Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 11 12 13 14 15 ... 195
Send Topic In ra
Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77 (Read 119490 times)
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #180 - 29. Aug 2011 , 22:23
 
Mytat wrote on 29. Aug 2011 , 13:21:


hihihi... có Nâu vào thì TCVT thêm được vài trang , mong Tyler chóng lành bịnh  Smiley,  cho mẹ có thì giờ thả hồn theo thơ  Grin Grin


...


Dzịt ui, con chim này ú nu ú nần, sao giống....ai... thế? Út Thái Tyler hôm nay khoẻ lắm, nhưng mà má nó còn mất hồn, chưa thơ mí thẩn được đâu.  Chắc Cô Thu còn đi chơi, Dzịt đừng nói lớn, Cô lại bắt quân dịch nữa haha.
Dzịt chọc em Nâu già chiện phải không?  Thêm vài trang cho đỡ xì trét mà.  Cười là liều thuốc bổ....xương Grin (ủa, hay là bổ phổi, quên dzồi, haha) Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #181 - 30. Aug 2011 , 09:42
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 29. Aug 2011 , 22:23:
Dzịt ui, con chim này ú nu ú nần, sao giống....ai... thế? Út Thái Tyler hôm nay khoẻ lắm, nhưng mà má nó còn mất hồn, chưa thơ mí thẩn được đâu.  Chắc Cô Thu còn đi chơi, Dzịt đừng nói lớn, Cô lại bắt quân dịch nữa haha.
Dzịt chọc em Nâu già chiện phải không?  Thêm vài trang cho đỡ xì trét mà.  Cười là liều thuốc bổ....xương Grin (ủa, hay là bổ phổi, quên dzồi, haha) Grin





you and your hubby need this....  Smiley



...

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #182 - 30. Aug 2011 , 12:08
 


CHỒNG TÔI



Tác Giả: Dương Ngọc Ánh
   

...


             

Thực sự càng vào tuổi già chàng càng “ ngớ ngẫn” và hay quên. Ngày xưa khi chàng còn trai trẻ thì có lẽ có “hạnh kiểm” hơn trong những ngày tháng muộn màng. Thưở ấy (dưới mắt chàng) tôi có một dáng dấp không đến nỗi tệ. Bây giờ chàng đã quên mất cô vợ ngày ấy; thay vào đó là những cái nhìn ngẩn, nhìn ngơ cho những cô gái chân dài bất tận, không liên hệ chi với chàng, mà còn khen rối rít,“con nhỏ đó có cặp giò ngon dễ sợ!” Đi ngoài đường thấy gái đẹp thì chàng quên bẳng là đang đi với vợ mà tưởng rằng tôi là thằng bạn nối khố của chàng, “ Trời! Trời! Ngó cái mông thiệt đã!” Có khi tôi đã thấy chàng nhìn chăm chăm mấy cô gái phô bày cặp ngực, khêu gợi, căng đầy nhựa sống; rồi chàng nhìn theo trong kính chiếu hậu tiếc ngẩn tiếc ngơ; tôi cũng đoán được chàng đang suy nghĩ gì!

Có phải ông cha ta đã nói: “Gìa thì phải nên nết”. Hình như đây chỉ là một giả thuyết? “Cụ” nhà tôi bây giờ còn “tinh nghịch” hơn xưa. Cụ đã cùng với những cụ khác dấu diếm gởi cho nhau những tấm hình táo bạo, những khúc phim “đặc sắc” để chiêm ngưỡng, rồi cười đùa khoái trá như những cậu học sinh trung học ngỗ ngáo. Nếu bị phát giác thì cụ lại chối leo lẻo “No, I'm a good guy!” Mỗi lần có hình khỏa thân hấp dẫn hay phim “nghèo” là trong làng bằng hữu của chồng tôi thật nhộn nhịp, rộn ràng:- Mày cho tao xin phim này đi. Mày upload lên megaupload thì rất thuận tiện vì tao có premium account với thằng này. Ngay cả những anh thường hơi thẹn thùng trong chuyện đóng góp và tán dóc cũng trồi lên, “Thằng .......trồi lên chỉ khi nào nó ngửi thấy mùi : dâm , vú.... Tôi còn nhớ khi cụ nhà tôi gởi tựa đề của cuốn sách 365 sex positions lên mail group của cụ thì gần như suốt một tuần các cụ đã tranh cãi và thảo luận sôi nổi về đề tài nầy còn hơn những bài luận văn chính trị cuối mùa văn hóa hồi các cụ còn mài đũng quần ở Đà lạt! Chưa đủ, có cụ còn chôm nguyên cuốn sách trình làng với đầy đủ hình ảnh chi tiết. Có cụ còn muốn vớt vát cho cái lém lĩnh của mình bằng sự trấn an của khoa học:- Nói có sách, mách có chứng. Mỗi ngày chỉ cần 10 phút coi hình thiếu vải thì hạ huyết áp, tránh được bệnh tim. Bí quyết sống lâu đây rồi, mỗi ngày chỉ 10 phút thôi, không phải tin đồn bậy bạ mà có nghiên cứu đàng hoàng. Đã có gan coi hình tươi mát mà còn sợ “thượng mã phong!”

Đàn ông, theo y học chứng minh-đầu óc của họ lúc nào cũng đầy dẫy chuyện gió trăng và hơi hám đàn bà lúc nào cũng vương vấn trong những cuộc đối thoại. Không sai tí nào! Khi chồng tôi dự định mua máy hình, anh hỏi loại máy hình gì tốt, đẹp và bền, thì ngay lập tức các đồng môn của anh xúm lại khuyên bảo :-Nhu cầu của mỗi người khác nhau, vấn đề là mình phải biết nhu cầu của mình là gì thì mới chọn lựa được sản phẩm thích hợp. Có người thích em trắng, kẻ thích em đen, người chuộng da rám nắng, kẻ thích vú bự, người mê ăn quýt. Tùy theo khẩu vị mà chọn hàng. Nhưng nói gì thì nói họ vẫn thuộc làu câu ca dao tục ngữ gối đầu giường “Ta về ta tắm ao ta...” Rồi lại phụ đề thêm Việt Ngữ:Cái này là nói mấy em chân dài, nói phở thôi. Cơm nhà dù sao vẫn chắc bụng, no lâu. Phở dĩ nhiên, nấu vừa mất thời gian lại còn tốn kém nhưng anh nào cũng khoái “ăn vụng”. Điều nầy không phải không đáng sợ.

Trên bảo dưới không nghe.” Đây là điều đáng quan tâm nhất của các đấng mày râu khi họ đến tuổi về già. Tôi thấy đức lang quân của tôi thường nhận được những lời chia xẻ của bạn bè để làm thế nào mà “ trẻ mãi không già” Chưa đủ, họ còn truyền cho nhau những loại rượu, có khi luôn cả những thang thuốc truyền kỳ để cùng tìm hiểu bí quyết về huyền sử ái ân. Khi có dịp gặp nhau thì lại thì thầm, mách nước xem thử kết quả có ly“kỳ như họ nghĩ hay không. Lạ lùng thay tôi chưa nghe anh nào thật sự thố lộ là những chung rượu thần kỳ và các liều thuốc nổi danh lịch sử đã làm cho họ cải lão hoàn đồng! Đức lang quân của tôi cũng đã dại khờ, liều mạng tu gần nữa chai rượu của một người bạn quý cho anh để đi tìm kết quả. Nhưng chàng đã quên mất rằng hai anh em, thằng lớn, thằng nhỏ, cùng một tuổi thì thuốc tiên, phép lạ cũng phải bó tay.

Chồng tôi có một đặc điểm là biết “vâng lời” vợ. Một phần là nhờ anh ở phương tây khá lâu nên không ít thì nhiều anh cũng có tiêm nhiễm về nếp sống văn minh nơi xứ người. Kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật hoặc ngày của tình yêu mà quên là anh “lãnh nợ”. Để tránh khỏi mua quà tầm bậy anh thường cẩn thận hỏi trước (thà mất lòng trước được lòng sau!) , “ Em thích qùa gì cho sinh nhật của em?”. Tiền đâu anh mua hột xoàn, kim cương; tiền đâu anh mua xe hơi, nhà lầu hay những món quà đắt giá! Nhưng dại gì mà nói, anh phải tự suy nghĩ để đem lại sự ngạc nhiên vui thích cho mình- “Không cần đâu anh!Em đâu thiếu gì!” Ông chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, cứ thế mà làm theo, chẳng quà cáp gì ráo. Tưởng vâng lời như thế thì được điểm tốt, nhưng chiến tranh lạnh đã xảy ra. Anh lại ngây thơ thăm hỏi, “ Sao em lạnh lùng như băng giá?” Khi chiến tranh bùng nổ thì anh trả lời “ Em nói em không cần gì hết mà tại sao bây giờ không vui! Em nói sao thì anh nghe vậy có gì mà hờn giận, trách móc.........?.

Nếu cho rằng anh là một ông chồng “lý tưởng”- nghĩa là: đẹp trai, vạm vỡ, hào hoa, phong nhã, đa tình, lãng mạng thì có lẽ anh sẽ được chấm hạng dưới trung bình; cũng có thể gọi là hạng chót! Nhưng anh là một người thật thà. Ngày xưa anh yêu tôi vì tôi có mái tóc thật dài, xõa ngang lưng, thơm mùi quyến rũ. Ngày hôm nay tôi càng cố gìn giữ bao nhiêu, thì hàng chục sợi tóc đáng thương cứ cuốn theo chiều gió mà bay mãi. Chải tóc cho tóc mượt thì chỉ thấy nền nhà phủ đầy những sợi tóc khô khan của tuổi đời. Anh bây giờ không còn vuốt tóc tôi như ngày xưa mà còn bảo: “ tóc em sao rụng quá cỡ vậy? Vài năm nữa không đội tóc giả thì cũng thành ni cô! Nghe mà nóng gà, muốn nổi tam bành lục tặc.

Một điểm đặc biệt và “đáng yêu” của chồng tôi là anh rất thẳng thắng phải nói rằng- “toạc móng heo”. Tôi có một cái tính là thích ăn mặt hơi hở hang, có lẽ cũng muốn níu kéo một tí gì trước khi xã hội xếp mình vào dĩ vãng. Nhưng khi mặc áo đầm , váy ngắn hoặc áo cổ rộng tròn phơi bày thì sẽ được anh thẳng thắn khuyên nhủ:- “ Em mặc như vậy có ngày trúng gió bất tử.” Anh làm tôi cụt hứng-tưởng rằng ăn mặc mát mẻ sẽ làm anh gợi cảm và nhìn tôi như những đàn bà trẻ đẹp khác. Thiệt chán còn hơn ăn cơm nếp nát.

Về nghệ thuật, chồng tôi có một cái nhìn rất khác người. Khi đi mua sắm, tôi thường “mời” anh đi theo, trước thì để xách đồ, sau là làm “cố vấn thời trang”. Có lẽ là vì được nhờ nên anh đóng góp ý kiến rất nhiệt tình. Áo quần hơi có bông ba màu sắc thì anh bảo “sao không mua thêm vài cái lư hương lập miếu lên đồng cho đủ bộ”. Khi mua nịt da bảng bự cho hợp thời trang thì anh đến bên tôi nói nhỏ “anh thấy tiệm kia bán nịt còn cho thêm cái khiên, cây kiếm và đôi sandal. Em mua để đóng phim Gladiators coi được lắm”. Còn mua quần nhiều túi thì anh chêm vào: “ Được đó! Mua cái quần này thì đi chợ khỏi cần trolley”. Tức muốn chết người.

Đủ thói hư tật xấu, mất nết thiếu hạnh kiểm nhưng tôi biết rằng anh chỉ vui rôm rả với bạn bè. Có lẽ nhờ vậy mà lúc nào tôi thấy anh và các bạn vẫn luôn luôn trẻ mãi. Dù sáu hay bảy bó, không là chuyện lớn. Ngày nào anh và các bạn còn nhìn được hình tươi mát; ngày nào mắt còn rõ để phân biệt được bầu, mướp cam, bưởi thì không thể gọi là già; ngày nào còn xách đồ được cho vợ, còn hơi để làm “cố vấn thời trang” là ngày đó còn hạnh phúc. Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt (khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.


 

      
thanks.gif
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #183 - 31. Aug 2011 , 15:50
 


Hòa thượng Cua.


   
...



             
Căn nhà lá xiêu vẹo mục nát bên bờ ao, ra vào chỉ có hai mẹ con. Mẹ buôn gánh bán bưng, tảo tần hôm sớm; đứa con trai còn nhỏ dại, đỡ đần mẹ những việc lặt vặt hàng ngày.
 
Một hôm mẹ bảo con:
- Sáng nay mẹ bắt được mấy con cua, còn để trong giỏ ở góc bếp. Trưa con hái rau đay nấu bát canh cua, mẹ đi bán về hai mẹ con ăn nhé.
 
Cậu bé vâng dạ, người mẹ quảy gánh hàng rong ra đi, cậu nhìn theo bóng mẹ, muốn nói, mẹ về mua cho con tấm bánh đúc, nhưng lại không dám. Tuổi thơ nhà nghèo đã sớm biết cảnh ngộ, cha mất từ khi cậu còn ẳm ngửa, mẹ bươn chải suốt ngày chỉ đủ cho hai mẹ con rau cháo đỡ lòng. Dám mơ gì đến áo quần quà bánh, càng không dám nghĩ đến chuyện học hành. Nhiều lần cậu bé đứng đàng xa nhìn về ngôi trường làng, thấy đám học trò đang gò lưng tập viết, hoặc đồng thanh đọc theo thầy “Nhân chi sơ tính bản thiện…” cậu thích mê, tuy chẳng hiểu một chữ nào nhưng cậu cảm thấy bao điều huyền diệu trong những âm thanh trầm bổng ấy.
 
Thích thì thật thích, nhưng tuyệt đối cậu không dám hé ra một lời với mẹ. Bởi vì cậu biết mẹ cậu đã khổ quá nhiều. Đôi lần cậu cảm nhận những giọt nước mắt thầm rơi trên tóc cậu, khi mẹ ôm cậu vào lòng. Nhưng khi cậu nhìn lên, mẹ lại vội mỉm cười, bảo là có hạt bụi rơi vào mắt. Sau đó mẹ ôm cậu chặt hơn, và hai mẹ con cùng ngồi yên lặng, tận hưởng những giây phút sum vầy hạnh phúc bên nhau. Hiển nhiên là cậu không thể sống thiếu mẹ và ngược lại, mẹ cũng không thể nào sống mà không có cậu.
 
Mãi nghĩ vẫn vơ, nhìn lại đã thấy trời gần đứng bóng, cậu bé nhớ lời mẹ dặn, ra sau nhà hái một đám rau đay, rửa sạch rồi để vào rổ cho khô. Rau đay nấu với nước cua giã, mùa hè nóng nực có bát canh nầy thì ăn đến đâu mát ruột đến đấy. Hôm nay mình phải nấu thật ngon, mẹ đi bán về mệt, ăn vào chắc chắn khỏe ra ngay. Mẹ sẽ khen con mẹ giỏi ghê, và mẹ sẽ thưởng cho mấy cái hôn vào má.
 
Chiếc giỏ tre nằm nơi xó bếp. Mấy con cua bò lổm ngổm. Cậu bé
đến gần, định trút cua ra cối giã. Chợt thấy những đám bọt sùi trên thân cua, cậu ngẩn ra nhìn. Thì ra cua cũng biết khóc ư? Chúng sợ mình giết chúng đây mà. Tội thế thì thôi. Làm sao mình nỡ hại chúng được nhỉ?
 
Cậu mang giỏ cua ra bờ ao, trút hết cua xuống đất. Lũ cua được hồi sinh, vội vã bò đi tản mát. Cậu bé nhìn theo, mỉm cười…
Buổi trưa nắng gắt. Người mẹ trẻ quẩy gánh hàng rong còn nặng trĩu trở về. Từng vệt mồ hôi trắng loang lổ trên lưng áo, chảy ròng ròng trên mặt. Nghèo nàn cơ cực và đau khổ đã tàn phá nhan sắc người thiếu phụ quá sớm. Mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, ở nhờ nhà dì chú lại bị hành hạ đuổi xua, cô phải làm thuê ở mướn nuôi thân qua ngày. Tuy cô hiền hậu dễ thương, nhưng gia cảnh quá bần hàn nên không ai muốn kết thân. Mãi về sau, gặp được người tử tế, tưởng số phận đã mỉm cười, vợ chồng suốt đời nương tựa bên nhau. Nào ngờ chồng mắc cơn bạo bệnh, không tiền thuốc thang nên qua đời, để lại đứa con trai mới vài tháng tuổi. Cũng an ủi cho cô, đứa con càng lớn càng thông minh, lại rất ngoan, rất có hiếu. Mẹ đi bán về, bé biết rót nước mẹ uống, quạt mát cho mẹ; thấy mẹ buồn, bé biết rúc đầu vào lòng mẹ, thỏ thẻ với mẹ đôi câu. Nếu không có đứa con, chưa chắc cô có thể gắng sống đến bây giờ.
 
Nghĩ đến con, người mẹ thấy lòng dịu mát. Ở nhà chắc thằng bé đã nấu cơm xong. Sáng giờ chưa có gì vào bụng, người mẹ nghe đói cồn cào. Gắng sức về đến nhà, rửa mặt qua loa, cô mỉm cười nghe con vừa dọn cơm vừa tíu tít.
Nhìn bát cà muối nằm chỏng chơ trên chiếc mâm tre, người mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Con quên nấu canh cua chăng?
Thằng bé ngập ngừng:
- Con không quên đâu, mẹ ạ. Nhưng… lúc bắt cua định cho vào cối, con thấy chúng khóc tội quá nên… đã thả hết rồi.
Người mẹ tức nghẹn, trố mắt nhìn con, lát sau mới thốt lên:
- Cái gì? Mầy nói cái gì?
Nhìn đôi mắt long lên của mẹ, thằng bé co rúm người lại, líu ríu không ra tiếng:
- Dạ… con thả cua đi hết rồi.
Vừa mệt vừa đói lại vừa tủi cực, người mẹ òa lên khóc:
- Giời ơi là giời! Sao đời tôi khổ thế này? Người ta có con nhờ con có của nhờ của, tôi chỉ có một đứa con mà chẳng biết thương mẹ. Đồ bất hiếu, xéo ngay khỏi nhà nầy! Từ nay chẳng mẹ con gì sất!
 
Thuận tay, người mẹ cầm ngay đòn gánh phan vào chân con.
Thằng bé trúng đòn vào chân đau điếng, vội chạy ù ra khỏi cửa. Người mẹ gục mặt vào cạnh bàn, đôi vai gầy guộc rung lên từng hồi trong cơn đau khổ xé lòng. Nỗi giận Trời già bất công, nỗi thương thân phận hẩm hiu chưa hề có một ngày vui trọn vẹn, chưa một giờ nào thật sự thảnh thơi. Bên cạnh, vẫn âm ỉ nỗi ân hận đã nặng tay nặng lời với đứa con thân yêu duy nhất. Từ trước đến nay, có bao giờ thằng bé bị bà la mắng, nói gì đến đánh đập đuổi xua? Chỉ tại hôm nay trời nóng quá, hàng họ ế ẩm, chủ nợ lại chận đường chửi bới đủ điều. Cực nhục quá đỗi, thân cò đơn chiếc làm sao giữ nổi bình tỉnh khi chút hy vọng cỏn con là một bữa ăn cải thiện mà cũng không thành hiện thực?
 
Chìm vào tột cùng đau khổ, người mẹ cứ gục đầu, không biết thời gian trôi qua, không biết bên ngoài trời đã xế chiều. Khi chợt tỉnh, nhìn quanh thấy im vắng lạ thường, người mẹ nhớ lại chuyện lúc trưa. Hốt hoảng gọi con, không nghe tiếng thưa, cô vội nháo nhác đi tìm…
 
. . . Cuộc tìm kiếm kéo dài gần 40 năm.
 
Người mẹ trẻ ngày nào đã trở thành một bà cụ cô đơn, còm cõi, sống hiu quạnh nơi quán nước bên đường. Hai mắt đã mờ, hai tai đã lãng, nhưng nỗi nhớ thương ân hận vẫn còn tươi nguyên, vẫn còn da diết. Bao nhiêu năm trời lang thang tìm con khắp nẻo, không kể nắng mưa gió bụi, không kể lạnh lùng đói khổ, bà sống nhờ hạt cơm bố thí. Chỉ có một chút lửa hy vọng nhìn lại mặt con, ôm con trong vòng tay, nói lên lời xin lỗi, mới giữ được bà còn sống đến ngày nay. Chút hy vọng ấy như sợi dây tơ giữ bà liên hệ với cuộc đời. Những năm gần đây, sức đã mòn chân đã yếu, bà đành về làng cũ, dựng tạm quán nước bên đường làm nơi trú thân và để tiện việc hỏi han tin tức đứa con lưu lạc.
 
Sáng nay, tự nhiên bà cụ thấy nôn nao lạ lùng. Từ sớm, bà đã lui cui dọn dẹp bàn ghế, quét sạch nhà cửa, quét luôn đám lá ngoài sân. Ly tách trên bàn đã sạch sẽ ngay ngắn, nhà cửa đã ngăn nắp gọn gàng mà bà vẫn luôn tay làm việc. Dường như có một luồng sinh khí tràn vào thân tâm khiến bà mạnh lên, trẻ lại, nhưng bà không hiểu nguyên do, không biết có chuyện gì sẽ xảy ra cho mình.
 
Mãi làm, bà không biết có một người khách vừa đến. Khi nghe tiếng gọi, bà mới giật mình ngẩng lên chào hỏi. Khách là một vị tu sĩ, trạc tuổi 50, giọng nói từ hòa trầm ấm:
- Bà cụ mở quán nầy lâu chưa?
 
Bà bưng tách trà đặt ngay ngắn trước mặt nhà Sư, chấp tay cung kính:
- Bạch cụ, con mới mở vài năm nay thôi ạ. Trước đây con cũng ở làng nầy, nhưng tận sâu trong kia.
 
Nhìn theo ngón tay chỉ của bà cụ. Sư như nhận ra điều gì, vội hỏi tiếp:
- Thế… bà cụ ở đây cùng với con cháu chứ?
 
Bà cụ đưa tay áo lên lau giọt nước mắt vừa ứa ra, buồn bã trả lời:
- Bạch cụ, trước kia con có một đứa con trai. Năm nó 12 tuổi, chỉ vì một chút bất hòa, nó đành đoạn bỏ con đi biệt tích. Con tìm nó suốt 40 năm nay, sức mỏn hơi tàn nhưng cũng gắng sống chờ gặp lại nó, nói với nó một câu xin lỗi rồi mới yên tâm nhắm mắt. Nếu không thế thì con không có mặt mũi nào nhìn nhà con dưới suối vàng được ạ.
 
Rồi như mạch nước được khai thông, bà cụ run run ngồi xuống bên Sư, kể hết mọi sự tình. Bà kể về những tháng năm mẹ con đầm ấm bên nhau, đến chuyện một bát canh cua làm đoạn lìa tình mẫu tử. Bà kể về khoảng thời gian lang thang khắp nẻo, vừa xin ăn vừa lặn lội tìm con, cho đến tuổi già còn đau đáu ngóng vời đứa con biệt dạng. Bà không thấy rõ mặt Sư, vì giòng lệ nhiều năm đã làm mờ ánh sáng của đôi mắt trong, nhưng bà cảm nhận một sự thân thuộc và tin cậy không tả nổi với người khách lạ nầy. Cho nên, tâm sự chất chứa bao năm đầy ắp, giờ có dịp được trút cạn nỗi niềm.
 
Sư sửng sờ, ngồi lặng thinh. Trước mắt Ngài hiện rõ hình ảnh một đứa bé gầy guộc đen đủi, mặc chiếc quần cộc đen, ngồi nhìn đám cua đang khóc trong giỏ, rồi lui cui thả chúng xuống ao. Đứa bé ra cửa đón mẹ, hai mẹ con đang nói cười vui vẻ, bỗng đâu mẹ quắc mắt nhìn mâm cơm, và một chiếc đòn gánh phang đến. Vết đau nơi chân không sâu bằng vết đau trong tâm hồn non trẻ và sự hoảng sợ khi cậu bất chợt nhận ra một người khác nơi mẹ mình, một con người sân hận hung dữ mà cậu chưa hề gặp.
Cậu không biết mẹ đã biến đi đâu. Người mẹ hiền từ dịu dàng vẫn vuốt ve ôm ấp cậu. Cậu ôm đầu chạy trốn con người hung dữ kia, tai vẫn văng vẳng nghe tiếng gào thét của hắn. Cậu nhắm mắt chạy mãi, chạy mãi để trốn tránh những hình ảnh, những âm thanh ma quái ấy. Cho đến khi mệt đuối, cậu ngã xuống một bờ đê, bất tỉnh.
 
Bà cụ vẫn thủ thỉ kể chuyện đời mình bằng một giọng đều đều, nhỏ nhẻ. Sư vẫn ngồi đó yên lặng, tiềm thức tiếp tục trổi dậy những hình ảnh ngày xưa. Bốn mươi năm dài chỉ như một chớp mắt. Cậu bé được một vị sư già đưa về chùa săn sóc, dở tỉnh dở mê.
 
Cơn chấn động tinh thần dữ dội, thêm sự nhọc mệt quá độ của thể xác làm mất hẳn trí nhớ. Cậu không biết mình con ai, ở đâu, tên gì, vì sao nằm gục trên đám ruộng xa lạ. Khi tỉnh dậy nhìn quanh, thấy mình đang ở trong chùa, bên cạnh là vị sư già đang nhìn cậu bằng đôi mắt bao dung, từ ái. Kể từ hôm ấy, cậu như mới được sinh ra, sống nương cửa Phật, nhờ ơn giáo dưỡng của sư phụ trụ trì. Tu hành tinh tấn, giới hạnh trang nghiêm, cậu dần trưởng thành, trở nên một vị chân tu thạc đức, được sư phụ cho kế thừa trụ trì ngôi tu viện. Trong một đêm thiền định sâu xa, khi mọi vọng niệm bặt dứt, trở về với bản tâm thanh tịnh rỗng lặng sáng ngời, ngài đột nhiên nhớ lại chuyện xưa. Thời thơ ấu bên người mẹ hiền sớm hôn tần tảo vụt hiện ra, rõ ràng như chuyện xảy ra hôm qua.
 
Mẹ giờ chắc đã già yếu, quạnh quẽ cô đơn, từng ngày mong ngóng đứa con duy nhất. Người tu cát ái từ sở thân, nhưng không vì thế mà lãng quên công sinh thành dưỡng dục. Phải trở về quê cũ, tìm gặp mẹ hiền, nghĩ cách bù đắp cho Người những gì mình thiếu sót, báo đền ơn sâu của Người dù đã muộn màng.
Sáng sớm hôm sau, Ngài sắp xếp công việc trong tự viện, giao phó cho những đệ tử thân tín, bảo là ra đi có việc cần, khi nào xong việc sẽ trở về. Một mình Ngài tìm về làng xưa, nhận không ra quang cảnh cũ. Bốn mươi năm, bao nhiêu nước chảy qua cầu. Mái nhà tranh thân thương cạnh bờ ao rau muống, nay chỉ là mảnh đất cỏ dại. Đi quanh xóm, không còn một gương mặt thân quen. Mẹ già đã phiêu bạt nơi đâu, hay đã ra người thiên cổ?
Bốn mươi năm, hình ảnh mẹ bị phủ che bởi lớp bụi dày vô ký, con không hề biết trên đời nầy có mẹ, thảnh thơi sống trong thiền môn vui với câu kinh tiếng kệ. Chao ôi! Tu hành mà làm gì khi một chữ hiếu chưa trả xong, khi không biết mẹ hiền đang ở đâu để lo bề phụng dưỡng?
 
Nhiều năm trôi qua như thế. Ngài quảy gói làm du Tăng đi khắp hang cùng ngõ hẹp hỏi thăm tin tức về một người mẹ mất con. Trả lại câu hỏi của Ngài, mọi người đều lắc đầu không rõ. Rất thông cảm và rất thương cho vị tu sĩ có hiếu, nhưng không ai có thể giúp Ngài được gì. Nhiều người góp ý, có lẽ thời gian qua lâu thế, mẹ Ngài đã khuất bóng rồi chăng, biết bà cụ ở đâu mà tìm? Chỉ một mình Ngài vẫn giữ trọn lòng tin, Phật Trời không phụ người thành tâm, sẽ có ngày mẹ con đoàn tụ.
 
Và bây giờ, sự thật mà cứ ngỡ trong mơ! Mẹ đang ngồi trước mặt, đang kể về những năm tháng đau khổ trong đời. Mẹ kể chuyện cho người mới gặp lần đầu, sao có vẻ tin cậy đến thế? Phải chăng vì từ lâu không có ai lắng nghe bằng tất cả tấm lòng, hay vì sợi dây tình cảm thiêng liêng đã rung lên thành điệu nhạc vô thanh? Nhìn mẹ say sưa nói mà nội tâm Sư đang bị đấu tranh bởi hai tư tưởng trái ngược: Bên nầy là tình cảm thông thường, Sư muốn ôm chầm lấy mẹ, khát khao hít đầy lồng ngực mùi mồ hôi quen thuộc của mẹ. Bên kia là trí tuệ và lòng từ của một bậc chân tu, muốn độ mẹ hiền qua biển khổ sinh tử. Nếu hôm nay Sư nhận mẹ, đưa mẹ về chùa phụng dưỡng, thì tình cảm mẹ con sẽ khiến bà sinh tâm chiếm hữu, ỷ lại và khinh mạn đối với chư Tăng. Mẹ vẫn còn tâm chúng sinh với đủ tật tham, sân, si sao khỏi tổn phước; như thế thương mẹ mà vô tình làm hại mẹ. Còn nếu không nhận mẹ con, để mẹ cứ mãi cô đơn nơi quán nước hiu quạnh, thì chẳng hóa ra bạc bẽo tàn nhẫn lắm sao? Làm thế nào trọn vẹn cả đôi đường, Sư có thể gần gũi chăm sóc mẹ, hướng dẫn mẹ tu hành theo chánh pháp, mà mẹ không tổn phước khi sử dụng của tín thí đàn na.
 
Sư trầm tư suy tính. Chợt một ý nghĩ lóe lên. Ngài mỉm cười tự nhủ: “Phải, cần phải làm như thế”. Nắm bàn tay nhăn nheo gầy guộc của mẹ, Ngài dịu dàng hỏi:
- Này cụ, cụ có muốn theo tôi về nương cửa Phật chăng?
 
Bà cụ không tin vào tai mình:
- Bạch cụ, cụ dạy gì con không rõ?
 
Sư thương cảm nhắc lại từng tiếng:
- Bà cụ muốn theo tôi về chùa chăng?
 
Bà cụ mừng rỡ thốt lên:
- Được thế thì còn gì bằng? Nhưng… bạch cụ, con già yếu thế nầy, đâu thể làm công quả cho nhà chùa được ạ?
 
Sư vỗ nhẹ vào tay mẹ:
- Bà cụ đừng lo. Người khỏe có việc của người khỏe, người già yếu khắc có việc cho người già. Bà cụ ở chùa, sớm hôm niệm Phật, biết đâu nhờ Phật độ trì mà sớm tìm gặp con mình. Để tôi về chùa bạch cùng chúng Tăng, nếu được chấp thuận, tôi sẽ đến đây đón cụ.
 
Từ đó, bà cụ về ở am tranh nhỏ sau chùa. Không ai biết bà là mẹ của Hòa thượng trụ trì, ngay cả bà cũng không ngờ mình đang sống cạnh người con yêu quý. Sáng nào Sư cũng đến thăm bà, hỏi han sức khỏe, nhắc bà niệm Phật. Việc công quả hàng ngày, Sư phân công bà nhặt hoa lá rụng trước am, khỏe làm mệt nghỉ. Công việc bà thích nhất là nhặt hoa sứ. Cây sứ lâu năm trồng phía trước am tranh của bà, hoa nở trắng cây thơm ngát. Bà nâng niu từng đóa, chọn những hoa còn tươi rửa sạch, đặt vào hai bát sứ. Một bát bà dâng cúng Phật - bức tượng Đức Phật Di-Đà mà Sư đã đưa đến tặng bà. Bát hoa thứ hai, bà để trên bàn dành biếu Sư. Mỗi lần đến, Sư đều ngồi trên chiếc ghế trên bàn, nâng bát hoa sứ bằng hai tay, nhìn thật lâu vào những cánh hoa, sau đó mỉm cười cảm ơn bà cụ.
 
Không nói ra nhưng bà cũng biết Ngài trân trọng tấm lòng của bà đối với Ngài. Chỉ có thế cũng đủ làm bà cụ vui suốt ngày. Bà ôm ấp niềm vui ấy khi làm việc, khi ăn cơm, khi nghỉ ngơi và cả trong khi ngủ. Theo lời dặn của Sư, lúc nào bà cũng cầm trên tay chuỗi hạt bồ đề do Sư tặng, tay lần chuỗi miệng niệm thầm Lục tự Di-Đà. Khi làm việc, bà mang chuỗi vào cổ tay. Như thế, xâu chuỗi hạt theo bà như hình với bóng.
 
Đối với bà, đó là vật quý báu nhất đời vì tiếp xúc với nó, bà luôn luôn gần gũi với Đức Phật và với Hòa thượng trụ trì - người vừa có tình thầy trò vừa có một tình cảm nào đó thật lạ mà bà không dám phân tích. Bà chỉ muốn cố gắng làm vui lòng Hòa thượng bằng cách vâng theo thật đúng, thật siêng năng những lời chỉ bảo của Ngài.
 
Mà Ngài có nói gì nhiều đâu, chỉ dặn dò luôn nhớ niệm Phật, ăn ngủ điều độ, chớ lo nghĩ buồn phiền. Cũng thật lạ, từ khi về nương dưới mái chùa, mỗi ngày được Sư đến thăm dù chỉ giây lát, bà tự nhiên thấy mình vô cùng hạnh phúc. Nỗi nhớ mong đứa con lưu lạc từ lâu nặng trĩu, bây giờ bỗng tiêu tan đâu mất.
 
Trước đây, mỗi khi trời chập choạng tối là bà cảm nhận sự cô đơn quạnh quẽ hơn bao giờ hết. Bây giờ cảm giác ấy không còn, thay vào đó là sự bình ổn của thân tâm. Đêm đến, bà rửa mặt sạch sẽ, đến bàn thờ Phật thắp một nén hương. Bà không biết khấn vái gì nhiều, chỉ dâng lên Đức Phật lời cảm tạ chân thành vì đã ban cho mình niềm vui được sống và tu dưới sự dẫn dắt của Hòa thượng.
 
Bà cầu nguyện Đức Phật phò hộ độ trì cho Hòa thượng mạnh khỏe sống lâu để làm lợi ích cho nhiều người. Sau đó, bà ngồi xếp chân trên chiếc giường tre, lần chuỗi niệm danh hiệu Đức Phật A-Di-Đà. Khi đã mỏi, bà nằm xuống nhẹ nhàng thảnh thơi đi vào giấc ngủ.
 
Ngày tháng êm đềm trôi qua. Nhờ Hòa thượng cùng chư Tăng bổn tự, bà cụ đã được an vui trong tuổi xế chiều, được đầy đủ về vật chất trong giới hạn của người tu, được thấm nhuần Phật pháp và tu hành theo giáo lý nhà Phật. Bà cụ đã biết gạt bỏ phiền não, rửa sạch tập khí, tịnh tu ba nghiệp, một lòng niệm Phật cầu được vãng sanh. Có thể nói, đây là giai đoạn hạnh phúc sung mãn nhất trong đời bà.
 
Một buổi sáng, bà cụ bỗng lên cơn sốt, đầu nhức mắt hoa, tay chân rũ liệt. Sư đến thăm như thường lệ, thấy thế vội lấy nước bà uống, xoa bóp tay chân bà rồi tự mình xuống bếp, nấu cho bà bát cháo giải cảm. Bà cụ, tuy lòng áy náy vì sự chăm lo ấy của Sư, nhưng tận sâu xa của cõi lòng người mẹ vẫn thấy vô cùng sung sướng. Bà nhớ ngày xưa, có lần bà bị mệt, đứa con nhỏ thân yêu của bà cũng quấn quýt săn sóc bà như thế. Có cái gì nửa lạ nửa quen nơi vị Hòa thượng khả kính nầy, bà đã cảm nhận từ lâu nhưng không dám lộ ra. Vả lại, mọi người đều rất tốt đối với bà. Họ ân cần đối xử thăm nom bà như một bà cụ làm công quả, một bà cụ cô đơn được chùa cưu mang. Và bà thì có mong điều gì hơn thế, luôn tỏ lòng cung kính biết ơn đối với chư Tăng, đặc biệt sâu sắc biết ơn Hòa thượng trụ trì đã từ bi ban cho mình những ngày tháng cuối đời thật bình an đầy đủ.
 
Người già như ngọn đèn cạn dầu, chỉ cần một cơn gió nhẹ là lịm tắt. Bà cụ từ trẻ đến giờ, nhờ Trời tuy lam lũ nhưng ít đau ốm nặng. Lần này, chỉ một trận cảm xoàng nhưng sao bao nhiêu sức lực trong người hầu như cạn kiệt. Toàn thân bà ê ẩm, rét run từng cơn, môi khô miệng đắng. Mọi việc thuốc thang chăm sóc, Sư đều tự tay làm một cách chu đáo tận tình. Nhiều lần bà cụ vừa khóc vừa thưa cùng Sư:
- Bạch cụ, xin cụ hãy để mặc con, con khắc tự mình làm được. Cụ chăm con thế nầy, con e tổn phước lắm ạ.
 
Sư dịu dàng nói:
- Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật. Bà cụ chỉ có một mình, không con không cháu, tôi thay con bà lo cho bà cũng được, có sao đâu?
 
Đại chúng biết chuyện, vừa thương bà cụ vừa xót cho Sư, nên đưa một nữ Phật tử đến, bạch rằng:
- Kính bạch Thầy, vị nữ thí chủ nầy có hoàn cảnh rất tội nghiệp, chồng con đều mất, không nơi nương tựa, xin đến chùa ta làm công quả. Chúng con kính trình Thầy, xem có thể nhờ nữ thí chủ đây chăm sóc bệnh tình bà cụ được chăng?
 
Bằng đôi mắt u ẩn, Sư nhìn người đệ tử, nhìn sang người phụ nữ đang chấp tay cúi đầu. Ngài trầm ngâm giây lâu, sau mới bảo:
- Thôi được, cứ để nữ thí chủ đây ở chung với bà cụ, hôm sớm có nhau. Hai ngày nữa, Thầy có việc đi xa vài hôm. Bệnh tình bà cụ không biết sẽ như thế nào, tuổi già… thật khó lường trước được. Mọi việc ở nhà, Thầy nhờ các chú lo liệu cho. Có điều… nếu bà cụ qua đời, các chú hãy thay Thầy làm đủ lễ cho chu tất, nhưng đừng đậy nắp áo quan. Đợi Thầy về sẽ tính. Thầy sẽ cố thu xếp công việc sớm, xong lúc nào Thầy về ngay lúc ấy.
 
Trước khi ra đi, Sư đến am tranh ngồi với bà cụ rất lâu. Không biết Sư nói với bà những gì, trấn an bà thế nào, nhưng khi Ngài đứng lên từ giã, bà cụ đã để rơi những giọt nước mắt hạnh phúc tột cùng. Bà đã trải qua những giây phút an lạc. Đã được sống trong hào quang của chư Phật, đã trọn vẹn tin tưởng rằng khi trút hơi thở cuối cùng, bà sẽ được vãng sanh. Cái chết đối với bà giờ đây như chuyến đi xa hứa hẹn nhiều điều kỳ thú, và bà bình thản chờ đợi nó. Có điều, bà hơi băn khoan, không biết Hòa thượng có trở về kịp để tiễn đưa mình không. Thật là lạ trong những giờ phút sau cùng của cuộc đời, bà lại ít nhớ đến đứa con lưu lạc của mình, mà chỉ nghĩ về Hòa thượng như một nơi nương tựa vững chắc, một dây liên kết giữa mình và Tam Bảo.
 
Bà nhớ câu chuyện cổ tích kể về cô gái nghèo nhờ Bụt hóa phép trở thành người đẹp nhất và hạnh phúc nhất trần gian. Hòa thượng có thể là hiện thân của Bụt, Ngài thương xót hoàn cảnh nghèo khó neo đơn của bà nên đến với bà bằng tấm lòng từ bi - ban vui và cứu khổ.
 
Hòa thượng đi rồi, đại chúng phân công nhau hàng ngày trợ niệm cho bà cụ. Bà không mở mắt nổi, thở yếu dần nhưng tai vẫn nghe, ý vẫn duyên theo từng tiếng niệm Phật. Những hình ảnh dĩ vãng lần lượt hiện về, từ thuở nhỏ mồ côi đến khi lấy chồng sinh con, nhất là thời gian bốn mươi năm đằng đẳng lang thang tìm kiếm đứa con mất tích. Bà thấy rõ đời mình quá nhiều đau khổ mà chẳng có mấy niềm vui.
 
Chỉ từ lúc gặp Hòa thượng, được nương nhờ cửa Phật, bà mới biết thế nào là hạnh phúc. Nhờ Hòa thượng chỉ dạy, bà hiểu rằng do bao đời trước bà đã tạo nhân xấu, nên kiếp nầy bà phải nhận quả khổ. Bà không còn oán trách người, một lòng niệm Lục tự Di-Đà nguyện khi chết được vãng sinh về Tây phương Cực-Lạc, nơi có Đức Phật A-Di-Đà và Bồ-tát Quán Thế Âm. Làng xưa của bà có một ngôi chùa nhỏ, trước sân chùa là bức tượng Mẹ hiền Quán Thế Âm cầm tịnh bình và nhành dương liễu. Gương mặt mẹ thật dịu hiền, đôi mắt từ ái nhìn bà mỗi khi bà đến chấp tay cung kính lễ. Chỉ cần nhìn gương mặt ấy, đôi mắt ấy, bà đã thấy trong lòng ấm áp, bao nhiêu buồn đau hận tủi tự nhiên vơi nhẹ đi nhiều.
 
Nghĩ đến Mẹ hiền Quán Thế Âm, đến Đức Phật A-Di-Đà, tâm bà cụ chợt lắng xuống, chỉ còn hiển hiện sáu chữ Nam mô A-Di-Đà Phật tràn đầy khắp không gian, lồng lộng đất trời. Bà đột nhiên thấy mình rơi vào một đường hầm sâu hun hút, và cuối đường hầm ấy là một vùng ánh sáng chan hòa rực rỡ. Và kìa! Đức Phật A-Di-Đà và chư Thánh chúng hiện ra rõ ràng trước mắt bà, lung linh trong vòng hào quang chói lọi. Vị Bồ-tát đứng bên phải Đức Phật cầm một hoa sen hé nở, tỏa hương thơm ngát. Bồ-tát Quán Thế Âm đứng bên trái, hình dáng quen thuộc với tịnh bình và nhành dương liễu.
 
Ngài mỉm cười với bà, phẩy nhẹ cành dương về phía bà. Lập tức, bà cảm nhận những giọt nước mát thấm đượm vào từng lỗ chân lông, người thấy nhẹ nhàng thanh thản lạ lùng. Bao nhiêu đau đớn của thể xác tự nhiên biến mất, bà như ngợp đi, như hòa tan vào trong vùng ánh sáng huyền diệu của chư Phật Bồ-tát.
Một mùi hương nhẹ nhàng ở đâu tỏa ra khắp phòng. Mọi người nhìn nhau thầm hỏi. Bà cụ vẫn nằm đó, gương mặt rạng rỡ bình an như đang trong giấc ngủ say không mộng mị. Một âm thanh nào trên cao khi gần khi xa, thoạt có thoạt không, thánh thoát du dương chưa từng có trong đời. Bà cụ ra đi an lành thanh thản quá đỗi, như đã rũ sạch mọi trần lao phiền não, mọi gánh phiền não của suốt mấy mươi năm trả nợ trần gian.
 
Những việc hậu sự cho bà cụ được chư Tăng và Phật tử bổn tự thực hiện chu đáo, theo lời dặn của Hòa thượng trước đây. Bà cụ được tẩm liệm, được đặt vào chiếc áo quan chưa đậy nắp, luôn có người bên cạnh hương khói tụng niệm suốt ngày đêm. Tất cả mọi người, kể cả bà cụ trong quan, đều như mong ngóng Hòa thượng trở về.
 
Và Ngài đã về, hai ngày sau khi bà cụ mất. Vừa đến chùa, chưa kịp rửa mặt, Sư đã vội đi qua am tranh. Từng bước chân chánh niệm theo công phu từ lâu hành trì, nay gấp gáp hơn. Biết tâm hơi xao động, Sư vội hít vào sâu thở ra dài vài lần. Trở về với tâm an nhiên, Ngài bước vào ngưỡng cửa. Mẹ Ngài như trong giấc ngủ, gương mặt vẫn tươi, nụ cười như đang phảng phất trên môi. Tưởng chừng chỉ cần Sư lên tiếng gọi, bà sẽ mở mắt ra, cười với Ngài một nụ cười móm mém và hồn nhiên như trẻ nhỏ.
 
Thắp nén hương trầm cắm vào bát hương còn nghi ngút khói, Sư chậm rãi từng bước đi quanh quan tài bà cụ ba vòng. Đại chúng đang tụ tập trước am, ngạc nhiên từng cử chỉ lạ lùng của Hòa thượng. Chẳng ai hiểu vì sao một vị Hòa thượng đạo cao đức trọng mà lại có thái độ thành kính khác thường đối với bà cụ không họ hàng thân thích. Từ khi bà cụ về đây, Ngài không chỉ ban cho bà sự thông cảm, bao dung, mà còn có cái gì ân cần, quan tâm đặc biệt. Cho đến hôm nay, thấy Ngài đi nhiễu quanh bà cụ ba vòng bằng những bước chân tuy nhẹ nhàng nhưng có vẻ trầm tư, câu hỏi “Phải chăng có mối liên hệ nào giữa Hòa thượng và bà cụ?” từ lâu âm ỉ chợt dấy lên trong tâm đại chúng.
Có lý nào…
 
Tiếng Sư vang lên làm mọi người giật mình lắng nghe:
- Đức Phật từng dạy: “Một người tu đắc đạo, cửu huyền thất tổ sinh thiên”. Nếu quả thật lời nầy không hư dối, xin Tam Bảo chứng minh cho lời nguyền của đệ tử: Chiếc quan tài nầy sẽ bay lên hư không!
 
Hòa thượng vừa dứt tiếng, chiếc quan tài bỗng như có một lực đẩy, từ từ nâng lên cao, sát mái am tranh, lơ lửng. Mọi người đồng loạt quỳ xuống, chắp tay, ngẩng mặt nhìn lên trong một niềm kính ngưỡng tột cùng. Mắt Hòa thượng sáng ngời, an trú trong giây phút hiện tại tuyệt vời, một giây mà đằng đẵng thiên thu.
 
Tâm hiếu của người con hòa lẫn trong tâm từ của một bậc chân tu đắc đạo, nở tung như đóa sen tỏa hương tinh khiết, tuy vô hình mà bất diệt, tuy vô thanh mà tràn ngập âm hưởng diệu kỳ, tuy vô tướng mà chan hòa khắp cùng cõi giới.
 
Khi chiếc áo quan nhẹ nhàng trở về chỗ cũ, người ta thấy gương mặt bà cụ - bây giờ đã rõ là thân mẫu của Hòa thượng trụ trì - tươi nhuận rạng rỡ. Mùi hương lạ lại tỏa ra phảng phất quanh nhà. Mọi người đứng bất động, đắm mình trong niềm phúc lạc ngàn năm chưa dễ có.
 
Nơi quán nước ngày xưa của mẹ, Sư lập một ngôi chùa đặt tên là Mại trà lai Tự. Am tranh mẹ từng ở có tên là Dưỡng mẫu Đường, sớm chiều khói hương nghi ngút.
Hòa thượng để lại cho đời một tấm gương đại hiếu sáng ngời muôn thuở.

...

 
Ngài là Thiền sư Tông Diễn, hiệu Chơn Dung (1640-1711), đời vua Lê Hy Tông, thuộc tông Tào Động, quê ở thôn Phú Quân, huyện Cẩm Giang. Chính Ngài, bằng phương tiện thiện xảo, đã giúp nhà vua cải ác tùng thiện, quay về với Phật pháp. Đối với triều đình và môn đồ, Ngài là Thiền sư Tông Diễn; nhưng đối với dân chúng, Ngài là Hòa Thượng Cua - cái tên dân dã mộc mạc nhưng thật gần gũi thân thương.
 
Hình ảnh Ngài trong lòng mọi người, đẹp đẽ chói ngời muôn thuở, không phải là hình ảnh của vị Thiền sư, càng không phải của một tu sĩ được vua ban chức Ngự Tiền Chi Quân và áo gấm. Đó là hình ảnh của một bậc chân tu tốt đời sáng đạo, vừa tu hành có kết quả vừa lo tròn chữ hiếu đối với mẹ già một cách vượt thường đầy trí tuệ.
 
Chúng ta ôn chuyện người xưa để tự nhắc mình một tấm gương đại hiếu sáng ngời.
 
Không chỉ Ấn Độ mới có chuyện Đức Mục-Kiền-Liên, Xá-Lợi- Phất; không chỉ Trung Hoa mới có chuyện 24 người con hiếu thảo, mà ở Việt Nam ta cũng có những câu chuyện thật đã làm cảm động lòng Trời. Hòa thượng Cua đã lo cho mẹ những ngày cuối đời hạnh phúc, lại độ mẹ được vãng sanh về cõi lành. Còn chúng ta, đã báo hiếu cho cha mẹ những gì khi các Người còn sinh tiền và khi đã khuất bóng? - Đó là câu hỏi mà mỗi người chúng ta, không phân biệt tôn giáo, tuổi tác, không kể xuất gia hay tại gia, đều tự mình suy gẫm và tìm cách trả lời.   

      
thanks.gif
Back to top
« Last Edit: 31. Aug 2011 , 16:58 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #184 - 01. Sep 2011 , 11:20
 


ĐƯÁ CON DÂU


Tác Giả: Tràm Cà Mau
(Văn Học 220, tháng 8/2004)
   

...



             

1.
Bà Năm rất hãnh diện vì Tâm, đứa con trai học hành chăm chỉ. Tâm tốt nghiệp bằng bác sĩ y khoa, thực tâp tại bệnh viện sắp xong, và chuẩn bị đi làm việc.
Tâm thường ôm đàn, búng tưng tưng và hát nghêu ngao.Tâm thường lập đi lập lại những câu hát ca ngợi "người em gái" nào đó. Lời rất dịu dàng, êm ái. Bà Năm nghe Tâm hát mãi, nói rằng:
- Em gái của anh, thì anh la mắng, nạt nộ, sai làm chuyện nầy, bảo làm chuyện kia, còn bắt phạt, bắt quỳ. Còn em gái người ta, thì bốc lên thấu tận trời xanh.
Tâm trả lời yếu đuối:
- Bài hát mà má. Thì rồi em Hương nhà mình, cũng sẽ được mấy anh con trai dại dột khác, bốc lên thấu trời xanh thôi.
- Sao anh không bốc em của anh lên một chút, cho nó vui, sung sướng. Có hơn là đi bốc thiên hạ không?
Bà Năm thường làm hết mọi việc trong nhà ngoài ngõ. Anh con trai chưa bao giờ mó tay vào làm bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào trong gia đình nầy, từ rửa chén bát, hút bụi nhà, sửa cái bóng đèn đứt dây, cắt cỏ, quét lá trong vườn. Anh như một người khách thuê khách sạn, trong ngoài, mọi sự đã có người khác lo.

...



Một buổi sáng chủ nhật, bà thấy Tâm đem máy ra, cắt cỏ sân trước nhà. Bà ngạc nhiên, há hốc miệng đứng nhìn đứa con trai đang hì hục, vụng về đẩy chiếc xe cắt cỏ. Xưa nay, anh chưa hề đụng đến việc nhà. Anh đã quen thói. Có nhờ được anh cũng khó khăn, và chưa chắc đã làm. Anh cứ lần khân mãi, rồi quên việc người khác nhờ.. Hôm nay bà thấy Tâm cắt cỏ cẩn thận, cắt đi cắt lại, nghiêng đầu nhìn ngắm mãi, cho đến khi vừa lòng mới thôi. Bà Năm đứng chống nạnh, âu yếm nhìn con:
- Sao hôm nay con giỏi thế? Cắt cỏ giúp cho bố mẹ. Lại cắt cẩn thận, cắt đẹp nữa!
Tâm nhìn mẹ cười, và nói tỉnh bơ:
- Tuần trước, Lam ghé đây chơi, thấy cỏ cao, bảo con sao không cắt cho đẹp vườn.
- Lam là ai?
- Là bạn gái của con.
Bà Năm hừ một tiếng nhỏ tức tối. Con của Bà sinh ra, nuôi nấng, thương yêu, bà nhờ không được, bà nói không nghe, thế mà cái con Lam nào đó, mới mở miệng một tiếng, thì nó lại răm rắp làm. Trong lòng bà, bỗng thấy không ưa cái con Lam kia. Bà cảm thấy hơi buồn 

2.
Sáng chủ nhật, bà pha cà phê cho chồng, và pha luôn cho Tâm một ly. Bà biết hai bố con đều ghiền, buổi sáng không có ly cà phê thì xem như mở mắt không ra. Thấy anh con trai không buồn động đến ly cà phê thơm, bà hỏi:
- Sao con không uống liền đi, để nguội mất ngon, hương cà phê bay đi hết.
- Thôi, con không uống cà phê nữa má à. Con đang tập bỏ cà phê.
- Sao vậy?
- Lam bảo con bỏ cà phê! Uống cà phê không tốt.
Nghe con nói mà bà điên tiết, muốn lộn máu lên. Lam là đứa nào, có quyền lực gì, mà làm cho thằng con trai cưng, thương yêu của bà răm rắp tuân lời? Bà thương con, muốn cho con vui, bà ra lệnh:
- Uống đi. Mẹ đã pha ra rồi. Ðừng uống quá nhiều thì thôi, chứ vừa phải, cà phê cũng tốt cho sức khỏe.
- Anh con trai cưng của bà, đánh trống lảng, rồi bỏ lên lầu, không đụng đến ly cà phê bà đã pha. Bà Năm bực bội, quậy ly cà phê và uống từng ngụm nhỏ. Bà nói với chồng:
- Thằng Tâm nhà mình thế mà dại gái. Cha mẹ nói cho rát họng, thì không nghe, cái con nhỏ vất vơ nào đó, nói ra cái gì, thì nó răm rắp nghe theo như kinh điển. Thiệt là bực. Con mình sinh ra, dạy dỗ, nuôi nấng, mà nó không xem mình bằng ...
Ông chồng bà cắt ngang:
- Thôi bà ơi. Nó cũng đã lớn rồi, khi mới yêu, thì ai cũng vậy, mai mốt sẽ khác. Bà có nhớ không, hồi xưa khi tôi mới yêu bà, tôi cũng nghe theo bà răm rắp ...
- Bây giờ thì ông không thèm nghe theo tôi bất cứ chuyện gì nữa. Lại còn nạt nộ, gầm gừ.
- Có chứ, khi nào bà nói đúng thì tôi nghe theo, chứ bà sai, bắt tôi theo sao được? Ngay cả bà nội tôi, nếu nói sai, thì tôi cũng phải thưa lại cho đúng, chứ huống chi là vợ?
- Ừ, bây giờ anh có tôi rồi, thì xem thường nhé!
- Vẫn quý vợ như thường. Nhưng đúng sai, phải làm cho ra lẽ.
Mỗi lần bà thấy Tâm không hớt tóc theo kiểu cũ, lối tóc xửng ra như rễ tre, mà hớt lối mới trông gọn gàng, lịch sự hơn. Bà khen Tâm. Tâm nói rằng Lam không thích kiểu tóc cũ. Nghe mà bà giận, bực mình. Nhưng bà công nhận kiểu tóc mới, con bà trông đàng hoàng hơn.
Mấy tuần sau, khi Hương đi chơi về, báo cho bà Năm biết:
- Mẹ ơi, Con gặp anh Tâm đang bưng thức ăn cho khách tại tiệm Hương Bình. Anh còn cắt rau, nhặt tôm, phụ bếp nữa.
- Mẹ không hiểu con nói gì.
- Tiệm của bố mẹ chị Lam ấy mà! Anh ấy đến đó làm việc, lấy điểm với ông bà già chị Lam.
Bà Năm mặt mày nhăn nhó, thở dài, thất vọng nói:
- Tiền bạc nó đâu có thiếu. Ở nhà thì chưa bao giờ rửa cái bát. Chưa bao giờ nấu nồi nước sôi giúp mẹ. Chắc cũng làm không công. Thế mà, thế mà ...
Ngay tức thì, bà kêu Hương lái xe cho bà đi xem mặt mũi cái con Lam kia ra thế nào, mà sai khiến được ông con cưng của bà như vậy. 

3.
Bà Năm hầm hầm đi theo con gái, miệng mím lại. Hương dặn bà đừng vào tiệm, đi ngang qua bên ngoài dòm vô thôi. Hai mẹ con đi qua tiệm nhiều lần. Khi được nhìn thấy mặt đứa con gái tên Lam, bà càng giận hơn. Trở về nhà, bà bứt rứt, đi lui đi tới, chờ anh con trai cưng về; bà sẽ cho một trận tơi bời cho đã giận. Khi Tâm về nhà, chưa kịp thay áo, đã bị bà Năm gào to:
- Khôn nhà dại chợ, việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Việc nhà không đụng móng tay vào, ra ngoài thì làm mọi không công cho thiên hạ. Học hành cho giỏi, đỗ đạt bằng cấp nầy nọ, mà vẫn cứ ngu dại như thường.
- Thưa mẹ, mẹ nói gì?
- Thằng ngu! Cái con Lam đó, xấu xí, da ngăm, trán ngắn, mắt hí, mũi xẹp, miệng móm, ngực lép, mông teo. Ðã ăn phải bùa mê thuốc lú của nó chưa, mà đi làm mọi cho gia đình nó? Nếu nó đẹp đẽ, nghiêng nước nghiêng thành, mà mê nó, thì không nói làm chi. Xấu xí như vậy, mà cũng mê muội, mới tức chứ. Cha mẹ nói thì không nghe, lại nghe lời đứa con gái vất vơ đó. Tưởng cành vàng, lá ngọc, con vua, cháu chúa chi cho cam, con nhà tiệm ăn ...
- Mẹ đừng kỳ thị. Mẹ từng nói với con, nghề nào cũng quý. Sao bây giờ mẹ chê nghề tiệm ăn? Mẹ thấy Lam xấu, mà con thấy đẹp thì sao? Tùy theo khiếu thẩm mỹ của mỗi người.
Bà Năm cười chán nản, và chế nhạo. Lặp lại một lần nữa, cái nhận xét của bà về cô Lam:
- Ừ, cái khiếu thẩm mỹ của anh lạ lắm, đen điu, trán ngắn, mắt hí, mũi xẹp, miệng móm, người lép kẹp, là đẹp, đẹp lắm. Ha ha ha ...
- Nhưng tổng hợp tất cả lại, thì nhìn rất có duyên mẹ à. Con gái, có duyên thì thu hút và hấp dẫn hơn đẹp. Con không cần vợ đẹp. Mấy cô đẹp, thì kênh kiệu, vác cái mặt lên, đòi hỏi đủ điều, và tham vọng không bao giờ ngừng. Họ khó khăn, họ tưởng đâu có cái đẹp là có quyền hành như bà hoàng. Lấy mấy cô nầy làm vợ, mệt lắm, và chưa chắc đã được lâu bền.
Bà Năm há miệng ra vì ngạc nhiên, nhìn ông con trai của bà chòng chọc. Bà nói:
- Khiếp, ăn nói như cụ già tám mươi. Ai dạy cho anh những điều đó? Thôi, anh đã khôn đến vậy, thì mẹ chịu thua.
- Thì ba mẹ vẫn thường nói vậy, và kinh nghiệm riêng của con cũng thấy thế.
Thương và cưng con, bà không muốn con bà thương ai hơn, nghe lời ai hơn là nghe lời bà. Cái ác cảm với cô Lam không làm sao vơi được trong lòng bà. 

4.
Những khi Tâm mời Lam về nhà chơi, bà Năm cố tình làm mặt lạnh nhạt, và để lộ ra rằng, bà không ưa cô. Bà còn nói bóng gió xa gần rằng, đàn bà không có ngực, sau nầy khó nuôi con. Ðàn bà vòng mông nhỏ, sinh con khó, hiếm muộn. Lam vẫn vui vẻ, bình thường, làm như không biết bà Năm đang ám chỉ cô. Thấy thái độ của mẹ, Tâm không dám đem Lam về thăm nhà thường xuyên. Ông Năm khuyên vợ rằng:
- Bà càng tỏ ra chống đối, thì chúng nó càng khắng khít. Tình yêu là một thứ kỳ cục, càng có nhiều trắc trở, thì càng nhiều nồng nàn, cháy bỏng. Tình yêu xuôi chèo thuận mái quá, thì cũng không bền. Bà cứ để cho chúng nó tự do tìm hiểu nhau, đừng gây trắc trở, khó khăn, mà sau nầy có hậu quả không tốt, con dâu nó xa lánh gia đình chồng, và mình cũng mất con luôn.
Bà Năm cũng hiểu thế. Nhưng cái ghét bỏ cô Lam vẫn tiềm tàng trong lòng bà. Có lẽ tại vì Tâm nghe lời cô nầy răm rắp, mà không nghe lời bà, là người mẹ đã dành hết yêu thương cho con. Nó coi người khác quan trọng hơn bà. Ông Năm nói rằng, việc chi mà ganh tị tình thương? Khi còn trẻ, thì ganh với bà mẹ chồng, bây giờ thành bà mẹ chồng, thì lại ganh với con dâu.
Cứ cái vòng luẩn quẩn quay đi quay lại mãi, không được gì, mà chỉ gây thêm sứt mẻ, lộn xộn. Dân Á đông, thì mẹ chồng nàng dâu lục đục.Dân Âu Mỹ, thì mẹ vợ và con rễ không ưa nhau. Có cả ngàn câu chuyện chế giễu bà mẹ vợ do các ông viết ra. Như chuyện diễu về ông Adam, thủy tổ loài người, bảo rằng ông nầy là người đàn ông sung sướng nhất, vì ông không có một bà mẹ vợ.
Dù cho bà Năm có bóng gió, nói xấu cô Lam đến mấy, anh con trai cưng của bà vẫn không suy suyển cái tình si dành cho cô nầy. Bà mẹ có dàn cảnh, giới thiệu cho anh bao nhiêu cô gái khác, đẹp hơn, anh cũng không màng liếc mắt đến.
Bà Năm cắn răng chấp nhận cho Tâm cưới cô Lam. Bà tiếc rằng, từ nay những bà bạn có con gái đến tuổi cặp kê, hết o bế bà , bớt nồng nàn, tử tế như xưa.
...


    
5.
Sau đám cưới, bà Năm xuống nước năn nỉ Tâm khoan dọn ra riêng. Anh con trai không trả lời dứt khoát, và cho biết tùy theo ý kiến của vợ. Bà Năm phải nói thẳng với cô con dâu rằng, nếu các con khoan dọn ra riêng, thì sẽ tiết kiệm được một số tiền, mua nhà sớm hơn, và tốt hơn.
Cô con dâu vui vẻ trả lời rằng, nếu ba mẹ cho chúng con ở chung trong thời gian đầu, thì chúng con mừng lắm, được ba mẹ cho ở, cho ăn, và gia đình sum vầy, thì vui hơn là tách biệt ra. Câu nói của đứa con dâu làm bà mát ruột. Sau thời gian đầu bỡ ngỡ, đứa con dâu dần dần thích nghi với sinh hoạt của gia đình. Ban đầu, bà Năm nghĩ rằng, lại phải hầu hạ thêm một cô nương nữa. Bà không ngại, miễn sao giữ anh con trai cưng của bà lại trong gia đình là được. Mỗi khi cô con dâu tự ý làm giúp cho ông bà việc gì, bà Năm nói nhỏ với chồng:
- Cô dâu nầy, ưa làm màu lắm.
Ông chồng bà trả lời:
- Thà có đứa con dâu làm màu, còn hơn là đứa ngang ngạnh, không coi ai ra gì.
Nhiều buổi sáng rất sớm, bà Năm nghe tiếng thở phì phò, tiếng huỳnh huỵch ngoài phòng khách, bà tưởng hai vợ chồng anh con trai đang làm trò khỉ. Một lần bà hé cửa nhìn xuống lầu, thấy Tâm và Lam đang múa tay, múa chân tập thể dục. Bà lắc đầu. Con trai bà, chưa thấy tập thể dục bao giờ, nay vì vợ mà tập. Bà cho rằng, con trai mà nghe lời vợ quá, cũng không tốt. Bà thử múa tay, uốn éo thân mình theo các cử động của hai người, bà nghe khoái cảm trong bắp thịt, xương cốt, và tiêu tan bớt rất nhiều mỏi mệt. Không lâu sau đó, nhiều buổi sáng, bà tập thể dục theo con, và cả ông Năm cũng tham gia. Trong phòng khách buổi sáng, theo tiếng hô của Lam, bốn người nhịp nhàng múa tay chân, hít thở trong vòng hai mươi phút trước khi ăn điểm tâm và đi làm việc. Mỗi sáng thứ bảy, chủ nhật, Tâm lái xe ra công viên rất sớm, cùng cha mẹ và vợ, chạy bộ vòng quanh sân cỏ, hít thở không khí trong lành, tập những động tác uyển chuyển.
Sau đó, cùng đi ăn sáng. Bà Năm cảm thấy, nhờ có đứa con dâu mà tình mẹ con của bà gần gũi hơn, sau bao nhiêu năm gần như gián đoạn, kể từ ngày anh bước vào tuổi mười tám, hai mươi.
Hai ông bà Năm trở nên mê cái món cháo gạo lức, nấu đặc rền, ăn với cá nục kho khô, mặn, có tiêu ớt. Ăn vào buổi sáng, do cô con dâu nấu. Ban đầu bà Năm cười cái món ăn nầy của người nhà quê. Nhưng cô dâu nói rằng, đây là món ăn vua chúa, chứ không phải món nhà quê. Sử sách có chép rõ, các ông vua triều Nguyễn rất khoái ăn cháo trắng buổi sáng. Ông bà Năm cũng phải công nhận ăn cháo vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe, bớt được chất béo, chất đường.

6.
Mỗi buổi chiều, bà Năm về nhà trước con dâu chừng nửa giờ. Bà vào bếp chuẩn bị, cắt rau, cắt thịt. Cô con dâu vất xong cái cặp vào phòng, chạy vội xuống bếp, phụ mẹ chồng sửa soạn cơm tối. Thời gian đầu, cô phụ làm các việt lặt vặt, chỉ làm những chuyện mẹ chồng sai bảo. Cô con dâu phụ bếp, dù không phụ được gì nhiều, nhưng bà Năm thấy vui, tự ái của bà không bị tổn thương. Bà có thể hầu chồng, hầu con, chứ không muốn mang tiếng làm mọi cho cả con dâu. Nhìn thấy cô con dâu vui vẻ, hát hò trong khi làm bếp, bà cũng vui lây. Thì ra, cô làm với tấm lòng, với sự chia xẻ, chứ không phải miễn cưỡng. Cô con dâu múa dao lia lịa, cắt hành, cắt rau, ớt, nhanh như các anh đầu bếp Tàu chiếu trên truyền hình. Thỉnh thoảng, cô con dâu đề nghị bà Năm nấu món ngon cho cả nhà, ăn chơi cho vui, ăn chơi ngon hơn ăn thật, cô lảnh trách nhiệm nấu các món nầy. Cô nấu phở, bún bò, cháo lòng, hủ tiếu, bánh canh, bún riêu, mỗi chiều ăn một món thay cơm. Cả nhà vui vẻ hơn, ông Năm nói rằng, nấu ở nhà ngon như thế nầy, thì đi tiệm làm gì. Bà Năm học thêm được những bí quyết nấu ăn của cô dâu, và cộng thêm kinh nghiệm cũ, bà nấu càng ngon hơn. Bà mời bạn bè chồng đến, trổ tài nấu nướng. Nhiều người khen và khuyến khích bà ra mở tiệm ăn. Bà con, bạn bè đòi hùn vốn mở tiệm. Bà Năm sung sướng và quyết định thôi việc, ra làm kinh doanh. Trong một bữa ăn, cô con dâu nói với ông bà:
- Dì Chính bảo rằng, nếu mình ghét ai thậm tệ, muốn trả thù, thì cứ đem tiền cho mượn, xúi họ mở tiệm ăn, cho họ khổ, bỏ ghét. Làm tiệm ăn, khách ít thì lo, khách đông thì khổ, làm một ngày mười sáu, mười tám giờ cũng không hết việc. Nắng cũng lo, mưa cũng lo. Cực lắm, đầu bếp cũng cực, phụ bếp cũng cực, chủ tiệm còn cực hơn. Dì Thu bạn của mẹ con mở tiệm phở, bị ông đầu bếp bóp cổ, phải kêu cảnh sát can thiệp. Ông đầu bếp mệt và cực quá, mà Dì thì quá lo lắng, thúc hối, hỏi han. Ông nổi khùng, bóp cổ Dì. Bố mẹ con, lỡ mở tiệm, không lui được nữa, cực lắm lắm, ông bà mệt quá, gây gỗ nhau hoài. Nếu mẹ muốn mở tiệm ăn, thì hãy suy nghĩ cho kỹ lại. Ít nhất cũng giả vờ đi làm công cho thiên hạ, phụ bếp hoặc làm đầu bếp vài ba tháng cho biết đá biết vàng. Rồi quyết định.
Nghe con dâu nói bà hoảng hồn. Không dám ra làm kinh doanh nữa.

7.
Nhiều hôm, cô con dâu hớt hải chạy về kêu bà Năm thay áo quần ra xe đi gấp, ra phố mua hàng với cô. Vì hàng hạ giá, chỉ còn một hôm nữa là hết hạn. Cô ríu rít khoe rằng có người mách cho biết, hàng hạ xuống trên bảy mươi lăm phần trăm, không mua uổng lắm.

...


Bà vui vẻ ngồi bên đứa con dâu, cô vừa lái xe vun vút trên xa lộ, vừa nói chuyện vui vẻ. Khi vào tiệm, cô ép bà thử áo nầy, thử váy kia, tíu tít. Rồi cô con dâu dành trả tiền mua áo quần cho mẹ chồng. Để bà khỏi thắc mắc, cô nói:
- Tiền nầy do anh Tâm làm ra, mẹ có quyến xài. Anh Tâm sẽ rất vui, khi biết mẹ dùng tiền nầy.
Sau đó, hai mẹ con rủ nhau đi ăn, ngồi nói chuyện trong quán, và mua thức ăn về cho cả nhà.
Có lần bà Năm giận ông chồng, ngồi khóc. Cô con dâu đến ôm bà, vuốt ve và hôn lên trán bà mà an ủi. Cô kéo bà đứng dậy, đi rủ bà lên San Francisco chơi.
Hai mẹ con đi bộ long rong qua chợ Tàu. Khi đã mỏi chân, cô con dâu cùng bà vào quán cà phê, ngồi ở dãy bàn dọn lấn ra trên lề đường cùng uống trà, ăn kem. Ngồi nhìn thiên hạ qua lại, cô con dâu nói với bà:
- Ngồi đây, đôi khi cũng thấy tâm hồn thư giản. Nhìn cái tất bật của thiên hạ, thấy cái nhàn nhã của mình, rồi biết quý cái hạnh phúc đơn sơ mà mình đang có.
Bà Năm cũng thấy vui vui, và quên bớt đi cái giận hờn ông chồng. Cô dâu nói với bà:
- Trời có khi nắng khi mưa, vợ chồng có khi vui khi buồn. Rồi mọi sự đều qua. Khi nào buồn, con đem mẹ đi chơi, giải trí. Hôm nào hai mẹ con mình rủ nhau đi xem chớp bóng, khuya mới về, để cho các ông ở nhà chờ, và đói một bửa chơi. Như vậy, các ông mới biết quý cái không khí ấm áp của bữa cơm bình thường mỗi ngày trong gia đình.
Mỗi buổi sáng, ông Năm đều nhắc rằng, nhờ có cái máy cà phê áp suất do cô con dâu mua tặng, nên ông có cà phê ngon mà uống. Đến sở khỏi phải tốn tiền mua cà phê áp suất bên góc đường. Nhiều hôm cô con dâu mua thức ăn ngon bên ngoài đem về. Ríu rít nói là cô ăn ngon quá, mua về cho cả nhà ăn cho vui. Không cần ăn ngon hay dở, nghe thế là bà Năm đã cảm động. Xưa nay, con bà, chồng bà, chưa hề thấy ngon mà mua về cho bà.
Sau một thời gian ở chung với cô con dâu, đi đâu, bà Năm cũng khoe là bà có thêm một đứa con gái, có thêm một người bạn thân để tâm sự khi vui buồn. Bà nói thêm, từ ngày anh con trai có vợ, gia đình thấy vui vẻ, hạnh phúc và thương yêu nhau hơn. Bà khen anh con trai khôn ngoan và khéo chọn bạn trăm năm. Bà không còn chê cô dâu là trán ngắn, mắt hí, miệng móm nữa.

8.
Một hôm đã khuya, bà Năm thức giấc xuống lầu uống nước, thấy có bóng người thấp thoáng ở sân sau nhà, bà ghé mắt nhìn. Trăng vằng vặc trải ánh vàng xuống khắp vườn. Bà thấy Tâm quàng tay qua vai vợ ngồi tựa ngữa, chân gác lên ghế. Bà nghe tiếng thì thầm:
- Đôi khi thấy mẹ anh thương, và bênh em, làm anh phát ghen lên. Em làm gì mà mê hoặc được mẹ anh đến thế?
Tiếng cô con dâu trong trẻo đáp lại:
- Thương yêu và thông cảm. Đem hết tấm lòng mình ra mà đãi người, rồi sẽ được đáp lại bằng tấm lòng. Nhờ em biết thương yêu ba mẹ anh như ba mẹ ruột, thì ông bà mới thương yêu em như con ruột. Em có thêm một ông bố, một bà mẹ, một cô em, có thêm nhiều tình thương. Từ đó, vợ chồng mình hòa thuận hơn, thương yêu nhau hơn, và lâu bền hơn, hạnh phúc hơn.
Bà Năm len lén trở lại phòng, chíp miệng và nghĩ rằng, bà đã già một đời mà còn ngu dại, cứ ganh ghét với gia đình chồng, ganh ghét với con dâu. Bọn trẻ con ngày nay, có nhiều đứa khôn nứt hạt.

 

      
thanks.gif
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #185 - 02. Sep 2011 , 11:28
 


Trả lại lời thề!


Tác Giả: Huỳnh Ngọc Chiến
   

  ...



             

Bất kỳ ai sử dụng máy tính đều quen thuộc với lệnh undo, dùng để xóa thao tác vừa thực hiện, trả lại tình trạng trước đó, như khi chưa thực hiện thao tác. Từ undo có nhiều nghĩa, ở đây tôi – căn cứ theo tự điển The American Heritage Talking Dictionary – xin giới hạn trong phạm vi undo được dùng theo nghĩa “đảo ngược” (reverse); “xóa bỏ” (erase); “hủy bỏ” (annul) một tác dụng hay hoạt động nào đó. (Ví dụ : impossible to undo the suffering caused by the war : khó lòng xóa bỏ được vết thương chiến tranh). Khi bạn vẽ một đường kẻ trên trang giấy, rồi bạn xóa đi, nghĩa là bạn undo thao tác vẽ thì trang giấy, dù trở lại trạng thái trước đó, cũng vẫn mang một vết xóa mơ hồ. Đối với máy tính thì lại khác, bạn có thể thực hiện một số thao tác, sau đó thực hiện một loạt các lệnh undo thì chắc chắn máy tính lần lượt sẽ được trả lại trạng thái ban đầu, như khi bạn chưa thực hiện các thao tác đó. Lệnh undo rất đắc dụng để ta sửa lại các thao tác sai lầm. Giá như trong cuộc đời có lệnh undo thì con người đã hạnh phúc biết bao nhiêu. Để ta sửa đổi biết bao nhiều lầm lỗi và cữu vãn những đổ vỡ trong đời. Phần lớn bi kịch của cuộc sống vẫn được xây dựng trên những chữ “Giá mà…”, “Nếu như…”, “Phải chi …” . Cuộc sống là một cuộc thi mà mỗi thí sinh chỉ có một tờ giấy duy nhất để làm bài, không cho ai làm nháp. Nếu trong tự điển cuộc sống mà có được lệnh Undo thì cụ Nguyễn Du lấy đâu ra chỗ để viết “Đoạn trường tân thanh”?. Cụ Nguyễn Trãi lấy đâu ra chỗ để ngậm ngùi “Anh hùng di hận kỷ thiên niên ”?
Trong tình yêu nam nữ, nếu như có lệnh undo thì xưa nay đã không có biết bao nhiêu giọt nước mắt đã nhỏ xuống, ngậm ngùi và cay đắng. Trong tiếng Anh có một câu mà ý nghĩa rất khó dịch chính xác sang tiếng Việt, đó là “Undo my love”. Undo cuộc tình tôi! Đại khái theo nghĩa đen, ta có thể tạm hiểu “Undo my love” là xóa bỏ tình yêu của tôi đối với một đối tượng nào đó, hay đừng yêu tôi nữa, hoặc xóa bỏ những ngộ nhận để làm lại từ đầu, hoặc “rủ bỏ tình yêu” vân vân…
Nhưng hiểu theo thuật ngữ máy tính -tôi xin nhấn mạnh điểm này- thì “Undo my love” có nghĩa là hãy trả tình yêu của tôi trở lại trạng thái ban đầu như khi tôi chưa yêu bạn, như khi bạn chưa yêu tôi, như lúc chúng ta chưa hề quen nhau. Hãy làm sao cho chúng ta không còn một vết xướt nào trong tâm hồn của nhau, không còn một kỷ niệm nào cho nhau nữa, dầu rất mơ hồ. Nhưng thử hỏi làm sao xóa được những dòng chữ tỏ tình trên tờ giấy còn thơm mùi mực? Làm sao xóa được những nụ hôn trên đôi môi vụng dại? Làm sao trả lại những cái cầm tay run rẩy khi lần đầu nói tiếng yêu thương?
Tôi đã vô cùng lúng túng khi muốn tìm ý nghĩa của câu này trong một câu tiếng Việt tương đương. Chỉ đến khi nghe đọc một bài ca dao xứ Quảng Nam, tôi chợt cảm nhận ra ý nghĩa của “undo my love” , và ngẩn cả người, vì không hiểu sao ca dao Việt Nam lại tuyệt vời đến vậy!
Trong quá trình viết văn, mỗi khi phân vân với ý nghĩa của một câu chữ, thậm chí chỉ một chữ, tôi ít khi tra cứu trong tự điển, mà thường tìm ngay trong kho tàng ca dao tục ngữ. Với tôi, đó mới thực sự là một cuốn tự điển vô giá, vì các tác giả vô danh của nó đã sống trọn vẹn với tiếng Việt bằng cả tâm hồn, bằng cả sự vui buồn, chứ không phải bằng thứ kiến thức ngữ học hàn lâm- một thứ kiến thức phù phiếm, xa lạ hiện đang tàn phá tan hoang phần hồn tiếng Việt. Ca dao không phải để đọc theo kiểu nghiên cứu, mà để ngâm lên với cả tâm tình. Tôi tin rằng những người dân quê cảm nhận được phần hồn ca dao sâu gấp vạn ngàn lần những nhà nghiên cứu hay các giáo sư đại học, vì họ đã sống trọn vẹn với hồn thơ.
Bài ca dao giúp tôi liên tưởng đến câu “Undo my love” đó gồm 8 câu như vầy :

Ba với ba là sáu
Sáu với bảy mười ba
Bạn nói với ta không thiệt, không thà
Như cây đủng đỉnh trên già dưới non
Khi xưa bạn nói với ta chưa vợ chưa con
Bây giờ ai đứng đầu non đó bạn tề?
Bạn nói với ta bạn chưa có hiền thê
Bây chừ hiền thê mô đứng đó, bạn trả lời thề lại cho ta.


Cây đủng đỉnh là loại cây gì thì tôi chưa hề được biết, nhưng ta có thể hình dung người con gái đọc câu thơ đó bằng cả sự nhẫn nhục, ngậm ngùi của người con gái chân quê hiền lành xứ Quảng. Biết bao nhiêu ngậm ngùi trong câu nói “trả lời thề lại cho ta”. Làm sao mà trả lại được lời thề? Làm sao mà trả lại được bao nhiêu kỷ niệm đã thành tượng giữa thời gian? Làm sao có thể khiến tình yêu như lưỡi gươm chém vào hư không và không để lại dấu vết? Trả lời thề lại cho ta! Ngậm ngùi nhưng không hờn oán, trách móc nhưng không cay nghiệt, thiết tha nhưng không bi lụy, đau đớn mà vẫn đằm thắm yêu thương.
Tôi tình cờ đọc trên mạng một đoạn văn của J.Tarin Towers, trong bài Things to undo (Những điều cần xóa bỏ, http://www.fray. com/drugs/ love/tarin. html). J.Tarin Towers là tác giả của những cuốn sách chuyên về máy tính. Cô từng làm việc cho các hãng Netscape Communications, Microsoft, Informix Software, và Infoseek, nhưng đồng thời lại là tác giả của nhiều bài thơ và bài tiểu luận rất thú vị. Có lẽ vì là dân máy tính nên chữ undo trong câu văn của cô lại có một ý nghĩa đặc biệt :
Chúng ta có thể xóa bỏ những lời nói sai lầm hay những lời nói xúc phạm bằng những nụ hôn để tạ lỗi, nhưng làm sao có thể dùng những lời tạ lỗi để xóa bỏ được những nụ hôn?
Làm sao có thể trả lại lời thề?
Khi đọc đoạn văn trên và bài ca dao đó, thì tôi thấy câu văn dịch cho “undo my love” đã hiện ngay ra đấy : “Trả lời thề lại cho ta”. Vâng, hãy “trả lại lời thề”, hãy “undo my love” !

Xin cám ơn bài ca dao tuyệt vời xứ Quảng và cám ơn J.Tarin Towers!




Hai Đứa Giận Nhau (Tân Cổ)
Trình bày: Mạnh Quỳnh, Phi Nhung




Bấm vào hình nghe nhạc


...



Trả lại cho em mảnh khăn màu hồng đó
Có tên hai đứa màu chưa nhạt nhòa
Giận hờn nhau chi để rồi tiếc nhớ
Lối về có gặp hững hờ ngoãnh mặt che nón làm ngơ

Trả lại cho anh tình thư ngỏ ý
Với em, anh hứa hẹn duyên thề
Một ngày xa nhau nụ cười héo hắt
Có lần bước vội qua cầu, nhìn sang thấy em đi gục đầu

ĐK:

Tình nhớ, nếu mình thôi giận làm huề
Anh xin làm gió qụat đền mua lụa Tây Thi biếu em
Tại anh, hôm ấy nào phải tại em
Anh hứa đợi rồi anh quên để mưa hôn mái tóc mềm

Giận hờn hai hôm dài như một tháng
Ghét anh đôi ba bữa bằng năm tròn
Một người ra đi một người ghé nón
Nắm tay hết giận hết hờn để giấc mơ thôi chập chờn

 

      
thanks.gif

Back to top
« Last Edit: 02. Sep 2011 , 12:33 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #186 - 02. Sep 2011 , 15:45
 


Những Câu Chuyện về Sân Si, Nóng Giận, Trả Thù...

...
                                                      

1- Chuyện người Samurai   


Một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá.
Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.”

Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức.
Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”

Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”

Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.”
 
Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.
Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!”.  Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”
 
Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai. “Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”, người đánh cá phấn khởi nói.

“Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.” Vị samurai trả lời, “Ngươi đã trả nợ rồi.”



Một câu chuyện ngụ ngôn rất hay.


2- Sự Sân-Si


Trong đời tôi cũng đã có vài lần xảy ra tương tự như chuyện sau đây :

Vợ tôi, khi người còn khỏe mạnh cùng tôi đi chùa lạy Phật. Vợ tôi và tôi vừa chấp tay lạy Phật thì nghe vị thầy tu đang giảng đạo-pháp thao thao bất tuyệt.
Bổng có một bà cụ già bước đến bên vị tu sĩ hỏi xin thầy ngừng ở đây để cho bà hỏi thầy một câu. Vậy thì người tu sĩ bỏ cuốn sách xuống và bắt đầu quở trách bà cụ nầy oang oang trên máy vi âm: "Tôi đang thuyết giảng mà sao bà làm tôi cụt hứng không còn nhớ tôi đọc đến chổ nào nữa".. "Bà .....Bà...... Bà......V. V. V...... Bà không được làm như vậy nữa nghe Chưa?"

Tôi nghe lời mạt sác của ông nầy rất chướng tai. Tôi giận cho thái độ xỉ mạ của ông đối với người già cã. Tôi liền bảo nhà tôi ngưng lạy và lui ra để tôi vào gọi ông thầy chùa nầy hỏi vì sao ông mạt sác người già cã.
Phật, thầy nào dạy ông làm điều nầy? Ông đã tu được bao nhiêu năm mà ông không trấn tỉnh được sự sân-si? Tôi vừa nói vậy với vợ tôi thì vợ tôi bảo rằng: " Người ta đã sai, sân si quá. Bây giờ anh cũng sân si nữa thì chúng ta đi chùa làm gì?

Tôi nghe vợ tôi nói quá phải.  Tôi đành theo nàng đi về nhà và lạy tượng phật ở nhà. Tôi xin hứa với tượng Phật rằng từ nay con không còn hành động trong cơn nóng giận nữa. Từ đó vợ tôi thương quý tôi nhiều hơn. Nàng bảo: " Sao dạo nầy trông anh hiền như Bụt vậy?" Tôi bảo nàng: Tôi nhớ chuyện đi chùa hôm ấy. Tôi đã thành Phật rồi .
               

3- Hòn Ðá Ném Ði

Văn hào Nga Leon Tonstoï có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau: Có một người hành khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.

Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi".
Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.

Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sach mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: "Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta".



 
Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất
.


...


Back to top
« Last Edit: 02. Sep 2011 , 16:48 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #187 - 03. Sep 2011 , 15:54
 
Hồi nãy giờ đọc chiện  Dzịt post hay quá đi nhen.  Cô con dâu thiệt ngoan, hy vọng mai mốt con trai "ẫm" cô con dâu nào ngoan cỡ đó thì má chồng nó cưng nó biết mấy.
Dzịt phủi bụi VT láng tưng nè Choè ơi. Lâu quá không thấy Choè vào há.  Choè vào đón Dã Hạc Yến Ngọc nè.  Bữa nay thấy Dã Hạc rón rén bước vào mà còn nín khe.  Hôm nay DH về thăm nhà, Nâu có gặp thì sẽ chỉ đường đi nước bước cho DH, vì bà chủ vườn đi vắng lâu quá không về.
Lạc ơi, nhắn nhủ (thơm tho) Lạc mấy lần mà sao không thấy Lạc ở đâu? Cả Sếu,Nhạn và Thiên Nga cũng bặt bóng....chim.... không thấy tăm hơi đâu hết.  Chỉ có Dzịt và chị Hồng Hạc Mây Say ghé thăm mà thôi.  Nâu sorry không vào thường vì lúc này "trực" trong bệnh viện hơi lâu..... Con trai lại trở bệnh.  Chú Út này từ xưa đến giờ không biết bệnh vặt là gì, mà bây giờ đau 1 cú cả nhà xiểng niểng hết trơn.... Nâu thăm cả nhà nhen.  Kiss
Back to top
 
 
IP Logged
 
Chim lạc đàn
Ex Member


Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #188 - 05. Sep 2011 , 19:43
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 03. Sep 2011 , 15:54:
Hồi nãy giờ đọc chiện  Dzịt post hay quá đi nhen.  Cô con dâu thiệt ngoan, hy vọng mai mốt con trai "ẫm" cô con dâu nào ngoan cỡ đó thì má chồng nó cưng nó biết mấy.
Dzịt phủi bụi VT láng tưng nè Choè ơi. Lâu quá không thấy Choè vào há.  Choè vào đón Dã Hạc Yến Ngọc nè.  Bữa nay thấy Dã Hạc rón rén bước vào mà còn nín khe.  Hôm nay DH về thăm nhà, Nâu có gặp thì sẽ chỉ đường đi nước bước cho DH, vì bà chủ vườn đi vắng lâu quá không về.
Lạc ơi,
nhắn nhủ (thơm tho)
Lạc mấy lần mà sao không thấy Lạc ở đâu? Cả Sếu,Nhạn và Thiên Nga cũng bặt bóng....chim.... không thấy tăm hơi đâu hết.  Chỉ có Dzịt và chị Hồng Hạc Mây Say ghé thăm mà thôi.  Nâu sorry không vào thường vì lúc này "trực" trong bệnh viện hơi lâu..... Con trai lại trở bệnh.  Chú Út này từ xưa đến giờ không biết bệnh vặt là gì, mà bây giờ đau 1 cú cả nhà xiểng niểng hết trơn.... Nâu thăm cả nhà nhen.  Kiss


Nâu ui !
Nghe lời nhắn nhủ thơm tho của Nâu mà cái comp nó dở cchứng không vào được để trả lời. Có gởi lời nhắn gởi tthơm tho theo gió , Nâu có nhận được hông ? Grin Grin

Chúc con trai út mau lành bệnh cho me HMN còn hót véo von. Tặng Nâu vòng hoa tim với màu sắc tươi đẹp như nụ cười luôn tươi tắn của em.

...

Lạc cũng tặng đến mí chim vòng hoa màu tím thuỷ chung nha....Nhớ mí chim nhiều ... Kiss

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #189 - 05. Sep 2011 , 21:08
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 03. Sep 2011 , 15:54:
Hồi nãy giờ đọc chiện  Dzịt post hay quá đi nhen.  Cô con dâu thiệt ngoan, hy vọng mai mốt con trai "ẫm" cô con dâu nào ngoan cỡ đó thì má chồng nó cưng nó biết mấy.
Dzịt phủi bụi VT láng tưng nè Choè ơi. Lâu quá không thấy Choè vào há.  Choè vào đón Dã Hạc Yến Ngọc nè.  Bữa nay thấy Dã Hạc rón rén bước vào mà còn nín khe.  Hôm nay DH về thăm nhà, Nâu có gặp thì sẽ chỉ đường đi nước bước cho DH, vì bà chủ vườn đi vắng lâu quá không về.
Lạc ơi, nhắn nhủ (thơm tho) Lạc mấy lần mà sao không thấy Lạc ở đâu? Cả Sếu,Nhạn và Thiên Nga cũng bặt bóng....chim.... không thấy tăm hơi đâu hết.  Chỉ có Dzịt và chị Hồng Hạc Mây Say ghé thăm mà thôi.  Nâu sorry không vào thường vì lúc này "trực" trong bệnh viện hơi lâu..... Con trai lại trở bệnh.  Chú Út này từ xưa đến giờ không biết bệnh vặt là gì, mà bây giờ đau 1 cú cả nhà xiểng niểng hết trơn.... Nâu thăm cả nhà nhen.  Kiss


HMN và cả nhà thương ,
HH Mây Say lâu lâu vào đây phủi bụi phụ đây.
Cám ơn HMN hôm nay vào D Đ post hình xem vui quá. Hôm gặp Mây trắng , và vợ chồng YN , may quá có được nhiều hình...nhưng vẫn còn ấm ức vì quá ít thời gian.
Hẹn dịp sau và hy vọng con trai cưng của HMN mau lành bịnh.

...

  Lúc 2 cô gái của chị còn nhỏ , bịnh suyễn hoài , nên ra vào nhà thương , còn hơn đi chợ...thương em nhiều , và ráng giử gìn sức khoẻ nhang.
Chị HH Mây Say
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
may trang
Junior Member
**
Offline



Posts: 90
Gender: female
Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #190 - 06. Sep 2011 , 07:01
 
Mytat wrote on 02. Sep 2011 , 15:45:


Những Câu Chuyện về Sân Si, Nóng Giận, Trả Thù...

...
                                                      

1- Chuyện người Samurai   


Một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá.
Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.”

Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức.
Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”

Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”

Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.”
 
Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.
Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!”.  Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”
 
Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai. “Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”, người đánh cá phấn khởi nói.

“Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.” Vị samurai trả lời, “Ngươi đã trả nợ rồi.”



Một câu chuyện ngụ ngôn rất hay.


2- Sự Sân-Si


Trong đời tôi cũng đã có vài lần xảy ra tương tự như chuyện sau đây :

Vợ tôi, khi người còn khỏe mạnh cùng tôi đi chùa lạy Phật. Vợ tôi và tôi vừa chấp tay lạy Phật thì nghe vị thầy tu đang giảng đạo-pháp thao thao bất tuyệt.
Bổng có một bà cụ già bước đến bên vị tu sĩ hỏi xin thầy ngừng ở đây để cho bà hỏi thầy một câu. Vậy thì người tu sĩ bỏ cuốn sách xuống và bắt đầu quở trách bà cụ nầy oang oang trên máy vi âm: "Tôi đang thuyết giảng mà sao bà làm tôi cụt hứng không còn nhớ tôi đọc đến chổ nào nữa".. "Bà .....Bà...... Bà......V. V. V...... Bà không được làm như vậy nữa nghe Chưa?"

Tôi nghe lời mạt sác của ông nầy rất chướng tai. Tôi giận cho thái độ xỉ mạ của ông đối với người già cã. Tôi liền bảo nhà tôi ngưng lạy và lui ra để tôi vào gọi ông thầy chùa nầy hỏi vì sao ông mạt sác người già cã.
Phật, thầy nào dạy ông làm điều nầy? Ông đã tu được bao nhiêu năm mà ông không trấn tỉnh được sự sân-si? Tôi vừa nói vậy với vợ tôi thì vợ tôi bảo rằng: " Người ta đã sai, sân si quá. Bây giờ anh cũng sân si nữa thì chúng ta đi chùa làm gì?

Tôi nghe vợ tôi nói quá phải.  Tôi đành theo nàng đi về nhà và lạy tượng phật ở nhà. Tôi xin hứa với tượng Phật rằng từ nay con không còn hành động trong cơn nóng giận nữa. Từ đó vợ tôi thương quý tôi nhiều hơn. Nàng bảo: " Sao dạo nầy trông anh hiền như Bụt vậy?" Tôi bảo nàng: Tôi nhớ chuyện đi chùa hôm ấy. Tôi đã thành Phật rồi .
               

3- Hòn Ðá Ném Ði

Văn hào Nga Leon Tonstoï có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau: Có một người hành khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.

Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi".
Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.

Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sach mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: "Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta".



 
Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất
.


...



hay qua, MT doc hết mây mẩu chuyện nho nhỏ mà hay , hơn nữa MT cũng lười doc chuyen dài lắm, cám ơn Dzit nhièu nghe
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #191 - 06. Sep 2011 , 11:26
 


THẢM  KỊCH  GIA  ĐÌNH  HỌ  TẠ  ( TEXAS) 
...


...
                                                      

 
            
   Trong cộng đồng VN ở Mỹ, từ hơn 1 tháng nay, khi nhắc đến thảm kịch gia đình họ Tạ (Texas), hầu như ai cũng biết. Đó là một tin chấn động lớn gây bàng hòang sững sốt cho mọi người, dù là kẻ bàng quan nhất cũng cảm thấy chạnh lòng! Trước biến cố đau buồn này, chị em phụ nữ nghĩ gì về hôn nhân gia đình VN ở xứ người Những ý kiến được ghi nhận đây đó trong những lúc tản mạn chuyện trò ở những buổi họp mặt, những lúc đi bộ, ở những lớp học Yoga, nơi sở làm giữa những chị em người Việt với nhau. Đó là những ý kiến cá nhân, nhưng nó cũng có thể tiêu biểu cho cái nhìn, cách cảm nhận của nhiều chị em. Những ý kiến đó có thể đúng, có thể sai, có thể hòan tòan khác với cái nhìn của các ông. Chúng tôi sẳn sàng đón nhận những ý kiến phản hồi từ phía qúy ông, nhưng trước hết xin hãy lắng nghe ý kiến và tâm tình của chị em chúng tôi.
  Câu chuyên bắt đầu từ một vụ nổ súng của anh Đổ Tân (35 tuổi) xả súng bắn vào gia đình vợ trong bữa tiệc mừng sinh nhât 11 tuổi của con trai, do chính anh đứng ra tổ chức. Kết qủa anh đã bắn chết vợ anh (Trini Tạ, 29 tuổi) cùng 3 người em vợ ( 2 gái, 1 trai) và cô em dâu của vợ với bào thai trong bụng, sau cùng anh đã dùng súng tự sát. Một tấn thảm kịch gia đình đã dẫn tới cái chết của 6 mạng người và một bào thai. Đau lòng hơn nữa là tấn thảm kịch này lại xảy ra trong một gia đình Công Giáo VN. Nếu anh Tân là người có đức tin mạnh mẽ, tin vào Chúa, chắc anh sẽ không hành động cướp quyền của Thiên Chúa để tước đi mạng sống của những người khác như thế! Nhưng mặt khác có người luôn tin vào sự quan phòng của Chúa trong mọi sự sẽ thắc mắc: “Chúa ơi ! Chúa ở đâu trong tấn thảm kịch này? Tại sao Chúa lại để cho điều tàn ác đó xảy ra ??”

...


  Thảm kịch này xảy ra không phải do một cơn nóng giận bộc phát thình lình không kiềm chế được, mà là cả một kế họach định sẳn từ trước, nó phát sinh từ một mối hận lòng sâu xa đã đưa anh Tân đến quyết định hủy diệt đời mình và kết thúc luôn mạng sống của vợ và những người thân trong gia đình vợ, Không ai hiểu được nỗi hận lòng của anh sâu đậm tới mức độ nào? Vì từ khi bắn phát súng đầu tiên, cho đến khi phát súng cuối cùng để tự kết liểu đời mình, anh hoàn toàn “câm nín”, không hề bộc lộ một lời nào. Qủa là :
               “ Có những niềm riêng một đời câm nín
                  Đến lúc xuôi tay, còn chút ngậm ngùi!”
Không biết khi “ra đi” anh “còn chút ngậm ngùi” nào không ?, hay chỉ là một sự “hả hê” vì đã giải tỏa được mối hận lòng của mình từ bấy lâu nay ! Từ khi lên kế họach thảm sát đến giây phút lìa đời, anh có chút ngậm ngùi nào khi nghĩ tới 2 đứa con thơ của mình sẽ rơi vào cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ và hình ảnh cuộc thảm sát này sẽ mãi mãi là ấn tượng kinh hòang theo sát tâm trí chúng cho đến hết cuộc đời? Đó là sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà, đàn bà khi nghĩ tới con là sẳn sàng hy sinh tất cả, nhịn nhục tất cả vì con ! Anh Tân khi lên kế họach thảm sát này, nỗi hận thù đã che lấp tình thương con trong lòng anh
  Ông bà xưa thường hay mỉa mai, châm biếm sự nông nổi của đàn bà qua câu ca dao:
    “Đàn ông nông nổi giếng khơi
     Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”
Có lẽ vì “giếng khơi” qúa nên anh Tân đã âm thầm lên kế họach chu đáo: đứng ra tổ chức tiệc sinh nhật cho con trai, để có cơ hội mời đầy đủ gia đình bên vợ tới dự, hầu có thể “ra tay” sát hại một lần cho gọn và cho “đã nư”. Thật đáng sợ và nguy hiểm cho cái sâu sắc “giếng khơi” đầy thủ đọan của đàn ông kiểu này! Còn đàn bà nông cạn như “cơi đựng trầu” nên dễ tin, dễ nghe do đó Trini Tạ đã từng bị chồng dùng súng uy hiếp dọa bắn và hành hung nhiều lần, đến nỗi chị phải xin án lệnh của tòa “cấm chồng lại gần”, nhưng khi nghe chồng năn nỉ, chị đã “mau quên” và “vội tin” nên xin rút lại án lệnh, dù tòa không đồng ý, vì chị muốn cho chồng “thêm 1 cơ hội”. Và qủa là chị đã cho chồng “một co hội” không phải để hàn gắn gia đình mà là để “thảm sát vợ và gia đình vợ”. Thật đáng thương và tội nghiệp cho cái nông nỗi như cơi đựng trầu của của chị em phụ nữ!, lúc nào cũng để tình cảm che mất lý trí! Có lẽ khi chết Trini đã không kịp ân hận về quyết định định đầy sai lầm của mình mà chỉ còn kịp nhớ lo trối trăn nhờ cha mẹ chăm sóc 2 con dùm mình. Dù bị chồng coi như kẻ thù và bắn giết không thương xót, nhưng ở giây phút lìa đời, ta không hề thấy chị bộc lộ chút nào lòng hận thù đối với chồng Tình thương đã che lấp lòng hận thù nơi tâm hồn chị. Thật đáng quý thay tấm lòng nhân ái của phụ nữ mà ít khi chồng nhận ra vì trong tâm còn bận chứa đầy những hận thù bất mãn triền miên!
   Ngòai ra theo tin tức được loan tải, Trini là người năng nổ xông xáo, làm 2,3 job, như vậy là chị đã phạm một tội rất nặng khác. Đó là “tội thành công và kiếm tiền nhiều hơn chồng”, đó là điều nhiều ông chồng không chấp nhận đươc!.Nhiều chị em phụ nữ đã từng thấm thía rút ra kinh nghiệm: trong một gia đình, nếu chồng thành công hơn vợ, gia đình đó hạnh phúc bình thường, nhưng ngược lại nếu người vợ thành công hơn chồng, gia đình đó sẽ gặp khủng hỏang trầm trọng. Hạnh phúc sẽ bị xáo trộn và lung lay, không phải vì người vợ tự kiêu, coi thường chồng mà vì cái “mặc cảm thua kém vợ” đã làm tổn thương lớn lao đến cái sĩ diện “gia trưởng” của người đàn ông Việt Nam
  Tôi nhớ có lần về VN, đọc 1 tờ báo Phụ nữ để thấy đau lòng với tâm sự của một phụ nữ trẻ thành đạt: vợ chồng chị cùng học chung đại học, yêu nhau thắm thiết rồi ra trường làm đám cưới. Hai người được phân công về làm việc ở 2 cơ quan khác nhau, chị năng nổ, xốc vác lại may mắn làm việc trong một môi trường thuận lợi dễ phát tirển tài năng của mình. Sau hơn 10 năm làm việc qua nhiều thăng tiến chị trở thành tổng giám đốc một công ty thương mại có uy tín, trong khi anh vẫn tà tà làm việc và giữ một chức vụ khiêm nhường trong cơ quan của anh. Chị càng thăng tiến bao nhiêu, thì sư “khó chịu, gắt gỏng, bắt ne, bắt nẹt” của anh càng lên cao. Chị tất bật với công việc ở công ty, về nhà còn phải lo đi chợ cơm nước hầu hạ chồng và 2 con, trong khi anh về đến nhà là đọc báo, xem tivi. Với khả năng tài chính của mình, chị thừa sức mướn người giúp việc để phụ chị, nhưng anh không “cho phép” vì anh cho đó là bổn phận đàn bà phải chu tòan trong gia đình, rôi mới lo ngòai xả hội. Với chức vụ tổng giám đốc, chị cần có một chiếc xe hơi riêng để đi giao dịch và quần áo lịch sự tương xứng với chức vụ mình, ngân khỏan do công ty đài thọ, nhưng anh không “cho phép”: “vì TGĐ là ở công ty, về nhà này cô là vợ tôi, tôi bảo gì phải nghe theo!”. Một thời gian dài chị phải khéo léo, giải thích, chiều chuộng năn nỉ mãi anh mới “cho phép” với điều kiện: “phải thuê một chổ khác để xe hơi, không được đem về nhà này, trông ngứa mắt”. Vậy là mỗi sáng chị phải dậy sớm giải quyết công việc nhà xong, mặc quần áo “bình dân” chạy Honda ra chổ thuê để xe hơi, ở đó trang điểm, thay y phục lịch sự rồi lái xe đi làm. Có lúc chị thấy “cực thân, cực tâm” qúa, cũng muốn “tung bê” mọi thứ, nhưng nghĩ thương 2 đứa con nhỏ dại, không muốn nhìn cảnh gia đình tan nát, chị lại phải “cắn răng” nuốt nước mắt vào trong để “vâng phục” chồng, nếu không anh sẽ bảo “À ! thì ra cô được thăng quan tiến chức rồi cô khinh thường chồng” Vì đối với đàn bà hạnh phúc gia đình con cái là trên hết chứ không phải như đàn ông công danh sự nghiệp là trên hết, nhưng không biết sự chịu đựng của chị sẽ kéo dài thêm bao lâu nữa vì sức người chịu đựng có hạn!
  Nói tới việc vợ phải “vâng phục” chồng, ttôi lại nhớ tới đám cưới lớn nhất thế kỷ vừa diễn ra giữa Hòang tử William và Kate ở London. Hằng triệu triệu người trên thế giới đã theo dõi đám cưới lịch sử này qua trực tiếp truyền hình. Họ đã lắng nghe từng chữ trong lời tuyên hứa của đôi vợ chồng trẻ hòang gia này trước bàn thờ Chúa, đặc biệt là của Kate : “ …em sẽ chung thủy và tôn trọng anh suốt đời em”, không hề có chữ “vâng phục”,đối với Hoàng tử Và ngay cả thời của công nương Diana ( mẹ của William) cũng vậy, không hề có chữ “vâng phục” trong lời tuyên hứa hôn nhân của mình.( dù là đối với Thái tử!) Tại sao lại phải “vâng phục”? khi mối quan hệ giữa 2 người là “bạn đời” với nhau chứ có phải là quan hệ “chủ- tớ” đâu ?. Bao giờ đàn ông VN tẩy bỏ được tinh thần “gia trưởng” và “vợ vâng phục” trong đầu  của mình thì hạnh phúc các gia đình VN sẽ được thăng tiến nhiều hơn
“ Trông người lại ngẫm đến ta”, nhìn thấy thế hệ trẻ mới trưởng thành sau này ( Trini mới 29 tuỗi) mà còn phải chịu nhiều “áp lực” từ.chồng như vậy thì huống hồ gì là thế hệ gìa ( sắp về hưu hay đã về hưu) nhất là thế hệ những người vợ H.O thì “áp lực” đó còn khủng khiếp tới chừng nào !. Những người phụ nữ này đã qua một thời son trẻ, bươn chãi trong một xả hội đầy khó khăn và kỳ thị để gánh vác gia đình, nuôi con ăn học, nuôi chồng trong tù. Sau này trong chương trình H.O.sang Mỹ, họ lại tiếp tục bươn chãi, thích nghi với xã hội mới, mưu sinh với gia đình. Những ông chồng sang đây nếu an phận hoặc thành đạt là phước báu cho họ (số này hiếm hoi), còn đa số không thành đạt đều mang đầy mặc cảm tự ti, sẽ là nỗi khủng hỏang lớn lao trong gia đình. Họ trở thành “bất mãn kinh niên”, nhìn đâu cũng thấy điều để chê trách, để bất mãn từ trong gia đình cho tới ngòai xả hội, nhất là đối với vợ, “nhìn đâu cũng thấy tội” vì là “đối tượng gần nhất” để hứng chịu những cơn “,bất mãn chung thân” của họ. Họ như chúa sơn lâm không được vẩy vùng theo ý thích, không còn được làm “chúa tể rừng xanh” một cõi tung hòanh nên họ như:
      “gặm một khối căm hờn trong cũi sắt” (T.L)
  Đặc biệt đối với qúy ông, khi ở VN có những địa vị (bác sĩ, nha sĩ..) thường được xã hội VN quý trọng đặc biệt thì nỗi khủng hỏang sẽ còn trầm trọng hơn nhiều. Khi “không thành đạt” họ bất mãn,sống co cụm không muốn tiếp xúc với ai, có người bị depress qúa nặng đâm ra “ngơ ngơ, ngẫn ngẫn’ lúc nào cũng mơ màng chuyện huy hòang ngày xưa. Có người thì lao vào cờ bạc rượu chè để giải khuây làm khổ vợ con;có người thì lăng nhăng trai gái để tự khẳng định mình vẫn còn “có giá”, nhưng khi vợ hé môi tâm tình với bạn để xả stress thì liền bị gán tội bêu riếu, nói xấu chồng, thành thử các bà luôn:
    “Có những niềm riêng một đời dấu kín
     Như rong, như rêu lắng trong biển khơi”
Những nỗi sầu u uất cứ lắng đọng mãi trong tâm ngày này qua tháng khác có thể sẽ kết tụ thành một khối ung thư (điều này khoa học đã xác nhận). Đó lại là một nan đề khác cho chị em, khi tuổi càng cao, sức khỏe càng suy yếu, sức đề kháng càng thấp:
    “ Giết nhau chẳng cái dao cầu
      Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa? (C.Ó.N.K)
    Tôi có chị bạn thân rơi vào hòan cảnh chồng “không thành đạt”, nên lúc nào anh cũng bất mãn kinh niên, người ta sang Mỹ đổi đời đi lên, anh thì ngược lại, đổi đời đi xuống nên “trăm dâu đổ đầu tằm”,anh đổ thừa mọi thất bại của anh là do chị gây ra!?. Chị cũng hiểu anh là người tài giỏi, có khả năng lảnh đạo, làm việc hăng hái tích cực, được bạn bè tín nhiệm yêu mến, nhưng sang đây vì “không thành đạt”, nên anh không có “đất để dụng võ” Do đó trong lòng anh đầy sự phản kháng và tâm lúc nào cũng ấm ức, buồn phiền. Chị thương và chạnh lòng khi nghĩ về anh với hình ảnh:
   “Những dòng sông đã lâu
    Không ra được biển rộng
    Là những dòng sông lạc loài
    Muộn phiền quanh vách núi
    Như gương không người soi” ( TLA)
Nhiều lần chị cố gắng muốn đến gần giúp anh “gở bỏ” những khó khăn trong tâm, nhưng con người anh luôn có một hàng rào phòng thủ tự động chung quanh. Mỗi lần chị tìm cách đến gần là bị “tự động đánh bật ra” với nhiều lý do khác nhau: “muốn làm thầy đời, dạy khôn.., giả dối, gỉa hình, show up…” riết rồi chị chịu thua vì chỉ có anh mới là người có thể tự gở bỏ trái bom trong tâm anh mà thôi. Chị muốn giúp anh, nhưng anh luôn phản kháng từ chối nên chị không làm gì được. . Càng ngày vợ chồng càng xa cách, anh kết tội chị đủ mọi điều theo sự suy diễn của anh. Cái gì anh đã nghĩ trong đầu là đúng thì nó phải là đúng ( dù trên thực tế nó hoàn toàn sai) nhưng không ai có thể gở bỏ điều đó ra khỏi đầu óc anh. Nhiều lúc chị thấm thía lời bài hát của VTA:
  “Ôi thôi ! đời ta phung phí trong cơn buồn phiền
   Ta xin tháng ngày rồi bình yên”
Và để đạt đến sự bình yên đó, chị đã cố gắng tập thiền, tập sống xã bỏ:
“Một chẳng chấp, hai chẳng chấp
  Chấp chứa làm chi cho thêm mệt!
  Một cũng bỏ, hai cũng bỏ,
  Thong dong tấc dạ, thế mà vui!”
Chị tìm quên lãng với bạn bè, đi chơi đây đó với người thân..anh càng ấm ức  và cương quyết đòi ly dị. Dù lòng không muốn, chị cũng thuận theo ý anh để anh không còn cớ phản kháng và tâm được bình yên, nhờ đó tâm chị cũng sẽ được bình yên theo. Nhưng sau đó thấy chị sống bình an thoải mái, anh lại tức tối cho rằng chị đã “gài bẩy” anh vào kế họach chị đã dọn sẳn. Ôi thật chẳng có cách nào làm anh vừa lòng, dù là đã làm theo ý anh !!
  Ai cũng nói, bước vào “tuổi thu phai” là tuổi đẹp nhất đời người vì bổn phận lo cho con đã xong, chúng đã trưởng thành Tuổi này là tuổi vợ chồng nương tựa nhau mà sống, có thể thong dong đi chỗ này chỗ kia để thưởng thức vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên với “mùa Thu lá bay”, nhưng đối với chị hạnh phúc hình như đã bay theo mùa Thu tự lúc nào! Tôi phải an ủi chị “Không phải ai muốn điều gì cũng được, hãy vui hưởng những gì mình đang có trong tầm tay” Hãy cầu nguyện với Chúa:
  “Lạy Chúa xin giúp con thay đổi, những gì có thể thay đổi
   Và xin Chúa giúp con chấp nhận những gì không thể thay đổi được”
Hãy phó thác mọi sự trong tay Chúa và để Chúa “dẫn con đi”
  Trở lại câu chuyện của Trini Tạ, chị đã làm đơn xin ly hôn, nhưng cứ còn đắn đo mãi và vẫn mong muốn cho chồng có thêm cơ hội, bởi với phụ nữ hạnh phúc gia đình là quan trọng, họ rất đau lòng khi nhìn gia đình tan vỡ. Ở Mỹ tỷ lệ ly hôn trong các gia đình VN tăng cao, các ông đổ thừa cho các bà sang Mỹ học đòi theo lối Mỹ nên hay bỏ chồng. Các ông đâu hiểu các bà sang đây cũng phải gian nan vất vả để đi học, đi làm, chịu stress đủ bề, về nhà còn phải chịu đựng thêm một ông chồng lúc nào cũng như “thùng thuốc nổ”, nổ bất cứ lúc nào, tự động nổ mà không cần có ai châm ngòi. Chịu đựng không xiết thì phải “bung”!, ai chịu đựng giỏi thì “còn ở lại’ theo kiểu tâm niệm: “lâu dần, đời mình cũng quen” nhưng “quen” bao lâu thì chưa biết?? vì sức chịu đựng mỗi người đều có giới hạn. Ngoài ra phụ nữ có khả năng thích nghi cao, nên dễ hội nhập vào xã hội mới, trong khi các ông cứ khư khư ôm theo “lề thói xưa” ( gia trưởng, vợ phải vâng phục chồng, trai có quyền 5 thê,7 thiếp…) Đúng là:
   “Anh đi bằng nhịp điệu 1,2,3,4,5
    Em đi bằng nhịp điệu 6,7,8,9,10
    Làm sao, làm sao ta gặp được nhau?” (TCS)
Vậy xin qúy ông vui lòng “tự xét lại mình” trước khi đổ tội cho các bà! mà đâu cần gì ở xã hội Mỹ, ở VN bây giờ tỷ lệ ly hôn cũng tăng cao, vì ngày nay người phụ nữ cũng phải ra đời bươn chãi mưu sinh nuôi gia đình. Sở dĩ ngày xưa tỳ lệ ly dị thấp vì các bà không có nghề nghiệp, luôn phải sống dựa vào chồng, “chồng là Vua, bảo gì vợ phải nghe theo”, ví dù “ chàng muốn vợ bé, thiếp thì cưới cho”. Ly dị thì biết lấy gì mà sống, mà nuôi con ?? nên đành phài “ngậm bồ hòn làm ngọt” chứ nhiều bà cũng căm hận đến mức “Khối hờn mang xuống tuyền đài chưa tan!” như những câu chuyện tôi đã từng được nghe kể. Nếu các bà sống ở thời đại này, chắc chắn các bà cũng không thể chấp nhận được hòan cảnh bị ức chế nhu vậy.
  Mới mấy tháng trước đây, có nhiều bài phổ biến trên internet thống kê về các hoa hậu, người đẹp VN đều lấy chồng nước ngòai, vì họ muốn được yêu thương chiều chuộng, được tôn trơng, được đối xử công bằng, vợ chồng vẫn có những khỏang riêng tư cần thiết. Còn đàn ông VN ảnh hưởng phong kiến, lúc nào cũng muốn kiểm sóat vợ, muốn vợ luôn phục tùng hầu hạ mình, còn mình thì sĩ diện đàn ông, không thể “hạ mình” xuống hầu hạ vợ làm mất sĩ khí nam nhi, nhưng nỗi nóng “vũ phu” đánh vợ lại là chuyện bình thường. Bài báo còn nêu lên viễn ảnh, nếu đàn ông VN không sớm lo thay đổi thì sẽ bị ế vợ dài dài
  Trong thảm kịch ở Texas, thú thật khi nhìn hình ảnh Trini tươi cười, ghé đầu vào vai chồng trong chuyến vacation của cả gia đình ở Cancun, trước đó 2 tuần, không ai có thể ngờ được ít lâu sau Trini lại bị chồng giết như giết một kẻ thù không chút xót thương! Có những người đàn ông rất yêu thương vợ con, nhưng khi vợ làm một điều gì phật ý, thì tình nghĩa keo son bỗng chốc hóa hư không, và chỉ còn lại hận thù trong tâm họ mà thôi. Hãy nhìn hình ảnh Trini sau khi bị chồng bắn đang hấp hối, cố gắng trăn trối, đứa con trai 11 tuồi đứng cạnh bên khóc lóc van xin:
  “Ba oi ! đừng bắn má nữa !
Nhưng anh Tân đã lạnh lùng bồi thêm phát nữa để Trini chết tức khắc khỏi phải trăn trối thêm điều gì! Theo tin tức kể lại anh Tân là người nóng tính, trước đó anh đã từng đánh đập chị mang thương tích đầy mình, đã từng kẹp cổ chị và bắn súng lên trần nhà để uy hiếp chị! Hình như đa số đàn ông VN đều nóng tính, dù có thể là họ cũng thương yêu vợ con, nhưng khi máu nóng nổi lên, nỗi sân hận sẽ che mờ cả lý trí và tình cảm, dẫn họ đến những hành động tàn bạo không thể cứu vãn được! Kinh nhà Phật đã nêu lên hình ảnh thật cụ thể: Tình yêu thương, tâm tốt lành có thể giúp ta gieo trồng,nuôi dưỡng một rừng công đức trong thời gian dài, nhưng chỉ cần 1 phút nổi nóng, sân hận bùng lên như một mồi lửa nhỏ có thể thiêu rụi trong chốc lát cả một rừng công đức, mà ta đã ra sức vun trồng trong bao năm. Do đó đừng coi thường “nóng tính”, nó là “căn bệnh” nguy hiểm cho hạnh phúc gia đình Hãy tìm cách “chữa trị” nó càng sớm càng tốt bằng cách học “Thiền”, theo học những lớp về “cách kiểm sóat cơn nóng giận”… kẻo nó sẽ đốt cháy cuộc đời bạn và ngôi nhà hạnh phúc của gia đình bạn.
  Ngoài ra đàn ông VN trong cư xử thường thiếu tôn trọng vợ, ở lớp yoga tôi theo học buổi tối, một hôm bị cúp điện nên lớp tập ít giờ hơn, mọi người có giờ rảnh để bàn chuyện “Texas”, ai cũng thương cảm cho gia đình họ Tạ. “Đúng là họ Tạ, nên bị sao quả Tạ ngàn cân chiếu vào,,”. Bỗng nhiên một chị (nha sĩ) nhìn đồng hồ xong vội vả đứng dậy: “Thôi, em phải về để ông xã trông. Dạo này ông tiến bộ ghê lắm rồi nên mới cho em đi tập yoga buổi tối, chứ trước kia đừng hòng bao giờ cho em đi đâu một mình, rồi còn hay rỉa rói tùm lum, nhức mình lắm..”. ( Sau một thời gian dài theo học, tôi dần dần phát hiện lớp gồm đa số là dân ‘trí thức’, bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ., kỷ sư...họ đến lớp để rèn luyện và giữ gìn sức khỏe ở tuổi xế chiều). Tôi đưa tay vẫy chào và hen gặp chị lần tới lòng thầm nhủ : “Trí thức mà còn bị chồng đối xử như vậy, huống hồ gì là dân ít học”. Trước khi về, chị B đưa tôi đĩa copy Paris by night mới phát hành (mỗi lần Paris by night ra DVD mới, con chị đều mua biếu chị và biết tính chị hay thích “share” với bạn, nên copy luôn vài cái “để mẹ tùy nghi sử dụng” ). Nhìn lại trong giỏ, thấy còn dư 1 đĩa, chị bèn đem đến dúi vào tay chị T và nói:
-       Đem về xem, mới ra, hay lắm
Chị T mừng rỡ, cười :
-       Ối, tốt qúa, cám ơn chị nhiều lắm!
Nhưng ông chồng chị T đứng gần đó, thấy vậy, bèn chạy đến giật chiếc đĩa từ tay vợ, đem trả lại tận tay chi B:
-       Cám ơn chị, nhà tôi không xem thứ này!
Tôi nhìn thấy vậy, bất bình, buột miệng hỏi:
-       Tại sao không ?? chị T thích xem mà!
-       Già rồi sắp xuống lổ, coi văn nghệ, văn gừng làm gì!
-       Già cũng cần giải trí chứ!
-       Cô còn trẻ thì coi được, vợ tôi già rồi nên chỉ nghe những đĩa tụng kinh thôi (chị hơn 70 tuổi)
Tôi lắc đầu “hết ý kiến”, nhìn lại thấy chị T đứng trơ với 2 bàn tay hẫng, không nói 1 lời nào. Tôi đến bên, xiết nhẹ tay chị:
-       Em thương chị, em nói thiệt, từ trước tới giờ em cứ nghĩ “ông xã em là số 1”, nhưng hôm nay nhìn thấy cảnh này, em thấy em còn may mắn hơn chị. Tạ ơn Chúa!
Nước mắt rân rấn, chị khẽ nói:
-       Em ơi, chị chịu đựng như ri, đã hơn 50 năm rồi!
Tôi thật không ngờ ở xứ Mỹ này vẫn còn có những cảnh chồng cư xử với vợ thô bạo, độc đóan, gia trưởng đến như vậy, dù a/c đã sang đây từ 75 và đều là dân học thức, nay đã về hưu. Tôi chợt thấm thía 1 lời hát của LHH:
  “Hãy nhìn xuống chân, biết bao nhiêu người thua mình”
   Có điều đáng nói là anh T cư xử với bạn trong lớp, với người ngoài rất nhã nhặn, lịch sự và nhiệt tình giúp đở mọi người, nhưng đối với vợ thì ôi thôi,,! Điều này khiến tôi nhớ lại lời cha linh hướng giảng trong 1 khóa Thăng tiến hôn nhân:
“ Có những ông ra ngoài thật tốt bụng, dễ thương và hết lỏng giúp đỡ mọi người, nên ai cũng quý mến và khen nức nở, nhưng về nhà thì ngược lại là “hỏa ngục” cho vợ con!”??
Kết luận, nói đi thì cũng phải nói lại cho công bằng  kẻo mang tiếng “quơ đủa cả nắm”.Tôi cũng từng chứng kiến những ông chồng VN cư xử với vợ thật “nice” thật tử tế! (chắc nhờ ảnh hưởng văn hóa Mỹ, hay nhờ vợ khéo “training”.?) Tôi có 2 chị bạn thân cùng học DHSP Saigon, vừa rồi có dịp đến ở chơi nhà mới thấy rõ. Chị Đ ở Sacramento thì mê chăm sóc vườn cây, nên tối ngày chị cứ loay hoay với đám cây “con của chị”, rồi tưới cây, tưới cỏ là hết ngày, ông xã chị lo chăm sóc cháu,rồi lo nấu ăn dọn sẳn, đến bữa chị cứ việc vào nhà ngồi xơi cơm. Chị H ở Oregon thì ông xã về hưu trước, nên sáng nào anh cũng dậy sớm lo cạo rữa cả rổ rau,củ qủa, cắt nhỏ để bỏ vào máy xay rút nước tinh chất rót ra ly, xong anh pha café sữa theo đúng gu của chị, rồi chuẩn bị sẳn dĩa trái cây, nướng bánh mì hay waffer sẳn sàng trước khi mời vợ xuống ăn sáng. Hôm nào chị dậy trễ, vội qúa không đủ giờ sửa sọan đi làm, anh đem khay ăn sáng lên tận phòng cho chị. Được vợ khen “Anh pha café ngon quá !” rồi thêm mấy tiếng “thank you, thank you” là anh vui rồi! Bây giờ chị mới xin về hưu non, không phải đi làm nữa, nhưng anh vẫn theo “nề nếp cũ”, sáng nào cũng chuẩn bị phục vụ bữa ăn sáng cho chị thật chu đáo. Sau đó anh lo chăm sóc vườn cây, khi nào chị cần gì anh luôn sẳn sàng giúp ngay
  Trong lúc trò chuyện khi anh đang chuẩn bị buổi ăn sáng, tôi hỏi anh:
-       Làm như vậy, anh có ngại bị mang tiếng là “hầu vợ”, mất sĩ diện đàn ông không ? (nhất là khi nhà đang có khách)
Anh cười trả lời:
_  Có gì đâu mà ngại, tôi thấy vợ chồng già có dịp chăm sóc nhau là điều tốt nên làm!. Tôi lo phục vụ ăn sáng cho vợ, rồi những bữa ăn còn lại trong ngày vợ lại phục vụ cho tôi
Rồi anh tâm sự: Con người không ai hòan hảo, ai cũng có khuyết điểm, nên tương nhượng nhau mà sống, ai cũng có vài ưu điểm, nên nhớ tới ưu điểm nhau để sống bình an vui vẽ. Vợ chồng sống với nhau mấy chục năm , biết tánh ý nhau rồi! “Đừng thả mồi bắt bóng”, chê trách điều này, điều nọ, bỏ đi tìm cái khác, tưởng khá hơn, ai dè còn gặp thứ tệ hơn, hối hận thì đã muộn, vì quỹ thời gian không còn, đâu còn biết được bao lăm ngày nữa??, Nhìn chung quanh bạn bè bệnh tật ra đi cũng nhiều, đột ngột ra đi cũng không ít. Tại sao vợ chồng sống với nhau bao năm rồi, không biết bỏ qua những tị hiềm, ganh ghét, tranh chấp hơn thua để sống với nhau tử tế trong những ngày cuối đời cho tâm mình thanh thản bình an ...
  Tôi thầm cám ơn anh đã cho tôi “bài học triết lý buổi sáng” đơn sơ nhưng sâu sắc về tình nghĩa vợ chồng. Đúng là:
  “Hãy sống hết lòng mình
  Trước khi đời khép kín”
    Bước ra mảnh vườn nhỏ sau nhà, nhìn màu hoa giấy đỏ rực trong nắng sáng, tôi chợt nhớ đến một bài hát năm xưa, lâu lắm rồi, mà tôi vẫn thích nên khẻ hát:
  “Như chuyện đã viết xong
   Mà lòng vẫn còn muốn nói thêm..
   Và những được - mất riêng của mình
   Đời người ai cũng có
  Hãy cho nhau tình yêu
  Hãy thương nhau thật nhiều” (TLA)
Vì:
  “Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng
    Được - mất – bại – thành bỗng chốc hóa hư không”
                                       8/2011
                                  Phượng Vũ

Những suy Nghĩ và Cảm nhận về vụ thảm sát :

Bài này theo tác giả là "dưới  góc nhìn  của Phụ  Nữ". Vâng , đúng vậy , đó là dưới góc nhìn chủ quan của chị , vì chị là phụ nữ ! Nhưng tôi cũng là phụ nữ , một phụ nữ VN 100% , cho nên với cái nhìn khách quan cúa tôi , tôi kg đồng ý với chị nhiều điểm :
- Chị chỉ mổ xẻ vấn đề theo góc độ chủ quan của người phụ nữ , để từ đó chị chỉ thấy và ca ngợi những đức tính tốt đẹp cúa phụ nữ .Những cái xấu & thối tha cúa 1 số người phụ nữ(nhất là phụ nữ bên Mỹ này)chị kg hề thấy và kg đề cập đến !
-Trong một gia đình , nếu có chuyện xảy ra , ví dụ như chồng hay nhậu nhẹt be^ be^'t...sẽ bị vợ đem ra đường kể lại với bạn bè , người thân...và đầu tiên là đem về phía vợ để kể lể ! Thậm chí chuyện kg đáng cũng hay đem về phía mình kể lể với cha mẹ , anh chị em bên mình. Nếu gặp gia đình vợ hiểu biết , sẽ la rầy con gái , ngăn chặn ngay lúc đầu kg để cho "chuyện bé xé to" ...Còn nếu bên vợ nông cạn & không tâm lý thì sẽ hùa theo chỉ trích , "thêm mắm dặm muối " vào để công kích anh chồng , thậm chí có gia đình còn xúi con gái mình "thằng đó nó vậy , ly dị quách cho rồi , nó tưởng nó ngon lắm sao?...." & còn nhiều câu khó nghe chì chiết thằng chồng mà tôi đã nhiều lần chứng kiến ở những gia đình VN chúng ta ở hải ngoại này...
- Nhưng ví dụ có gia đình lỡ con vợ đi làm bên ngoài ngoại tình vụng trộm , ăn rồi đua đòi shopping , night club , Bar...về tới nhà thì kiếm chuyện gây gỗ với chồng. Cứ theo thói quen suy nghĩ đàn bà là "Number one" , là "bất khả xâm phạm" , là chủ gia đình ở MỸ này mà cứ "thượng cẳng chân , hạ cẳng tay" với chồng . Hỗn láo , đay nghiến , chì chiết chồng hàng ngày...thì anh chồng cũng chỉ im lặng , ngậm bồ hòn làm ngọt chứ chẳng dám thổ lộc với ai ,sợ mang tiếng xấu cho mình vì "vạch áo cho người đời xem lưng" ...
Nếu điều thứ 2 & 3 trên đây xảy ra trong 1 gia đình , thì chuyện cắn răng chịu đựng lâu ngày sẽ thành họa khó lường về sau ! Tôi kg quen biết gì với cả 2 bên gia đình bị nạn. Nhưng nếu tôi đoán kg lầm thì khi 1 người đàn ông làm việc này theo 1 cách căm thù như vậy thì lý do 2 & 3 dẫn đến thảm sát này là điều dễ hiểu...
Với tư cách là 1 người đàn bà VN , tôi khuyên các gia đình VN có con gái nên khôn ngoan & thận trọng hơn để hầu tránh chuyện đáng tiếc xảy ra như trên...

...




Back to top
« Last Edit: 06. Sep 2011 , 13:10 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #192 - 06. Sep 2011 , 16:29
 


...


Dzịt Gỗ nghe HMN quãng cáo về DHY  , DG mong DHY sẽ đóng góp các tác phẫm đặc sắc vào trang TCVT. Từ nay TCVT có 1 thêm loài lan Dã Hạc thơm đẹp như thiên thần xuất hiện phải hông bà chủ Choè.  Smiley

Thân mến,
DG tulipvang
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #193 - 06. Sep 2011 , 17:00
 
may trang wrote on 06. Sep 2011 , 07:01:
hay qua, MT doc hết mây mẩu chuyện nho nhỏ mà hay , hơn nữa MT cũng lười doc chuyen dài lắm, cám ơn Dzit nhièu nghe



Hello Mây Trắng


...

DG send to you a big thank about your compliments ,
DG cũng lười đọc chuyện dài nhưng lại thích dài chiện  88888 dzí mí chim ... Grin Grin Smiley

Thân mến,
DG tulipvang


Back to top
« Last Edit: 06. Sep 2011 , 17:08 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Tiếng Chim Vườn Trúc 6 LVD_77
Reply #194 - 06. Sep 2011 , 21:43
 
Mytat wrote on 06. Sep 2011 , 17:00:

Hello Mây Trắng


...

DG send to you a big thank about your compliments ,
DG cũng lười đọc chuyện dài nhưng lại thích dài chiện  88888 dzí mí chim ... Grin Grin Smiley

Thân mến,
DG tulipvang





Chị Tv Mây Say cũng chào mừng em gái Mây Trắng Tuyết Vân  vào đây.
Chị  vừa hân hạnh gặp nhau , như thân từ bao giờ.  Chị HMN Yến Ngọc và phu quân , cho cả nhà xem hình vui quá. Cám ơn nhiều.
Hy vọng sẽ có dịp đi Thụy Sĩ thăm em.
Tv cũng giống DG , thích 88888888 dài dài...
Mây Say TV
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 11 12 13 14 15 ... 195
Send Topic In ra