáng, mới toanh.
- Đây là quà của gia đình ông Trần Quốc Kiến ở Hoa Kỳ gởi về, họ ân cần dặn dò tôi phải tìm đúng nhà ông Trung Úy Lê Văn Thạnh.
Ông khách vẫy một người đàn ông đang ngồi chờ trên một chiếc gắn máy khác ôm một gói to tướng đến:
- Còn đây là quà đón Tết của công ty bán xe Đại Phát chúng tôi. Hà hà, kính chúc gia đình Trung Úy sang năm mới tấn tài, tấn phát, vạn sự may mắn và an lành.
Vợ Thạnh gục vào vai chàng khóc thút thít:
- Anh ơi... em không thể tưởng tượng được.

Thạnh hiểu ngay rằng gia đình ông Kiến gởi về cho chàng một cái cần câu cơm. Từ nay gia đình nhỏ bé của chàng sẽ sống nhờ vào chiếc xe này. Mấy người bạn vây quanh nói lời chia mừng, Thạnh mở bức thư của ông Kiến ra. Một xấp tiền dầy cộm hiện ra trước mắt. Mắt nhòa lệ, những giòng chữ rắn rỏi của ông Kiến nhảy múa trên bàn tay run rẩy của Thạnh.

“Anh Thạnh rất thân mến của gia đình chúng tôi,
Đầu thư kính thăm anh chị luôn được mạnh khỏe và nhiều điều an lành. Đây là món quà nhỏ không phải của tôi hay của Thùy Trinh mà là của Thùy Trang với Quốc Trân gởi về cho chú thím của chúng nó. Các cháu vẫn luôn nhắc nhở những ngày ngồi bán vé số và cùng vá xe với chú Thạnh, mà chúng nó cho là những ngày đẹp đẽ nhất trong đời. Cháu Thùy Trang và cháu Quốc Trân nhắn lời là thế nào các cháu cũng về thăm chú thím Thạnh. Còn số tiền nhỏ mọn này, gia đình chúng tôi nhờ anh phân chia lại cho anh em chiến hữu trong xóm, gọi là chút quà mừng Xuân. Kèm theo đây là mấy hàng của vợ tôi gởi cho anh”.

Con tim như muốn vỡ ra trăm mảnh vì quá cảm xúc, Thạnh trao bức thư cho vợ đọc tiếp.

“Kính ân nhân,
Nhờ sự giúp đỡ của ân nhân mà tôi đã được trở về với thế giới của những người bình thường. Nhưng xin phép được gọi ân nhân là anh Thạnh. Anh Thạnh! Con bé Thùy Trang mà anh cứu sống đang rất bận rộn trong năm đầu tiên ở Trường Y, cháu sẽ theo đuổi ngành giải phẫu chuyên khoa. Thùy Trang nói vì đó là ước vọng, là lời anh nói với bé ngày xưa. Điều mà tôi luôn ghi khắc trong lòng cho đến trọn đời là xin anh cho gia đình chúng tôi được giữ mãi chiếc lon guigoz ân tình như là một báu vật của gia đình. Xin được kính lời thăm chị, kính chúc anh chị một năm mới vạn sự như ý và tốt lành. Thùy Trinh và gia đình”.

Phạm Phong Dinh

Back to top
« Last Edit: 17. Dec 2013 , 18:10 by Ngố »  
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #659 - 17. Dec 2013 , 11:24
 
Hehehe...nói nhìu thêm mắc cở, thui thì ta hãy hết lòng ví nhau nhang anh Sháu , chị Mây Say và cả wuán Grin



hihihihihi laugh12 rollingonthefloor
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 42 43 44 45 46 ... 93
Send Topic In ra