Hoa Anh Thảo hay hoa Ngọc Trâm
Hoa ngọc trâm còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như bạch ngọc trâm, nội tiêu hoa, bạch hạc hoa, bạch tiêu hoa, kim tiêu thảo… có tên khoa học Hosta plantaginea (Lam) Aschers. Thuộc họ hành tỏi Liliaceae. Ngọc trâm có vị ngọt, mát, có độc. Tác dụng chữa bệnh của ngọc trâm tùy thuộc vào từng bộ phận dùng làm thuốc: Rễ, lá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau. Hoa có tác dụng thanh nhiệt, lợi yết hầu, lợi thủy, thông kinh. Được dùng ngoài chữa lở loét, sang độc, bỏng lửa…
"Spring Primroses" - ©2000 Leonard Thompson
Tuổi Thanh Xuân
Hãy tựa đầu nơi tình yêu đã được sinh ra
Đừng nghiêng sầu giống nỗi buồn thất vọng
Hỡi em, những cánh hoa của tâm hồn bé bỏng
Dù mọc nơi nào cũng vẫn là Anh Thảo yêu thương.
..
(Walter Savage Landor)Tên tiếng Việt
: Anh Thảo hay còn gọi là hoa Ngọc Trâm
Tên tiếng Anh
: Primrose hay Cowslip
Tên tiếng Pháp
: Primevère
Tên Latin
: Primula
"I can't live without you"
Mùa xuân và hoa Anh Thảo
Yêu nhau như cặp tình nhân
Ngọc Trâm-hay còn gọi là Anh Thảo, là loài hoa dại mọc nhiều ở các vùng ôn đới, có một đài hoa hình ống và năm cánh hoa màu vàng nghệ. Hoa Anh Thảo xuân nở, báo hiệu sự trở về của mùa xuân, khi những cơn gió lạnh và sương giá trắng xóa đã qua đi nhưng những ngày ấm áp tươi sáng của mùa hạ lại chưa đến. Do vậy, loài hoa này là biểu tượng ưu thế của sự duyên dáng và sắc đẹp tuổi trẻ, là đại diện cho lứa tuổi giữa trẻ con và thiếu nữ, tuổi dậy thì. Tên của nó bắt nguồn từ chữ Latin Prima Rosa, hoa đầu tiên trong mùa. Tuy vậy, cũng có một số quan niệm khác cho rằng hoa Anh Thảo còn có ý nghĩa là sự không kiên định, thiếu kiên nhẫn, thiếu tự tin, hay thay đổi. Còn với tâm hồn thi sĩ của Shakespeare, ông nhìn những đóa Ngọc Trâm bằng cái nhìn ảm đạm-khi trong một bài thơ-ông so sánh loài hoa này với những nàng thiếu nữ chết ở tuổi thanh xuân.
Yêu em bạn ngọc bên đời
Hồng xuân xin tặng tim bồi hồi đau
Hoa trinh một nụ tươi cười
Tuổi thơ xanh ngát một đời nhớ thương
("The Winter's Tale"-William Shakespeare,1564-1616)Hoa Anh Thảo muộn - Evening Primrose thì lại chỉ nở khi đêm xuống, nó không bao giờ hé mở các búp hoa của mình cho đến khi trăng lên. Hoa hướng về phía trăng bạc. Khi đêm xuống và không gian hoàn toàn yên tĩnh, các cánh hoa phát ra một thứ ánh sáng lân tinh dìu dịu. Anh Thảo muộn tượng trưng cho một tình yêu thầm lặng.
Hoàng hôn từ tốn buông màn
Sương long lanh gọi ngày tàn trăng lên
Giữa ngàn sao mọc êm đềm
Hoa Anh Thảo muộn theo đêm trở về
Như ẩn sĩ ngậm lời thề
Trăng lên hoa nở chẳng hề đơn sai
Hoa ơi hoa nở vì ai
Lặng thầm nhan sắc đêm dài lẻ loi
Để khi nắng sớm mai soi
Lại từ tạ nhận thiệt thòi ra đi...
(John Clare)
Hoa Anh Thảo còn có những cái tên thông dụng bằng tiếng Anh khác, tùy nơi và chúng thường gắn với một sự tích nào đó: Paigle, Peagles, Herb Peter, Butter-rose,Key Flower, Our Lady's Keys, Key of Heaven... Một số vùng miền Tây nước Anh, loài hoa này còn được gọi mộc mạc là Butter-rose do hoa có màu vàng rất giống với loại bơ được làm trong các trang trại ở đó. Hoa Anh Thảo còn được gọi là Key Flower vì nó là biểu tượng cho chùm chìa khóa mở cánh cổng Thiên Đàng của Thánh Peter (nó còn được gọi là Herb Peter hay Key of Heaven).Theo truyền thuyết, một ngày nọ, Thánh Peter nghe tin đồn rằng mọi người đang cố gắng vào Thiên Đàng bằng cửa sau, thay vì bằng cửa trước mà ông đang giữ chìa khóa. Ông rất giận vì sự thiếu tôn trọng đó đến nỗi làm rơi chùm chìa khóa xuống trần gian. Thế là chúng cắm rễ, nở ra những bông hoa Anh Thảo. Ở Đức, Anh Thảo được biết đến với cái tên Himmelschlüsselchen, có nghĩa là "những chiếc chìa khóa nhỏ của Thiên Đường". Anh Thảo được xem như bông hoa thần tiên ở Ireland và xứ Wales, được các tiên nữ yêu thích và bảo vệ. Theo truyền thuyết Nauy thì bông hoa này là để tưởng nhớ đến Frcya, The Key Virgin; hay the Virgin Mary ở các nước Bắc Âu khác. Vì thế mà hoa còn có tên Our Lady's Keys, Key of Heaven.
Người La Mã gọi hoa Anh Thảo là "tuber terrae" bởi vì rễ của nó trông giống như những củ cải trắng. Từ thế kỉ 17, người ta đã biết bào chế những "củ tươi" của cây Anh Thảo để làm thành một loại thuốc mỡ, dùng bôi vào da để tránh bị thẹop rỗ sau khi bị bệnh đậu mùa. Củ Anh Thảo còn được xay thành bột để làm bánh, bồi bổ sức khỏe, tăng khả năng sinh hoạt tình dục hay làm thực phẩm cho gia súc.Hoa Anh Thảo còn có thể dùng ngâm rượu (Cowslip wine). Cháo hoa Anh Thảo được nấu từ bột hoa, mật ong, sữa hạnh đào, nghệ tây, gạo và bột gừng, ăn bổ dưỡng. Lá cây Anh Thảo có thể ăn sống hay nấu trà uống.
Dưới triều đại nữ hoàng Victoria, hoa Ngọc Trâm trở thành một loài hoa thời thượng và được thủ tướng Disreali yêu thích nhất. Nữ hoàng Anh thường gửi cho ông những bó Ngọc Trâm hái từ khu vườn hoàng gia. Và khi ông mất, nữ hoàng đã gửi đến một vòng hoa lớn kết bằng những đóa Ngọc Trâm để bày tỏ mối thiện cảm và sự kính trọng của mình.
Cho đến giữa thế kỉ 17, Anh Thảo xuân vẫn chỉ có màu vàng, sau đó, những nhà làm vườn ở Anh mới lai tạo thành nhiều màu như đỏ sậm, đỏ nhạt, đỏ chói, vàng nhạt như bây giờ.
Dưới con mắt của chàng thi sĩ, hoa ngọc trâm trở thành nguồn cảm hứng sáng tác, là món quà tỏ tình lãng mạn mà rất hình tượng:
"Anh tặng cho em hoa ngọc trâm
Hoa như ánh sáng, ngọc như mầm
Như cài trên tóc hoa trâm ngọc,
Anh tặng cho em hoa ngọc trâm.
Lá biếc đơn sơ, cánh nuột nà,
Rung rinh trên nước một cành hoa
Một cành chụm nở hoa hai đóa,
Ôi cái đêm đầu hợp giữa ta.
Hoa giúp cho anh tỏ mối tình,
Vì ta hoa đã nở năm canh...
Dịu dàng canh một trăng soi bóng,
Tha thiết canh năm nguyệt trở mình.
Từ ấy anh yêu hoa ngọc trâm.
Những khi vắng vẫn mong thầm.
Mỗi mùa hoa nở trong như tuyết,
Anh lại tìm thăm hoa ngọc trâm"
(Thơ tình Xuân Diệu)
Hãy tựa đầu nơi tình yêu đã được sinh ra
Đừng nghiêng sầu giống nỗi buồn thất vọng
Hỡi em, những cánh hoa của tâm hồn bé bỏng
Dù mọc nơi nào cũng vẫn là Anh Thảo yêu thương...
(Walter Savage Landor)
Nguồn:
http://vn.360plus.yahoo.com/tramcot/article?mid=4&fid=-1