Hôm nay mới có thì giờ vào đây để được nghe bài hátmới. Bài trước thì tha thiết trầm buồn ( để đơn ca hay song ca), bài này vui tươi hợp ca chắc là hay lắm. Cảm ơn nhà nhạcsĩ thânhữu tài ba. Từ nay NS LVD tha hồ có nhiêù bài để hát lúc gặp nhau. Nhờ người nhạc sĩ mà bài thơ tự nhiên thâý....hay thêm hay là nhờ có bài thơ mà nguồn cảm hứng cuà NVH tuôn trào? dù là cách nào thì tôi cũng xin cảm kích tấm tình cuả Hà với LVD mà làm ra 2 bài hát này.
Hà ơi,
Đoạn cuôí cùng , dòng thứ 2 "Đắng cay vui buồn chia xẻ" có chữ
"xẻ"
cũng đã làm tôi suy nghĩ khi viết câu thơ "Góc trời đất khách chia sâù xẻ vui" đâý. Nó như thế này: Nêú viết liền 2 chữ, thì phải viết
"chia sẻ
" mới đúng (chia sẻ nôĩ vui buồn), nhưng nêú tách ra thì không có chữ "sẻ" đứng một mình (trừ "con chim sẻ") mà là "xẻ" (là "cắt", là xẻ ván....,là xẻ núi ngăn sông.v.v) Nhưng vì nó là câu thơ để vần với câu trên (Thăng trầm qua lắm bể dâu)nên tôi phải cắt như vây và hy vọng người đọc hiêủ đươc là vẫn giữ ý "chia sẻ" chứ không phải "phân chia". Vây thì technically dòng thứ hai cuả Hà có nên viết "chia sẻ" không (vì hai chữ đi liền)? Tôi hoỉ ý kiến cả nhà vì chính tôi cũng không biết câu thơ cuả tôi (..chia sâù xẻ vui có đúng không nữa có đúng không nữa? Chắc cũng chẳng ai để ý, hihihi).
Em xin chào cô Thu,
Em cám ơn cô đã có lời khen tặng.
Chắc chắn là thơ của cô và 9 dịch giả trong d/đ đã tạo rất nhiều cảm hứng để em sáng tác, vì đề tài về "mái trường" "tuổi học trò" là đề tài ruột của em để viết văn, làm nhạc!
Còn nhận xét của cô về chữ "chia xẻ" và "chia sẻ" mà em đã viết trong bản nhạc, chữ nào đúng chữ nào sai, em xin được chia xẻ với cô những nhận xét riêng của em như sau:
(Mà em xin nói trước là cô đang nói chuyện với người dỡ chính tả nhất trong d/đ đó cô!)
- Trong 10 bài dịch thơ của 3 cô và 7 học trò, có 3 trường phái:
1/
Trường phái dùng chữ "chia xẻ": có cô Thu và trò Nàng Tôn Nữ
"Góc trời đất khách chia sầu xẻ vui" (cô Thu)
"Vui cùng hưởng, âu sầu xẻ chia" (NTN)
2/
Trường phái dùng chữ "chia sẻ": có cô Mai và các trò Ngọc Đoá, PTr, Thu Ca và Choè
"Thế gian lên xuống ta thì sẻ san" (cô Mai)
"Buồn vui, ngọt đắng, âm thầm sẻ chia" (ND)
"Thăng trầm san sẻ" (PTr)
"Với những thăng trầm, sẻ chia dâu biển" (TC)
"Nay hội ngộ sẻ chia thăng trầm ấy !!" (Choè)
3/
Trường phái trung lập (không đụng đến chữ "chia xẻ" hay "chia sẻ" trong thơ): có cô Vân và Ngự Lâm Pháo Thủ của cổ (Kiều Nguyễn)
4/ Nhưng đáng nể nhất là
trường phái "đồng minh" của Họa Mi Nâu (không ngại dùng chữ "chia" để thân với trường phái 1 và 2, nhưng thay chữ "xẻ / sẻ" bằng chữ khác để giữ tính trung lập như trường phái 3:
"Dưỡng nuôi hạnh phúc, chia sầu đầy vơi" (HMN)
- Riêng về cá nhân em, em cũng không biết dùng chữ nào là đúng nên em "google" trong internet thì kết quả như thế này:
a/ Đa số người "thường" đều nói là họ "cảm thấy" chữ "chia sẻ" là đúng
b/ NHƯNG, các nhà "học giả" thì chủ trương ngược lại: họ nói chữ "chia xẻ" mới đúng!
Một ông học giả duyệt lại khoảng 10 quyển tự điển Việt Nam in từ năm 1931 đến 1991, cho biết tất cả các tự điển trên đều không có chữ "chia sẻ" mà chỉ có chữ "chia xẻ" !!!
Em đã dỡ chính tả mà sau khi tìm tòi học hỏi, em lại thấy mình dốt hơn !!!
Bài học cho em là trong tương lai, khi làm thơ hay làm nhạc, nếu gặp chữ không rõ, cách hay nhất là theo trường phái "trung lập" của cô Vân & KN hay tuyệt nhất là trường phái "đồng minh" của HMN là bảo đảm nhất!!!
Em chỉ có vài hàng trên để chia sẻ với cô và các bạn!
Xin chúc cô cuối tuần vui khoẻ và nếu cô và các bạn có gì cần chia xẻ thì xin cứ tự nhiên, em sẽ sẵn sàng thọ giáo.
Em, NVH
Chú thích: Em hiểu là mặc dù cô dùng chữ "chia xẻ" trong thơ, nhưng theo lời giải thích của cô thì cô thấy chữ "chia sẻ" thì đúng hơn. Cho nên technically thì cô phải ở trong trường phái 2 của cô Mai. Nhưng nếu như vậy thì trong d/đ chỉ có mỗi 1 mình trò NTN duy nhất là thuộc vào trường phái 1, trường phái "bác học". Sợ cổ le que có 1 mình trong 1 trường phái vĩ đại như vậy nên em dựa vào thơ của cô để cô vào chung trường phái đó cho NTN có bạn cùng trường phái cho vui!