Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 50 51 52 53 54 ... 93
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 100511 times)
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #765 - 29. Jan 2014 , 08:46
 
Tết tới rùi mời cả nhà nhìn ngắm ngó trông coi cái PPS này của ông thầy Hy Văn cho bớt nhớ quê nhà  (em ngộ lụm dán vào)


http://www.authorstream.com/Presentation/nguyenminhhien-2059677-26-hoa-tr-ph-ng-...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #766 - 29. Jan 2014 , 21:28
 
...



Mai là Giao Thừa rồi đó , ngoài sân trắng tuyết phủ trắng thay cho xác pháo đỏ 1 khoảng sân nhà.  Tiếng pháo nở  đì đùng, tiếng rao hàng quảng cáo kem đánh răng Hynos vvvv   hình như nghe văng vẳng đu đây trong tiềm thức.  Ngày mai , em gái sẽ bận rộn vô cùng trên chùa , nên xin vào đây chúc Tết  cả chợ Chiều chúng ta 1 năm mới sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, an lạc kiết tường

Xin mời cả nhà nghe dăm bản nhạc Xuân của 1 thời bình yên thưở nọ.



Xuân Về
Nhac: Thẩm Oánh


...
Back to top
« Last Edit: 29. Jan 2014 , 21:29 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #767 - 30. Jan 2014 , 10:20
 
...

...

...

...

Chúc mừng năm mới đến với mọi người , mọi nhà trọn năm nhiều sức khoẻ và hạnh phúc như ý.
Sáng sớm 30 TẾt , Mây Say đã thấy bao nhiêu người xíp hàng chờ lấy lì xì của anh KL như đã hứa ( dạo nầy ít thấy vào đây , chắc bận đi làm 2 jobs để lì xì đó Ngố , TL ơi..hi.hi.)

TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #768 - 30. Jan 2014 , 20:25
 
...

Em ngố
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #769 - 31. Jan 2014 , 09:29
 
Vui ngày mồng một hehehe(sao không thấy lì xi ta????)



...

hehehe....
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #770 - 31. Jan 2014 , 20:10
 
Ngố wrote on 31. Jan 2014 , 09:29:
Vui ngày mồng một hehehe(sao không thấy lì xi ta????)



...

hehehe....

Dìa rồi dìa rồi em Ngố ui ! Chờ lãnh lương nên mới
lâu như vậy...Đầu năm em Ngố xông đất nên năm nay Chợ chiều sẽ vui vẻ woanh năm.....

...

Ngày mùng 1 tết chúc các cô em
Cười vui lên  cho lòng thêm ấm áp.
Ngước nhìn nhau cho hạnh phúc tràn đầy.
Lời chân tình  niềm tin mãi còn đây.
Nắm tay nhau cho yêu thương vĩnh cửu
Cứ  đợi chờ cho tình yêu hiện hữu ....
Chút nhớ nhau cho tim nhịp vấn vương
Làm wa trời hôm nay mới được lĩnh lương
Tặng các cô em coi như quà mừng tuổi ...
Lời chúc mừng  mấy cô em " Năm Mới "....

Ngàn lần như ý, Vạn lần như mơ, Triệu sự bất ngờ, Tỷ lần hạnh phúc.....

Anh Sháo
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #771 - 31. Jan 2014 , 20:17
 

...

Ý quên chưa móc mấy bao lì xì..thì làm sau mà cười chứ hỉ....
em Mây một nè , em Ngố một nè , em Lan một nè , em Đậu Đỏ một nè , em Đâu phọng một nè .....vậy là xong chục kết bia của ông anh rồi.....
Chúc Mừng Năm Mới....Vạn sự cát tường...nha.
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #772 - 31. Jan 2014 , 21:06
 

...

Năm Ngọ, nói chuyện ngựa

Kha Lăng Đa


Năm nay là năm Ngọ, tức năm con ngựa. Ngọ là con Giáp thứ 7 trong 12 con Giáp, kết hợp với chữ Giáp đứng đầu 10 Thiên Can thành năm Giáp Ngọ.


SINH HỌC TỔNG QUÁT VỀ NGỰA


Ngựa được nuôi bởi con người, được nhận dạng, phân loại bởi hình dáng và màu lông. Tầm vóc ngựa đua cao khoảng 14 tới 16 gang tay, nặng từ 400 tới 500 kg. Ngựa nhỏ nhất là ngựa Falbella cao khoảng 48 cm (19 inches) hoặc thấp hơn 5 gang tay và chỉ nặng 14 kg (30 pounds). Ngựa to nhất là ngựa Belgian cao 1 met 8 (6 feet) hoặc 18 gang tay, nặng 1.450 kg.


Ngựa có lông, bờm và đuôi dài. Lông ngựa mọc dày vào mùa Đông và rụng vào mùa Xuân. Những màu lông ngựa là đen, nâu, xám, màu kem, vàng và trắng. Bờm và đuôi ngựa có thể khác màu với màu lông ngựa. Mắt ngựa to nhứt trong loài động vật và lồi nên ngựa nhìn thấy xuyên suốt từ trước ra đàng sau. Ngựa có thể nhìn ban đêm thật rõ. Ngựa có sự khó khăn về nhận thức màu sắc. Nó phân biệt được màu đỏ và màu xanh nhưng không phân biệt được màu xanh dương và bóng xám.

Ngựa có hàm răng mạnh khoẻ. Ngựa đực thường có 40 răng, ngựa cái 36 răng. Giữa răng cửa và răng hàm đàng sau là một khoảng trống nên người ta lợi dụng nơi đó để dặt hàm thiếc. Ngựa có thể đóng kín mũi lại để tránh gió bụi. Đôi tai to lớn của ngựa có thể chuyển động để định hướng, thu nhận âm thanh.

Chân ngựa với khớp xương có sự cấu tạo đăc biệt nên nó chạy rất nhanh. Tốc độ tối đa của ngựa là 70 cây số/giờ (45 miles/hr)

Khi ngựa trưởng thành từ 1 tuổi trở lên, có thể kết bạn. Chu kỳ chấp nhận sự giao phối của ngựa cái là 21 ngày, nhứt là ở 5 ngày đầu. Chu kỳ nầy ngưng vào mùa Đông. Mùa Xuân là mùa ngựa sinh sản.

Ngựa sống liên kết và có sự cư xử hòa nhã với nhau để tránh sự tranh giành ăn, uống và tranh giành giao phối với ngựa cái. Chúng liên lạc với nhau bằng điệu bộ thể lý hơn là những âm thanh, thí dụ khi ngựa vảnh tai lại đàng sau là ra hiệu sự phản đối.

NGUỒN GỐC VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA GIỐNG NGỰA


Theo các nhà khảo cổ, ngựa có từ 50 triệu năm trước. Thoạt tiên, nó nhỏ như con nai, tên khoa học là Eohipus, chúng chạy rất nhanh để tránh thú dữ. Theo thời gian chúng tiến hoá hình dạng như ngày nay.

Khoảng 700 năm sau Tây Lịch, nhà tiên tri Mohammed tin tưởng mình là truyền nhân của đáng Allah đã đi rao giảng đạo Hồi bằng cách chỉ huy đoàn kỵ mã Ả-Rập dẫm nát Châu Âu. Kẻ bại trận phải chọn con đường theo Allah hay là chết. Đế quốc nầy mở rộng tới bờ Địa Trung Hải, sang Phi Châu, bao gồm cả Tây Ban Nha. Trước khi đế quốc nầy sụp đô, Tây Ban Nha đã bị cai trị hàng trăm nam. Do đó, ngựa Ả-Rập pha giống ngựa Tây Ban Nha thành một giống ngựa tốt và là tổ tiên của ngựa Châu Mỹ.

Mấy trăm năm sau, Thành Cát Tư Hãn kéo rốc cả bộ lạc với kỵ binh chiếm gần hết nước Trung Hoa, Tây Hạ, Triều Tiên, Ba Tư, Ấn Độ, Thổ Nhỉ Kỳ và một phần đất nước Nga Sô. Quân Mông có tài cưỡi ngựa cả ngày không biết mệt mỏi lại hung bạo, hiếu sát. Vó ngựa của kỵ binh Mông Cổ tới đâu. cỏ cũng không mọc nổi! Chúng gieo rắc tang thương khắp cõi Á sang Âu. Nhưng, hai làn sang xâm chiếm nước ta đều bị thảm bại vao đời nhà Trần (Trần Nhân Tông).

Sự lai giống ngựa theo sự bành trướng của đế quốc Hồi Giáo và Mông Cổ lan tràn khắp thế giới, trong đó ngựa Ả-Rập lai giống ngựa Tây Ban Nha, được gây giống ở các nước châu Âu, còn ngựa Mông Cổ thì được gây giống ở Á Châu.

Năm 1518, môt người Tây Ban Nha tên Don Hermando Cortés dẫn môt đoàn kỵ binh gôm 16 con ngựa đổ bộ lên Mexico tìm vàng. Nước Mỹ thời đó chưa có ngựa nên dân da đỏ thấy kỵ binh của Tây Ban Nha xuất hiên (nhìn xa như con vật 4 chân lại có đầu người) nên sợ hãi, bỏ chạy, mặc dù quân số đông gấp bội mà phải đầu hàng. Sau nầy, dân da đỏ học lóm cách cưỡi ngựa của Tây Ban Nha để săn bán và đánh trận, chống lại người da trắng. Sau nhiều trận đánh, người Mỹ thấy ngựa là chiến vật lợi hại của người da đỏ nên Đại tá Ronard Mckenzie đã nhận lệnh, chỉ huy đoàn kỵ binh thứ 4 đã thảm sát toàn bộ lạc Kiowas và 1.400 con ngựa!
Sau khi định cư ở Mỹ một thời gian, vào khoảng thế kỷ 16, di dân Tây Ban Nha không chịu nổi sự khắc nghiệt khí hậu của vùng đất mới nên rút toàn bộ về nước, bỏ lại tất cả gia súc, trong đó có ngựa. Chúng trở thành thú hoang, sinh sôi nẩy nở rất nhanh, rất nhiều.

Gần một thế kỷ sau, người Châu Âu trở lại Mỹ để khẩn hoang, canh tác thì ngựa đã chạy hàng đàn, có đàn gần cả chục ngàn con.

Năm 1918, nước Mỹ có 29 triệu con ngựa. Năm 1926, số ngựa chỉ còn 3 triệu vì bị ảnh hượng của nền văn minh cơ giới từ thế kỷ 20. Vậy mà cơ lực của xe hơi, máy cày, máy kéo, phi cơ.. kể cả sức tống của phi thuyền không gian đều lấy đơn vị là “Mã lực”. Thì ra dù con người đã văn minh, nhưng vẫn còn hoài niệm về ngựa, cho nên mới có tên “Mustang”cho loại xe thể thao đầu tiên, rồi đến Bronco I (ngựa chưa thuần hoá), Bronco II, rồi “Pinto” (ngựa lang), “Colt” (ngựa tơ).

PHIẾM LUẬN VỀ NGỰA


Người ta thường quan niệm đời người ngắn ngủi như ông Cao Bá Quát đã nói trong bài tho “Uống rượu tiêu sầu”:

Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,
Cảnh phù dù trông thấy cũng nực cười”

Ý nầy cũng giống nhu câu “ Thời gian như bóng câu qua cửa sổ”. Bởi vậy mà nhiều người yêu cuồng sống vội để không luyến tiếc khi tuổi đời đã bóng xé về chiều. Các cô, các cậu, các ông, các bà ăn diện bảnh bao, thường bị người đời mỉa mai rằng: “Con ấy, bà ấy,thằng ấy, ông ấy sao mà ngựa quá!”. Những kẻ xấu xa, gian ác thường bị người ta gọi là bọn “Đầu trâu, mặt ngựa!”. Bọn nầy thường hay kết hợp với nhau thành băng nhóm nên người ta phê phán là “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.

Những người đã phạm tội lỗi, không biết ăn năn cải hối mà vẫn tái phạm, người ta chê rằng: “Ngựa quen đường cũ”. Để trừng trị những kẻ phạm tội ác, ngày xưa ở La Mã có luật hành hình tội nhân bằng “Tứ mã phân thay”. Cách xử tử nầy trông thật khủng khiếp! Sau nầy, thế giới văn minh xet xử tội nhân theo pháp luật rõ ràng và tại các toà án, người ta có làm “Vành móng ngựa”- nơi phạm nhân đứng trước toà thọ án. Vành móng ngựa ngày nay để tượng trưng cho uy lực của pháp luật.
Cổ nhân đã dạy chúng ta trước khi phát ngôn phải uốn lưỡi bảy lần để không nói những lời quá dáng, xúc phạm đến kẻ khác. Lời dạy ấy được gói ghém trong câu: “ Nhứt ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (Một lời nói ra, bốn ngựa khó đuổi theo được). Trong xã hội loài người, có nhiều lời khuyên của cổ nhân hãy biết yêu thương nhau, trong đó có câu: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, để cho con người biết sớt chia vui buồn, gian khổ ... cùng nhau.


Trong những cuộc tranh đua về thể thao hay trên các lãnh vực khác, những người tưởng rằng sẽ thua nhưng rốt cuộc lại thắng, người ta cho đó là “Ngựa về ngược”. Những người lòng dạ trung trực, ngay thẳng người ta thường ví “Thẳng như ruột ngựa”. (Ruột ngựa dài 22m, có một khoảng gọi là manh tràng là một túi kín đáy, dài 1m, đường kính 0,20m co thể chứa 30 lít thức ăn. Manh tràng có nhiều vi khuẩn với nhiệm vụ làm lên men thức ăn làm cho sự tiêu hoá dễ dàng. Manh tràng là khúc ruột thẳng cho nên người ta nói: “thẳng như ruột ngựa”).


Theo những thầy tướng số thì những nàng “cuời như ngựa hí” là những nàng..rất dâm! Những anh trẻ tuổi tánh tình bốc đồng, tự cao, tự đại lại háo thắng, hay công kích kẻ khác, bị người đời cho rằng “Ngựa non háu đá. Thường trong số những người tài giỏi, có người hay có tật nầy tật nọ, hay trở chứng bất ngờ cho nên người ta nói: “Ngựa hay lắm tật” hay là “ Ngựa chứng ngựa hay. Khi bị công kích, bị giáng những đòn cân não quá đau đớn, người ta tức tối vô cùng, cái tức ấy được ví: “Tức như bị ngựa đá”, nhứt là khi bị người yêu phản bội.


Những cô nhẹ dạ non lòng thường bị những chàng “Sở Khanh” dụ dỗ rồi nửa chừng chàng “Quất ngựa truy phong” để cho nàng mang nỗi khổ đau của kẻ bị phụ tình. Để ví những gương mặt dài khác thường, người ta dùng câu: “Mặt dài như mặt ngựa’. Để chỉ sự lẻ loi của một người, người ta hay nói kẻ ấy “đơn thân độc mã. Chúng ta sống ở đời nhiều năm tháng mới thấu rõ nhân tình thế thái. Do đó, cổ nhân có câu:

“Trường đồ tri mã lực
Sự cụu kiến nhân tình”

Để nhắc nhở người ta phải thích nghi với hoàn cảnh sống, phải giao hoà tình cảm với người chung quanh, tục ngữ có câu: “Núi dốc khó cho ngựa, người trái tính khó cho người thân. Nếu chúng ta đã nhận được tiếng thơm là người tài giỏi thì phải giữ chữ tín với mọi người, không thay đổi lập trường, lời nói nên tục ngữ có câu: “Ngựa hay không thay dáng chạy, người tốt không đổi thay lời.
Người ta thường tặng bức tranh “Mã đáo thành công”cho những của hiệu kinh doanh, buôn bán trong ngày khai trương. Câu trên nếu viết đầy đủ gòm có 2 vế đối nhau theo lối văn biền ngẫu: “ Mã đáo thành công, kỳ khai đắc thắng”. Câu trên cũng có thể chúc cầu cho người trên đường lập công danh hay những người sắp ra quân đánh giặc.

Trên chiến trường ngày xưa, những chiến sĩ ngồi trên lưng ngựa thường là bậc trượng phu, khí phách, có “Tinh thần mã thượng”, không đánh người dưới ngựa. Tướng Mã Viện tức Phục Ba Tướng Quân đã bộc lộ chí khí nam nhi qua câu nói: “Đại trượng phu nên chết ở chiến trường, lấy da ngựa bọc thây mà chôn chớ không chết trên giường nhi nữ”. Người xưa ca tụng những người có chí lớn, ngồi trên yên ngựa nên có câu : “Mã thượng đắc thiên hạ”, nghĩa là ngồi trên lưng ngựa để giành được thiên hạ.

Lời nói của Mã Viện khiến người viết nhớ đến chuyện “Thượng Mã Phong”. Từ ngữ nầy nhằm nhắc nhở các “đấng trượng phu” coi chừng bị “đứt bóng” thình lình ở chốn.. phòng the vì chứng “Thượng Mã Phong”. Đó là chứng bệnh chết trên ..thân thể ngọc ngà của giai nhân (chớ không phải chết trên lưng ngựa ở chiến trường) vì chàng quá “happy” tuôn hết “hồ lô”sinh khí (không đóng nắp). Để chữa chứng bệnh nầy chỉ cần lấy vật bén nhọn như “cái trâm em cài” đâm vào đầu xương cụt cho chảy máu thì cứu được chàng, nhưng phải giữ nguyên vị trí cũ. Đừng hốt hoảng mà hất chàng “té xuống ngựa” sẽ không cứu được!

HÌNH ẢNH CON NGỰA TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM


Qua những tác phẩm nổi tiếng trong văn chương Việt Nam, hình ảnh con ngựa được lồng vào cho nhiều cảnh huống khác nhau rất sinh động. Trong tác phẩm “Chinh Phụ Ngâm”, nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn do Bà Đoàn Thị Điẻm dịch sang chữ Nôm, hình ảnh chàng trai xếp bút nghiên theo việc đao cung được diễn tả như sau:

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao,
Giả nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió Thu

. . . . . . . . . . . . .

Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử,
ới Man Khê bàn sự Phục Ba.
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chành sắc trắng như là tuyết in.

. . . . . . . . . .

Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.

. . . . . . .

Tiếng nhạc ngựa lần xen tiếng trống,
Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay.
Hà lương chia rẽ đường này,
Bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi.

Lúc chàng trai hào kiệt làm người chinh phu đi chiến đấu ở phương xa, hình ảnh con ngựa luôn gắn bó với chàng:

Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn,
Dòng nước sâu ngựa nản chân bon,
Ôm yên, gối trống đã chồn,
Nằm vùng cát tráng, ngủ cồn rêu xanh.

. . . . . . . . .

Tưởng chàng trãi nhiều bề nắn nỏ,
Ba thước gươm, một cổ nhung yên,
Xông pha gió bãi trăng ngàn,
Tên reo đầu ngựa, giáo lan mặt thành.
. . . . . . . . . . .

Chàng ruỗi ngựa dặm trường mây phủ,
Thiếp dạo hài lầu cũ rêu in,
Gió Xuân ngày một vắng tin,
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì.

Trong tác phẩm Kim Vân Kiều của Nguyễn Du, tác giả đã vẽ hình ảnh chàng Kim Trọng mặc áo xanh, cưỡi ngựa bạch đi du ngoạn trong tiết thanh minh rất đẹp:

uyết in sắc ngựa câu dòn,
Cỏ pha màu áo, nhuộm non da trời.
. . . . . . . .

Gió chiều như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn trông theo.
Dưới dòng nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu, bóng chiều thướt tha.

Trong đoạn Thúc Sinh từ giả Kiều để về thăm nhà, tác giả đã diễn tả hình ảnh buổi chia ly trong khung cảnh trời vừa chớm Thu:

Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong Thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Lúc Kiều bán mình chuộc cha, nàng nhờ em là Thúy Vân thay mình để nên chuyện tơ duyên với Kim Trọng vì kiếp nầy nàng đã lỗi nguyền với chàng:

Tái sinh chưa dứt hương thề
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.

Có một bài thơ nổi tiếng của Thanh Tịnh diễn tả sự mong chờ mòn mỏi của người chinh phụ qua bao tháng năm dài. Nàng nương song của, nhìn xa để tìm bóng ngựa hồng của người chinh phu về, nhưng đau buồn thay khi ngụa về, chiếc yên lại vắng bóng chàng kỵ sĩ. Bài thơ nầy tựa đề là “Mòn mỏi”:

Em ơi! nhẹ cuốn bức rèm tơ
Tìm thử chân mây khói toả mờ
Có bóng tình quân muôn dặm ruỗi
Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ

Xa nhìn trong cõi trời mây
Chị ơi! em thấy một cây liễu buồn
Bên rừng em hãy lặng nhìn theo
Có phải chăng em ngựa xuống đèo?

Chị ngỡ như chàng lên tiếng gọi
Trên mình ngựa hí, lạc vang reo

Bên rừng ngọn gió rung cây
Chị ơi! con nhạn lạc bầy kêu sương
Tên chị ai giao giữa gió chiều
Phải chăng em hởi tiếng chàng kêu

Trên dòng sông lặng em nhìn thử
Có phải chăng người của chị yêu?

Sóng chiều đưa chiếc thuyền lan
Chị ơi! con sáo gọi ngàn bên sông
Ô kìa bên cõi trời Đông
Ngựa ai còn ruỗi dặm hồng xa xa

Nầy lặng em ơi! lặng lặng nhìn,
Phải chăng mình ngựa sắc hồng in
Nhẹ nhàng em sẽ buông rèm xuống
Chị sợ trong sương bóng ngựa chìm


Ngựa hồng đã đến bên hiên
Chị ơi! trên ngựa chiếc yên..vắng người

Ông Nguyễn Đình Chiểu, tác giả của tác phẩm “Lục Vân Tiên”có làm một bài thơ vịnh con ngựa Tiêu Sương là ngựa quý của vua nhà Lương. bị vua Tống sai người bắt trộm, nhưng ngựa có nghĩa, nhớ cố quốc, nó bỏ ăn cho đến chết. Bài thơ ấy tựa đề là:


Ngựa Tiêu sương

Tiếng đồn ngàn dặm ngựa Tiêu suong,
Lầm đứa gian mưu nghĩ khá thương.
Giậm vó chẳng màng ăn cỏ Tống,
Quay đầu lại hí nhớ tàu Lương.
Chẳng cho chủ khác ngồi lưng cổ,
Thà chịu vua ta nắm khớp cương.
Ngựa nghĩa còn cưu nhà nước cũ,
Làm người bao nở phụ quê hương.

Một điển cố văn học “Ngựa hồ hí gió Bấc, chim Việt đậu cành Nam’, nguyên chữ Hán là:” Hồ mã tê Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi’, cũng mang ý nghĩa thương nhà nhớ nước như bài thơ trên. Nước Hồ ở phía Bắc nước Trung Hoa có môt loài ngựa quý, khi bị đem cống cho Trung Hoa, mỗi lần nghe hơi gió Bấc thì nó cất tiếng hí vang. Nước Việt ở phía Nam Trung Hoa có một loài chim quý, khi bị đem cống cho Trung Hoa, nó tìm cành cây ở phía Nam mà đậu. Loài vật còn có nghĩa đối với nước non, sao con người lại nở vong ân với Tổ Quốc!

Theo câu nói đầy chí khí hùng anh của Tướng Mã Viện nêu trên phần phiếm luận nên có điển tích văn học là “Mã cách lý thi”( Da ngựa bọc thây). Bài cổ thi tựa đề là “Lương Châu từ” cũng nói lên hào khí của người chiến sĩ sắp lên yên ngựa để xông pha nơi chiến địa:

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

Bài dịch thơ ( của Tô Kiều Ngân ):

Rượu Bồ đào, chén dạ quang,
Mới vừa muốn uống đã vang tiếng tỳ.
Say nằm trận địa, cười chi?
Xưa nay chinh chiến người đi không về.

Thời xưa, những nho sinh theo việc bút nghiên, giồi mài kinh sử, được vợ hiền tần tảo sớm hôm nuôi chàng ăn học với ước mong một ngày chàng đổ đạt hiển vinh “Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”.

Ca dao Việt Nam cũng có những câu ca dao mang hình ảnh con ngựa phi:

Rồng chầu xứ Huế
Ngựa tế Đồng Nai
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài
Thương người xa xứ lạc loài tới đây
Tới đây thì phải ở đây
Bao giờ bén rể xanh cây mới về.

Trong kho tàng cổ văn Việt Nam, có tác phẩm “Lục súc tranh công” kể chuyện 6 con vật trâu, chó, ngựa, dê, gà, heo tranh nhau kể công. Đầu tiên, trâu ganh tị với chó, chó cãi lại rồi chó ganh tỵ với ngựa, ngựa ganh tị với dê, dê ganh tị với gà, gà ganh tị với heo. Sau, nhờ chủ nhà giải hòa, sáu con vật cảm thông nhau và con nào cũng an phận làm công việc của con ấy. Xin trích một đoạn ngựa bị trâu, chó công kích nên nổi giận, phản kích:

. . . . . . . . . . . .

Ngựa nghe nói tím gan, nổ phổi
Liền chạy ra hầm hí vang tai
“Ớ nầy nầy, tao bảo chúng bây
Đố mặt ai dài bằng mặt ngựa?

Tuy rằng thú cũng hai giống thú
Thú như tao ai dám phân lê
Tao cũng từng đi quán về quê
Đã ghe trận đánh Nam, dẹp Bắc

Mỏi gối nưng phò xã tắc
Mòn lưng cúi đội vương công

Ngày ngày chầu chực sân rồng
Bữa bữa dựa kề loan giá

Ông Cao Tổ năm năm thượng mã
Mới dựng nên cơ nghiệp Lưu gia
Ông Quan Công sáu ải thoát qua
Vì cậy có Thanh Long, Xích Thố
. . . . . . . . . . . . . .

Hai câu thơ của vua Trần Thánh Tông ( tức Thánh Tông Thượng Hoàng vì vua tại ngôi là Trần Nhân Tông) còn ghi chép trong lịch sử khi quân Mông Nguyên sang xâm lược nước ta bị Trần Hưng Đạo với tài điều binh khiển tướng đã phá tan 50 vạn quân thù. Vua Trần Nhân Tông đem bọn tướng giặc bị bắt là Ô Mã Nhi, Phàn Tiêp, Tích Lệ, Cơ Ngọc đến trước chiêu lăng để làm lễ hiến phù. Thánh Tông Thượng Hoàng hân hoan khi thấy đất nước thái bình và chợt thấy chân của những con ngựa đá trước chiêu lăng bị dính bùn đất như đã xông trận trở về nên cảm hứng đặt 2 câu thơ:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu   

Dịch nôm:

Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông thiên cổ vũng âu vàng

NGỰA TRONG ÂM NHẠC VIỆT NAM


Hình ảnh con ngựa cũng được khai thác rất nhiều trong âm nhạc Việt Nam. Bộ môn Cổ Nhạc Miền Nam có nhựng bài bản như Lý Ngựa Ô Nam, Lý Ngựa Ô Bắc, Hướng Mã Hồi Thành, Sơn Đông Hướng Mã.. Tân nhạc thì có rất nhiều bài có đề cập tới ngựa như:

- Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang ( của Ngọc Chánh và Phạm Duy)

- Ngựa Phi Đường Xa ( của Lê Yên )

- Người Kỵ Mã Trong Sương Chiều ( của Văn Sanh )

- Ngẫu Hứng Ngựa Ô ( của Trần Tiến )

- Chàng Dũng Sĩ Và Con Ngựa Vàng ( tức Đạo Ca 3 của Phạm Thiên Thư và Phạm Duy )

- Ngựa Hồng ( tức Rong Ca 9 của Phạm Duy )

- Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa ( của Lê Uyên Phương )

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhiều nhạc phẩm mang hình ảnh con ngựa mặc dù tựa đề không mang chữ ngựa như nhạc phẩm:

- Một cõi đi về (...một ngày đầu Thu nghe chân ngựa đi về chốn xa...)

- Dầu chân địa đàng (...ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần...)

- Xa dấu mặt trời (...vó ngựa trên đời hay dấu chim bay...)

- Xin mặt trời ngủ yên (...ôi chinh chiến đã mang theo bạn bè, ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương...)

- Phúc âm buồn (...ngựa xa rồi, người vẫn ngồi, bụi về với mây...)

Các nhạc sĩ khác cũng có những nhạc phẩm mang hình ảnh con ngựa như:
- Hát trên đồi Tăng Nhơn Phú ( của Vũ Đức Sao Biển )

(...ngựa hồng bao năm rồi tìm cuộc vui, sao quanh đời ta còn vọng mãi chút hương xưa ngày thơ ấu...)

- Sài Gòn ( của Y Vân )

(... ngựa xe như ngước trên đường vẫn qua mau...)

- Chinh phụ ca ( của Phạm Duy )

(...ngựa hồng âu yếm bước sang , trên lưng có chàng trai tráng...)

- Ghé bến Sài Gòn ( của Văn Phụng )

(... ngựa xe như nước rộng ràng... ) . . . . . . . . . . . . .

NHỮNG CHUYỆN VỀ NGỰA


1- Chuyện Phù Đổng Thiên Vương và con ngựa sắt.

Đời vua Hùng Vương thứ 6, có giặc Ân hung bạo sang xâm chiếm nước ta, không ai chống nổi. Vua sai sứ đi rao, tìm nhân tài dẹp giặc. Bấy giờ ở làng Phù Đổng (nay thuộc huyện Võ giang, tỉnh Bắc Ninh) có một đứa bé xin đi đánh giặc Ân. Sứ giả về tâu với vua. Vua lấy làm lạ truyền cho đứa bé nhập triều. Đứa bé xin đúc cho một con ngựa sắt và cái roi cũng bằng sắt, Khi ngựa và roi đức xong, đứa bé vươn vai thành người cao lớn lên một trượng rồi nhảy lên lưng ngựa, cầm roi đi đánh giặc. Sau khi phá tan giặc Ân, người và ngựa đến Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, lập đền thờ ở làng Phù Đổng, về sau phong là Phù Đổng Thiên Vương.

2- Chuyện Tái Ông Thất Mã.
 
Ở gần cửa ải, có một ông già bị mất một con ngựa. Mọi người đều tỏ ý tiếc cho ông. Ông nói: “Biết đâu đó lại chẳng là điều may mắn!”. It lâu sau, con ngựa ấy dẫn một con ngựa Hồ là loài ngựa tốt về nhà ông. Mọi người đều mừng cho ông già. Ông nói: “ Biết đâu đó chẳng là cái hoạ”.

Đứa con trai của ông rất thích cưỡi con ngựa Hồ, chẳng may ngựa phi nhanh quá, nó té ngựa và bị què chân. Mọi người lại đến an ủi ông già. Ông ta nói “ Biết đâu đó lại chẳng là phúc lớn”.

Năm sau, quân Hồ tràn vào, trai tráng bị bắt lính, ra trận chết rất nhiều, riêng con trai của ông già bị què chân nên không bị bắt lính.

3- Chuyện bộ xương ngựa đáng giá ngàn vàng.

Năm 318 trước Công Nguyên, nước Yến có loạn. Lợi dụng thời cơ nầy, nước Tề tiến đánh nước Yến, giết chết Yến Vương Khoái. Ít lâu sau, Yến Chiêu Vương lên ngôi. Để thu hồi đất đai bị mất, Yến Chiêu Vương đến nhà Quách Hoè, một hiền giả của nước Yến trước đó để hỏi kế sách thực hiện ý muốn của mình. Quách Hoè thưa rằng:

- Nhà vua nào xây dựng được nghiệp đế là do đã biết coi người hiền là thầy giáo của mình. Nhà vua nào xây dựng được nghiệp vương là do đã coi người hiền là bạn của mình. Nhà vua nào hoàn thành được nghiệp bá là do đã coi người hiền là đại thần, còn vị vua nào không giữ được đất nước của mình là do coi người hiền như kẻ nô dịch của mình. Nếu bệ hạ thực sự muốn nghe lời chỉ bảo của người hiền, cung kính lễ phép, coi họ là thầy thì mọi người hiền trong thiên hạ sẽ quy tụ về nước Yến. Yến Chiêu Vương nói:

- Trẫm thực lòng muốn học tập tất cả mọi người hiền, chỉ có điều không biết trước hết nên gặp gỡ ai là thích hợp nhất?

Quách Hoè không trực tiếp trả lời câu hỏi của nhà vua mà ông kể cho nhà vua nghe câu chuyện sau đây:

- Đời xưa, có một vị quốc vương đã bỏ ra một ngàn lượng vàng để tìm mua một con thiên lý mã, nhưng 3 năm trôi qua mà vẫn không mua được. Có một vị đại thần tâu xin chịu vất vả vì bệ hạ một chuyến. Sau 3 tháng, vị đại thần tìm được một con thiên lý mã, nhưng nó đã chết!. Ông liền bỏ ra năm trăm lượng vàng để mua bộ xương con ngựa ấy đem về. Vị quốc vương kia giận dữ, quát mắng:

- Ai cho phép nhà ngươi dùng số vàng lớn như vậy của trẫm để mua về một bộ xương ngựa?

Vị đại thần nọ tâu:

- Một con thiên lý mã đã chết mà đã dám mua tới năm trăm lượng vàng, huống hồ chi một con thiên lý mã đang sống thì sẽ mua tới bao nhiêu? Người trong thiên hạ tất nhiên ai nấy đều cho rằng bệ hạ thực sự muốn mua thiên lý mã và nhứt định họ sẽ đem thiên lý mã tới cửa triều đình.

Quả nhiên chưa đầy một năm, nhà vua đã mua được 3 con thiên lý mã vừa ý. Kể xong câu chuyện. Quách Hoè thưa

- Ngày nay, nếu bệ hạ thực sự muốn cầu tìm người hiền tài làm thầy dạy thì xin hãy bắt đầu từ thảo dân. Ngay đến Quách Hoè tôi, sức hèn, tài mọn mà còn được nhà vua trọng dụng thì những người có tài hơn thảo dân sẽ nghĩ sao? Nhứa định từ nơi xa ngàn dặm họ sẽ vội vàng tìm đến đây thôi!

Yến Chiêu Vương thấy có lý bèn xây cho Quách Hoè một ngôi nhà và thật sự coi ông là thầy dạy.

Câu chuyện lan truyền ra nhiều nơi, rất nhiều người hiền tài từ khắp các nước chung quanh kéo tới gặp Yến Chiêu Vương. Yến Chiêu Vương nhờ dựa vào họ, cuối cùng đánh bại nước Tề, thu hồi được những đất đai bị mất.

4- Con ngựa thành Troy

Hỳ Lạp trong thời thượng cổ, ở mạn Bắc Tiểu Á Tế Á có thành Troy là đô thị giàu có, dân cư đông đúc, Hy Lạp muốn đánh chiếm đã 10 năm mà không được. Tướng Odysseus của Hy Lạp bày mưu làm một con ngựa bằng gỗ rất lớn, rỗng ruột, có bánh xe để di chuyển. Ông cho một toán quân sĩ đục trong bụng ngựa rồi kéo quân, đẩy con ngựa gỗ đến trước cửa thành Troy, giả vờ như muốn khiêu chiến. Trong thành Troy, quân sĩ cũng chuẩn bị phòng thủ. Nhưng, quân Hy Lạp bỗng rút quân, làm như thay đổi ý định không tấn công thành Troy nữa. Họ bỏ lại con ngựa gỗ trước mặt thành.

Quan quân của thành Troy thấy vậy bèn mở cửa thành, đẩy con ngựa gỗ vào thành, mở tiệc ăn mừng..chiến thắng và thu được.. “chiến lợi phẩm”. Đêm ấy quan quân trong thành Troy say vùi trong men rượu. Đến khuya, toán quân trong bụng ngựa gỗ mở nấp, đu dây xuống, giết chết hết lính canh rồi mở của thành cho lực lượng quân Hy Lạp mai phục bên ngoài tràn vào đánh chiếm thành Troy.

LỜI CUỐI CHO CHUYỆN NGỰA

Năm Ngọ nào cũng nghe nhiều người bàn tán 4 câu sấm của ông Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:
 
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề, dương cước, anh hùng tận
Thân, Dậu niên lai kiến thái bình

Không biết 2 câu sấm nầy có ứng nghiệm vào năm Ngọ nầy và năm Thân, năm Dậu kế tiếp hay không? Nếu xét theo tình hình thế giới thì thì hy vọng 2 câu sấm ấy đoán đúng cho năm Giáp Ngọ nầy và năm Bính Thân, năm Đinh Dậu sắp tới. Ở Syria thì nhân dân nổi dậy muốn lật đổ chính quyền hiện tại. Ở Trung Đông thì Iran và Palestine muốn triệt tiêu Do Thái. Do Thái muốn đánh Iran trước khi Iran xài bom nguyên tử. Ở Á Châu thì Trung Quốc chiếm biển đảo của VN. Bắc Hàn đe doạ tấn công Nam Hàn. Nếu thực sự Bắc Hàn dám hành động thì Mỹ sẽ bênh vực Nam Hàn và liên minh của Mỹ sẽ có Ấn Độ, Úc châu. Nhật Bản. Trung Quốc sẽ bênh vực đàn em Bắc Hàn. Nếu Bắc Hàn dùng bom nguyên tử thì Mỹ cũng sẽ trả đũa bằng bom nguyên tử và Trung Quốc sẽ phải di tản số dân khổng lồ ở phần đất sát biên giới Bắc Hàn, kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái đến bi đát. Cộng Sản Việt Nam sẽ không còn chỗ dựa vào quan thầy nữa. Đó là cơ hội cho Dân tộc VN vùng lên lật bạo quyền để đất nước thoát khỏi ách thống trị độc tài của đảng CSVN, xây dựng lại nền Tự Do Dân Chủ, tạo cuộc sống ấm no hạnh phúc sau bao năm chịu thống khổ, lầm than. Đó là niềm hy vọng 4 câu sấm trên sẽ ứng nghiệm như vậy (?)

Kha Lăng Đa
Back to top
« Last Edit: 31. Jan 2014 , 21:09 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #773 - 31. Jan 2014 , 21:15
 
...

Những Màu Áo Mùa Xuân


Mùng ba em mặc áo xanh ...
Chùm hoa đào thắm trên cành chào xuân
Hàng cây dài nỗi bâng khuâng
Như ta ...vẫn mãi ngại ngần lời yêu

Mùng bốn em áo xanh rêu
Trái tim vẫn có nhiều điều thiết tha
Đưa tay hái nụ qùynh hoa
Trao em kỷ niệm món qùa yêu thương

Mùng năm áo tím vấn vương
Vàng tươi mai nở rợp đường nhà ai
Ừ thì xuân bất tái lai
Quên đi ngọn gió u hoài cuối đông

Mùng sáu áo đỏ sang sông
Em cô dâu giữa pháo hồng vương bay
Thế là xuân tận từ đây
Tình như sương khói tháng ngày yêu em ....


Khiếu Long
Back to top
« Last Edit: 03. Feb 2014 , 13:58 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #774 - 31. Jan 2014 , 21:36
 

...

Mẹ Gói Mùa Xuân Vào Lá Biếc
       

Con hứa mãi vẫn không về kịp Tết
Mẹ ơi, năm lại sắp hết nữa rồi
Nồi bánh tét cả một đời mẹ nấu
Chờ con về đau đáu bọt nước sôi.

Tàu lá chuối gói quê hương trong đó
Tay mẹ run gói chiếc bánh đâu tròn
Lần mò quấn mối dây còn chưa giáp
Thì làm sao cột nổi mẹ vào con!

Mùa nếp mới mẹ nấu buồn trong mắt
Ngọn lửa tàn theo than khói thắp khuya
Ngày Tết nhứt chờ con về xông đất
Mà mẹ nghe cuống rún đã chia lìa!

Con cũng muốn một lần về ăn Tết
Nhưng mẹ ơi, lại thất hứa nữa rồi
Mẹ hãy gói mùa xuân vào lá biếc
Gởi hết cho con giọt lệ lẻ loi…


Hư Vô
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #775 - 31. Jan 2014 , 21:49
 
...

Mùa Xuân Hồng Ân


Năm năm thấm thoát. Năm mùa Xuân lạ. Anh đã yêu từ lúc nào mà không thể xác định thời điểm, chỉ biết là năm mùa Xuân đã đi qua. Tình yêu trừu tượng và bí ẩn biết bao!

Trong một dịp sinh nhật cô bạn học, anh quen nàng thật hy hữu. Thấy anh đang ngồi lặng lẽ mình ên, một cô gái có ngoại hình “dễ nhìn” đến mời anh nâng ly, lóng ngóng thế nào mà làm đổ nước ngọt lên anh. Thế là “đi đời” chiếc áo “ăn nói” của anh rồi còn gì! Cô sững người, đỏ mặt và bối rối xin lỗi anh. Nhìn mặt thấy “thương” luôn. Chẳng ai lại nỡ giận lúc con gái “tỏ lòng sám hối” như vậy chứ nói chi anh. Thường thì anh rất thẳng tính, ít nói, nhưng gặp cô gái này bỗng dưng anh “biếu không” cho nàng một nụ cười hiền hết biết. Rồi hai người như quen nhau từ lâu, chuyện nổ như bắp rang. Từ đó, họ trở thành thân quen, thường điện thoại cho nhau và cùng nhau đi chơi.

Anh vui hơn khi biết nàng cũng có đạo Công giáo và luôn hăng say trong việc hoạt động truyền bá Lòng Chúa Thương Xót. Thì ra Thảo Trầm là thư ký của cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót giáo xứ Bình Thường, giáo hạt Vô Thường. Một cô gái trẻ mà “chịu” hoạt động công tác hội đoàn như vậy thì kể cũng… “đặc biệt” thật.

Thời gian cứ êm đềm trôi qua, như vừa vô tình vừa cố ý. Thời gian vừa nhanh vừa chậm, vừa ngắn vừa dài. Nắng mưa cứ luân phiên giao mùa. Công việc cũng giao mùa. Tình bạn “chuyển hệ” thành tình yêu theo đúng quy luật càn khôn. Hạnh phúc dâng trào. Tình yêu của họ vẫn thuần khiết như đóa huệ dù lòng họ không ngừng vỗ sóng yêu thương…

Đột nhiên, vào một buổi chiều, anh nhận được email của nàng. Anh nghe reo vui trong lòng. Nhưng anh chợt “xìu” ngay như trái bóng xì hơi khi thấy tờ giấy chỉ vỏn vẹn đúng 20 chữ (bằng tuổi nàng):

Anh,

Không đủ can đảm nói trực tiếp với anh. Mong anh thông cảm. Ba ngày nữa em xuất ngoại.

THẢO TRẦM

Thế thì… tiêu! Anh cười “xót xa” một mình. Anh hiểu. Thảo Trầm không đủ can đảm gặp anh lúc này. Anh cũng cảm thấy lưỡng lự, có lẽ không thể gặp nàng. Gặp lúc này chỉ thêm lưu luyến, có thể gây cho nàng khó xử, chồng chất thêm nỗi buồn mà thôi. Nàng không nói rõ nhưng anh cũng đoán được điều gì đó cần hiểu ngầm qua cách nói úp úp mở mở của nàng. Gia đình nàng không muốn họ quen nhau vì nhiều lý do. Có lẽ anh đoán đúng. Nỗi buồn chợt dâng cao, mênh mang và da diết. Dĩ nhiên anh không thể tiễn nàng dù lòng anh rất muốn, nhưng anh chỉ dám nhắn gởi lời từ giã và cầu chúc qua tin nhắn điện thoại: “Chúc em bình an”. Có thể chuyện tình của họ cũng ngắn ngủi và mau qua như mưa bóng mây!
Thời gian lặng trôi. Có yêu mới thấm thía thế nào là nỗi khổ ray rứt tâm can. Nỗi nhớ quay quắt. Ý nghĩ rối bời, đan xen lung tung… Lòng cứ dặn lòng thôi mơ nhưng mộng lại càng đầy, càng nhiều. Vu vơ chờ, mong manh đợi, dẫu biết chiêm bao chỉ là mộng mị. Rồi tình cũng chỉ còn là vài trang giấy.

Những lá thư thưa dần theo thời gian, rồi bặt vô âm tín. Mơ mộng chan chứa hạnh phúc là khoảng chờ đợi, là nỗi niềm hoài vọng. Đó là cuộc đời. Anh tự an ủi. Mong chi nữa khi Thảo Trầm đâu còn là một cô bé chân chất và dung dị như ngày nào, mà nay nàng là Việt kiều rồi. Cuộc sống khác nhau, văn minh khác nhau. Càng cố quên càng nhớ thêm. Đó là cái nghịch lý trong tình yêu. Nỗi bâng khuâng xếp chật thời gian, những ngày tháng trôi đi chầm chậm. Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, cách xa như âm dương cách trở. Không ai có quyền trách cứ hoặc đòi hỏi nhau gì hơn.

Lời lẽ nàng chân thật và tha thiết bao nhiêu thì giờ đây lại hóa phũ phàng bấy nhiêu. Phải chăng lòng chân thật thường là lỗi lầm và hầu như luôn là sự vụng về, như Delaroa đã nói? Có thể lắm. Buồn thì anh chỉ biết nghe nhạc, lúc thì nghe thánh ca, lúc thì nghe nhạc đời. Những bản tình ca xoáy vào tim anh khiến anh ngỡ như đang nghe bản nhạc “Ngày Chủ Nhật Đen” của nhạc sĩ Rulance vậy (*). Anh buột miệng: “Lạy Chúa, con tín thác vào Ngài”.

o0o

Phố xá nhộn nhịp hơn vào những giờ khắc cuối năm. Anh thả mắt xuống đường nhìn dòng người qua lại với dáng vẻ vội vã. Nhịp tĩnh mà động. Anh thấy người bưu tá dừng xe trước cổng. Anh chạy ra khi nghe gọi tên mình. Bất ngờ. Anh không dám tin vào mắt mình khi nhìn tên người gởi: Thảo Trầm.

Anh bồi hồi. Buồn vui lẫn lộn. Điềm lành hay điềm xấu? Ý nghĩ cứ giằng co trong anh. Bặt vô âm tín từ lâu, tình như ngủ say giấc sầu đông. Hy vọng trong anh quá mong manh như tơ mà sợi nhớ trong anh như mạng nhện chằng chịt ngày tháng và sợi thương vẫn giăng kín ngõ hồn. Kỷ niệm cũng như hóa xơ cứng. Thời gian và thế thái nhân tình mà! Lẽ nào…? Anh kìm nén xảm xúc để đủ bình tĩnh mở thư. Trang thư thật dài. Lại một bất ngờ nữa đối với anh!

Boston, ngày… tháng… năm…

Em rất buồn khi anh không đến tiễn em hôm đó. Anh có biết là em buồn tới mức nào không? Suốt chuyến bay từ Việt Nam tới Mỹ, em không sao ngăn được nước mắt trào tuôn. Lúc đó, nếu có anh để em gục đầu vào vai anh thì chắc áo anh ướt đẫm như lần nào đó em đã đổ nước ngọt vào anh thôi. Cõi lòng em cứ nặng trĩu vì nhớ anh thật nhiều.

Còn anh, lúc này ra sao? Có gì thay đổi trong anh không? Có khi nào anh buồn và chợt nhớ về em không? Anh vẫn khỏe và vẫn viết nhạc chứ? Ở đây lạnh và buồn lắm, anh biết không? Cứ gọi tên anh mà nghe lòng buồn hơn. Đừng giận và đừng trách em vì làm anh khổ vì em nghe anh. Lúc nào em cũng nhớ anh, cứ mở mắt ra là em nhớ anh. Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, em chỉ biết cầu cho anh bình an và thành công. Hãy giữ gìn sức khỏe, đừng thức khuya, vì lúc này em đâu có ở bên anh mà chăm sóc cho anh được.

Người yêu ơi! Anh đã chinh phục trái tim em. Em lỡ yêu anh rồi nên không thể quên anh và cũng không thể xa anh. Anh có nghe em gọi anh không? Nói với em đi anh. Đừng mê nhạc quá mà quên em kẻo người yêu nhỏ của anh sẽ giận hờn đó nghe chưa? Ghét anh lắm đó!

Em có lỗi với anh vì lâu nay em không viết thư cho anh. Nhưng em vẫn nhớ đến anh và cầu nguyện cho anh hằng đêm trước khi đi ngủ. Em tín thác tất cả Lòng Chúa Thương Xót, trong đó có tình yêu em dành cho anh. Em có ý muốn xác định tình yêu mình và có thêm thời gian để gia đình em hiểu rõ chúng mình hơn. Em cần có anh. Anh đừng ngại, cũng đừng nghĩ vu vơ nữa. Em chưa về nước lúc này được. Hẹn gặp anh vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Em sẽ về để chung tay góp phần xây dựng quê hương, nhất là em muốn bù đắp cho anh. Nghe tin bão liên tục đổ bộ vừa qua đã để lại nỗi tang thương cho nhiều gia đình, nơi em đã sinh ra và lớn lên, khiến lòng em quặn đau. Hãy tin tưởng ở em. Chờ nhau, anh nhé! Cho em gởi lời chúc sức khỏe gia đình. Viết cho em ngay nha anh. Thư anh là nguồn động viên cho em rất nhiều đó. Mong thư anh. Chúc anh khỏe và gặp nhiều may mắn.

Thương nhớ dành trọn cho anh,

THẢO TRẦM

Anh lặng người đi. Cảm giác khó tả. Anh ngơ ngẩn nhìn lá thư như cánh en đưa tin Xuân. Cứ vui vui, cứ lâng lâng xao xuyến, ngồn ngộn cõi lòng. Nửa thực, nửa mơ. Mới nghe tin nàng về mà lòng anh nôn nao khó tả, lóng ngóng chờ đợi. Anh bất ngờ quá! Anh nhìn ra xa, thầm nói: “Tạ ơn Chúa. Thảo Trầm ơi! Đừng giận anh vì những suy nghĩ không đúng về em. Yêu em, sợ mất em nên anh nghĩ vậy thôi. Hãy mau về, emnhé! Có em, hẳn mùa Xuân này sẽ tuyệt vời hơn bội phần. Anh vẫn đêm ngày chờ em. Nhớ em nhiều lắm!”

Cây mai trước cửa có đóa mai vừa nở sớm rực vàng. Trời đất giao mùa. Và lòng anh bất ngờ cũng giao thừa, giao thừa sớm. Anh vào lấy cây ghi-ta vừa đệm vừa hát khe khẽ: “Happy New Year…”. Ý Chúa thật là mầu nhiệm: “Tất cả là Hồng ân” (Rm 4:16) và “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 136).

Anh quá bất ngờ, anh không dám tin vào những dòng thư kia, thư gởi qua đường bưu điện chứ không phải e-mail. Anh mỉm cười và thầm nghĩ: “Ý Chúa mầu nhiệm, mà cô nàng cũng bí ẩn quá!”. Nắng như vàng hơn và ấm áp hơn, trời như xanh trong hơn. Đối với anh chắc hẳn đây là Mùa Xuân Hồng Ân, Mùa Xuân của Lòng Chúa Thương Xót: “Hồng ân Thiên Chúa bao là, muôn đời con sẽ ngợi ca Ơn Người”.

TRẦM THIÊN THU


(*) Nhạc sĩ Rulance (Pháp) đã sáng tác bản nhạc “Ngày Chủ Nhật Đen” (Black Sunday) vào năm 1932. Sau được đổi tên là “Lời Mời Của Ma Quỷ”. Nó tồn tại 13 năm và đã khiến hơn 100 thính giả tìm đến chốn Tây Thiên. Chưa nhà soạn nhạc hoặc chuyên gia tâm lý nào lý giải nổi tại sao ai nghe xong bản nhạc đó đều muốn chết. Các đài phát thanh và truyền hình Anh, Mỹ, Pháp và Tây ban nha đã phải tổ chức hội thảo đặc biệt để kêu gọi các nước Âu Mỹ ngăn chặn sự lan tràn của bản nhạc này. Mãi đến năm 1945, “Lời Mời Gọi Của Quỷ” mới bị hủy. NS Rulance hối hận và nói: “Không ngờ tác phẩm của con lại làm cho đồng loại đau khổ đến thế. Xin Chúa trừng phạt con ở thế giới bên kia”. Dù bản nhạc đó có ma lực kỳ diệu đến thế, nó vẫn là một kiệt tác, và hẳn ai cũng phải công nhận rằng NS Rulance thực sự là một tài năng đặc biệt, vĩ đại, phi thường và xuất chúng.
Back to top
« Last Edit: 31. Jan 2014 , 21:52 by khieulong »  
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #776 - 02. Feb 2014 , 00:06
 
Ẩm thực truyền thống Tết Châu Á


Các món ăn truyền thống trên mâm cỗ Tết của người Á Đông trong năm mới Âm lịch mang nhiều ý nghĩa tượng trưng.

...
Bữa cơm tất niên của các gia đình Trung Quốc thường có một đĩa cá. Cá là biểu tượng của thịnh vượng vì từ cá (ngư)
trong tiếng Trung đồng âm với từ "dư" (dư dả).

Ăn cá trong bữa tiệc được coi là một cách tốt để khởi đầu năm mới và để biến điều ước thành hiện thực.
Tuy nhiên, người Trung Quốc sẽ không ăn hết sạch đĩa cá mà để lại một phần qua đêm.

...
Ở miền bắc Trung Quốc, người dân thường làm sửi cảo sau bữa tối để ăn cho tới nửa đêm. Sủi cảo tượng trưng cho sự giàu có
bởi hình dáng giống đĩnh tiền vàng. Sủi cảo có vỏ là bột mỳ, nhân có thể là rau, thịt trộn lẫn. Nó được hấp hoặc luộc trong nồi nông.
Người làm bánh có thể chèn một đồng xu sạch vào trong nhân, và ai ăn được chiếc có đồng xu được coi là may mắn. Ảnh: NTDTV

...
Còn ở miền nam Trung Quốc, người dân thường làm bánh niangao dẻo, bằng gạo và gửi những chiếc bánh làm quà cho bạn bè,
người thân trong những ngày tiếp theo của năm mới. Với ý nghĩa từ đồng âm, ăn bánh niangao mang ý nghĩa "phất lên" trong năm mới.
Chiếc bánh ăn vặt này là một đồ lễ dâng lên ông Công ông Táo, với mục đích chất đầy miệng thần
để ngài không thể nói điều xấu về gia đình lên Ngọc Hoàng. Ảnh: blogspot

...
Tại Nhật, bữa ăn mừng tết Âm lịch có tên là osechi-ryori, được đựng trong những chiếc hộp jubako.
Bữa ăn gồm nhiều món, như tảo biển luộc konbu, bánh cá kamaboko, đậu nành đen kuromame, tôm rim với rượu sake và nước tương...

Mỗi món có những ý nghĩa tốt lành để đón chào năm mới. Ví dụ đậu nành đen tượng trưng cho lời chúc sức khỏe,
trứng cá trích tượng trưng cho lời chúc con đàn cháu đống. Nhiều món có vị ngọt, chua và là đồ khô để được bảo quản mà không cần tủ lạnh,
do tập tục có từ thời xa xưa. Tùy từng vùng mà thực đơn trong osechi-ryori thay đổi.
Trong ảnh là hộp osechi-ryori ba tầng được sắp xếp tỉ mỉ. Ảnh: Wikipedia

...
Ozouni là một loại súp của Nhật, được cho là món tốt lành nhất khi ăn đầu năm mới Âm lịch. Súp gồm bánh gạo Mochi, thịt gà hoặc cá, rau....
Mỗi gia đình và vùng lại có nguyên liệu riêng cho súp ozouni. Bánh gạo Mochi rất dẻo và dính,
vì vậy mỗi năm, ở Nhật có vài người chết trong dịp năm mới vì nghẹn mochi. Ảnh: Alafista

...
Sau những ngày nghỉ với la liệt món ăn, người Nhật chuẩn bị làm cháo nanakusa-gayu vào ngày mùng 7 Âm lịch.
Cháo làm từ gạo và 7 loại thảo dược. Ảnh: lafujimama

...
Người Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề ẩm thực trong Tết Âm lịch. Nhiều gia đình dành cả ngày trước ngày đầu năm mới (Seollal) để chuẩn bị
các món và dâng lên cúng tổ tiên. Khoảng 20 loại món ăn thường được đặt trên bàn lễ, tuy nhiên số đĩa tùy vào mỗi vùng. Ảnh: buhaykorea

...
Trong ảnh là súp tteokguk (súp với những lát bánh gạo), một món ăn truyền thống trong dịp năm mới.
Theo cách tính tuổi của người Hàn, năm mới đồng nghĩa với một tuổi mới, vì vậy ăn súp tteokguk cũng là một hoạt động mừng sinh nhật.
Ăn loại súp này xong đồng nghĩa là bạn đã thêm một tuổi. Ảnh: Korean Bapsang

...
Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar, trùng với Tết Âm lịch, của người Mông Cổ là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz, thịt cừu,
thịt bò, cơm ăn cùng với sữa đông hoặc nho khô.
Đặc biệt, người Mông Cổ xếp một kim tự tháp lớn làm từ những chiếc bánh buuz, nhằm tượng trưng cho núi Sumeru hay vương quốc Shambhala.
Tsagaan Sar là một bữa tiệc hào phóng, do đó cần đến vài ngày chuẩn bị trước.
Người phụ nữ trong gia đình sẽ làm một lượng lớn bánh buuz và làm lạnh chúng để dùng trong kỳ nghỉ. Ảnh: Wikipedia

...
Tại Việt Nam, vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều gia đình giữ phong tục gói bánh chưng, bánh tét để nhớ về cội nguồn,
cầu mong cho năm mới may lành, no đủ, và tốt đẹp. Bánh chưng làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, bọc lá dong. Ảnh: AEVTL

...
Bánh tét, thường được làm ở miền nam và miền trung Việt Nam, có điểm khác với bánh chưng là sử dụng lá chuối để bọc. Ảnh: C.K.


Trọng Giáp
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #777 - 02. Feb 2014 , 10:04
 
khieulong wrote on 31. Jan 2014 , 20:17:

...

Ý quên chưa móc mấy bao lì xì..thì làm sau mà cười chứ hỉ....
em Mây một nè , em Ngố một nè , em Lan một nè , em Đậu Đỏ một nè , em Đâu phọng một nè .....vậy là xong chục kết bia của ông anh rồi.....
Chúc Mừng Năm Mới....Vạn sự cát tường...nha.


...

hi.hi..1 năm mới có 1 lần , mà các em được anh Shaw' tiu tùng mấy chục kết bia....là chiện nhỏ.
( đâu có phải 365 ngày 1 năm ).

Nhưng còn thiếu em Vi nữa anh Shaw' ơi.( nhắc nhở và điểm danh..hi.hi..).

Mấy ngày nay nghe đốt pháo...vui quá , ăn ngủ không yên.

...

Mây Say Hòa Bình chúc cho cả chợ được vạn điều như ý 2014.

Em TvMs

Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #778 - 02. Feb 2014 , 10:19
 
macco wrote on 02. Feb 2014 , 00:06:
Ẩm thực truyền thống Tết Châu Á


Các món ăn truyền thống trên mâm cỗ Tết của người Á Đông trong năm mới Âm lịch mang nhiều ý nghĩa tượng trưng.

...
Bữa cơm tất niên của các gia đình Trung Quốc thường có một đĩa cá. Cá là biểu tượng của thịnh vượng vì từ cá (ngư)
trong tiếng Trung đồng âm với từ "dư" (dư dả).

Ăn cá trong bữa tiệc được coi là một cách tốt để khởi đầu năm mới và để biến điều ước thành hiện thực.
Tuy nhiên, người Trung Quốc sẽ không ăn hết sạch đĩa cá mà để lại một phần qua đêm.

...
Ở miền bắc Trung Quốc, người dân thường làm sửi cảo sau bữa tối để ăn cho tới nửa đêm. Sủi cảo tượng trưng cho sự giàu có
bởi hình dáng giống đĩnh tiền vàng. Sủi cảo có vỏ là bột mỳ, nhân có thể là rau, thịt trộn lẫn. Nó được hấp hoặc luộc trong nồi nông.
Người làm bánh có thể chèn một đồng xu sạch vào trong nhân, và ai ăn được chiếc có đồng xu được coi là may mắn. Ảnh: NTDTV

...
Còn ở miền nam Trung Quốc, người dân thường làm bánh niangao dẻo, bằng gạo và gửi những chiếc bánh làm quà cho bạn bè,
người thân trong những ngày tiếp theo của năm mới. Với ý nghĩa từ đồng âm, ăn bánh niangao mang ý nghĩa "phất lên" trong năm mới.
Chiếc bánh ăn vặt này là một đồ lễ dâng lên ông Công ông Táo, với mục đích chất đầy miệng thần
để ngài không thể nói điều xấu về gia đình lên Ngọc Hoàng. Ảnh: blogspot

...
Tại Nhật, bữa ăn mừng tết Âm lịch có tên là osechi-ryori, được đựng trong những chiếc hộp jubako.
Bữa ăn gồm nhiều món, như tảo biển luộc konbu, bánh cá kamaboko, đậu nành đen kuromame, tôm rim với rượu sake và nước tương...

Mỗi món có những ý nghĩa tốt lành để đón chào năm mới. Ví dụ đậu nành đen tượng trưng cho lời chúc sức khỏe,
trứng cá trích tượng trưng cho lời chúc con đàn cháu đống. Nhiều món có vị ngọt, chua và là đồ khô để được bảo quản mà không cần tủ lạnh,
do tập tục có từ thời xa xưa. Tùy từng vùng mà thực đơn trong osechi-ryori thay đổi.
Trong ảnh là hộp osechi-ryori ba tầng được sắp xếp tỉ mỉ. Ảnh: Wikipedia

...
Ozouni là một loại súp của Nhật, được cho là món tốt lành nhất khi ăn đầu năm mới Âm lịch. Súp gồm bánh gạo Mochi, thịt gà hoặc cá, rau....
Mỗi gia đình và vùng lại có nguyên liệu riêng cho súp ozouni. Bánh gạo Mochi rất dẻo và dính,
vì vậy mỗi năm, ở Nhật có vài người chết trong dịp năm mới vì nghẹn mochi. Ảnh: Alafista

...
Sau những ngày nghỉ với la liệt món ăn, người Nhật chuẩn bị làm cháo nanakusa-gayu vào ngày mùng 7 Âm lịch.
Cháo làm từ gạo và 7 loại thảo dược. Ảnh: lafujimama

...
Người Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề ẩm thực trong Tết Âm lịch. Nhiều gia đình dành cả ngày trước ngày đầu năm mới (Seollal) để chuẩn bị
các món và dâng lên cúng tổ tiên. Khoảng 20 loại món ăn thường được đặt trên bàn lễ, tuy nhiên số đĩa tùy vào mỗi vùng. Ảnh: buhaykorea

...
Trong ảnh là súp tteokguk (súp với những lát bánh gạo), một món ăn truyền thống trong dịp năm mới.
Theo cách tính tuổi của người Hàn, năm mới đồng nghĩa với một tuổi mới, vì vậy ăn súp tteokguk cũng là một hoạt động mừng sinh nhật.
Ăn loại súp này xong đồng nghĩa là bạn đã thêm một tuổi. Ảnh: Korean Bapsang

...
Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar, trùng với Tết Âm lịch, của người Mông Cổ là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz, thịt cừu,
thịt bò, cơm ăn cùng với sữa đông hoặc nho khô.
Đặc biệt, người Mông Cổ xếp một kim tự tháp lớn làm từ những chiếc bánh buuz, nhằm tượng trưng cho núi Sumeru hay vương quốc Shambhala.
Tsagaan Sar là một bữa tiệc hào phóng, do đó cần đến vài ngày chuẩn bị trước.
Người phụ nữ trong gia đình sẽ làm một lượng lớn bánh buuz và làm lạnh chúng để dùng trong kỳ nghỉ. Ảnh: Wikipedia

...
Tại Việt Nam, vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều gia đình giữ phong tục gói bánh chưng, bánh tét để nhớ về cội nguồn,
cầu mong cho năm mới may lành, no đủ, và tốt đẹp. Bánh chưng làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, bọc lá dong. Ảnh: AEVTL

...
Bánh tét, thường được làm ở miền nam và miền trung Việt Nam, có điểm khác với bánh chưng là sử dụng lá chuối để bọc. Ảnh: C.K.


Trọng Giáp



Em TvMs cám ơn chị Mắc Cở đã cho em thưởng thức các món ăn huần túy của các nước Á Châu , ngon quá.
Em nhớ năm 2007 , được đi du lịch với các con ở Thái Lan , thưởng thức Buffet có các món ngon , vật lạ trên toàn thế giới ( chỉ thử 1 mỗi món 1 chút là no cả tuần lể ).

...

...

Có ai dám thử món nầy chưa ạ ?

...

Indinesian food

...

" Ăn được , ngủ được là Tiên " TvMs có người bạn lo  diet , diện đẹp , ăn uống  không đủ dinh dưỡng té xỉu 3 lần , chảy máu đầu phải may 11 mủi kim , bi giờ mới biết câu châm ngôn của người xưa , đúng quá.

Mập ốm hông là vấn đề  chúc  cả nhà an mạnh.

em TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #779 - 03. Feb 2014 , 12:20
 
Hahahaha....Cám ơn anh Sháu đã lì xì, mừng wúa em ngộ chạy phe lung tung, ai cũng khen anh Sháu hết trơn á hehehe...Wuán anh Sháu khai trương xôm tụ wúa,vậy là năm nay anh em mình mần en khấm khá đó nhang .Em ngộ cũng đóng góp chút xíu đầu năm, cái này em ngộ chôm từ email của chú Vũ Thất

...


- Cái gì đã cũ là cũ. Có cố đánh bóng cũng không thể mới.
- Cái gì đã qua là qua. Có quay trở lại cũng chẳng như xưa.
- Cái gì đã vỡ là vỡ. Có hàn gắn lại cũng còn vết rạn nứt.
- Cái gì đã đứt là đứt. Có ráng nối lại cũng chẳng tồn tại dài lâu.
- Cái gì đã đi là đi. Có níu kéo nó về cũng chẳng còn là của mình nữa.
- Cái gì phải quên là quên. Có nhớ nhung mãi cũng chỉ là hoài niệm.
- Sự tin tưởng giống như một tờ giấy, một lần bị vò nát nó sẽ không thể toàn hảo như xưa.
- Khi ai đó rời bỏ ta, hãy để họ ra đi . 
- Số phận của ta không bao giờ kết chặt với những ai quyết tâm rời bỏ ta.
Họ không phải là người xấu, họ chỉ là nhân vật kết thúc vai  trò trong câu chuyện của cuộc đời ta mà thôi.

- Có 3 thứ trong đời không bao giờ nên tiếc nuối.  Đó là:
 
* Tình yêu đã ra đi.
  * Người bạn không xứng đáng.
  * Ngày hôm qua.


Con Gái của Người Ta
Tác giả : Trần Thiện Phi Hùng


Tiệc rửa lon trung úy của tôi chung với tiệc đầy tháng của con gái tôi và “con gái của người ta”.

Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành phố Nha Trang năm 1972. Mẹ của nó còn trẻ lắm nhưng lanh lợi sành đời. Cô ta sinh xong mạnh khỏe đi đứng bình thường chứ không nằm liệt như bà vợ tôi. Cô ta nói với vợ tôi cô ta là vợ của một Trung úy Biệt Kích. Anh ta ít khi về nhà và công tác ở đâu không bao giờ nói. Cô ta đi làm sỡ Mỹ ở Chu Lai vì sinh kế sao đó nên nhảy dù với Mỹ. Tai nạn có thai ngoài ý muốn nhưng không biết con của Chồng hay của Mỹ nên cứ sinh xong rồi tính. Con chồng thì để nuôi; con Mỹ thì cho.

Nghe vợ nói lại, tôi sang phòng cô ta gõ cửa xin vào xem đứa nhỏ ra sao. Trong bóng đèn mờ của căn phòng, con bé nằm bó mình trong khăn lông; chỉ lòi cái mặt da trắng đỏ và cái miệng nhỏ xíu hai môi như chu ra làm tôi nghĩ ngay con bé nầy chắc sau nầy hỗn lắm! Tôi không nói gì với cô ta mà về phòng bảo bà vợ tôi:

- Mình xin Con Bé nuôi luôn nhen Em ?

- Làm sau đũ sữa cho 2 đứa? Thiên hạ nói bậy bạ làm sau chịu nổi?

- Cho uống sữa bò; Anh mướn thêm người giúp việc nửa cho em.

- Tùy anh.

Thế là thủ tục Xin của Tôi và đồng ý cho con do cô ta viết được đưa cho Cô Mụ; nhưng sáng hôm sau thì cô ta đã rời khỏi bệnh viện, bỏ con lại mà thủ tục chưa hoàn tất. Ban Xã hội Quân đội cũng dễ dàng hoàn tất nốt thủ tục nhận con nuôi mà làm khai sinh giống như thủ tục khai sinh của con gái của tôi. Đây có lẽ là trường hợp hy hữu một đứa trẽ Lai Mỹ mà khai sinh do hai vợ chồng là người miền Đông và Tây Nam Việt Nam coi như sinh ra. (rất tiếc trong cơn biến loạn di tản năm 75 tất cả hình ảnh đều mất hết. Trong tiệc đầy tháng; 2 đứa bé như cặp song sinh; nhưng một Việt một Mỹ đẹp như thiên thần!); nhưng mà khổ cho thân tôi! Hai đứa trẻ đứa nào cũng đòi bồng một lúc. Đứa trên lưng thì đứa kia phải bế trên tay. Lưng Tôi bị thoái hóa cột sống năm 2000 có lẽ cũng vì hai đứa con ngày một lớn dần mà cứ phải thay đổi đứa trên lưng đứa trên tay mấy năm.

Tháng Tư đen 1975, tôi bị rã ngũ. Tôi không thể về quê ngoại như ước muốn sống ở Rừng Dừa năm xưa vì nay B52 cày nát thành bình địa. Tôi muốn phá hoang trồng lại; nhưng phải trình diện vào tù cải tạo. Một tháng trôi qua, rồi một năm, rồi năm nữa..! Vợ không thấy đi thăm mà con cũng không bao giờ được gặp mặt. Mỗi tháng chỉ có Mẹ tôi được 15 phút thăm nuôi. Hỏi gì mẹ tôi cũng nói tất cả bình an; các con ngoan và khỏe mạnh. Tôi lúc nào cũng nhờ Mẹ lưu t1m cho Thùy An, tên đứa Con Lai Mỹ. Chắc là Nó bị kỳ thị ở trường học và sống với mọi người sẽ rất khó khăn! Mẹ tôi nói con khỏi lo. Nó sống rất tốt học rất giỏi nên được Thầy Cô và bạn bè quí mến. Mẹ tôi lúc nào cũng né tránh khi tôi hỏi đến vợ và con gái của tôi, Thanh An. Tôi đoán có lẽ chuyện gì không tốt đã xảy ra nhưng đành bó tay không biết hỏi ai!

Bốn năm sau tôi được ra tù. Con gái mang 2 dòng máu ôm tôi khóc như mưa; nhưng con gái và vợ tôi thì không thấy đâu nữa. Tôi đoán biết chuyện không hay nên cũng không hỏi mẹ. Cơm chiều xong, con gái xin tôi:

- Ba cho con ngủ chung với Ba đêm nay?

- Ngày thường con ngủ một mình?

- Không Con ngủ với Bà Nội.

- Ừ! nếu con muốn.

Con bé thỏ thẻ kể hết cho tôi nghe. Ba đi rồi mấy tháng sau má dẫn Chị Hai đi với Má về thăm Ngọai mà không cho con đi và từ đó không về nữa. Con hỏi Nội Má con chừng nào về? Nội nói Nội không biết.

Một năm trôi qua; tính ra tôi đi làm “lao động xã hội chủ nghĩa” có nghĩa “ăn cơm nhà làm lao động nặng không công” khoảng hơn 3 tháng. Đào kinh, đắp đường, gánh lúa thuê…v.v.. Cạnh đó là làm thuê, làm mướn đi lao động thay cho người trả tiền để khỏi đi. Tôi hết thời gian quản chế một năm, làm phó thường dân, rồi được đề cử làm Đại Đội trưởng Lao động; chuyên đi kêu người đi lao đông. Ai thấy mặt tôi đến thăm là biết phải cơm gạo nhà đem đi làm không công mấy ngày hay nửa tháng.

Thời chinh chiến; tiền lương của 3 đứa con cho Mẹ, mẹ tôi xài tiện tặn có dư, hễ đủ 1 chỉ thì mua 1 chỉ vàng y; đủ 10 chỉ thì đổi thành 1 lượng. nhét kẹt giường, đào nền nhà, tủ làm 2 nóc để cất vàng. Con thất thế sa cơ Mẹ bán vàng nuôi con. Mẹ cho con vàng để vượt biên.

Năm 1982, tôi và em gái tôi vượt biên. Con gái của tôi nhứt định Ba đâu con ở đó; Con không sợ chết. Con chỉ sợ phải xa Ba! Tôi lái tàu ra khơi lần cuối cùng để một là chết, hai là được thật sự tự do. Tôi thành công sang bến bờ tự do. Con gái tôi bắt đầu vào Trung học; có lẽ nhờ cái máu Mỹ của nó hay sao mà chỉ mấy tháng thì nó nói tiếng Mỹ như súng liên thanh; cứ có dịp là đeo bên tay Cha khi đi chợ hay đi ăn nhà hàng hay có đám tiệc…. Hình ảnh một ông già Việt Nam có một cô gái hoàn toàn Mỹ không thấy có gì lai đeo theo một bên và nhõng nhẽo thì chắc chưa có ai bằng. Tối ngày gặp mặt gọi Daddy; không thấy mặt thì daddy, Ba đâu rồi. Tôi vui với con gái của người ta và là nguồn an ủi cho tôi vui sống. Tôi làm công nhân cho hãng làm phụ tùng xe hơi, lương cũng dư sức nuôi con lên đại học và mua nhà trả góp. Phải mất 5 năm tôi mới trả hết nợ nhà. Năm 1995 con gái tôi thành y sĩ nhãn khoa và có việc làm ngay. Ngày làm lễ Mãn khóa; cầm mảnh bằng trên tay, con gái ôm tôi khóc như chưa bao giờ khóc như thế. Tôi bảo:

- Con vui mừng sao lại khóc dữ thế?

- Cám ơn; Con cám ơn Daddy nhiều lắm; Con đang nghĩ không biết có bao nhiêu ngàn hay chục ngàn đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi mà có bằng Đại học như con. Con thương Daddy nhiều lắm.

- Daddy cũng cám ơn Con; nhờ có con mà cuộc sống của Ba mới có ý nghĩa mà vui sống tiếp bấy lâu nay.

Hai Cha Con dị chủng ôm nhau cùng khóc.

Bạn bè của con biết thì không có gì lạ về sự khắng khích của Hai Cha Con Việt Mỹ nầy; nhưng những người xa lạ thì hiếu kỳ nghĩ suy lung tung nhưng không thể nào ra được đáp án. Cha Việt sao con Mỹ mà không có chút gì là dáng vẻ Việt Nam.

Tôi đi làm đem cơm theo ăn nay làm thêm phần cho con gái. Lương của con gái đưa hết cho tôi và chỉ lấy 100 bạc để đổ xăng và ăn quà vặt. Khi cần mua sắm gì thì nói xin. Tôi từ chối cách nào cũng không được nên mỡ một sổ bank riêng bỏ hết tiền của con gái đưa để khi nó cần đưa lại cho nó. Hai năm sau, em Gái của tôi bán 2 cái nhà cũ để mua cái nhà lớn hơn, tôi bảo con gái vay tiền ngân hàng mua cả 2 cái. Vì không vay được một lúc gần nửa triệu bạc nên tôi dùng cái nhà tôi để thế chấp vay mua 2 cái nhà cho con gái đứng tên và cho mướn.

20 năm trôi qua nhanh. Lưng của tôi bị thoái hóa cột sống nên đau càng ngày càng nhiều. Chân tôi bắt đầu bị tê. Lái xe lúc nào chân cũng phải nhịp nhịp thử coi còn hoạt động được hay không; nhỡ bị tê khi cần thắng mà không xử dụng được thì nguy to. Tinh thần tôi bị hoảng loạn khi nghĩ đến lúc không cữ động được tay chân bởi dây thần kinh bị gai xương sống ép nên không hoạt động được. Mổ xương sống thì xác xuất rủi ro khá cao; nên khi còn gượng đi đừng được tôi không chịu mổ để cắt gai cột sống. Con gái thì đeo theo một bên ít đi chơi ít giao thiệp với bạn bè. Đi làm về là quanh quẩn bên Cha làm tôi thêm lo lắng.

- Sao Con không có bạn trai? Con lập gia đình cho ba yên tâm!

- Ai bảo Ba con không có bạn trai. Bạn trai của con đang ghi tên học tiếng Việt; bao giờ nói được tiếng Việt con sẽ đem về ra mắt Ba. Anh ta người Đức nhưng sinh trưởng ở đây và chịu điều kiện phải sống chung với Ba suốt đời; nhưng con thêm điều kiện phải nói được những câu thông dụng tiếng Việt Nam.

- Ba nói tiếng Anh cũng tạm hiểu được mà Con.

Nhưng con muốn con của con sau nầy phải nói được tiếng Việt, nên anh ta ghi tên học một năm tiếng Việt ở Đại học Victoria.

Tuổi 60 cũng đúng lúc tôi được phép về hưu vì là cựu quân nhân nên sớm hơn dân sự 5 năm. Con Gái thì hối thúc Ba nghỉ việc đi; tiền hưu Ba đủ sức tiêu dùng; nếu có cần mua gì hay đi đâu con lo cho ba được.

Tôi xin nghỉ việc về hưu. Sáng nào 5.30AM cũng đi bơi để chữa trị bệnh đau lưng. Con gái cũng đi theo. Sáng nào hai cha con xe ai nấy lái đến hồ bơi. Con tập Gym, cha thì Bơi. Con gái đem quần áo uniform thay đi làm luôn.

Một hôm con gái tôi nói:

- Ngày mai con không đi làm; Ba có muốn con chở Ba đi thăm Bác Hoàn không? Con nghe con gái của Bác nói Bác đã bị đưa vào Viện Dưỡng lão tuần rồi.

- Sau con lại dùng chữ “bị”? Chẵng lẽ Bác Hoàn không muốn vào Nursing home mà bị bắt buộc vào hay sao?

- Bác Hoàn bị stroke té; xe cấp cứu đem vào nhà thương; Bác bị méo mặt và miệng không nói được nên các con của Bác xin Bác sĩ cho vào Viện Dưỡng lão; vì nếu về nhà sau nầy xin vào thì Bộ Y tế sẽ check sức khỏe và trí nhớ khó khăn lắm mới được chấp nhận nên để nhà Thương quyết định thì khỏi phải check gì hết!

- Bác chỉ hơn Ba có 2 tuổi và trí nhớ còn tốt lắm mà! Ừ! Ba với con đi thăm Bác kẻo tội nghiệp; hơn nữa mai mốt Ba có vào sẽ có người thăm lại ba.

- Không bao giờ có chuyện đó Ba đừng mơ; Con không bao giờ gởi Ba vô Viện Dưỡng Lão đâu. Con tập Gym để đủ sức bồng Ba khi Ba cần đến; Con cũng chọn chồng lớn con để phụ với Con. Ba xài Computer và Internet thường xuyên, trí nhớ của ba sẽ không bị Dementia hay Alzheimer.

- Cám ơn con; nhưng con còn công việc và cuộc sống của riêng con.

- Viện Mồ Côi không dành cho con thì Viện Dưỡng Lão cũng không dành cho ba.

- Con nhớ mua trái cây biếu Bác; nhớ đừng mua bánh ngọt vì Bác ấy cử ăn đường.

Hai cha con tôi vào Viện Dưỡng Lão Cửu Long vừa sau giờ ăn sáng; nên gặp Bác Hoàn ngay phòng ăn. Mặt và miệng của Bác Hoàn trở lại gần bình thường và giọng nói tuy có biến giọng nhưng vẫn còn nghe rõ lắm. Bác bắt tay tôi coi vẻ mừng và cảm động lắm nhưng hai mắt lệ ứ tròng. Con gái tôi lúc nào đi với tôi đều là mục tiêu để nhiều người chú ý và tò mò muốn biết về Cha Con Viêt Mỹ nầy. Hơn nữa vẻ trìu mến và lúc nào cũng như nhõng nhẽo với cha từ lúc còn bé thành thói quen làm mọi người càng chú ý hơn. Thăm Bác Hoàn khoảng một tiếng sau hai cha con xin phép ra về. Con gái tôi lái xe ghé Chợ và nói:

- Con đãi ba ăn bún bò Huế.

- Ừ! ăn thì ăn.

Con gái mở cửa cho tôi và kéo ghế cho tôi ngồi; gần như ai cũng quay ngó chúng tôi. Cô bé chạy bàn thì quen quá với cha con tôi vì nhiều lần ăn ở quán nầy.

- 2 tô bún bò Huế phải không Chú?

- Ờ! Cháu cho Chú 2 tô.

Con gái mở cái xách tay của nó ra; mà nó đổi cái xách tay lớn hơn hồi nào tôi không để ý. Nó kéo ra một bịch nylon và kéo Rau kinh giới ra. Nó để rau kinh giới tím qua một bên và nói:

- Cái nầy của Daddy.

Rồi kéo mớ khác là kinh giới xanh và nói:

- Cái nầy của con.

Ông ngồi bàn gần kế bên quay sang

- Cô Tây nầy sau nói tiếng Việt rành quá và rành ăn bún bò Huế hơn cả người Việt Nam!

- Nó là người Việt Nam chứ không phải Tây. Nó chê rau kinh giới tím ăn nồng quá mà tôi thì thích kinh giới tím hơn nên nó hái riêng hai loại cho cha con chúng tôi.

- Cô ta là Dâu của Anh?

- Không. Nó là con gái của tôi.

- Hai tô bún bò Huế được bưng ra; cuộc đàm thoại ngưng tại đây và có lẽ ai cũng liếc mắt xem khi cô Tây 100% vắt chanh và ngắt từng cọng rau bỏ vào tô cho cha. Tôi hãnh diện là đã không lầm khi bỏ công bao năm cơ cực nuôi “con của người ta.”

Về tới nhà chưa kịp thay quần áo thì điện thoại reo. Bạn Hoàn, người tôi vừa đi thăm, phone cho tôi từ Viện Dưỡng Lão.

- Anh mới về tới nhà phải không? Hồi nãy tôi gọi không ai bốc phone. Sau khi Anh về rồi có một Bà trong Viện dưỡng lão này hỏi anh có phải Hải Quân hay không và đứa con gái Mỹ đi theo Anh là con của Anh? Bà ta nói là người quen của Anh ở Nha Trang khi xưa; muốn xin số phone của Anh, nên tôi hỏi Anh trước. Có phải nhân tình cũ ngày xưa hay không? Nếu phải thì vào gặp gấp đi; dễ gì xa xứ gặp cố tri!

- Ừ! Thì Anh cứ cho; có sao đâu. Bốn mươi mấy năm rồi làm sao ai còn nhớ được ai!

Một ý nghĩ thoáng qua trong óc tôi: Không lẽ là Mẹ ruột của con gái của tôi? Chứ nếu bà ta là người vợ bỏ tôi ngày nào thì chắc chúng tôi phải nhìn nhau, chứ chẳng lẽ tình chồng vợ sống với nhau 5 năm mà nhìn nhau không ra! Nhưng nếu là mẹ ruột của con gái của tôi, tôi phải làm sao đây, vì dù sao cũng là... “Con gái của người ta”.

Trần Thiện Phi Hùng

Back to top
« Last Edit: 03. Feb 2014 , 12:20 by Ngố »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 50 51 52 53 54 ... 93
Send Topic In ra