Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - MẠ VÂN GIA TRANG 2019  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 64 65 66 67 68 ... 199
Send Topic In ra
MẠ VÂN GIA TRANG 2019 (Read 73482 times)
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13199
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #975 - 13. Nov 2020 , 10:04
 
KLethikinhhoang wrote on 13. Nov 2020 , 07:08:
THU ĐI

Thu đi như gió theo cơn bão
Góp những tàn phai giữa loạn cuồng
Tôi về mang hết chồng áo cũ
Tìm một màu xưa mặc để thương

Se sắt heo may se sắt hồn
Ngoài kia còn những cảnh thê lương
Bỗng thấy nhỏ nhoi cơn mộng ảo
Nhân sinh một gánh trĩu buồn thương

Mai này tiếp nối đông và giá
Lạnh xé làn da kẻ hoại tình
Lạnh xô kỷ niệm ngàn xưa ấy
ùa đến hiên đêm vây bủa mình

Khơi lên bếp lửa hong cô quạnh
Tí tách âm giai của đất trời
Mấy hàng mưa gõ vào tâm khảm
Miên man thế thái nhân tình trôi...

Mục Tú

BUỒN THU

Thu vội vàng đi quên gió bão
Để cho trần thế phải điên cuồng
Nhà tan cửa nát thành hư ảo
Nhìn cảnh người trôi thấy xót thương

Xác cong queo lạnh rữa linh hồn
Đất sạt người vùi quả bất lương
Tài sản một đời theo nước cuốn
Vợ trôi con chết thật đau thương

Tiếp nối đông sang trời lạnh giá
Màn trời chiếu đất ai thương tình
Mảnh đời tan nát buồn tơi tả
Dồn dập bão giông chịu một mình

Vài bụi tre gai nằm đặc quạnh
Chạm nhau âm vọng tiếng than trời
Hồn ma lơ lửng phà hơi lạnh
Lũ qua giành ăn những xác trôi

Kahat

KAHAT THÂN ,
CAM ON LAI CHO CO DƯƠC THƯƠNG THUC HAI BAI THO XƯƠNG VA HOA CUA HAI TAC GIA NAY. DOC BAI CUA KAHAT TU DUNG CO CAM THAY RON RON TRONG NGƯƠI.
CO VAN
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3801
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #976 - 16. Nov 2020 , 07:57
 
Trời Buồn Thắt búi Tóc Mây

Mưa ruộng thấp, mưa non cao
Bốn phương tám hướng mưa chao chát rền
Vỡ tan bong bóng bên thềm
Vỡ tan hết những nỗi niềm từ đây

Trời buồn thắt búi tóc mây
Hẹn hò cơn gió cho đầy hạt mưa
Ai đong từng đấu đợi chờ
Cho xuân xanh bỏ hững hờ dòng trôi

Ai đem tơ thả trắng đồi
Lòng đau Chức Nữ rối bời tơ quay
Ai đem mưa ghép thơ này
Ướt nhèm câu lục, bát quay quắt buồn

Tiết đông giá, lạnh chiều buông
Lũ chim thôi hót, ngậm hờn mái đông
Ngoài vườn quỳnh khép cửa lòng
Trăng vui quên lối, hoài mong trăng về

Thiendi

NẾU TRỜI BỎ BUÔNG

Mây xuống thấp mây bay cao
Đất trời chuyển động chênh chao sấm rền
Giọt mưa bong bóng qua thềm
Bong bóng thì vỡ nỗi niềm còn đây

Trời còn vần vũ tầng mây
Lớp qua lớp tới hứa đầy cơn mưa
Khum tay đong những đợi chờ
Cầu cho đông tận ơ hờ buông trôi

Khăn tang ai thắt đỉnh đồi
Đau lòng sáng đợi bời bời chiều quay
Ai buồn gieo khúc tình này
Cho hồn lữ khách buồn quay quắt buồn

Nếu trời có lúc bỏ buông
Cho ta quên được giận hờn gió đông
Để mai ta sẽ mở lòng
Quên mưa quên gió chờ mong người về

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13199
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #977 - 17. Nov 2020 , 13:31
 
Lethikinhhoang wrote on 16. Nov 2020 , 07:57:
Trời Buồn Thắt búi Tóc Mây

Mưa ruộng thấp, mưa non cao
Bốn phương tám hướng mưa chao chát rền
Vỡ tan bong bóng bên thềm
Vỡ tan hết những nỗi niềm từ đây

Trời buồn thắt búi tóc mây
Hẹn hò cơn gió cho đầy hạt mưa
Ai đong từng đấu đợi chờ
Cho xuân xanh bỏ hững hờ dòng trôi

Ai đem tơ thả trắng đồi
Lòng đau Chức Nữ rối bời tơ quay
Ai đem mưa ghép thơ này
Ướt nhèm câu lục, bát quay quắt buồn

Tiết đông giá, lạnh chiều buông
Lũ chim thôi hót, ngậm hờn mái đông
Ngoài vườn quỳnh khép cửa lòng
Trăng vui quên lối, hoài mong trăng về

Thiendi

NẾU TRỜI BỎ BUÔNG

Mây xuống thấp mây bay cao
Đất trời chuyển động chênh chao sấm rền
Giọt mưa bong bóng qua thềm
Bong bóng thì vỡ nỗi niềm còn đây

Trời còn vần vũ tầng mây
Lớp qua lớp tới hứa đầy cơn mưa
Khum tay đong những đợi chờ
Cầu cho đông tận ơ hờ buông trôi

Khăn tang ai thắt đỉnh đồi
Đau lòng sáng đợi bời bời chiều quay
Ai buồn gieo khúc tình này
Cho hồn lữ khách buồn quay quắt buồn

Nếu trời có lúc bỏ buông
Cho ta quên được giận hờn gió đông
Để mai ta sẽ mở lòng
Quên mưa quên gió chờ mong người về

Kahat

KAHAT THÂN ,
NAY GIO COMPUTER CO BI TRUC TRAC KHONG CO INTERNET CONNECTION. SO QUA ! MAY MA FIXED LAI DƯƠC ROI. VAO DAY THAY THO XƯƠNG HOA CUA THIEN DI VA KAHAT HAY QUA , NEN CUNG AM LONG DOI CHUT.
CAM ON KAHAT.
CO VAN
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3801
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #978 - 18. Nov 2020 , 08:00
 
CHÙM THƠ VIỄN XỨ !

1. VỀ ĐÂU ?
Từ đâu bờ viễn vọng ,
Đối bóng khúc sông sầu .
Lá vàng rơi chầm chậm ,
Ta hỏi tình về đâu ?

2. SỐ PHẬN !
Cuộc thơ còn dang dở ,
Mớ ngủ suốt canh dài .
Bờ duyên hờn số phận ,
Nắng hoàng hôn phân hai.

3.BÓNG CHIÊU !
Đồi xưa giờ hoang hoải ,
Rừng nép bóng chiều tà .
Đi qua vùng lạ lẫm ,
Chưa cạn chén quan hà .

4. MIỀN XA !
Cố hương chiều mây ngã ,
Gió núi về bôn ba .
Ta chênh chao giấc muộn ,
Hương tóc loang miền xa .

5.KÍ ỨC !
Ta ngồi ru kí ức ,
Khuya che kín chiêm bao .
Nghe vọng từ phương thức ,
Lá rụng vàng hanh hao .

6 . SỢI NHỚ !
Ta khâu từng sợi nhớ ,
Đem ghép thành bài thơ .
Gởi bốn trời mưa nắng ,
Để xây tròn giấc mơ .

FOUNTAIN VALLEY
HOÀNG HÔN MÀU TÍM .

CHÙM THƠ THA HƯƠNG

ĐI ĐÂU !
Ta hoài cơn khát vọng
Mắt dõi bóng sông sầu
Chiếc thuyền trôi rất chậm
Gió xô thuyền tới đâu

NGHIỆP DUYÊN
Bỏ mặc lời hay dở
Năm canh tiếng vắn dài
Tình duyên còn đợi số
Chiều nắng buồn chia hai

HOÀNG HÔN
Nắng tắt chiều hoang hoải
Cây rừng hứng ánh tà
Phương tây vàng sắc tái
Cạn chén rượu quan hà

QUÊ XA
Nhìn quê hồn vấp ngã
Lặn hụp trên cồn ba
Khấn nguyện người ân xá
tha cho kẻ ở xa

HỒI ỨC
Đánh động miền hồi ức
Còn nhớ được là bao
Phai nhạt niềm tâm thức
Cho đời hụt hẫng hao

NHUNG NHỚ
Se sợi thành nhung nhớ
Gom vần lại chép thơ
Mùa đông chờ tuyết đổ
Níu kéo từng cơn mơ

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13199
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #979 - 18. Nov 2020 , 13:40
 
Lethikinhhoang wrote on 18. Nov 2020 , 08:00:
CHÙM THƠ VIỄN XỨ !

1. VỀ ĐÂU ?
Từ đâu bờ viễn vọng ,
Đối bóng khúc sông sầu .
Lá vàng rơi chầm chậm ,
Ta hỏi tình về đâu ?

2. SỐ PHẬN !
Cuộc thơ còn dang dở ,
Mớ ngủ suốt canh dài .
Bờ duyên hờn số phận ,
Nắng hoàng hôn phân hai.

3.BÓNG CHIÊU !
Đồi xưa giờ hoang hoải ,
Rừng nép bóng chiều tà .
Đi qua vùng lạ lẫm ,
Chưa cạn chén quan hà .

4. MIỀN XA !
Cố hương chiều mây ngã ,
Gió núi về bôn ba .
Ta chênh chao giấc muộn ,
Hương tóc loang miền xa .

5.KÍ ỨC !
Ta ngồi ru kí ức ,
Khuya che kín chiêm bao .
Nghe vọng từ phương thức ,
Lá rụng vàng hanh hao .

6 . SỢI NHỚ !
Ta khâu từng sợi nhớ ,
Đem ghép thành bài thơ .
Gởi bốn trời mưa nắng ,
Để xây tròn giấc mơ .

FOUNTAIN VALLEY
HOÀNG HÔN MÀU TÍM .

CHÙM THƠ THA HƯƠNG

ĐI ĐÂU !
Ta hoài cơn khát vọng
Mắt dõi bóng sông sầu
Chiếc thuyền trôi rất chậm
Gió xô thuyền tới đâu

NGHIỆP DUYÊN
Bỏ mặc lời hay dở
Năm canh tiếng vắn dài
Tình duyên còn đợi số
Chiều nắng buồn chia hai

HOÀNG HÔN
Nắng tắt chiều hoang hoải
Cây rừng hứng ánh tà
Phương tây vàng sắc tái
Cạn chén rượu quan hà

QUÊ XA
Nhìn quê hồn vấp ngã
Lặn hụp trên cồn ba
Khấn nguyện người ân xá
tha cho kẻ ở xa

HỒI ỨC
Đánh động miền hồi ức
Còn nhớ được là bao
Phai nhạt niềm tâm thức
Cho đời hụt hẫng hao

NHUNG NHỚ
Se sợi thành nhung nhớ
Gom vần lại chép thơ
Mùa đông chờ tuyết đổ
Níu kéo từng cơn mơ

Kahat

KAHAT THÂN
HOM NAY DƯƠC KAHAT CHO THƯƠNG THUC NHUNG BAI THO THAT DAC BIET TRONG " CHUM THO VIEN XU " VA " CHUM THO THA HƯƠNG " NGAM NGA THAT LA ĐÃ ! CAM ON KAHAT NHIEU LAM DO.
CO VAN
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3801
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #980 - 20. Nov 2020 , 07:57
 
CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VN

NIỀM MƠ ƯỚC CỦA CÔ GIÁO

Khi loài người đã chinh phục mặt trăng
Và giờ đây phăng sao Kim,sao Hỏa
Xã hội Việt tư hào hay quá xá
Nền dân chủ so tư bản bỏ xa

Bọn tuyên giáo vẫn ra rả ba hoa
Người dân Việt nhà nhà đều hạnh phúc
Mọi người dân đang chung tay góp sức
Tạo thiên đường cộng sản đẹp xinh tươi

Trường mầm non Ninh Thuận thật tuyệt vời
Niềm mơ ước trong đời của cô giáo
Muốn có nhà vệ sinh thật khô ráo
Cho thầy trò lúc bài tiết đúng nơi

Cô giáo trẻ Pinăng Hải cất lời
Xin trình bày cùng ngài phó thủ tướng
Nếu được ước cho chúng con sung sướng
Xin trường mình sẽ có nhà vệ sinh

Xin cho những đứa trẻ của trường mình
Được cải thiện công trình về vật chất
Trang thiết bị đủ đầy đừng đánh mất
Thêm thầy cô dạy các cháu giỏi hơn

Ôi chữ xin nghe lạnh buốt cả hồn
Một mơ ước tưởng còn thời man rợ
Tưởng như mình còn “ăn lông ở lỗ”
Các trường học còn bao chỗ thế này

Những trẻ nhỏ được đến lớp chua cay
Phải vượt suối đu dây ngồi trong bọc
Sáng lặn lội đường xa đầy khó nhọc
Đến trường học không có nhà vệ sinh

Lúc bụng đau phải chờ đúng quy trình
Cấm phóng uế thỏa tình đến bừa bãi
Các cán bô thu dọn của xả thải
Gom để giành gặt hái lấy làm phân

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13199
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #981 - 20. Nov 2020 , 19:01
 
Lethikinhhoang wrote on 20. Nov 2020 , 07:57:
CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VN

NIỀM MƠ ƯỚC CỦA CÔ GIÁO

Khi loài người đã chinh phục mặt trăng
Và giờ đây phăng sao Kim,sao Hỏa
Xã hội Việt tư hào hay quá xá
Nền dân chủ so tư bản bỏ xa

Bọn tuyên giáo vẫn ra rả ba hoa
Người dân Việt nhà nhà đều hạnh phúc
Mọi người dân đang chung tay góp sức
Tạo thiên đường cộng sản đẹp xinh tươi

Trường mầm non Ninh Thuận thật tuyệt vời
Niềm mơ ước trong đời của cô giáo
Muốn có nhà vệ sinh thật khô ráo
Cho thầy trò lúc bài tiết đúng nơi

Cô giáo trẻ Pinăng Hải cất lời
Xin trình bày cùng ngài phó thủ tướng
Nếu được ước cho chúng con sung sướng
Xin trường mình sẽ có nhà vệ sinh

Xin cho những đứa trẻ của trường mình
Được cải thiện công trình về vật chất
Trang thiết bị đủ đầy đừng đánh mất
Thêm thầy cô dạy các cháu giỏi hơn

Ôi chữ xin nghe lạnh buốt cả hồn
Một mơ ước tưởng còn thời man rợ
Tưởng như mình còn “ăn lông ở lỗ”
Các trường học còn bao chỗ thế này

Những trẻ nhỏ được đến lớp chua cay
Phải vượt suối đu dây ngồi trong bọc
Sáng lặn lội đường xa đầy khó nhọc
Đến trường học không có nhà vệ sinh

Lúc bụng đau phải chờ đúng quy trình
Cấm phóng uế thỏa tình đến bừa bãi
Các cán bô thu dọn của xả thải
Gom để giành gặt hái lấy làm phân

Kahat

KAHAT THÂN ,
LOI XIN SAO MA THAM THIET DEN THE ! THIEN DƯƠNG CONG SAN LA DAY CHANG ?
CO VAN
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3801
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #982 - 23. Nov 2020 , 07:11
 
TÌNH KHỜ

Cũng tại ngày xưa thật dại khờ
Lời tình không tỏ chỉ ngu ngơ
Từng đêm thao thức cùng nhung nhớ
Phải nhịn ăn quà để chép thơ

Mực tím mùng tơi đậm ước mơ
Gom vần xếp chữ mãi mong chờ
Giờ chơi trao vội nàng không mở
Chờ đợi hồi âm đến ngẩn ngơ

Ngày tháng trôi dần vẫn biệt âm
Làm đuôi theo họ mãi âm thầm
Chong đèn thức trắng mùa thi ấy
Kết quả tan tành với tháng năm

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3801
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #983 - 24. Nov 2020 , 07:57
 
VỰC SẦU

Có khi một chén thơ chưa đủ
Ta áp môi khô lên vực sầu
Trời đất dâng dâng màn khói lạnh
Tịch liêu sông núi lạc bóng câu

Có khi người lại là hư ảnh
đêm vắng về thăm kỷ niệm xưa
Để lại dấu buồn cùng định số
Nhắc ta nhớ lại khúc giao mùa

Ai đã mỏi mê đời lữ thứ
Quay đi lạc lõng tự đêm nào
Cắt sợi tơ hoang đời khánh tận
Hoàng hôn chỉ đợi một đêm sâu

Tự thuở tường vi rào kín lối
Chim muông khờ khạo chẳng hát ca
Dòng xưa trôi vuột vào oan khúc
Trần thế vô biên chỉ một ta

Có khi mây chẳng buồn trôi nữa
Gió đẩy đưa sầu ngập dáng trăng
Tội cây diếp đắng thêm vàng võ
Vọng áng phù vân giữa thăng trầm

Mục Tú

MỘ SẦU ….
Ngất ngưởng vài chung chừng đã đủ
Người như in bóng đáy ly sầu
Hương tình còn ủ mùi men cũ
Khúc nhạc rền vang tiếng vó câu

Đáy cốc tìm người trong ảo ảnh
Tiêu Sơn vang vọng góc rừng xưa
Quỳnh Như thục nữ thôi cay đắng
Phơi nắng dầm mưa đủ bốn mùa

Say mê ánh nguyệt bao nhiêu thứ
Khiến kẻ bần dân lạc lối nào
Cứ ngỡ mê cung đời thất thủ
Buông cần thả lưỡi khúc sông sâu

Ti gôn rào cản leo ngăn lối
Tim vỡ mộng đời bặt tiếng ca
Nắng tắt buông mình trong vũng tối
Thăng trầm cùng cốc một mình ta

Bỗng chốc trăng treo không sáng nữa
Lăn tăn sóng gợn vỡ vầng trăng
Tội tình hoa nụ không duyên nợ
Tiếng khóc đêm khuya cảnh lặng trầm

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13199
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #984 - 25. Nov 2020 , 18:59
 
KAHAT THANhttp://www.levanduyet.net/yabbfiles/Templates/Forum/default/italicize.gif ,
TOI NGHIEP CHO NHAN VAT TRONG BAI THO " TINH KHO " !
CAM ON DA CHO CO THƯƠNG THUC HAI BAI THO XƯƠNG HOA CUA HAI THI SI MA CO TUNG MEN MO.
THAN CHUC KAHAT VA GIA DINH MOT NGAY LE TA ON THAT HANH PHUC.
CO VAN
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13199
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #985 - 25. Nov 2020 , 19:01
 
THAN CHUC TAT CA NHUNG AI GHE VAO MA VAN GIA TRANG MOT NGAY LE TA ON THAT HOAN TOAN HANH PHUC CUNG VOI GIA DINH
NGO T VAN
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3569
Gender: male
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #986 - 26. Nov 2020 , 00:18
 
Thưa Cô Vân.
Em xin phép Cô để post bài  bài "tạp ghi" của Cô viết cho tập san Khải Định 48-55 số 25 rất là thú vị với cách viết dí dỏm, hài hước em đọc mà cứ cười hoài.Mời cả nhà cùng đọc.
EmPD
------------------------------

TẠP GHI


Tôi nhớ 25 năm về trước, khi Tập San Khải Định 48-55 sắp ra số đầu tiên, anh Tôn Thất Ngự đã viết cho tôi lá thư, nhắn nhủ nên viết bài để đăng vào TS này. Bây giờ 25 năm sau, cũng chính anh Ngự 'email' dặn dò phải viết một bài dài, vì đây là số báo cuối cùng, số 25, của khóa chúng tôi. Nghe mà não cả lòng!
Hầu như trong suốt 24 số trước đây, tôi đều có bài viết, trừ những trường hợp bất khả kháng.

Đã lâu lắm không cầm lại cây bút để ghi lại cảm nghĩ của mình trong những bài văn xuôi - trong những số cuối cùng tôi chỉ gửi đăng những bài thơ, mặc dầu biết rằng thơ của mình cũng chỉ thuộc loại 'con cóc trong hang nhảy ra, nhảy vào' mà thôi - tôi sợ rằng không còn hứng thú để viết nữa!
Tuy nhiên đã lỡ hứa với anh Ngự, tôi phải cố gắng ghi lại những câu chuyện xảy ra trong quá khứ cho đến ngày nay, gọi là tản mạn, vì nó không có đầu có đuôi, nhớ được gì thì ghi xuống đó, thời gian không nhớ rõ và cũng chẳng theo thứ tự ngày tháng.


Trước tiên tôi xin bật mí cái tính khá kỳ cục của tôi là người thì 'bé hạt tiêu' (đây là danh hiệu cô bạn thân Tôn Nữ Mộng Hà đã tặng cho tôi) mà lúc nào cũng đòi làm 'chị' làm 'cô' thiên hạ. Cũng vì lẽ đó mà nhà văn Nguyễn Trung Hối đã biên thư cho bạn bè, bảo rằng tôi giống Diệp Nhị Nương mẹ của Hư Trúc trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, khi nào cũng đòi làm chị hai của mọi người dù tuổi nhỏ, vai vế nhỏ, khi tôi đòì làm 'chị Tư' của anh Hối.
Nguyễn Thị Kim Soa, bạn học cũng lớp với cô em tôi, tôi không nhớ rõ vì lý do gì mà tôi viết thư cho nàng, gọi em và xưng chị? Vài ngày sau tôi nhận được thư của Kim Soa như sau: "Mụ Vân ơi, mụ với tui cũng tuổi với nhau, cớ chi mụ dám kêu tui bằng em và xưng chị?"
Thật sự tôi không biết Kim Soa cùng tuổi với tôi, nhưng những trường hợp sau đây, mặc dù biết mình nhỏ tuổi hơn mà vẫn cứ đòi làm chị.
Đây là trường hợp của giáo sư, kiêm văn thi sĩ Tạ Quang Khôi bằng lòng làm 'em Tư' và tôi là 'chị Ba'. Bây giờ 'em Tư' của tôi đã thành người thiên cổ! Bác sĩ Tạ Thúc Phú, kiêm nhà văn, thi sĩ Phụng Hồng cũng đã làm em khi gọi điện thoại, hoặc gởi cho tôi những tài liệu văn thơ có liên quan đến Ông Ngoại tôi là Cố Thi sĩ Kỉnh Chỉ.
'Em tôi cũng đã từ giả vợ con, bạn bè đi về miền miên viễn!
Đấy chỉ là mới chức 'chị', nhưng tôi lại còn tham lam hơn nữa, muốn làm nhiều chức to hơn! Đó là chức 'cô'. Mặc dù chức này tôi đã có sẳn, vì các em học sinh của tôi phải gọi tôi bằng cô! Thế mà tôi đã dám xưng cô với những người tôi chưa bao giờ được hân hạnh dạy họ một giờ nào cả!


Số là các em cựu học sinh của tôi đã mở một diễn đàn cho trường Lê Văn Duyệt. Thầy Cô và các học sinh của trường thường vào đấy để tâm sự, chia sẻ những vui buòn, thăm hỏi nhau và để giới thiệu những sáng tác về văn, thơ, nhạc, hoặc dịch thơ tiếng Anh, tiếng Pháp, ra thơ tiếng Việt... ngoài nhóm thầy cô và cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt, diễn đàn còn chào đón các thân hữu như các văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, và các cựu học sinh của các trường bạn. Cũng nhờ đó, chúng tôi lại có cơ hội gặp gỡ nhau ở ngoài đời. Tôi cũng không nhớ rõ từ lúc nào tôi đã xưng 'cô' với các em nam học sinh trường Hồ Ngọc Cẩn và ngay cả một thi sĩ nổi tiếng về sau này tôi được biết là một sĩ quan Hải Quân mà chắc cấp bậc không phải la nhỏ (?)!

Tôi không có con cái, nhưng hầu như các học sinh của tôi đều gọi tôi là 'Mạ Vân' và cũng nhờ đó mà tự động tôi được lên chức 'Bà Ngoại', 'Bà Nội', 'Bà Cố'. Mặc dù tôi có rất nhiều chức, thế mà con người này đã làm những điều ngốc nghếch. Bây giờ nghĩ lại thấy thật xấu hổ.

Đại gia đình chúng tôi được hai vợ chồng Nha sĩ Kenneth Swanson và Rotary Club bảo lãnh về thành phố Thousand Oaks. Dạo ấy người Việt Nam còn hiếm, nên người Mỹ rất quý mến dân tị nạn. Hầu như tất cả những người trong thành phố này đều tận tình giúp đỡ chúng tôi. Ngay cả gia đình Ông Kendall làm ở Thị Xã và bà mẹ vợ ông cũng xem chúng tôi như người thân. Bà mẹ vợ đã nhận mẹ tôi làm con nuôi, người vợ nhận mẹ tôi là chị. Chúng tôi gọi bà là 'Aunt Cecilia' và cho đến bây giờ vẫn còn giữ mối dây liên lạc với nhau. Vừa mới đây tôi nhận được thư của bà, báo tin bà phải vào Viện dưỡng lão. Chúng tôi định đi thăm bà thì lệnh cách ly vì bệnh dịch Vũ Hán không cho phép. Chúng tôi rất quý mến gia đình này, và mặc dù họ không phải là người bảo lãnh chúng tôi, chúng tôi vẫn thường được ông bà mời qua nhà. Tôi đã có lần được đánh bóng bàn với ông Kendall. Thế mà để đền đáp lại tâm tình quý báu đó, tôi đã làm một chuyện cho đến bây giờ nghĩ lại vẫn còn hối hận.

Ông này có tật lé mắt, tôi lại vô ý gởi cho bà mẹ vợ của ông bài 'Tôi Học Thôi Miên' trong đó có đoạn tả kết quả cuối cùng học thôi miên là đôi mắt trở thành lé. Nguyên nhân là vì bà đã hỏi tôi thú vui của tôi là gì. Khi tôi bảo là tôi thích viết văn, thế là bà bảo tôi đưa bài tôi viết cho bà đọc. Tôi phải dịch bài đó ra tiếng Anh và đưa cho bà, mới xảy ra cớ sự! Tôi nghĩ bà đã dưa bài đó cho cả nhà đọc, vì mấy ngày sau, tôi cảm thấy cách cư xử của ông Kendall đã đổi khác. Ông không còn đánh bóng bàn với tôi nữa, và ông cũng tránh không ra tiếp mỗi lần chúng tôi đến nhà.

Trường hợp thứ hai là tôi đã mời một người điếc đi nghe nhạc. Charles Nagy là người Hung Gia Lợi, rất thân với ông xã tôi, vì hai người là dân cựu chiến binh. Hơn hai mươi năm về trước, cậu chúng tôi giúp vốn cho mua máy Hot Food đặt tại các xưởng ở Ventura County để làm ăn. Thường thì ông xã tôi đi thay thức ăn và lấy tiền ở máy về, nhưng có một ngày vì bận việc nên phải nhờ Charles chở tôi đi thay thế. Khi đi, tôi phải cố nghĩ ra nhiều chuyện để nói (mặc dù Charles bị điếc tai nhưng có đeo máy nên vẫn có thể nghe được) đến khi trên đường về, tôi hết chuyện để nói. Bỗng Charles bật nhạc trong xe. Tôi mừng quá mới nói với Charles rằng, tuần sau có cuộc hòa nhạc ở Hollywood Bowl, Charles có muốn đi thì vợ chồng tôi sẽ mua vé mời. Tôi thấy Charles quay qua nhìn tôi với nét mặt rất lạ lùng. Tôi sực nhớ ra là anh chàng này bị điếc, tôi lại mời anh ta đi nghe nhạc, như chế diễu sự tàn tật của anh ta! Tôi đành cúi gằm mặt xuống, không dàm nói thêm điều gì nữa. Từ đó về nhà tôi phải giả vờ như đang nghe nhạc, im lặng không hở môi.

Còn câu chuyện sau đây nữa, tôi cũng không hiẻu sao tôi có thể ngốc nghếch đến như vậy. Cô tôi có người con trai tên là Tuấn, sắp lấy vợ, đám cưới sẽ được tổ chức tại Pháp. Cô tôi gọi điện thoại báo tin cho mẹ tôi hay. Tôi trả lời điện thoại, cô nhắn:
"Cháu thưa với mẹ ngày mai cô và hai em Thơ, Gấm sẽ đi Pháp."
"Thế Tuấn có đi không?"
"Tuấn đi tuần trước rồi."
Tôi bỗng nhận ra là mình đã hỏi một câu ngớ ngẩn nên vội nói chữa ngay:
"Cháu cứ tưởng Tuấn sẽ đi cùng một lần với cô và hai em chứ?"
Thật là hú vía, cô đã không nhận thấy lầm lỗi lố bịch của đứa cháu này.


Các bạn ơi, các bạn ở Huế nhưng có bao giờ các bạn biết được tiếng Huế của mình hay lắm không? Sau đây tôi xin kể các bạn nghe vài mẫu chuyện lý thú để thấy tiếng Huế thật tuyệt vời.

Chuyện ấy và ấy.

Hôm ấy có người bạn rất thân của chúng tôi đến chơi và kể cho tôi nghe rằng:
"Trưa hôm qua tui mới đi ăn với hai vợ chồng H."
"Tui nghe nói hai vợ chồng đó đã ly dị nhau rồi mà?"
"Ủa, ấy không biết há? Hai vợ chồng ấy, ấy nhau mà chừ ấy lại rồi."

Chuyện răng với răng.

Chị dâu tôi làm việc tại bệnh viện Nguyễn Văn Học, Gia Định. Một bữa nọ có một người Nam có thai, xin vào khám. Chị dâu tôi hỏi:
"Bà đau răng mà khám?"
"Tôi không đau răng, tôi đau bụng đẻ."

Lại tiếng Huế.

Bà ngoại tôi người Hà Nội, nhưng từ ngày làm vợ ông tôi vào ở miền Trung lâu năm, bà hầu như quên hết tiếng Bắc nên chỉ nói rặc tiếng Huế. Một hôm, cháu họ của bà, người Bắc, đến thăm bà và thưa:
"Thưa bác, tháng này bác có thể cho cháu mượn một nghìn đồng được không ạ?"
"Làm răng mà đòi mượn nhiều tiền rứa?"
"Không phải ạ, cháu mượn tiền làm nhà, không phải làm răng ạ!"

Chuyện chót.

Câu chuyện này do một em học sinh của tôi kể lại. Cô ta được tin một người bạn té dập môi sưng vù, vội vã 'email' hỏi thăm:
"Răng có bị răng không?"
"Răng không răng cả!"


Bây giờ tôi xin kể chuyện những người bạn láng giềng của chúng tôi. Các bạn chắc chẳng quên trận động đất khủng khiếp xảy ra ở Cali năm 1994? Mack Valance là bạn láng giềng ở phía bên trái nhà của chúng tôi, hôm đó đã vội vã chạy qua hỏi thăm ba mẹ chúng tôi mặc dù lúc bấy giờ một đứa con của ông ta bị chảy máu ở trán vì chiếc máy phát thanh rơi trúng đầu. Khi nghe tin ba tôi bị bệnh, ông đã cấm các con của ông không được chơi nhạc vào buổi trưa và buổi tối để cho ba tôi được ngủ yên giấc trong lúc các con ông cần thực tập cho ban nhạc của chúng. Hôm nào ông cũng qua ngồi ở patio nhà chúng tôi cùng với ông xã tôi hút thuốc, uống cà phê và nói chuyện gẩu đến khuya mới về nhà. Khi ông mất vì đột quỵ, cả gia đình chúng tôi đều dự đám tang, và tôi phải lên nói lời chia buồn với gia đình ông. Lúc tôi kể đến đoạn chúng tôi rất cám ơn ông vì ông đã dạy cho chồng tôi biết cách xây hàng rào (chính ông và ông xã tôi đã tự xây lấy hàng rào cho khu vườn đàng sau), không hiểu tại sao mà mọi người trong phòng đều cười rộ lên. Cho đến bây giờ tôi cũng không biết rõ lý do vì sao.
Về vụ ai điếu này, từ dạo qua Mỹ đến giờ, tôi phải gồng mình lên nói ba lần. Sau lần trên là khi tôi phải đại diện gia đình lên nói lời vĩnh biệt người bảo trợ gia đình chúng tôi, Nha sĩ Kenneth Swanson, vừa từ trần. Sau khi tôi dứt lời, không ngờ có nhiều người bạn của ông bà Swanson đến tỏ lời cám ơn, cho biết tôi đã làm cho họ rất cảm động và mong tôi sẽ là niềm vui cho bà Swanson sau này. Thế mà lúc bà mất, tôi không hay biết gì cả, vì người con nuôi của bà không thong bào. Mãi về sau không thấy tin tức, tôi biên thư hỏi thăm mới được cho biết sự thật thì đã quá muộn rồi!
Lần thứ ba là lúc em Trần Thị Thanh Tâm, người sáng lập Hội Cựu Nữ sinh Lê Văn Duyệt từ giả cõi trần. Tôi đã đau buồn đến tột độ vì trong suốt thời gian em làm Hội trưởng, em đã cùng các Giáo sư của trường và tôi cùng nhau hoạt động rất tích cực để cố nâng cái hội tuy nhỏ bé, sinh sau nở muộn, nhưng đầy ắp tình thân thương giữa thầy trò, lên ngang hàng với những hội của các trường đàn anh đàn chị. Hầu như cứ một tháng hay hai tháng một lần, em thưòng bảo cô con gái nuôi là Bội Anh, lái xe xuống thăm tôi lúc em còn ở trên miền Bắc Cali. Có khi sáng đi chiều về, chỉ để hai cô trò tâm sự hoặc bàn tính với nhau về dự tính tương lai cho Hội, ngay cả khi em phải từ chức để nghỉ ngơi do cơn bệnh quái ác hành hạ thân thể em. Thời gian em dọn qua Hawaiì, đôi khi có dịp vẫn về thăm tôi.
Lúc nghe tin em mất, tôi đã quá xúc động, đến nỗi chỉ một đêm thức trắng vì nhớ thương em, tôi đã sáng tác được một bài thơ bằng tiếng Anh là "My Beloved Thanh Tâm" để đến ngày đưa tiễn em, tôi đọc tặng gia đình cha mẹ và anh chị em của em, nhất là chồng em, Garry Bradshaw, cùng hai con, khóc đưa tiễn em lần cuối.

Hội Lê Văn Duyệt của tôi qua bao đời các Hội trưởng và Ban Chấp Hành vẫn duy trì mãi phương châm của em là "tôn sư trọng đạo", "lá lành đùm lá rách", và vác ngà voi không biết mệt.
Hội tuy nhỏ bé nhưng tình thương yêu giữa các đồng nghiệp và tình thầy trò thật là bao la thắm thiết. Hai trong số những người bạn thân của tôi là Vũ Thị Ngọc Mai và Nguyễn Thị Thu cùng với tôi đã lập nên 'Ban Tam Ca MTV', tức là Mai, Thu, Vân. Chúng tôi thường trình bày cho các em và các thân hữu, vào những buổi tổ chức Đại Hội của Hội mình, thưởng thức những bản nhạc đổi lời. May mắn là những tác giả của các bản nhạc này đã không nỡ kiện chúng tôi.

Tôi còn nhớ khi ông xã tôi phải vào bệnh viện vì căn bệnh quái ác, hậu quả của mấy chục năm trời hút thuốc. Thuốc vào phổi và sau đó tôi đã bằng long đưa anh về nhà để được săn sóc những ngày cuối đời. Ngoài anh chị em, bà con thân thuộc, các bạn cũ của các trường Đồng Khánh, Khải Định, Chu Văn An, Văn Khoa, Đại Học Sư Phạm ban Anh Văn, những người bạn tị nạn, những thân hữu khắp nơi, có những bạn thân ở rất xa như Quỳnh Hoa, Quế Hương, vợ chồng Mark, Nguyệt, Hoài Nam, Mỹ Trang, Bạch Vân, những người ở gần như Giang, Mộng Hà cùng các con cháu, Dạ Khê, Đõ Đình Kỳ, Bích Hà, Thanh Hà, Kim Tri, Lệ Thủy, Diệu Uyển... những người bạn Không Quân và lẽ dĩ nhiên không thiếu mặt các bạn đồng nghiệp và các em cựu học sinh của tôi đã thường xuyên thăm viếng hoặc điện thoại và cầu nguyện cho ông xã của tôi.
Tnh thân giữa đồng nghiệp và thầy trò Lê Văn Duyệt của chúng tôi còn được thể hiện khi ông xã tôi từ giả cõi đời. Ngày đám tang chồng tôi hầu như tất cả các bạn và các em cựu nữ sinh, các con nuôi của tôi, nhất là các em Hội trưởng và Ban Chấp Hành, các cựu Hội trưởng đã có mặt đông đủ để an ủi tôi và cả gia đình hai người bạn thân của tôi đều có mặt.
Con trai trưởng của Ngọc Mai là Bùi Bằng Trình cùng với Nguyễn Thị Kiều, (một trong các con gái nuôi đi từ Virginia bay qua CA) để tang cho chồng tôi, thay mặt tôi trong suốt những ngày tang lễ, quỳ lạy trước bàn thờ và lạy trả những khách thăm viếng.
Gia đình của Nguyễn Thị Thu và nhất là Phạm Quỳnh Thư -con gái nuôi của Thu - hầu như suốt thời gian đám tang đều có mặt bên cạnh tôi, đã cho chiếu một video rất cảm động về chồng tôi mà Quỳnh Thu đã cố gắng thực hiện trong một thời gian kỷ lục, thức khuya dậy sớm chỉ trong một ngày trời.
Nguyễn Túy Vân con gái nuôi từ San Jose cũng xuống dự. Túy Vân cũng đã ở cạnh tôi để nâng đõ tôi, chỉ sợ Mạ Vân đói và ngất xỉu ví quá xúc động. Các con gái nuôi ở Orange County và San Diego cũng lên giúp đỡ và an ủi tôi rất nhiều. Thời gian đen tối nhất của tôi là đời sống đơn côi, buồn chán sau khi mất đi người bạn đời, nhất là khi tôi phải nhập viện và bị chuyển về trung tâm phuc hồi.
Nếu không có những tấm lòng quý báu, những buổi thăm viếng, an ũi tận tình của gia đình, bạn bè, các cựu nữ sinh và các con nuôi thì tôi tin chắc rằng đã không thể tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Tôi lại đi lạc vấn đề, đành xin lỗi bạn đọc vì như đã viết trong phần đầu, đây chì là tạp ghi (hay ghi tạp nhạp!), nhớ chuyện gì ghi xuống chuyện đó, chẳng có đầu có đuôi.

Tôi lại xin kể tiếp những người láng giềng của chúng tôi. Sau khi Mack từ trần, vài tháng sau tất cả gia đình Valance dọn đi nơi khác. Tuy nhiên chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau. Vài năm sau Frances (vợ của Mack) lại dọn về con đường kế cận đường nhà chúng tôi. Frances hằng ngày dẫn chó đi dạo lại có dịp ghé vào nhà nói chuyện với chúng tôi. Năm vừa qua tôi nhận thấy Frances có vấn đề về trí nhớ, đôi khi còn quên cả tên của chúng tôi. Đầu năm 2020, nghe tin các con của bà đã gửi mẹ vào nhà dưỡng lão vì bị bệnh Alzheimer khá nặng. Gần cuối tháng Giêng tôi có đến thăm Frances rồi từ đó không cón gặp nhau nữa.
Sau khi Mack Valance mất đi, căn nhà được bán lại cho gia đình Neil McConel gồm hai vợ chồng và hai con, một trai một gái. Gia đình này rất tử tế, vẫn thường giúp đỡ chúng tôi khi cần thiết. Có một kỷ niệm mà tôi chắc Neil chẳng bao giờ quên được là khi chúng tôi mời gia đình anh ta qua dự tiệc. Neil rất thích thú thưởng thức những món ăn đặc biệt của Việt Nam. Khi anh ta sắp ăn đến món bánh cuốn, ông xã tôi bảo nếu muốn ăn món này đúng cách, phải chấm bánh vào nước mắm có cà cuống và hỏi Neil có dám thử hay không. Anh ta bằng lòng, nhưng vừa bỏ miếng bánh vào miệng, Neil trợn mắt nhả miếng bánh ra khỏi miệng ngay lập tức và từ đó mất hứng không dám ăn món gì nữa.
Bây giờ gia đình Neil cũng đã dọn đi và gia đình hai vợ chồng Rick và Heather cùng 4 đứa con dọn đến. Gia đình này cũng rất đáng mến. Heather thường mang những thức ăn tự làm qua tặng chúng tôi.
Gia đình láng giềng bên phải chúng tôi là người Mễ. Chủ nhà là Orlando, rất tử tế với gia đình chúng tôi, thường giúp chặt những cành cây to ở đàng trước cũng như ở sau vườn. Co đêm đã khuya còn cho xe chở chồng tôi lên tận phi trường Los Angeles để đón người cháu, ví dạo đó anh ấy không được khỏe, còn tôi lại không dám lái xe ban đêm. Bây giờ gia đình Orlando cũng dọn đi nơi khác. Những người bạn láng giềng mới cũng rất dễ chịu, vẫn thường giúp chúng tôi khi có những công việc nặng nhọc.
Đối diện ngay trước mặt nhà chúng tôi là vợ chồng Greg và Karen, cũng hay giúp đỡ chúng tôi khi cần. Tôi sẽ nói thêm về cặp vợ chồng này ở đoạn sau.
Bên phải của nhà Greg là hai vợ chồng Rick và Peggy. Chồng là Nhật lai Mễ, vợ là Mỹ lai Đức. Mỗi kỳ Giáng Sinh hai vợ chồng lại đem kẹo bánh tặng chúng tôi. Có bận Rick nhìn thấy cô em tôi phải hì hục cưa những cành cây khô cứng của Palm Tree, đã chạy qua giành lấy công việc. Trong mùa đại dịch lại tình nguyện qua nhổ cỏ, cào đất sân trước cho chúng tôi.
Bên trái nhà của Greg là nhà của hai vợ chồng Mark và Lisa. Đây là căn nhà mà năm 1975 chúng tôi đã thuê để ở sau khi đã dọn khỏi Golf Club House do người bảo lãnh và Rotary Club thuê cho chúng tôi ở tạm những ngày đầu tiên đến cư ngụ tại Thành phố Thousand Oaks. Hai vợ chồng Mark Diniakos này rất tốt với chúng tôi. Mỗi lần tôi đi xa thường đem cái carry-on đựng giấy tờ quan trọng và những kỷ niệm quý giá để gởi. Mark thường nói đùa là 'the mysterious bag'.
Năm vừa rồi Mark phải mổ xương sống, chỉ sau hơn một tháng trời khi City Hall của tỉnh ra thong cáo có xà bần ai muốn cứ việc đem xe đến chở về. Mark và Lisa đã chịu khó chở mấy chuyến xe, lại còn phải khuân từng thùng xà bần đó qua đổ trước sân nhà chúng tôi. Nhiều lần tôi đã khuyên Mark không nên làm như thế vì rất nguy hiểm cho xương sống của ông ta, thế mà hai vợ chồng vẫn tiếp tục công việc đó, lại còn nhổ cỏ và cào cho sân được bằng phẳng nữa.
Tôi thật không ngờ cái tình láng giềng đối với nhau lại cảm động đến như thế. Đấy cũng là một trong những lý do khiến chúng tôi đã do dự không muốn dọn đi nơi khác.
Bây giờ cho tôi nhắc đến những tấm lòng quý báu trong cơn đại dịch Vũ Hán này. Khi nghe tin chính phủ ban bố tình trạng khẩn trương và khuyên mọi người, nhất là những người già nên ở trong nhà, hai chị em đã đành chịu cảnh 'cấm trại 100%'. Tôi nghĩ nếu cái đà này kéo dài thì lấy thức ăn ở đâu để sống? Mặc dù các cháu con của anh chị tôi hứa là sẽ lên thăm để mang các thức cần dùng và thức ăn cho chúng tôi. Chúng tôi đã quyết liệt từ chối vì các cháu ở quá xa, có thể nguy hiểm và bất tiện cho các cháu trong lúc này.
Nào ngờ gia đình Greg và Karen, người láng giềng ở đối diện nhà chúng tôi đã mang bánh sandwich và gạo qua tặng. Sau này cứ hằng tuần lại đem bánh mì, gạo, gà đông lạnh, jambon, mì gói... qua tiêp tế. Heather, người ở phía trái nhà chúng tôi có nuôi gà, lại đem trứng cho chúng tôi bổ dưỡng.
Hai vợ chồng cậu ruột của Bé Quyên tình nguyện hai tuần một lần đi chợ hộ. Bố Mẹ của Quyên và Quyên đã nhiều lần chở từng thùng đồ dung và thức ăn đầy xe đến tặng chúng tôi . Quyên đến đây nhưng tôi không được ôm cháu vào long như thường lệ. Hai bà cháu chỉ đứng cách xa nhau và nhìn nhau mà lệ ứa!

Nhân tiện đây, cho tôi được nói đôi dòng về Bé Quyên của tôi. Các bạn, nếu trong quá khứ đã đọc những câu chuyện về Bé Quyên đăng trong các Tập san Khải Định 48-55 hoặc 'Là Thư Phượng Vỹ', có lẽ sẽ còn nhớ tôi đã 'babysit' cháu khi cháu mới ba tháng tuổi. Thấm thoắt Bé Quyên bây giờ đã trở thành một thiếu nữ 21 tuổi, thông minh, yêu kiều. Cháu sẽ tốt nghiệp sau khi đã học 4 năm tại trường Berkeley vào tháng 5 năm 2020 này. Tôi chắc cháu sẽ buồn lắm vì trong tình trạng đại dịch sẽ không có tổ chức lễ mãn khóa.
Mới đây, khi soạn đống giấy tở cũ, tôi tìm thấy bức thư của cháu, có thể là một bài luận, viết gửi cho bố mẹ hay ông bà ngoại của cháu mà bạn tôi cho mượn đọc và giữ luôn. Tôi xin chép ra đây để các bạn biết trong những bài tôi viết về cháu, tôi đã kể rằng mỗi lần chúng tôi nói chuyện với nhau, Bé Quyên chỉ trả lời bằng tiếng Anh, thế mà về sau này tôi rất cảm động khi nghe cháu thỏ thẻ: "Bà ăn có ngon không?", "Bà có khỏe không?". Tuy nhiên tôi không thể ngờ được cháu đã viết được một đoạn bằng tiếng Việt như sau:
"Con muốn làm phụ giáo trong lớp một, tại vì con muốn tập tiếng Việt nhiều hơn. Con muốn nói nhuyễn hơn và nói truyện (chỗ này Quyên dùng sai chữ) với học sinh và thầy giáo. Con làm phụ giáo cho lớp Cô Hoa tại vì con muốn nói tiếng Việt . Hơn nữa con muốn nói tiếng Việt nhiều hơn ỏ nhà với ba mẹ. Lúc con học trong lớp một, lớp con không có phụ giáo để giúp con lúc con viết sai. Vì thế con muốn giúp đỡ các em nhỏ năm nay để các em học giỏi hơn."
Các bạn có thấy Bé Quyên đáng yêu không? Cháu lại làm tôi nhớ lúc cháu chỉ mới trên 4 tuổi đã biết 'sửa lưng' Bà Vân khi tôi nói giọng Huế với cháu:
"Cái NÓN chứ không phải cái NỌN." - "Con CHÓ chứ không phải con CHỌ."

Tôi xin tiếp tục câu chuyện những tấm lòng quý báu trong mùa dịch Vũ Hán. Khi biết corona virus đang hoành hành, những người láng giềng đã ghi cho chúng tôi số điện thoại của họ và ân cần dặn dò nếu có điều gì khẩn cấp, cứ gọi họ. Khoảng vài ngày họ lại qua đấm cửa hỏi thăm. Rick Tanishita tình nguyện qua nhổ cỏ sân trước và cả vưòn sau.
Mẹ của hai đứa nhỏ mà tôi đã 'babysit' cách đây hơn mười năm trời, cũng thường xuyên gọi điện thoại hỏi tôi có cần gì để hai cháu lái xe mua đem đến. Cháu đầu đã có bạn gái và cháu thứ nhì cũng đã lên đại học. Mặc dù tôi không còn giữ hai cháu nữa, nhưng gia đình này hằng năm đến dịp Tết vẫn tới thăm và tặng quà. Có những người bà con, bạn bè, ở gần hay xa, vẫn ân cần hỏi chúng tôi có cần gì họ sẽ mua và có cách gửi đến, nhưng chúng tôi chỉ cám ơn và đành từ chối. Thật là những tấm lòng vàng đáng trân quý. Chỉ những lúc hoạn nạn mới nhận thấy tình người thật cảm động như vậy.
Có người hỏi tôi bây giờ sợ cái gí nhất, có phải sợ 'cô Vy' không? Tôi trả lời cũng đúng, nhưng không sợ bằng sự đình công của cái laptop của tôi.
Hằng ngày thú vui của tôi là chỉ có làm bạn với cái laptop này. Nhờ nò mà tôi có thể liên lạc thường xuyên với tất cả bà con, bạn bè, người thân từ các nước Anh, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Gia Nã Đại, Na Uy, Pháp, Thụy Sĩ, Việt Nam, Úc, và gần như khắp các tiểu bang trên đất Mỹ.
Đó là chị em Từ Thị Như Mai và Kim Cúc. Tôi quen hai người này trên đường hồi cư từ Dĩ Hạ vê Quảng Trị nhưng phải đi qua Gio Linh. Chúng tôi ở lại đây vài ngày tại nhà thân phụ của Như Mai là Cụ Từ Bộ Tân. Kim Cúc dạo đó xinh như một con búp bê. Ai nhìn thấy cũng muốn bế vào lòng, thế mà cứ mỗi buổi trưa lại phải hối lộ cho các anh chị kẹo sô-cô-la để nằm ngủ với mình vì các anh chị còn có nhiều trò chơi hấp dẫn khác.
Dầu chỉ quen biết nhau vài ngày, thế mà khi chia tay cũng cảm thấy bịn rịn nghẹn ngào. Rời Gio Linh chúng tôi vào Quảng Trị rồi về Huế. Từ đó chúng tôi không còn gặp nhau nữa, trừ Tùng, em gái của Như Mai mà gia đình đã bị Việt Cộng tàn sát một cách dã man kỳ Tết Mậu Thân. May thay đứa bé trai sống sót, bây giờ đã trở thành một vị tướng lãnh trong Hải Quân Hoa Kỳ .
Chúng tôi bặt tin nhau mấy chục năm trời, nào ngờ lại được tái ngộ tại quê hương thứ hai này. Số là cô giáo dạy Anh Văn cho hai vợ chồng Thọ, Mai là Ruth Canfield lại là bạn quen cùng dạy Adult School chương trình Laubach tại Thousand Oaks. Về sau, ngân quỹ cạn, tôi phải nghỉ dạy.
Một đêm nọ, Ruth gọi điện thoại cho tôi kể chuyện rằng bà có dạy hai vợ chồng người tị nạn Việt Nam mà người vợ có vài nét đặc biệt làm bà liên tưởng đến gia đình tôi. Tôi hỏi tên, bà bảo là THO ĐANG và MAI TU, tôi cũng chưa nghĩ ra là ai, nhưng cũng hỏi xin số điện thoại. Nghe nói là người Việt Nam nên tôi gọi ngay. Thật là một điều bất ngờ kỳ thú, lại đúng ngay người bạn đã bặt tin hơn nửa đời người. Chúng tôi mừng rỡ hẹn gặp nhau ngày hôm sau. Đêm hôm ấy thao thức không chợp mắt được, tôi chỉ mong mau đến sáng. Buổi hội ngộ thất quá cảm động, không làm sao tả xiết nên lời. Từ đó, tình bạn của chúng tôi càng đậm đà thân thiết. Kim Cúc tị nạn ở Pháp, mỗi lần qua Cali thăm chị ruột đều ghé thăm tôi và có lúc ở lại đêm tại nhà. Mẹ tôi rất thương mền hai chị em này.
Ngoài chị em Mai, Cúc còn có các nhóm bạn như nhóm Chu Văn An mà dạo xảy ra đám cháy khủng khiếp ờ Nam Cali, các anh Bích, Công, Minh đã tình nguyện lên đón hai chị em chúng tôi về Orange County để tạm lánh Thần Lửa, nhưng tôi đành xin lỗi và cảm tạ tấm lòng quý báu của các anh mà thôi. Một thời gian sau cũng chính các anh lại chịu khó chở hai bạn là chị Vân Yến và Tạ Văn Tài từ miền Đông qua thăm và đem thức ăn lên cho chúng tôi đải khách.
Lại có nhóm Đại Học Sư Phạm ban Anh Văn, qua nhóm này tôi được thưởng thức những áng văn, thơ, nhạc, họa, khảo cứu, dịch thuật ... người tôi mang ơn nhiều nhất là anh Đinh Đức Vượng, đã chịu khó dịch tập truyện 'Như Một Giấc Mơ' của Nguyễn Thị Kim Dung qua tiếng Anh 'Like A Dream' chỉ trong vòng vài ngày vì đã nể lời giúp tôi. Anh Vượng là tác giả những bài khảo cứu bằng tiếng Anh và dịch ca dao Việt Nam qua Anh ngữ nên tôi đã mạnh dạn nhờ anh trong công việc này.
Ngoài các nhóm kể trên, hăng ngày tôi vẫn liên lạc với các nhóm Đồng Khánh, Khải Định, Hội Ái Hữu Lê Văn Duyệt, các em cựu học sinh và các thân hữu khắp nơi mà trong đó có hai nhóm thường xuyên hầu như mỗi ngày đều cho biết tin tức của nhau, hoặc chuyển cho nhau những mẫu chuyện vui cười hay cảm động, hoặc những hình ảnh đặc biệt xảy ra khắp thế giới. Đó là nhóm Lê Văn Duyệt Khóa 58-64 và nhóm 'Nhà Cô Vân'. Nhóm này phần đông gồm các em từ trường Trưng Vuơng qua vì phải hoán đổi với các học sinh Lê Văn Duyệt, do hồi ấy trường Trưng Vuơng không có ban C Pháp Văn Sinh ngữ chính và Lê Văn Duyệt không mở lớp ban C Anh Văn là môn chính.
Tôi chỉ dạy lớp này năm đệ tam Anh Văn sinh ngữ phụ. Trong nhóm các em Trưng Vuơng, tôi biết có ba em đã dành cảm tình đặc biệt đối với tôi, ấy là Nguyễn Thị Kim Dung, Mai Thị Lan và Bùi Thị Thuận. Dầu sau này các em không học với tôi nữa, chúng tôi vẫn thường xuyên giữ mối liên lạc với nhau. Khi mất nước, chúng tôi cũng mất luôn tin tức của nhau. Nhưng Trời không phụ lòng, tình cờ cuối cùng chúng tôi: Lan, Lệ Châu, Mỹ và Thuận, lại có cơ duyên tái ngộ tại Hoa Kỳ. Từ đó chúng tôi dần dần tìm cách liên lạc lại được với nhiều em khác nữa và lập thành nhóm 'Nhà Cô Vân'. Nhóm này có em Nguyễn Thị Kim Dung là một cựu luật sư lại thích viết văn, đã xuất bản tập truyện thiếu nhi 'Như Một Giấc Mơ' như đã giới thiệu ở trên. Tôi rất cảm động khi em cho hay nhân vật chính lấy cảm hứng từ vị giáo sư chỉ dạy em có một năm trời mà thôi! Bùi Thị Thuận cũng viết về tôi và đăng lên báo khi còn ở Việt Nam.
Tôi không thể không nhắc đến 'Les Trois Mousquetaires' Hoa, Nguyệt, Vân của tam sinh ngữ Khải Định năm nào, dẫu qua bao nhiêu biến chuyển của thời cuộc vẫn khắng khít với nhau. Nhất là Võ Thị Nguyệt, hầu như vài ngày lại gọi điện thoại cho tôi. Nguyệt và Hoa mỗi lần có dịp qua Cali đều tìm gặp D'Artagnan ở chỗ khỉ ho cò gáy này.
Mộng Hà, Dạ Khê, Mỹ Trang dầu không phải là 'ba chàng ngự lâm pháo thủ' cũng thường hay liên lạc với tôi. Xem như thế, mỗi ngày tôi đều nhận ít nhất là hai chục cái 'i-meo'. Tính tôi lại hay cả nể bạn bè, nhận thư ai cũng muốn trả lời, vì vậy nên thời gian ngồi trước laptop cũng chiếm trọn hết ngày giờ.
Nếu ai nhìn vào bàn phím máy của tôi chắc phải bật cười vì chữ trên bàn phím đã mờ gần hêt. Tôi phải lấy giấy dán vào mỗi chữ, chứ nếu không khi đánh máy chẳng biết ở đâu mà gỏ cho đúng! Tôi chỉ sợ một buổi sáng nào thức dậy, mở máy ra không dùng được nữa, và trong thời gian này chẳng biết nhờ cậy ai, thì cuộc đời sẽ buồn biết mấy!
Mặc dù tôi có thể sửa được khi bật máy lên, nó hiện chữ: "the page is not displayed" tôi chỉ việc lên gác tắt các 'router' trong vòng 15 giây, xong lại bật điện lên lại, đi xuống nhà chờ 10 phút nữa, máy lại chạy ngon lành như cũ. Đó là bí quyết nhân viên của hãng đến lắp chương trình TV cho chúng tôi đã bày cho biết cách để tự sửa. Vụ này cũng thường hay xảy ra, đôi khi cũng làm tôi gần đứng tim. Nếu máy chết thật sự, tôi sợ sẽ chẳng còn phương tiện nào để hằng ngày tiếp tục liên lạc với các nhóm kể trên nữa!
Vài tháng trước đây, tôi gọi điện thoại cho cô bạn để khuyến khích cô ta viết bài đăng vào tập san này.
"Tau mong lần ni mi nên viết bài, vì đây là lần cuối cùng các bạn mong đọc lối văn rất tếu của mi lắm đó."
"Tau chừ chẳng viết lách chi được nữa rồi!"
"Tau biết khó khăn lúc đầu, chứ sau khi mi ngồi xuống là ý tứ văn chương của mi tuôn ra ào ào."
"Chừ tau chỉ có tuôn ra trong phòng tắm mà thôi."
Vừa trả lời xong, cô nàng cười khanh khách và tắt máy cái rụp. Với cách trả lời như vậy, tôi hiểu các bạn đoán biết là ai rồi, tôi khỏi cần phải giới thiệu.


Bây giờ có lẽ tôi phải ngưng ở đây, chứ nếu cứ tiếp tục những câu chuyện không đầu không đuôi này mãi (mặc dù vẫn nhớ lời anh Ngự dặn phải viết thật dài), tôi sợ rằng tập san sẽ không còn chỗ để chứa bài viết của tôi, và các bạn chắc cũng đã chán ngán, nhất là người đã vui lòng giúp đánh máy bài cho tôi là anh Tôn Thất Diên đã quá mõi tay rồi!
Tuy nhiên trước khi chấm dứt bài viết, tôi mong các bậc trưởng thượng, anh chị em bà con họ hàng, bạn bè, các em cựu học sinh Lê Văn Duyệt và Trưng Vuơng của tôi, các con nuôi của Mạ Vân, nếu có tình cờ đọc bài này, không thấy tên mình được nhắc đến, đừng nghĩ rằng tôi đã quên! Tôi vẫn nhớ và nhớ hoài những cử chỉ ân cần, những lời nói an ủi chí tình đã dành cho hai vợ chồng tôi, nhất là đối với tôi, khi người bạn đời của tôi đã vĩnh viễn rời xa.

Cũng nhân tiện đây, cho tôi xin được cảm tạ những tấm lòng vàng đã nhân danh tôi ủng hộ cho Tập San Khải Định 48-55 trong suốt mấy chục năm qua.
Đã từ lâu tôi vẫn ghi ơn các anh chị trong Ban Biên Tập và những người đã âm thầm đóng góp công lao vào việc hình thành Tập San Khải Định Khóa 48-55 từ quá khứ cho đến hiện tại, đã cố gắng cho xuất bản tư số 1 đến số 25 trong suốt 25 năm trời không ngưng nghỉ. Các bạn đã chịu khó 'vác ngà voi' cho chúng tôi được thưởng thức những sáng tác đủ mọi vấn đề, những thiên hồi ký, những mẫu tâm sự, kỷ niệm... trải dài qua thơ, văn, nhạc và họa. Các bạn đã làm việc không bao giờ phàn nàn mặc dù biết rằng một khi tập san được xuất bản thế nào cũng có người khen, kẻ chê, nhưng các bạn vẫn điềm nhiên tiến bước, cố đem lại niềm vui cho các bạn cùng Khóa. Bây giờ sức đã hầu cạn, lực cũng đã mòn, không thể tiếp tục công việc 'ăn cơm nhà vác ngà voi' nữa nên đành gác bút, tuyên bố tập san này là cuốn cuối cùng, dầu đã biết cuộc đời nếu có bắt đầu thì thế nào cũng phải có chấm dứt.

Tuy nhiên tôi cầu mong rằng tình bạn giữa người cùng Khóa 48-55 đã từng mài đủng quần tại trường Khải Định - Quốc Học dù bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ trường tồn mãi mãi với thời gian.
                                               Ngô Thị Vân
                                   Thousand Oaks ngày 5 tháng 5 năm 2020
Back to top
 
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2094
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #987 - 26. Nov 2020 , 02:55
 

Con lê thị ngố kính chúc Mạ Vân mùa Tạ Ơn thật vui, thật khoẹ
Kính

...
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13199
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #988 - 26. Nov 2020 , 14:16
 
phu de wrote on 26. Nov 2020 , 00:18:
Thưa Cô Vân.
Em xin phép Cô để post bài  bài "tạp ghi" của Cô viết cho tập san Khải Định 48-55 số 25 rất là thú vị với cách viết dí dỏm, hài hước em đọc mà cứ cười hoài.Mời cả nhà cùng đọc.
EmPD
------------------------------

TẠP GHI


Tôi nhớ 25 năm về trước, khi Tập San Khải Định 48-55 sắp ra số đầu tiên, anh Tôn Thất Ngự đã viết cho tôi lá thư, nhắn nhủ nên viết bài để đăng vào TS này. Bây giờ 25 năm sau, cũng chính anh Ngự 'email' dặn dò phải viết một bài dài, vì đây là số báo cuối cùng, số 25, của khóa chúng tôi. Nghe mà não cả lòng!
Hầu như trong suốt 24 số trước đây, tôi đều có bài viết, trừ những trường hợp bất khả kháng.

Đã lâu lắm không cầm lại cây bút để ghi lại cảm nghĩ của mình trong những bài văn xuôi - trong những số cuối cùng tôi chỉ gửi đăng những bài thơ, mặc dầu biết rằng thơ của mình cũng chỉ thuộc loại 'con cóc trong hang nhảy ra, nhảy vào' mà thôi - tôi sợ rằng không còn hứng thú để viết nữa!
Tuy nhiên đã lỡ hứa với anh Ngự, tôi phải cố gắng ghi lại những câu chuyện xảy ra trong quá khứ cho đến ngày nay, gọi là tản mạn, vì nó không có đầu có đuôi, nhớ được gì thì ghi xuống đó, thời gian không nhớ rõ và cũng chẳng theo thứ tự ngày tháng.


Trước tiên tôi xin bật mí cái tính khá kỳ cục của tôi là người thì 'bé hạt tiêu' (đây là danh hiệu cô bạn thân Tôn Nữ Mộng Hà đã tặng cho tôi) mà lúc nào cũng đòi làm 'chị' làm 'cô' thiên hạ. Cũng vì lẽ đó mà nhà văn Nguyễn Trung Hối đã biên thư cho bạn bè, bảo rằng tôi giống Diệp Nhị Nương mẹ của Hư Trúc trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, khi nào cũng đòi làm chị hai của mọi người dù tuổi nhỏ, vai vế nhỏ, khi tôi đòì làm 'chị Tư' của anh Hối.
Nguyễn Thị Kim Soa, bạn học cũng lớp với cô em tôi, tôi không nhớ rõ vì lý do gì mà tôi viết thư cho nàng, gọi em và xưng chị? Vài ngày sau tôi nhận được thư của Kim Soa như sau: "Mụ Vân ơi, mụ với tui cũng tuổi với nhau, cớ chi mụ dám kêu tui bằng em và xưng chị?"
Thật sự tôi không biết Kim Soa cùng tuổi với tôi, nhưng những trường hợp sau đây, mặc dù biết mình nhỏ tuổi hơn mà vẫn cứ đòi làm chị.
Đây là trường hợp của giáo sư, kiêm văn thi sĩ Tạ Quang Khôi bằng lòng làm 'em Tư' và tôi là 'chị Ba'. Bây giờ 'em Tư' của tôi đã thành người thiên cổ! Bác sĩ Tạ Thúc Phú, kiêm nhà văn, thi sĩ Phụng Hồng cũng đã làm em khi gọi điện thoại, hoặc gởi cho tôi những tài liệu văn thơ có liên quan đến Ông Ngoại tôi là Cố Thi sĩ Kỉnh Chỉ.
'Em tôi cũng đã từ giả vợ con, bạn bè đi về miền miên viễn!
Đấy chỉ là mới chức 'chị', nhưng tôi lại còn tham lam hơn nữa, muốn làm nhiều chức to hơn! Đó là chức 'cô'. Mặc dù chức này tôi đã có sẳn, vì các em học sinh của tôi phải gọi tôi bằng cô! Thế mà tôi đã dám xưng cô với những người tôi chưa bao giờ được hân hạnh dạy họ một giờ nào cả!


Số là các em cựu học sinh của tôi đã mở một diễn đàn cho trường Lê Văn Duyệt. Thầy Cô và các học sinh của trường thường vào đấy để tâm sự, chia sẻ những vui buòn, thăm hỏi nhau và để giới thiệu những sáng tác về văn, thơ, nhạc, hoặc dịch thơ tiếng Anh, tiếng Pháp, ra thơ tiếng Việt... ngoài nhóm thầy cô và cựu nữ sinh Lê Văn Duyệt, diễn đàn còn chào đón các thân hữu như các văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, và các cựu học sinh của các trường bạn. Cũng nhờ đó, chúng tôi lại có cơ hội gặp gỡ nhau ở ngoài đời. Tôi cũng không nhớ rõ từ lúc nào tôi đã xưng 'cô' với các em nam học sinh trường Hồ Ngọc Cẩn và ngay cả một thi sĩ nổi tiếng về sau này tôi được biết là một sĩ quan Hải Quân mà chắc cấp bậc không phải la nhỏ (?)!

Tôi không có con cái, nhưng hầu như các học sinh của tôi đều gọi tôi là 'Mạ Vân' và cũng nhờ đó mà tự động tôi được lên chức 'Bà Ngoại', 'Bà Nội', 'Bà Cố'. Mặc dù tôi có rất nhiều chức, thế mà con người này đã làm những điều ngốc nghếch. Bây giờ nghĩ lại thấy thật xấu hổ.

Đại gia đình chúng tôi được hai vợ chồng Nha sĩ Kenneth Swanson và Rotary Club bảo lãnh về thành phố Thousand Oaks. Dạo ấy người Việt Nam còn hiếm, nên người Mỹ rất quý mến dân tị nạn. Hầu như tất cả những người trong thành phố này đều tận tình giúp đỡ chúng tôi. Ngay cả gia đình Ông Kendall làm ở Thị Xã và bà mẹ vợ ông cũng xem chúng tôi như người thân. Bà mẹ vợ đã nhận mẹ tôi làm con nuôi, người vợ nhận mẹ tôi là chị. Chúng tôi gọi bà là 'Aunt Cecilia' và cho đến bây giờ vẫn còn giữ mối dây liên lạc với nhau. Vừa mới đây tôi nhận được thư của bà, báo tin bà phải vào Viện dưỡng lão. Chúng tôi định đi thăm bà thì lệnh cách ly vì bệnh dịch Vũ Hán không cho phép. Chúng tôi rất quý mến gia đình này, và mặc dù họ không phải là người bảo lãnh chúng tôi, chúng tôi vẫn thường được ông bà mời qua nhà. Tôi đã có lần được đánh bóng bàn với ông Kendall. Thế mà để đền đáp lại tâm tình quý báu đó, tôi đã làm một chuyện cho đến bây giờ nghĩ lại vẫn còn hối hận.

Ông này có tật lé mắt, tôi lại vô ý gởi cho bà mẹ vợ của ông bài 'Tôi Học Thôi Miên' trong đó có đoạn tả kết quả cuối cùng học thôi miên là đôi mắt trở thành lé. Nguyên nhân là vì bà đã hỏi tôi thú vui của tôi là gì. Khi tôi bảo là tôi thích viết văn, thế là bà bảo tôi đưa bài tôi viết cho bà đọc. Tôi phải dịch bài đó ra tiếng Anh và đưa cho bà, mới xảy ra cớ sự! Tôi nghĩ bà đã dưa bài đó cho cả nhà đọc, vì mấy ngày sau, tôi cảm thấy cách cư xử của ông Kendall đã đổi khác. Ông không còn đánh bóng bàn với tôi nữa, và ông cũng tránh không ra tiếp mỗi lần chúng tôi đến nhà.

Trường hợp thứ hai là tôi đã mời một người điếc đi nghe nhạc. Charles Nagy là người Hung Gia Lợi, rất thân với ông xã tôi, vì hai người là dân cựu chiến binh. Hơn hai mươi năm về trước, cậu chúng tôi giúp vốn cho mua máy Hot Food đặt tại các xưởng ở Ventura County để làm ăn. Thường thì ông xã tôi đi thay thức ăn và lấy tiền ở máy về, nhưng có một ngày vì bận việc nên phải nhờ Charles chở tôi đi thay thế. Khi đi, tôi phải cố nghĩ ra nhiều chuyện để nói (mặc dù Charles bị điếc tai nhưng có đeo máy nên vẫn có thể nghe được) đến khi trên đường về, tôi hết chuyện để nói. Bỗng Charles bật nhạc trong xe. Tôi mừng quá mới nói với Charles rằng, tuần sau có cuộc hòa nhạc ở Hollywood Bowl, Charles có muốn đi thì vợ chồng tôi sẽ mua vé mời. Tôi thấy Charles quay qua nhìn tôi với nét mặt rất lạ lùng. Tôi sực nhớ ra là anh chàng này bị điếc, tôi lại mời anh ta đi nghe nhạc, như chế diễu sự tàn tật của anh ta! Tôi đành cúi gằm mặt xuống, không dàm nói thêm điều gì nữa. Từ đó về nhà tôi phải giả vờ như đang nghe nhạc, im lặng không hở môi.

Còn câu chuyện sau đây nữa, tôi cũng không hiẻu sao tôi có thể ngốc nghếch đến như vậy. Cô tôi có người con trai tên là Tuấn, sắp lấy vợ, đám cưới sẽ được tổ chức tại Pháp. Cô tôi gọi điện thoại báo tin cho mẹ tôi hay. Tôi trả lời điện thoại, cô nhắn:
"Cháu thưa với mẹ ngày mai cô và hai em Thơ, Gấm sẽ đi Pháp."
"Thế Tuấn có đi không?"
"Tuấn đi tuần trước rồi."
Tôi bỗng nhận ra là mình đã hỏi một câu ngớ ngẩn nên vội nói chữa ngay:
"Cháu cứ tưởng Tuấn sẽ đi cùng một lần với cô và hai em chứ?"
Thật là hú vía, cô đã không nhận thấy lầm lỗi lố bịch của đứa cháu này.


Các bạn ơi, các bạn ở Huế nhưng có bao giờ các bạn biết được tiếng Huế của mình hay lắm không? Sau đây tôi xin kể các bạn nghe vài mẫu chuyện lý thú để thấy tiếng Huế thật tuyệt vời.

Chuyện ấy và ấy.

Hôm ấy có người bạn rất thân của chúng tôi đến chơi và kể cho tôi nghe rằng:
"Trưa hôm qua tui mới đi ăn với hai vợ chồng H."
"Tui nghe nói hai vợ chồng đó đã ly dị nhau rồi mà?"
"Ủa, ấy không biết há? Hai vợ chồng ấy, ấy nhau mà chừ ấy lại rồi."

Chuyện răng với răng.

Chị dâu tôi làm việc tại bệnh viện Nguyễn Văn Học, Gia Định. Một bữa nọ có một người Nam có thai, xin vào khám. Chị dâu tôi hỏi:
"Bà đau răng mà khám?"
"Tôi không đau răng, tôi đau bụng đẻ."

Lại tiếng Huế.

Bà ngoại tôi người Hà Nội, nhưng từ ngày làm vợ ông tôi vào ở miền Trung lâu năm, bà hầu như quên hết tiếng Bắc nên chỉ nói rặc tiếng Huế. Một hôm, cháu họ của bà, người Bắc, đến thăm bà và thưa:
"Thưa bác, tháng này bác có thể cho cháu mượn một nghìn đồng được không ạ?"
"Làm răng mà đòi mượn nhiều tiền rứa?"
"Không phải ạ, cháu mượn tiền làm nhà, không phải làm răng ạ!"

Chuyện chót.

Câu chuyện này do một em học sinh của tôi kể lại. Cô ta được tin một người bạn té dập môi sưng vù, vội vã 'email' hỏi thăm:
"Răng có bị răng không?"
"Răng không răng cả!"


Bây giờ tôi xin kể chuyện những người bạn láng giềng của chúng tôi. Các bạn chắc chẳng quên trận động đất khủng khiếp xảy ra ở Cali năm 1994? Mack Valance là bạn láng giềng ở phía bên trái nhà của chúng tôi, hôm đó đã vội vã chạy qua hỏi thăm ba mẹ chúng tôi mặc dù lúc bấy giờ một đứa con của ông ta bị chảy máu ở trán vì chiếc máy phát thanh rơi trúng đầu. Khi nghe tin ba tôi bị bệnh, ông đã cấm các con của ông không được chơi nhạc vào buổi trưa và buổi tối để cho ba tôi được ngủ yên giấc trong lúc các con ông cần thực tập cho ban nhạc của chúng. Hôm nào ông cũng qua ngồi ở patio nhà chúng tôi cùng với ông xã tôi hút thuốc, uống cà phê và nói chuyện gẩu đến khuya mới về nhà. Khi ông mất vì đột quỵ, cả gia đình chúng tôi đều dự đám tang, và tôi phải lên nói lời chia buồn với gia đình ông. Lúc tôi kể đến đoạn chúng tôi rất cám ơn ông vì ông đã dạy cho chồng tôi biết cách xây hàng rào (chính ông và ông xã tôi đã tự xây lấy hàng rào cho khu vườn đàng sau), không hiểu tại sao mà mọi người trong phòng đều cười rộ lên. Cho đến bây giờ tôi cũng không biết rõ lý do vì sao.
Về vụ ai điếu này, từ dạo qua Mỹ đến giờ, tôi phải gồng mình lên nói ba lần. Sau lần trên là khi tôi phải đại diện gia đình lên nói lời vĩnh biệt người bảo trợ gia đình chúng tôi, Nha sĩ Kenneth Swanson, vừa từ trần. Sau khi tôi dứt lời, không ngờ có nhiều người bạn của ông bà Swanson đến tỏ lời cám ơn, cho biết tôi đã làm cho họ rất cảm động và mong tôi sẽ là niềm vui cho bà Swanson sau này. Thế mà lúc bà mất, tôi không hay biết gì cả, vì người con nuôi của bà không thong bào. Mãi về sau không thấy tin tức, tôi biên thư hỏi thăm mới được cho biết sự thật thì đã quá muộn rồi!
Lần thứ ba là lúc em Trần Thị Thanh Tâm, người sáng lập Hội Cựu Nữ sinh Lê Văn Duyệt từ giả cõi trần. Tôi đã đau buồn đến tột độ vì trong suốt thời gian em làm Hội trưởng, em đã cùng các Giáo sư của trường và tôi cùng nhau hoạt động rất tích cực để cố nâng cái hội tuy nhỏ bé, sinh sau nở muộn, nhưng đầy ắp tình thân thương giữa thầy trò, lên ngang hàng với những hội của các trường đàn anh đàn chị. Hầu như cứ một tháng hay hai tháng một lần, em thưòng bảo cô con gái nuôi là Bội Anh, lái xe xuống thăm tôi lúc em còn ở trên miền Bắc Cali. Có khi sáng đi chiều về, chỉ để hai cô trò tâm sự hoặc bàn tính với nhau về dự tính tương lai cho Hội, ngay cả khi em phải từ chức để nghỉ ngơi do cơn bệnh quái ác hành hạ thân thể em. Thời gian em dọn qua Hawaiì, đôi khi có dịp vẫn về thăm tôi.
Lúc nghe tin em mất, tôi đã quá xúc động, đến nỗi chỉ một đêm thức trắng vì nhớ thương em, tôi đã sáng tác được một bài thơ bằng tiếng Anh là "My Beloved Thanh Tâm" để đến ngày đưa tiễn em, tôi đọc tặng gia đình cha mẹ và anh chị em của em, nhất là chồng em, Garry Bradshaw, cùng hai con, khóc đưa tiễn em lần cuối.

Hội Lê Văn Duyệt của tôi qua bao đời các Hội trưởng và Ban Chấp Hành vẫn duy trì mãi phương châm của em là "tôn sư trọng đạo", "lá lành đùm lá rách", và vác ngà voi không biết mệt.
Hội tuy nhỏ bé nhưng tình thương yêu giữa các đồng nghiệp và tình thầy trò thật là bao la thắm thiết. Hai trong số những người bạn thân của tôi là Vũ Thị Ngọc Mai và Nguyễn Thị Thu cùng với tôi đã lập nên 'Ban Tam Ca MTV', tức là Mai, Thu, Vân. Chúng tôi thường trình bày cho các em và các thân hữu, vào những buổi tổ chức Đại Hội của Hội mình, thưởng thức những bản nhạc đổi lời. May mắn là những tác giả của các bản nhạc này đã không nỡ kiện chúng tôi.

Tôi còn nhớ khi ông xã tôi phải vào bệnh viện vì căn bệnh quái ác, hậu quả của mấy chục năm trời hút thuốc. Thuốc vào phổi và sau đó tôi đã bằng long đưa anh về nhà để được săn sóc những ngày cuối đời. Ngoài anh chị em, bà con thân thuộc, các bạn cũ của các trường Đồng Khánh, Khải Định, Chu Văn An, Văn Khoa, Đại Học Sư Phạm ban Anh Văn, những người bạn tị nạn, những thân hữu khắp nơi, có những bạn thân ở rất xa như Quỳnh Hoa, Quế Hương, vợ chồng Mark, Nguyệt, Hoài Nam, Mỹ Trang, Bạch Vân, những người ở gần như Giang, Mộng Hà cùng các con cháu, Dạ Khê, Đõ Đình Kỳ, Bích Hà, Thanh Hà, Kim Tri, Lệ Thủy, Diệu Uyển... những người bạn Không Quân và lẽ dĩ nhiên không thiếu mặt các bạn đồng nghiệp và các em cựu học sinh của tôi đã thường xuyên thăm viếng hoặc điện thoại và cầu nguyện cho ông xã của tôi.
Tnh thân giữa đồng nghiệp và thầy trò Lê Văn Duyệt của chúng tôi còn được thể hiện khi ông xã tôi từ giả cõi đời. Ngày đám tang chồng tôi hầu như tất cả các bạn và các em cựu nữ sinh, các con nuôi của tôi, nhất là các em Hội trưởng và Ban Chấp Hành, các cựu Hội trưởng đã có mặt đông đủ để an ủi tôi và cả gia đình hai người bạn thân của tôi đều có mặt.
Con trai trưởng của Ngọc Mai là Bùi Bằng Trình cùng với Nguyễn Thị Kiều, (một trong các con gái nuôi đi từ Virginia bay qua CA) để tang cho chồng tôi, thay mặt tôi trong suốt những ngày tang lễ, quỳ lạy trước bàn thờ và lạy trả những khách thăm viếng.
Gia đình của Nguyễn Thị Thu và nhất là Phạm Quỳnh Thư -con gái nuôi của Thu - hầu như suốt thời gian đám tang đều có mặt bên cạnh tôi, đã cho chiếu một video rất cảm động về chồng tôi mà Quỳnh Thu đã cố gắng thực hiện trong một thời gian kỷ lục, thức khuya dậy sớm chỉ trong một ngày trời.
Nguyễn Túy Vân con gái nuôi từ San Jose cũng xuống dự. Túy Vân cũng đã ở cạnh tôi để nâng đõ tôi, chỉ sợ Mạ Vân đói và ngất xỉu ví quá xúc động. Các con gái nuôi ở Orange County và San Diego cũng lên giúp đỡ và an ủi tôi rất nhiều. Thời gian đen tối nhất của tôi là đời sống đơn côi, buồn chán sau khi mất đi người bạn đời, nhất là khi tôi phải nhập viện và bị chuyển về trung tâm phuc hồi.
Nếu không có những tấm lòng quý báu, những buổi thăm viếng, an ũi tận tình của gia đình, bạn bè, các cựu nữ sinh và các con nuôi thì tôi tin chắc rằng đã không thể tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Tôi lại đi lạc vấn đề, đành xin lỗi bạn đọc vì như đã viết trong phần đầu, đây chì là tạp ghi (hay ghi tạp nhạp!), nhớ chuyện gì ghi xuống chuyện đó, chẳng có đầu có đuôi.

Tôi lại xin kể tiếp những người láng giềng của chúng tôi. Sau khi Mack từ trần, vài tháng sau tất cả gia đình Valance dọn đi nơi khác. Tuy nhiên chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau. Vài năm sau Frances (vợ của Mack) lại dọn về con đường kế cận đường nhà chúng tôi. Frances hằng ngày dẫn chó đi dạo lại có dịp ghé vào nhà nói chuyện với chúng tôi. Năm vừa qua tôi nhận thấy Frances có vấn đề về trí nhớ, đôi khi còn quên cả tên của chúng tôi. Đầu năm 2020, nghe tin các con của bà đã gửi mẹ vào nhà dưỡng lão vì bị bệnh Alzheimer khá nặng. Gần cuối tháng Giêng tôi có đến thăm Frances rồi từ đó không cón gặp nhau nữa.
Sau khi Mack Valance mất đi, căn nhà được bán lại cho gia đình Neil McConel gồm hai vợ chồng và hai con, một trai một gái. Gia đình này rất tử tế, vẫn thường giúp đỡ chúng tôi khi cần thiết. Có một kỷ niệm mà tôi chắc Neil chẳng bao giờ quên được là khi chúng tôi mời gia đình anh ta qua dự tiệc. Neil rất thích thú thưởng thức những món ăn đặc biệt của Việt Nam. Khi anh ta sắp ăn đến món bánh cuốn, ông xã tôi bảo nếu muốn ăn món này đúng cách, phải chấm bánh vào nước mắm có cà cuống và hỏi Neil có dám thử hay không. Anh ta bằng lòng, nhưng vừa bỏ miếng bánh vào miệng, Neil trợn mắt nhả miếng bánh ra khỏi miệng ngay lập tức và từ đó mất hứng không dám ăn món gì nữa.
Bây giờ gia đình Neil cũng đã dọn đi và gia đình hai vợ chồng Rick và Heather cùng 4 đứa con dọn đến. Gia đình này cũng rất đáng mến. Heather thường mang những thức ăn tự làm qua tặng chúng tôi.
Gia đình láng giềng bên phải chúng tôi là người Mễ. Chủ nhà là Orlando, rất tử tế với gia đình chúng tôi, thường giúp chặt những cành cây to ở đàng trước cũng như ở sau vườn. Co đêm đã khuya còn cho xe chở chồng tôi lên tận phi trường Los Angeles để đón người cháu, ví dạo đó anh ấy không được khỏe, còn tôi lại không dám lái xe ban đêm. Bây giờ gia đình Orlando cũng dọn đi nơi khác. Những người bạn láng giềng mới cũng rất dễ chịu, vẫn thường giúp chúng tôi khi có những công việc nặng nhọc.
Đối diện ngay trước mặt nhà chúng tôi là vợ chồng Greg và Karen, cũng hay giúp đỡ chúng tôi khi cần. Tôi sẽ nói thêm về cặp vợ chồng này ở đoạn sau.
Bên phải của nhà Greg là hai vợ chồng Rick và Peggy. Chồng là Nhật lai Mễ, vợ là Mỹ lai Đức. Mỗi kỳ Giáng Sinh hai vợ chồng lại đem kẹo bánh tặng chúng tôi. Có bận Rick nhìn thấy cô em tôi phải hì hục cưa những cành cây khô cứng của Palm Tree, đã chạy qua giành lấy công việc. Trong mùa đại dịch lại tình nguyện qua nhổ cỏ, cào đất sân trước cho chúng tôi.
Bên trái nhà của Greg là nhà của hai vợ chồng Mark và Lisa. Đây là căn nhà mà năm 1975 chúng tôi đã thuê để ở sau khi đã dọn khỏi Golf Club House do người bảo lãnh và Rotary Club thuê cho chúng tôi ở tạm những ngày đầu tiên đến cư ngụ tại Thành phố Thousand Oaks. Hai vợ chồng Mark Diniakos này rất tốt với chúng tôi. Mỗi lần tôi đi xa thường đem cái carry-on đựng giấy tờ quan trọng và những kỷ niệm quý giá để gởi. Mark thường nói đùa là 'the mysterious bag'.
Năm vừa rồi Mark phải mổ xương sống, chỉ sau hơn một tháng trời khi City Hall của tỉnh ra thong cáo có xà bần ai muốn cứ việc đem xe đến chở về. Mark và Lisa đã chịu khó chở mấy chuyến xe, lại còn phải khuân từng thùng xà bần đó qua đổ trước sân nhà chúng tôi. Nhiều lần tôi đã khuyên Mark không nên làm như thế vì rất nguy hiểm cho xương sống của ông ta, thế mà hai vợ chồng vẫn tiếp tục công việc đó, lại còn nhổ cỏ và cào cho sân được bằng phẳng nữa.
Tôi thật không ngờ cái tình láng giềng đối với nhau lại cảm động đến như thế. Đấy cũng là một trong những lý do khiến chúng tôi đã do dự không muốn dọn đi nơi khác.
Bây giờ cho tôi nhắc đến những tấm lòng quý báu trong cơn đại dịch Vũ Hán này. Khi nghe tin chính phủ ban bố tình trạng khẩn trương và khuyên mọi người, nhất là những người già nên ở trong nhà, hai chị em đã đành chịu cảnh 'cấm trại 100%'. Tôi nghĩ nếu cái đà này kéo dài thì lấy thức ăn ở đâu để sống? Mặc dù các cháu con của anh chị tôi hứa là sẽ lên thăm để mang các thức cần dùng và thức ăn cho chúng tôi. Chúng tôi đã quyết liệt từ chối vì các cháu ở quá xa, có thể nguy hiểm và bất tiện cho các cháu trong lúc này.
Nào ngờ gia đình Greg và Karen, người láng giềng ở đối diện nhà chúng tôi đã mang bánh sandwich và gạo qua tặng. Sau này cứ hằng tuần lại đem bánh mì, gạo, gà đông lạnh, jambon, mì gói... qua tiêp tế. Heather, người ở phía trái nhà chúng tôi có nuôi gà, lại đem trứng cho chúng tôi bổ dưỡng.
Hai vợ chồng cậu ruột của Bé Quyên tình nguyện hai tuần một lần đi chợ hộ. Bố Mẹ của Quyên và Quyên đã nhiều lần chở từng thùng đồ dung và thức ăn đầy xe đến tặng chúng tôi . Quyên đến đây nhưng tôi không được ôm cháu vào long như thường lệ. Hai bà cháu chỉ đứng cách xa nhau và nhìn nhau mà lệ ứa!

Nhân tiện đây, cho tôi được nói đôi dòng về Bé Quyên của tôi. Các bạn, nếu trong quá khứ đã đọc những câu chuyện về Bé Quyên đăng trong các Tập san Khải Định 48-55 hoặc 'Là Thư Phượng Vỹ', có lẽ sẽ còn nhớ tôi đã 'babysit' cháu khi cháu mới ba tháng tuổi. Thấm thoắt Bé Quyên bây giờ đã trở thành một thiếu nữ 21 tuổi, thông minh, yêu kiều. Cháu sẽ tốt nghiệp sau khi đã học 4 năm tại trường Berkeley vào tháng 5 năm 2020 này. Tôi chắc cháu sẽ buồn lắm vì trong tình trạng đại dịch sẽ không có tổ chức lễ mãn khóa.
Mới đây, khi soạn đống giấy tở cũ, tôi tìm thấy bức thư của cháu, có thể là một bài luận, viết gửi cho bố mẹ hay ông bà ngoại của cháu mà bạn tôi cho mượn đọc và giữ luôn. Tôi xin chép ra đây để các bạn biết trong những bài tôi viết về cháu, tôi đã kể rằng mỗi lần chúng tôi nói chuyện với nhau, Bé Quyên chỉ trả lời bằng tiếng Anh, thế mà về sau này tôi rất cảm động khi nghe cháu thỏ thẻ: "Bà ăn có ngon không?", "Bà có khỏe không?". Tuy nhiên tôi không thể ngờ được cháu đã viết được một đoạn bằng tiếng Việt như sau:
"Con muốn làm phụ giáo trong lớp một, tại vì con muốn tập tiếng Việt nhiều hơn. Con muốn nói nhuyễn hơn và nói truyện (chỗ này Quyên dùng sai chữ) với học sinh và thầy giáo. Con làm phụ giáo cho lớp Cô Hoa tại vì con muốn nói tiếng Việt . Hơn nữa con muốn nói tiếng Việt nhiều hơn ỏ nhà với ba mẹ. Lúc con học trong lớp một, lớp con không có phụ giáo để giúp con lúc con viết sai. Vì thế con muốn giúp đỡ các em nhỏ năm nay để các em học giỏi hơn."
Các bạn có thấy Bé Quyên đáng yêu không? Cháu lại làm tôi nhớ lúc cháu chỉ mới trên 4 tuổi đã biết 'sửa lưng' Bà Vân khi tôi nói giọng Huế với cháu:
"Cái NÓN chứ không phải cái NỌN." - "Con CHÓ chứ không phải con CHỌ."

Tôi xin tiếp tục câu chuyện những tấm lòng quý báu trong mùa dịch Vũ Hán. Khi biết corona virus đang hoành hành, những người láng giềng đã ghi cho chúng tôi số điện thoại của họ và ân cần dặn dò nếu có điều gì khẩn cấp, cứ gọi họ. Khoảng vài ngày họ lại qua đấm cửa hỏi thăm. Rick Tanishita tình nguyện qua nhổ cỏ sân trước và cả vưòn sau.
Mẹ của hai đứa nhỏ mà tôi đã 'babysit' cách đây hơn mười năm trời, cũng thường xuyên gọi điện thoại hỏi tôi có cần gì để hai cháu lái xe mua đem đến. Cháu đầu đã có bạn gái và cháu thứ nhì cũng đã lên đại học. Mặc dù tôi không còn giữ hai cháu nữa, nhưng gia đình này hằng năm đến dịp Tết vẫn tới thăm và tặng quà. Có những người bà con, bạn bè, ở gần hay xa, vẫn ân cần hỏi chúng tôi có cần gì họ sẽ mua và có cách gửi đến, nhưng chúng tôi chỉ cám ơn và đành từ chối. Thật là những tấm lòng vàng đáng trân quý. Chỉ những lúc hoạn nạn mới nhận thấy tình người thật cảm động như vậy.
Có người hỏi tôi bây giờ sợ cái gí nhất, có phải sợ 'cô Vy' không? Tôi trả lời cũng đúng, nhưng không sợ bằng sự đình công của cái laptop của tôi.
Hằng ngày thú vui của tôi là chỉ có làm bạn với cái laptop này. Nhờ nò mà tôi có thể liên lạc thường xuyên với tất cả bà con, bạn bè, người thân từ các nước Anh, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Gia Nã Đại, Na Uy, Pháp, Thụy Sĩ, Việt Nam, Úc, và gần như khắp các tiểu bang trên đất Mỹ.
Đó là chị em Từ Thị Như Mai và Kim Cúc. Tôi quen hai người này trên đường hồi cư từ Dĩ Hạ vê Quảng Trị nhưng phải đi qua Gio Linh. Chúng tôi ở lại đây vài ngày tại nhà thân phụ của Như Mai là Cụ Từ Bộ Tân. Kim Cúc dạo đó xinh như một con búp bê. Ai nhìn thấy cũng muốn bế vào lòng, thế mà cứ mỗi buổi trưa lại phải hối lộ cho các anh chị kẹo sô-cô-la để nằm ngủ với mình vì các anh chị còn có nhiều trò chơi hấp dẫn khác.
Dầu chỉ quen biết nhau vài ngày, thế mà khi chia tay cũng cảm thấy bịn rịn nghẹn ngào. Rời Gio Linh chúng tôi vào Quảng Trị rồi về Huế. Từ đó chúng tôi không còn gặp nhau nữa, trừ Tùng, em gái của Như Mai mà gia đình đã bị Việt Cộng tàn sát một cách dã man kỳ Tết Mậu Thân. May thay đứa bé trai sống sót, bây giờ đã trở thành một vị tướng lãnh trong Hải Quân Hoa Kỳ .
Chúng tôi bặt tin nhau mấy chục năm trời, nào ngờ lại được tái ngộ tại quê hương thứ hai này. Số là cô giáo dạy Anh Văn cho hai vợ chồng Thọ, Mai là Ruth Canfield lại là bạn quen cùng dạy Adult School chương trình Laubach tại Thousand Oaks. Về sau, ngân quỹ cạn, tôi phải nghỉ dạy.
Một đêm nọ, Ruth gọi điện thoại cho tôi kể chuyện rằng bà có dạy hai vợ chồng người tị nạn Việt Nam mà người vợ có vài nét đặc biệt làm bà liên tưởng đến gia đình tôi. Tôi hỏi tên, bà bảo là THO ĐANG và MAI TU, tôi cũng chưa nghĩ ra là ai, nhưng cũng hỏi xin số điện thoại. Nghe nói là người Việt Nam nên tôi gọi ngay. Thật là một điều bất ngờ kỳ thú, lại đúng ngay người bạn đã bặt tin hơn nửa đời người. Chúng tôi mừng rỡ hẹn gặp nhau ngày hôm sau. Đêm hôm ấy thao thức không chợp mắt được, tôi chỉ mong mau đến sáng. Buổi hội ngộ thất quá cảm động, không làm sao tả xiết nên lời. Từ đó, tình bạn của chúng tôi càng đậm đà thân thiết. Kim Cúc tị nạn ở Pháp, mỗi lần qua Cali thăm chị ruột đều ghé thăm tôi và có lúc ở lại đêm tại nhà. Mẹ tôi rất thương mền hai chị em này.
Ngoài chị em Mai, Cúc còn có các nhóm bạn như nhóm Chu Văn An mà dạo xảy ra đám cháy khủng khiếp ờ Nam Cali, các anh Bích, Công, Minh đã tình nguyện lên đón hai chị em chúng tôi về Orange County để tạm lánh Thần Lửa, nhưng tôi đành xin lỗi và cảm tạ tấm lòng quý báu của các anh mà thôi. Một thời gian sau cũng chính các anh lại chịu khó chở hai bạn là chị Vân Yến và Tạ Văn Tài từ miền Đông qua thăm và đem thức ăn lên cho chúng tôi đải khách.
Lại có nhóm Đại Học Sư Phạm ban Anh Văn, qua nhóm này tôi được thưởng thức những áng văn, thơ, nhạc, họa, khảo cứu, dịch thuật ... người tôi mang ơn nhiều nhất là anh Đinh Đức Vượng, đã chịu khó dịch tập truyện 'Như Một Giấc Mơ' của Nguyễn Thị Kim Dung qua tiếng Anh 'Like A Dream' chỉ trong vòng vài ngày vì đã nể lời giúp tôi. Anh Vượng là tác giả những bài khảo cứu bằng tiếng Anh và dịch ca dao Việt Nam qua Anh ngữ nên tôi đã mạnh dạn nhờ anh trong công việc này.
Ngoài các nhóm kể trên, hăng ngày tôi vẫn liên lạc với các nhóm Đồng Khánh, Khải Định, Hội Ái Hữu Lê Văn Duyệt, các em cựu học sinh và các thân hữu khắp nơi mà trong đó có hai nhóm thường xuyên hầu như mỗi ngày đều cho biết tin tức của nhau, hoặc chuyển cho nhau những mẫu chuyện vui cười hay cảm động, hoặc những hình ảnh đặc biệt xảy ra khắp thế giới. Đó là nhóm Lê Văn Duyệt Khóa 58-64 và nhóm 'Nhà Cô Vân'. Nhóm này phần đông gồm các em từ trường Trưng Vuơng qua vì phải hoán đổi với các học sinh Lê Văn Duyệt, do hồi ấy trường Trưng Vuơng không có ban C Pháp Văn Sinh ngữ chính và Lê Văn Duyệt không mở lớp ban C Anh Văn là môn chính.
Tôi chỉ dạy lớp này năm đệ tam Anh Văn sinh ngữ phụ. Trong nhóm các em Trưng Vuơng, tôi biết có ba em đã dành cảm tình đặc biệt đối với tôi, ấy là Nguyễn Thị Kim Dung, Mai Thị Lan và Bùi Thị Thuận. Dầu sau này các em không học với tôi nữa, chúng tôi vẫn thường xuyên giữ mối liên lạc với nhau. Khi mất nước, chúng tôi cũng mất luôn tin tức của nhau. Nhưng Trời không phụ lòng, tình cờ cuối cùng chúng tôi: Lan, Lệ Châu, Mỹ và Thuận, lại có cơ duyên tái ngộ tại Hoa Kỳ. Từ đó chúng tôi dần dần tìm cách liên lạc lại được với nhiều em khác nữa và lập thành nhóm 'Nhà Cô Vân'. Nhóm này có em Nguyễn Thị Kim Dung là một cựu luật sư lại thích viết văn, đã xuất bản tập truyện thiếu nhi 'Như Một Giấc Mơ' như đã giới thiệu ở trên. Tôi rất cảm động khi em cho hay nhân vật chính lấy cảm hứng từ vị giáo sư chỉ dạy em có một năm trời mà thôi! Bùi Thị Thuận cũng viết về tôi và đăng lên báo khi còn ở Việt Nam.
Tôi không thể không nhắc đến 'Les Trois Mousquetaires' Hoa, Nguyệt, Vân của tam sinh ngữ Khải Định năm nào, dẫu qua bao nhiêu biến chuyển của thời cuộc vẫn khắng khít với nhau. Nhất là Võ Thị Nguyệt, hầu như vài ngày lại gọi điện thoại cho tôi. Nguyệt và Hoa mỗi lần có dịp qua Cali đều tìm gặp D'Artagnan ở chỗ khỉ ho cò gáy này.
Mộng Hà, Dạ Khê, Mỹ Trang dầu không phải là 'ba chàng ngự lâm pháo thủ' cũng thường hay liên lạc với tôi. Xem như thế, mỗi ngày tôi đều nhận ít nhất là hai chục cái 'i-meo'. Tính tôi lại hay cả nể bạn bè, nhận thư ai cũng muốn trả lời, vì vậy nên thời gian ngồi trước laptop cũng chiếm trọn hết ngày giờ.
Nếu ai nhìn vào bàn phím máy của tôi chắc phải bật cười vì chữ trên bàn phím đã mờ gần hêt. Tôi phải lấy giấy dán vào mỗi chữ, chứ nếu không khi đánh máy chẳng biết ở đâu mà gỏ cho đúng! Tôi chỉ sợ một buổi sáng nào thức dậy, mở máy ra không dùng được nữa, và trong thời gian này chẳng biết nhờ cậy ai, thì cuộc đời sẽ buồn biết mấy!
Mặc dù tôi có thể sửa được khi bật máy lên, nó hiện chữ: "the page is not displayed" tôi chỉ việc lên gác tắt các 'router' trong vòng 15 giây, xong lại bật điện lên lại, đi xuống nhà chờ 10 phút nữa, máy lại chạy ngon lành như cũ. Đó là bí quyết nhân viên của hãng đến lắp chương trình TV cho chúng tôi đã bày cho biết cách để tự sửa. Vụ này cũng thường hay xảy ra, đôi khi cũng làm tôi gần đứng tim. Nếu máy chết thật sự, tôi sợ sẽ chẳng còn phương tiện nào để hằng ngày tiếp tục liên lạc với các nhóm kể trên nữa!
Vài tháng trước đây, tôi gọi điện thoại cho cô bạn để khuyến khích cô ta viết bài đăng vào tập san này.
"Tau mong lần ni mi nên viết bài, vì đây là lần cuối cùng các bạn mong đọc lối văn rất tếu của mi lắm đó."
"Tau chừ chẳng viết lách chi được nữa rồi!"
"Tau biết khó khăn lúc đầu, chứ sau khi mi ngồi xuống là ý tứ văn chương của mi tuôn ra ào ào."
"Chừ tau chỉ có tuôn ra trong phòng tắm mà thôi."
Vừa trả lời xong, cô nàng cười khanh khách và tắt máy cái rụp. Với cách trả lời như vậy, tôi hiểu các bạn đoán biết là ai rồi, tôi khỏi cần phải giới thiệu.


Bây giờ có lẽ tôi phải ngưng ở đây, chứ nếu cứ tiếp tục những câu chuyện không đầu không đuôi này mãi (mặc dù vẫn nhớ lời anh Ngự dặn phải viết thật dài), tôi sợ rằng tập san sẽ không còn chỗ để chứa bài viết của tôi, và các bạn chắc cũng đã chán ngán, nhất là người đã vui lòng giúp đánh máy bài cho tôi là anh Tôn Thất Diên đã quá mõi tay rồi!
Tuy nhiên trước khi chấm dứt bài viết, tôi mong các bậc trưởng thượng, anh chị em bà con họ hàng, bạn bè, các em cựu học sinh Lê Văn Duyệt và Trưng Vuơng của tôi, các con nuôi của Mạ Vân, nếu có tình cờ đọc bài này, không thấy tên mình được nhắc đến, đừng nghĩ rằng tôi đã quên! Tôi vẫn nhớ và nhớ hoài những cử chỉ ân cần, những lời nói an ủi chí tình đã dành cho hai vợ chồng tôi, nhất là đối với tôi, khi người bạn đời của tôi đã vĩnh viễn rời xa.

Cũng nhân tiện đây, cho tôi xin được cảm tạ những tấm lòng vàng đã nhân danh tôi ủng hộ cho Tập San Khải Định 48-55 trong suốt mấy chục năm qua.
Đã từ lâu tôi vẫn ghi ơn các anh chị trong Ban Biên Tập và những người đã âm thầm đóng góp công lao vào việc hình thành Tập San Khải Định Khóa 48-55 từ quá khứ cho đến hiện tại, đã cố gắng cho xuất bản tư số 1 đến số 25 trong suốt 25 năm trời không ngưng nghỉ. Các bạn đã chịu khó 'vác ngà voi' cho chúng tôi được thưởng thức những sáng tác đủ mọi vấn đề, những thiên hồi ký, những mẫu tâm sự, kỷ niệm... trải dài qua thơ, văn, nhạc và họa. Các bạn đã làm việc không bao giờ phàn nàn mặc dù biết rằng một khi tập san được xuất bản thế nào cũng có người khen, kẻ chê, nhưng các bạn vẫn điềm nhiên tiến bước, cố đem lại niềm vui cho các bạn cùng Khóa. Bây giờ sức đã hầu cạn, lực cũng đã mòn, không thể tiếp tục công việc 'ăn cơm nhà vác ngà voi' nữa nên đành gác bút, tuyên bố tập san này là cuốn cuối cùng, dầu đã biết cuộc đời nếu có bắt đầu thì thế nào cũng phải có chấm dứt.

Tuy nhiên tôi cầu mong rằng tình bạn giữa người cùng Khóa 48-55 đã từng mài đủng quần tại trường Khải Định - Quốc Học dù bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ trường tồn mãi mãi với thời gian.
                                               Ngô Thị Vân
                                   Thousand Oaks ngày 5 tháng 5 năm 2020

PHU DE THÂN ,
CO CAM DONG VO CUNG LA PHU DE DA DUA BAI NAY VAO MA VAN GIA TRANG NGAY LE TA ON NAY. DAY LA MOT MON QUA RAT QUY GIA DOI VOI CO.
CO CUNG CAM ON PHU DE DA DOC VA PHE BINH. CO BIET " THANKSGIVING DAY " O UC KHAC VOI NGAY CUA MY , NHUNG CO CUNG NHAN NGAY NAY TA ON PHU DE DA THƯƠNG GIUP DO CO  RAT NHIEU TRONG MOI VAN DE VI VAY MA CO DA DAT BIET DANH CUA PHU DE LA " ONG BUT "DAY.
MOT LAN NUA CO CAM ON PHU DE VA THAN CHUC PHU DE LUON LUON MANH KHOE .
CO VAN
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13199
Gender: female
Re: MẠ VÂN GIA TRANG 2019
Reply #989 - 26. Nov 2020 , 14:25
 
Ngố wrote on 26. Nov 2020 , 02:55:
Con lê thị ngố kính chúc Mạ Vân mùa Tạ Ơn thật vui, thật khoẹ
Kính

...

NGỐ OI.
MA BIET THE NAO CON CÙNG SE VAO DAY VOI MA HOM NAY. MA CAM ON CON VA THƯƠNG CHUC CON KHOE MANH HOAI DE DA BANH KHONG BIET MET.CON SE CO MOT  NGAY LE TA ON HOAN TOAN HANH PHUC VOI NGƯƠI THAN.
MA VAN
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 64 65 66 67 68 ... 199
Send Topic In ra