Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Dịch Thơ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 230 231 232 233 234 ... 284
Send Topic In ra
Dịch Thơ (Read 247688 times)
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Dịch Thơ
Reply #3465 - 27. Apr 2013 , 16:12
 
Vu Ngoc Mai wrote on 25. Apr 2013 , 11:00:
Ngọc Đoá ơi,
Cô vào hoài mà nghe chưa được em ơi!
Cô Ngọc Mai



Chị Mai à,

Chị phải click DOWNLOAD  ở phía dưới bên tay phải và chờ một cứt.  nếu không nghe được giọng.... oanh vàng...của em thì chị cũng không missed nhiều lắm đâu vì chị cũng đã nghe rồi khi tụi mình ngồi hát chơi ở SJ.

Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Dịch Thơ
Reply #3466 - 27. Apr 2013 , 16:35
 
nang ton nu wrote on 25. Apr 2013 , 00:56:
Thưa cô,
Lời cô viết lúc nào cũng làm học trò cảm động,cám ơn cô lắm...cho nên dù có bận đến đâu em hứa sẽ tham gia đều đặn .

Em cũng xin cám ơn chị Dzịt, chị Đoá lên khung làm slideshow hình ảnh nhạc nền thật tuyệt vời. Cám ơn GS PTLệ đã có lời phê bình khuyến khích các "dịch giả" tài tử tụi em, sự tham gia của vị khách quý đã làm cho vườn dịch chúng ta thêm phần khởi sắc

Em cũng ái mộ  tài dịch của chị HMN, chị thật "xức sắc" cả về Anh lẫn việt ngữ thumbup, mới đầu em cũng nghĩ it's not me who...nhưng khi đọc nguyên bài thì nghe có vần điệu mới biết à thì ra đó là chủ ý của tác giả, lời bài hát đôi khi cũng đâu đúng văn phạm đâu, cũng như em...kẹt quá phải dùng chữ "làm sao" để hàm ý phủ dịnh vì chữ người khác dùng hết rồi Wink



NTN ơi,

Đã hứa thì phải giữ lời nhé.

Cô thích mấy bài dịch kỳ này quá.  Nghe không nghĩ là thơ dịch em ạ , đúng như lời gs. Lệ nói.  Tất cả các em đều "hết xấy.  Riêng HMN dám dịch sangtie6n1gh Anh ngon lành là cô biết tài hắn rồi , cô chạy luôn.  Thôi lần này tơ3i lại dịch Anh sang Việt rồi lần sau từ Việt sang Anh và sẽ bắt HMN đi tiên phong.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Dịch Thơ
Reply #3467 - 27. Apr 2013 , 16:37
 
tuy-van wrote on 20. Apr 2013 , 21:59:
...

  Em cám ơn cô Thu đã cho các " dịch thật "  có cơ hội vào vườn thơ dễ thương  nầy.
  Mợ Đóa làm slide show nầy vừa đẹp mắt , mà nhạc cũng tuyệt vời , đúng cho cái tên " Queen Slide shows ".
  Bài thơ " Ce n'est pas moi qui chante "....thật buồn như những cặp tình nhân..chia tay vỉnh viễn....
  Em TvMs


Em chọn cái hình này cho bài thơ buồn này đúng quá héng!

Em ơi thầy Lệ có tên đẹp như...cô giáo đó em a.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Dịch Thơ
Reply #3468 - 27. Apr 2013 , 17:20
 
Chào cả nhà,

Cô Thu sắp sửa đi vắng 2 tuần, phải ra bài mới để các em...làm việc và  tuy được nói chuyện trong lớp dịch nhưng không được cãi nhau, không được "tiger"và phải ra vào vườn để trông nom nhà cửa cho gọn gàng trong sáng và vui tươi nha.( Cô có bầu Tuyết Lan làm trưởng lớp giữ trật tự lớp đó, hihi...)

Ai cũng thấy Gia Đình là quan trọng. iGia đình đã giúp mình sống và đi hết cuộc đời. Hãy dành chút thời giờ nghĩ về gia đình và trân quý những gì mình có:

FAMILY



It's knowing where your roots are
That sometimes gives you wings
It's knowing there's a place to go
To escape the awful things.

It's knowing there will always be
At least one person on your side
Who'll listen to your problems
And go along with you for the ride.

It's comfort and it's heartache
It's pride and disappointment too.
It's holding on and letting go
Cherishing old and accepting new.

It's waiting for the next little one
To come and steal your heart.
And wondering ho w being called "Grandma"
Is such a warm and fuzzy start.

It's watching time go racing by
Days, then weeks, then years.
It's missing those who go too soon
To mix your laughter with your tears.

It's remembering and forgetting
Loving and arguing too.
It was God's plan from the start
And it's still holding true.

So hold each day like precious crystal
That might break if you let go.
For roots and wings are compatible things
Make sure your children know.


FAYE COOK




Happy dịch thật week!
Back to top
« Last Edit: 28. Apr 2013 , 22:33 by thule »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Dịch Thơ
Reply #3469 - 28. Apr 2013 , 17:46
 
Cô thương kính,
Thương chúc Cô và Thầy 1 chuyến đi chơi vui vẻ
.  Cuối tuần này em cũng dự lễ con trai ra trường và đồng thời lên mang ba cái đồ lỉnk kỉnh của con về.  Hy vọng con có việc ,để có tiền trả nợ  Sad
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Dịch Thơ
Reply #3470 - 28. Apr 2013 , 20:12
 
Congratulations, hai mẹ con lun ! Thế là hè này có con ở nhà, tha hồ vui nhé.  Đừng lo trả nợ vội, bao giờ có việc hãy tính.

Cũng nhắc nhở các dịch giả , có bàn gì thì cứ bàn nhưng đừng post bài dịch lên sớm quá, thiên hạ cọp dê hết đó nha. Hãy để cho mọi người....vất vả si nghĩ một tý....hehehe...
Back to top
« Last Edit: 28. Apr 2013 , 22:35 by thule »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Dịch Thơ
Reply #3471 - 28. Apr 2013 , 21:37
 
thule wrote on 27. Apr 2013 , 17:20:
Chào cả nhà,

Cô Thu sắp sửa đi vắng 2 tuần, phải ra bài mới để các em...làm việc và  tuy được nói chuyện trong lớp dịch nhưng không được cãi nhau, không được "tiger"và phải ra vào vườn để trông nom nhà cửa cho gọn gàng trong sáng và vui tươi nha.( Cô có bầu Tuyết Lan làm trưởng lớp giữ trật tự lớp đó, hihi...)

Ai cũng thấy Gia Đình là quan trọng. iGia đình đã giúp mình sống và đi hết cuộc đời. Hãy dành chút thời giờ nghĩ về gia đình và trân quý những gì mình có:

FAMILY



It's knowing where your roots are
That's sometimes gives you wings
It's knowing there's a place to go
To escape the awful things.

It's knowing there will always be
At least one person on your side
Who'll listen to your problems
And go along with you for the ride.

It's comfort and it's heartache
It's pride and disappointment too.
It's holding on and letting go
Cherishing old and accepting new.

It's waiting for the next little one
To come and steal your heart.
And wondering ho w being called "Grandma"
Is such a warm and fuzzy start.

It's watching time go racing by
Days, then weeks, then years.
It's missing those who go too soon
To mix your laughter with your tears.

It's remembering and forgetting
Loving and arguing too.
It was God's plan from the start
And it's still holding true.

So hold each day like precious crystal
That might break if you let go.
For roots and wings are compatible things
Make sure your children know.


FAYE COOK




Happy dịch thật week!


...

Em thương chúc thầy cô Đạt Thu đi Florida thật như ý.
Chúc mừng cháu gái cưng của thầy cô.
Bạn hiền TL được cô bầu làm trưởng lớp , nên em...sợ quá , không dám
" mọc đuôi tôm " đâu cô.
Tv cũng chúc mừng con của TL ra trường. Làm cha mẹ , ai cũng hảnh diện và  hạnh phúc vô cùng .
Bài thơ hay quá , rất trân quý tình gia đình và hy vọng các con cháu  chúng ta ,sẽ giử mãi những tình cảm đó.

Em TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Thanh Hương
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 11
Melbourne, Australia
Gender: female
Sinh nhật 75th của Cô Phượng Oanh
Reply #3472 - 30. Apr 2013 , 06:26
 
Các chị ở Úc đại diện đến mừng sinh nhật 75th của Cô 2 tuần trước.

Hương có gửi email đến Admin ngdmy@yahoo.com hỏi cách gửi ảnh lên diễn đàn mà chưa thấy trả lời. Xin liên lạc với phamho56@hotmail.com nhé

Thanh Hương (LVD74)
Back to top
 

Thanh Hương (LVD1974)
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Sinh nhật 75th của Cô Phượng Oanh
Reply #3473 - 01. May 2013 , 10:54
 
Thanh Hương wrote on 30. Apr 2013 , 06:26:
Các chị ở Úc đại diện đến mừng sinh nhật 75th của Cô 2 tuần trước.

Hương có gửi email đến Admin ngdmy@yahoo.com hỏi cách gửi ảnh lên diễn đàn mà chưa thấy trả lời. Xin liên lạc với phamho56@hotmail.com nhé

Thanh Hương (LVD74)


Thanh Hương mến ,

Cám ơn em đã liên lạc với chị , có lẻ bạn Đặng Mỹ bị đau tay dó.
Mời em vào mục " Giúp đở kỷ thuật " nhé.
Chúc em thành công và hy vọng sẽ được xem hình cô Phượng  Oanh kỷ niệm SN thứ 75.
Cho chị kính gởi lời thăm cô và chia xẻ hình ảnh năm ĐHTG#1  , cô đến chung vui

...
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Dịch Thơ
Reply #3474 - 10. May 2013 , 17:30
 
Cô thương kính,
Nhân ngày Lễ Mẹ , em xin kính tặng Cô 1 bài viết nho nhỏ về Mẹ. Cô nhé.

Thương chúc Cô luôn vui bên Thầy và hạnh phúc bên bé Quyên

...


Bông Hồng nào Cho Mẹ

Truyện ngắn của NHẬT TIẾN

Giang sơn của cụ Giáo Thìn bây giờ chỉ thu vào đúng hai khoảnh nhỏ : một dẻo đất hẹp chạy dọc theo bờ tường của cái garage và một vùng trí nhớ lãng đãng với một mớ kỷ niệm xô bồ, không thứ tự, dấu hiệu của sự tàn phai trước tuổi già.

Về cái dẻo đất hẹp thì phải nói rằng đó là kết quả của một công trình chăm sóc tuyệt hảo. Bề ngang đâu được thước hai, bề dọc cỡ độ bẩy thước, cụ Thìn đã đổ  gần như tất cả thời giờ  trong một ngày của mình vào đó để vun sới. Có ba cây ớt, một khoảnh ngò, một khoảnh hẹ, răm bẩy gốc tía tô, chừng mươi gốc húng và một nhúm hành ta. Đủ lệ bộ cho một đĩa rau thơm vào cái hôm mà cả nhà muốn ăn món bò nhúng giấm hay món gỏi cuốn chấm mắm nêm. Đó là những dịp duy nhất  mà cả nhà lên tiếng khen  bà cụ do công trình tưới bón, chăm sóc của bà. Tuấn nói :

- Tụi  bay còn cứ chê “mom” trồng trọt lẩm cẩm làm gì nữa đi. Sao bảo mấy thứ đó chạy ào ra chợ là có, đâu có thấy đứa nào vác xác ra chợ đâu !

Thuý nhìn anh bĩu môi :

- Tụi này đã không đi thì sao anh không đi đi, ở đó mà nói.

Thu họa theo:

- Nói cho hay, anh mà không chuẩn bị cơm nước chợ búa trước, tới chừng lấy chị Hương xong rồi ở đó mà chờ cái cảnh cơm bưng nước rót.

Tuấn cãi lại :

- Tao chờ chứ sao không  ! Tao lấy vợ Việt Nam chớ đâu có phải lấy vợ Mỹ !

Thu trợn mắt nhìn anh :

- À, thế ra cứ lấy vợ Việt Nam là bắt vợ  làm mọi cho mình đấy có phải không ? Xí ! Còn lâu !

- Thì mày hỏi mẹ coi. Tứ đức tam tòng, công dung ngôn hạnh là những thứ hàng đầu của con gái, phải không mẹ ?

Bà cụ nhìn mấy đứa con không trả lời. Bà chẳng còn cái thói quen lên tiếng phát biểu ý kiến  riêng của mình từ ngày qua đây. Mọi thứ chung quanh đối với bà  đều trở nên choáng ngợp, vuột tầm tay, bứt rời mọi thứ kinh nghiệm sống mà bà đã thu lượm được trong suốt gần cả một đời người. Nghĩa là đứng trước điều gì ở đây  bà cũng đều bỡ ngỡ, rụt rè, nói ra cái gì là sai lầm cái đó, rút cục lại bà chỉ như một thứ trẻ nít  trong nhà đi đâu  cũng phải có người dẫn đi, làm gì cũng phải hỏi ý kiến con cái, mà có những điều cả lũ đã xúm lại giải thích nhưng bà vẫn ù ù cạc cạc, chẳng hiểu mô tê gì hết ráo.

Từ ngày thằng Tuấn  kiếm được việc làm, nó đổi cái ti-vi cũ để thay bằng một cái mới tinh. Tuấn dặn mẹ :

- Cái này có remote control. Mẹ muốn coi thì đừng có rờ mó gì vào những cái nút ở ti-vi cả. Họ đã set up đầy đủ hết rồi. Chỉ cần ngồi ở salon mà nhấn vào những cái nút ở trên cái này thôi.

Tuấn ấn vào tay bà  cụ cái remote control. Bà miễn cưỡng đón lấy nó bằng tất cả sự rụt rè, tưởng như bàn tay của mình mà đụng vào đâu lầm chỗ thì nó sẽ dở chứng hư ngay lập tức. Tuấn tiếp tục giảng giải :

- Cái này là nút on, cái này là nút off, cái này là volume tiếng to nhỏ, cái channel này là để đổi đài, cái mute này lúc đang xem mà có điện thoại, mình muốn cho âm thanh nó tạm im đi thì chỉ nhấn khẽ vào…

Đầu óc của bà Thìn cứ bấn loạn cả lên và cuối cùng bà dúi trả vào tay Tuấn:

- Thôi ! Rắc rối quá, tao chịu !

Rồi bà tần ngần :

- Mấy lại tao đâu có thiết gì ti-vi. Nó nói nhăng nói cuội, tao có hiểu ất giáp gì đâu !

Tuấn nằn nì :

- Thì mẹ nghe nhạc.

- Ôi ! Cái thứ nhạc cứ như đấm vào tai, càng nghe càng nhức đầu.

Rút cục, thú giải trí của bà chỉ còn là mấy cuộn băng cải lương mà bà đã nghe đi nghe lại nhiều lần trên cái máy cassette tuy cũ sì  nhưng được cái nó đơn giản, dễ sử dụng. Chỉ có điều không phải lúc nào bà cứ muốn nghe thì nghe đâu. Con Thuý còn đỡ, chớ con Thu mà thấy mẹ vặn cải lương  khi có mặt nó  thì bao giờ nó cũng nhằn :

- Thôi tắt bớt đi một chút cho đỡ nhức đầu. Nhạc lải nhải thế  mà mẹ nghe mãi được.

Có lúc Tuấn cảm thấy bất nhẫn, phải gắt lên :

- Thì mẹ có mỗi cái thú nghe cải lương mày phải để cho mẹ nghe chứ.

Thu cãi lại :

- Thiếu gì lúc  mẹ có thể nghe được. Chờ cả nhà đi học đó, rồi mẹ tha hồ nghe.

Dĩ nhiên rằng bà Thìn chẳng bao giờ muốn chính mình trở thành cái duyên cớ để anh em nó hục hặc với nhau, nên bà thò tay nhấn cái nút trên máy để cho cuộn băng ngưng lại. Bà nhìn các con bằng đôi mắt  buồn thảm rồi mở cửa ra đứng ở phía sau.

Qua một cái sân cỏ nhỏ là một dẫy bờ tường chắn ngang tầm mắt. Dẫy tường quét bằng mầu vôi hồng sậm, dưới ánh nắng chói chang của mặt trời tháng Sáu, bà thấy nhức mắt. Bà lại nhớ đến cái giang sơn nhỏ bé của mình. Khu vườn nhỏ, một thước hai bề ngang, bẩy thước bề dài  có hẹ, có húng, có ngò, có tía tô. Mấy tuần lễ trước gặp cụ Cả Phong ở ngoài chợ. Cụ có hứa sẽ bứng cho bà mấy rễ rau rớp cá khi nào bà tới chơi. Bà hoan hỉ báo tin cho lũ con ở nhà với lời đề nghị rụt rè :

- Bữa nào rảnh có đứa nào lái xe chở mẹ tới lấy rau rớp cá về trồng.

Thuý nhún vai, lè lưỡi :

- Eo ơi ! Rau rớp cá thì con chào thua. Chĩ nghĩ tới là đã muốn xỉu rồi !

Thu nói :

- Me too ! Rau gì mà mùi tanh thấy ớn !

Lại đến lượt  Tuấn phải can thiệp vào :

- Tuỳ gu mỗi người chứ. Rau rớp cá có biết bao nhiêu người thích ăn. Tụi bay không ăn nhưng mẹ ăn. Cứ lái xe đưa mẹ  tới xin  về để mẹ trồng.

Thuý nói :

- Tuần này em có hẹn ! Thứ Bẩy phải tới phụ đằng con Liên làm sinh nhật của nó. Chủ nhật thì bạn của anh có party, mời cả em đấy thôi.

Tuấn quay sang Thu :

- Vậy con Thu đưa mẹ đi. Weekend này mày làm gì ?

Thu hỏi ngay lại :

- Thế còn anh làm gì ?

Tuấn trừng mắt nhìn em thì mặt con nhỏ cũng vênh đáp lại. Thế là bà giáo Thìn lại vội vã xen vào hoà giải :

- Chẳng tuần này thì tuần sau. Đâu có vội.

Nhưng cái tuần sau đó đã trôi qua cả tháng nay rồi mà bà thì vẫn chưa có dịp ghé lại được đằng cụ Cả Phong. Câu chuyện rau rớp cá chỉ thoáng qua trong giây lát  rồi mọi người đã quên đi, trừ bà Giáo.

Hồi còn ở quê nhà, bà là người nghiện ăn trầu, xỉa thuốc vào hạng nặng. Khi còn sinh thời, ông Giáo ưu ái trồng riêng ở vườn sau trong căn nhà khang trang ở Sài Gòn cho bà một giàn trầu không leo kín cả  một mái liếp. Có lẽ trong cái vùng trí nhớ lãng đãng của bà, hình ảnh sâu đậm nhất đối với bà  không chỉ là kỷ niệm của một thời còn nghiện trầu và được ăn trầu mà còn là sự gợi nhớ lại tất cả tấm lòng yêu thương mà ông Giáo đã  dành cho bà. Khi ông Giáo mất đi, giàn trầu vẫn xanh tốt, nhiều hôm ra hái trầu bà đã đứng nép ở sau giàn cây  mà khóc sụt sùi một mình. Đó là một trong những giây phút bà nhớ ông nhất. Đến lúc vô nhà, mắt của bà còn đỏ hoe.

Hồi đó Thu mới lên năm, cái Thuý lên tám và thằng Tuấn thì mười hai. Tất cả còn bé dại và bà đã dành tất cả quãng đời còn lại của mình để yêu thương và chăm sóc chúng nó. Khi lớn lên được một tí,  cái Thu và cái Thuý tranh nhau học têm trầu cho mẹ. Nhìn những bàn tay xinh xinh bụ bẫm của hai đứa trịnh trọng xếp từng nếp trên lá trầu để hoàn tất những miếng trầu méo mó, xô lệch bà cảm thấy lòng hết sức thoải mái và yên vui.

Nhưng từ ngày qua tới đây, cả hai đứa đều đồng thanh đề nghị mẹ phải bỏ cái thói quen nhai trầu. Thu giải thích :

- Ăn trầu ở bên này không được đâu. Mồm miệng đỏ lòm, người ta cho mình là savage !

Thuý phụ thêm :

- Đấy, mẹ coi đàn bà cả nước Mỹ này đâu có ai nhai trầu. Mẹ mà ra phố nhai trầu, cả bàn dân thiên hạ sẽ xúm lại ngó mẹ cho mà coi !

Tuấn tuy cảm thông với mẹ hơn nhưng cũng phải đồng tình với các em :

- Thôi để chúng nó mua chewing-gum cho mẹ nhai đỡ buồn mồm. Cái Thu chiều nay đi học về tạt qua đâu đó mua cho mẹ loại chewing-gum có quế đó, mẹ dễ ăn.

Lần đầu tiên Thu không phản đối gì ông anh về đề nghị đó cả. Có lẽ vì nhiệm vụ tiêu diệt cái thói quen nhai trầu của bà giáo là một nhiệm vụ trọng đại mà tất cả mọi người trong nhà đều phải xúm lại, góp công sức vào để quật ngã nó. Cho nên Thu sốt sắng khuân về đủ loại kẹo cao su, thứ dẹp và dài có, thứ viên vuông vuông mầu trắng có và dĩ nhiên có cả loại Dentyl mùi quế mà Tuấn đã đề nghị nữa. Bà giáo thấy con mua tốn tiền đã dẫy nẩy lên :

- Làm gì mà mày khuân về lắm như thế. Bỏ thì bỏ chớ việc gì phải nhai kẹo cao su.

Rồi bà nói tiếp, giọng buồn buồn :

- Nhập gia cũng phải tuỳ tục chứ.

Quả nhiên bà Giáo bỏ đứt cái thói quen ăn trầu. Bà cũng chẳng cần dùng đến một chiếc kẹo nào  do Thu mua về. Thói quen ấy của bà có thể đã bị tiêu diệt nhưng giàn trầu không xanh um trong trí nhớ của bà thì chẳng bao giờ bà có thể quên. Những hôm cả nhà đi vắng hết, bà ngồi thu lu trên bộ salon ở phòng khách nhìn ra khung cửa kính sáng loà. Thân hình còm cõi của bà co gọn trên chiếc sofa rộng thênh thang trông lạc lõng và cô đơn như một con mèo già. Mái tóc của bà mới đó có vài năm đã bạc trắng ra. Bà giương cặp mắt hấp háy nhìn ra sân sau, lòng thì  nghĩ như mình đang ngồi trong căn phòng khách nhỏ bé ở Sài Gòn nhìn ra khoảnh vườn có giàn trầu không  leo lên những tấm nan tre do chính bàn tay của ông Giáo đã dựng lên. Bà nghe như ở phía bên kia bờ tường có tiếng động cơ xích lô máy chạy qua con đường bên hông chợ. Bà cũng như nghe thấy cả tiếng ồn ào ồn ào từ cái máy nước công cộng, tiếng hàng quà rong rao lảnh lót, có cả tiếng con tầu từ Biên Hoà  chạy qua cổng xe lửa vang lên xậm xịch. Quê hương thật đã xa tít mù và chỉ còn tồn tại trong cái khoảng trí nhớ lãng đãng của bà.

Những ngày mới qua Mỹ, lúc bốn mẹ con ngồi ăn cơm với nhau, mỗi người thi nhau nhắc chuyện dĩ vãng. Kỷ niệm cũ với ông Giáo. Kỷ niệm cũ với Sài Gòn, trường học, đường phố, bà con, bạn bè. Lâu dần, rút cục chỉ còn có mỗi bà giáo là thích nghe và thích kể về chuyện quê nhà. Mà những dịp này thì cũng hiếm hoi dần đi. Bữa cơm trong nhà không còn là một cái gì gọi là sinh hoạt thường nhật. Buổi trưa, lũ trẻ ăn ở trong trường. Đến chiều, mỗi đứa về một giờ giấc. Thu về sớm nhất, háu ăn nhất, lao vào bếp nấu một tô súp rau ( loại súp bán sẵn trong những cái túi bằng nhựa) và một vài lát sandwiches. Bà giáo kêu ca :

- Ăn cái gì nhẹ thôi. Để đến tối cả nhà cùng ngồi ăn đông đủ.

Cùng ngồi ăn đông đủ ! Đó là niềm hạnh phúc và ước mơ nhỏ bé cuối cùng của bà trong căn nhà này. Nhưng trong thực tế, thật khó mà kiếm được dịp cả nhà ngồi chung với nhau, trừ một hai bữa trong những ngày cuối tuần. Khi Tuấn về đến nhà thì Thu và Thuý đã rút vô phòng riêng, đóng kín cửa lại. Bà giáo thì ngồi thiu thiu trên ghế chờ con về. Mâm cơm nguội lạnh đã bầy sẵn. Có dưa muối. Có thịt kho. Có canh cải hay nước rau rền. Tuấn ngồi vào bàn, nể mẹ sới được lưng bát cơm. Sau đó, chàng ăn tiếp một tô mì gói. Tuấn có thể ăn mì gói kinh niên mà không bao giờ ngán. Những hôm ăn một mình, Tuấn bưng nguyên cả tô mì ra ngồi ở salon, vừa ăn vừa coi ti-vi. Thành ra nồi cơm trắng phau, tuy sốt rẻo  như thế mà bao giờ cũng ế. Cơm ế, không đời nào bà giáo đem đổ đi. Bà đem cất tủ lạnh để sáng hôm sau hâm  lại làm bữa trưa cho mình. Nhiều hôm bà đổ thêm nước vào để nấu thành cháo. Riết rồi bà cũng mặc nhiên trở thành một người kinh niên ăn cháo, âu nó cũng thích hợp với hai hàm răng cũng đã bắt đầu lung lay của bà.

Trong cuộc đời của bà Giáo, bà sợ hãi  nhất là hai tiếng “đổ đi” ngay cả khi còn ở Sài Gòn vào thời kỳ bà đang giầu có, sung túc nhất. Các con của bà luôn luôn được nghe câu nói : “Phí của giời, mười đời không có”, bà làm như lúc nào cũng có con mắt của Trời, Phật ngó vào khi bà lỡ đánh rơi  vài hạt cơm hay rúm gạo. Cho nên cái gì dư thừa, bao giờ bà cũng cất vô tủ lạnh, từ một chén ăn giở cho đến đĩa đầu tôm rang mặn hay những mẩu vụn vặt của một nồi cá kho. Có lần Thuý phải kêu lên:

- Mẹ suốt đời ăn đồ thiu. Coi chừng mắc bệnh, kính chả bõ phiền. Mà ở bên này đồ ăn thiếu gì!

Bà Giáo cãi lại :

- Mẹ mày ! Thiu đâu mà thiu !

Thu cũng bực bội chen vào :

- Không thiu thì cũng đun đi đun lại cả tuần. Mẹ không đổ đi thì con đổ cho mà coi.

Và Thu làm thật. Chờ lúc bà Giáo lúi húi ở vườn sau, Thu dọn sạch banh cái tủ lạnh. Ít lắm thì Thu cũng lôi  ra được nửa xoong cháo, một tô cơm nguội, một đĩa cải sào, một chén mắm ruốc kho và một lưng niêu nhỏ chứa cái gì “đen sì sì’ thịt không ra thịt, mỡ không ra mỡ lại lẫn lộn  cả mấy cọng râu tôm.

Nhưng rồi chỉ tuần lễ sau, mọi sự đâu lại vào đấy. Chán rồi, tất cả đều để mặc cho bà tự  do ăn uống theo ý mình, giống như Thu thì thích súp rau, Thuý thì thích bún thịt nướng, còn Tuấn thì  thích ôm  tô mì mì gói ra ngồi ở salon trước ti-vi. Ăn xong, đứa nào về phòng của đứa đó.

Trong căn nhà của xã hội Mỹ có những cánh cửa phòng khi đóng lại thì kín như bưng đã là cái hình ảnh khủng khiếp nhất đối với tâm trạng của bà Giáo. Khi bầy con của bà rút vô phòng rồi thì  bà không biết chúng nó đang làm gì ở trong đó, hay nhỡ có chuyện gì không may xẩy ra đối với chúng nó ? Đứng ở ngoài hành lang thấp thoáng ánh đèn vàng vọt héo úa, bà với chúng nó tuy thật gần nhau về khoảng cách nhưng tâm tình thì thật đã xa cách nghìn trùng, đến nỗi bà nhiều khi có cảm giác như những cánh cửa phòng vô tri kia đã cắt lìa bà ra khỏi cuộc đời của chúng nó. Nào chúng nó có biết rằng rất nhiều hôm mủi lòng, bà đã tựa đầu vào vách gỗ để sùi sụt khóc mùi.

Hồi ngày xưa, bà có thể nắm vững tình hình sinh hoạt hằng ngày của từng đứa. Về quần áo, mỗi đứa có bộ nào, chiếc quần nào của Tuấn có vết mạng, cái áo nào của Thuý hay Thu sứt chỉ hay được đơm lại khuy, vết sước trên tay Thu khởi sự từ bao giờ và nó đã được chữa trị ra sao, hôm nào thì liền da, bong vẩy, thậm chí đến từng cái răng lược bị gẫy, cái quai dép bong keo hay chiếc khăn tay bị ố mầu mực tím, nhất nhất bà Giáo đều nắm vững như tất cả những thứ đó nằm trên đường chỉ tay của bà.

Bây giờ thì bà rất hiếm hoi có dịp được bước chân vô phòng của cả mấy đứa. Muốn kêu đứa nào, bà phải đứng ngoài gõ cửa. Nhiều hôm cái Thu hay Thuý chỉ hé một chút xíu cánh cửa gỗ rồi thò đầu ra, trao đổi vài câu ngắn ngủi với bà rồi lại khép sập lại. Bà thấy rõ các con đã vượt  xa tầm tay của bà. Mỗi đứa đều có thế giới riêng của mình kể cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Một lần Tuấn bị đau nằm liệt trên giường ba ngày liền.

Ôi thôi, bà Giáo thấy mình linh hoạt hẳn lên. Bà lăng xăng nấu cháo nóng, thái củ hành, vắt nước cam, giặt khăn nước lạnh, pha sữa hộp, quơ đồ cũ của Tuấn mang giặt và đem phơi. Bà tự do ra vô căn phòng của Tuấn mà không cần gõ cửa. Bà lại có thể ngồi hàng giờ ở cuối chân giường của Tuấn, lâu lâu lại sờ đầu, sờ chân, kéo mép chăn, căng mép vạt trải giường và nghe ngóng từng hơi thở khó khăn nặng nề của Tuấn.

Nhưng sự bận rộn đầy yêu thương và hạnh phúc đó của bà cũng chỉ kéo dài được ba ngày. Sau hôm Tuấn khỏi bệnh và đã đi làm  được ngày đầu, buổi tối bà Giáo tiến lại cánh cửa của phòng Tuấn với dáng điệu rụt rè. Rồi bà ngập ngừng gõ nhẹ lên phiến gỗ. Tuấn hỏi vọng ra:

- Ai đó ?

- Mẹ đây !

- Có việc gì không hả mẹ?

- Không ! Mẹ hỏi thăm xem hôm nay con khá hơn chưa?

Giọng Tuấn đáp to : “ Khoẻ như voi rồi, mẹ khỏi lo!”

Bà Giáo đứng tần ngần một lát rồi quay ra. Trong lòng bà dâng lên một niềm vui nghe con khỏi bệnh nhưng đồng thời cũng xen vào đó là cảm giác tiếc nuối, nôn nao như bà vừa bị đánh mất một cái gì thân thương khó tả.

Bà lại ra ngồi ở trên ghế salon, thu mình lại như một con mèo già ốm yếu, già nua. Phía bên kia cánh cửa kính là khoảng trời sâu hun hút  điểm mấy vì sao thưa. Bà nghe văng vẳng  hình như có âm thanh của những bản nhạc vọng lại từ rất xa phát ra từ những cánh cửa phòng đóng kín mít của các con bà.

Bà chợt thấy hối hận ngay với ý nghĩ điên rồ vừa chợt nẩy ra trong đầu :

“ Con Thu, con Thuý sao chẳng bao giờ thấy chúng nó ốm đau cả !”.
                                                                                 NHẬT TIẾN
                                                                            California, 1983
Back to top
« Last Edit: 10. May 2013 , 17:34 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Dịch Thơ
Reply #3475 - 10. May 2013 , 19:52
 

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: Dịch Thơ
Reply #3476 - 11. May 2013 , 22:06
 
...

Kính chúc cô Thu thật vui,thật hạnh phúc trong ngày lễ MẸ.
Kính,
lêthịngố(5/12/13)
Back to top
« Last Edit: 11. May 2013 , 22:12 by Ngố »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Dịch Thơ
Reply #3477 - 14. May 2013 , 11:52
 
tuy-van wrote on 28. Apr 2013 , 21:37:
...

Em thương chúc thầy cô Đạt Thu đi Florida thật như ý.
Chúc mừng cháu gái cưng của thầy cô.
Bạn hiền TL được cô bầu làm trưởng lớp , nên em...sợ quá , không dám
" mọc đuôi tôm " đâu cô.
Tv cũng chúc mừng con của TL ra trường. Làm cha mẹ , ai cũng hảnh diện và  hạnh phúc vô cùng .
Bài thơ hay quá , rất trân quý tình gia đình và hy vọng các con cháu  chúng ta ,sẽ giử mãi những tình cảm đó.

Em TvMs


Cô Thu thương ,

...

  Mừng cô đã về nhà.
  Em mang hoa , cài trên tóc cô và các nữ "dịch thật" , cho đời thêm vui đó đa .
Em TvMs.
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Dịch Thơ
Reply #3478 - 14. May 2013 , 17:34
 
Tuyet Lan wrote on 10. May 2013 , 17:30:
Cô thương kính,
Nhân ngày Lễ Mẹ , em xin kính tặng Cô 1 bài viết nho nhỏ về Mẹ. Cô nhé.

Thương chúc Cô luôn vui bên Thầy và hạnh phúc bên bé Quyên

...


Bông Hồng nào Cho Mẹ

Truyện ngắn của NHẬT TIẾN

Giang sơn của cụ Giáo Thìn bây giờ chỉ thu vào đúng hai khoảnh nhỏ : một dẻo đất hẹp chạy dọc theo bờ tường của cái garage và một vùng trí nhớ lãng đãng với một mớ kỷ niệm xô bồ, không thứ tự, dấu hiệu của sự tàn phai trước tuổi già.

Về cái dẻo đất hẹp thì phải nói rằng đó là kết quả của một công trình chăm sóc tuyệt hảo. Bề ngang đâu được thước hai, bề dọc cỡ độ bẩy thước, cụ Thìn đã đổ  gần như tất cả thời giờ  trong một ngày của mình vào đó để vun sới. Có ba cây ớt, một khoảnh ngò, một khoảnh hẹ, răm bẩy gốc tía tô, chừng mươi gốc húng và một nhúm hành ta. Đủ lệ bộ cho một đĩa rau thơm vào cái hôm mà cả nhà muốn ăn món bò nhúng giấm hay món gỏi cuốn chấm mắm nêm. Đó là những dịp duy nhất  mà cả nhà lên tiếng khen  bà cụ do công trình tưới bón, chăm sóc của bà. Tuấn nói :

- Tụi  bay còn cứ chê “mom” trồng trọt lẩm cẩm làm gì nữa đi. Sao bảo mấy thứ đó chạy ào ra chợ là có, đâu có thấy đứa nào vác xác ra chợ đâu !

Thuý nhìn anh bĩu môi :

- Tụi này đã không đi thì sao anh không đi đi, ở đó mà nói.

Thu họa theo:

- Nói cho hay, anh mà không chuẩn bị cơm nước chợ búa trước, tới chừng lấy chị Hương xong rồi ở đó mà chờ cái cảnh cơm bưng nước rót.

Tuấn cãi lại :

- Tao chờ chứ sao không  ! Tao lấy vợ Việt Nam chớ đâu có phải lấy vợ Mỹ !

Thu trợn mắt nhìn anh :

- À, thế ra cứ lấy vợ Việt Nam là bắt vợ  làm mọi cho mình đấy có phải không ? Xí ! Còn lâu !

- Thì mày hỏi mẹ coi. Tứ đức tam tòng, công dung ngôn hạnh là những thứ hàng đầu của con gái, phải không mẹ ?

Bà cụ nhìn mấy đứa con không trả lời. Bà chẳng còn cái thói quen lên tiếng phát biểu ý kiến  riêng của mình từ ngày qua đây. Mọi thứ chung quanh đối với bà  đều trở nên choáng ngợp, vuột tầm tay, bứt rời mọi thứ kinh nghiệm sống mà bà đã thu lượm được trong suốt gần cả một đời người. Nghĩa là đứng trước điều gì ở đây  bà cũng đều bỡ ngỡ, rụt rè, nói ra cái gì là sai lầm cái đó, rút cục lại bà chỉ như một thứ trẻ nít  trong nhà đi đâu  cũng phải có người dẫn đi, làm gì cũng phải hỏi ý kiến con cái, mà có những điều cả lũ đã xúm lại giải thích nhưng bà vẫn ù ù cạc cạc, chẳng hiểu mô tê gì hết ráo.

Từ ngày thằng Tuấn  kiếm được việc làm, nó đổi cái ti-vi cũ để thay bằng một cái mới tinh. Tuấn dặn mẹ :

- Cái này có remote control. Mẹ muốn coi thì đừng có rờ mó gì vào những cái nút ở ti-vi cả. Họ đã set up đầy đủ hết rồi. Chỉ cần ngồi ở salon mà nhấn vào những cái nút ở trên cái này thôi.

Tuấn ấn vào tay bà  cụ cái remote control. Bà miễn cưỡng đón lấy nó bằng tất cả sự rụt rè, tưởng như bàn tay của mình mà đụng vào đâu lầm chỗ thì nó sẽ dở chứng hư ngay lập tức. Tuấn tiếp tục giảng giải :

- Cái này là nút on, cái này là nút off, cái này là volume tiếng to nhỏ, cái channel này là để đổi đài, cái mute này lúc đang xem mà có điện thoại, mình muốn cho âm thanh nó tạm im đi thì chỉ nhấn khẽ vào…

Đầu óc của bà Thìn cứ bấn loạn cả lên và cuối cùng bà dúi trả vào tay Tuấn:

- Thôi ! Rắc rối quá, tao chịu !

Rồi bà tần ngần :

- Mấy lại tao đâu có thiết gì ti-vi. Nó nói nhăng nói cuội, tao có hiểu ất giáp gì đâu !

Tuấn nằn nì :

- Thì mẹ nghe nhạc.

- Ôi ! Cái thứ nhạc cứ như đấm vào tai, càng nghe càng nhức đầu.

Rút cục, thú giải trí của bà chỉ còn là mấy cuộn băng cải lương mà bà đã nghe đi nghe lại nhiều lần trên cái máy cassette tuy cũ sì  nhưng được cái nó đơn giản, dễ sử dụng. Chỉ có điều không phải lúc nào bà cứ muốn nghe thì nghe đâu. Con Thuý còn đỡ, chớ con Thu mà thấy mẹ vặn cải lương  khi có mặt nó  thì bao giờ nó cũng nhằn :

- Thôi tắt bớt đi một chút cho đỡ nhức đầu. Nhạc lải nhải thế  mà mẹ nghe mãi được.

Có lúc Tuấn cảm thấy bất nhẫn, phải gắt lên :

- Thì mẹ có mỗi cái thú nghe cải lương mày phải để cho mẹ nghe chứ.

Thu cãi lại :

- Thiếu gì lúc  mẹ có thể nghe được. Chờ cả nhà đi học đó, rồi mẹ tha hồ nghe.

Dĩ nhiên rằng bà Thìn chẳng bao giờ muốn chính mình trở thành cái duyên cớ để anh em nó hục hặc với nhau, nên bà thò tay nhấn cái nút trên máy để cho cuộn băng ngưng lại. Bà nhìn các con bằng đôi mắt  buồn thảm rồi mở cửa ra đứng ở phía sau.

Qua một cái sân cỏ nhỏ là một dẫy bờ tường chắn ngang tầm mắt. Dẫy tường quét bằng mầu vôi hồng sậm, dưới ánh nắng chói chang của mặt trời tháng Sáu, bà thấy nhức mắt. Bà lại nhớ đến cái giang sơn nhỏ bé của mình. Khu vườn nhỏ, một thước hai bề ngang, bẩy thước bề dài  có hẹ, có húng, có ngò, có tía tô. Mấy tuần lễ trước gặp cụ Cả Phong ở ngoài chợ. Cụ có hứa sẽ bứng cho bà mấy rễ rau rớp cá khi nào bà tới chơi. Bà hoan hỉ báo tin cho lũ con ở nhà với lời đề nghị rụt rè :

- Bữa nào rảnh có đứa nào lái xe chở mẹ tới lấy rau rớp cá về trồng.

Thuý nhún vai, lè lưỡi :

- Eo ơi ! Rau rớp cá thì con chào thua. Chĩ nghĩ tới là đã muốn xỉu rồi !

Thu nói :

- Me too ! Rau gì mà mùi tanh thấy ớn !

Lại đến lượt  Tuấn phải can thiệp vào :

- Tuỳ gu mỗi người chứ. Rau rớp cá có biết bao nhiêu người thích ăn. Tụi bay không ăn nhưng mẹ ăn. Cứ lái xe đưa mẹ  tới xin  về để mẹ trồng.

Thuý nói :

- Tuần này em có hẹn ! Thứ Bẩy phải tới phụ đằng con Liên làm sinh nhật của nó. Chủ nhật thì bạn của anh có party, mời cả em đấy thôi.

Tuấn quay sang Thu :

- Vậy con Thu đưa mẹ đi. Weekend này mày làm gì ?

Thu hỏi ngay lại :

- Thế còn anh làm gì ?

Tuấn trừng mắt nhìn em thì mặt con nhỏ cũng vênh đáp lại. Thế là bà giáo Thìn lại vội vã xen vào hoà giải :

- Chẳng tuần này thì tuần sau. Đâu có vội.

Nhưng cái tuần sau đó đã trôi qua cả tháng nay rồi mà bà thì vẫn chưa có dịp ghé lại được đằng cụ Cả Phong. Câu chuyện rau rớp cá chỉ thoáng qua trong giây lát  rồi mọi người đã quên đi, trừ bà Giáo.

Hồi còn ở quê nhà, bà là người nghiện ăn trầu, xỉa thuốc vào hạng nặng. Khi còn sinh thời, ông Giáo ưu ái trồng riêng ở vườn sau trong căn nhà khang trang ở Sài Gòn cho bà một giàn trầu không leo kín cả  một mái liếp. Có lẽ trong cái vùng trí nhớ lãng đãng của bà, hình ảnh sâu đậm nhất đối với bà  không chỉ là kỷ niệm của một thời còn nghiện trầu và được ăn trầu mà còn là sự gợi nhớ lại tất cả tấm lòng yêu thương mà ông Giáo đã  dành cho bà. Khi ông Giáo mất đi, giàn trầu vẫn xanh tốt, nhiều hôm ra hái trầu bà đã đứng nép ở sau giàn cây  mà khóc sụt sùi một mình. Đó là một trong những giây phút bà nhớ ông nhất. Đến lúc vô nhà, mắt của bà còn đỏ hoe.

Hồi đó Thu mới lên năm, cái Thuý lên tám và thằng Tuấn thì mười hai. Tất cả còn bé dại và bà đã dành tất cả quãng đời còn lại của mình để yêu thương và chăm sóc chúng nó. Khi lớn lên được một tí,  cái Thu và cái Thuý tranh nhau học têm trầu cho mẹ. Nhìn những bàn tay xinh xinh bụ bẫm của hai đứa trịnh trọng xếp từng nếp trên lá trầu để hoàn tất những miếng trầu méo mó, xô lệch bà cảm thấy lòng hết sức thoải mái và yên vui.

Nhưng từ ngày qua tới đây, cả hai đứa đều đồng thanh đề nghị mẹ phải bỏ cái thói quen nhai trầu. Thu giải thích :

- Ăn trầu ở bên này không được đâu. Mồm miệng đỏ lòm, người ta cho mình là savage !

Thuý phụ thêm :

- Đấy, mẹ coi đàn bà cả nước Mỹ này đâu có ai nhai trầu. Mẹ mà ra phố nhai trầu, cả bàn dân thiên hạ sẽ xúm lại ngó mẹ cho mà coi !

Tuấn tuy cảm thông với mẹ hơn nhưng cũng phải đồng tình với các em :

- Thôi để chúng nó mua chewing-gum cho mẹ nhai đỡ buồn mồm. Cái Thu chiều nay đi học về tạt qua đâu đó mua cho mẹ loại chewing-gum có quế đó, mẹ dễ ăn.

Lần đầu tiên Thu không phản đối gì ông anh về đề nghị đó cả. Có lẽ vì nhiệm vụ tiêu diệt cái thói quen nhai trầu của bà giáo là một nhiệm vụ trọng đại mà tất cả mọi người trong nhà đều phải xúm lại, góp công sức vào để quật ngã nó. Cho nên Thu sốt sắng khuân về đủ loại kẹo cao su, thứ dẹp và dài có, thứ viên vuông vuông mầu trắng có và dĩ nhiên có cả loại Dentyl mùi quế mà Tuấn đã đề nghị nữa. Bà giáo thấy con mua tốn tiền đã dẫy nẩy lên :

- Làm gì mà mày khuân về lắm như thế. Bỏ thì bỏ chớ việc gì phải nhai kẹo cao su.

Rồi bà nói tiếp, giọng buồn buồn :

- Nhập gia cũng phải tuỳ tục chứ.

Quả nhiên bà Giáo bỏ đứt cái thói quen ăn trầu. Bà cũng chẳng cần dùng đến một chiếc kẹo nào  do Thu mua về. Thói quen ấy của bà có thể đã bị tiêu diệt nhưng giàn trầu không xanh um trong trí nhớ của bà thì chẳng bao giờ bà có thể quên. Những hôm cả nhà đi vắng hết, bà ngồi thu lu trên bộ salon ở phòng khách nhìn ra khung cửa kính sáng loà. Thân hình còm cõi của bà co gọn trên chiếc sofa rộng thênh thang trông lạc lõng và cô đơn như một con mèo già. Mái tóc của bà mới đó có vài năm đã bạc trắng ra. Bà giương cặp mắt hấp háy nhìn ra sân sau, lòng thì  nghĩ như mình đang ngồi trong căn phòng khách nhỏ bé ở Sài Gòn nhìn ra khoảnh vườn có giàn trầu không  leo lên những tấm nan tre do chính bàn tay của ông Giáo đã dựng lên. Bà nghe như ở phía bên kia bờ tường có tiếng động cơ xích lô máy chạy qua con đường bên hông chợ. Bà cũng như nghe thấy cả tiếng ồn ào ồn ào từ cái máy nước công cộng, tiếng hàng quà rong rao lảnh lót, có cả tiếng con tầu từ Biên Hoà  chạy qua cổng xe lửa vang lên xậm xịch. Quê hương thật đã xa tít mù và chỉ còn tồn tại trong cái khoảng trí nhớ lãng đãng của bà.

Những ngày mới qua Mỹ, lúc bốn mẹ con ngồi ăn cơm với nhau, mỗi người thi nhau nhắc chuyện dĩ vãng. Kỷ niệm cũ với ông Giáo. Kỷ niệm cũ với Sài Gòn, trường học, đường phố, bà con, bạn bè. Lâu dần, rút cục chỉ còn có mỗi bà giáo là thích nghe và thích kể về chuyện quê nhà. Mà những dịp này thì cũng hiếm hoi dần đi. Bữa cơm trong nhà không còn là một cái gì gọi là sinh hoạt thường nhật. Buổi trưa, lũ trẻ ăn ở trong trường. Đến chiều, mỗi đứa về một giờ giấc. Thu về sớm nhất, háu ăn nhất, lao vào bếp nấu một tô súp rau ( loại súp bán sẵn trong những cái túi bằng nhựa) và một vài lát sandwiches. Bà giáo kêu ca :

- Ăn cái gì nhẹ thôi. Để đến tối cả nhà cùng ngồi ăn đông đủ.

Cùng ngồi ăn đông đủ ! Đó là niềm hạnh phúc và ước mơ nhỏ bé cuối cùng của bà trong căn nhà này. Nhưng trong thực tế, thật khó mà kiếm được dịp cả nhà ngồi chung với nhau, trừ một hai bữa trong những ngày cuối tuần. Khi Tuấn về đến nhà thì Thu và Thuý đã rút vô phòng riêng, đóng kín cửa lại. Bà giáo thì ngồi thiu thiu trên ghế chờ con về. Mâm cơm nguội lạnh đã bầy sẵn. Có dưa muối. Có thịt kho. Có canh cải hay nước rau rền. Tuấn ngồi vào bàn, nể mẹ sới được lưng bát cơm. Sau đó, chàng ăn tiếp một tô mì gói. Tuấn có thể ăn mì gói kinh niên mà không bao giờ ngán. Những hôm ăn một mình, Tuấn bưng nguyên cả tô mì ra ngồi ở salon, vừa ăn vừa coi ti-vi. Thành ra nồi cơm trắng phau, tuy sốt rẻo  như thế mà bao giờ cũng ế. Cơm ế, không đời nào bà giáo đem đổ đi. Bà đem cất tủ lạnh để sáng hôm sau hâm  lại làm bữa trưa cho mình. Nhiều hôm bà đổ thêm nước vào để nấu thành cháo. Riết rồi bà cũng mặc nhiên trở thành một người kinh niên ăn cháo, âu nó cũng thích hợp với hai hàm răng cũng đã bắt đầu lung lay của bà.

Trong cuộc đời của bà Giáo, bà sợ hãi  nhất là hai tiếng “đổ đi” ngay cả khi còn ở Sài Gòn vào thời kỳ bà đang giầu có, sung túc nhất. Các con của bà luôn luôn được nghe câu nói : “Phí của giời, mười đời không có”, bà làm như lúc nào cũng có con mắt của Trời, Phật ngó vào khi bà lỡ đánh rơi  vài hạt cơm hay rúm gạo. Cho nên cái gì dư thừa, bao giờ bà cũng cất vô tủ lạnh, từ một chén ăn giở cho đến đĩa đầu tôm rang mặn hay những mẩu vụn vặt của một nồi cá kho. Có lần Thuý phải kêu lên:

- Mẹ suốt đời ăn đồ thiu. Coi chừng mắc bệnh, kính chả bõ phiền. Mà ở bên này đồ ăn thiếu gì!

Bà Giáo cãi lại :

- Mẹ mày ! Thiu đâu mà thiu !

Thu cũng bực bội chen vào :

- Không thiu thì cũng đun đi đun lại cả tuần. Mẹ không đổ đi thì con đổ cho mà coi.

Và Thu làm thật. Chờ lúc bà Giáo lúi húi ở vườn sau, Thu dọn sạch banh cái tủ lạnh. Ít lắm thì Thu cũng lôi  ra được nửa xoong cháo, một tô cơm nguội, một đĩa cải sào, một chén mắm ruốc kho và một lưng niêu nhỏ chứa cái gì “đen sì sì’ thịt không ra thịt, mỡ không ra mỡ lại lẫn lộn  cả mấy cọng râu tôm.

Nhưng rồi chỉ tuần lễ sau, mọi sự đâu lại vào đấy. Chán rồi, tất cả đều để mặc cho bà tự  do ăn uống theo ý mình, giống như Thu thì thích súp rau, Thuý thì thích bún thịt nướng, còn Tuấn thì  thích ôm  tô mì mì gói ra ngồi ở salon trước ti-vi. Ăn xong, đứa nào về phòng của đứa đó.

Trong căn nhà của xã hội Mỹ có những cánh cửa phòng khi đóng lại thì kín như bưng đã là cái hình ảnh khủng khiếp nhất đối với tâm trạng của bà Giáo. Khi bầy con của bà rút vô phòng rồi thì  bà không biết chúng nó đang làm gì ở trong đó, hay nhỡ có chuyện gì không may xẩy ra đối với chúng nó ? Đứng ở ngoài hành lang thấp thoáng ánh đèn vàng vọt héo úa, bà với chúng nó tuy thật gần nhau về khoảng cách nhưng tâm tình thì thật đã xa cách nghìn trùng, đến nỗi bà nhiều khi có cảm giác như những cánh cửa phòng vô tri kia đã cắt lìa bà ra khỏi cuộc đời của chúng nó. Nào chúng nó có biết rằng rất nhiều hôm mủi lòng, bà đã tựa đầu vào vách gỗ để sùi sụt khóc mùi.

Hồi ngày xưa, bà có thể nắm vững tình hình sinh hoạt hằng ngày của từng đứa. Về quần áo, mỗi đứa có bộ nào, chiếc quần nào của Tuấn có vết mạng, cái áo nào của Thuý hay Thu sứt chỉ hay được đơm lại khuy, vết sước trên tay Thu khởi sự từ bao giờ và nó đã được chữa trị ra sao, hôm nào thì liền da, bong vẩy, thậm chí đến từng cái răng lược bị gẫy, cái quai dép bong keo hay chiếc khăn tay bị ố mầu mực tím, nhất nhất bà Giáo đều nắm vững như tất cả những thứ đó nằm trên đường chỉ tay của bà.

Bây giờ thì bà rất hiếm hoi có dịp được bước chân vô phòng của cả mấy đứa. Muốn kêu đứa nào, bà phải đứng ngoài gõ cửa. Nhiều hôm cái Thu hay Thuý chỉ hé một chút xíu cánh cửa gỗ rồi thò đầu ra, trao đổi vài câu ngắn ngủi với bà rồi lại khép sập lại. Bà thấy rõ các con đã vượt  xa tầm tay của bà. Mỗi đứa đều có thế giới riêng của mình kể cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Một lần Tuấn bị đau nằm liệt trên giường ba ngày liền.

Ôi thôi, bà Giáo thấy mình linh hoạt hẳn lên. Bà lăng xăng nấu cháo nóng, thái củ hành, vắt nước cam, giặt khăn nước lạnh, pha sữa hộp, quơ đồ cũ của Tuấn mang giặt và đem phơi. Bà tự do ra vô căn phòng của Tuấn mà không cần gõ cửa. Bà lại có thể ngồi hàng giờ ở cuối chân giường của Tuấn, lâu lâu lại sờ đầu, sờ chân, kéo mép chăn, căng mép vạt trải giường và nghe ngóng từng hơi thở khó khăn nặng nề của Tuấn.

Nhưng sự bận rộn đầy yêu thương và hạnh phúc đó của bà cũng chỉ kéo dài được ba ngày. Sau hôm Tuấn khỏi bệnh và đã đi làm  được ngày đầu, buổi tối bà Giáo tiến lại cánh cửa của phòng Tuấn với dáng điệu rụt rè. Rồi bà ngập ngừng gõ nhẹ lên phiến gỗ. Tuấn hỏi vọng ra:

- Ai đó ?

- Mẹ đây !

- Có việc gì không hả mẹ?

- Không ! Mẹ hỏi thăm xem hôm nay con khá hơn chưa?

Giọng Tuấn đáp to : “ Khoẻ như voi rồi, mẹ khỏi lo!”

Bà Giáo đứng tần ngần một lát rồi quay ra. Trong lòng bà dâng lên một niềm vui nghe con khỏi bệnh nhưng đồng thời cũng xen vào đó là cảm giác tiếc nuối, nôn nao như bà vừa bị đánh mất một cái gì thân thương khó tả.

Bà lại ra ngồi ở trên ghế salon, thu mình lại như một con mèo già ốm yếu, già nua. Phía bên kia cánh cửa kính là khoảng trời sâu hun hút  điểm mấy vì sao thưa. Bà nghe văng vẳng  hình như có âm thanh của những bản nhạc vọng lại từ rất xa phát ra từ những cánh cửa phòng đóng kín mít của các con bà.

Bà chợt thấy hối hận ngay với ý nghĩ điên rồ vừa chợt nẩy ra trong đầu :

“ Con Thu, con Thuý sao chẳng bao giờ thấy chúng nó ốm đau cả !”.
                                                                                 NHẬT TIẾN
                                                                            California, 1983





Chào Tuyết Lan ,


cô mới về.  Đã đi chơi là không làm sao có internet để mà vào thăm vườn nhà.  Bà con có laptop thì cô Thu hổng biết dùng, cứ lóng cóng đẩy cái con chuột vô hình  nên xin hàng.  You cannot teach an old dog new tricks!

Bây giờ mới đọc cái bài này của em đưa lên, sao mà hay qáu và buồn cho mấy cụ...tuổi cô thế nhỉ.  Cô đi chơi quá luôn cả Mother's Day, thế là cũng miss luôn một dịp vui, nhưng cũng mừng vì không phải nhớ đến những ngày xưa thân ái như bà già này trong truyện. 


Happy Belated Mother's Day cho em.  Có gì đặc biệt không?  Trở về thấy mọi người im lìm, không ai nói chuyện hay ồn ào chi cả nhỉ? Cô tươ3ng lớp giữ trật tự giỏi quá, Túy Vân sợ luôn phải không?
Back to top
 
 
IP Logged
 
thule
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2010*

Posts: 3836
Re: Dịch Thơ
Reply #3479 - 14. May 2013 , 17:39
 
Ngố wrote on 11. May 2013 , 22:06:
...

Kính chúc cô Thu thật vui,thật hạnh phúc trong ngày lễ MẸ.
Kính,
lêthịngố(5/12/13)



Cảm ơn em Ngố đã vào đây cho ngày lễ Mẹ.  Cô thật tệ quá, đi lang thang quên luôn ngày lễ này.  Mong các em cũng đã được vui với gia đình, và sẵn sàng nộp bài cho cô đi nhé.



Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 230 231 232 233 234 ... 284
Send Topic In ra