Ngày xưa từng có một mùa nước nổi tưng bừng của miệt sông nước quê mình, ông bà kêu là nước lên. Nước nổi lên vào trung tuần tháng bảy âm lịch, nó kéo dài qua tháng 9 rồi nước xuống vào tháng 10.
Lụt Miền Tây là lụt hàng năm, sống quen, lụt không cần ai cứu trợ, mà muốn cứu trợ cũng không thể.
Nước Miền Tây lên nhè nhẹ lắm, tối leo lên giường ngủ thấy nó còn ở tuốt dưới mé rạch, sáng ngủ dậy đã thấy đe đé mé lộ, trưa thấy nó trèo qua lộ tiến sát nhà, nước rào rạt réo rắt thiệt vui,cá lội tung tăng.
Nước lụt quạnh màu vàng thổ, đỏ vàng, màu phù sa, cái thứ đỏ như gạch tôm đó vừa tốt cho đất vừa làm thức ăn cho nhiều loài cá, thành ra mùa lụt cũng là mùa cá đồng.
Đứng giữa một biển nước, xa xa là ngọn cây xanh um, là vài căn nhà lá, rồi chợt rộ lên tiếng gà gáy eo óc réo từng chập gọi bình minh lên, kêu mặt trời dậy báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
Trời còn tối nhá nhem mà đã nghe tiếng máí chèo khua nước ì oạp, tiếng bạn chài gọi nhau í ới, một không gian trong trẻo và an lành. Người ta suốt ngày tôm với cá, lớp bán, lớp để dành làm mắm làm khô ăn mùa thắt ngặt.
Mùa lụt có cá linh, có bông điên điển, có lúa ma mọc ngút trời, có hẹ nước xanh um.
Cá linh là một loại cá mình dẹp, vẩy nhỏ xíu, có một hàng vẩy chạy dọc hông lấm tấm đen hơi lợt lợt tên là cá linh rìa. Loại hai có dáng tròn dài cở ngón tay tên là cá linh ống.
Cá này từ Biển Hồ bên Cam Bốt thượng nguồn Cửu Long theo mùa lụt lội đổ về hạ nguồn Nam Kỳ vào dịp tháng 4 tới tháng 5 âm lịch. Khi đi nó nhỏ xíu như đầu đũa kêu là cá linh non.
Vừa đi vừa ăn, qua Nam Kỳ túa vào vàm rạch, ruộng đồng ăn rong bọt lớn từ từ bằng ngón chưn cái, có con bằng nữa cườm tay.
Nơi ruộng vườn, dân quê gọi tên "cá linh" là dựa theo cái kinh nghiệm trong nghề chài lưới mà đặt để ra chứ không có chuyện vua Gia Long nào phong hết.
Vì quan sát cá này sẽ biết mưa hay nắng. Chẳng hạn như đang mùa nước nổi, vào các ngày nước trên đồng bắt đầu giựt, khoảng mùng 10 tháng 10 âm lịch, là cá linh biết trước nơi đây nước sẽ rút. Và chúng ùn ùn kéo nhau ra các bờ kinh, vàm rạch đặc nước.
Nhưng khi cá ra như vậy các xuồng ghe chài lưới đón cá tại các vàm rạch để giăng bắt dính cá vô số kể,
Bỗng dưng cá linh dường như trốn đâu mất, cá dính lưới thưa thớt, rồi không dính lưới nữa, thế là dân chài lưới biết chắc trời sắp sửa chuyển mưa.
Khi có mưa như vậy cá linh không thèm ra sông nữa và tiếp tục ở nán lại trên đồng, và tiếp tục chờ nắng lên mới bắt đầu lại cuộc hành trình vượt các đồng cỏ, bờ kinh, vàm rạch để về miền sông nước sâu hơn.
Do đặc tính biết nắng, biết mưa như vậy, mà dân quê ở vùng sông nước Long Xuyên, Châu Ðốc, Hồng Ngự, Tân Châu, Cao Lãnh, Sa Ðéc và các vùng lân cận gọi loại cá này là cá linh.
Bông điên điển là cây bụi, chỉ trổ bông khi mùa nước nổi về và mọc chùm chùm vàng rực nhỏ xíu. Bông điên điển dòn dòn, ăn lúc đầu thấy hơi chát nhưng càng về sau thì vị ngọt thanh lan đều trong miệng. Khi nấu chín bông điên điển giữ được màu vàng đặc trưng.
Chẳng biết khi nào bông điên điển kết duyên cùng con cá linh làm nên ẩm thực mùa nước nổi của Nam Kỳ nữa?
Người Nam Kỳ mình kêu con cá còn tươi là tươi rói, tươi rói là con cá còn nhảy xoi xói , tức là còn sống, cá linh còn nhảy xoi xói tươi chong làm món gì cũng ngon.
Bông điên điển nấu canh chua với cá linh ăn nhức nách. ”Ăn bông điên điển, nghiêng mình nhớ đất quê”.
Mùa lụt lội là mùa tình thương cũng là mùa tích tụ phù sa cho vườn ruộng, mùa đánh cá làm mắm, lụt lội là văn minh của Miền Nam Lục Tỉnh.
Nên ai thèm cứu trợ.
Tôi nhớ năm đó đứng dựa mé sông Mỹ Tho trước công viên Lạc Hồng nhìn dòng nước trôi ào ạt ra biển, nó cuốn mọi thứ.
Tôi nhớ một đêm năm nào lâu lắm rồi cũng mùa lụt bên mé sông Cổ Chiên ở bên Vĩnh Long, lúc đó vừa biết buồn vì xa nhau, nhìn dòng nước cuốn đục ngầu mà mơ ước nó có thể đưa mình về với người mình đang nhớ.
"Hò ơi...ơi ....!
Tay nâng chén muối dĩa gừng
Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau
Tay bưng dĩa muối sàng rau
Căn duyên ông trời định, bỏ nhau sao đành”.
Tôi đã lớn lên với những mùa lụt như vậy đó!
Mùa nước nổi về mới có cá linh mà ăn, bông điên điển vàng chúm chím mà thương nhớ da diết. Đó là giấc mơ ru đẹp đời người miệt dưới.
Trưa trưa, chiều chiều được quây quần bên mâm cơm nóng hổi giữa bốn bề nước réo, đồ ăn mặn mòi, đậm đà hương vị phù sa, cá linh kho xả, cá rô kho tộ, canh chua cá linh non bông súng.
Bếp lửa cà ràng cháy lụp bụp vì củi không khô, cái sàn nhà tạm nhỏ nhoi gợi nhớ cái bình dị thân thương đến chạnh lòng.
Rồi có người quày quả bỏ xứ đi xa giữa mùa nước tràn trề đó rồi đi hoài chẳng chịu về, sao không biết thương chút xíu người ở lại hả?
Có bao nhiêu người Cửu Long đã đi rồi chẳng về.
Với người ở lại, mùa nước nổi mãi mãi là mùa nhớ, mùa thương, mùa để đợi chờ, đơi con nước lên tràn đồng, đơi ai đó sẽ quay về, có ta chờ ta đợi. Ôi bao là thương, là mến ....!
Nhưng rồi Tàu xây hàng chục cái đập chặn dòng, rồi Lào, Thái, Miên cũng chặn dòng, cái lũ cướp nước Me Kong.
Rồi mấy anh Bì Cắc ný nuận giương cao ngọn cờ đắp đê trong cái máu châu thổ sông Hồng ngàn năm lũy tre làng, vô Nam đắp đê tràn lan đã biến đồng lúa Miền Nam thành những cái thành trì của ô nhiễm, của sự kín như bưng, nước không thể vào ruộng.
Ruộng lúa, vườn tược, đất đai ngày càng đói phù sa, lụt có về thì tập trung vào những thành phố lớn mà dâng.
Châu thổ sông Cửu Long mình xưa rày gắn bó với lụt lội, con nước lớn hàng năm đã lẩn quẩn với đất xứ này từ khi hình thành. Lụt lội đem phù sa về vén cho ruộng vườn trù phú, nạp nước ngầm, rửa sạch những chất phèn chua nước đọng, đem cá tôm về.
Ta hận mình là người bạc phước bạc phần!
Chúng ta ước ao, mong rằng ngày nào đó chúng ta không còn quỷ, chúng ta có sức mạnh như Do Thái, chúng ta sẽ đem bom lên đánh sập hết những cái đập của Tàu, của Lào, của Thái ngăn dòng Cửu Long, còn kinh Phù Nam nữa!
Phải hùng cường, phải phá sạch mấy cái đập ở thượng nguồn, đó là điều trong tầm tay của dân Nam kỳ mình mai sau.
Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử giảng:
“Nhơn pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên” (“Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”).
Trang Tử viết “An thời xứ thuận” (“An định theo bổn phận, tùy thời tùy nơi đều thuận theo tự nhiên.”)
"Ăn trên mồ hôi nước mắt của người ta nên lâu lâu bị đánh cũng đáng đời hen mấy cưng?"(Trích Cánh đồng bất tận-Nguyễn Ngọc Tư).
Nguyễn Gia Việt