Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Chợ Chiều  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 58 59 60 61 62 ... 93
Send Topic In ra
Chợ Chiều (Read 100664 times)
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #885 - 27. Mar 2014 , 13:06
 
Ngố wrote on 26. Mar 2014 , 18:59:
...

Chợ Chiều bán gì dzị chị Mây Say?Áh Àh Ah...giống bánh lổ tai heo dzậy?
Em ngộ


Như vậy em Ngố không nhớ hay không biết đến chợ chiều rồi...nhà anh ở hẻm sát cạnh trường nên biết rõ sinh hoạt của khu này...cả cái thời trường LVD mới xây cất lên chỉ có một dãy và vài lớp học mà thôi....
Chợ chiều là một khu đất trống phía bên tay trái của của trường LVD nhìn từ ngoài đường vào....chỉ là những cái sạp bằng gỗ người ta dựng lên bán những rau trái,  thực phẩm , gia vị cần thiết trong đời sống hàng ngày , thịt cá cũng có nhưng chỉ là những cái sạp nho nhỏ mà thôi ...chợ này chủ yếu cho dân cư ngụ vùng quanh đó đặc biệt là khu xóm Chùa Phổ Hiền mua những thực phẩm cần thiết không phải đi ra chợ Bà Chiểu cho xa ...
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #886 - 27. Mar 2014 , 13:13
 
...

Làm sao tránh bệnh lẫn Alzheimer's


Gần phân nửa số người Mỹ 85 tuổi mắc bệnh Alzheimer's, một chữ mà người Việt ở Mỹ đã quen thuộc và thường dịch là bệnh lẩn. Một số người còn mắc bệnh này khi chưa đến 65 tuổi, được gọi là bệnh lẩn sớm. Căn bệnh quái ác này thường lởn vởn trong óc tất cả chúng ta và nhiều người thường tự hỏi “Có phải mình đang mắc chứng Alzheimer's sớm?”

Thực ra thì bệnh hay quên thường được gặp ở mọi lứa tuổi: không thể tìm thấy chìa khóa, quên tên người đối diện hay người trong một câu chuyện đang kể, hoặc bước vào một căn phòng rồi không thể nhớ tại sao lại vào đó. Đối với đa số thì vấn đề chỉ là do thiếu ngủ hoặc căng thẳng tạm thời. Nhưng đôi khi những triệu chứng này trở nên thường xuyên hơn và đáng lo ngại hơn khiến chúng ta cần đến gặp bác sĩ để được chẩn bệnh chính xác. Rất may là nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và thậm chí có thể đảo ngược các vấn đề của trí nhớ khi chúng được phát hiện sớm.

Khi xem xét óc của những người bệnh Alzheimer's, các nhà khoa học thấy giữa các tế bào não là mảng nhỏ li ti, được gọi là mảng beta- amyloid. Dưới kính hiển vi, những mảng này trông giống như viên thịt hoặc cuộn len. Họ cho rằng những mảng này đã dần dần phá hủy các tế bào óc.

Tại sao có những mảng này? Các nhà nghiên cứu ở Mỹ và châu Âu cho rằng câu trả lời tìm thấy trong thói quen ăn uống của chúng ta. Một số thức ăn làm dễ bị bệnh Alzheimer's và ngược lại, một số khác giúp ngăn chặn bệnh

"Chất béo xấu"

Chất béo bão hòa thuộc loại chất béo không lành mạnh: đây là chất béo trong thịt và đặc biệt là trong các sản phẩm sữa, chẳng hạn như phô mai và kem. Các nhà nghiên cứu trong Chicago Health and Aging Project thấy rằng những người ăn nhiều những "chất béo xấu" có hơn ba lần nguy cơ mắc bệnh Alzheimer's so với những người tránh ăn những chất béo này. Và đây là điều đáng sợ: Nếu bạn ăn hai quả trứng và một miếng bacon (thịt ba chỉ ướp mặn) cho bữa ăn sáng, một miếng ức gà không da với một ly sữa cho bữa ăn trưa, và một bánh pizza pho mát nhỏ cho bữa ăn tối, bạn đã lấy đủ “chất béo xấu” để được xếp vào nhóm có nguy cơ cao. Đúng vậy. Những thức ăn hàng ngày mà chúng ta quen ăn khiến chúng ta bị xếp vào nhóm có nguy cơ bị bệnh. Chất transfat có trong bánh donut và các món ăn vặt khác cũng làm tăng nguy cơ bị các vấn đề của trí nhớ sau này.

Sắt , đồng và các kim loại khác

Kim loại - sắt và đồng - từ các loại thực phẩm và từ nồi chảo có thể là một phần của vấn đề. Chúng ta đều cần sắt cho hồng huyết cầu và đồng cho các phân hóa tố (enzyme), nhưng với số lượng lớn, các kim loại này sản xuất các gốc hóa học làm tổn thương các tế bào não.

Các kim loại này đến từ đâu? Chất sắt có trong các loại thịt và tất nhiên là trong chảo gang, do đó nên dùng nồi chảo làm bằng thép không rỉ (stainless steel), an toàn hơn. Chất đồng được tìm thấy trong ống nước - vì vậy ta nên dùng máy lọc nước - cũng như trong gan và nhiều loại thực phẩm khác. Cả chất sắt và chất đồng thường được thêm vào các loại vitamin, vì vậy nên đọc kỹ nhãn hiệu vitamin bạn mua và chọn những loại thuốc không có các kim loại này .

Chất nhôm cũng đã được tìm thấy trong óc của bệnh nhân Alzheimer's. Trong khi các nhà khoa học tiếp tục tranh luận xem các kim loại này là thủ phạm hay chỉ là một chất có mặt vô tội vạ, tốt hơn hết là ta đừng đem chúng vào người. Không nên dùng nồi nấu bằng nhôm và đọc nhãn hiệu kỹ khi mua baking powder, thuốc antacid, và thực phẩm chế biến sẵn để chọn loại không có các chất này.

Thực phẩm bảo vệ khỏi bệnh Alzheimer's

Không phải tất cả các thực phẩm đều có hại. Một số thực phẩm thực sự bảo vệ óc. Chúng là:
-Các loại hạt chứa nhiều vitamin E, đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer's. Đặc biệt tốt là hạnh nhân (almonds), quả óc chó (walnuts), quả phỉ (hazelnuts), hạt thông (pinenuts), quả hồ đào (pecans), quả hồ trăn (pistachios), hạt hướng dương (sunflower seeds), hạt vừng (sesame seeds), và hạt lanh (flaxseed). Chỉ cần một ounce (một nắm) mỗi ngày là đủ.
Back to top
« Last Edit: 27. Mar 2014 , 13:13 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #887 - 27. Mar 2014 , 13:21
 
...

Già hải ngoại và Niềm vui Internet


Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc (email, chat) giữa mọi người với nhau.

Chúng ta, trong đó có bạn và cả tôi nữa, ít nhiều đều là dân ghiền Internet chẳng khác nào mình ghiền… một loại ma túy tinh thần nào đó.

Lợi ích của Internet thì đã quá rõ ràng rồi, tuy nhiên nó cũng đã bị một số người chỉ trích và kết án thậm tệ như là một trong nhiều nguyên nhân gây nên tội phạm trong xã hội.

Ngoài ra, nó còn bị American Psychiatric Association gán thêm cho một tội khác nữa, đó là việc lạm dụng Internet một cách thái quá có thể làm cho người sử dụng bị xáo trộn về tâm thần, một hiện tượng mà các nhà tâm lý học gọi là Internet addiction disorder hay IAD.

Cũng may là American Medical Association đã không nhìn nhận IAD là chẩn đoán của một bệnh lý thật thụ.

Tuổi già và Internet tại Hoa Kỳ

Riêng đối với người cao tuổi tại Hoa Kỳ, The Nielson Company cho biết số senior sử dụng Internet đã tăng 55% từ 11.3 triệu cụ Nov 2004 lên 17.5 triệu Nov 2009. Số giờ các cụ ngồi gõ internet cũng tăng 11% trong khoảng thời gian 5 năm nói trên nghĩa là từ khoảng 52 giờ trong một tháng lên trên 58 giờ /tháng.

Hiệp hội người hưu trí Hoa Kỳ (AARP) cho biết có lối 40% những người trên 50 tuổi nói rằng họ rất thoải mái mỗi khi sử dụng internet đặc biệt là các mạng xã hội chẳng hạn như Facebook, Linked In, và Twitter.

Trong số 1360 cụ được thăm dò thì có 27% đã kết nối vào các trang mạng xã hội.

Internet giúp họ có thêm kiến thức về thế giới. 31% cụ thường sử dụng Facebook và trong nhóm nầy có 73% dùng trang Facebook để liên lạc với thân nhân và con cháu.

Phúc trình của Nielson Company cho biết email cá nhân là cách liên lạc phổ biến nhất của các cụ trên 65 tuổi, sau đó là xem và in bản đồ, thời tiết, xem hóa đơn, trả tiền online, xem và gởi hình ảnh, đọc và nghe tin tức, tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề sức khỏe, hoạch định kế hoạch đi du lịch, nghiên cứu thực đơn nấu nướng, tham khảo tình hình tài chánh, thị trường chứng khoán…

Một cái ghiền dễ thương

Một khảo cứu về việc sử dụng Internet và cell phone do JWT Survey thực hiện trên 1011 người Hoa kỳ từ 18 tuổi trở lên gồm có 42% đàn ông và 58% đàn bà, đã đi đến kết luận là dân Mỹ đứng đầu thế giới về vụ ghiền Internet.

Cao niên và Internet.

Cell phone và Internet chiếm một chỗ đứng quan trọng trong đời sống của người Mỹ, bởi vậy nếu hỏi họ có thể chịu đựng được bao lâu nếu không có Internet thì:

* 21% trả lời hai ngày
* 19% trả lời vài ngày
* một trong năm người trả lời là họ có thể chịu đựng được một tuần lễ.
*Bất luận tuổi tác, 59% đàn ông và 50% đàn bà đều có thể chịu đựng tình trạng thiếu Internet chỉ trong vài ba ngày mà thôi.

Cảm giác chung của họ là nếu vì lý do nào đó mà không có Internet khi họ muốn, thì họ có cảm tưởng như hơi thiếu một cái gì đó rất quan trọng.
Nói chung, 28% người được thăm dò nhìn nhận họ dành rất ít thời giờ cho những sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt, vì họ bận xem Internet hoặc Cell phone hoặc nghe nhạc mp3 hay bận chơi games điện tử.
Còn 20% thú nhận dành ít thời gian hơn lúc xưa cho những chuyện vật lộn trên giừơng!

Xem email bất cứ chỗ nào

- 25% thú nhận thường đem Internet lên tận giường ngủ (laptop hoặc cell phone) để xem. Trước khi ngủ, họ check email cuối cùng và đôi khi họ ngủ quên mà trong tay vẫn còn cầm cái cell phone.
- 43% cho biết họ để email mở thường trực cạnh bên giường để có thể nhận biết giữa đêm nếu có ai gởi mail đến.
- 59% người Mỹ đọc email khi vừa về tới nhà.
- Đọc ở nhà chưa đủ, một số 12% còn xách laptop hoặc mang cell phone theo vô nhà thờ để check email trong lúc Cha đang làm lễ ở phía trước.
- 37% check email lúc họ đang lái xe.
- 53% check email luôn cả lúc họ đang ở trong phòng toilet.

Chơi game và nghe nhạc

Thật không ngờ chính phái nữ có nhiều máy để chơi games nhất: 44% ở phụ nữ so với 39% ở nam giới.
34% người được thăm dò cho biết họ có iPod hoặc dụng cụ cá nhân khác để nghe nhạc.
Đa số là giới trẻ chiếm 49% so với 15% những người trên 55 tuổi.

Internet thay đổi lối sống của nhiều người

- 73% người được thăm dò cho biết họ đã thay đổi cách mua sắm của họ. Càng ngày họ càng có khuynh hướng mua sắm kiểu online nghĩa là qua Internet.
- Internet được rất nhiều người ưa thích vì tính tiện dụng của nó.
- Internet giúp chúng ta phương tiện trau dồi kiến thức và sự hiểu biết qua hai công cụ tìm kiếm rất thực tiển đó là Google và Yahoo. Kế đến, email cá nhân thường được tham khảo qua cái laptop hoặc qua iphone cá nhân.

Có một điểm tiện lợi là các địa chỉ Hotmail và Gmail có thể được mở ra xem ở bất cứ một computer nào khác hoặc kể cả qua iphone. Giới trẻ thường trao đổi tin tức cho nhau qua email.

Mười websites dẫn đầu về số lần truy cập 2011-2012


1- Google-USA
2- Facebook-USA
3- Youtube- USA
4- Yahoo-USA
5- Baidu.com-China
6- Wikipedia-USA
7- Blogger-USA
8- Window Live-USA
9- Twitter-USA
10- QQ.com-China

Internet sau khi qua đời: nỗi lo của người thân còn sống

Chúng ta tự hỏi, sau khi mình chết thì những trang mạng, facebook, compte email, v.v… của mình sẽ ra sao?
Sau đây là tóm lược từ bài Internet après la mort của Protegez vous.ca

Facebook:

Trên 300 triệu người sử dụng. Đây là nơi hẹn hò thường xuyên của dân internaute. Họ trao đổi tin tức, tâm sự, hình ảnh, v.v…
Sau khi viễn du tiên cảnh, chủ compte facebook để lại cho gia đình cũng như bạn bè cả khối hình ảnh và kỷ niệm còn ghi trong trang mạng xã hội nầy. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, facebook gom góp những điểm chánh yếu và làm một profile (hồ sơ-tiểu sử) của người quá cố. Lúc đó chỉ có những bạn của facebook mới có thể mở và gởi message của họ vào trong đó. Những thông tin quá nhạy cảm, như địa chỉ và tình trạng statut gia đình đều bị rút bỏ. Bạn bè và thân nhân không thể vào xem những message quá riêng tư của người khuất bóng.

Khi có lời yêu cầu từ gia đình, facebook sẽ đóng compte lại.

Gmail

Thân nhân có thể xin phép để được xem Gmail của người quá cố. Họ phải chứng minh là đại diện chánh thức và là người có trách nhiệm trong việc thừa kế. Phải trưng giấy khai tử và các bằng chứng đã có gởi message Gmail lúc trước, khi người đó còn sống. Các chứng từ có thể gởi cho Gmail bằng Fax hoặc qua bưu điện.

Yahoo

Lề lối bảo mật của Yahoo cao hơn Gmail và Hotmail. Trong bất cứ trường hợp, Yahoo không bao giờ cho phép người thân vào xem compte điện thư của người đã quá cố. Thân nhân có quyền xin Yahoo đóng compte lại.
Theo Yahoo, thân nhân có quyền vào xem compte người quá cố nếu tên của họ có ghi trong di chúc.

Window live hotmail

Hotmail tự động đóng bất cứ compte nào nếu không sử dụng trong 270 ngày và địa chỉ sẽ được phân phát cho người mới.
Muốn vào xem compte của người quá cố, người thân phải chứng ninh họ là người thừa kế, trình bằng lái xe và tờ khai tử. Có thể gởi qua fax hoặc bằng bưu điện.

Myspace

Không có đường lối rõ rệt. Khi có yêu cầu của thân nhân, Myspace có thể xóa bỏ compte của người đã chết.

Internet và tôi

Internet đã giúp tôi trau dồi thêm kiến thức, giải trí và thoát ly phần nào ra khỏi nỗi niềm cô đơn của tuổi hoàng hôn.

Bước đầu làm quen với Internet cũng rất khó khăn vì lớn tuổi nên rất bảo thủ và rất e ngại những kỹ thuật quá mới mẻ.

Nhưng các con tôi thì nhất quyết kéo, đẩy ông già tía của chúng nó vô làm quen với internet cho kịp với bước tiến của xã hội. Thú thật tôi rất lo.

Chủ động là thằng con trai của tôi. Lúc đó đang học trung học. Nó đi mua máy móc, lúc đầu thì mấy cái desktop PC to tổ chảng. Mua về nó tháo mở bung cái máy ra, lấp ráp thêm bộ phận nầy, gắn thêm cái nọ, load thêm chương trình kia…Nó tự làm. Tôi không biết nó học ở đâu và từ bao giờ nên tôi ngại quá. Lỡ ráp vô máy không chạy thì mất toi tiền. Nhưng rồi mọi việc cũng đều tốt đẹp.

Sau một thời gian vài năm, nó biểu tôi quăng bỏ đi vì máy đó “hết hay”, chạy chậm và to quá, quê lắm. Mua laptop hay hơn, nhanh hơn và gọn hơn. Nó nói sao thì tôi nghe vậy chớ mình có biết ất giáp gì đâu. Chỉ biết hỏi nó là có tốn tiền lắm không.

Rồi nó chỉ tôi các cách sử dụng căn bản, load cho tôi cái fonts VN và một số program cần thiết khác, chỉ cách mở file, gởi bài đi v,v…Mấy cái chuyên như scan virus thì nó làm cho tôi lúc nào thấy cần vì nó nghĩ là nếu có chỉ tôi cũng không chắc gì tôi làm được như ý nó muốn.

Thế rồi năm 2006, nó lấy vợ và dọn sang miền Tây Canada lập nghiệp và làm việc luôn trong ngành computer… Nó đi qua bên dó xa gần 4000 km làm tôi chới với, biết hỏi ai bây giờ mỗi khi có problem về computer hay internet? Lo lắm. Lúc còn ở chung nhà với tôi, mỗi khi có rắc rối về máy móc, TV, đèn duốc, laptop, v.v… hay không hiểu cái gì thì tôi chỉ cần réo lên một tiếng là nó chạy lại liền. Nó chỉ cần gõ lên bàn phím lốc cốc 6-7 cái là ok hết. Tôi cố nhìn theo nhưng không kịp. Có khi nó làm chậm lại và nói tôi phải nhìn cho kỹ, kỳ tới nếu có xảy ra problem nầy thì gõ y như vậy. Rồi nó trấn an tôi. “Không có gì phải lo hết. Nếu có problem, báo cho con biết con sẽ sửa cho”. Lúc đầu tôi không mấy hiểu nó muốn nói gì nhưng lúc sau nầy hể có problem là tôi email hay phone cho nó. Nó trả lời là phải gõ nút nầy nút nọ thì mình làm y vậy là ok.

Nếu thấy trường hợp khó thì nó nói “ Đừng tắt Internet, để tối con sửa cho. Goodnight Pa” Khi đó thi tôi mới hiểu là nó làm remote assistance.

Sáng sớm hôm sau, khi nhìn lên màn hình laptop thấy Notepad ghi chữ DONE.

Thở phào nhẹ nhõm.

Thật ra, có nhiều khi chuyện không có gì, chỉ cần gõ “dúng nút” là được. Sau nầy tôi “biết khôn” hơn, mỗi khi có problem lạ thì tôi vô google tìm trong các forum của những nạn nhân có cùng một vấn đề như mình. Họ chỉ cách giải quyết. Tóm lại vạn sự khởi đầu nan. Lúc đầu thì thấy khó vì chưa quen cách sử dụng mà thôi.

Tại sở làm, các đồng nghiệp của tôi đều thuộc thế hệ trẻ tuổi nên sử dụng computer và internet là chuyện quá tự nhiên. Họ chỉ dẫn tôi làm cái gì thì tôi biết cái đó, đủ để làm việc mà thôi. Tây họ gọi kiểu nầy là vừa làm vừa học (apprendre sur le tas).Còn khó quá, thì phone cho technical assistance của cơ quan nó giúp.

Còn nhớ, vào những năm 90, mỗi khi gởi rapport hay công văn thì thường là phải đánh máy và gởi qua bưu điện, vừa mất thời gian và vừa lâu lắc hết sức. Sau đó thì lần lần các thủ tục hành chánh đều đuợc làm bằng computer hết. Mỗi nhân viên CFIA đều được cơ quan cấp cho một địa chỉ email cá nhân với mã số đặc biệt của nhà nước… để sử dụng trong nội bộ với nhau.

Cao niên và Internet. Vui buồn một kiếp tha hương

“…Trong vòng vài chục năm gần đây, nhờ sự phổ biến rộng rãi của Internet, nên các bạn lớn tuổi của tôi đã có thêm được một nguồn vui mới – khiến làm tăng thêm phẩm chất của cuộc sống – và như vậy là có thêm điều kiện để thực hiện được cái lý tưởng “Sống lâu và Sống có ích” như nhiều người đã tâm niệm từ bấy lâu nay...”(Ngưng trích, Đoàn Thanh Liêm- Niềm vui của tuổi già trong thời đại internet)

Nhờ internet mà từ hơn 8 năm nay tôi thưòng xuyên gõ bài gởi đi khắp bốn phương trời…Đó là một niềm vui, một hobby của tôi trong tuổi xế chiều.

Tôi gõ để tự mình trau dồi thêm kiến thức, để tự học hỏi, để tự mình giải khuây, để khỏi nghĩ quẩn, để khỏi bị trầm cảm, để khỏi bị bệnh Alzeihmer, để thoát ly và cũng để giảm bớt stress trong cuộc sống, v.v...

Thế cho nên tôi gõ cho người đọc nhưng thật sự ra là tôi cũng đồng thời gõ cho chính tôi, cho cuộc sống của mình được thêm phần ý nghĩa hơn.

Tôi rất vui sướng vì ít ra mình cũng có nhiều may mắn và tự do làm được những gì mình ưa thích trên đời.

“Giờ đây đừng khóc sầu chi đàn ơi!
Lên vai cùng lê đôi gót tha hương.
Mình dìu nhau khắp nơi chân trời,
tìm vần thơ ngát hương đời
để dệt thành câu hát quê hương”
(Lam Phương- Kiếp tha hương)

Vidéo Khánh Ly –Kiếp tha hương (Lam Phương) http://www.youtube.com/watch?v=T6cJh9xOo6Y

Gọi là Ghiền Internet có đúng hay không?

Chắc là đúng thôi, nhưng không phải là một loại ghiền ghê gớm bệnh hoạn như ghiền rượu, ghiền thuốc lá, xì ke, ghiền casino, v.v…

Ghiền Internet có thể giúp chúng ta giải tỏa stress, giải khuây, thoát ly, thêm nhiều bạn bè mới, cải thiện mối giao tiếp xã hội, du lịch trong không gian, giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, tăng thêm kiến thức, v.v…

Nhờ đó, nó còn giúp chúng ta hiểu được thêm nhiều khía cạnh của nhân sinh cũng như các hỉ nộ ái ố cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống!

Có nghiên cứu gần đây của Đại học Los Angeles cho thấy người già cả mà ghiền Internet thì tốt lắm vì các cụ sẽ cải thiện được trí nhớ rất nhiều. Theo thăm dò cá nhân, có lối 90% cao niên thường xem Internet trong ngày. Nhờ sử dụng internet mà các cụ cảm thấy bớt lẻ loi trống vắng nên bớt bị trầm cảm.

Theo Phoenix Center, việc sử dụng thường xuyên internet rất tốt cho sức khỏe tâm thần của người già và giúp cho họ tránh được bệnh trầm cảm và bệnh lú lẫn Alzheimer.Một khảo cứu của Semel Institute for Neuroscience and Human Behavior, đại học UCLA Hoa Kỳ cũng kết luận là Internet giúp kích thích não và cải thiện trí phán đoán.

[Theo các nhà chuyên môn về bệnh tâm thần thì vấn đề trầm cảm (depression) có khuynh hướng gia tăng trong nhóm người trung niên và cao niên VN sống tại Little Saigon-Quận Cam].(Theo newamericamedia. org-More Older Vietnamese American Seeking Help for Depression)

“Mental health professional and community volunteer Suzie Dong-Matsuda explained that although mental problems tends to be stigmatized among Vietnamese Americans, she is witnessing an increase in adults in midlife and older who seek help for depression among Vietnamese Americans in Orange County’s Little Saigon.”

Kết luận

Càng về già, cái gì cũng lần lần mất bớt đi hết…Cũng may, Internet đem đến những nguồn vui ảo giúp chúng ta sống những ngày còn lại không đến đổi quá vô vị.

Duy chỉ còn lại một vấn đề nho nhỏ là đôi khi em LapTop bị một sồ bà xem như là một tình địch đáng ngại của họ. Chuyện các bà ghen với cái computer cũng rất thường hay thấy xảy ra lắm.

Nhiều ông ôm computer suốt ngày, không thèm ngó ngàng gì đến chuyện trong nhà ngoài ngõ và thậm chí còn quên luôn sự hiện diện của bà nhà nữa nên bị mấy bả ghen, tức, cằn nhằn cự nự thì cũng không có gì là oan đâu.

Internet là con dao hai lưỡi, có mặt tốt nhưng cũng có mặt xấu của nó.

Nó là kho tàng kiến thức, nhưng dồng thời cũng là một cái thùng rác vĩ đại.

Điều quan trọng là chúng ta phải biết lựa chọn sao cho đúng mà thôi…Mà thế nào là đúng, thật khó biết?

Câu trả lời cũng còn tùy theo hoàn cảnh và cá tánh của mỗi người nữa.

Thôi, nếu thích quá thì cứ việc làm, cứ việc ghiền thả cửa đi. Đây là xứ tự do mà.

Lo làm chi cho thêm mệt. Cứ vui vẻ an hưởng tuổi già phải không các bạn./.

Tham khảo:


- JWT Survey: US users seriously addicted to Internet, cell phone http://www.marketingcharts.com/television/jwt-survey-us-users-seriously- addicted-to-internet-cell-phones-1718/
- 10 most visited websites 2011-2012 http://exploredia.com/10-most-visited-websites-2011-2012/
- Internet usage among seniors increasing http://www.holidaytouch.com/Retirement-101/senior-living-articles/activities-and...
- Internet addict…Jusqu’où êtes vous prêt à aller. http://www.selda-prey.com/article-13074785.html
- Internet après la mort http://www.protegez-vous.ca/technologie/internet-et-mort.html
- Bùi Văn Đỗ- Internet với người Việt cao niên ở nước ngoài http://www.viethoa.nl/pagina66.html
- More Older Vietnamese American Seeking Help for Depression http://newamericamedia.org/2012/04/more-older-vietnamese-american-seeking-help-f...
- Đoàn Thanh Liêm-Niềm vui của tuổi già trong thời đại Internet http://www.danchimviet.info/archives/77905/niem-vui-cua-tuoi-gia-trong-thoi-dai-...
- Đất Việt-Khi tình nhân là... cái laptop http://news.zing.vn/Khi-tinh-nhan-la-cai-laptop-post39987.html

Montreal, Jan 24, 2014
(Nguồn: http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-219888_15-2/)

Nguyễn Thượng Chánh
,
DVM
Back to top
« Last Edit: 27. Mar 2014 , 13:49 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #888 - 27. Mar 2014 , 13:55
 

...

Biếc Phố


Lắng nghe từng sợi mưa dài
Cơn mây xõa tóc bên ngoài hè xanh
Hạt nào biếc phố long lanh
Hạt nào cẩn ngọc trên nhành tay hương.

Lắng nghe ủ rũ con đường
Mùa thu lấp ló trên tường rêu hoang
Lắng nghe đôi ngọn lá vàng
Xạc xào như tiếng thời gian thở dài

Lắng nghe đôi cánh mày ai
Dường như đậm nét cảm hoài bâng khuâng
Lắng nghe hồn nhẹ lâng lâng
Cảm ơn! Từng sợi tóc bồng bềnh mưa .


Phạm Thiên Thư
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #889 - 27. Mar 2014 , 16:09
 

Lời Sư Phụ


...
Back to top
« Last Edit: 27. Mar 2014 , 16:09 by macco »  
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Chợ Chiều
Reply #890 - 27. Mar 2014 , 16:16
 



...


Lần "đáo xứ cố hương" vừa rồi, tôi có theo bà vợ Ninh-Hòa đến thăm ngôi trường Trần Bình Trọng, để tìm lại chút kỉ niệm xưa, mà bà cho là dễ thương nhất trong đời một người con gái, cho dù đến bây giờ tất cả chỉ là như khói như sương mà sao cứ mãi còn đọng lại ở đâu đó trong hồn nàng. Ngôi trường đã thay tên từ cái thuở thiên hạ đổi đời, sau cái ngày hai miền thống nhất để "miền Nam thì nhận họ, còn miền Bắc thì nhận..hàng", nên không còn cái cảm giác thân quen, mặc dù bây giờ chúng tôi vẫn đang trở lại bằng những con đường xưa lối cũ.

Chúng tôi đến vào đúng lúc tan trường. Nhìn các em học trò từng nhóm bước ra khỏi cổng mà lòng dạ cứ bồi hồi, nhớ da diết một thời xa xưa cũ. Những em học sinh bây giờ dường như có ít nhiều khác với bọn chúng tôi xưa. Đặc biệt trong đám nữ sinh, có thiếu đi cái điều gì đó. Mãi đến khi về nhà, ngồi bàn bạc lại chuyện xưa- nay, chúng tôi mới khám phá ra cái điều thiếu vắng ấy chính là: Cái Nón Lá.

Không hiểu từ lúc nào, Cái Nón Lá đã biến mất trong những cô học trò, những cô con gái dễ thương ở quê tôi. Cái Nón Lá với những chiếc quai hồng, quai đỏ, quai tím, quai xanh,... đã một thời làm khổ biết bao nhiêu thằng con trai và cũng đã từng làm giàu thêm cho kho tàng văn chương thi phú. Bây giờ làm sao tìm lại được cái cảnh "nghiêng nghiêng vành nón che làn tóc.. ", " mùa hè Ninh Hòa nắng mờ con mắt, tôi đứng nhìn em đội nón qua cầu " và tôi không hiểu nếu " Ninh Hòa, những ngày trời trở gió " thì các nàng sẽ lấy cái gì để che...cái áo. Hèn gì ông nhà thơ Lê Hân ở tận bên Canada , đã biết dùng cái cặp táp để thay cho Cái Nón Lá... trong bài thơ Nữ Sinh thật dễ thương:

Cặp ôm che.. ngực xuân thì
Em đi hoa cỏ thầm thì trông theo
Áo dài tay đỡ vòng eo
Hai bên hông hở thơ trèo vào thăm
.....

Tôi dám chắc như đinh đóng cột là chàng trai Ninh Hòa đa tình nào trạc tuổi tôi ngày ấy, cũng đã từng có thời chạy theo hoặc chết lên chết xuống vì những cái quai nón hồng, đỏ, tím, xanh...buớc ra từ các cổng trường Trần Bình Trọng, Bán Công, Đức Linh.. hay xa hơn nữa là Võ Tánh, Huyền Trân, Lê Quí Đôn, Tương Lai, Kim Yến.. ở Nha Trang. Nhưng đẹp và dễ thương hơn vẫn là những mối tình học trò trường huyện. Ngày đó, có nhiều chàng (và nàng) thuộc lòng bài thơ..khi không có nón.. của ông Nguyễn Bính. Nhiều cô cậu đã nắn nót chép bài thơ "Bươm Bướm Ngày Xưa" dấu kỹ trong ngăn cặp táp..và cả trong ngăn nào đó của trái tim mới bắt đầu đập..lạc nhịp của mình. Bây giờ, nếu có dịp trở lại Ninh Hòa, đứng trước cổng ngôi trường cũ, chắc chắn từ một nơi thật sâu trong ký ức, bài thơ xưa sẽ " đột xuất"trở về:

Học trò trường huyện ngày xưa ấy
Em tuổi bằng anh, lớp tuổi thơ
Những buổi học về không có nón
Đội đầu chung một lá sen tơ

Lá sen vương phấn hương sen ngát
Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ
Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc
Theo về tận cổng mới tan mơ

Em đi phố huyện tiêu điều lắm
Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi
Mà đến hôm nay anh mới nhớ
Tình anh như chuyện bướm xưa thôi...

Cuộc đời vốn đã là những hố bờ ngăn cách. Vậy mà chiến tranh (và đau đớn thay cả đến lúc có hòa bình nữa) thì cái thế hệ của những " ngày xưa thân ái " đó lại chia lìa tứ tán. Kẻ chân mây người góc bể. Kẻ ở người đi ai cũng ..đoạn trường. Vậy mà trong trời đất bao la lại có những con đường chạy theo kiểu vòng tròn khép kín, để bao nhiêu năm sau, ở một thành phố có cái tên lạ hoắc nào đo trên xứ người, nhiều chàng bất ngờ "đụng đầu" tái ngộ với "cái quai nón" ngày xưa, hoặc đã từng đội chung "lá sen tơ" của một ngày nàng quên mang theo nón lá. Tôi đã từng nghe được khá nhiều tâm sự của các chàng Ninh Hòa, bây giờ tóc đã hoa râm:

Nửa đời mới gặp lại nhau
Ngước nhìn mái tóc ngả màu thời gian
Cái ngày cùng học trường làng
Chép thơ Nguyễn Bính gởi sang cho mình

Đêm nằm nhớ nụ cười xinh
Lá sen tơ ấy chúng mình cầm tay
Thế mà nay.. đau lòng thay
Cái con bướm trắng đã bay xa rồi

Mỗi người ở một phương trời
Vẫn không quên được cái thời xưa xa
Cho dù nay đã ông bà
Lá sen tơ ấy vẫn là sen tơ

Ước gì trở lại tuổi thơ
Để... cùng đội lá sen tơ với mình..

Riêng tôi, một thằng lính lang thang dọc đường số 1, vậy mà trời xui đất khiến thế nào cũng đã từng lỡ dại yêu một cái quai nón tím Ninh-Hòa. Ngày ấy mỗi lần lái xe qua trường Trần Bình Trọng mà không tìm ra cái quai nón tím là tôi buồn đến..tím gan tím ruột. Mà cũng lạ, trường Trần Bình Trọng ngày ấy có biết bao quai nón đủ màu, đủ sắc, cớ sao tôi lại phải lòng cái quai màu tím. Hay tại tôi là lính chiến, nên cứ tưởng cái quai nón màu tím là.. "rừng tím hoa sim, tím những chiều hoang biền biệt". May quá, có một nhà thơ gốc Khánh Hòa viết giùm tôi cái "thiên tình sử "đó:



O con gái tóc dài - quai nón tím
Chiều ni về - O có nhớ ai không
Guốc khua chi - cho đây nhói cả lòng
Áo trắng quá - khiến hồn đây khờ khạo

O cười duyên - khoe dăm ba hạt gạo
Cho đây vay một hạt - để no lòng
Sợ nửa khuya về bên ngọn đèn chong
O dẫm lấm những tờ thư đây viết

Cứ nguýt háy đi - cứ lườm cứ liếc...
Miễn O đừng biền biệt tháng năm xanh
Miễn sáng - trưa - chiều O cứ quẩn quanh
Sau cửa lớp - ngập ngừng như bụi phấn

Ngày hai buổi tan trường ngang mấy bận
Đứng bên đường đây cứ mãi ngó mong
Quai nón tím ơi - khói thuốc thả vòng
Không dám gọi - dù chỉ lời thăm hỏi

O cứ đi qua - chẳng chờ - chẳng đợi
Chẳng đoái hoài đến một gã khờ si
Những ngả đường cũng năm bảy lối đi
Sao lòng đây chỉ O quai nón tím...!

(Phan Thị Ngôn Ngữ)

Nhưng mà tội nghiệp cho cô nàng có quai nón tím, bởi "đời một người con gái - ước mơ rất nhiều song trời cho không được mấy- đến khi đi lấy chồng chỉ còn một mối tình mang theo", mà khốn khổ thay thằng chồng ấy lại chính là tôi. Bởi vì sau đó nàng đành phải bỏ cái quai nón tím để khốn khổ mà làm vợ..lính. Và từ ngày thằng lính ấy chui vô cái " trại cải tạo khoan hồng" của người anh em, thì cho dù nàng có mở mắt hay nhắm mắt gì thì cũng chỉ thấy có một... chân trời tím ngắt. Câu ca dao quen thuộc ở cái xứ thơ Ninh Hòa "Trời mưa thì mặc trời mưa, tôi không có..nón trời chừa tôi ra "đã không còn linh ứng với riêng nàng. Trong những người vợ lính ở cái xứ Ninh-Hòa hiền khô, trời đã không chừa nàng ra, nên phải làm thân con cò lặn lội bờ sông.. với đủ thứ trăm cay nghìn đắng. Nhưng cuối cùng " người hại người, chứ ông Trời lại thương người vô tội ", nên bây giờ những cái quai nón.. ấy lại trở thành những "khúc ruột ngàn dặm của quê hương" nơi có "chùm khế ngọt, mà em... không được quyền trèo hái bao giờ" !!

Tưởng đâu chạy sang xứ người ta làm Việt kiều yêu...tự do, là thoát được bao điều hệ lụy bởi ông chồng gốc lính. Nào ngờ cái ông chồng ấy bây giờ cũng vẫn vô tích sự. Mấy lần nhớ con gái ở xa, nàng định khăn gói một mình sang thăm, nhưng thấy tội nghiệp ông chồng, nên đành phải trả vé máy bay. Nàng đã oán trách lầm Kách Mệnh. Nàng bảo là hơn tám năm cải tạo mà ông chồng vẫn không chịu tiến bộ. Kách Mệnh dạy: " Có sức người thì sỏi đá cũng thành cơm", còn khổ thay ông chồng tôi thì "gạo đổ vô nồi (điện) rồi mà vẫn không chín nổi thành cơm".

Nhưng có một Chiếc Nón Lá khác, quai không màu không sắc, lại làm tôi xúc động mỗi lần nhớ tới.

Năm 1976, tôi bị chuyển tù từ Nam ra Bắc, mà lại tới một nơi xa tít mịt nùng: Lào Cai. Ba năm sau, ông anh bá quyền Trung quốc quên lời hẹn ước "môi hở răng lạnh", dở trò muốn dạy người đồng chí Việt Nam anh hùng một bài học, bèn xua quân tràn qua biên giới, đám tù tụi tôi bèn làm một cuộc "hành quân" thần tốc xuống Yên Bái, rồi sau đó chạy một mạch vào tận Nghệ Tĩnh. Trại tù nằm sát biên giới Lào. Vào mùa hè gió Lào thổi sang nóng đến cháy gan cháy ruột.

Một hôm bọn tù tôi đuợc đi lao động để tìm "vinh quang", nhưng trời nóng quá, nên cứ đi vài chục mét thì tất cả tự động chui vào mấy bụi cây ven đường. Đám tù có nhiệm vụ san mặt bằng trên một cái đồi trọc để chính quyền đưa dân dưới thấp lên, vừa "ổn định" đời sống vừa làm một cứ điểm chống quân "bành trướng Bắc Kinh". Trời nóng hơn lửa đốt, mà cái đồi thì không còn một bóng cây, nên đám tù bọn tôi chỉ còn có "trời đội đầu, chân đạp đất" như ông Từ Hải của nàng Kiều.

May mắn là tôi vừa qua một cơn kiết lỵ, nên đuợc phân công nấu nước cho anh em. Phải xuống duới chân đồi mới có nước. "Đồng chí" quản giáo "đe" trước là phía dưới có khu nông trường mà đa số là đàn bà con gái. Chớ có bén mãn tới để "quan hệ" với nhân dân chân chính là bị cùm trong hầm núi. Tôi vốn nhát gan nên rất sợ mấy cái hầm tối trong hốc núi. Một lần có nhiệm vụ mang xác người bạn tù bị chết trong hầm núi ra, tôi mới biết cái địa ngục có thật này. Là một cái hang được moi ra từ chân núi đá, vừa đủ chỗ cho một thân người nằm. Khi kéo xác anh bạn tù ra, bọn tôi lạnh toát cả người. Không phải vì sợ thây ma, (vì chính những thằng tù còn sống cũng có khác cái thây ma là bao), nhưng vì bọn tôi nhìn thấy mấy con rắn, không biết có tội tình gì với Kách Mệnh mà đã tự giác chui vào để cùng "học tập cải tạo" với mấy anh tù khốn khổ nhất trên hành tinh này!

Trong lúc nấu nước, vừa cái nóng của trời, cái nóng trong gió lào thổi tới, cộng với cái nóng của lửa bốc lên, tôi bị choáng váng vì say nóng, bèn chui đại vào một lùm cây "cứt chồn" nằm. Chợp mắt vài phút, nghe có tiếng sột soạt, tôi giật mình tỉnh giấc. Ngồi dậy định chui ra thì bất ngờ thấy phía trước mặt có cái Nón Lá. Tôi dụi mắt tưởng nằm mơ, chứ tôi đâu có cây đèn thần để đọc ra ba điều ước bao giờ. Lúc này mà có cái Nón Lá, còn hơn cả mấy vị "cứu tinh của dân tộc", nhưng nghĩ đến mấy con rắn trong cái hầm núi là tôi đành "bỏ của chạy lấy người". Nhìn Chiếc Nón Lá nằm trong gang tấc mà với tôi sao xa thật ngàn trùng. Vừa bước đi, tôi nghe từ một bụi cây trước mặt, tiếng thỏ thẻ như chim:

- "Anh gì ơi ! Anh gì ơi ! Tôi cho anh chiếc nón, trong đó có mấy củ khoai luộc, anh cứ khẩn trương cầm lấy. Tôi đã cảnh giác kỹ rồi, chẳng có ai phát hiện đâu.

Bỗng dưng tôi trở thành một thằng tù vừa được no lại vừa lãng mạn: Thằng tù có nón !

Sau này khi được chuyển vào Nam rồi ra trại, tôi bàn giao Chiếc Nón ân tình này cùng cả câu chuyện cô gái nông trường cho người bạn tù trẻ hơn tôi bốn tuổi mà hai thằng đã từng kết nghĩa anh em. Sau ngày vượt biên, tôi tìm cách liên lạc với gia đình anh. Tôi nghiệp người bạn trẻ dễ thương đã chết sau gần một năm tôi chuyển trại.

Ở miền Bắc, người ta xem thường con gái nông trường nên ví von " con gái nông trường như chiếc giường bệnh viện". Sau này, mỗi lần nghe ai nhắc tới câu nói đó, tôi cảm thấy như chính mình bị xúc phạm. Tôi chỉ nghe tiếng nói, nhưng chưa thấy mặt người con gái ấy bao giờ. Nhưng Chiếc Nón Lá với cái quai chỉ bằng một sợi giây, có cái màu ướt đẫm mồ hôi, tôi không bao giờ quên. Cầu mong cho người con gái nông trường Thanh Chương ngày đó, giờ đây được sống yên lành, không phải bán mình sang Đài Loan, Hàn Quốc để nuôi cả một gia đình khốn khó.

Hôm rời Việt Nam , khi bước vào phi trường Tân Sơn Nhất, bất ngờ tôi nhìn thấy một lô Nón Lá. Nhưng mà tôi còn buồn hơn là "những ngày không tìm thấy.. nón", Vì những chiếc Nón Lá này đang lắc lư trên đầu những bà đầm già đen, trắng. Có lẽ các công ty du lịch Việt Nam, " những mũi nhọn xung kích của thiên niên kỷ mới", giới thiệu Cái Nón Lá với khách bốn phương như là một giá trị văn hoá quê nhà, nhưng họ có biết là cái giá trị đó đang ngày mai một ngay trên chính quê hương của Nón ??

Tôi nhớ tới cái cảnh mấy ông nghị viên, dân biểu bên Mỹ, bên Tây trong những mùa tranh cử ở những vùng có nhiều cử tri gốc Việt, thường mặc áo dài, có khi đội cả khăn đống.. để vận động kiếm phiếu. Không biết bà con thì sao, có vui vì thấy thiên hạ "yêu" văn hóa ta hay không, chứ riêng một thằng có thói xấu bảo thủ như tôi thì không thấy đẹp chút nào mà còn hơi ngượng.. vì có cảm giác chiếc áo dài, khăn đống của mình bị người ta.. lợi dụng.

Về tới Nauy, tôi đem câu chuyện Cái Nón Lá bây giờ tự dưng biến mất ở các cổng trường.. bên quê nhà, kể cho mấy ông bạn già như là "món quà của một kẻ đi xa về", thì lại nghe thêm được một chuyện buồn cũng về cái Nón:

Có một ông già Việt kiều gốc nhà quê yêu nước, được con cháu bảo lãnh sang đoàn tụ. Sống trên cái xứ Bắc Âu nhỏ bé nhưng vốn có đời sống cao hàng nhất nhì trên trái đất, ông già được nuôi nấng kỹ quá, bơ sửa thừa mứa, mỗi năm lại được cấp tiền đi du lịch vòng vòng, nên đâm ra.. rững mở nhờ thần dược Viagra.

Ông về Việt Nam liên tục, hết nói cất nhà từ đường, rồi xây mộ gia tộc. Hết chuyện tư ông lại mở tấm lòng bác ái.. làm chuyện công: xây đình xây miểu chưa xong lại sửa sang trường học,, giúp viện mồ côi..Kỳ thực thì ông đem tiền về xây nhà giữ trẻ, mà chỉ nuôi có mỗi một em. Đó chính là.. cô bồ nhí, tuổi đáng cháu nội của ông. Khốn thay cho những tên Việt kiều già mất nết. Cái tin này đến tai bà vợ già.. vốn mê đọc truyện Kiều nên có máu Hoạn Thư.. Bà huy động một đám con dâu, con gái đã từng có nhiều huy chuơng trong những cuộc chiến đánh ghen, cùng về Việt Nam với bà chiến đấu. Ông già sợ quá, bèn đi tìm thầy bùa gốc Chàm còn sót lại từ lúc công chúa Huyền Trân về làm hoàng hậu cho vua Chế Mân của xứ Chiêm Thành. Theo lời dạy của ông thầy bùa, ông già Việt kiều đi tìm mua Cái Nón Lá có bài thơ tình.. xứ Huế, để ông thầy yếm bùa " khờ " vào Cái Nón.

Không ngờ bà vợ lại có tài "tình báo" còn hơn cả đám CIA của Mỹ chống khủng bố al Qaeda, nên nhất cử nhất động gì của ông chồng già.. dịch bà đều "nắm bắt" kịp thời !

Bà kéo đám quân thiện chiến về đúng vào mùa hè đỏ lửa. Ông chồng biết bà vợ rất sợ ông Trịnh Công Sơn xúi người ta " Gọi Nắng…", bèn mang Cái Nón Lá vào tận phi trưòng đón nữ tướng quân. Khi bà vợ vừa bước ra khỏi phi trường, ông chạy tới xum xoe, đưa Cái Nón lên âu yếm che đầu bà. Bà vung tay giật ngay Cái Nón vất xuống đất đạp tan tành. "Thừa thắng xông lên" bà cắt mái tóc mới nhuộm của ông già, rồi định cắt thêm...một cái gì nữa đó. Cả phi trường náo lọan, công an bảo vệ phải xông vào cứu ông già thoát nạn, trước sư hò reo của tất cả mọi người vừa chứng kiến một tấn tuồng hay..

Tôi nghĩ, nếu lỡ xui, hôm ấy có tôi, chắc tôi không thể nào mở miệng ra cười đuợc, mà có khi tôi còn khóc. Không chỉ khóc vì trong đám Việt kiều, có những gã già mất nết, mà khóc vì đau lòng và tội nghiệp cho.. cái Nón Lá. Vì nó có tội tình gì ?

Trong lúc ở quê nhà, cùng "tiến nhanh tiến mạnh " lên một nền "kinh tế thị trườøng theo định hướng xã hội chủ nghĩa", các em nữ sinh, các cô con gái dần dần bỏ rơi Cái Nón Lá, thì một ông già vừa mới xa quê mấy năm, vốn coi trọng truyền thống cha ông, lại sớm bán linh hồn cho quỷ, và dùng Cái Nón Lá vào một việc "cực kỳ" kém văn hóa. Thử hỏi một thằng gốc nhà quê như tôi làm sao mà không buồn cho được.

Viết tới đây tự dưng tôi liên tường tới một điều, mà cứ mỗi lần nghĩ tới là lòng thấy nhói đau. Nói theo kiểu mấy ông nhà văn thì "dường như đang có những nhát chém hư vô" nào đó ở trong lòng.

Cũng kể từ lúc những nữ sinh, những cô con gái Việt Nam dần dần bỏ rơi cái Nón Lá, thì cũng là lúc số phận của những người phụ nữ một thời " anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang" vốn là con cháu của các "chị ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị hai năm tấn quê ở Thái Bình"đi đến chổ cùng tận của nỗi...thê lương.

Trong lịch sử dân tộc ta, dường như chưa có thời kỳ nào mà số phận của nhiều người con gái, phụ nữ Việt Nam lại bi thương rẻ rúng như bây giờ.

Hơn một trăm ngàn ( xin nhắc lại: một trăm ngàn) các cô gái, mà trong đó có hơn 60% các em ở tuổi vị thành niên đã phải sang Campuchia và Thái Lan làm gái điếm. Hơn sáu chục ngàn cô gái bị lừa (và bị bán) sang Đài Loan, Hàn Quốc, nói là để làm vợ, nhưng thực ra chỉ làm nô lệ và nô lệ tình dục cho bọn lưu manh. Một số đông bị hiếp tập thể hay hiếp luân phiên bởi những gã đàn ông bệnh hoạn trong một đại gia đình, vốn cũng chẳng khấm khá gì. Rồi sau khi tả tơi, bị bán rẻ lại cho những ổ mại dâm mạt hạng. Oái ăm và đau đớn thay, bọn đàn ông khốn kiếp này lại là đám con cháu của " bọn phản động Tưởng Giới Thạch và bọn Pác Chung Hy từng sang Việt Nam đánh thuê cho dế quốc Mỹ"năm nào ! Hàng vạn cô gái vị thành niên sang hành nghề gái điếm bên Nga. Cái nôi của một chế độ mà đã có thời được đàn em cúc cung tung hô "vạn tuế ", nơi mà đã có một nhà thơ lớn viết mộ bài thơ để đời: thương cha thì thương một mà thương ông (Stalin) thì thương đến mười", cho một ông nhà thơ đàn em hùa theo ca ngợi " đồng hồ Liên Xô đẹp hơn đồng hồ Thụy Sĩ", " trăng nước Nga tròn hơn trăng nước Mỹ" ! Bây giờ thì cái thành quả " Kách Mệnh tháng 10 " đó đang bày bán khắp các chợ trời ở biên giới các nước bắc Âu: Từ huy chương, phù hiệu, cờ xí.. cho đến những cô con gái, mà cha mẹ ông bà vốn một thời là đồng chí của Stalin !)

Chưa bao giờ người con gái Việt nam lại đem bày hàng rao bán ở bên Singapore , Hàn Quốc, như là những cộng rau héo úa của buổi chợ chiều. Từng nhóm những cô gái quê, trần truồng như nhộng, sắp hàng đi tới đi lui, quay trước quay sau, để cho những gã Tàu già, nghiện hút, tàn tật tha hồ chọn lựa.

Trong nước, thì từ thành phô, đến thôn quê, từ vùng xuôi đến "vùng sâu vùng xa", nơi nào cũng dẫy đầy gái điếm ! Điếm bây giờ có đủ hạng bậc, chẳng khác gì một đội quân gái với đầy đủ các cấp quân hàm: từ ca sĩ, diễn viên điện ảnh, người mẫu, hoa khôi, á hậu,,đến những cô sinh viên, đang còn theo học hoặc vừa mới ra trường. Bi thảm và thương tâm nhất là các em gái học trò nghèo, tuổi mới mười ba, mười bốn cũng phải bán dâm. Mà khốn nạn thay những kẻ mua dâm lại là những ông thầy và đám quan lại quyền thế của triều đình.

Từ vụ ông tiến sĩ TCP/TCTDTT Lương quốc Dũng hiếp dâm một bé gái 13, đến ông TGĐ PMU18 Bùi tiến Dũng, cứ mỗi lần cùng bọn tham quan đánh bạc là có các cô xinh đẹp trần truồng ngồi sẵn một bên để các ngài xả xui ngay tại chỗ. Rồi đến ngài thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến rửa ghế với mấy cô người mẫu trần truồng ngồi trong những chậu sứ, rượu ngoại được thay nhau đổ từ trên đầu xuống khắp châu thân, chảy qua đủ ngõ ngách của các nàng kiều nữ, để đám nịnh thần cụng ly chúc mừng quan lớn ! Mới nghe, tôi cứ mơ hồ như chuyện chỉ có trong phim tàu của cái thời có nhiều bạo chúa.

Mới đây, hơn mười em học trò nghèo, tuổi mới 14, 15 ở cái huyện Hòa An hẻo lánh trên tận Cao Bằng heo hút gió mưa bị ép bán dâm cho một ông thầy đang làm quan trong Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh. Rồi một ngài Trung tá Phó Trưởng Công An Thị Xã Cao Bằng cưởng bức mua dâm một em gái mồ côi tại Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Cao Bằng chưa đến tuổi 15.

Hèn gì một cô nghệ sĩ ưu tú Hát Chèo, bộ môn văn hóa cổ truyền đang được cổ võ hồi sinh, lại bỏ chèo để làm "má mì" chuyên cung cấp những cô gái loại "hàng xịn".ø Một cô sinh viên của một trường đại học danh giá ngay giữa lòng thủ đô, " Hà Nội.. niềm tin yêu và hy vọng của núi sông hôm nay và mai sau", lại trở thành tú bà, chuyên cung cấp nữ sinh viên cho các ngài đại gia mà phần lớn là đám hoạn quan lớn bé của triều đình thời mở cửa. Trong khi ấy thì các quan lớn dùng tiền nhà nước đánh bạc, cá độâ cả tiền tỷ, cả đến gần ba triêu đô la! Đã vậy các qúy tử, công nương dốt nát của quí ngài còn được đi du học "ăn chơi " đó đây bằng tiền của E Việt Nam Giao Chỉ !

( Tôi cũng xin nói rõ: tất cả những tin tức này đã được đăng tải công khai trên các báo Công An, Thanh Niên, Tuổi Trẻ của nhà nước, chứ không phải từ những tên phản động, hoặc những phần tử " diển biến hòa bình" nào đâu nhé ).

Trong một bài thơ khá dài và thật cảm động gởi cho một em bé nghèo phải sang bán mình cho các nhà chứa ở Bangkok , nhà thơ Trần Trung Đạo (một người trẻ có trọn tấm lòng với quê hương, đất nước, hiện tị nạn tại Hoa Kỳ) có một đoạn:

Lịch sử Việt Nam

Vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận
Nhưng chưa bao giờ đen tối như hôm nay
Ông cha ta có khi phải xuống biển tìm ngọc trai
Lên non tìm ngà voi trầm hương châu báu

Có những lúc cả dòng sông thắm máu
Có nhiều khi xương trắng gởi rừng sâu
Nhưng chưa một lần trong bốn ngàn năm
Có những cô gái Việt nam

Phải sang xứ người bán thân nuôi miệng
Tủi nhục này không bao giờ rửa sạch
Nỗi đau này không phải của riêng em
Mà của mọi người còn một chút lương tâm
Và còn biết như thế nào là quốc nhục

..........(x)

Trách nhiệm này xin hỏi thuôc về ai ? Câu trả lời thuộc quyền "sở hữu trí tuệ" của các bạn. Tuy nhiên nếu có bạn nào bảo trách nhiệm này thuộc về Nhà Nước là tôi cực lực phản đối.

Bởi cái thằng vốn "duy tâm biện chứng" tôi xin lý luận một cách rất "lô gíc" theo kiểu tam đoạn luận như sau:

Đây nhất định không phải là trách nhiệm của nhà nước ( hay là chính quyền ), mà đích thực là của nhân dân. Vì trong xã hội xhcn, nhà nước chỉ quản lý, chính quyền chỉ là"công bộc", còn nhân dân mới làm chu û( chắc các bạn ai cũng cũng thấy ở Việt Nam ta, trừ duy nhất cái Kho Bạc Nhà Nước, còn tất tần tật cái gì cũng của nhân dân: Chính quyền Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Tòa Aùn Nhân Dân,.....) mà đã là làm chủ ( nhất là làm chủ tập thể) là đích thị trách nhiệâm phải thuộc về nhân dân rồi. Tôi xin đề nghị là: đưa nhân dân ra Tòa án Nhân Dân xét xử. Và nếu tôi vinh dự được làm bồi thẩm Nhân Dân (lại..nhân dân), tôi xin các đồng chí nhân dân nhất trí:-

- chiếu theo điều 1/HV của bộ luật dân sự thời vua Hùng dựng nước

- thi hành lời di chúc của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ

- xét rằng, Chiếc Nón Lá là biểu tương cho phụ nữ Việt Nam , anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang

- xét rằng Chiếc Nón Lá là chứng tích của bao cuộc tình học trò dưới cành hoa phượng đỏ

- xét rằng Chiếc Nón Lá đã góp phần làm giàu cho thi ca và làm đẹp cho quê hương có bốn ngàn năm văn hiến

- xét rằng Chiếc Nón Lá đang có thành tích trong kế hoạch kinh tế vĩ mô: góp sức to lớn cho ngành Du Lịch nước nhà.

- Xét rằng chính các cô gái Việt nam đã phản bội, dần dần bỏ rơi Chiếc Nón Lá, nên đã đưa người con gái nước ta vào bao cảnh lầm than, khốn khổ, đoạn trường như hiện nay.

- Đề nghị hình thức kỷ luật:

- Em nữ sinh nào bỏ Nón Lá, khi vào phòng thi sẽ không được mua trước đề thi như ở Hà Tây và Cai Lậy (Tiền Giang), nơi có đến 536 bài thi giống nhau như đúc!

- Người đẹp nào bỏ Nón Lá sẽ không được mua chỗ vào học tiếp viên hàng không Giao Chỉ với giá rẻ 20.000 đô la Mỹ.

- Bà nào bỏ Nón Lá, sẽ không được làm bồ nhí cho các ông quan trong Pờ Mu 18.

Dù sao, tôi cũng xin cám ơn Cái Nón Lá, đã cho thế hệ chúng tôi thật nhiều kỷ niệm, để mỗi lần hồi tưởng về một quá khứ xa xăm, lại thấy trong lòng lâng lâng nỗi nhớ. Không chỉ nhớù Cái Nón Lá có quai hồng, quai tím... hay mấy mối tình học trò vụng dại, mà nhớ một thời mà cả...đất trời và ai nấy cũng dễ thương. Thôi thì, xin mượn đỡ mấy câu thơ của ông Khoa Hữu mà thay cho lời tạ từ cùng cái Nón Lá ngàn đời yêu dấu:

Trăm năm hạt cát vô cùng
Trăm năm ta vẫn một lòng nhớ em..

Bắc Âu, một ngày không có đêm.
Phạm Tín An Ninh
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #891 - 27. Mar 2014 , 17:08
 
khieulong wrote on 27. Mar 2014 , 13:06:
Như vậy em Ngố không nhớ hay không biết đến chợ chiều rồi...nhà anh ở hẻm sát cạnh trường nên biết rõ sinh hoạt của khu này...cả cái thời trường LVD mới xây cất lên chỉ có một dãy và vài lớp học mà thôi....
Chợ chiều là một khu đất trống phía bên tay trái của của trường LVD nhìn từ ngoài đường vào....chỉ là những cái sạp bằng gỗ người ta dựng lên bán những rau trái,  thực phẩm , gia vị cần thiết trong đời sống hàng ngày , thịt cá cũng có nhưng chỉ là những cái sạp nho nhỏ mà thôi ...chợ này chủ yếu cho dân cư ngụ vùng quanh đó đặc biệt là khu xóm Chùa Phổ Hiền mua những thực phẩm cần thiết không phải đi ra chợ Bà Chiểu cho xa ...


Như vậy là anh Shaw' KL  rành 6 câu vọng cổ , vì đã nhớ từng ly , từng chút của chợ chiều , bên cạnh ngôi trường thân yêu LVD , ngày nào.
Cám ơn anh Shaw' , Ngố , TL ,....đã xẹt ra xẹt vô cho chợ chiều thêm đông vui .

...

Thời tiết bên Ngố  rất lạnh mấy hôm nay  , hy vọng Ngố sẽ ấm lòng khi vào đây nhé.
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #892 - 27. Mar 2014 , 17:25
 
khieulong wrote on 27. Mar 2014 , 12:52:
Em Mây làm thiệt nhớ lại cái thời của những ngày còn đi học , cái thời mà người ta nhớ nhất trong cuộc đời của mỗi con người....cái thời mà ai cũng thật là trong trắng hồn nhiên không có ngây thơ vô số tội như bi giờ..... Cool


Đi 1 đàng , học 1 sàng khôn , nên bi giờ...không phải mình Mây Say , mà ai cũng thành...ngây thơ cụ hết đó anh Shaw' ơi.

...

Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #893 - 27. Mar 2014 , 17:33
 
macco wrote on 27. Mar 2014 , 16:16:
...


Lần "đáo xứ cố hương" vừa rồi, tôi có theo bà vợ Ninh-Hòa đến thăm ngôi trường Trần Bình Trọng, để tìm lại chút kỉ niệm xưa, mà bà cho là dễ thương nhất trong đời một người con gái, cho dù đến bây giờ tất cả chỉ là như khói như sương mà sao cứ mãi còn đọng lại ở đâu đó trong hồn nàng. Ngôi trường đã thay tên từ cái thuở thiên hạ đổi đời, sau cái ngày hai miền thống nhất để "miền Nam thì nhận họ, còn miền Bắc thì nhận..hàng", nên không còn cái cảm giác thân quen, mặc dù bây giờ chúng tôi vẫn đang trở lại bằng những con đường xưa lối cũ.

Chúng tôi đến vào đúng lúc tan trường. Nhìn các em học trò từng nhóm bước ra khỏi cổng mà lòng dạ cứ bồi hồi, nhớ da diết một thời xa xưa cũ. Những em học sinh bây giờ dường như có ít nhiều khác với bọn chúng tôi xưa. Đặc biệt trong đám nữ sinh, có thiếu đi cái điều gì đó. Mãi đến khi về nhà, ngồi bàn bạc lại chuyện xưa- nay, chúng tôi mới khám phá ra cái điều thiếu vắng ấy chính là: Cái Nón Lá.

Không hiểu từ lúc nào, Cái Nón Lá đã biến mất trong những cô học trò, những cô con gái dễ thương ở quê tôi. Cái Nón Lá với những chiếc quai hồng, quai đỏ, quai tím, quai xanh,... đã một thời làm khổ biết bao nhiêu thằng con trai và cũng đã từng làm giàu thêm cho kho tàng văn chương thi phú. Bây giờ làm sao tìm lại được cái cảnh "nghiêng nghiêng vành nón che làn tóc.. ", " mùa hè Ninh Hòa nắng mờ con mắt, tôi đứng nhìn em đội nón qua cầu " và tôi không hiểu nếu " Ninh Hòa, những ngày trời trở gió " thì các nàng sẽ lấy cái gì để che...cái áo. Hèn gì ông nhà thơ Lê Hân ở tận bên Canada , đã biết dùng cái cặp táp để thay cho Cái Nón Lá... trong bài thơ Nữ Sinh thật dễ thương:

Cặp ôm che.. ngực xuân thì
Em đi hoa cỏ thầm thì trông theo
Áo dài tay đỡ vòng eo
Hai bên hông hở thơ trèo vào thăm
.....

Tôi dám chắc như đinh đóng cột là chàng trai Ninh Hòa đa tình nào trạc tuổi tôi ngày ấy, cũng đã từng có thời chạy theo hoặc chết lên chết xuống vì những cái quai nón hồng, đỏ, tím, xanh...buớc ra từ các cổng trường Trần Bình Trọng, Bán Công, Đức Linh.. hay xa hơn nữa là Võ Tánh, Huyền Trân, Lê Quí Đôn, Tương Lai, Kim Yến.. ở Nha Trang. Nhưng đẹp và dễ thương hơn vẫn là những mối tình học trò trường huyện. Ngày đó, có nhiều chàng (và nàng) thuộc lòng bài thơ..khi không có nón.. của ông Nguyễn Bính. Nhiều cô cậu đã nắn nót chép bài thơ "Bươm Bướm Ngày Xưa" dấu kỹ trong ngăn cặp táp..và cả trong ngăn nào đó của trái tim mới bắt đầu đập..lạc nhịp của mình. Bây giờ, nếu có dịp trở lại Ninh Hòa, đứng trước cổng ngôi trường cũ, chắc chắn từ một nơi thật sâu trong ký ức, bài thơ xưa sẽ " đột xuất"trở về:

Học trò trường huyện ngày xưa ấy
Em tuổi bằng anh, lớp tuổi thơ
Những buổi học về không có nón
Đội đầu chung một lá sen tơ

Lá sen vương phấn hương sen ngát
Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ
Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc
Theo về tận cổng mới tan mơ

Em đi phố huyện tiêu điều lắm
Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi
Mà đến hôm nay anh mới nhớ
Tình anh như chuyện bướm xưa thôi...

Cuộc đời vốn đã là những hố bờ ngăn cách. Vậy mà chiến tranh (và đau đớn thay cả đến lúc có hòa bình nữa) thì cái thế hệ của những " ngày xưa thân ái " đó lại chia lìa tứ tán. Kẻ chân mây người góc bể. Kẻ ở người đi ai cũng ..đoạn trường. Vậy mà trong trời đất bao la lại có những con đường chạy theo kiểu vòng tròn khép kín, để bao nhiêu năm sau, ở một thành phố có cái tên lạ hoắc nào đo trên xứ người, nhiều chàng bất ngờ "đụng đầu" tái ngộ với "cái quai nón" ngày xưa, hoặc đã từng đội chung "lá sen tơ" của một ngày nàng quên mang theo nón lá. Tôi đã từng nghe được khá nhiều tâm sự của các chàng Ninh Hòa, bây giờ tóc đã hoa râm:

Nửa đời mới gặp lại nhau
Ngước nhìn mái tóc ngả màu thời gian
Cái ngày cùng học trường làng
Chép thơ Nguyễn Bính gởi sang cho mình

Đêm nằm nhớ nụ cười xinh
Lá sen tơ ấy chúng mình cầm tay
Thế mà nay.. đau lòng thay
Cái con bướm trắng đã bay xa rồi

Mỗi người ở một phương trời
Vẫn không quên được cái thời xưa xa
Cho dù nay đã ông bà
Lá sen tơ ấy vẫn là sen tơ

Ước gì trở lại tuổi thơ
Để... cùng đội lá sen tơ với mình..

Riêng tôi, một thằng lính lang thang dọc đường số 1, vậy mà trời xui đất khiến thế nào cũng đã từng lỡ dại yêu một cái quai nón tím Ninh-Hòa. Ngày ấy mỗi lần lái xe qua trường Trần Bình Trọng mà không tìm ra cái quai nón tím là tôi buồn đến..tím gan tím ruột. Mà cũng lạ, trường Trần Bình Trọng ngày ấy có biết bao quai nón đủ màu, đủ sắc, cớ sao tôi lại phải lòng cái quai màu tím. Hay tại tôi là lính chiến, nên cứ tưởng cái quai nón màu tím là.. "rừng tím hoa sim, tím những chiều hoang biền biệt". May quá, có một nhà thơ gốc Khánh Hòa viết giùm tôi cái "thiên tình sử "đó:



O con gái tóc dài - quai nón tím
Chiều ni về - O có nhớ ai không
Guốc khua chi - cho đây nhói cả lòng
Áo trắng quá - khiến hồn đây khờ khạo

O cười duyên - khoe dăm ba hạt gạo
Cho đây vay một hạt - để no lòng
Sợ nửa khuya về bên ngọn đèn chong
O dẫm lấm những tờ thư đây viết

Cứ nguýt háy đi - cứ lườm cứ liếc...
Miễn O đừng biền biệt tháng năm xanh
Miễn sáng - trưa - chiều O cứ quẩn quanh
Sau cửa lớp - ngập ngừng như bụi phấn

Ngày hai buổi tan trường ngang mấy bận
Đứng bên đường đây cứ mãi ngó mong
Quai nón tím ơi - khói thuốc thả vòng
Không dám gọi - dù chỉ lời thăm hỏi

O cứ đi qua - chẳng chờ - chẳng đợi
Chẳng đoái hoài đến một gã khờ si
Những ngả đường cũng năm bảy lối đi
Sao lòng đây chỉ O quai nón tím...!

(Phan Thị Ngôn Ngữ)

Nhưng mà tội nghiệp cho cô nàng có quai nón tím, bởi "đời một người con gái - ước mơ rất nhiều song trời cho không được mấy- đến khi đi lấy chồng chỉ còn một mối tình mang theo", mà khốn khổ thay thằng chồng ấy lại chính là tôi. Bởi vì sau đó nàng đành phải bỏ cái quai nón tím để khốn khổ mà làm vợ..lính. Và từ ngày thằng lính ấy chui vô cái " trại cải tạo khoan hồng" của người anh em, thì cho dù nàng có mở mắt hay nhắm mắt gì thì cũng chỉ thấy có một... chân trời tím ngắt. Câu ca dao quen thuộc ở cái xứ thơ Ninh Hòa "Trời mưa thì mặc trời mưa, tôi không có..nón trời chừa tôi ra "đã không còn linh ứng với riêng nàng. Trong những người vợ lính ở cái xứ Ninh-Hòa hiền khô, trời đã không chừa nàng ra, nên phải làm thân con cò lặn lội bờ sông.. với đủ thứ trăm cay nghìn đắng. Nhưng cuối cùng " người hại người, chứ ông Trời lại thương người vô tội ", nên bây giờ những cái quai nón.. ấy lại trở thành những "khúc ruột ngàn dặm của quê hương" nơi có "chùm khế ngọt, mà em... không được quyền trèo hái bao giờ" !!

Tưởng đâu chạy sang xứ người ta làm Việt kiều yêu...tự do, là thoát được bao điều hệ lụy bởi ông chồng gốc lính. Nào ngờ cái ông chồng ấy bây giờ cũng vẫn vô tích sự. Mấy lần nhớ con gái ở xa, nàng định khăn gói một mình sang thăm, nhưng thấy tội nghiệp ông chồng, nên đành phải trả vé máy bay. Nàng đã oán trách lầm Kách Mệnh. Nàng bảo là hơn tám năm cải tạo mà ông chồng vẫn không chịu tiến bộ. Kách Mệnh dạy: " Có sức người thì sỏi đá cũng thành cơm", còn khổ thay ông chồng tôi thì "gạo đổ vô nồi (điện) rồi mà vẫn không chín nổi thành cơm".

Nhưng có một Chiếc Nón Lá khác, quai không màu không sắc, lại làm tôi xúc động mỗi lần nhớ tới.

Năm 1976, tôi bị chuyển tù từ Nam ra Bắc, mà lại tới một nơi xa tít mịt nùng: Lào Cai. Ba năm sau, ông anh bá quyền Trung quốc quên lời hẹn ước "môi hở răng lạnh", dở trò muốn dạy người đồng chí Việt Nam anh hùng một bài học, bèn xua quân tràn qua biên giới, đám tù tụi tôi bèn làm một cuộc "hành quân" thần tốc xuống Yên Bái, rồi sau đó chạy một mạch vào tận Nghệ Tĩnh. Trại tù nằm sát biên giới Lào. Vào mùa hè gió Lào thổi sang nóng đến cháy gan cháy ruột.

Một hôm bọn tù tôi đuợc đi lao động để tìm "vinh quang", nhưng trời nóng quá, nên cứ đi vài chục mét thì tất cả tự động chui vào mấy bụi cây ven đường. Đám tù có nhiệm vụ san mặt bằng trên một cái đồi trọc để chính quyền đưa dân dưới thấp lên, vừa "ổn định" đời sống vừa làm một cứ điểm chống quân "bành trướng Bắc Kinh". Trời nóng hơn lửa đốt, mà cái đồi thì không còn một bóng cây, nên đám tù bọn tôi chỉ còn có "trời đội đầu, chân đạp đất" như ông Từ Hải của nàng Kiều.

May mắn là tôi vừa qua một cơn kiết lỵ, nên đuợc phân công nấu nước cho anh em. Phải xuống duới chân đồi mới có nước. "Đồng chí" quản giáo "đe" trước là phía dưới có khu nông trường mà đa số là đàn bà con gái. Chớ có bén mãn tới để "quan hệ" với nhân dân chân chính là bị cùm trong hầm núi. Tôi vốn nhát gan nên rất sợ mấy cái hầm tối trong hốc núi. Một lần có nhiệm vụ mang xác người bạn tù bị chết trong hầm núi ra, tôi mới biết cái địa ngục có thật này. Là một cái hang được moi ra từ chân núi đá, vừa đủ chỗ cho một thân người nằm. Khi kéo xác anh bạn tù ra, bọn tôi lạnh toát cả người. Không phải vì sợ thây ma, (vì chính những thằng tù còn sống cũng có khác cái thây ma là bao), nhưng vì bọn tôi nhìn thấy mấy con rắn, không biết có tội tình gì với Kách Mệnh mà đã tự giác chui vào để cùng "học tập cải tạo" với mấy anh tù khốn khổ nhất trên hành tinh này!

Trong lúc nấu nước, vừa cái nóng của trời, cái nóng trong gió lào thổi tới, cộng với cái nóng của lửa bốc lên, tôi bị choáng váng vì say nóng, bèn chui đại vào một lùm cây "cứt chồn" nằm. Chợp mắt vài phút, nghe có tiếng sột soạt, tôi giật mình tỉnh giấc. Ngồi dậy định chui ra thì bất ngờ thấy phía trước mặt có cái Nón Lá. Tôi dụi mắt tưởng nằm mơ, chứ tôi đâu có cây đèn thần để đọc ra ba điều ước bao giờ. Lúc này mà có cái Nón Lá, còn hơn cả mấy vị "cứu tinh của dân tộc", nhưng nghĩ đến mấy con rắn trong cái hầm núi là tôi đành "bỏ của chạy lấy người". Nhìn Chiếc Nón Lá nằm trong gang tấc mà với tôi sao xa thật ngàn trùng. Vừa bước đi, tôi nghe từ một bụi cây trước mặt, tiếng thỏ thẻ như chim:

- "Anh gì ơi ! Anh gì ơi ! Tôi cho anh chiếc nón, trong đó có mấy củ khoai luộc, anh cứ khẩn trương cầm lấy. Tôi đã cảnh giác kỹ rồi, chẳng có ai phát hiện đâu.

Bỗng dưng tôi trở thành một thằng tù vừa được no lại vừa lãng mạn: Thằng tù có nón !

Sau này khi được chuyển vào Nam rồi ra trại, tôi bàn giao Chiếc Nón ân tình này cùng cả câu chuyện cô gái nông trường cho người bạn tù trẻ hơn tôi bốn tuổi mà hai thằng đã từng kết nghĩa anh em. Sau ngày vượt biên, tôi tìm cách liên lạc với gia đình anh. Tôi nghiệp người bạn trẻ dễ thương đã chết sau gần một năm tôi chuyển trại.

Ở miền Bắc, người ta xem thường con gái nông trường nên ví von " con gái nông trường như chiếc giường bệnh viện". Sau này, mỗi lần nghe ai nhắc tới câu nói đó, tôi cảm thấy như chính mình bị xúc phạm. Tôi chỉ nghe tiếng nói, nhưng chưa thấy mặt người con gái ấy bao giờ. Nhưng Chiếc Nón Lá với cái quai chỉ bằng một sợi giây, có cái màu ướt đẫm mồ hôi, tôi không bao giờ quên. Cầu mong cho người con gái nông trường Thanh Chương ngày đó, giờ đây được sống yên lành, không phải bán mình sang Đài Loan, Hàn Quốc để nuôi cả một gia đình khốn khó.

Hôm rời Việt Nam , khi bước vào phi trường Tân Sơn Nhất, bất ngờ tôi nhìn thấy một lô Nón Lá. Nhưng mà tôi còn buồn hơn là "những ngày không tìm thấy.. nón", Vì những chiếc Nón Lá này đang lắc lư trên đầu những bà đầm già đen, trắng. Có lẽ các công ty du lịch Việt Nam, " những mũi nhọn xung kích của thiên niên kỷ mới", giới thiệu Cái Nón Lá với khách bốn phương như là một giá trị văn hoá quê nhà, nhưng họ có biết là cái giá trị đó đang ngày mai một ngay trên chính quê hương của Nón ??

Tôi nhớ tới cái cảnh mấy ông nghị viên, dân biểu bên Mỹ, bên Tây trong những mùa tranh cử ở những vùng có nhiều cử tri gốc Việt, thường mặc áo dài, có khi đội cả khăn đống.. để vận động kiếm phiếu. Không biết bà con thì sao, có vui vì thấy thiên hạ "yêu" văn hóa ta hay không, chứ riêng một thằng có thói xấu bảo thủ như tôi thì không thấy đẹp chút nào mà còn hơi ngượng.. vì có cảm giác chiếc áo dài, khăn đống của mình bị người ta.. lợi dụng.

Về tới Nauy, tôi đem câu chuyện Cái Nón Lá bây giờ tự dưng biến mất ở các cổng trường.. bên quê nhà, kể cho mấy ông bạn già như là "món quà của một kẻ đi xa về", thì lại nghe thêm được một chuyện buồn cũng về cái Nón:

Có một ông già Việt kiều gốc nhà quê yêu nước, được con cháu bảo lãnh sang đoàn tụ. Sống trên cái xứ Bắc Âu nhỏ bé nhưng vốn có đời sống cao hàng nhất nhì trên trái đất, ông già được nuôi nấng kỹ quá, bơ sửa thừa mứa, mỗi năm lại được cấp tiền đi du lịch vòng vòng, nên đâm ra.. rững mở nhờ thần dược Viagra.

Ông về Việt Nam liên tục, hết nói cất nhà từ đường, rồi xây mộ gia tộc. Hết chuyện tư ông lại mở tấm lòng bác ái.. làm chuyện công: xây đình xây miểu chưa xong lại sửa sang trường học,, giúp viện mồ côi..Kỳ thực thì ông đem tiền về xây nhà giữ trẻ, mà chỉ nuôi có mỗi một em. Đó chính là.. cô bồ nhí, tuổi đáng cháu nội của ông. Khốn thay cho những tên Việt kiều già mất nết. Cái tin này đến tai bà vợ già.. vốn mê đọc truyện Kiều nên có máu Hoạn Thư.. Bà huy động một đám con dâu, con gái đã từng có nhiều huy chuơng trong những cuộc chiến đánh ghen, cùng về Việt Nam với bà chiến đấu. Ông già sợ quá, bèn đi tìm thầy bùa gốc Chàm còn sót lại từ lúc công chúa Huyền Trân về làm hoàng hậu cho vua Chế Mân của xứ Chiêm Thành. Theo lời dạy của ông thầy bùa, ông già Việt kiều đi tìm mua Cái Nón Lá có bài thơ tình.. xứ Huế, để ông thầy yếm bùa " khờ " vào Cái Nón.

Không ngờ bà vợ lại có tài "tình báo" còn hơn cả đám CIA của Mỹ chống khủng bố al Qaeda, nên nhất cử nhất động gì của ông chồng già.. dịch bà đều "nắm bắt" kịp thời !

Bà kéo đám quân thiện chiến về đúng vào mùa hè đỏ lửa. Ông chồng biết bà vợ rất sợ ông Trịnh Công Sơn xúi người ta " Gọi Nắng…", bèn mang Cái Nón Lá vào tận phi trưòng đón nữ tướng quân. Khi bà vợ vừa bước ra khỏi phi trường, ông chạy tới xum xoe, đưa Cái Nón lên âu yếm che đầu bà. Bà vung tay giật ngay Cái Nón vất xuống đất đạp tan tành. "Thừa thắng xông lên" bà cắt mái tóc mới nhuộm của ông già, rồi định cắt thêm...một cái gì nữa đó. Cả phi trường náo lọan, công an bảo vệ phải xông vào cứu ông già thoát nạn, trước sư hò reo của tất cả mọi người vừa chứng kiến một tấn tuồng hay..

Tôi nghĩ, nếu lỡ xui, hôm ấy có tôi, chắc tôi không thể nào mở miệng ra cười đuợc, mà có khi tôi còn khóc. Không chỉ khóc vì trong đám Việt kiều, có những gã già mất nết, mà khóc vì đau lòng và tội nghiệp cho.. cái Nón Lá. Vì nó có tội tình gì ?

Trong lúc ở quê nhà, cùng "tiến nhanh tiến mạnh " lên một nền "kinh tế thị trườøng theo định hướng xã hội chủ nghĩa", các em nữ sinh, các cô con gái dần dần bỏ rơi Cái Nón Lá, thì một ông già vừa mới xa quê mấy năm, vốn coi trọng truyền thống cha ông, lại sớm bán linh hồn cho quỷ, và dùng Cái Nón Lá vào một việc "cực kỳ" kém văn hóa. Thử hỏi một thằng gốc nhà quê như tôi làm sao mà không buồn cho được.

Viết tới đây tự dưng tôi liên tường tới một điều, mà cứ mỗi lần nghĩ tới là lòng thấy nhói đau. Nói theo kiểu mấy ông nhà văn thì "dường như đang có những nhát chém hư vô" nào đó ở trong lòng.

Cũng kể từ lúc những nữ sinh, những cô con gái Việt Nam dần dần bỏ rơi cái Nón Lá, thì cũng là lúc số phận của những người phụ nữ một thời " anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang" vốn là con cháu của các "chị ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh, chị hai năm tấn quê ở Thái Bình"đi đến chổ cùng tận của nỗi...thê lương.

Trong lịch sử dân tộc ta, dường như chưa có thời kỳ nào mà số phận của nhiều người con gái, phụ nữ Việt Nam lại bi thương rẻ rúng như bây giờ.

Hơn một trăm ngàn ( xin nhắc lại: một trăm ngàn) các cô gái, mà trong đó có hơn 60% các em ở tuổi vị thành niên đã phải sang Campuchia và Thái Lan làm gái điếm. Hơn sáu chục ngàn cô gái bị lừa (và bị bán) sang Đài Loan, Hàn Quốc, nói là để làm vợ, nhưng thực ra chỉ làm nô lệ và nô lệ tình dục cho bọn lưu manh. Một số đông bị hiếp tập thể hay hiếp luân phiên bởi những gã đàn ông bệnh hoạn trong một đại gia đình, vốn cũng chẳng khấm khá gì. Rồi sau khi tả tơi, bị bán rẻ lại cho những ổ mại dâm mạt hạng. Oái ăm và đau đớn thay, bọn đàn ông khốn kiếp này lại là đám con cháu của " bọn phản động Tưởng Giới Thạch và bọn Pác Chung Hy từng sang Việt Nam đánh thuê cho dế quốc Mỹ"năm nào ! Hàng vạn cô gái vị thành niên sang hành nghề gái điếm bên Nga. Cái nôi của một chế độ mà đã có thời được đàn em cúc cung tung hô "vạn tuế ", nơi mà đã có một nhà thơ lớn viết mộ bài thơ để đời: thương cha thì thương một mà thương ông (Stalin) thì thương đến mười", cho một ông nhà thơ đàn em hùa theo ca ngợi " đồng hồ Liên Xô đẹp hơn đồng hồ Thụy Sĩ", " trăng nước Nga tròn hơn trăng nước Mỹ" ! Bây giờ thì cái thành quả " Kách Mệnh tháng 10 " đó đang bày bán khắp các chợ trời ở biên giới các nước bắc Âu: Từ huy chương, phù hiệu, cờ xí.. cho đến những cô con gái, mà cha mẹ ông bà vốn một thời là đồng chí của Stalin !)

Chưa bao giờ người con gái Việt nam lại đem bày hàng rao bán ở bên Singapore , Hàn Quốc, như là những cộng rau héo úa của buổi chợ chiều. Từng nhóm những cô gái quê, trần truồng như nhộng, sắp hàng đi tới đi lui, quay trước quay sau, để cho những gã Tàu già, nghiện hút, tàn tật tha hồ chọn lựa.

Trong nước, thì từ thành phô, đến thôn quê, từ vùng xuôi đến "vùng sâu vùng xa", nơi nào cũng dẫy đầy gái điếm ! Điếm bây giờ có đủ hạng bậc, chẳng khác gì một đội quân gái với đầy đủ các cấp quân hàm: từ ca sĩ, diễn viên điện ảnh, người mẫu, hoa khôi, á hậu,,đến những cô sinh viên, đang còn theo học hoặc vừa mới ra trường. Bi thảm và thương tâm nhất là các em gái học trò nghèo, tuổi mới mười ba, mười bốn cũng phải bán dâm. Mà khốn nạn thay những kẻ mua dâm lại là những ông thầy và đám quan lại quyền thế của triều đình.

Từ vụ ông tiến sĩ TCP/TCTDTT Lương quốc Dũng hiếp dâm một bé gái 13, đến ông TGĐ PMU18 Bùi tiến Dũng, cứ mỗi lần cùng bọn tham quan đánh bạc là có các cô xinh đẹp trần truồng ngồi sẵn một bên để các ngài xả xui ngay tại chỗ. Rồi đến ngài thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến rửa ghế với mấy cô người mẫu trần truồng ngồi trong những chậu sứ, rượu ngoại được thay nhau đổ từ trên đầu xuống khắp châu thân, chảy qua đủ ngõ ngách của các nàng kiều nữ, để đám nịnh thần cụng ly chúc mừng quan lớn ! Mới nghe, tôi cứ mơ hồ như chuyện chỉ có trong phim tàu của cái thời có nhiều bạo chúa.

Mới đây, hơn mười em học trò nghèo, tuổi mới 14, 15 ở cái huyện Hòa An hẻo lánh trên tận Cao Bằng heo hút gió mưa bị ép bán dâm cho một ông thầy đang làm quan trong Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh. Rồi một ngài Trung tá Phó Trưởng Công An Thị Xã Cao Bằng cưởng bức mua dâm một em gái mồ côi tại Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Cao Bằng chưa đến tuổi 15.

Hèn gì một cô nghệ sĩ ưu tú Hát Chèo, bộ môn văn hóa cổ truyền đang được cổ võ hồi sinh, lại bỏ chèo để làm "má mì" chuyên cung cấp những cô gái loại "hàng xịn".ø Một cô sinh viên của một trường đại học danh giá ngay giữa lòng thủ đô, " Hà Nội.. niềm tin yêu và hy vọng của núi sông hôm nay và mai sau", lại trở thành tú bà, chuyên cung cấp nữ sinh viên cho các ngài đại gia mà phần lớn là đám hoạn quan lớn bé của triều đình thời mở cửa. Trong khi ấy thì các quan lớn dùng tiền nhà nước đánh bạc, cá độâ cả tiền tỷ, cả đến gần ba triêu đô la! Đã vậy các qúy tử, công nương dốt nát của quí ngài còn được đi du học "ăn chơi " đó đây bằng tiền của E Việt Nam Giao Chỉ !

( Tôi cũng xin nói rõ: tất cả những tin tức này đã được đăng tải công khai trên các báo Công An, Thanh Niên, Tuổi Trẻ của nhà nước, chứ không phải từ những tên phản động, hoặc những phần tử " diển biến hòa bình" nào đâu nhé ).

Trong một bài thơ khá dài và thật cảm động gởi cho một em bé nghèo phải sang bán mình cho các nhà chứa ở Bangkok , nhà thơ Trần Trung Đạo (một người trẻ có trọn tấm lòng với quê hương, đất nước, hiện tị nạn tại Hoa Kỳ) có một đoạn:

Lịch sử Việt Nam

Vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận
Nhưng chưa bao giờ đen tối như hôm nay
Ông cha ta có khi phải xuống biển tìm ngọc trai
Lên non tìm ngà voi trầm hương châu báu

Có những lúc cả dòng sông thắm máu
Có nhiều khi xương trắng gởi rừng sâu
Nhưng chưa một lần trong bốn ngàn năm
Có những cô gái Việt nam

Phải sang xứ người bán thân nuôi miệng
Tủi nhục này không bao giờ rửa sạch
Nỗi đau này không phải của riêng em
Mà của mọi người còn một chút lương tâm
Và còn biết như thế nào là quốc nhục

..........(x)

Trách nhiệm này xin hỏi thuôc về ai ? Câu trả lời thuộc quyền "sở hữu trí tuệ" của các bạn. Tuy nhiên nếu có bạn nào bảo trách nhiệm này thuộc về Nhà Nước là tôi cực lực phản đối.

Bởi cái thằng vốn "duy tâm biện chứng" tôi xin lý luận một cách rất "lô gíc" theo kiểu tam đoạn luận như sau:

Đây nhất định không phải là trách nhiệm của nhà nước ( hay là chính quyền ), mà đích thực là của nhân dân. Vì trong xã hội xhcn, nhà nước chỉ quản lý, chính quyền chỉ là"công bộc", còn nhân dân mới làm chu û( chắc các bạn ai cũng cũng thấy ở Việt Nam ta, trừ duy nhất cái Kho Bạc Nhà Nước, còn tất tần tật cái gì cũng của nhân dân: Chính quyền Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Tòa Aùn Nhân Dân,.....) mà đã là làm chủ ( nhất là làm chủ tập thể) là đích thị trách nhiệâm phải thuộc về nhân dân rồi. Tôi xin đề nghị là: đưa nhân dân ra Tòa án Nhân Dân xét xử. Và nếu tôi vinh dự được làm bồi thẩm Nhân Dân (lại..nhân dân), tôi xin các đồng chí nhân dân nhất trí:-

- chiếu theo điều 1/HV của bộ luật dân sự thời vua Hùng dựng nước

- thi hành lời di chúc của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ

- xét rằng, Chiếc Nón Lá là biểu tương cho phụ nữ Việt Nam , anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang

- xét rằng Chiếc Nón Lá là chứng tích của bao cuộc tình học trò dưới cành hoa phượng đỏ

- xét rằng Chiếc Nón Lá đã góp phần làm giàu cho thi ca và làm đẹp cho quê hương có bốn ngàn năm văn hiến

- xét rằng Chiếc Nón Lá đang có thành tích trong kế hoạch kinh tế vĩ mô: góp sức to lớn cho ngành Du Lịch nước nhà.

- Xét rằng chính các cô gái Việt nam đã phản bội, dần dần bỏ rơi Chiếc Nón Lá, nên đã đưa người con gái nước ta vào bao cảnh lầm than, khốn khổ, đoạn trường như hiện nay.

- Đề nghị hình thức kỷ luật:

- Em nữ sinh nào bỏ Nón Lá, khi vào phòng thi sẽ không được mua trước đề thi như ở Hà Tây và Cai Lậy (Tiền Giang), nơi có đến 536 bài thi giống nhau như đúc!

- Người đẹp nào bỏ Nón Lá sẽ không được mua chỗ vào học tiếp viên hàng không Giao Chỉ với giá rẻ 20.000 đô la Mỹ.

- Bà nào bỏ Nón Lá, sẽ không được làm bồ nhí cho các ông quan trong Pờ Mu 18.

Dù sao, tôi cũng xin cám ơn Cái Nón Lá, đã cho thế hệ chúng tôi thật nhiều kỷ niệm, để mỗi lần hồi tưởng về một quá khứ xa xăm, lại thấy trong lòng lâng lâng nỗi nhớ. Không chỉ nhớù Cái Nón Lá có quai hồng, quai tím... hay mấy mối tình học trò vụng dại, mà nhớ một thời mà cả...đất trời và ai nấy cũng dễ thương. Thôi thì, xin mượn đỡ mấy câu thơ của ông Khoa Hữu mà thay cho lời tạ từ cùng cái Nón Lá ngàn đời yêu dấu:

Trăm năm hạt cát vô cùng
Trăm năm ta vẫn một lòng nhớ em..

Bắc Âu, một ngày không có đêm.
Phạm Tín An Ninh


  Lâu quá , em Tv mới thấy chị Mắc cở vào đây. Em rất vui và cám ơn vì  được thưởng thức bài viết về chiếc nón lá , thật dể thương.

...
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #894 - 31. Mar 2014 , 03:31
 
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #895 - 31. Mar 2014 , 03:34
 
khieulong wrote on 27. Mar 2014 , 13:06:
Như vậy em Ngố không nhớ hay không biết đến chợ chiều rồi...nhà anh ở hẻm sát cạnh trường nên biết rõ sinh hoạt của khu này...cả cái thời trường LVD mới xây cất lên chỉ có một dãy và vài lớp học mà thôi....
Chợ chiều là một khu đất trống phía bên tay trái của của trường LVD nhìn từ ngoài đường vào....chỉ là những cái sạp bằng gỗ người ta dựng lên bán những rau trái,  thực phẩm , gia vị cần thiết trong đời sống hàng ngày , thịt cá cũng có nhưng chỉ là những cái sạp nho nhỏ mà thôi ...chợ này chủ yếu cho dân cư ngụ vùng quanh đó đặc biệt là khu xóm Chùa Phổ Hiền mua những thực phẩm cần thiết không phải đi ra chợ Bà Chiểu cho xa ...




Đã là ngố cho dù có ngộ cũng vẫn ngờ ô ngô sắc..... laugh12
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #896 - 02. Apr 2014 , 09:01
 
...

Vợ hớn hở khen chồng
  Đêm qua anh ngủ nằm mơ đến em và còn hát " anh tôn thờ em suốt đời ."
   Không , anh hát tặng cô bồ của anh mà

...
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #897 - 03. Apr 2014 , 08:19
 
Như vậy là cả wuán mình đi koi woa Anh Đào nở rùi nhe..




http://www.authorstream.com/Presentation/nguyenminhhien-2109045-spring-washingto...
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Chợ Chiều
Reply #898 - 03. Apr 2014 , 10:24
 
Ngố wrote on 03. Apr 2014 , 08:19:
Như vậy là cả wuán mình đi koi woa Anh Đào nở rùi nhe..




http://www.authorstream.com/Presentation/nguyenminhhien-2109045-spring-washingto...


  Cô Thanh Hương từ SJ đang đến Washington D.C xem hoa anh Đào nở , và sẽ gặp em Kiều , cô Hiếu Tâm.... Chị TvMs cám ơn Ngố đà cho những người ở nhà , tận hưởng Mùa Hoa Anh Đào xinh tươi nhất của Mùa Xuân năm nay.
  Dạo nầy chợ chiều sao vắng quá , chỉ có 2 chị em mình tung tăng trong nầy mà thôi.
  Thân mến chúc chợ  chiều mua may bán đắc  và luôn  vui mạnh.

...

Hông lẻ con trai mà cho cô gái nầy chở đi ? hay là anh chàng  đang dạy cô học trò nầy...lái xe đạp ?
TvMs đố vui không thưởng , cứ tự nhiên trả lời như người Hà Nội nhang.

...

TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2775
Gender: male
Re: Chợ Chiều
Reply #899 - 03. Apr 2014 , 11:41
 

TIN VUI: ĐƯỜNG VÕ THỊ SÁU (GIA ĐỊNH) ĐƯỢC ĐỔI THÀNH ĐẠI LỘ LÊ VĂN DUYỆT NHƯ TRƯỚC NĂM 1975


(By Dân Trí, 12hours, 45minutes ago)

Theo Quyết định số UB 1906/1975 của UBNDTP, ký ngày 1/4/2014, nay đổi tên đường Võ Thị Sáu (Gia Định),
đoạn từ Ngã Tư Trần Quang Khải/ Đinh tiên Hoàng đến Phạm Đăng Lưu, thành Đại lộ Lê Văn Duyệt, như tên cũ trước năm 1975.

...

Lý do đưa ra là vì vị trí quan trọng, có tính chất lịch sử, văn hóa lâu đời của vùng đất Gia định, Bà Chiểu.
Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt là người có công khai phá, xây dựng miền Nam, từ Phan Thiết cho đến tận Cà mau, Kiên Giang,
trong đó có đất Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn. Lấy lại tên Lê Văn Duyệt là nhằm công nhận sự thật lịch sử và vinh danh công đức của Ngài,
và cũng để thu hút du khách ngoại quốc, người Việt ở trong nước và nước ngoài, đến thăm hai di tích nổi tiếng của Gia định: Chợ Bà Chiều, và Lăng Ông.

...

Ngoài ra, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố cũng vừa kiến nghị lên Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố,
đổi tên trường trung học Lê Thị Sáu, nằm ngay trên Đại Lộ Lê Văn Duyệt, thành Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt, như tên gọi trước năm 1975.

...

Nếu được chấp thuận, đây sẽ là ngôi trường nữ đầu tiên của cả nước sau năm 1975.
Kiến nghị này được đông đảo quần chúng, các nhà hoạt động giáo dục và xã hội, các phụ huynh và học sinh ủng hộ 
Theo họ, các trường trung học nam, nữ riêng biệt là biện pháp cần thiết nhằm cải thiện tình hình đạo đức,
văn hóa và trật tự nơi học đường và ngoài xã hội.

Trọng Khải



Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 58 59 60 61 62 ... 93
Send Topic In ra