Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - HOA GẤM NGÀY XƯA 6  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 24 25 26 27 28 ... 100
Send Topic In ra
HOA GẤM NGÀY XƯA 6 (Read 87976 times)
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #375 - 21. Sep 2008 , 11:42
 
HoaiNguyen wrote on 21. Sep 2008 , 10:03:
Chị Mỹ ơi.

Bài thơ này em mượn của trang website .Chị nghĩ có trùng tên không?

http://music.vietfun.com/tview.php?ID=397&cat=7


Trong Đặc Trưng cũng chú thích bài thơ này của Nguyễn Khuyến, và coi phần tác giả, thì đúng là muốn nói đến cụ Nguyễn Khuyến thứ thiệt, vì trong 75 bài thơ của tác giả có: Thu Điếu, Thu Cảm, Thu Vịnh, Khóc Bạn, Khóc Vợ, Bạn đến chơi nhà...là những bài thơ thuờng được trích dẫn trong trường học...
Undecided Huh Lips Sealed
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #376 - 21. Sep 2008 , 15:29
 
Lethikinhhoang wrote on 21. Sep 2008 , 10:27:
CHỐN QUÊ

Nguyễn Khuyến

Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua.
Tằn tiện thế mà sao chẳng khá?
Nhờ trời rồi cũng mất gian kho

Thưa hai chị ĐMỹ Và Hoài Nguyễn , Kahat cũng thắc mắc như chị ĐMỹ , nhưng nay đã có link dẫn chứng nên Kahat không còn thắc mắc nữa
trên đây là bài Chốn Quê của Nguyễn Khuyến cũng cùng trong cái link trên ...Và câu:

Phần thuế quan Tây ,phần trả nợ

Chứng minh ông Nguyễn Khuyến này là hậu sinh của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến , vì có lẽ thời cụ Tam Nguyên Yên Đỗ thì chưa có quan Tây ....
Như vậy chứng tỏ ông Nguyễn Khuyến này chỉ là trùng tên hay thấy sang bắt quàng làm họ mà thôi

Xét đoán như thế không biết đúng không mong còn có nhiều người sưu tra tiểu sử cụ Tam Nguyên Yên Đỗ cho chúng ta sáng tỏ hơn

Kahat

Xin lỗi quí chị cùng bà con trên diễn đàn , Kahat đã tìm được tiểu sử của cụ Nguyễn Khuyến ... Cụ sinh năm 1835 như thế lý luận thời của cụ chưa có quan tây là sai ... Nhưng vào trang thơ của cụ thì thấy hầu như thơ của Tam Nguyên Yên Đỗ , Đại đa số là Thất Ngôn Bát Cú mà bài nổi tiếng chúng ta đã học thuộc lòng trong chương trình trung học như bài Thu Điếu dưới đây

Thu Điếu
     
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền con bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớm động dưới chân bèo.

Xét về một người sính thơ Đường như Cụ thì không thể có những câu thơ sai luật bằng trắc quá thường như bài thơ Hoa Cúc .....

Vậy Kahat đã dẫn chứng bài Chốn Quê là sai thành thật xin lỗi các chị

Kahat


Cô Kahat ơi,

My cám ơn Cô đã lên tiếng. My đọc bài thơ này My  cũng không thể nào tin đó là thơ của Cụ Nguyễn Khuyến.  My biết chắc chắn có sự lầm lẫn nào đó, mà chúng ta sẽ bứt rứt hoài không yên nếu không cùng nhau tìm kiếm để sửa lai cho đúng.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #377 - 21. Sep 2008 , 15:51
 
Phương Tần wrote on 21. Sep 2008 , 11:42:
Trong Đặc Trưng cũng chú thích bài thơ này của Nguyễn Khuyến, và coi phần tác giả, thì đúng là muốn nói đến cụ Nguyễn Khuyến thứ thiệt, vì trong 75 bài thơ của tác giả có: Thu Điếu, Thu Cảm, Thu Vịnh, Khóc Bạn, Khóc Vợ, Bạn đến chơi nhà...là những bài thơ thuờng được trích dẫn trong trường học...
Undecided Huh Lips Sealed


Tần ơi,

Cám ơn Tần đã tra tìm thêm. Không ngờ là từ 2 web site lớn đều viết như thế cả nhỉ  Shocked  
Nếu quả Cụ Nguyễn Khuyến có bài Hoa Cúc thì bài từ 2 website trên chắc chắn là  bản chép sai nhiều lắm  Undecided
Nếu không tìm ra được bản đúng, thì ít ra mình cũng đã lên tiếng rằng đó không phải là thơ của Cụ.  Wink
Back to top
« Last Edit: 22. Sep 2008 , 09:22 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #378 - 21. Sep 2008 , 17:07
 
Nhà thơ Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông là làng Và, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi (1796-1853), thường gọi là cụ Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạt.

Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường cụ Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.

Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.

Hoàn cảnh lịch sử

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.

Lúc này Nam kỳ rơi vào tay Pháp. Năm 1882, Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, chúng tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương tan rã.

Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của nhà thơ.

Tác phẩm


Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ và nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau . Có bài tác giả viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, hoặc ngược lại, ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó xác định vì nó rất điêu luyện.

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

Một số bài thơ của ông được thu thập lại dưới đây:

    Thu vịnh

    Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
    Cành trúc lơ phơ gió hắt hiu.
    Nước biếc trông như tầng khói phủ,
    Song thưa để mặc bóng trăng vào.
    Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
    Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
    Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
    Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

     
   Thu điếu

    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
    Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
    Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
    Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

         Thu ẩm

    Năm gian nhà cỏ thấp le te,
    Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
    Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
    Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
    Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
    Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
    Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy,
    Độ năm ba chén đã say nhè.



Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ sinh năm 1835 và mất năm 1909. Thơì đó Pháp đã có mặt  ở VN 


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Khuy%E1%BA%BFn
Back to top
« Last Edit: 21. Sep 2008 , 18:44 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #379 - 21. Sep 2008 , 17:12
 
Quote:
Tần ơi,

Cám ơn Tần đã tra tìm thêm. Không ngờ là từ 2 web site lớn đều viết như thế cả nhỉ  Shocked  
Cám ơn Cô Kahát đã nói thẳng rằng bài thơ sai ngay cả niêm  luật căn bản. Nếu quả Cụ Nguyễn Khuyến có bài Hoa Cúc thì bài từ 2 website trên là  bản chép sai nhiều đến nỗi không còn ra một bài thơ Đường nữa chứ chưa bàn đến chuyện có phải  là thơ văn của Cụ .  Undecided
Nếu không tìm ra được bản đúng, thì ít ra mình cũng đã lên tiếng rằng đó không phải là thơ của Cụ.  Wink


Mỹ à!

Theo T nghĩ thì không phải là người ta chép sai, nếu đúng bài thơ Hoa Cúc là của cụ Nguyễn Khuyến, có thể bài thơ này là một bài thơ Đường làm bằng tiếng Hán hay Hán Việt rồi người ta dịch ý lại thôi  Huh Huh Huh

PS: T không nhớ là nhà thơ có làm thơ tiếng Tàu hay không hay chỉ làm thơ tiếng Nôm, tiếng Việt (học trò dốt, lâu ngày quên mất rồi... Grin Grin Grin )
Hihihi!!! Biết thì thưa thốt, không biết...cũng nói đại nghe chơi... Tongue 

PS again: Cô Ngọc Mai dạy văn đó, Mỹ là học trò cưng, Mỹ hỏi cô đi  Wink Cheesy Grin 
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #380 - 21. Sep 2008 , 17:22
 
Thân chào cả nhà
Đúng đấy, TL đã tìm kiếm và đã tìm được web site có mục lục những bài thơ mà ngài Tam Nguyên Yên Đỗ làm ra và có hai bài thơ có tên là "Vịnh Hoa Cúc Kỳ 1 " và "Vịnh Hoa Cúc Ky 2" , nhưng khi TL "click" vào hai bài thơ ấy thì lại là bản dich của "Nguyễn Văn Tú"., còn bản nguyên văn thì lại không có.   Dưới đây là web site Thi Viện đó




Nhưng thưa cô Kahát, vào thơì Ngài Nguyễn Khuyến còn tại thế , Pháp đã có mặt tại xứ ta  rồi ạ.
Để TL lục lọi thêm nữa cà nhà nhé

TL
Back to top
« Last Edit: 21. Sep 2008 , 18:43 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #381 - 21. Sep 2008 , 17:29
 
Phương Tần wrote on 21. Sep 2008 , 17:12:
Mỹ à!

Theo T nghĩ thì không phải là người ta chép sai, nếu đúng bài thơ Hoa Cúc là của cụ Nguyễn Khuyến, có thể bài thơ này là một bài thơ Đường làm bằng tiếng Hán hay Hán Việt rồi người ta dịch ý lại thôi  Huh Huh Huh

PS: T không nhớ là nhà thơ có làm thơ tiếng Tàu hay không hay chỉ làm thơ tiếng Nôm, tiếng Việt (học trò dốt, lâu ngày quên mất rồi... Grin Grin Grin )
Hihihi!!! Biết thì thưa thốt, không biết...cũng nói đại nghe chơi... Tongue 

PS again: Cô Ngọc Mai dạy văn đó, Mỹ là học trò cưng, Mỹ hỏi cô đi  Wink Cheesy Grin 

Tần à
Đúng rôi theo tài liệu ở bên  "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia" thì Ngài Tam Nguyên Yên Đỗ có làm

Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ và nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau . Có bài tác giả viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, hoặc ngược lại, ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó xác định vì nó rất điêu luyện.

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.


do đó có thể có ngươì dich thơ của Ngài mà dịch không sát nghĩa

TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #382 - 21. Sep 2008 , 18:04
 
Thân chào cả nhà , TL đã tìm ra câu trả lơì  rùi. Thật ra cũng xin cảm ơn Hoài và Mỹ nên chúng ta mơí có dịp học hỏi thêm , cả nhà nhỉ. 


Bài "Hoa Cúc" mà Hoài post lên D/D nói là của Cụ Nguyễn Khuyến viết thực  ra không phải là bản Nguyên văn mà là bản hoạ , có tên là Vịnh Cúc Ky 2 và ngươì dịch la Nguyễn Văn Tú 

Vịnh cúc kỳ 2 (Người dịch: Nguyễn Văn Tú)


Trăm hoa đua nở vắng ngươi hoài,
Trăm hoa tàn rồi mới thấy ngươi.
Tháng rét một mình thưa bóng bạn,
Nhị thơm chẳng rữa, chạnh lòng ai,
Nhấp nhô lưng giậu xanh chồi trúc,
Óng ả đầu hiên mướt ngọn mai
Cất chén mỉm cười vừa ý lão,
Bõ công vun xới đã lâu ngày.

Và sau đây là bài "Vịnh Cúc Kỳ 1 " cũng của ngươì dịch lả  Nguyễn Văn Tú

Vịnh cúc kỳ 1 (Người dịch: Nguyễn Văn Tú)


Xuân qua tới tấp mận cùng đào,
Lá mốc cành rêu lẩn chốn nào?
Giữ tiết dường như yên phận khó,
Dành hương cốt để đợi thu cao.
Thương thầm vườn cổ nên như vậy,
Đứng giữa hơi may mới biết nhau!
Trong sạch tấm lòng đâu dễ kiếm,
Đào Tiềm chỉ gặp lúc về hưu!

Nguồn : http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=11104

Nguồn : http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=11105

Trên đây cũng chỉ là 1 chút sưu tầm thô thiển của TL , nếu có gì sơ xuất , xin cả nhà thứ lỗi cho TL nhé .
Chúc cả nhà vui nhiều nhé.
TL
Back to top
« Last Edit: 21. Sep 2008 , 18:41 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #383 - 21. Sep 2008 , 18:52
 
Lethikinhhoang wrote on 21. Sep 2008 , 10:27:
CHỐN QUÊ

Nguyễn Khuyến

Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua.
Tằn tiện thế mà sao chẳng khá?
Nhờ trời rồi cũng mất gian kho

Thưa hai chị ĐMỹ Và Hoài Nguyễn , Kahat cũng thắc mắc như chị ĐMỹ , nhưng nay đã có link dẫn chứng nên Kahat không còn thắc mắc nữa
trên đây là bài Chốn Quê của Nguyễn Khuyến cũng cùng trong cái link trên ...Và câu:

Phần thuế quan Tây ,phần trả nợ

Chứng minh ông Nguyễn Khuyến này là hậu sinh của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến , vì có lẽ thời cụ Tam Nguyên Yên Đỗ thì chưa có quan Tây ....
Như vậy chứng tỏ ông Nguyễn Khuyến này chỉ là trùng tên hay thấy sang bắt quàng làm họ mà thôi

Xét đoán như thế không biết đúng không mong còn có nhiều người sưu tra tiểu sử cụ Tam Nguyên Yên Đỗ cho chúng ta sáng tỏ hơn

Kahat

Xin lỗi quí chị cùng bà con trên diễn đàn , Kahat đã tìm được tiểu sử của cụ Nguyễn Khuyến ... Cụ sinh năm 1835 như thế lý luận thời của cụ chưa có quan tây là sai ... Nhưng vào trang thơ của cụ thì thấy hầu như thơ của Tam Nguyên Yên Đỗ , Đại đa số là Thất Ngôn Bát Cú mà bài nổi tiếng chúng ta đã học thuộc lòng trong chương trình trung học như bài Thu Điếu dưới đây

Thu Điếu
     
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền con bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớm động dưới chân bèo.

Xét về một người sính thơ Đường như Cụ thì không thể có những câu thơ sai luật bằng trắc quá thường như bài thơ Hoa Cúc .....

Vậy Kahat đã dẫn chứng bài Chốn Quê là sai thành thật xin lỗi các chị

Kahat


Thân chào chi KaHát
Bài thơ "Chốn Quê " mà chị cho vào D/Đ theo như TL sưu tầm được từ trang Thi Viện, thì đúng là do Cụ Nguyễn Khuyến viết và thể thơ là "Thất Ngôn bất Cú " và được viết vào thơì kỳ "cận đại"   

Nguồn : http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=4755
TL
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #384 - 21. Sep 2008 , 21:31
 
Tuyet Lan wrote on 21. Sep 2008 , 17:07:
Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ sinh năm 1835 và mất năm 1909. Thơì đó Pháp đã có mặt  ở VN 


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Khuy%E1%BA%BFn


hihi, TLan ơi, cô Kahat đã tìm ra tiểu sử Cụ và đính chính rằng thời Cụ sống là thời bị Pháp đô hộ, chắc TLan chưa đọc lại đó  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #385 - 21. Sep 2008 , 21:38
 
Tuyet Lan wrote on 21. Sep 2008 , 18:04:
Thân chào cả nhà , TL đã tìm ra câu trả lơì  rùi. Thật ra cũng xin cảm ơn Hoài và Mỹ nên chúng ta mơí có dịp học hỏi thêm , cả nhà nhỉ.  


Bài "Hoa Cúc" mà Hoài post lên D/D nói là của Cụ Nguyễn Khuyến viết thực  ra không phải là bản Nguyên văn mà là bản hoạ , có tên là Vịnh Cúc Ky 2 và ngươì dịch la Nguyễn Văn Tú  

Vịnh cúc kỳ 2 (Người dịch: Nguyễn Văn Tú)


Trăm hoa đua nở vắng ngươi hoài,
Trăm hoa tàn rồi mới thấy ngươi.
Tháng rét một mình thưa bóng bạn,
Nhị thơm chẳng rữa, chạnh lòng ai,
Nhấp nhô lưng giậu xanh chồi trúc,
Óng ả đầu hiên mướt ngọn mai
Cất chén mỉm cười vừa ý lão,
Bõ công vun xới đã lâu ngày.

Và sau đây là bài "Vịnh Cúc Kỳ 1 " cũng của ngươì dịch lả  Nguyễn Văn Tú

Vịnh cúc kỳ 1 (Người dịch: Nguyễn Văn Tú)


Xuân qua tới tấp mận cùng đào,
Lá mốc cành rêu lẩn chốn nào?
Giữ tiết dường như yên phận khó,
Dành hương cốt để đợi thu cao.
Thương thầm vườn cổ nên như vậy,
Đứng giữa hơi may mới biết nhau!
Trong sạch tấm lòng đâu dễ kiếm,
Đào Tiềm chỉ gặp lúc về hưu!

Nguồn : http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=11104

Nguồn : http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=11105

Trên đây cũng chỉ là 1 chút sưu tầm thô thiển của TL , nếu có gì sơ xuất , xin cả nhà thứ lỗi cho TL nhé .
Chúc cả nhà vui nhiều nhé.
TL


TLan ơi,

Cám ơn TLan thật nhiều đã tìm ra "chân lý "  Smiley My mừng quá, và thở phào : à ra thế chứ  Wink
My đang định search cho ra lẽ,  thì TLan đã bỏ công làm rồi. Bi giờ thơ thới đi ngủ, mắt dính lại rồi  Smiley

Back to top
« Last Edit: 21. Sep 2008 , 21:41 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #386 - 22. Sep 2008 , 05:36
 
Quote:
Bày Đặt Yêu

Ai bảo học trò không biết yêu?
Nhưng chỉ là yêu ít hay nhiều
Yêu người khác phái ... sao ít được?
Còn yêu cỏ hoa ... chẳng lẽ nhiều?

Bởi thế cho nên tôi thầm yêu
Yêu cô bạn nhỏ dáng yêu kiều ...
Và thầm hãnh diện dân chuyên Toán
Bây giờ cũng viết được thơ yêu.

Nhưng bạn tôi ơi, tôi đã yêu
Còn cô, sao cô lại cứ kiêu?
Hỏi không thèm nói, thơ không nhận
Tại sao cô lại chẳng biết điều?

Hừ ... thế thì thôi, cứ việc kiêu
Tình thư ... tôi sẽ đem ... quấn diều
Rồi thả tâm sự theo làn gió
Nhất định trăm lần ... sẽ không yêu.

Nhưng hứa với lòng được bao nhiêu?
Lòng dạ phản mình, tôi vẫn yêu
Vẫn thầm nhìn trộm cô bạn nhỏ
Và giật thót mình ... tôi còn yêu.

Minh Phương


...

Kể Chuyện

Kể lại chuyện rằng năm đã cũ
Đã bao giờ một bận muôn năm
Em nhớ chuyện rằng xưa lỡ dở
Diều đứt dây trẻ cũng cầm bằng.

Kể lại chuyện rằng dù sao nữa
Nguồn xưa sóng lạc nước tiêu dao
Mắt khép mi sầu không lệ nữa
Nhìn nhau bận đó cúi xin chào .

Bốn vó lên đèo truông ải vang
Trùng quan một bận gió lên ngàn
Tiền trình cỏ lạ xông ngây ngất
Con mắt khô rồi ngó ngửa ngang

Bùi Giáng


Diều đứt dây rồi Tiểu Đệ ơi  Sad Sad Sad

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #387 - 22. Sep 2008 , 06:51
 
Cô Kahat, TLan, Tần và Hoài ơi,

Tối qua My đọc TLan tìm ra tài liệu rằng bài thơ đó là thơ dịch không phải của Cụ thì My mừng rỡ , nhưng lên giường lại chợt thấy áy náy vì khi mình muốn chứng tỏ  bài thơ chép sai, không phải thơ cụ , mình đã vô tình đụng chạm đến người dich. My thấy cũng kỳ nên My đã bỏ một câu trong message của My.
Hoài nhớ sửa lại trong message của Hoài là bản dịch của Nguyễn Tú nha Hoài.
Back to top
« Last Edit: 22. Sep 2008 , 06:57 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3788
Gender: female
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #388 - 22. Sep 2008 , 08:04
 
Quote:
Cô Kahat, TLan, Tần và Hoài ơi,

Tối qua My đọc TLan tìm ra tài liệu rằng bài thơ đó là thơ dịch không phải của Cụ thì My mừng rỡ , nhưng lên giường lại chợt thấy áy náy vì khi mình muốn chứng tỏ  bài thơ chép sai, không phải thơ cụ , mình đã vô tình đụng chạm đến người dich. My thấy cũng kỳ nên My đã bỏ một câu trong message của My.
Hoài nhớ sửa lại trong message của Hoài là bản dịch của Nguyễn Tú nha Hoài.


Thưa các chị !

Điều chị ĐMỹ áy náy là đúng nhưng làm sao tránh khỏi bây giờ , vì nếu chúng ta cả nể không dám nói ra sự thật thì là bao che cho những gì sai trái ...Mà nói ra sự thật thì hẳn phải đụng chạm , nhưng mình chỉ cố gắng sửa lại những điều sai chứ mình đâu phải là đi " bới lông tìm vết " để chê trách đâu nhỉ
Các cụ ta nói " tam sao thất bổn " đàng này các Web sao chép lại , thấy các web trên googole, cũng khác biệt nhau ...Mỗi web chép mỗi kiểu ....
Này nhé nếu đã là thơ Thất Ngôn bát Cú thì những bài thơ đó phải được viết liên tục trong 8 câu không ngắt ngang chia cách thành hai đoạn " tứ tuyệt " ...Làm cho nhười đọc hiểu lầm , đó là một việc làm sai đầu tiên mà cái Web của chị Tần đã trích nguồn
   Bây giờ bàn về bản dịch của " dịch giả " Nguyễn Văn Tú ....
Thời đại này kiếm được một người thông thạo tiếng Hán , quả thật rất hiếm , Như vậy Nguyễn Văn Tú là một cụ già của đầu  thế kỷ 20 hay thế kỷ thứ 19 ....Nếu Cụ Tú là người xưa đã dịch bản Vịnh Cúc kỳ 2 thì quả thật bản dịch của cụ  chắc đã bị hậu sinh sao chép nhầm lẫn chỗ nào đó mà chúng ta nhất thời chưa tìm ra ... Chứ một " thày Đồ " giỏi chữ Hán thì hẳn phải rành Thơ Đường  không thể sai phạm những điều sơ đẳng như bài thơ cụ đã dịch ....
Lại cũng có thể chúng ta đưa ra giả thuyết Nguyễn Văn Tú là một người trẻ ... có trình độ song ngữ ( Việt & tàu ) thông thạo nhưng kém Thơ Đường , Và nếu vậy thì bài dịch không giá trị vì đã làm mất cái hay của nguyên bản ....
Cũng có thể ... Trong Thơ Đường có một thể thơ gọi là ....là gì đó quên rồi ( xin lỗi ) trong một bài thơ có một câu viết sai ... Sai từ niêm và luật một cách cố ý nhưng lại diễn tả được cái hay và làm nổi bật bài thơ ... Thì rất được người đọc chấp nhận Chẳng hạn như :

" Một đèo , một đèo lại một đèo "( HXH )

Và như thế muốn dò xét ra được " chân lý " chúng ta phải cố công đi tìm thêm nữa , tìm cho ra bản gốc thì mới có thể phán xét được ai đúng ai sai ....
Nhưng ngay trong hiện tại chúng ta chỉ biết một điều chắc chắn là Bài đó không phải là cuả cụ Tam Nguyên Yên Đỗ , mà là bản dịch ( chứ không phải hoạ ) của Nguyễn Văn Tú , nên Chị Tần cần ghi lại phần tác giả để mọi người bớt thắc mắc , chứ như Kahat viết xong biết mình sai vào xin lỗi rồi vẫn còn bịt chị TL sửa lưng nên hôm nay đi người hơi lệch rồi nè

Kahat

Back to top
 
 
IP Logged
 
HoaiNguyen
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1392
Re: HOA GẤM NGÀY XƯA 6
Reply #389 - 22. Sep 2008 , 08:55
 
Quote:
Cô Kahat, TLan, Tần và Hoài ơi,

Tối qua My đọc TLan tìm ra tài liệu rằng bài thơ đó là thơ dịch không phải của Cụ thì My mừng rỡ , nhưng lên giường lại chợt thấy áy náy vì khi mình muốn chứng tỏ  bài thơ chép sai, không phải thơ cụ , mình đã vô tình đụng chạm đến người dich. My thấy cũng kỳ nên My đã bỏ một câu trong message của My.
Hoài nhớ sửa lại trong message của Hoài là bản dịch của Nguyễn Tú nha Hoài.


Chị Mỹ ơi.

Em cám ơn 3 chị và Phương Tần nhiều nhé,dã giải tỏa thắc mắc của em và em dã thêm vào bản dịch Nguyễn Tú rồi chị ạ.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 24 25 26 27 28 ... 100
Send Topic In ra