Nguyễn Ngọc Đường
|
Re: Hồi Ký
Reply #2490 - 05. May 2013 , 17:50
NgocDoa wrote on 05. May 2013 , 17:11:Ngày đầu tiên, sau khi bước chân xuống phi trường Tân sơn nhất tại miền Nam VN năm 54, gia đình tôi được đưa ngay vào tạm trú trong khuôn viên trường Chasseloup Laubat ở Sài gòn. Cũng nhờ Bố tôi là nhân viên của trường Albert Sarraut ở Hà nội và hai trường trung học này vốn của Tây thuộc địa ngày xưa nên các nhân viên, bất kể là Tây thật hay Tây giả cũng đều được ưu đãi như nhau. Gia đình tôi và một số đồng nghiệp được di chuyển bằng máy bay từ Hà Nội vào Sài gòn, thay vì phải khăn gói chen chúc lên tầu há mồm ở Hải Phòng để di cư vào Nam trốn Cộng sản.
Bố là Thầy giáo kỳ cựu, nên chỉ sau một thời gian ngắn, nhờ quen biết, đã kiếm được chân thư ký tại Nha Kỹ thuật và Mỹ thuật Học vụ, có trụ sở nằm trên đường Phạm đăng Hưng thuộc khu vực Đa Kao. May mắn nhờ gia cảnh nghèo và bạn bè thương nên chúng tôi được ông Giám đốc cấp cho một gian nhà nhỏ mái tôn ở gần chỗ làm việc, đủ để 6 người lớn bé già trẻ, tạm thời có chỗ chui ra chui vào.
Tôi còn nhớ, vào buổi sáng đẹp trời, bỗng nhiên thấy hàng xóm xôn xao bàn tán là nghe đồn có tiếng súng nổ từ một quán cà phê trên đường Đinh tiên Hoàng, chỉ cách nhà tôi khoảng 400 mét đường chim bay. Tuy lúc đó, đã ngoài 20 tuổi, nhưng vì nhát nên tôi chỉ ngồi nhà để chờ nghe tin tức. Sau này được người ta kể lại thì hình như là một vụ ghen tuông hay cạnh tranh nghề nghiệp gì đó mà nạn nhân, tội nghiệp lại là ca sỹ Việt Ấn và đương sự có thể đã chết ngay tại hiện trường. Coi hình trên báo thấy anh người tầm thước, da ngăm ngăm, trông hiền lành dễ mến và thời gian này anh chưa được nổi tiếng lắm. Dạo đó tôi có thói quen thích nghe chương trình nhạc xưa qua làn sóng điện của đài phát thanh Sài gòn. Tôi rất xúc động mỗi khi nghe anh hát bài "Hận Đồ Bàn" vì lời ca đã buồn mà giọng anh diễn tả rất có hồn lại càng làm buồn hơn. Có lẽ tại tâm trạng tôi lúc đó đang còn bâng khuâng nhớ nhung vớ vẩn, vì mới bỏ quê hương miền Bắc thân yêu, lang thang khăn gói dô miền Nam lạ hoắc, nhưng sau này thì lại rất dễ thương nhờ... lấy vợ miệt vườn! Nhạc sỹ Xuân Tiên đã sáng tác bài HĐB trong tình huống nào tôi không được rõ nhưng sao nó thấm vào cõi lòng người tha hương thế! Nước Chàm đã không còn bóng dáng trên bản đồ thế giới, dân tộc Chàm thì quanh quẩn chỉ còn thấp thoáng có ca sỹ Chế Linh là người đại diện quý hiếm! Đúng ra anh phải là người hát bài này thấm thía nhất nhưng không hiểu sao tôi vẫn thích giọng ca của Việt Ấn, chắc tại nó dính liền với những hình ảnh đau thương của cuộc di tản năm 54 chăng?
Cho đến hôm nay, khoảng 4 triệu người VN, đang còn sống lưu vong tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nước VN vẫn hiện diện sờ sờ ra đó, dân số đã sấp sỉ 100 triệu, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục bơ vơ lạc lõng nơi xứ người, luôn hoài mong có ngày được trở về quê hương bản quán, để hy vọng tìm lại được cảnh thanh bình an lạc của Sài gòn năm xưa.
Trong khi chờ đợi ngày lịch sử còn xa vời đó, nếu là nhạc sỹ tôi sẽ sáng tác một bài ca có tựa đề "Hận Sài Gòn" cho vơi đi niềm thương nhớ. Nhưng lực bất tòng tâm, thôi thì mời quý vị thưởng thức tạm bài "Hận Đồ Bàn" để đồng cảm với ca sỹ Chế Linh, tiện thể hoài niệm về dân tộc Chàm, đã một thời oanh liệt nhưng nay chắc chỉ còn đọng lại một chút ngậm ngùi buồn tủi trong tâm khảm của người nghệ sỹ cô đơn. Mời click vào hình để download và thưởng thức nhạc phẩm này Cám ơn N.Đoá, hình đẹp quá. Đường
|