Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quán Thời Gian  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 192 193 194 195 196 ... 319
Send Topic In ra
Quán Thời Gian (Read 317653 times)
ChíchChoè
Gold Member
*****
Offline


I love LVD SCHOOL

Posts: 8090
Gender: female
Re: Quán Thời Gian
Reply #2895 - 09. Jan 2011 , 18:40
 
CoiChay wrote on 08. Jan 2011 , 14:51:
Hello cô Choè,

Thiệt là hân hạnh Quán được tiếp đón cô Choè đến chơi và rất mong cô Choè đóng góp thêm vào sinh hoạt của Quán.

Về CCCC (thở dài), tôi rất buồn vì gần đây tôi đã được lên lon thành 5C rồi mà cô vẫn giữ tôi ở lại 4C làm chi, nói chi đến chuyện chúc mừng !

Thân mến,
CC
Cheesy


Dạ thưa Thầy ,

Vì Thầy chưa làm lể rửa loon nên Choè vẫn còn hay quên đó mà , hay Thầy mở party mừng lên loon đi Thầy àh.....

Quán của Thầy năm mới làm ăn phát đạt quá , Thầy nhớ party cho hoành tráng nha Thầy...

Thân mến ,

Choè

Back to top
« Last Edit: 09. Jan 2011 , 18:43 by ChíchChoè »  
mydung2003sg  
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Quán Thời Gian
Reply #2896 - 09. Jan 2011 , 18:49
 
Đặng-Mỹ wrote on 08. Jan 2011 , 22:28:
Chào ông chủ và cả quán ạ.

My nghe bài nào cũng đặc sắc, mỗi bài một vẻ, hay quá hay votay votay votay.  Hèn gì quán thu hút đông đảo khách mộ điệu  Smiley Cô Út Lắc bấy lâu rong chơi phương nào bây giỜ cũng về  xí chỗ hàng ngày votay 
My mang về góp vào quán bài Con ĐưỜng Tôi Về của Lê Tín Hương với giọng ca Vũ Đan, LVD 73. Bài này năm ngoái Tần cứ tiếc hết pin, khg thu   đưỢc nguyên bài.
Mời cả nhà cùng nghe nhé.









Mợ Mẽo thương ,
Lâu quá mới thấy " bóng dáng " của mợ vào đây.
73 chúng ta có mợ ngâm thơ hạng nhất , mợ Ca , mợ Đan , Bảo Toàn , Kim Kiễm , Thu Yến , mợ Ngọt....ca hát tuyệt vời , ngay cả các chàng rể như anh Hoàng Long , anh Ân , anh Bình...cũng sáng tác những bài hát để  đời.
Hy vọng 1 ngày đẹp trời nào đó , D Đ LVD chúng ta sẽ cho phát hành các CD , thì nhất đấy. ( đúng là có voi đòi tiên...)
Hoan hô quán TG của thầy CC...hy vọng năm mới , càng nhiều nhân tài cho cả nhà cùng vui.
  Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Quán Thời Gian
Reply #2897 - 09. Jan 2011 , 19:47
 
CoiChay wrote on 08. Jan 2011 , 22:39:
Xin hân hoan chào đón chị Vũ Đan đến Quán !
Lê Tín Hương là một nhạc sĩ tôi rất mến phục. Mong được tiếp tục thưởng thức giọng ca của chị ở đây.

Xin được gởi đến chị Vũ Đan và người bạn đã đem chị về đây :

VĐ :  hoahong.gif hoahong.gif hoahong.gif
Người bạn :  hoado hoado hoado

Thân mến,
CC
Cheesy



Bonjour anh ĐS!

Bonne et heureuse année 2011 anh ĐS!

Trong những bài của chị Lê Tín Hương thì Vi thích bài này lắm ...Vi thấy chị TH đã qua những nốt nhạc thật đặc sắc đã lột tả hết nỗi lòng của người cô phụ trong bài thơ của chị Đông Hương ...

Vi đem về cho mọi người cùng nghe nè ...

Bon dimanche à vous tous!


...


Có những niềm riêng

Thơ: Đông Hương

Nhạc: Lê Tín Hương

Trình bày: Thanh Lan



Có những niềm riêng làm sao nói hết
Như mây như mưa như cát biển khơi
Có những niềm riêng làm sao ai biết
Như trăng trên cao cách xa vời vợị

Có những niềm riêng lệ vương khóe mắt
Như cây sau mưa long lanh giọt sầu
Có những niềm riêng làm tim thổn thức
Nên đôi môi xinh héo hon nụ cườị

Này niềm riêng như nước vẫn đầy vơi
Ðâu đây vang vang tiếng buồn gọi mời
Ôi nỗi sầu đong chất ngất
Như một ngày như mọi ngày
Như vạn ngày không thấy đổi thaỵ

Có những niềm riêng lòng không muốn nhớ
Nhưng sao tâm tư cứ luôn mộng mơ
Có những niềm riêng gần như hơi thở
Nuôi ta cô đơn nuôi ta đợi chờ.

Có những niềm riêng một đời dấu kín
Như rêu như rong đắm trong biển khơi
Có những niềm riêng một đời câm nín
Nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi
Back to top
 

...
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Quán Thời Gian
Reply #2898 - 09. Jan 2011 , 20:00
 
Nguyen Van Ha wrote on 08. Jan 2011 , 05:43:
Úm bà là, úm bà là... Shocked Shocked Shocked

TV hy vọng có nhạc mới phổ thơ thì có ngay đây:

Sau đây là bản nhạc mới ra lò còn nóng hổi, tôi đặt tựa đề là "Qua Phố Mùa Xuân".
Bản nhạc này tôi phổ từ 2 bài thơ:

- bài "Em Về Giữa Phố Mùa Xuân" của anh Khiếu Long

- và bài " Anh về nắng vẫn còn xuân" của Tiểu Vũ Vi

Hiện giờ tôi vẫn còn đang sắp xếp lời nhạc, cũng gần xong. Tạm thời mời quí vị khán giả nghe đở nhạc không lời. Nay mai, như thường lệ, tôi sẽ ca "demo", rồi chắp tay cầu nguyện xem có ca sĩ nào vui lòng ca thay cho tui không.

Melody bài này của tôi hơi cổ điển, nhưng khi làm xong cả bản, tôi bảo đảm là quí vị sẽ rất thích lời nhạc, vì nó lấy ra từ thơ của 2 nhà thơ nỗi tiếng Khiếu Long và Tiểu Vũ Vi.

http://www.youtube.com/watch?v=FFYOXr7Ahy4



Hy vọng TV và quí vị thính giả không "xù" nó quá!

Cheeeeers,
NV Hà


Bonjour anh Hà!

Je suis très touchée ...J'aime ta musique . La mélodie est belle et touchante ...Mille merci pour ce beau cadeau ...

...

Vi thích classic nhiều hơn, vì nó phù hợp với bút phong của Vi trong thơ...Cái hay của một bài nhạc là làm sao hiểu được nỗi lòng và tâm tư của người viết khi làm dòng thơ đó, lời thơ đó, ở một thời điểm đó ...Một khoảnh khắc giao cảm giữa bài thơ và người phổ nhạc ...Vì thế Vi rất phục tài của các anh chị có thể phổ được nhạc những bài thơ mà mình yêu thích vì đó là hông phải là một điều dễ dàng ...Vi đã thử 1 lần rồi cho nên Vi hiểu khó khăn như thế nào ...

Một lần nữa cám ơn anh Hà nhiều lắm nhang ...

Bon dimanche anh!
Back to top
 

...
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quán Thời Gian
Reply #2899 - 10. Jan 2011 , 00:04
 
tuy-van wrote on 09. Jan 2011 , 18:49:
Mợ Mẽo thương ,
Lâu quá mới thấy " bóng dáng " của mợ vào đây.
73 chúng ta có mợ ngâm thơ hạng nhất , mợ Ca , mợ Đan , Bảo Toàn , Kim Kiễm , Thu Yến , mợ Ngọt....ca hát tuyệt vời , ngay cả các chàng rể như anh Hoàng Long , anh Ân , anh Bình...cũng sáng tác những bài hát để  đời.
Hy vọng 1 ngày đẹp trời nào đó , D Đ LVD chúng ta sẽ cho phát hành các CD , thì nhất đấy. ( đúng là có voi đòi tiên...)
Hoan hô quán TG của thầy CC...hy vọng năm mới , càng nhiều nhân tài cho cả nhà cùng vui.
  Tv


Mợ Say của em ơi, khg có "bóng dáng" của Mẽo khắp mọi nơi, chứ đâu phải chỉ khg vào quán. Hễ Mẽo vào d/d là chạy ngay vào quán mà.  Smiley

Khg biết tụi mình có mèo khen mèo khg, chứ thật tình là LVD 73 có nhiều mợ hát rất hay ha  Wink Như bài Con Đường Tôi Về em nghe mợ Đan hát hay hơn ca sĩ  hoahong.gif Chỉ có điều các mợ khg ai vào d/d   Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quán Thời Gian
Reply #2900 - 10. Jan 2011 , 00:16
 
CoiChay wrote on 08. Jan 2011 , 22:39:
Xin hân hoan chào đón chị Vũ Đan đến Quán !
Lê Tín Hương là một nhạc sĩ tôi rất mến phục. Mong được tiếp tục thưởng thức giọng ca của chị ở đây.

Xin được gởi đến chị Vũ Đan và người bạn đã đem chị về đây :
VĐ :  hoahong.gif hoahong.gif hoahong.gif
Người bạn
hoado hoado hoado

Thân mến,
CC
Cheesy


Úi, nghe sao rờn rợn ...   Shocked Ông chủ quán có đang giận hờn gì khg ạ?  Grin
My nghe thấy hay nên mang về đây làm quà ( vào quán dược thưởng thức biết bao nhiêu bài hay, giọng ca ngọt ngào, mà đi tay khg thì sợ ông chủ háy nguýt ), chứ My cứ loay hoay túi bụi, quên chưa rủ Đan vào d/d nữa, Đan có biết gi đâu  Smiley

Back to top
« Last Edit: 10. Jan 2011 , 00:31 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Quán Thời Gian
Reply #2901 - 10. Jan 2011 , 07:11
 
tieuvuvi wrote on 09. Jan 2011 , 20:00:
Bonjour anh Hà!

Je suis très touchée ...J'aime ta musique . La mélodie est belle et touchante ...Mille merci pour ce beau cadeau ...

...

Vi thích classic nhiều hơn, vì nó phù hợp với bút phong của Vi trong thơ...Cái hay của một bài nhạc là làm sao hiểu được nỗi lòng và tâm tư của người viết khi làm dòng thơ đó, lời thơ đó, ở một thời điểm đó ...Một khoảnh khắc giao cảm giữa bài thơ và người phổ nhạc ...Vì thế Vi rất phục tài của các anh chị có thể phổ được nhạc những bài thơ mà mình yêu thích vì đó là hông phải là một điều dễ dàng ...Vi đã thử 1 lần rồi cho nên Vi hiểu khó khăn như thế nào ...

Một lần nữa cám ơn anh Hà nhiều lắm nhang ...

Bon dimanche anh!

Bonjour Vi,

Je suis aussi touché par ton petit mot gentil et encourageant!
Cela me donne de la motivation pour la suite!

(Sorry tui xổ tiếng Tây một chút nghe các bạn! Đang ôn lại "cua xào lăn"  (Cours de Langue) ở trung học!)

Hy vọng bài hát có lời sẽ trình làng nay mai sẽ phổ được ý thơ của anh Long và Vi phần nào!

Ráng chờ thêm tí xíu nữa nghen!

Cheeeeers,
NV Hà Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Quán Thời Gian
Reply #2902 - 11. Jan 2011 , 13:32
 
Đặng-Mỹ wrote on 10. Jan 2011 , 00:04:
Mợ Say của em ơi, khg có "bóng dáng" của Mẽo khắp mọi nơi, chứ đâu phải chỉ khg vào quán. Hễ Mẽo vào d/d là chạy ngay vào quán mà.  Smiley

Khg biết tụi mình có mèo khen mèo khg, chứ thật tình là LVD 73 có nhiều mợ hát rất hay ha  Wink Như bài Con Đường Tôi Về em nghe mợ Đan hát hay hơn ca sĩ  hoahong.gif Chỉ có điều các mợ khg ai vào d/d   Grin


  Mợ có nằm mơ hay không? Say , Hoa Hạ, mợ Đá ....vào đây rồi....ráng ' dụ dổ " thêm nhiều 73 vào cho vui nhang mợ.
Say
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4053
Re: Quán Thời Gian
Reply #2903 - 12. Jan 2011 , 02:33
 


Lam Phương  một Đời Thăng Trầm


Vào những năm đầu khi mới chia cắt đất nước, dân chúng miền Nam thường được nghe đi nghe lại bài Chuyến Đò Vĩ Tuyến trên đài phát thanh:
"Đêm nay trăng sang quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai mầu..."
Lúc ấy, ai cũng tưởng Lam Phương chắc phải là một "ông Bắc kỳ di cư" lớn tuổi, dàn trải tâm tư khắc khoải của mình khi rời đất Bắc vào Nam tìm tự do. Nhưng hóa ra tác giả chỉ là một thanh niên miền Nam mới 18 tuổi, đã khơi lên nỗi xúc động thay cho gần một triệu đồng bào vừa lìa xa cố hương. Từ cái bước khởi đầu vững chắc ấy, người ta đã nhìn thấy ở trước Lam Phương là một tài năng lớn, một sức sáng tạo đích thực, và quả nhiên như mọi người dự đoán, anh đã cống hiến cho tân nhạc Việt Nam gần 200 ca khúc đặc sắc trong nửa thế kỷ vừa qua.
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 tháng 03 năm 1937, tại Rạch Giá. Nội tổ của anh vốn là người gốc Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của Lam Phương đã bắt đầu lai Việt Nam và đến thân phụ của anh thì chẳng còn dấu vết gì là người Hoa nữa.
Lam Phương là con đầu lòng, nhưng lớn lên chỉ thấy mẹ và các em trong cảnh nghèo nàn xác xơ. Ông bố đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc Lam Phương chưa đủ trí khôn. Mười tuổi, Lam Phương giã từ Rạch Giá lên Sài Gòn, ở trọ nhà người quen trong xóm lao động tăm tối vùng Đa Kao và vào học trung học ở Việt Nam Học Đường. Thời gian này, anh bắt đầu tự học nhạc qua sách vở, phần lớn là bằng tiếng Pháp. Điều này dễ hiểu, bởi ngày ấy nước ta chưa có trường âm nhạc. Thế hệ Lam Phương cũng như các nhạc sĩ lớn tuổi hơn, muốn học nhạc thì hoặc phải tự mò mẫm qua các tài liệu viết bằng tiếng Pháp, hoặc ghi danh hàm thụ các trường chuyên nghiệp bên Paris để họ gửi bài vở sang. Song song với phần nhạc lý, Lam Phương cũng xin học lớp guitar do một ông thầy Việt Nam truyền nghề.
Để trắc nghiệm khả năng học hỏi của mình sau một thời gian miệt mài, năm 1952, lúc mới 15 tuổi, Lam Phương sáng tác ca khúc đầu tay là Chiều Thu Ấy. Anh vay mượn bạn bè và hàng xóm, tự in bản nhạc rồi thuê xe lam chở đi giao cho các quầy hàng bán lẻ. Tuy cũng lấy lại vốn, nhưng ca khúc này chưa gây được tiếng vang. Phải chờ 3 năm sau khi 18 tuổi, Lam Phương mới tung ra được một số sáng tác nổi đình nổi đám ngay như Kiếp Nghèo, Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Nhạc Rừng Khuya, Trăng Thanh Bình, Khúc Ca Ngày Mưa, Nắng Đẹp Miền Nam v.v...
Nhạc của Lam Phương nhanh chóng tràn lan trong học đường trên phạm vi cả nước. Hầu như trường nào cũng cho học trò đồng ca hoặc múa hát những bài tươi vui lành mạnh, phổ biến nhất là Khúc Ca Ngày Mưa và Nắng Đẹp Miền Nam. Ở những nhạc phẩm này, người ta thấy ngay sự phản ánh rất rõ nét một thời thanh bình rộn rã của những năm đầu nền Đệ nhất Cộng hòa.
Năm 21, Lam Phương nhập ngũ. Thời ấy, thanh niên đi quân dịch chỉ có một năm bởi là nghĩa vụ quân sự trong thời bình. Tại quân trường, anh viết Bức Tâm Thư, hô hào thanh niên sốt sắng đi quân dịch. Ngày mãn khóa, anh sáng tác 2 bản nhạc nổi tiếng là Tình Anh Lính Chiến và Chiều Hành Quân. Anh kể với tôi: Vì không biết rõ xuất xứ sáng tác bài Tình Anh Lính Chiến, cho nên sau này nhiều ca sĩ thường hát câu: "Anh chiến trường, em nơi hậu tuyến". Thật sự thì hát như vậy là sai, bởi anh viết cho bạn bè đồng ngũ trước khi chia tay ở quân trường, mỗi người đi mỗi nơi, nên câu hát đúng là 'Anh chiến trường, tôi nơi hậu tuyến". Đây là tình đồng đội chứ không phải tình yêu trai gái.
Mãn hạn quân dịch, trở về đời sống dân sự, Lam Phương tiếp tục sáng tác và tự xuất bản các tác phẩm của mình. Nhạc của anh có sức phổ biến sâu rộng, là một trong những nhạc sĩ thành công nhất ở miền Nam, giúp anh thoát khỏi cảnh lầm than mà anh đã mô tả qua bản Kiếp Nghèo mấy năm về trước.
Lúc ấy, nhạc sĩ Phạm Duy đang phụ trách trung tâm Quốc Gia Điện Ảnh, nghe tiếng Lam Phương, gọi anh đến và giới thiệu với đạo diễn Lưu Bạch Đàn để Lam Phương đóng vai chính trong phim Chân Trời Mới bên cạnh nữ tài tử Mai Ly và kịch sĩ lão thành Vũ Huân. Đây là một phim truyện nhằm cổ võ cho quốc sách Ấp Chiến Lược, đồng thời đả phá tệ nạn quan liêu phong kiến ở xã ấp.
Khi tên tuổi bắt đầu vững vàng, Lam Phương lập gia đình vời kịch sĩ Túy Hồng. Từ đó anh phụ trách thêm công việc viết nhạc nền cho ban kịch Sống, cho chúng thêm hàng loạt ca khúc đặc sắc như Thu Sầu, Nghẹn Ngào, Trăm Nhớ Ngàn Thương, Phút Cuối, Ngày Buồn v.v...
Tình hình chiến sự miền Nam gia tăng, Lam Phương được gọi tái ngũ. Anh mặc quân phục trở lại và gia nhập Ban Văn Nghệ Bảo An (Địa Phương Quân). Khi ban này giải tán, anh chuyển qua ban văn nghệ Hoa Tình Thương. Rồi Hoa Tình Thương cũng giải tán để biến thành Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương, nơi Lam Phương cộng tác cho đến ngày mất miền Nam. Trong khoảng thời gian này, sức sáng tác của Lam Phương càng dàn trải trên nhiều thể loại rất phong phú mà đặc biệt một điểm là hầu hết ca khúc nào anh đưa ra cũng đều trở thành Top Hit trên thị trường, điển hình như Chờ Người, Tình Bơ Vơ, Duyên Kiếp, Thành Phố Buồn, Tình Chết Theo Mùa Đông v.v... đưa anh vào vị trí một nhạc sĩ thành công nhất Việt Nam về mặt tài chánh.
Sáng ngày 30 tháng 04 năm 1975, anh quyết định vào phút chót, đem gia đình chạy lên tàu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy, cùng với gần 4000 đồng bào ra khơi tìm tự do. Trên tàu, anh gặp lại Elvis Phương, ca sĩ đầu tiên đã hát bài Chờ Người của anh khoảng năm 1972. Cũng trong đám người dày đặc đó, có một cô bé còn bế trên tay, sau này là á hậu Việt Nam tại Paris và trở thành nữ ca sĩ Bảo Hân của Trung tâm Thúy Nga.
Vì không có ý định ra đi, cho nên Lam Phương hoàn toàn chẳng chuẩn bị bất cứ thứ hành trang nào để đem theo. Anh bỏ lại chiếc xe hơi, hai căn nhà lớn và khoảng 30 triệu đồng trong ngân hàng để lên đường với hai bàn tay trắng và vài bộ quần áo! Lúc ấy, lương một vị tổng giám đốc hoặc một vị đại tá trong quân đội chỉ có mấy chục ngàn một tháng!
Định cư ở Mỹ, cái job đầu tiên anh làm trong hãng Sears là lau sàn nhà và cọ cầu tiêu! Rồi chuyển sang làm thợ mài, thợ tiện, bus boy. Tuy vậy, cứ mỗi cuối tuần anh vẫn cố gắng thuê một nhà hàng, biến thành phòng trà ca nhạc để đồng hương có chỗ gặp nhau và để chính anh cùng Túy Hồng đỡ nhớ sân khấu. Nghề này, chẳng những lợi tức không có bao nhiêu mà buồn thay, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, anh khám phá ra người bạn đời không còn thủy chung với anh nữa. Anh cay đắng vật vã, cố gắng hàn gắn nhưng không xong. Anh biết cái thế của anh đã mất hẳn từ khi ra hải ngoại, bởi tiền bạc, danh vọng đều chỉ còn là trong kỷ niệm. Nỗi đau ray rứt của cuộc tình tan vỡ trên đất khách đã là động lực sâu thẳm khiến anh sáng tác mấy bản nhạc rất bi thương, trong đó có một bài để đời là Lầm:
"Anh đã lầm đưa em sang đây
Để đêm trường nghe tiếng thở dài
Thà cuộc đời im trong lòng đất..."
Rồi anh ngậm ngùi bỏ Hoa Kỳ sang Paris, xin vào làm công việc đóng gói quét dọn cho một tiệm tạp hóa. Cũng tại đây, anh gặp lại ông bà Tô Văn Lai, chủ nhân Trung tâm băng nhạc Thúy Nga, vốn đã quen biết anh ở Sài Gòn từ trước năm 75. Thúy Nga ngày ấy cũng còn quá nghèo, chỉ sang lại những băng cũ mang theo từ Việt Nam, nên chả có việc gì cho Lam Phương làm. Chính bản thân ông Tô Văn Lai, Giáo sư Triết ở Sài Gòn, dân trường Tây từ nhỏ, giờ đây cũng phải đi học nghề sửa xe và đứng bơm xăng ở vùng Bondi, ngoại ô Paris.
Lam Phương tiếp tục sống lầm lũi cho qua ngày ở kinh thành ánh sáng, mãi cho đến khi anh bất ngờ gặp một khúc rẽ tình cảm mới: Một người đàn bà rất đẹp đã đến với trái tim anh, giúp anh xóa đi những ngày tăm tối vừa qua. Nhờ khúc rẽ ấy, chúng ta mới có được một loạt ca khúc chan hòa niềm vui như Mùa Thu Yêu Đương, Tình Hồng Paris, Tình Đẹp Như Mơ, và nhất là Bài Tango Cho Em:
"Từ ngày có em về
Nhà mình ngập ánh trăng thề..."
Cũng trong khoảng thời gian tạm cư ở Paris, anh sáng tác 3 ca khúc nổi tiếng khác mà giờ này thính giả vẫn thích nghe đi nghe lại:
- Cho Em Quên Tuổi Ngọc: Anh đặt cả lời Pháp lẫn lời Việt, viết cho một cuốn phim. Tựa tiếng Pháp là C'est Toi.
- Em Đi Rồi: Anh viết cho chuyện tình tan vỡ của nữ ca sĩ Họa My, khi Họa My sang Pháp để lại người chồng ở Việt Nam.
- Một Mình: Cảm xúc của chính anh buổi sáng thức dậy, cô đơn nhìn ra cửa trong ánh bình minh.
Bước sang đầu thập tiên 1990, Trung tâm Thúy Nga tương đối đã có cơ sở vững vàng ở Paris lẫn Cali sau khi sản xuất thành công một loạt video tuồng cải lương và các chương trình Paris By Night bắt đầu từ năm 1983. Lúc ấy, Thúy Nga mới quyết định thực hiện một cuốn Paris By Night chủ đề nhạc Lam Phương.
Đó là lần đầu tiên tôi gặp anh Lam Phương vào tháng 03 năm 1993, khi trời Paris còn đang se lạnh. Mặc dầu lúc này Lam Phương đã chia tay người đàn bà từng mang cho anh "những nụ hồng Paris", nhưng cuộc sống của anh đã tạm ổn định cả mặt tinh thần lẫn vật chất, một phần nhờ có cô em gái từ Việt Nam sang tỵ nạn, mở tiệm ăn Như Ánh ngay tại Quận 13, giao cho anh làm manager.
Lúc gặp tôi, anh đã hoàn toàn lấy lại phong độ, tìm lại sự tin yêu trong cuộc đời, quên hết những nhọc nhằn gần 20 năm sóng gió vừa qua. Anh cho biết: Anh ít đọc sách của tôi, nhưng em gái anh, chủ nhà hàng, thì bất cứ lúc nào rảnh rỗi, cô cũng để cuốn tiểu thuyết Màu Cỏ Úa của tôi ngay bên cạnh. Nhờ vậy, tuy gặp nhau lần đầu mà anh với tôi đã có cảm tưởng như quen nhau từ lâu.
Bài học đầu tiên tôi học ở anh Lam Phương là sự bình dị và khiêm tốn. Một người từng nổi tiếng từ lúc tuổi chưa đến 20, từng có một cuộc sống giàu sang ở Sài Gòn, giờ này ngồi tiếp chuyện tôi trong cái quán nhỏ, bằng một thái độ rất chân tình và lịch sự, mặc dầu tôi thua anh về mọi mặt. Cái ấn tượng ban đầu ấy khắc ghi mãi trong lòng tôi cho đến hôm nay.
Sau sự thành công của Paris By Night 22 - Bốn Mươi Năm Âm Nhạc Lam Phương, chỉ hơn một năm sau, Thúy Nga lại thực hiện thêm một chương trình Lam Phương thứ 2 bởi nhạc anh còn quá nhiều. Cuốn này tôi đặt tựa đề là "Lam Phương, Dòng Nhạc Tiếp Nối', tức Paris By Night 28.
Sau cuốn băng ấy, Lam Phương quay về định cư tại Hoa Kỳ năm 1995. Người đàn bà bảo lãnh anh trở lại Mỹ tuy không phải là một cuộc tình lớn trong đời, nhưng anh cần một mái ấm ổn định ở tuổi đã trên 55. Về lại Cali, anh tiếp tục sáng tác và lâu lâu phụ việc với Trung tâm Thúy Nga lúc này đang trên đà thăng tiến mạnh mẽ.
Dòng đời đang êm trôi thì ngày 13 tháng 03 năm 1999, trong lúc đang dự tiệc ở nhà một người thân, không may anh bị tai biến mạch máu não. Từ đó anh nói không ra lời, một nửa thân thể gần như bại liệt hoàn toàn. Bàn tay đánh đàn ghi nốt nhạc mấy chục năm qua, bây giờ không sử dụng được nữa. Anh chị em nghệ sĩ cùng nhau tổ chức đêm nhạc Lam Phương tại nhà hàng Majestic để hỗ trợ anh về cả hai mặt tinh thần và tài chánh. Tôi bay sang góp mặt, anh chỉ nắm tay tôi ứa nước mắt mà nói không thành câu.
Vài hôm sau, người đàn bà đang chung sống với anh, lặng lẽ chia tay, bỏ lại anh trên chiếc xe lăn, bơ vơ trong căn nhà vắng, để ngày nay anh thấm thía với nỗi quạnh hiu như những lời ca tiên tri chính anh đã viết:
"Sớm mai thức giấc
Nhình quanh một mình!"
Thời gian trôi qua quá nhanh! Mới đó mà Lam Phương "nhìn quanh một mình" đã 11 năm! Anh đã cố gắng vượt bậc, cố giữ tâm hồn thư thái và thể dục đều đặn. Nhờ vậy thỉnh thoảng anh có thể tạm bỏ xe lăn, đứng dậy chống gậy đi một vòng quanh nhà. Nỗi buồn lớn nhất của anh từ ngày gặp nạn là không còn đánh đàn và viết nhạc được nữa bởi một nửa thân thể vẫn hoàn toàn bất động, mặc dầu trí óc anh rất sáng suốt.


Back to top
« Last Edit: 12. Jan 2011 , 02:42 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4053
Re: Quán Thời Gian
Reply #2904 - 12. Jan 2011 , 18:45
 
Đằng sau một bài  Hát



Vào truyện: Một tối trong một lữ quán ở tỉnh nhỏ Amarillo của tiểu bang Texas:

–  “Trước 1975 ở Việt Nam anh làm gì?”

–  “Tôi trong Không quân…”

–  “Chắc anh cùng lứa với ông Nguyễn Cao Kỳ?”

–  “Không! ông Kỳ là cấp chỉ huy của tôi, ở Sài Gòn; Tôi đóng ở Pleiku. Tôi ngang cỡ với Lưu Kim Cương, một đàn em thân cận của ông Kỳ.”

–  “A, anh biết ông Lưu Kim Cương hả? Anh có biết ông ấy chết như thế nào không?”

–  “Nghe nói rất thương tâm; Trúng đạn bắn xe tăng, phổi lòi ra ngoài!”

* * *

Rất nhiều người đã nghe bài hát “Cho Một Người Vừa Nằm Xuống” từ sau biến cố Tết Mậu Thân, năm 1968, nhưng chắc ít ai biết rõ những tình tiết đưa đến sự ra đời của nhạc phẩm này, để đến cả 40 năm sau vẫn còn có người muốn tìm hiểu.

Bài hát có lời như sau:


         Đại tá Lưu Kim Cương
“Anh nằm xuống, sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
Đã bay cao trong vòm trời đầy
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
Ru anh ngủ, mùa mưa tới trong nghĩa trang này có loài chim thôi
Anh nằm xuống, cho hận thù vào lãng quên
Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa vào cội nguồn
Rồi từ đó, trong trời rộng, đã vắng anh
Như cánh chim, bỏ rừng, như trái tim bỏ tình
Nơi đây một lần, nhìn anh đến những xót xa đành nói cùng hư không
Bạn bè còn đó, anh biết không anh?
Người tình còn đó anh nhớ không anh?
Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên
Khi bóng anh như cánh chim, chìm xuống
Vùng trời nào đó, anh đã bay qua?
Chỉ còn lại đây những sáng bao la
Người tình rồi quên, bạn bè rồi xa
Ôi tháng năm, những dấu chân người cũng bụi mờ
Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du
Đứa con xưa đã tìm về nhà
Đất hoang vu khép lại hẹn hò
Người thành phố, trong một ngày, đã nhắc tên
Những sớm mai, lửa đạn
Những máu xương chập chùng
Xin cho một người vừa nằm xuống
Thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang”

Với những ai không quen biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS) – là tác giả bản nhạc – dù có nghe, hay đọc kỹ lời ca cũng khó có thể biết nhân vật được nói đến là ai; Chỉ biết người ấy mới qua đời, và lúc còn sống đã có dịp bay cao trên trời.

Để hiểu rõ câu chuyện, có lẽ phải nhìn lại từ năm 1962. Đó là năm nữ ca sĩ Khánh Ly (KL) thật sự bước vào cuộc đời ca hát của mình, trình diễn ở phòng trà Anh Vũ, một trong vài phòng trà ca nhạc (sống) lúc nào cũng chật ních giới thưởng ngoạn, trên đường Bùi Viện ở Sài Gòn.

Ca sĩ KL ghi lại trong “Chuyện kể sau 40 năm” – chú thích trong ngoặc đơn là của Nguyên Giao:  “… Tôi vẫn đi hát ở Anh Vũ, và chính ở đó, tôi gặp Trung úy Không quân Lưu Kim Cương. Sau buổi hát, anh chở anh Sơn (người anh ruột của KL – không phải là TCS) và tôi chạy vòng vòng Sài Gòn… hát tiếp những bài tôi vừa hát; Đặc biệt là bài ‘Anh Đến Thăm Em Một Chiều Mưa’ … Anh bảo … Mai (tên thật của KL) chọn bài có gout lắm, cứ như thế, và anh cũng muốn em giữ mãi nụ cười. Anh thích thấy em cười vì nụ cười đó sẽ mở cho em tất cả những cánh cửa … Cuộc gặp gỡ giữa anh em chúng tôi và Trung úy Lưu Kim Cương đơn giản như vậy. Tôi biết ơn anh vì anh là người duy nhất có cái nhìn thiện cảm với tôi. Anh là người đầu tiên và duy nhất khuyến khích tôi đi theo nghiệp dĩ này … ”

Nhưng cuối năm 1962, KL lại rời Sài Gòn lên hát cho một phòng trà khác ở Đà Lạt, và lưu lại đó 5 năm. Năm 1964, tại Đà Lạt, KL gặp một người nhạc sĩ nghèo. Anh đến với cô bình thản như cơn mưa dầm của Đà Lạt vào đêm hôm đó. Qua vài câu chuyện, cô và nhạc sĩ trở thành hai người bạn. Người bạn ấy không ai khác, đó là nhạc sĩ TCS. Rất nhiều lần TCS đề nghị KL về Sài Gòn đi hát với ông nhưng cô đều từ chối bởi cô yêu Đà Lạt, sự yên tĩnh thanh bình của Đà Lạt đã quyến luyến bước chân cô, không như Sài Gòn vốn đông người và luôn nhộn nhịp.

Đến năm 1967, ca sĩ KL tình cờ gặp lại nhạc sĩ TCS giữa giòng người đi lại trên đường Lê Thánh Tôn, Sài Gòn, vào một buổi chiều êm ả. Từ một đêm mưa của Đà Lạt đến một buổi chiều trên đường phố Sài Gòn, tất cả đã bắt đầu như đưa đẩy định mệnh.

Vài hôm sau, trên nền gạch đổ nát bãi đất rộng sau trường đại học Văn Khoa Sài Gòn, một quán lá sơ sài được dựng lên với cái tên là Quán Văn. Tại đây, giọng hát khàn đục, và lôi cuốn của KL đã làm ngẩn ngơ, bàng hoàng & ngất ngây cả một thế hệ với những bản tình ca, và Ca Khúc Da Vàng mới lạ của TCS.

Hãy nghe bà Đặng Tuyết Mai – trước là phu nhân của Thiếu tướng Không quân Nguyễn Cao Kỳ (NCK) lúc giữ chức Thủ tướng VNCH -  mô tả liên hệ giữa Lưu Kim Cương (LCK) và Trịnh Công Sơn (TCS) trong một cuộc phỏng vấn năm 2009 ở Hoa Kỳ:

“ … Anh LKC và chị rất là say mê nhạc của anh TCS và con người của anh TCS nữa. Chị hay nấu nướng. Trong Câu lạc bộ Không quân, anh LKC có một câu lạc bộ nhỏ là Mây Bốn Phương, luôn luôn kéo anh TCS vào đó. Chị đem đồ nhậu đến. Anh TCS làm được bài nhạc mới là hát, và hay tả cho nghe. Chị hay đến câu lạc bộ Mây Bốn Phương để nghe anh TCS đàn hát những bài hát mới. Giao tình của anh TCS với anh LKC rất mật thiết. Cũng lạ, một người rất là nhà binh, to lớn, cường tráng. Còn anh TCS rất là mỏng manh, ốm yếu. Nhưng hai người gần nhau vô cùng trong tình nghệ sĩ. Anh LKC có rất nhiều nghệ sĩ tính, hát rất hay. Thành ra, họ rất thân mến với nhau. Hàng tuần, họ gặp nhau hai, ba lần … “

Từ năm 1967, NCK giữ chức Phó Tổng thống VNCH, có Trung tá LKC trong số những sĩ quan thân tín Không quân chung quanh.

Đúng mùng một Tết Mậu Thân (31 tháng Giêng năm 1968), một cánh quân Việt Cộng tấn công căn cứ Không quân trong phi trường Tân Sơn Nhứt. Có mặt tại căn cứ, LKC đã “không quân đánh bộ” thành công chỉ huy dẹp tan quân địch hôm 23 tháng Hai, và được vinh thăng Đại tá.

Mặc dù bị tổn thất nặng nề trong cuộc tổng công kích đợt 1 Tết Mậu Thân, tới trung tuần tháng 4, 1968 Việt Cộng lại mở cuộc tổng công kích đợt 2. Nhật báo Chính Luận ở Sài Gòn trong số ra ngày mùng 7, tháng 5, năm 1968 đăng tin: “Sáng ngày mùng 2 tháng 5 vào hồi 10 giờ, Ðại tá Lưu Kim Cương, Tư Lệnh Không Ðoàn 33 đã bị tử thương trong lúc ông đương đích thân chỉ huy một đơn vị bảo vệ vòng đai phi trường để đẩy lui một cánh quân Việt Cộng tại khu nghĩa trang Pháp gần ngã tư Bảy Hiền. Ông đã bị một tên Việt Cộng thủ súng B40 (phóng lựu đạn, để bắn xe tăng) vẫn còn sống, bắn một trái B40 trúng tấm mộ bia ngay bên cạnh Ðại tá Cương, sức nổ và miểng đạn đã chặt đứt một cánh tay của ông và gây thêm nhiều vết thương nặng khác, khiến ông tắt thở tại chỗ. Một phóng viên truyền hình Pháp chạy theo Ðại tá Cương cũng bị tử thương ngay bên.

Ðại tá Lưu Kim Cương năm nay 34 tuổi có 2 con. Ông là người rất vui tính, có nhiều máu văn nghệ, chiếm được nhiều cảm tình trong giới quân đội cũng như báo chí. Tưởng cũng nên ghi nhận đây là lần đầu tiên một sĩ quan mang cấp Tá của quân đội ta nói chung và của Không quân VN nói riêng đã hy sinh trong lúc trực chiến với địch.”

Nhà báo/Nhà văn Văn Quang có ghi lại: “Một buổi chiều năm Mậu Thân 1968, ngồi ở nhà hàng Pagode tôi gặp Khánh Ly và Ngọc Anh đi cùng Trịnh Công Sơn. Chúng tôi rủ nhau đi ăn cơm chiều. Ăn ở một quán bụi xong đã đến giờ giới nghiêm – thời gian đó Sài Gòn giới nghiêm từ 5 giờ chiều đến 5 giờ sáng. Khánh Ly nhờ tôi đưa Trịnh Công Sơn về … Đêm đó là đêm đầu tiên tôi đưa Trịnh Công Sơn về building Cao Thắng. Ở cái building đó chỉ có một phòng gắn máy lạnh, là của một thương gia bán huy chương ở ngay chợ Bến Thành thuê làm phòng riêng, cho tôi ở chung nhưng không lấy tiền. Sơn mang đến cây đàn guitar, ở lại phòng tôi vài ngày, tôi không nhớ rõ bao nhiêu ngày. Nhưng chính ở đó anh sáng tác hoặc hoàn tất bản ‘Tình Xa’. Tôi có cái máy ghi âm hiệu Akai, trong khi tôi đi làm, Sơn vẫn thường dùng để nghe lại bản nhạc mình đang hoàn thành. Rồi chợt một hôm nghe tin Lưu Kim Cương chết ở phi trường Tân Sơn Nhất, Khánh Ly lên phòng tôi, cô ngồi lặng, Sơn chỉ nhìn và cũng lặng yên. Ít ngày sau, bài ‘Cho Một Người Vừa Nằm Xuống’ ra đời … “

LKC chỉ là một trong nhiều chiến sĩ đã vị quốc vong thân trong cuộc chiến 20 năm ở Việt Nam. Người ta ước tính đã có khoảng 3 triệu quân & dân hai miền chết vì cuộc chiến đó. Trong số này, đã có rất nhiều chiến sĩ trong các binh chủng khác như Thủy quân Lục chiến, Biệt kích Dù, Biệt động quân, v.v. của VNCH đã chết trận. Khác với hai sĩ quan cấp Tá Không quân Phạm Phú Quốc, và Lưu Kim Cương, hầu hết những hy sinh anh hùng khác – kể cả trong binh chủng Không quân – đã không được người ngoài thân nhân, hay bạn thân biết đến, vì mấy ai được/có nhạc sĩ sáng tác, ghi lại (bằng bài hát), và được cho phổ biến (trên truyền thông), để người ngoài – không phải là thân nhân – biết đến?

Mặt khác, so với các chiến sĩ đã nằm xuống, trường hợp các Tù Cải Tạo trong các nhà tù của Việt Cộng lại càng phải được ghi nhận cho đúng. Đừng quên ngay sau năm 1975, hàng trăm ngàn cựu quân nhân, và viên chức VNCH đã bị tù đày, hành hạ, có người cả 20 năm. Bao nhiêu gia đình đã tan tác? Một số tù nhân đã chết trong tù vì bệnh hoạn, hay kiệt sức. Những chịu đựng, và hy sinh của những người tù lay lứt sống còn hình như đã không được ghi nhận tương xứng so với những bạn đồng ngũ nổi danh đã nằm xuống.

Hơn 35 năm sau biến cố 1975, một tối trong một lữ quán ở tỉnh nhỏ Amarillo của tiểu bang Texas, tình cờ tôi đã được trao đổi vài ba câu chuyện với một cựu sĩ quan Không quân cùng lứa với cố Chuẩn tướng Lưu Kim Cương. Có khác chăng chỉ là người còn sống đã trải qua 13 năm tù cải tạo, và chỉ muốn quên đi quãng đời thanh xuân mà ông coi là đã bị phí phạm.

Còn bao nhiêu cựu tù chưa có dịp giải tỏa chuyện đời của họ? Cũng đều là vì nước, giữa đột ngột chết trận, và sống còn với thể xác suy yếu & tâm thần gẫy đổ sau nhiều năm bị kẻ thù đầy đoạ & hạ nhục, thử hỏi: Ai trần ai hơn ai? Và như vậy, sao đã vinh danh người này mà hình như không nghĩ đến người kia?

* * *

Có những bài hát có ý nghĩa, và công dụng hơn chỉ là phương tiện/sản phẩm giải trí, hay nghệ thuật. Đó là những bài ca ghi lại những sự kiện xảy ra cho các nhân vật trong hoàn cảnh của thời gian & không gian như nhân chứng cho dân tộc của một quốc gia đã trải qua. “Cho Một Người Vừa Nằm Xuống” là một trong những nhạc phẩm thuộc loại hiếm hoi này.

Nếu đã biết như thế, những người yêu nhạc không nên chỉ để đầu óc đắm chìm trong giới hạn của lời ca & tiếng nhạc, để có khi còn thấy những sự kiện tuy không được trực tiếp kể lại, nhưng cũng thuộc những biến cố đổi đời.

©  NGUYÊN  GIAO

Back to top
« Last Edit: 12. Jan 2011 , 18:47 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: Quán Thời Gian
Reply #2905 - 12. Jan 2011 , 19:36
 
Xin cám ơn anh Toàn đã đem về một bài viết kể lại một đoạn đường đã đi qua . Bài hát sẽ không quên, nhân vật trong bài hát cũng vậy. Tôi đã được nghe hát bài hát này ngay giữa lòng thành phố SG những ngày sau 75. Nhiều ngậm ngùi .

CC
Cry
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: Quán Thời Gian
Reply #2906 - 13. Jan 2011 , 18:21
 
tuy-van wrote on 09. Jan 2011 , 18:49:
Mợ Mẽo thương ,
Lâu quá mới thấy " bóng dáng " của mợ vào đây.
73 chúng ta có mợ ngâm thơ hạng nhất , mợ Ca , mợ Đan , Bảo Toàn , Kim Kiễm , Thu Yến , mợ Ngọt....ca hát tuyệt vời , ngay cả các chàng rể như anh Hoàng Long , anh Ân , anh Bình...cũng sáng tác những bài hát để  đời.
Hy vọng 1 ngày đẹp trời nào đó , D Đ LVD chúng ta sẽ cho phát hành các CD , thì nhất đấy. ( đúng là có voi đòi tiên...)
Hoan hô quán TG của thầy CC...hy vọng năm mới , càng nhiều nhân tài cho cả nhà cùng vui.
  Tv


Về phần tôi thì tôi rất ghi nhận sự có mặt của chị TV trong Quán. Chị đến Quán là cả một sự khích lệ lớn lao cho mấy cô MC & ca sĩ và người làm công cho Quán (CC) . Dĩ nhiên, ai cũng mong được nghe tiếng của chị nhiều hơn nữa cho năm mới sắp tới .

Thân mến,
CC
Cheesy
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: Quán Thời Gian
Reply #2907 - 13. Jan 2011 , 18:38
 
tieuvuvi wrote on 09. Jan 2011 , 19:47:
Bonjour anh ĐS!

Bonne et heureuse année 2011 anh ĐS!

Trong những bài của chị Lê Tín Hương thì Vi thích bài này lắm ...Vi thấy chị TH đã qua những nốt nhạc thật đặc sắc đã lột tả hết nỗi lòng của người cô phụ trong bài thơ của chị Đông Hương ...

Vi đem về cho mọi người cùng nghe nè ...

Bon dimanche à vous tous!


...


Có những niềm riêng

Thơ: Đông Hương

Nhạc: Lê Tín Hương

Trình bày: Thanh Lan



Có những niềm riêng làm sao nói hết
Như mây như mưa như cát biển khơi
Có những niềm riêng làm sao ai biết
Như trăng trên cao cách xa vời vợị

Có những niềm riêng lệ vương khóe mắt
Như cây sau mưa long lanh giọt sầu
Có những niềm riêng làm tim thổn thức
Nên đôi môi xinh héo hon nụ cườị

Này niềm riêng như nước vẫn đầy vơi
Ðâu đây vang vang tiếng buồn gọi mời
Ôi nỗi sầu đong chất ngất
Như một ngày như mọi ngày
Như vạn ngày không thấy đổi thaỵ

Có những niềm riêng lòng không muốn nhớ
Nhưng sao tâm tư cứ luôn mộng mơ
Có những niềm riêng gần như hơi thở
Nuôi ta cô đơn nuôi ta đợi chờ.

Có những niềm riêng một đời dấu kín
Như rêu như rong đắm trong biển khơi
Có những niềm riêng một đời câm nín
Nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi


Hello cô TVV,

Cô TVV đến chơi là cả một sự hân hạnh lớn cho Quán Thời Gian.

Về Lê Tín Hương, (ngày trước tôi đã nỡ lòng gọi Lê Tín Hương là anh !) tôi thích bài "Người có nhớ ta không", nhất là qua giọng hát của nữ ca sĩ Bạch Yến ở vùng cô TVV ở. Quá hay !
Xin được hân hạnh giới thiệu bài này với cô TVV.

Hôm nọ tôi có gặp anh Sáu KNL ở Maroc. Cô TVV có liên lạc cho tôi gởi lời thăm hỏi  Cheesy Grin Grin

CC
Cheesy

Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: Quán Thời Gian
Reply #2908 - 13. Jan 2011 , 18:44
 
Đặng-Mỹ wrote on 10. Jan 2011 , 00:16:
Úi, nghe sao rờn rợn ...   Shocked Ông chủ quán có đang giận hờn gì khg ạ?  Grin
My nghe thấy hay nên mang về đây làm quà ( vào quán dược thưởng thức biết bao nhiêu bài hay, giọng ca ngọt ngào, mà đi tay khg thì sợ ông chủ háy nguýt ), chứ My cứ loay hoay túi bụi, quên chưa rủ Đan vào d/d nữa, Đan có biết gi đâu  Smiley



Chị Mỹ biết ông chủ Quán giận là giỏi quá rồi ! Chỉ có điều không biết giận chuyện gì thôi ! Để mai mốt nhớ lại thì sẽ giận tiếp !

CC
Cheesy

Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Quán Thời Gian
Reply #2909 - 14. Jan 2011 , 20:50
 
A lô, A lô,

Tôi xin được hân hạnh trình làng với tất cả quí thính giả trong QTG và d/đ nhạc phẩm "QUA PHỐ MÙA XUÂN" mà tôi phổ từ 2 bài thơ rất trử tình:

- bài "Em Về Giữa Phố Mùa Xuân" của anh Khiếu Long

- và bài " Anh về nắng vẫn còn xuân" của Tiểu Vũ Vi

từ trong mục THƠ của d/đ LVD và HNC.


http://www.youtube.com/watch?v=7GYrXCZCHTc



Hôm trước tôi đã post nhạc melody không lời.
Tối hôm qua vừa thu xếp lời nhạc xong, tôi lại hứng chí ca demo vô luôn!
(Vì ca lúc khuya khoắt nên quí vị sẽ cảm thấy ca sĩ có giọng lè nhè! Lý do là tại vì ca sĩ buồn ngủ chứ không phải xỉn !!!)

Tôi xin thành thực cảm ơn anh KL và cô TVV đã cho phép tôi phổ thơ thành bài nhạc này.
Tôi phải xin lỗi là vì lý do kỹ thuật, tôi phải thêm bớt hơn 1/2 lời thơ. Nhưng tôi vẫn cố gắng giữ ý thơ và những câu thơ chính yếu quan trọng.

Kỳ này tôi hòa nhạc theo 2 kiểu:

- phần đầu là "free style" rất đơn giản, chỉ có guitar thôi,

- phần thứ nhì tôi chọn "Slow Jazz"

Bản "QUA PHỐ MÙA XUÂN" này cũng là một món quà xuân nho nhỏ mà tôi rất hân hạnh được gửi tặng đến tất cả thầy cô, thân hữu và anh chị em trong d/đ HNC và LVD.
Hy vọng quí vị sẽ enjoy chút chút!

Cheeeeers
Cung Chúc Tân Xuân.

Your friend,
Nguyễn Văn Hà Smiley

-----------------
Lyric của bài   "QUA PHỐ MÙA XUÂN" :

Qua  Phố Mùa Xuân

Về đây đi em
Em về giữa phố mùa xuân
Mang màu nắng ấm sân trường
Phố vắng miệt mài bao vấn vương

Về đây đi em
Hàng phượng thắm dài con đường nhỏ
Nụ cười gió đong đưa ngập ngừng
Mắt biếc vui  mùa xuân đến

o O o

Về đây đi em
Em về áo tím vàng hoa
Mơ màng duyên thắm mặn mà
Yêu dấu tình xuân bao  thiết tha

Về đây đi em
Từng đôi én cùng xây tình xuân
Đàn ai réo khúc tơ xuân nồng
Lời em ru giọng hát buông lơi...

o O o

Xuân năm nao
Mộng xuân thắm tình xuân ngào ngạt
Đàn chim én nhỡn nhơ ngoài sân
Làn tóc xỏa bay vờn bờ vai

Xuân mơn man
Mùa xuân chín tình xuân mặn nồng
Vòng tay ấm môi em nụ hồng
Ánh xuân về tràn dâng khắp lối...

Xuân bên nhau
Bờ môi ướt tìm nhau khờ dại
Nụ hôn thấm tình yêu nồng say
Nhạc bên suối nhịp nhàng thiên thai

Xuân ra đi
Còn đâu nữa ngày mơ xuân về
Người yêu đã biệt ly đôi đàng
(Ngỡ xuân về ta đón xuân sang...)
Đón xuân về ru giấc mơ xưa...

Music Break


Về đây đi anh
Anh về nắng vẫn còn xuân
Đan dài trên tóc người thương
Chúa xuân rộn ràng khắp bốn phương

Về đây đi anh
Tình ta chín mọng bên vườn xuân
Đàn bướm trắng lượn trên mai vàng
Như áo em màu hoa sữa

Về đây đi anh
Âm thầm em vẫn chờ anh
Ân tình em đã trao người
Gió xuân chỉ làm em tái tê

Về đây đi anh
Vàng hanh dáng người em khờ dại
Mùa xuân thấm yêu nhau trọn đời
Nhạc xuân vang mình mãi...mãi bên nhau

NVH
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 192 193 194 195 196 ... 319
Send Topic In ra