Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Gánh Hàng Hoa  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 154 155 156 157 158 ... 173
Send Topic In ra
Gánh Hàng Hoa (Read 200416 times)
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2325 - 09. May 2010 , 10:39
 
NgocDoa wrote on 09. May 2010 , 07:41:
TRÁI CAM CỦA MẸ TÔI

Mẹ Đoá mất lúc Đoá đang học lớp 12. Lần đầu tiên trên đời Đoá biết chết là gì và nếm đủ nỗi đau của một người con mất mẹ.
Mẹ ra đi đột ngột, không đau ốm gì và chưa quá tuổi bốn mươi. Đêm ấy như thường lệ Đoá đang học thi, mẹ xuống, cho trái cam, bảo con ăn đi và đừng thức khuya quá. Thế mà chỉ khoảng hai tiếng sau người đã lìa xa vĩnh viễn chồng và đàn con tám đứa, đứa nhỏ nhất mới tám tuổi.
Suốt ba ngày ở nhà quàng, Đoá ở trong tình trạng vật vờ vì như người bị rút hết sinh khí và ảnh hưởng bởi thuốc ngủ do nhỏ Ngọc Phú và Vân Mập ép uống.
Tối hôm đầu tiên sau khi an táng mẹ xong, ngồi một mình nơi bàn học, Đoá nhớ bước chân với tiếng guốc gỗ khua của mẹ, nhớ bàn tay của mẹ vuốt trên tóc mà tim quặn thắt... Bất chợt Đoá nhìn thấy trái cam mà mẹ cho nằm dưới gầm bàn. Trời ơi, nó đã hư rồi! Đoá đã không ăn trái cam cuối cùng của mẹ cho, Đoá đã không tận hưởng vị ngọt ngào của lòng mẹ...Lúc đó Đoá mới òa khóc nức nở, khóc như chưa bao giờ được khóc, và nước mắt gần như khô cạn sau đêm ấy.
Đoá chỉ được sống với mẹ ít hơn một phần ba tuổi đời hiên tại. Biến cố tang thương này đã thay đổi tâm tính và cuộc đời của Đoá.
"Tôi thấy tôi mất mẹ
  Như mất cả bầu trời"
Phải, bầu trời yêu thương đó không bao giờ còn có nữa!
Một chút chia xẻ với cả nhà. Mong rằng con cái của chúng ta biết tận hưởng dòng suối ngọt ngào của mẹ  và biết trân quý mẹ khi mẹ còn sống. thanks.gif





Hello mợ Đá,

Oai đang chuẩn bị đi ăn Lunch với ông bà sponsor Oai, hông có người mẹ thiệt ở bên cạnh , thôi thì celebrate với người mẹ tinh thần vậy, tự an ũi mình chút chút vì bà vấn kế cho Oai mọi việc . OB tặng HAPPY MOTHER'S DAY card cho Oai vì Oai là mẹ tinh thần cho nhiều đứa bé ngoài cộng đồng ở đây.Oai sẽ nối gót bà vậy.

Chúc mợ vui và đầm ấm bên gia đình nhe.

Thân mến,

TM tulipvang


hong1222 hong1222 hong1222 hong1222

Tụi mình hảy cùng nhau tặng các người Hiền Mẫu bài poem này nghe Đoá.


...


Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2326 - 09. May 2010 , 17:43
 
Một bông hồng cho tất cả các em, những người mẹ trẻ, những người còn mẹ, hay mất mẹ.  Ngày hôm nay dù là những ý nghĩ , kỷ niệm vui hay buồn rôì cuôí cùng chúng ta cũng có những niềm vui nhẹ nhàng vì biết rằng mọi người đang dừng lại để nghĩ đến mẹ mình, nghĩ đến chữ Mẹ thân thương và kiêu hãnh mình đang là mẹ.  Mong các em có một ngày MẸ vui và đâỳ ý nghiã.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2327 - 09. May 2010 , 19:40
 
NgocDoa wrote on 09. May 2010 , 07:41:
TRÁI CAM CỦA MẸ TÔI

Mẹ Đoá mất lúc Đoá đang học lớp 12. Lần đầu tiên trên đời Đoá biết chết là gì và nếm đủ nỗi đau của một người con mất mẹ.
Mẹ ra đi đột ngột, không đau ốm gì và chưa quá tuổi bốn mươi. Đêm ấy như thường lệ Đoá đang học thi, mẹ xuống, cho trái cam, bảo con ăn đi và đừng thức khuya quá. Thế mà chỉ khoảng hai tiếng sau người đã lìa xa vĩnh viễn chồng và đàn con tám đứa, đứa nhỏ nhất mới tám tuổi.
Suốt ba ngày ở nhà quàng, Đoá ở trong tình trạng vật vờ vì như người bị rút hết sinh khí và ảnh hưởng bởi thuốc ngủ do nhỏ Ngọc Phú và Vân Mập ép uống.
Tối hôm đầu tiên sau khi an táng mẹ xong, ngồi một mình nơi bàn học, Đoá nhớ bước chân với tiếng guốc gỗ khua của mẹ, nhớ bàn tay của mẹ vuốt trên tóc mà tim quặn thắt... Bất chợt Đoá nhìn thấy trái cam mà mẹ cho nằm dưới gầm bàn. Trời ơi, nó đã hư rồi! Đoá đã không ăn trái cam cuối cùng của mẹ cho, Đoá đã không tận hưởng vị ngọt ngào của lòng mẹ...Lúc đó Đoá mới òa khóc nức nở, khóc như chưa bao giờ được khóc, và nước mắt gần như khô cạn sau đêm ấy.
Đoá chỉ được sống với mẹ ít hơn một phần ba tuổi đời hiên tại. Biến cố tang thương này đã thay đổi tâm tính và cuộc đời của Đoá.
"Tôi thấy tôi mất mẹ
  Như mất cả bầu trời"
Phải, bầu trời yêu thương đó không bao giờ còn có nữa!
Một chút chia xẻ với cả nhà. Mong rằng con cái của chúng ta biết tận hưởng dòng suối ngọt ngào của mẹ  và biết trân quý mẹ khi mẹ còn sống. thanks.gif

Đoá thương
Thấy thương Đoá quá là thượng. Để TL kể Đoá nghe chuyện của TL nhé -
TL tưởng mình mất Mẹ hai lần đó - Ngày xưa khi mấy chi em TL biết mẹ của TL bi bịnh. Cả mấy chị em đều muốn mẹ đi mổ - mặc dầu không biết có giúp gì được không - Nếu biết vì vậy mà mình làm khổ Mẹ ,phải nằm nhà thương 2 tháng thì chắc chi em TL không làm như vậy đâu -hai tháng trơì Mẹ nằm trong nhà thương chịu qua 3 lấn mổ - Lúc đó có 1 hôm Bác Sĩ gọi nhỏ em nói rằng - " Chắc Mẹ của you không qua khỏi đêm nay đâu - vào khoảng 12 giờ đêm hôm đó , em gái gọi lên - cả nhà TL lái xe xuống VA - trên đường đi ,TL niêm "Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát " để cầu nguyện cho Mẹ. Bé Châu lúc đó cũng không chịu ngũ  và cùng TL niệm Quan Thế Âm Bồ Tát. Bọn  TL về đến VA là 4 giờ sáng   thì mơí biết Mẹ đã qua cơn ngạt nghèo. Sau đó MẸ khoẻ và được bác Sĩ cho về nhà , ngay chính hôm Thanksgiving.  Và Mẹ sống được vơí Chi em TL 2 năm trước khi Mẹ ra đi vĩnh viễn  Cry Cry Khi me TL mất ,TL không dám khóc vì hiểu đạo , chí tâm niệm Phật cho me - sau 49 ngày - TL không kiềm được - ngày nào cũng nhớ Me. và khóc hoài đó Đoá ơi.  Cry Cryvài dòng đến Đoá -
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2328 - 10. May 2010 , 15:53
 
thule wrote on 09. May 2010 , 17:43:
Một bông hồng cho tất cả các em, những người mẹ trẻ, những người còn mẹ, hay mất mẹ.  Ngày hôm nay dù là những ý nghĩ , kỷ niệm vui hay buồn rôì cuôí cùng chúng ta cũng có những niềm vui nhẹ nhàng vì biết rằng mọi người đang dừng lại để nghĩ đến mẹ mình, nghĩ đến chữ Mẹ thân thương và kiêu hãnh mình đang là mẹ.  Mong các em có một ngày MẸ vui và đâỳ ý nghiã.

Cô ơi, em thấm thía những câu cô viết rồi. Em xin cám ơn cô đã ở bên cạnh để nâng đỡ tinh thần chúng em.
Nhắc đến những người mẹ trẻ, thưa cô đã từ lâu em rất muốn có thêm nhiều bài nhạc, thơ, văn ca ngợi các bà mẹ trẻ thời nay: đi làm kiếm tiền, nuôi dạy con cái, làm việc thiện nguyện... nhưng cũng không quên chăm chút nhan sắc của mình, vẫn hăng hái đi shopping, dự party cuối tuần...
Cô ơi, sau bao nhiêu năm hình ảnh của bà mẹ Việt nam vẫn là da mồi, tóc bạc, lưng còng, áo vá, nón lá tả tơi?
Sao không có hình ảnh của các bà mẹ VN tuy lớn tuổi nhưng nhan sắc vẫn rất mặn mà, tinh thần minh mẫn, hoạt bát, trẻ trung và sinh hoạt cộng đồng hăng hái như ba bà mẹ MTV của chúng em?
Em ước gì có thể sáng tác một bản nhạc về Mẹ với cái nhìn mới để ca ngợi các bà mẹ thời nay, nhưng vẫn tha thiết, dạt dào và nổi tiếng như bài "Lòng mẹ" của Y Vân!
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2329 - 10. May 2010 , 16:13
 
Quote:
Oai đang chuẩn bị đi ăn Lunch với ông bà sponsor Oai, hông có người mẹ thiệt ở bên cạnh , thôi thì celebrate với người mẹ tinh thần vậy, tự an ũi mình chút chút vì bà vấn kế cho Oai mọi việc . OB tặng HAPPY MOTHER'S DAY card cho Oai vì Oai là mẹ tinh thần cho nhiều đứa bé ngoài cộng đồng ở đây.Oai sẽ nối gót bà vậy.

Quote:
Khi me TL mất ,TL không dám khóc vì hiểu đạo , chí tâm niệm Phật cho me - sau 49 ngày - TL không kiềm được - ngày nào cũng nhớ Me. và khóc hoài đó Đoá ơi.  Cry Cryvài dòng đến Đoá -

TL ơi, mình phải làm theo lời cô Thu dặn nghe! Nắm tay Đá nè, ca hát nhảy múa cho lên tinh thần  singer
Mợ Oai à, Đá rất cảm phục việc làm của mợ. Thế giới này lúc nào cũng cần những tấm lòng và bàn tay của những người như mợ. Xin tặng bà mẹ của nhiều trẻ em một bông hồng tươi thắm  openflow.gif
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2330 - 10. May 2010 , 22:33
 
thule wrote on 09. May 2010 , 17:43:
Một bông hồng cho tất cả các em, những người mẹ trẻ, những người còn mẹ, hay mất mẹ.  Ngày hôm nay dù là những ý nghĩ , kỷ niệm vui hay buồn rôì cuôí cùng chúng ta cũng có những niềm vui nhẹ nhàng vì biết rằng mọi người đang dừng lại để nghĩ đến mẹ mình, nghĩ đến chữ Mẹ thân thương và kiêu hãnh mình đang là mẹ.  Mong các em có một ngày MẸ vui và đâỳ ý nghiã.




Cô ơi,

Hôm nay là ngày em không vui lắm vì việc trong sở , nhưng em vào đây thấy cô ghé thăm trang em phụ trách , làm em từ buồn thành vui. Em cám ơn cô nhiều.


...

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2331 - 10. May 2010 , 22:51
 
N.Trinh wrote on 08. May 2010 , 20:39:
Tất Mỹ ơi, cám ơn em nhiều , nhưng như chị nói với Đặng Mỹ, ba chị mất là sự may mắn và giải thoát cho Ông thôi , bây giờ ông không còn đau đớn, cô đơn nưã TM ạ.Mỹ cũng nghĩ về Mẹ như vậy chứ phải không?Nghĩ cho cùng chúng ta ai rồi cũng đi về miền quê hương vĩnh cửu thôi , cõi sống nơi đây chỉ là cõi tạm, chỉ là nơi ở trọ mà thội. 

  Mỹ ơi, mỹ có thời gian được ở gần bên Mẹ trước khi Bà mất đã là điều may mắn hơn nhiều người. Mẹ chị cũng cực khổ vì chồng con lắm, không thua gì Mẹ Mỹ đâu. Mỹ chắc có dùng các chương trình voice chat chứ hở, hôm nào tiện chị em mình tâm sự nói chuyện cho vụi.Trinh sẽ pm cho Mỹ các nick cuả Trinh để Mỹ thêm vào phần contact nhé. Từ hồi vào sinh hoạt trong D Đ đến nay, Tất Mỹ là một trong những người Tr. quý mến nhất, vì không những tài giỏi, hầu như cái gì cũng biết- hence the name Myquipedia)  Cool Cool Smiley Smiley nhưng đức tính đáng quý nhất cuả Mỹ là sự thành thật. Pay tribute vậy  được không cô em hihi.
thương mến
Trinh




...


Chị Trinh thương mến,

Em xin lổi vì đọc sót thư này chị viết , cám ơn những lời khen của chị và cám ơn chị quý mến em. Cái gì em cũng biết vì bản tánh tò mò và chịu học hỏi của em , nhưng em biết không đến nơi đến chốn chị ơi  Tongue. Em đặt sự thành thật ( hotesty) lên trên hết vì em quan niệm "nói thật" thì không cần phải nhớ , nhưng đó lúc cũng cần dối trá để mà survive đó chị.

Em không có dùng voice chat program. Nếu chị muốn thì em sẽ bắt đầu dùng nó, để chị em mình có thể tâm sự với nhau. Chị ở tiểu bang nào , để xem giờ giấc có thuận tiện không?. Em ở Washington State. Chị  pm em cái contact của chị để em liên lạc cho dể.
Chúc chị vui khoẻ và hạnh phúc.

Thương mến,

TM tulipvang

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
N.Trinh
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 249
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2332 - 11. May 2010 , 04:58
 
Mytat wrote on 10. May 2010 , 22:51:
Chị Trinh thương mến,

Em xin lổi vì đọc sót thư này chị viết , cám ơn những lời khen của chị và cám ơn chị quý mến em. Cái gì em cũng biết vì bản tánh tò mò và chịu học hỏi của em , nhưng em biết không đến nơi đến chốn chị ơi  Tongue. Em đặt sự thành thật ( hotesty) lên trên hết vì em quan niệm "nói thật" thì không cần phải nhớ , nhưng đó lúc cũng cần dối trá để mà survive đó chị.

Em không có dùng voice chat program. Nếu chị muốn thì em sẽ bắt đầu dùng nó, để chị em mình có thể tâm sự với nhau. Chị ở tiểu bang nào , để xem giờ giấc có thuận tiện không?. Em ở Washington State. Chị  pm em cái contact của chị để em liên lạc cho dể.
Chúc chị vui khoẻ và hạnh phúc.

Thương mến,



You're welcome.
TM ơi,chị ở Úc, cùng quê với chị Anh Thư, anh PD và Nàng tôn Nữ. Nhưng chị ở bên WA (NTN Thy Oanh ơi, em ở tiểu bang nào vậy?)
Rồi, chị search thấy cái tên đặc biệt cuả Mỹ trong Skype rồi. Mỹ chỉ accept là xong nhé. Người ta nói rằng chỉ cần 2 người đàn bà và 1 con vịt là có thể họp thành cái chợ được, không hiểu sao trời thương mà tặng sẵn cho con Dzịt Gỗ dzầy nè.
Wink Grin
Thương mến
Trinh
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2333 - 11. May 2010 , 20:48
 
N.Trinh wrote on 11. May 2010 , 04:58:
You're welcome.
TM ơi,chị ở Úc, cùng quê với chị Anh Thư, anh PD và Nàng tôn Nữ. Nhưng chị ở bên WA (NTN Thy Oanh ơi, em ở tiểu bang nào vậy?)
Rồi, chị search thấy cái tên đặc biệt cuả Mỹ trong Skype rồi. Mỹ chỉ accept là xong nhé. Người ta nói rằng chỉ cần 2 người đàn bà và 1 con vịt là có thể họp thành cái chợ được, không hiểu sao trời thương mà tặng sẵn cho con Dzịt Gỗ dzầy nè.
Wink Grin
Thương mến
Trinh





Hello chị,

Nguyên ngày nay em bận quá , em mới ghé vào đây , thấy tin chị. Lúc trước em nghe quý vị trong đây nói là install Skype để chat với nhau. Vì em dùng máy hảng , nên không được xài mặc dù em có cái account với Skype. Em sẽ vào Google email và trả lời thư chị bên đó. Bây giờ em chuẩn bị tan sở đây.


...

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2334 - 12. May 2010 , 18:56
 

Truyện đọc của GHH ngày hôm nay

GIẤC  MỘNG  DÀI
Nguyễn Thị Thanh Dương

...

 
         
Tôi vừa về đến nhà là bố tôi hỏi ngay:
-         Thủ tục đã xong xuôi chưa con?
-         Xong cả rồi bố ạ, bên ấy ông Mấn chỉ đợi phỏng vấn thôi.
Ông Mấn là chú của bố tôi, người mà tôi phải gọi bằng ông trẻ. Ông đang sống ở miền Bắc Việt Nam , và bố tôi đang làm thủ tục bảo lãnh chú sang Mỹ theo diện du lịch.
      Sau năm 1975, bố tôi phải đi “Học tập cải tạo” ròng rã 8 năm trời. Ra tù, về nhà bố tôi sống khép kín cho qua ngày, vả lại, một người sĩ quan chế độ cũ đi tù về, chẳng có cơ hội nào để vươn lên trong xã hội mới cả. Cho tới khi có chương trình HO, cho những người tù cải tạo được định cư tại Mỹ, thế là cả nhà tôi đi Mỹ.
    Cuộc sống mới nơi xứ người đã phục hồi lại con người thật của bố tôi, bố mẹ đã đi làm, nuôi chúng tôi ăn học, cuộc sống dần dần ổn định mọi bề.
Năm 2000 bố mẹ và tôi lần đầu tiên về thăm quê hương Việt Nam , hay nói cho đúng hơn là về miền Bắc để tìm lại người thân. Bố đã gặp lại người mà bố muốn gặp, đó là ông Mấn, vì bố đã nghe tin ông vẫn còn  đang sống ngay tại làng quê cũ.
   Ký ức tuổi thơ của bố vẫn còn những kỷ niệm đẹp với ông chú, thuở còn trai trẻ, chú Mấn đã bỏ làng, đi buôn bán phương xa, từ buôn bè trên sông đến buôn hàng chuyến đủ loại thượng vàng hạ cám, miễn là cuộc đời được giang hồ tứ xứ.
Đi xa như thế, mỗi lần trở về làng, dù lời lãi hay không, chú Mấn đều mang quà về cho nhà, bố tôi là cháu ruột, cũng được nếm đủ loại quà bánh của chú, ngon như bánh cốm, bánh xu xê, bánh đậu xanh, bánh khảo của Hải Dương, hay tầm thường thì có những cục kẹo lạc, kẹo vừng hay kẹo bột ngọt ngào mà trẻ con nào không ưa thích !
Bố đã nhìn ông chú bằng ánh mắt kính phục và ngưỡng mộ, đôi chân chú khoẻ, đi hoài mà không biết mỏi, không chịu quay về làng quê ở hẳn như gia đình mong muốn. Ngoài quà bánh, chú Mấn còn có nhiều câu chuyện kể cho lũ cháu trẻ ranh làm chúng nó mê mẩn, bố tôi thích nhất những câu chuyện chú Mấn đi buôn bè trên sông, thả gỗ từ thượng nguồn xuôi về hạ nguồn, có khi gặp nước lũ, bè trôi, những người buôn bè phải chống trả với phong ba bão táp, những hình ảnh ấy hồi hộp và ly kỳ hơn trong phim truyện. Đến nỗi bố đã từng mơ, lớn lên sẽ đi buôn bè, giang hồ dọc ngang như chú Mấn.
Chú Mấn rất hào phóng, nhiều lúc chú đã dúi tiền cho bố tôi, bảo tao cho mày, cất đi mà tiêu, đừng cho bố mẹ mày biết. Những đồng tiền  ngày đó đối với bố tôi đã lớn biết bao.
  Chúng tôi đến nhà con gái ông Mấn, họ bảo ông đang ở căn lều ngoài nghĩa địa, ông thích ở riêng, khỏi phiền con cháu, mà nhà chúng nó cũng chẳng phải là một căn nhà nên ông chẳng chen chân vào làm gì, rồi lại mang tiếng ở nhà con rể.
Đứa cháu ngoại của ông dẫn chúng tôi đến căn lều, cô hơn 20 tuổi mà trình độ, kiến thức của cô vẫn ngô nghê như một đứa trẻ bậc Tiểu học, làm như từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, cô chỉ từ làng quê này đi kinh tế mới Lào Cai, và trở lại làng, nên chẳng biết gì hơn ngoài núi rừng và đồng ruộng
        Huyền thoại về “chú Mấn” cũng làm tôi thích thú và khao khát được gặp ông bằng xương bằng thịt. Bây giờ “chú Mấn” là một ông già 73 tuổi, ông to cao như cây cổ thụ, nước da nâu sẫm của người nông dân cả ngày phơi mặt ngoài đồng. Ông Mấn dựng một túp lều nhỏ ngay tại nghĩa địa, sống một mình, ngoài thì giờ làm vườn, làm ruộng, ông về lều thảnh thơi ngồi uống rượu như một kẻ nhàn du.
Khi tôi hỏi ông ở một mình nơi nghĩa địa ông có sợ ma không? Thì ông Mấn coi như đó là một câu hỏi ngớ ngẩn, ông bảo ma sợ ông chứ ông sợ gì nó!
Ông có một đứa con gái, hai vợ chồng nó nghèo xơ xác, căn nhà ọp ẹp dựng ở ven đê, mùa mưa con đường đê dấy lên bùn sình như bột nhão, đặt chân xuống bùn, dở lên để đi bước nữa thật là vất vả và khó khăn, vợ chồng chị đã từng đi kinh tế mới ở Lào Cai, chẳng thể sống nổi lại kéo nhau về làng cũ với căn bệnh sốt rét, nay ốm mai đau, tiền bạc không có, ruộng vườn trắng tay, đành phải ra đê mà ở là vậy.
Sau này cũng đơn lên đơn xuống các cấp xã, huyện, mới xin được một mẩu đất ruộng xấu nhất cuối làng, để cày cấy lấy hạt gạo đổ vào mồm, tuy không đủ no nhưng có còn hơn không. Vợ chồng chị đều ốm yếu, con thơ nhếch nhác, nên ông Mấn đã phải xông pha ,mang hết sức lực ra, đổ mồ hôi trên ruộng vườn để phụ giúp con cháu suốt bao nhiêu năm nay, ngoài ra ông còn sẵn sàng làm thuê cuốc mướn cho những nhà khác nữa.
       Khác với lòng mong ước và sự tưởng tượng của tôi. Ông Mấn không hề vồ vập hay xúc cảm với bố tôi, thằng cháu nhỏ năm xưa ông từng âu yếm cho quà và cho tiền, ông nhìn chúng tôi bằng ánh mắt không thiện cảm cho lắm, ánh mắt ấy như nói rằng, lũ chúng tôi đã chạy theo “Mỹ Nguỵ” chẳng tốt lành hay ho gì.
Suốt câu chuyện, ông kiêu ngạo và hãnh diện khoe đất nước Việt Nam sau cuộc chiến thắng vinh quang 1975, đã dần dần đổi mới và tiến lên. Cụ thể là ngôi làng này, con đường làng bụi đất và gồ ghề khi xưa nay đã được tráng nhựa, nhiều nhà gạch xây lên và có điện thắp sáng, có ti vi, có đài radio, dân không phải nghe tin tức bằng cái loa ở trụ sở ấp nữa…
Dĩ nhiên, không phải cả làng ai cũng khá giả như thế, bằng chứng là nhà con gái ông và ông vẫn chưa có những thứ ấy. Nhưng ông Mấn vẫn khẳng định chắc như đinh đóng cột, trong tương lai nhà nhà sẽ no ấm hơn, cuộc sống tiện nghi đầy đủ hơn, xã hội chủ nghĩa sẽ đi đến đỉnh cao của thành công và quang vinh.
Ông Mấn khoe thêm, cuộc sống bây giờ dân chủ, ai có tiền thì cứ việc ăn ngon mặc đẹp, không như dạo xưa, giết một con gà để ăn cũng phải lén lút, dấu diếm sợ hàng xóm phê bình.
  Tội nghiệp ông! Đã trải qua những năm dài đăng đẳng đói ăn, thiếu mặc của miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh, đã quen với những vùi dập của cơ chế bao cấp thị trường, gạo, thịt, nhu yếu phẩm mua bằng tem phiếu. Nay được hưởng một chút tiện nghi rất sơ đẳng, rất bình thường, đã cho là đổi mới vĩ đại, đã hài lòng mãn nguyện.
   Chúng tôi được biết ông Mấn đã là đảng viên, đang lãnh lương hưu trí, số tiền hưu cho một anh bộ đội quèn chẳng là bao, nhưng nó khẳng định cái giá trị công lao của anh đã đóng góp cho đảng và nhà nước.
  Bố tôi và tôi đều thất vọng về “chú Mấn” ngày xưa, bố mẹ đã biếu ông Mấn một số tiền và đặc biệt là một cái áo ấm bằng da  mà chính tay bố đã mua cho ông, vì bố đã biết mùa Đông đất Bắc mưa phùn gió bấc lạnh thế nào!
  Tuy ông Mấn có ý chê trách chúng tôi theo “Mỹ Nguỵ”, nhưng ông không chê những món quà của “Mỹ Ngụỵ”, ông cẩn thận gấp những đồng tiền đô la bỏ vào túi và mặc thử cái áo ấm to dày với vẻ hài lòng. Tôi liếc nhìn quanh căn lều chông chênh, trống toang toác của ông, bốn bề gió lộng giữa bãi tha ma, làm sao mà không lạnh!
       Về tới Mỹ, nghĩ đi nghĩ lại, bố tôi vẫn thương “chú Mấn”, ở cái tuổi già bên Mỹ đã được nghỉ ngơi, an hưởng đời sống đầy đủ từ vật chất đến y tế thuốc men, thì ông Mấn vẫn cơ cực làm công việc nặng nhọc, mà đời sống vẫn thiếu thốn mọi bề, chỉ có những giấc mộng của ông thì đầy ắp những ấm no, giàu đẹp. Không biết giấc mộng sẽ kéo dài tới bao lâu? Và ông có còn sống để mà hưởng không hay phải đợi đầu thai kiếp khác?
   Mỗi năm sau đó, chúng tôi vẫn gởi tiền về cho ông Mấn, dù bất đồng ý kiến, nhưng chẳng ai nỡ nhìn người thân của mình ở tuổi già gần đất xa trời vẫn loay hoay đánh vật với cuộc sống để kiếm cơm cháo qua ngày như thế !
   Cô cháu ngoại của ông Mấn thỉnh thoảng viết thư cho chúng tôi, kể về ông, năm nay ông 79 tuổi rồi, không còn khoẻ như hồi chúng tôi về thăm nữa. Bố tôi ngậm ngùi thương cho ông, và có ý định làm bảo lãnh cho ông Mấn sang Mỹ thăm thân nhân, coi như một món quà bất ngờ cho ông. Một con người từng yêu thích ngang dọc một thời, đây là cơ hội ông không thể bỏ qua, dù ông chưa tin tụi Mỹ cho lắm.
                          ***    ***   ****
Ba tháng sau, ông Mấn của chúng tôi đã đặt chân đến Mỹ, ông như người từ cung trăng vừa rơi xuống mặt đất này, cái phi trường, nơi ông vừa ra khỏi máy bay đã làm ông choáng váng, ông bảo nó to đẹp cực kỳ mà ông chưa bao giờ tưởng tượng được.
Rồi đường xá, xe cộ…Trời ơi, thì ra có đất nước giàu có và tiện nghi cao cấp vượt bực đến vậy! ông bảo có nằm mơ ông cũng không thấy, ông đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, mỗi ngày ông biết thêm những điều mà ông cho là từ “vô lý” đến “đại vô lý” không thể tin được.
Ai đời, một người khách lạ đến từ nước khác, một nước theo xã hội chủ nghĩa như ông, mà chẳng cần phải khai báo, đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương gì cả, tự do dân chủ đến độ ông không tin nổi !
Ai đời, người già, người tàn tật, dù không sinh đẻ ở Mỹ, dù chưa đi làm ngày nào trên đất Mỹ, chỉ được thân nhân bảo lãnh sang đây, cũng được hưởng tiền trợ cấp và bảo hiểm sức khoẻ !
Ông bảo nước Mỹ giàu có quá hoá…ngu ! Chúng nó bảo lãnh nhau sang đây, được nước chủ nhà cho định cư là qúy rồi, thì vợ chồng, con cái chúng nó phải nuôi nhau, lo cho nhau, việc gì nhà nước phải đứng ra trợ cấp?
Đã thế, tiền trợ cấp hàng tháng được gởi tới tận nhà, không bao giờ trễ nãi hay sai sót, trong khi ở làng quê ông, có chuyện gì cần đến xã, đến huyện thì thật là nhiêu khê, với đầy đủ giấy tờ, chứng cớ trong tay mà  phải chầu chực, xin xỏ, có khi vẫn không xong.
Đây là những bài học dân chủ lần đầu tiên ông học được trong đời .
  Hai tháng ở Mỹ, ông đã lên cân, khoẻ mạnh hẳn ra và vui vẻ thư thái, có lẽ vì ông được ăn uống đầy đủ, không phải vác cuốc ra đồng mỗi ngày, và nhất là ông đã cảm nhận một đời sống tự do, thoải mái?.
Dường như ông thấy thời gian trôi quá nhanh, ông chưa muốn trở về làng quê, dù đôi lúc ông cũng nhớ con nhớ cháu, dòng máu giang hồ đang trổi dậy trong người ông, y như ngày xưa, ông trôi dạt đó đây, thú vui phương xa đã níu giữ bước chân ông.
  Ông Mấn đến Mỹ với chiếc áo ấm to dày mà ngày xưa bố mẹ tôi đã mang từ Mỹ về để tặng ông, chắc đây là chiếc áo ông quý lắm và chỉ mặc khi có chuyện “đại sự” nên trông vẫn còn tốt. Nhưng bố tôi vẫn bảo ông bỏ đi và dẫn ông đi sắm vài bộ đồ khác ở chợ Wal- Mart.
Ông Mấn tưởng đây là cửa hàng quần áo sang trọng bậc nhất thế giới mà ông đã hân hạnh được vào, dù bố tôi đã nói là cửa tiệm bình dân, nhưng ông nào tin, cứ cho là bố tôi khiêm nhường hay nói đùa.
   Ba tháng du lịch của ông Mấn trôi qua, tới ngày ông phải trở về Việt Nam . Chúng tôi sắm cho ông hai va li đầy những quần áo và quà cáp.
  Cả nhà ra phi trường tiễn ông, trước khi đi vào trong cổng, ông đã nắm tay bố tôi, ân cần, thân thiện như “chú Mấn” ngày xưa, và rưng rưng:
-         Năm xưa cháu về Việt Nam , chú đã tuyên truyền cho cháu một thiên đường trong mộng, nhưng vẫn không bằng một góc cái hiện tại này, thực tế này, mà các cháu đang được hưởng. Gẫm lại, cùng một kiếp người mà đời chú và con cháu của chú đã gánh chịu bao nhiêu thiệt thòi. Cả thời tuổi trẻ, chú từng đi xa, đây là một chuyến đi xa đẹp nhất và có ý nghĩa nhất trong cuộc đời chú.
Rồi ông cười nhếch mép, vừa đùa vừa tủi thân:
- Kiếp sau, chú vẫn sẽ là một thằng thích giang hồ, xa xứ. Nhưng chú mong sẽ bước tới bất cứ miền nào, vùng đất nào có tự do, dân chủ và no ấm như nước Mỹ này.
Máy bay cất cánh, mang ông Mấn trở về Việt Nam, về ngôi làng quê, nơi có con đường tráng nhựa, có những căn nhà gạch, có ánh điện, có ti vi, có đài…
Nhưng chắc chắn giấc mộng dài của ông về một đất nước xã hội chủ nghĩa thì không còn nữa.
                              
...





Back to top
« Last Edit: 14. May 2010 , 23:40 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
ChíchChoè
Gold Member
*****
Offline


I love LVD SCHOOL

Posts: 8090
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2335 - 12. May 2010 , 19:50
 
Choè cũng xin góp thêm một truyện ngắn của tác giả Nguyễn thị Thanh Dương vô GHH nha chị Emwhy

Chúc chị Emwhy và quí khách đến thăm GHH một ngày vui vẻ


Baby sit


Nguyễn thị Thanh Dương




“Cần người baby sit ở tại nhà ,trông 3 đứa trẻ 7, 6, và 5 tuổi, làm vài công việc vặt. Có phòng riêng, lương hậu hỉ . Xin mời ”
Ðọc hàng loạt mục cần người đến nhà giữ trẻ, tôi dừng lại ở đây, sao mà thích hợp với tôi đến thế, tôi đang tìm một nhà có đông trẻ con để đến giúp việc, vì tôi cô đơn quá đổi. Cái nghề baby sit này tôi đã nghĩ tới với rất nhiều hứng thú sau những tháng năm dài mấy lần vấp ngã trong cuộc đời.
Tôi gọi phone ngay:
- Hello, chào chị, tôi có đủ điều kiện để xin làm baby sit cho nhà chị đây.
Giọng hớn hở bên kia đầu dây :
- Chị trẻ không? khoẻ không? Em có 3 thằng con trai quậy dữ lắm, đến nỗi bác Ba hiện thời đang baby sit tụi nó chịu không thấu, bác quá mệt đòi thôi việc nên em mới đăng báo kiếm người thế vô, bác Ba làm nốt 2 tuần nữa cho tròn tháng rồi mới ra….
Chị ta nói dài quá tôi phải ngắt lời :
- Tôi hiểu rồi, năm nay tôi 40 tuổi, sức khoẻ tốt. Ðược không?
- Vậy thì tốt quá, coi như em nhận lời mướn chị, bữa nào mời chị đến nhà, coi những công việc bác Ba làm sao chị làm vậy.
Tôi đồng ý, Hai tuần nữa tôi lại có một cuộc sống khác.
Một cuốn tiểu thuyết có bao nhiêu trang buồn vui thì cuộc đời tôi cũng có bấy nhiêu trang. Tôi là một đứa trẻ không có cha ngay từ trong bụng mẹ, nghèo khổ và lam lũ tôi sống với mẹ bữa đói bữa no trong một xóm lao động ở Việt Nam, năm tôi 12 tuổi mẹ tôi bị bệnh chết, không thân bằng quyến thuộc. Tôi bơ vơ.
Tôi được một bà hàng xóm tốt bụng mang tôi đến một gia đình họ hàng của bà. Ðó là  chủ hãng nước mắm ở bến Chương Dương, Sài Gòn, để tôi làm việc vặt gì thì làm, mục đích chính là họ nuôi tôi làm phước.
Ông bà chủ có hai người con gái tuổi mười tám đôi mươi, đa số tôi làm việc vặt cho hai cô. Biết thân phận mình tôi làm việc rất chăm và ngoan ngoãn nên cả ông bà và hai cô đều thương. Ðược sống ở thành phố, bên cạnh hai cô chủ, tôi phổng phao khoẻ mạnh và đầu óc khôn ra, những sinh hoạt của họ cũng cho tôi nhiều kiến thức. Lúc nào rảnh hai cô thay phiên nhau dạy tôi học chữ.
Tôi quý mến ông bà chủ hãng nước mắm lắm, tôi hay nói với ông bà con mong mau lớn con sẽ khuân nước mắm từ kho ra xe, ông bà đỡ phải mướn người ta. Nhưng chưa đến cái ngày tôi được làm công việc đó để đền ơn đáp nghĩa chủ, thì năm 1980 cả nhà ông bà tổ chức vượt biên, và tôi  nghiễm nhiên  đã là một thành viên của gia đình họ nên cũng được đi theo. Năm đó tôi 18 tuổi.
Sang đến Mỹ tôi vẫn tiếp tục làm người giúp việc cho họ. Vài năm sau hai cô học hành xong và lập gia đình, cuộc sống của tôi vẫn êm đềm theo gia đình chủ, nhưng hai cô nói tôi không thể suốt đời làm thuê làm mướn cho nhà cô mãi được, tôi đã trưởng thành cấn có một cuộc sống riêng, có vợ có chồng như người ta. Hai cô thương tôi mà nói thế, chia tay hai cô tôi buồn lắm và không tự tin chút nào, vừa xấu vừa  không trình độ thì ai dám lấy tôi?
Thế mà có người thương tôi, lấy tôi, làm tôi vừa mừng vừa ngạc nhiên, anh quê ở Long Ðất, Vũng Tàu, làm tài công chở người vượt biên từ ghe nhỏ ra ghe lớn, một hôm anh liều mình lên ghe lớn đi luôn, qua đây tứ cố vô thân. Anh cũng bơ vơ.
Gia đình ông chủ hãng nước mắm ở California, còn tôi và chồng rủ nhau về tiểu bang Texas, nghe nói cũng đông người Việt Nam và nhà cửa thì rất rẻ so với Calif.
Sau này tôi hỏi chồng tôi với vẻ cảm động và vô vàn biết ơn rằng em xấu, em quê mùa thế tại sao anh lấy em, anh yêu em ở điểm nào ?? Anh đáp thản nhiên thời điểm đó ít người Việt Nam, đàn ông thì thừa , đàn bà thì thiếu, thà lấy em còn hơn ở giá, chứ có yêu thương gì đâu.
Sự thật mất lòng, nhưng chứng tỏ là anh thành thật, thôi thì “ bèo dạt mây trôi” gặp nhau, cho đời bớt buồn, bớt khổ. Chúng tôi an phận sống bên nhau và mong muốn có một đứa con, nhưng chờ hoài hết năm nọ, năm kia, hai vợ chồng tôi mới đi bác sĩ để biết một sự thật đau lòng tôi không có khả năng sinh con. Chồng tôi thất vọng, chán nản sinh ra nhậu nhẹt say sưa, một hôm tôi biết được anh đã ăn ở với một cô gái, và cô đang mang bầu, tôi hiểu phận mình thua thiệt, tự nguyện rút lui, trả anh cho cuộc đời mới đang mở ra cho anh.
Vài năm sau tôi lập gia đình với một ông lớn tuổi, bị vợ bỏ, ông chấp nhận hoàn cảnh tôi, không cần con cái, hình như ông dị ứng với vấn đề này, ông nói con cái ở Mỹ chỉ là một lũ mất dạy. Tôi an lòng sống với ông, tưởng sẽ được hạnh phúc cho đến tuổi già. Nhưng ông bị chết đột ngột vì bệnh tim, không kịp một lời trăn trối, nhưng cũng kịp để lại cho tôi một món tiền khá lớn….phải trả nợ cho credit card, không biết ông đã vay mượn từ lúc nào, mang tên hai vợ chồng , chỉ để đánh cá football (sau này tôi mới biết đó chính là nguyên nhân ông bị vợ bỏ, con khinh, và vất va vất vưởng như lục bình trôi sông rồi tấp vào đời tôi, để tôi phải trả một giá rất đắt cho cái hạnh phúc mà tôi chưa hề được hưởng).Tôi đã cần cù đi làm lương vài đồng một giờ trong vài năm để trả món nợ đó, tôi suy luận theo thuyết nhà Phật, có lẽ kiếp trước mình mắc nợ ông ta ? Bây giờ nợ trả hết rồi, tôi không oán hận gì ông đâu, ông hãy thanh thản giấc ngàn thu, chỉ mong rằng kiếp sau nếu có tái sinh , dù lấy ai cũng xin ông chừa thói cờ bạc, chừa đánh cá football cho vợ con ông nhờ.
Vừa xấu người, vừa xấu số, qua hai đời chồng mà chẳng được gì ngoài thất vọng khổ đau.Tôi quyết tâm an hưởng cuộc sống độc thân, tưởng rằng sẽ thanh thản mà sao buồn thế! đơn độc thế! Ðôi lúc tôi muốn quay về tìm hai cô chủ cũ đang sống ở California, nhưng lại tự ái, và phụ lòng tin tưởng của người ta nên đành thôi. Tôi cũng là một người đàn bà như bao nhiêu người đàn bà khác, cũng thèm khát một mái gia đình, những đứa trẻ thơ, để được săn sóc chúng, thương yêu chúng. Thế là tôi nghĩ đến nghề baby sit, tôi muốn được ở tại nhà chủ, sống hàng ngày với họ, để hưởng lây không khí gia đình, để gần gũi những đứa trẻ mà đáng lẽ tôi cũng có.
                                           ******
Tôi đã đến nhà cô chủ mới để quan sát tình hình, vợ chồng chú An giới thiệu tôi với bà Ba và 3 đứa trẻ rồi họ vội vã rời khỏi nhà, họ đang kinh doanh một nhà hàng lớn rất đông khách nên bận túi bụi, việc nhà cửa, con cái giao phó hết cho người baby sit.
Lần đầu nhìn 3 thằng ranh tôi đã thích, còn chúng nhìn tôi với vẻ tò mò .Hôm nay ngày nghỉ nên chúng ở nhà đủ, bà Ba vừa làm việc vừa nói chuyện với tôi, bà hơn 65 tuổi, nhưng chưa có quốc tịch nên chưa được hưởng tiền già. Ôi, ở cái tuổi này mà phải quản lý 3 thằng vừa ăn khoẻ vừa nghịch ngợm như thế kia thì mệt thật ! Tôi bỗng thấy mình còn trẻ quá, sẽ đủ sức làm nữ tướng điều khiển 3 thằng lính quèn đó.
Tôi tiếp tục công việc của bà Ba không khó khăn gì, sáng dạy lo cho 3 đứa đi học, trưa lần lượt đón về, chiều nấu cơm, tắm rửa cho chúng, rồi dọn dẹp nhà cửa…Tôi vừa nghiêm vừa thân thiện để chúng không ăn hiếp và không quá sợ tôi. Ai như bà Ba muốn làm cái gì cũng phải năn nỉ nào ăn cơm đi, nào tắm đi, nào thay đồ đi.v..v..rồi bà thương, chúng nó đâu cần cái tình thương hứa hẹn của bà để phải đánh đổi những trò chơi hứng thú của chúng. Mỗi lần cho lũ trẻ tắm là một cuộc chơi “trốn tìm” và “đuổi bắt” đầy ngoạn mục, quần áo dơ thay ra, chúng không để vào rổ trong phòng tắm mà cố tình quẳng vào kẹt tủ, gầm giường, hay góc bếp cho bà Ba tìm mệt nghỉ, bà Ba đi khắp nhà tìm quần áo dơ của chúng như tìm chiến lợi phẩm sau một cuộc giao tranh. Xong, thì 3 thằng lại xổng mất, bà phải chạy từ phòng nọ đến phòng kia, từ tầng lầu xuống tầng dưới, và ngược từ tầng dưới lên tầng lầu để tóm chúng lôi vào phòng tắm...Bà mệt và căng thẳng đến nỗi có đêm bà thấy ác mộng, 3 đứa chạy nhảy bừa bộn trong phòng tắm, nước văng tung toé, nước tràn lan lênh láng, trôi bà đi khắp nhà…Giật mình tỉnh dậy người bà còn đẫm mồ hôi, bà không tin là mình vừa ngủ mê, lò dò bật đèn ra phòng tắm, thấy mọi sự yên tịnh bình thường bà mới yên tâm vào ngủ tiếp.
Khi bố mẹ chúng ra khỏi nhà, căn nhà rộng 4,000 sqft, đẹp đẽ sang trọng, trên khu đất rộng, vườn tược xinh tươi, hàng tháng có người đến làm vườn cắt cỏ này là của tôi, tôi tha hồ ra mà đi trên cỏ non xanh mướt, ngắm hoa lá, nhìn chim bay…Những giây phút thú vị đó, tôi tin chắc rằng vợ chồng cô chủ chưa bao giờ biết đến.
Vào nhà tủ lạnh đầy ngập đồ ăn, tôi muốn ăn, muốn bày món gì có mà trời biết.Tôi đã làm những món ăn, bánh trái khiến lũ trẻ thích mê, tôi kể cho chúng nghe những đứa trẻ bằng tuổi chúng đang ở Việt Nam, đang thiếu ăn, thiếu mặc, hay không được học hành gì cả…tôi kể về tuổi thơ nghèo khổ của tôi, chúng cảm động nghe tôi kể như nghe chuyện cổ tích, tôi dạy chúng phải biết quan tâm và giúp đỡ người khác, biết nhường nhịn thương yêu nhau. Dần dần 3 đứa đều quý mến tôi, ngoan ngoãn nghe lời tôi, chúng không nghịch phá nữa, tự mình làm những gì có thể được, tôi không phải hầu hạ chúng như bà Ba, trái lại tôi còn sai chúng làm được khối việc vặt, khi quần áo đã xấy khô, chúng gấp lại, của đứa nào đứa nấy mang về phòng, chúng vui thích vì được tự tay xếp quần áo vào tủ theo ý mình, tôi sai chúng nó lấy báo cho tôi đọc hay rót nước cho tôi uống là chuyện thường tình ở nhà, không biết bố mẹ chúng nhìn thấy có xót ruột không? chứ chúng làm với tất cả lòng hăng hái, mà tôi cũng thương yêu chúng biết bao nhiêu, không phải là nhiệm vụ của một baby sit đâu, mà bằng tấm lòng của một người mẹ.
Tôi và 3 đứa trẻ đã có những ngày êm đềm hạnh phúc, những bữa cơm chiều đầm ấm, những buổi trưa 3 đứa thì ngủ, còn tôi nằm khểnh  nghe nhạc, thảnh thơi như một kẻ vô công rỗi nghề, tôi mở máy nghe Chế Linh và Tuấn Vũ, hai giọng ca mùi mẫn là thần tượng của tôi, họ hát bài gì tôi cũng thuộc dù tôi không nhớ tên tác giả, nhưng chắc chắn là không có nhạc Trịnh công Sơn, dù ai cũng khen nhạc ông ta, có nhiều câu nhạc của Trịnh công Sơn nghe “mơ hồ” quá tôi không hiểu nổi: “tóc em từng sợi nhỏ rớt xuống thành hồ nước lênh đênh.” Hay “ Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ. Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao…” thà cứ cụ thể, huỵch toẹt như “Ðời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn…” hay “Ðêm đêm một mùi hưong, mùi hoa sứ nhà nàng…” nghe mà thấm tới tim tới phổi, nghe mà rơi lệ.
Nằm nghe nhạc đã, tôi ngủ thiếp đi, tỉnh dậy 3 đứa trẻ vẫn nằm ngủ bên tôi trong căn nhà sạch sẽ thơm tho, chẳng có chuyện gì phải làm, tôi vẩn vơ nghĩ tới vợ chồng cô An, không biết ngay giây phút này họ đang làm gì nhỉ ? Tội nghiệp ! chắc chú An đang bù đầu trong khói bếp mịt mù, trước kia chú có thuê đầu bếp, nhưng đứa thì làm mình làm mẩy, đi trễ về sớm, đứa thì chuyên môn ăn cắp mang về nhà toàn những món đồ biển đắt tiền .Thế là chú vừa là ông chủ vừa kiêm luôn chức đầu bếp cho chắc ăn, khỏi phải trả tiền công đầu bếp mà lại quản lý được cả đám nhân viên dưới bếp, không thất thoát hao phí đồ ăn, thực phẩm. Còn cô An cũng bù đầu không kém, như tất cả những người Châu Á làm kinh doanh, khâu tiền nong thì chỉ có ngưòi nhà hay chính chủ nhân quản lý, cô An ngồi trong quầy thu tiền, mỗi ngày phải mỉm cuời không biết bao nhiêu lần, phải Hello, Thankyou với không biết bao nhiêu người, kể cả những người có bộ mặt đáng ghét nhất.
Chín mười giớ tối cô chú An mới về tới nhà, tắm rửa và hỏi thăm con cái qua loa xong là lăn vào phòng ngủ, nếu có động đất hay trời xập chắc họ cũng không biết.

                                                
Làm gì cô chú An dám mơ tới một giấc ngủ trưa thanh bình nhàn hạ như tôi? nằm nghe nhạc lâm ly sướt mướt như tôi?
Làm chủ nhà hàng, khách tới ăn tấp nập, nhưng cô chú An thường không ăn nổi những món ăn của mình, ngày nào cũng ngửi, cũng nhìn thấy, họ ngán quá rồi, cô An thường mang đồ ăn do tôi nấu ở nhà , tôi làm món dưa cải muối chua với củ hành đỏ thật thơm ngon, cô An rất thích.
Từ ngày làm baby sit, ăn, ở, chủ bao nên đồng lương tôi hầu như không dùng tới, dư được bộn tiền, tôi không có họ hàng gần xa ở Việt Nam để mà giúp họ. Tôi nghĩ đến những đứa trẻ nghèo-như tôi ngày xưa- và muốn đồng tiền của tôi được hữu ích tôi liên lạc với một ngôi chùa ở Việt Nam, thông qua đó, hàng tháng tôi gởi tiền về để chùa mang đến những cô nhi viện, những nhà nuôi trẻ em khuyết tật, cho các em được thêm manh áo mới, thêm miếng ăn ngon. Nếu quả thật kiếp này làm điều lành kiếp sau được hưởng thì tôi mong sẽ có một mái gia đình và những đứa con như 3 thằng mà tôi đang baby sit là đủ rồi, chẳng mong giàu có sang trọng gì.
Một hôm cô An mang về một tờ báo xuất bản ở Việt Nam, do người bạn cô mới đi chơi Việt Nam và mang về. Cô An chỉ cho tôi  bài viết về một bà người Việt sống ở Mỹ có lòng từ tâm, hàng tháng gởi cả ngàn đô về Việt Nam để giúp các trẻ em nghèo.
Cô An chặc lưỡi:
- Làm điều thiện mà dấu tên, ngu thật. Người ta đâu biết mình là ai, thì hãnh diện với ai đây?
Rồi cô so sánh, nửa đùa nửa thật:
- Chắc bà này giàu lắm mới chi ra như thế. Mà có giàu hơn tôi được không?
Mỗi ngày nhìn vợ chồng cô An ra đi, lao vào cuộc sống, tôi biết họ kiếm ra rất nhiều tiền, bằng sức lực mồ hôi và bằng cả sự khôn ngoan sống ở đời như cô An đã từng hãnh diện khoe với tôi, chị biết không, buôn bán kiếm lời là chuyện dĩ nhiên, ngoài ra phải biết kiếm thêm, mỗi bill tính tiền ăn của khách đều cộng thuế, nhưng tôi đâu có ngu mà khai thật lợi tức của mình với sở thuế, nên hầu hết tiền lời, tiền thuế của người ta trả đều vô túi mình.
Còn tôi, lương tháng 1,200 đồng, không kiếm thêm được đồng nào như vợ chồng cô chủ. Nhưng nếu so sánh giữa tôi và họ ai giàu hơn ? Thì …tôi chứ ai! Vì tôi còn có tiền phân phát cho người khác.Và ai sướng hơn?  Thì….cũng tôi chứ ai ! vì tôi có niềm vui khi đã mang lại niềm vui cho người khác.,.
                                            Nguyễn thị Thanh Dương
Back to top
« Last Edit: 12. May 2010 , 19:52 by ChíchChoè »  
mydung2003sg  
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2336 - 12. May 2010 , 21:02
 


Cô An chặc lưỡi:
- Làm điều thiện mà dấu tên, ngu thật. Người ta đâu biết mình là ai, thì hãnh diện với ai đây?
Rồi cô so sánh, nửa đùa nửa thật:
- Chắc bà này giàu lắm mới chi ra như thế. Mà có giàu hơn tôi được không?
Mỗi ngày nhìn vợ chồng cô An ra đi, lao vào cuộc sống, tôi biết họ kiếm ra rất nhiều tiền, bằng sức lực mồ hôi và bằng cả sự khôn ngoan sống ở đời như cô An đã từng hãnh diện khoe với tôi, chị biết không, buôn bán kiếm lời là chuyện dĩ nhiên, ngoài ra phải biết kiếm thêm, mỗi bill tính tiền ăn của khách đều cộng thuế, nhưng tôi đâu có ngu mà khai thật lợi tức của mình với sở thuế, nên hầu hết tiền lời, tiền thuế của người ta trả đều vô túi mình.
Còn tôi, lương tháng 1,200 đồng, không kiếm thêm được đồng nào như vợ chồng cô chủ. Nhưng nếu so sánh giữa tôi và họ ai giàu hơn ? Thì …tôi chứ ai! Vì tôi còn có tiền phân phát cho người khác.Và ai sướng hơn?  Thì….cũng tôi chứ ai ! vì tôi có niềm vui khi đã mang lại niềm vui cho người khác.,.

wow hay quá.1 câu chuyện rất có ý nghĩa -
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2337 - 12. May 2010 , 21:54
 
Bạn có giàu không?

Posted Thu, 2010-04-22 10:42 by caikien

Ông lão ăn xin nom thật tội nghiệp với một tay chống gậy, một tay run run cầm chiếc nón rách hướng về phía chị, giọng thều thào nhưng chị vẫn nghe rõ:

- Xin cô làm phước thương kẻ hèn mọn này! Chị lẳng lặng ngó lơ chỗ khác làm ra vẻ thản nhiên nhưng chị đang cố bước thật nhanh như sợ phải nghe tiếp những lời năn nỉ không mấy dễ chịu kia. Bởi chị quá quen thuộc với kiểu cách của những kẻ ăn mày. Hẳn ông lão sẽ đứng đấy chờ đợi một cách lì lợm cho đến khi được chị ban ơn mới chịu bỏ đi, nếu như chị còn chưa rời khỏi đó. Chợt đứa con gái mới lên bốn của chị mắt nhìn ông lão không chớp và níu tay chị lắc khẽ:

- Mẹ à, con muốn cho ông túi bánh này, chắc ông đói lắm, mẹ nhìn tay ông run kìa.

Chị vuốt tóc con, ôn tồn:

- Ồ, nếu vậy thì mẹ chẳng thể mua gói bánh khác cho con nữa, con yêu ạ.

Con bé không đợi chị nói hết, nó sợ ông lão bỏ đi. Nó nhanh nhẹn chạy đến dúi vào tay ông lão túi bánh và lễ phép:

- Ông ơi, cháu biếu ông nè, ông ăn đi.

Ông già ăn xin ngước nhìn về phía chị với đôi mắt biết ơn.

- Ồ, hôm nay là một ngày tốt của lão, cảm ơn hai mẹ con!

Chị lại lẳng lặng dắt con đi tiếp, nhưng lần này chị khẽ mỉm cười.

Còn nhớ, ngày chị bằng tuổi con gái chị bây giờ, mẹ chị vẫn thường dạy chị những bài học về lòng nhân ái. Rồi chị tự nhủ: Không phải mình không tốt, chỉ tại mình không giàu. Chợt đứa con gái lại kéo tay chị, giọng líu lo:

- Mẹ à, người kia thật đáng thương, mẹ nhỉ? Thì ra nãy giờ con gái chị vẫn nhìn theo ông lão ăn xin. Chị mỉm cười, trả lời con qua quýt:

- Ừ, tất cả những người ăn xin đều đáng thương con à.

- Không, con bảo người kia cơ. - Vừa nói, con bé vừa chỉ tay về phía một người đàn ông sang trọng đang kéo chiếc vali đi cách ông lão vài bước. Chị ngạc nhiên hỏi con gái:

- Ồ, sao con lại bảo bác ấy đáng thương? Mẹ không thấy thế.

Con bé vẫn hồn nhiên:

- Mẹ không biết được đâu. Bác kia nghèo đến nỗi chẳng có gì cho ông cả, khi mà ông chìa nón ra xin ấy, mẹ ạ. Chính con nhìn thấy đấy. Chị bất giác bật cười to trước cách giải thích ngộ nghĩnh của con.

Người giàu có không phải là người có tất cả mọi thứ, không phải là người có thật nhiều tiền bạc, của cải. Người giàu có là người biết chia sẻ.■

Thi Phan

TL mang về nhà của Bạn hiền 1 câu chuyện nho nhỏ nhé
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2338 - 13. May 2010 , 09:43
 
thule wrote on 09. May 2010 , 17:43:
Một bông hồng cho tất cả các em, những người mẹ trẻ, những người còn mẹ, hay mất mẹ.  Ngày hôm nay dù là những ý nghĩ , kỷ niệm vui hay buồn rôì cuôí cùng chúng ta cũng có những niềm vui nhẹ nhàng vì biết rằng mọi người đang dừng lại để nghĩ đến mẹ mình, nghĩ đến chữ Mẹ thân thương và kiêu hãnh mình đang là mẹ.  Mong các em có một ngày MẸ vui và đâỳ ý nghiã.


Em cam on co Thu da vao day chuc cac em ngay Le Me.
Nam nay Quyen lam gi trong ngay Le Me ? chac la vui va lam bn Thu hanh dien voi chau ngoai than yeu.
Ngay nao , em cung nho den Me va hy vong nam mo thay ba , de chia xe nhung noi vui, noi buon trong cuoc doi phu du nay.
Cac ban oi,
Hy vong tat ca da co ngung ngay cuoi tuan that dam am ben gd,trong ngay Le Me.
  Cho du Tv it vao day, nhung luc nao cung nho den cac ban luon do.
Kinh chuc quy thay co, ca nha nguyen thang 5 day hanh phuc ben gd va ben DD nay nhe.
TV
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Gánh Hàng Hoa
Reply #2339 - 13. May 2010 , 16:06
 



singer singer


Xin mời quý vị nghe

Một Loài Hoa

Trình bày: Ngọc Lan


Xin bấm vào hình


...

Nhạc phẩm #668




...



Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 154 155 156 157 158 ... 173
Send Topic In ra